Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

BẤT NGỜ VỚI SGK ĐIỆN TỬ TRÊN MÁY TÍNH BẢNG GIÁO DỤC AIC

ICTnews – Tất cả những cuốn sách điện tử trên chiếc máy tính bảng mà AIC Group nhập về, được đóng gói thành ứng dụng dạng số hóa SGK chứ không hề có tương tác gì với người đọc.

Sau khi cầm trên tay chiếc máy tính bảng giáo dục AIC, chiếc máy tính bảng mà AIC Group nhận là của mình và mua về chỉ để lưu hành nội bộ. ICTnews đã thử tìm hiểu các phần mềm sách giáo khoa điện tử ở trong này, bằng cách nhờ một lập trình viên chuyên về hệ điều hành Android để phân thích và đem lại kết quả khá bất ngờ.
Các sách giáo khoa điện tử trên máy tính bảng AIC
Tất cả những phần mềm này được làm theo dạng đóng gói và bằng ngôn ngữ lập trình HTML. Cụ thể, theo lập trình viên ở trên phân tích, doanh nghiệp Đài Loan sản xuất chiếc máy tính bảng này, đã nhận các tập tin về hình ảnh, Flash, sau đó họ đóng gói lại thành tập tin cài đặt (.apk) và cài lên hệ điều hành Android. Việc đóng gói này được thực hiện trên một máy có sử dụng chương trình lập trình tiếng Trung Quốc, điều đó thể hiện khi các tập tin đi kèm đều có các dòng tiếng Trung Quốc này.
Giáo trình hóa học lớp 10 ghi là của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
Các tập tin về hình ảnh là những tập tin về nội dung sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. Và để diễn giải một ví dụ minh họa trong sách sử dụng một tập tin dạng Flash có hình ảnh và âm thanh.
Các sách này được đóng gói từ các file hình ảnh
Các sách giáo khoa điện tử này sau đó được đưa lên một Bookshelf để học sinh chọn từng giáo trình để đọc và khi mở ra ở phía dưới sẽ hiện lên một bộ công cụ tùy chọn như chỉ xem nội dung đánh dấu trang, ghi chú, phóng to và tô màu…
và các file Flash đi kèm
Cũng theo lập trình viên trên, việc làm này thực hiện rất đơn giản và hoàn toàn không khó khăn gì. Thực tế đây giống như việc số hóa sách giáo khoa thành bản điện tử, chứ không có một tương tác gì với người học cả.
Việc đóng gói được thực hiện trên một máy có công cụ lập trình bằng tiếng Trung Quốc
Như vậy, với việc chiếc máy tính bảng giáo dục AIC được thiết kế bằng nhựa rẻ tiền, lỏng lẻo, dễ hỏng hóc, thì ngay cả các phần mềm được gọi là sách giáo khoa điện tử cài vào máy để phục vụ cho việc học của học sinh cũng rất sơ sài. Sẽ là một điều đáng báo động, nếu như chiếc máy tính bảng này được đưa vào đề án thí điểm sách giáo khoa điện tử 1,2,3 của Sở Giáo dục TP.HCM.

Lê Mỹ

MÁY TÍNH BẢNG TẠO KẺ MÙ MỜ

Vận dụng thái quá các ứng dụng thiết bị điện tử lên học sinh, nhất là trẻ tiểu học, chỉ khiến học sinh trở thành con người thụ động, chây lười.
Chúng tôi có dịp đi đến một số quốc gia phát triển như Đức, Nhật, Thái Lan… tìm hiểu cách học tập của học sinh sinh viên (HSSV). Trong các buổi tiếp xúc, điều ấn tượng nhất từ HSSV quốc tế không phải là khả năng về toán học, vật lý hay hóa học (vốn SV Việt rất cừ) mà là khả năng tiếp cận vấn đề rất nhanh và thực tế đến bất ngờ.
Giáo dục phải đi từ thực tế
Ông Ottmar Hartwig, sáng lập viên lớp học di động Lumbricus tại Đức, chia sẻ: “Khi dạy học, nhất là dạy cho trẻ em tiểu học, cấp hai, giáo viên phải chú ý đến khả năng tiếp thu của người học. Tôi rất thích một câu ngạn ngữ Trung Quốc, đó cũng là phương châm dạy học của tôi trên chiếc xe Lumbricus: “Nếu bạn chỉ kể cho tôi nghe, tôi sẽ quên. Còn khi bạn chỉ tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Nhưng bạn hãy cho phép tôi tham gia vào cùng làm chung, tôi mới có thể hiểu được””.
Tại lớp học về môi trường - sinh vật, cứ một đến hai tuần, các em HS được đến những nơi khác nhau để học về sinh học, sinh vật và các vấn đề môi trường đặc trưng. Ví dụ, nếu học về giun đất, các em sẽ đến những vùng ẩm ướt, được tận tay sờ lớp đất xốp, nhìn thấy và chạm vào con giun để rút ra những nhận xét cá nhân. Giáo viên là người định hướng, điều chỉnh hợp lý kiến thức chuẩn cho các em nhận diện và so sánh.
Thế giới chưa ghi nhận thành công thuyết phục nào từ việc cho trẻ học qua máy tính bảng. Ảnh: Đ.THẮNG

Công nghệ chỉ là phương tiện 
Điều đáng nói, các em HS tiểu học trên chiếc xe Lumbricus không được trang bị bất kỳ một phương tiện điện tử nào, vì bốn lý do: Tốn kém không cần thiết; ảnh hưởng sức khỏe; các em chưa có khả năng tự học và nghiên cứu nên sẽ khó sử dụng và khai thác tính năng của thiết bị, ngược lại còn gây kém tập trung trong giờ học; các thiết bị điện tử không hẳn tốt với môi trường xung quanh - đối tượng mà các em đang học cách bảo vệ.
Thiết bị hiện đại trên lớp học Lumbricus được tập trung làm phương tiện cho giáo viên tương tác với HS, gồm máy chiếu, máy tính xách tay, kính hiển vi, máy quay siêu nhỏ, máy ảnh… Ví dụ, nếu học về các sinh vật bò sát, các em không phải dùng máy tính bảng để tra cứu trên Google mà được đến tận nơi quan sát và mổ xẻ vật mẫu thật, được đặt câu hỏi thắc mắc trực tiếp với giáo viên. Thầy cô chỉ dùng các thiết bị hiện đại nhằm phóng to, thu nhỏ, trình chiếu… để các em quan sát những chi tiết vi mô như tế bào, đặc điểm bề mặt lớp bò sát… Từ đó các em có thể trả lời được các câu hỏi “tại sao” liên quan đến đối tượng học tập.
Chưa có trường hợp nào thành công
Việc cấp cho các em HS tiểu học thiết bị điện tử công nghệ cao trong một lớp học không có nhiều hiệu quả. Ngoài ra, hậu quả lâu dài sẽ sản sinh ra những thế hệ mù mờ về thực tế.
Nhiều ý kiến xuất phát từ một số quốc gia kém phát triển và đang phát triển cho rằng chạy đua công nghệ vào giáo dục, cụ thể là đầu tư thiết bị hiện đại cho trẻ em như máy tính bảng, iPad hay máy tính xách tay sẽ tạo ra những bước đột phá trong giáo dục. Ví dụ một số nước như Thái Lan, Singapore… đã sớm ứng dụng lớp học điện tử, trong đó có sách điện tử. Tuy nhiên, đến nay thế giới chưa ghi nhận trường hợp thành công thuyết phục nào.
Chính quyền cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đề xuất và thực hiện dự án “mỗi trẻ một máy tính bảng”. Dự án cho rằng máy tính bảng sẽ giúp các em truy cập Internet, chơi các trò chơi tương tác mang tính giáo dục, nâng cao khả năng viết và nghệ thuật trong thời đại kỹ thuật số. Tuy nhiên, suy cho cùng những gì hiển hiện trên Internet vẫn là ảo. Các em sẽ có thể nhìn thấy những gì mình được học nhưng việc được sờ tận tay và tiến hành các thí nghiệm thực tế thì không thể.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng máy tính bảng hay thiết bị tương tự cho HS sẽ cung cấp cho các em một quyển “bách khoa toàn thư”. Một cái click chuột sẽ cho các em đáp án của mọi câu hỏi - điều sẽ tạo cho các em tâm lý “mì ăn liền”, thiếu kiên nhẫn, thiếu khả năng phản xạ về tư duy.
ĐẠI THẮNG
Tờ New York Times đăng bài về hệ thống Trường Waldoff của Mỹ. Bài viết cho biết tại thung lũng Silicon, chính lập trình viên sẵn sàng bỏ ra trăm ngàn đôla Mỹ một năm để con em họ được học trong hệ thống trường này. Đây là hệ thống giáo dục cách ly với công nghệ, dạy và học chỉ bằng bảng đen, phấn trắng và hoạt động ngoại khóa sáng tạo.
Trường cho rằng máy tính làm hạn chế tính sáng tạo, giảm hoạt động, khả năng giao tiếp giữa người với người và mức độ tập trung của trẻ em. Các sản phẩm công nghệ vẫn được khuyến khích như những công cụ bổ trợ cho việc học của riêng mỗi HS chứ không phải là phần bắt buộc. 

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

HƯỚNG DẪN TEST ĐIỆN THOẠI ANDROID CHI TIẾT

Hiện nay điện thoại Android đã chiếm đông đảo và trở thành xu thế. Một phần cũng do giá máy rẻ, đa dạng về mẫu mã, cấu hình, phân khúc người dùng nên việc có một chiếc smartphone android là điều tất yếu. Có không ít bạn muốn tìm mua cho mình một chiếc Android để sử dụng hằng ngày cũng như để trải nghiệm một hệ điều hành mới thay cho Symbian già nua. Để giúp các bạn lựa chọn cho mình một chiếc máy tốt, tránh hàng dựng, hàng lỗi mình đã viết bài chia sẻ dưới đây với một số kinh nghiệm mà mình có được. Đây sẽ là một bài viết có ích và cần thiết cho mỗi người trước khi chọn mua máy

I. Kiểm tra phần cứng bên ngoài
Các bạn lưu ý phần kiểm tra này chủ yếu là dành cho các máy xách tay còn hàng chính hãng mua ở cửa hàng thì bỏ qua bước này đi


  • Đầu tiên các bạn kiểm tra vỏ máy bằng cách bóp nhẹ vỏ nắp pin, xung quanh sườn máy xem có bị ọp ẹp gì không. Nhìn kỹ vào viền máy, viền nắp có khớp với nhau không. Nếu viền máy ọp ẹp, xung quanh mép có dấu hiệu cạy mở thì hẳn bạn biết như thế nào rồi
  • Bây giờ mở vỏ nắp ra tháo pin và xem cái tem rồi từng con ốc của nó. Kinh nghiệm của mình là các ít tem càng tốt chỉ quan trọng cái tem ghi thông số của nhà sản xuất còn mấy tem dán vào tốt nhất là không có. Bạn hãy so sánh cái IMEI ghi trên tem với vỏ hộp có trùng nhau không và nhớ nó để lát bật máy xem lần nữa. Hầu hết các máy Hàn Quốc có ghi ngày sản xuất và kèm theo chữ cái viết tắt của nhà sau tên máy (S/L/K). Đối với máy Sky sẽ có một miếng giấy quỳ trên máy và trên pin cũng có, nếu nó màu đỏ thì máy đã bị vào nước
  • Máy có NFC thì trên vỏ lưng máy có tấm dán NFC xem nó có bị bong tróc không.
  • Kiểm tra pin đã được sử dụng nhiều chưa bằng cách xem ở đầu tiếp xúc của pin[IMG]
  • Tiếp đến là nhấn thử các phím vật lí nhiều lần. Phím tốt là không quá cứng, đàn hồi tốt, không lún sâu sau khi ấn. Nếu máy có phím chụp hình thì lưu ý là nó có 2 nấc: nhấn nhẹ để lấy nét, nhấn thêm lần nữa là chụp và khi giữ thì nó sẽ khởi động camera.
  • Màn hình là phần quan trọng nên kiểm tra kỹ. Máy khui hộp thì màn phải có seal nếu không có thì đừng lấy, các bạn cũng phải đề phòng vì seal có thể dán với giá rất bèo như ở chỗ mình giá cho các thương nhân là 10k/máy. Với máy cũ các bạn lau sạch màn rồi nhìn nghiêng màn hình để tìm các vết xước, đè nhẹ xung quanh màn hình xem có bị lún không.
  • Cuối cùng là kiểm tra các chân tiếp xúc, cổng usb, jack tai nghe. Nếu có dấu hiệu gỉ sét thì bỏ qua máy đó đi còn muốn lấy về dùng nếu bị rò điện thì đừng nói mình không nhắc. À còn xem màng loa bụi có bám nhiều không vì ở đó khó lau chùi.
Tổng kết: lắp pin lắp vỏ và nhìn máy tổng thể lần nữa, máy không có xước xát, bong tróc sơn hay xước nhẹ, pin còn mới... nói chung là vẻ ngoài đẹp là em nó đã vượt qua vòng gửi xe =D> lọt vào vòng trong rồi đó.

II. Kiểm tra chức năng và phần mềm của máy
Sau khi khởi động các bạn cứ vọc cái gì mình thích như vuốt đi vuốt lại cái màn hình, mở camera chụp lia lịa, mở game,... bla bla :)) rồi rút ra cảm nhận về em nó (có giống viết văn quá không nhỉ :D). Nói vậy thôi, bây giờ mình sẽ hướng các bạn hãy test sơ lược máy. Lưu ý mức %pin lúc mở máy nha

1.Màn hình
Kiểm tra tổng quan màn hình.

  • Vuốt qua lại các trang để xem độ mượt của màn hình và độ nhạy của cảm ứng. Kéo độ sáng lên 100% đưa ra ngoài nắng xem, thật tệ khi có một màn hình hiển thị mờ dưới trời nắng và phản chiếu rõ hình ảnh của bạn trên màn hình. Thử tương tự cho các mức sáng khác nhau.
  • Bật cảm biến màn hình lên rồi đưa máy dưới ánh đèn sau đó che tay trước cảm biến hoặc đưa máy vào chỗ tối xem cảm biến hoạt động tốt không.
  • Tiếp đến kiểm tra có điểm chết trên màn hình không. Mở camera rồi lấy tay che ống kính và nhìn kỹ vào màn xem có điểm nào khác màu đen là điểm chết đó, tiếp đến lấy tờ giấy A4 hay cái gì trắng là được rồi đưa camera chụp toàn bộ được ảnh trắng xem ảnh có điểm chết không.
Mức độ hiển thị và độ nét của màn hình.
  • Mở một video hay một bức ảnh rồi nhìn vào màn hình góc 30-60 độ mà hình không mờ, không mất màu thì là màn tốt. Góc nhìn có thể không quan trọng nhưng với người hay dùng smartphone để làm thiết bị dẫn đường thì đây là yếu tố khá quan trọng.
  • Mượn thêm một máy có màn hình IPS, AMOLED như LTE2, Galaxy S2,3,... để so sánh với máy bạn định mua. Cho cả hai máy mở cùng một bức ảnh rồi zoom lên cao nhất so sánh các hạt trên hai bức hình, màu giữa 2 máy, độ tương phản,... Nếu bạn không chuyên về cái này thì bỏ qua.
  • Kiểm tra độ ám màu vàng, đỏ, xanh,... bằng cách mở ảnh trắng ở cả hai máy và so sánh, tiện thể xem kỹ trong màn có dính bụi không.
2. Kết nối
  • Lắp sim, lắp thẻ nhớ vào xem máy có nhận không: nghe gọi và đọc ghi dữ liệu vào thẻ nhớ.
  • Mở Google Map test Gps
  • Bật wifi vào MobileWorld.vn
  • Bật 3G vào MobileWorld.vn
  • Test Bluetooth và NFC với máy khác. Một số bạn không biết dùng NFC mình xin hướng dẫn luôn. Mở NFC trên cả hai máy, đặt lưng 2 máy áp vào nhau chờ đến khi nghe thấy tiếng báo và màn hình thu nhỏ lại thì chạm vào màn hình là đã truyền dữ liệu bằng NFC.
3. Cảm biến
  • Gọi điện áp máy vào tai màn hình tắt là cảm biến tiệm cận còn hoạt động
  • Cảm biến ánh sáng test ở trên rồi
  • Cảm biến la bàn, gia tốc, con quay mình sẽ hướng dẫn ở dưới nữa.
4. Tổng thể
  • Bật camera test chụp độ chụp, tốc độ lấy nét, chất lượng ảnh, độ sáng, rồi test luôn đèn flash có hoạt động tốt không.
  • Mở game đồ họa khủng lên chơi điển hình như Asphalt 7,8, Chaos,... máy không có thì có cái nào chơi cái đó. Nhớ mở cả âm thanh lẫn rung mà test luôn.
  • Vào Cài đặt -> giới thiệu điện thoại đối chiếu thông tin trên đó với những gì ghi ở sau máy và vỏ hộp (serial, IMEI, tên model,...)
  • Cắm tai nghe vào nghe nhạc, xem videos xong chuyển qua loa ngoài
Xem thêm: cách kiểm tra cấu hình điện thoại android

III.Test chi tiết bằng lệnh
Bây giờ là phần hay nhất và test được chính xác nhất cho máy Android. Lưu ý cái này chỉ có thể hoạt động trên nền ROM gốc và một số ROM Cook.
Đây là chức năng có sẵn trên hệ điều hành Android. Để mở chức năng này các bạn vào trình quay số (gọi điện ấy mà :D) rồi nhập đoạn mã dưới đây theo hãng máy của bạn
Mã:
Samsung: *#0*#
LG    : 3845#*mã máy#
Sony  : *#*#7378423#*#*
HTC  : *#*#3424#*#*
Sky : ##1199

Sửa lần cuối bởi hungnv85, 28/07/2014

Shared, hoatkh, Canhmeopro9 người khác thích bài này.
Offline

TranAn ˚™§•Gác Chuột•§™

Số bài viết:
1.750
Đã được thích:
1.433
WMoney:
$36.796
1.SamSung
Phần test của Samsung khá là đơn giản
[IMG]
Red/Gren/Blue: Bấm vào nó sẽ cho ra 3 màn hình với 3 màu đỏ, xanh, lam để các bạn kiểm tra điểm chết và ố màu
Vibration: test rung
Dimming: độ sáng
Mega Cam: Camera sau
Front Cam: Camera trước
Sensor: Test cảm biến: có cảm biến nào nó test hết
Touch: vuốt lên màn hình để tìm điểm chết chú ý vuốt kĩ rìa màn hình vì ở đây thường có điểm chết
Speaker: nó phát nhạc test loa
Sub key: bấm hết phím vật lí là được
Sleep: đừng có bấm vì nó làm tắt màn hình

2.LG
Các bạn nhập 3845#*mã máy# với mà máy là tên mã của máy có thể xem ở sau máy VD: LTE2 là 160, Optimus 3D là 920...
Phần test của LG là phức tạp nhất nhưng lại đầy đủ và chi tiết nhất

[IMG]
Vì thời gian cầm máy không được lâu nên các bạn chỉ cần quan tâm đến phần test chính là HW Device TestDevice Test -> All Auto Test
[IMG]
Ở đây các bạn tự test nha vì cũng không có gì khó khăn chỉ cần ít vốn tiếng anh là được.
Nếu bạn thích có thể tự mình khám phá những cái còn lại nhưng mình nói trước ở trong này không chỉ mỗi test mà còn có cả cài đặt lung tung nên đừng thay đổi cái gì không biết.
Nếu máy bạn không thể mở chức năng test thì hãy dùng tool dưới để test. Nói trước nó là soft chính chủ do LG cung cấp và máy của hãng khác không thể dùng :))
http://mobileworld.vn/threads/ung-dung-test-may-lg-function-test.92445/

3.Sony
[IMG]

Chọn Service tests sau đó bạn sẽ được đưa vào màn hình test

[IMG]

4.HTC
Nhập *#*#3424#*#* lúc này máy của bạn sẽ hiện ra 2 lựa chọn là ACCEPT và CANCEL các bạn chọn ACCEPT máy sẽ hiện ra 1 bảng gồm nhiều điều cần để test. Các bạn chọn Select All để chọn hết sau đó chọn Run hoặc chọn từng cái rồi Run cũng được.
[IMG]

5.Sky
Nhập ##1199. Lưu ý: nếu không có sim thì chọn mục Input, rồi bấm ##1199.
[IMG]
LCD Test: Màn hình sẽ lần lượt hiển thị các màu khi bạn chạm vào để kiểm tra điểm chết, độ chân thực của màu
Touch Test: test xem có điểm nào có chết cảm ứng không (chú ý vuốt cảm ứng kỹ ở rìa màn hình vì đây thường có điểm chết) và test cảm ứng đa điểm. Thằng Sky hình như cảm ứng được 8 điểm một lúc
Key test: bấm lần lượt các phím mà nó bảo
LCD off: chạm vào là đen thui đó :))
Sensor: Cảm biến tiệm cận: lấy tay che mặt phía trên hoặc úp máy vào tai xem màn hình có rung lên ko, rung là ok, không rung là chết cảm biến.
Vibration: chọn rung theo từng mức từ nhẹ đến mạnh
Voice: mic và loa trong (bạn có thể cho máy lên tai tự alo và nghe chính mình luôn--> nhanh gọn nhẹ :D)
Led: đèn phím cảm ứng
Flash Led: thử đèn flash của máy
Front Camera: Camera trước
Near Camera: Camera sau

Như vậy là bạn đã gần hoàn thành tất cả các bước kiểm tra máy trước khi mua rồi đó. Việc cuối cùng là xem pin còn bao nhiêu % (giờ thì đã hiểu lời mình nói ở trên chưa) nếu tụt nhiều quá thì đáng ngại đấy rồi đưa ra quyết định có mua em nó về không.
Lời cuối: Để mua được một chiếc máy tốt phù hợp với bản thân thì cách bạn phải xác định được cho mình những điều sau
  1. Trong túi còn bao nhiêu tiền: dưới 3 triệu thì đừng nghĩ đến việc ra cửa hàng mà tìm được cho mình một máy chính hàng có cấu hình tốt nhưng cùng giá đó thì hàng xách tay Hàn Xẻng lại cho bạn rất nhiều sự lựa chọn tốt. Nếu vẫn muốn chính hãng thì chỉ có LG L3, Glaxy y, young, mini, Qmobile, Mobistar nói chung máy tầm đó thì bạn biết thế nào rồi đó và mua về thì đừng nói tại sao chán Android.
  2. Khi đã xác định được máy cần mua việc đầu tiên là tìm hiểu giá thị trường nơi bạn sống. Việc này buộc bạn phải lượn lờ để khảo sát hoặc nếu có trang rao bán nơi bạn sống thì quá tốt như ở mình có chovinh.com (các bạn có thể vào tham khảo giá) hoặc didongthongminh.vn/
  3. Lên youtube tìm các video đập hộp xem bên trong hộp nó thế nào.
  4. Chọn ngày lành tháng tốt rước em nó về
Một lần nữa chúc các bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc Android ưng ý! Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp tại đây.

:mw:
  http://mobileworld.vn/threads/huong-dan-test-dien-thoai-android-chi-tiet-nhat.93439/#.VAAhpWPVAe4

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

CÁCH PHÁT HIỆN VÀ NGĂN CHẶN WIFI BỊ CÂU TRỘM

KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ ĐANG KẾT NỐI ĐẾN ROUTER

Cách 1:
Kiểm tra trực tiếp trong Router 

Cách làm này sẽ cho bạn biết chính xác về số lượng những thiết bị đang kết nối với router của bạn. Tuy nhiên, không phải router nào cũng hiển thị thông tin này.

Với những router hỗ trợ, các bạn truy cập vào phần quản trị router bằng cách mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ ip của router, thường là 10.0.0.1 hoặc 192.168.1.1. Nếu không bạn hãy kiểm tra trên vỏ router hoặc sách sử dụng đi kèm để tìm thông tin về ip cũng như username/password.

Sau khi đăng nhập, hãy tìm đến mục mang tên "Attached Devices" hoặc "Device List". Đối với các router dùng firmware DD-WRT, mục này nằm trong Status -> Wireless. Lúc này, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các địa chỉ ip đang được sử dụng.
 


Danh sách các thiết bị được cấp phát ip trong router.

Nếu trong nhà bạn chỉ có 2 máy đang dùng mạng mà lại thấy có đến 4-5 địa chỉ IP trong danh sách trên thì chắc chắn mạng Wi-Fi nhà bạn đang bị "câu" trộm.

Cách 2: Dùng phần mềm Zamzom

Với Zamzom Wireless Network Tool, bạn có thể thấy tất cả các thiết bị đang sử dụng mạng wifi của mình. Đặc biệt phần mềm này hoạt động khá nhanh, chỉ mất 10 giây để cho kết quả.

Download bản miễn phí tại: Bạn phải đăng ký để thấy được link


Phần mềm Zamzom Wireless Network Tool.

CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA

1. Sử dụng mã hóa WPA, WPA2 thay vì WEP:


Phương thức mã hóa WEP đã ra đời cách đây khá lâu và không còn đảm bảo độ an toàn cao nữa. Do đó, tốt nhất các bạn hãy chuyển sang sử dụng mã hóa WPA hoặc WPA2.

Ngoài ra, để tăng cường tính bảo mật, hãy tạo mật khẩu có độ dài trên 15 kí tự và sử dụng những kí tự phức tạp như !@#$%.

2. Bật tính năng Mac Filtering trong Router:

Cách này sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể nguy cơ bị câu trộm mạng Wi-Fi vì mỗi thiết bị sẽ có một địa chỉ MAC duy nhất. Tính năng Mac Filtering trong một số Router đời mới sẽ có tác dụng lọc và chặn các địa chỉ MAC nằm ngoài danh sách được phép kết nối vào mạng Wi-Fi của bạn.

Lưu ý, nếu kẻ trộm là một người có trình độ tin học, hắn vẫn có thể làm giả địa chỉ MAC. Mặc dù vậy, hắn vẫn phải biết được địa chỉ MAC của ít nhất 1 thiết bị được phép kết nối vào mạng Wi-Fi của bạn mới có thể thực hiện hành vi câu trộm.

3. Che giấu SSID:

Bạn có thể ẩn tên mạng để người khác không thể tìm thấy một cách bình thường. Tuy nhiên, cũng như các cách trên, việc làm này cũng không giúp bạn bảo vệ tuyệt đối trước những hacker cao tay.

Với một số công cụ, hacker hoàn toàn có thể tìm ra mạng Wi-Fi của bạn mặc dù bạn đã đặt chế độ ẩn SSID.

4. Tắt Wi-Fi mỗi khi không sử dụng:

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự đây lại là cách làm hiệu quả nhất. Chẳng ai có thể câu trộm sóng Wi-Fi nhà bạn nếu bạn tắt modem hoặc router.

Do đó, tốt nhất hãy tập thói quen tắt Wifi Router hoặc Modem mỗi khi không sử dụng. 

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

NGHI VẤN TRỤC LỢI TỪ MÁY TÍNH BẢNG: SỞ GD-ĐT TP HCM VÀ AIC NÓI GÌ?

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và Công ty AIC đều phủ nhận liên quan đến sự trùng hợp giữa lô hàng máy tính bảng giá rẻ được cho là giống với loại máy tính bảng trong đề án sách giáo khoa điện tử

Ngày 26-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết sở không liên quan đến chuyện Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) nhập lô hàng máy tính bảng có xuất xứ từ Đài Loan.
Đó là việc của AIC!
Ông Hoàng cũng nói rằng đề án về sách giáo khoa (SGK) điện tử sử dụng máy tính bảng mà sở vừa công bố mới chỉ trên tinh thần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đa chiều, chưa được UBND TP và Bộ GD-ĐT thông qua. “Vì đề án chưa được thông qua nên không có chuyện sở đứng ra mua máy tính bảng. AIC nhập hàng gì, sử dụng vào mục đích gì thì đó là việc của công ty họ. Nếu đề án  thí điểm SGK điện tử được thông qua thì phải có sự tham gia của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư… để tính toán cụ thể, chi tiết việc mua sắm thiết bị, sau đó sẽ công khai đấu thầu” - ông Hoàng cho biết.
Máy tính bảng do AIC nhập, được cho là giống với máy tính bảng trong đề án SGK điện tử Ảnh: CHÁNH TRUNG
Máy tính bảng do AIC nhập, được cho là giống với máy tính bảng trong đề án SGK điện tử Ảnh: CHÁNH TRUNG
Trước đó có thông tin AIC nhập lô hàng 3.500 máy tính bảng có xuất xứ từ Đài Loan qua cảng Hải Phòng, có giá thành khoảng 900.000 đồng/chiếc. Đáng nói là những máy tính bảng này có thông số kỹ thuật, cấu hình gần giống hoàn toàn thông tin chiếc máy tính bảng mà Sở GD-ĐT TP HCM công bố hôm 18-8.
Theo đó, trong đề án thí điểm SGK điện tử mà Sở GD-ĐT TP HCM công bố hôm 18-8, sở đưa ra 5 phương án lựa chọn máy tính bảng cho học sinh. Cụ thể, ở lựa chọn 1, máy tính bảng cỡ 7,85 inch, giá 3 triệu đồng/chiếc; thông số kỹ thuật ghi: máy tính bảng có màn hình 7,85 inch, độ phân giải 1.024x768, CPU quad core A31S, bộ nhớ lưu trữ 8 GB, camera chính 3 Mp, camera phụ 2 Mp, kết nối mạng WiFi, pin 3.500 mAh, hệ điều hành Android.
“Nhập máy để tặng khách hàng”
Trước nghi vấn AIC cùng NXB Giáo dục “hậu thuẫn” cho đề án SGK điện tử triển khai ở TP HCM, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động ngày 26-8, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC, khẳng định: “AIC chưa bao giờ nhập loại máy tính bảng nào 7 inch với giá 900.000 đồng/chiếc để đưa vào bất cứ dự án giáo dục nào tại TP HCM hay các địa phương khác. Số lượng 3.500 chiếc máy tính bảng chúng tôi mua từ Đài Loan và nhập qua cảng Hải Phòng là để phục vụ cho các công việc nội bộ và tặng cho khách hàng”.
Bà Nhàn cũng cho biết đề án SGK điện tử của Sở GD-ĐT  TP HCM mới là giai đoạn hội thảo để lấy ý kiến, chưa được duyệt, chưa biết mua cái gì... thì chẳng có gì liên quan đến máy tính của AIC nhập về (!?). “Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức hội thảo lần này là lần thứ hai để lấy ý kiến. Lần thứ nhất tổ chức vào ngày 18-7, do Công ty AVITECH và Intel trình bày; lần thứ hai là do Samsung và tư vấn nước ngoài trình bày. Công ty tôi đến dự với tư cách là khách mời, trong đó tôi có trực tiếp phát biểu tại hội thảo là “đề xuất TP nếu như có phê duyệt đề án thì nên lựa chọn các hãng lớn, có chất lượng tốt, trong đó nên ưu tiên cho Samsung và Intel là 2 hãng lớn đã đầu tư tại Việt Nam và nên mua trực tiếp từ các hãng này mà không cần thông qua chúng tôi để có thể có mức giá hợp lý nhất cho học sinh”. Sau các hội thảo này, tôi không thấy báo chí nhắc đến tên của AVITECH hay Samsung, Intel mà chỉ thấy nhắc đến tên công ty chúng tôi với những thông tin sai lệch” - bà Nhàn trần tình.
Bà Nhàn cũng cho rằng AIC hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và việc công ty này ký kết hợp đồng với NXB Giáo dục để nghiên cứu và sản xuất SGK điện tử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, được pháp luật cho phép. Theo bà Nhàn, NXB Giáo dục không hợp tác độc quyền với AIC toàn bộ SGK điện tử và SGK điện tử có thể đi kèm với máy tính bảng của nhiều hãng khác nhau. “Việc chúng tôi và NXB Giáo dục hợp tác với nhau không liên quan gì tới việc TP HCM thực hiện đề án SKG điện tử” - bà Nhàn nói.
Sách điện tử bài tập chỉ 2.000 đồng
Một thành viên của NXB Giáo dục Việt Nam là Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Đà Nẵng đã phát hành sách điện tử bài tập các khối lớp bậc phổ thông. Tại trang web iseebooks.vn, các sách bài tập gồm sách in và sách điện tử iseebooks, tùy theo khối lớp, có các giá bán khác nhau nhưng iseebooks có giá cố định là 2.000 đồng. Ví dụ, vở bài tập tiếng Việt, lớp 2 - tập 1 có giá 8.500 đồng, tập 2 là 8.000 đồng, trong đó iseebooks 2.000 đồng. Các cuốn sách bài tập này do tác giả Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên.
Thông tin từ công ty này cho biết khách hàng khi mua sẽ nhận được sách in và mã số iseebooks để tải về máy tính. Hiện tại sách chỉ được tải về trên máy tính để bàn và laptop.   H.Lân

Chất lượng đáng ngờ
Ngày 23-8, một nickname là Thienhai... đã đưa lên Facebook thông tin về một chiếc máy tính bảng có tên là AIC Group Smart Education (được cho là giá nhập vào chỉ 900.000 đồng từ Đài Loan) có rất nhiều điểm tương đồng với cấu hình máy tính bảng được nêu trong hội thảo về đề án  SGK điện tử do Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức hôm 18-8.
Rảo một vòng qua các cửa hàng, siêu thị điện tử tại TP HCM, chúng tôi thấy có đến hàng chục thương hiệu máy tính bảng, có thể điểm qua như HaiPad, CutePad, ICOO, IBUY, AINOI, GEMEI, Ramos, Windows... Những loại máy này có mức giá rẻ “giật mình”, phổ biến chỉ từ 1-2 hoặc 3 triệu đồng/chiếc, nguồn gốc xuất xứ đa phần từ Trung Quốc, Đài Loan, một số là của Hồng Kông, Hàn Quốc. Cấu hình của những chiếc máy này chỉ thuộc vào nhóm cấp thấp với màn hình 7 hoặc 8 inch, độ phân giải trung bình chỉ đạt 1.024x600 pixel hoặc hơn một chút. Màn hình sử dụng công nghệ LCD cũ, nhìn khá tối, vỡ hạt, bộ nhớ trong từ 4-8 GB, còn vi xử lý thì thường là loại lõi kép, lõi tứ nhưng không rõ là của hãng nào.
Nếu so sánh chiếc máy tính bảng do AIC nhập thì thậm chí những mẫu máy tính bảng lạ hoắc bên trên còn có cấu hình tốt hơn. Như vậy, rõ ràng với mức giá chỉ 900.000 đồng, chất lượng máy tính bảng do AIC nhập về như thế nào là một dấu hỏi lớn! C.Trung

Đặng Trinh - Văn Duẩn

Chi tiết hơn về ổ cắm điện Lioa hỗ trợ USB sạc


Hôm qua mình có giới thiệu với các bạn ổ cắm Lioa của Việt Nam làm tích hợp sẵn cổng USB để sạc, giờ thì mới có điều kiện thử kỹ hơn dòng ra cũng như khả năng chịu tải của thiết bị này. Mình có tháo ổ cắm ra thì xác nhận nó là làm ở Việt Nam, mạch in rất rõ chữ Lioa. Trên một số tụ điện thì mình thấy ghi là của Deawoo làm còn 2 con linh kiện là Sharp, không rõ có thật hay không.

Khi xem mạch điện bên trong thì nó được in không đẹp lắm, các dây trong có vẻ khá yếu và không chịu được tải lớn. Cuộn dây ở phần cổng USB cuốn cũng không đẹp và không cao cấp. Nhìn chung là bạn không thể đòi hỏi hơn ở mức giá chưa tới 150 ngàn đồng đâu. Mình có hỏi một số anh bạn làm điện thì họ cho biết nếu cho họ 150.000 thì khó lòng làm được một thiết bị như vậy, tất nhiên Lioa làm số lượng lớn thì giá sẽ rẻ hơn nhiều nhưng còn lợi nhuận, còn chiết khấu đại lý…

Thử nghiệm sạc với một chiếc điện thoại đang yếu pin thì một cổng USB ra được dòng hơn 0.7A, tức gần đến 1A như nhà sản xuất công bố. Việc dòng ra này thì tùy thuộc vào điện thoại nhiều hơn là cục của Lioa. Mình chỉ có 1 máy đo nên chỉ đo được một cổng USB một lúc. Tháo ra thì mình thấy ổ cắm này không dùng IC nên điện áp sẽ không ổn định bằng các ổ cắm mắc tiền hơn có IC.

Tuy nhiên, mức đo 0.7 trên vẫn hơi thấp so với các sản phẩm cao cấp có IC và chip xịn, ví dụ cục Anker SmartIQ của mình cấp điện cho chiếc điện thoại cùng điều kiện là 1A, cao hơn 1/3. Mình cố tình chọn một máy chịu được tải lớn là Oppo Find 7 (dòng tới 4A) để thử. Chạy với iPhone thì máy bình thường, không bị sao nhưng khi thử dùng với các điện thoại Lumia (vốn cực kỳ khó chịu về điện) thì dòng vào chỉ khoảng 0.5A và một số máy giá rẻ như Lumia 520 bị loạn cảm ứng, 1520 thì sạc chậm nhưng không sao. Lumia 929 thì cũng bị loạn cảm ứng và phải khởi động lại mới hết. Bạn nào dùng máy LG cũng nên cẩn thận.

Có thể thấy ổ cắm điện Lioa không thật sự ấn tượng về hiệu năng của cổng USB, nó giống như một giải pháp chữa cháy dự phòng hơn là dùng một cách lâu dài. Nếu bạn muốn dùng lâu dài thì vẫn nên mua một bộ sạc xịn dùng cắm trực tiếp vào ổ cắm sẽ an toàn hơn cho thiết bị của chúng ta.

O_Cam_Lioa.
2 cục bên trái là ổ cắm điện, bên phải là USB
O_Cam_Lioa-2. Dây mỏng và có vẻ chịu không nổi tải cao O_Cam_Lioa-3. 2 mạch riêng 2 bên cho 2 cổng USB
O_Cam_Lioa-7. Mạch in không xịn O_Cam_Lioa-5. Có linh kiện của Sharp
O_Cam_Lioa-6. Tụ của Deawoo O_Cam_Lioa-4. 2 cổng USB nó sẽ như thế này O_Cam_Lioa-8.
Điện đo được là 0.7A cho một cổng
http://www.tinhte.vn/threads/chi-tiet-hon-ve-o-cam-dien-lioa-ho-tro-usb-sac.2349096/

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

3 CÔNG DỤNG KHÁC CỦA GOOGLE DRIVE KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN

Ngoài mục đích xử lý văn bản, bạn có thể dùng Google Drive với các mục đích sau đây: biến Drive thành YouTube của riêng mình; biến Drive thành máy scan hình ảnh, văn bản, hóa đơn, tài liệu; và sau cùng là đồng bộ dữ liệu mọi nơi như Dropbox.

1. Biến Drive thành YouTube cá nhân
Sau khi upload video lên Drive, bạn có thể xem trực tiếp các video đó giống như trên YouTube, giao diện xem phim sẽ hoàn toàn giống ngoại trừ việc chỉ mình bạn mới có thể xem được, hoặc có thể mời thêm người khác vào xem. Giao diện xem video tuy giống nhưng lại khá đơn giản về chức năng, trong menu của giao diện này chỉ có các chức năng xem phim toàn màn hình, tăng giảm tốc độ xem và tùy chọn chất lượng (độ phân giải) video.


tinhte.vn-drive-youtube-1.

2. Dùng app Drive để scan hóa đơn, thư từ...
Thay vì dùng camera để chụp hình các loại văn bản, hóa đơn, menu ăn uống... thì bạn nên dùng camera của ứng dụng Drive với hai lý do nổi bật sau đây: tự động cắt (crop) phần dư thừa trong ảnh, chỉ giữ lại đúng nội dung của hóa đơn và tự động chuyển thành file PDF lưu trữ trên Google Drive. Nếu bạn thường xuyên làm việc với hàng đống hóa đơn, cần phải lưu trữ lại thì nên dùng cách này, vừa nhanh, vừa dễ lại vừa tiện cho tiện lưu trữ.

tinhte.vn-drive-camera.

3. Google Drive cũng là Dropbox
Google Drive cũng có thư mục riêng trong máy tính để truy cập các file của bạn, tương tự như Dropbox. Nhưng mặc định, thư mục này chỉ chứa các đường dẫn (Shorcut) đến file mở trên trình duyệt mà thôi. Để tải và đồng bộ toàn bộ tập tin về máy tính giống như Dropbox, bạn hãy vào phần cài đặt của Google Drive và đánh dấu chọn các thư mục muốn tải về máy trong phần Sync Options.

tinhte.vn-drive-dropbox.
Theo Gizmodo 

http://www.tinhte.vn/threads/3-cong-dung-khac-cua-google-drive-khong-lien-quan-den-van-ban.2348851/

ĐỀ ÁN TRANG BỊ MÁY TÍNH BẢNG 4.000 TỶ: KỸ SƯ TIẾT LỘ TIN BẤT NGỜ

(VTC News) – Một kỹ sư máy tính đã tiết lộ loại máy tính bảng “giá cắt cổ” có phần mềm giáo dục tiếng Việt được nhập vào Việt Nam.

Sở Giáo dục TP.HCM vừa đưa ra đề án về số hóa sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM với kinh phí khoảng 4.000 tỉ đồng thì tại địa phương này đã xuất hiện thông tin máy tính bảng giá rẻ được nhập hàng chục ngàn chiếc từ Đài Loan về Việt Nam với giá 900.000 đồng nhưng lại bán ra thị trường giá gấp 4 - 5 lần khiến dư luận bức xúc.
Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ
Anh H bức xúc khi máy tính bảng chỉ có giá 900.000 đồng nhưng bán ra thị trường tới  3-5 triệu đồng.

Một kỹ sư điện tử tên H. (xin không nêu tên đầy đủ) - giám đốc một công ty chuyên về máy tính ở TP.HCM đã thông tin chi tiết về loại máy tính bảng được cho là sản phẩm giống như mô tả để cung cấp cho đề án này.

Theo anh H, ngày 30/7/2014, anh được khách hàng từ Đài Loan liên hệ và gửi qua email mẫu máy tính bảng rất nhỏ gọn. Giá nhập cho hơn 3000 thiết bị rất hấp dẫn, khoảng 900.000 VND, với màn hình 7inch - hệ điều hành android 4.2.

Ngày 1/8, anh được gửi một chiếc về để dùng thử. Thấy máy tính có những tính năng sách giáo khoa tiếng Việt, chương trình giáo dục và trò chơi bổ ích có thể kinh doanh được nên anh H bắt đầu đi tìm kiếm khách hàng để bán.
Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ
 Phía sau vỏ nhựa màn hình ảnh 'giáo dục thông minh'


Ban đầu anh H không biết chiếc máy tính này dành riêng cho giáo dục nhưng khi thấy báo chí viết về đề án số hóa sách giáo khoa của Sở GD-ĐT TP.HCM, anh tỏ ra hoài nghi và lấy máy tính ra xem thì thấy vỏ máy ghi tên công ty AIC Group Smart Education; Made in Taiwan (sản xuất tại Đài Loan).

Loại máy tính bảng này được cài sẵn hệ thống phần mềm Kids, trong đó có nhiều tài liệu ghi ‘người và tôi’, ‘lòng tôn kính’, ‘lòng trung thực’, ‘lòng dũng cảm’… và các chương trình dành cho thiếu nhi.

Máy tính bảng này còn có chương trình giáo dục cho học sinh THPT, THCS, sách giáo khoa dành cho lớp 10, lớp 12…và các bài giảng chi tiết về chương trình vật lý, hóa học của Việt Nam.

Theo đánh giá của anh H, chất lượng của máy tính bảng này rất thấp, chạy được vài chương trình là máy gặp vấn đề. Chiếc máy được thiết kế bằng vỏ nhựa, pin 1.5A, dùng liên tục được vài giờ là hết pin. Loại pin này chỉ sạc được khoảng 500 lần là chai pin, mỗi cục pin thay với giá từ 200 – 300 ngàn đồng.
Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ
 Máy tính được cài phần mềm Kids, trong đó có nhiều tài liệu cho các em học sinh nhỏ tuổi


Ngoài ra, máy tính bảng này có độ phân giải kém, không thể dùng bút cảm ứng viết được lên màn hình.


Theo phán đoán của anh H, tuổi thọ của máy tính chưa đến 2 năm là phải mua máy mới. Anh H khẳng định, loại máy tính bảng này được mua với giá chỉ 900.000 đồng nhưng khi bán ra thị trường thì đội lên từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc.

“Tôi rất bức xúc khi biết giá nhập vào của thiết bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị. Mà đối tượng mua máy tính là các học sinh tiểu học. Bạn có chấp nhận được không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này.” 

Anh H tính toán, nếu đúng là những chiếc máy này được bán cho hơn 327.000 em học sinh theo đề án của Sở GD-ĐT TP.HCM thì có nghĩa là một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp. Lợi nhuận thu về cho các đơn vị kinh doanh thiết bị này lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.
Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ
 Chi tiết nhất là các chương trình sách giáo khoa như hóa học, vật lý... cho học sinh lớp 10, 11...


Lần theo thông tin công ty AIC Group Smart Education ghi trên vỏ máy, phóng viên thấy tên công ty này trùng hợp với tên Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) có trụ sở ở Hà Nội.

Tuy nhiên, trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế - AIC cho biết, công ty bà không có sản phẩm máy tính bảng nào có tên là AIC Group Smart Education được nhập với giá 900.000 đồng.

“Thực tế, chúng tôi có nhập máy tính bảng từ bên Đài Loan về, nhưng sản phẩm này chỉ để phục vụ trong nội bộ công ty và hoàn toàn không bán ra thị trường" – bà Nhàn nói.
Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ
Cận cảnh chiếc máy tính bảng bằng vỏ nhựa giá chỉ 900.000 đồng nhưng bán ra thị trường gấp 3-4 lần.


Sáng 25/8, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về việc này.

VTC News tiếp tục thông tin vụ việc tới độc giả.
Sỹ Hưng

DU SPEED BOOSTER: TĂNG TỐC SMARTPHONE ĐẾN 60%

(e-CHÍP Online) - DU Speed Booster trang bị nhiều tính năng mạnh mẽ giúp bạn tối ưu smartphone chỉ với một cú chạm, dọn rác và quản lý ứng dụng hiệu quả.

Nhà phát triển: DU Apps.
Tương thích: Android 2.1 trở lên.
Phiên bản mới nhất: 1.6.0.
Dung lượng: 7,7MB.
Giá: Miễn phí.
Đánh giá: 4,4 sao.
Ở lần chạy đầu tiên, DU Speed Booster sẽ quét kiểm tra toàn hệ thống và đưa ra những giải pháp tối ưu hoạt động, tiết kiệm pin, tăng tốc game, dọn rác,… Bạn chạm vào từng mục để xem hướng dẫn chi tiết hay nhấn Optimize tối ưu ngay. Xong, nhấn Finish để chuyển đến giao diện chính, gồm sáu mục:
1. Accelerator: Tối ưu hệ thống. Bạn có thể tùy chọn tắt bớt những dịch vụ chạy nền không thật sự cần thiết (Process Manager), vô hiệu ứng dụng khởi động cùng hệ thống (Auto-start Manager) rồi nhấn Accelerator.
2. Trash Cleaner: Bạn nhấn Smart Scan để ứng dụng quét nhanh hệ thống, rồi nhấn Clean xóa các file rác, file tạm, cache,… phát hiện được. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng Large files cleaner tìm và xóa các file dung lượng lớn để giải phóng không gian lưu trữ khi cần.
3. App Manager: Công cụ quản lý ứng dụng. Gồm các tính năng: Uninstall (gỡ bỏ hàng loạt ứng dụng nhanh chóng), System pre-install (gỡ bỏ bản cập nhật của các ứng dụng hệ thống), APK Manager (quản lý file apk, hỗ trợ xóa, cài đặt), Move App2SD (di chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ SD).
4. Game Booster: Tối ưu, tăng tốc game. Bạn chỉ việc chạm game muốn tối ưu được DU Speed Booster liệt kê sẵn trên giao diện, hay nhấn Manually add để chọn thủ công. Quá trình tối ưu sẽ tự động diễn ra ngay sau đó.
5. Security: Cung cấp các tính năng bảo mật như: Antivirus (quét virus, mã độc), Permission Manager (quản lý quyền các ứng dụng), Call & SMS Blocker (chặn cuộc gọi quấy rối, tin nhắn spam dựa theo danh sách đen).
6. Battery Saver: Chế độ giúp tiết kiệm pin đến 50%. Chỉ sử dụng khi lượng pin còn ít và không thể gắn sạc kịp thời. Bạn nhấn Start to Saver để cài đặt (yêu cầu kết nối internet).
Lưu ý: Khi bạn đóng giao diện, DU Speed Booster vẫn chạy nền với biểu tượng ở màn hình chủ. Để tối ưu nhanh hệ thống, bạn chạm giữ và di chuyển biểu tượng này, sau đó kéo chiếc phi thuyền xuống vị trí có dòng chữ Drag spaceship here. Cách khác, bạn chạm biểu tượng rồi nhấn Speed Up trên pop-up mở ra (cũng có thể bật tắt nhanh các chế độ kết nối Wi-Fi, 3G, chọn game tối ưu ngay tại pop-up này).
TIỂU LONG 

INTERNET LOCK LITE: KHÓA KẾT NỐI MẠNG 3G TRÊN ĐIỆN THOẠI

(e-CHÍP Online) - Nếu hay cho con trẻ mượn điện thoại chơi game, lướt web,… bạn có thể tạm thời vô hiệu chức năng kết nối 3G để chúng không “táy máy” bật kết nối này làm tốn tiền.

Nhà phát triển: MSAPPZ.
Tương thích: Android 1.6 trở lên.
Phiên bản mới nhất: 1.1.
Dung lượng: 228KB.
Giá: Miễn phí.
Đánh giá: 4 sao.
Từ giao diện chính của ứng dụng, bạn thiết lập mã pin tại ô Enter PIN và xác nhận lại (Confirm PIN), sau đó chọn loại kết nối muốn khóa dưới mục Device Type, có thể là: Wi-Fi + Data (cả kết nối Wi-Fi và 3G), Wi-Fi Only (chỉ khóa Wi-Fi) hay Data Only (chỉ khóa 3G). Xong, nhấn OK.
Từ lúc này, nếu bật kết nối 3G hay Wi-Fi để truy cập mạng, bạn sẽ phải xác nhận mật khẩu truy cập. Nếu nhập sai, kết nối ngay lập tức bị vô hiệu.
Để mở khóa, cho phép kết nối 3G hay Wi-Fi, bạn chạy Internet Lock Lite, nhập mật khẩu truy cập. Trên màn hình mở ra, bạn hủy dấu chọn tại mục Enable Security vô hiệu chế độ khóa. Trường hợp muốn đổi mã pin, bạn vào mục Update Security PIN, nhập mã pin cũ, mã pin mới, xác nhận rồi nhấn OK. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi tùy chọn khóa tại mục Protection Settings bên dưới.
TVL