Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

NHỮNG VỊ TRÍ NGUY HIỂM CỦA THIẾT BỊ NẠP PIN ĐIỆN THOẠI

Thiết bị nạp pin điện thoại đa năng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn. Ảnh: N. Nam
Thiết bị nạp pin điện thoại đa năng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn. Ảnh: N. Nam
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thiết bị trợ giúp người dùng điện thoại di động nạp pin tiện lợi. Tuy nhiên, với những sản phẩm chính hãng sản xuất, các nhà sản xuất bao giờ cũng tính đến kiểu dáng công nghiệp, thẩm mỹ của sản phẩm cũng như những tính năng tác dụng và an toàn của sản phẩm khi dùng. Mặc dù vậy, trong thực tế, có không ít các sản phẩm ăn theo thiết bị di động, trợ giúp cho việc nạp pin nhưng không đảm bảo tính năng an toàn, thậm chí, đẩy người dùng đến đường nguy hiểm tới tính mạng.
Người tiêu dùng nên lựa chọn thiết bị nạp điện thoại có chân cắm an toàn, phần kim loại dẫn điện ngắn. Ảnh: N. Nam
Người tiêu dùng nên lựa chọn thiết bị nạp điện thoại có chân cắm an toàn, phần kim loại dẫn điện ngắn. Ảnh: N. Nam
Một thiết bị nạp pin điện thoại đa năng giá chỉ khoảng 30.000 - 50.000 đồng, sẽ là rất hợp túi tiền với người dùng điện thoại di động nào lỡ làm hỏng mất ổ cắm và dây cáp của thiết bị nạp điện cho pin điện thoại. Tuy nhiên, tiện dụng nhưng sản phẩm nạp pin đa năng lại ẩn chứa nhiều mối nguy với người dùng. Người dùng rất dễ bị điện giật vì thiết bị có nhiều điểm hở.
Nguy cơ bị điện giật từ thiết bị hỗ trợ nạp pin điện thoại rất cao, người tiêu dùng cần thận trọng. Ảnh: N. Nam
Nguy cơ bị điện giật từ thiết bị hỗ trợ nạp pin điện thoại rất cao, người tiêu dùng cần thận trọng. Ảnh: N. Nam
Cùng với thiết bị nói trên, ổ cắm thiết bị nạp pin chân quá dài cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ điện giật cho người sử dụng. Chỉ cần cầm sâu, gần với chân cắm khi cắm vào ổ điện, chắc chắn sẽ bị điện giật. Ngoài ra, thiết bị này nếu vô ý để "chổng ngửa" chân cắm điện lên trên mà bước phải, chắc chắn bạn sẽ bị thủng chân.
Hiện trên thị trường cũng đang bán thiết bị pin sạc rời. Thiết bị này được coi là giải pháp "cứu sinh" tuyệt vời khi điện thoại hết pin. Giá của thiết bị này cũng vào khoảng 100.000 đồng - 150.000 đồng/chiếc.
Pin sạc dự phòng tiện dụng nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Ảnh: N. Nam
Pin sạc dự phòng tiện dụng nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Ảnh: N. Nam
Pin dự phòng được quảng cáo sử dụng được cho hầu hết các loại điện thoại Smartphone hiện nay như: Iphone, IPad2, IPod Touch, Motorola Droid, HTC Android Phones, Blackberry, Kindle, Samsung Galaxy S, Nintendo, Sony PSP... Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ thiết bị di động cho rằng, người sử dụng điện thoại không nên dùng vì lượng điện của thiết bị này không đảm bảo lượng điện cần sạc mà chỉ có tác dụng hỗ trợ tức thì. Nếu người dùng sử dụng thiết bị đó nhiều lần với điện thoại di động của mình, lâu dần pin của điện thoại di động sẽ hỏng, khó nạp điện hơn.
Ổ điện để nạp pin điện thoại quá thấp rất nguy hiểm nếu trẻ nhỏ đụng phải. Ảnh: N. Nam
Ổ điện để nạp pin điện thoại quá thấp rất nguy hiểm nếu trẻ nhỏ đụng phải. Ảnh: N. Nam
Ngoài việc chọn những thiết bị trợ giúp nạp pin điện thoại an toàn, chính hãng, có tem bảo hàng, đảm bảo chất lượng, người dùng khi cắm điện cho pin điện thoại cũng không nên sử dụng những ổ điện quá thấp, gần với tầm với của trẻ em. Nếu quá gần, vừa tầm với của trẻ, trẻ hiếu động rất dễ nghịch ngợm và rất có thể bị điện giật.
Trẻ có thể bị điện giật nếu bạn nạp pin điện thoại với ổ cắm điện đúng tầm với của trẻ. Ảnh: N. Nam
Trẻ có thể bị điện giật nếu bạn nạp pin điện thoại với ổ cắm điện đúng tầm với của trẻ. Ảnh: N. Nam
Đặc biệt, người tiêu dùng cũng cần lưu ý, không nên vừa nạp pin cho điện thoại, vừa gọi, nghe, nhắn tin, đọc tin nhắn quá nhiều, quá lâu, vì làm như vậy, pin sẽ nhanh hỏng hoặc quá trình nạp pin lại vừa sử dụng, có thể tạo sức ép cho pin và gây nóng máy, nguy cơ cháy nổ sẽ cận kề.
Để ổ điện thế này rồi nạp pin cho điện thoại di động, trẻ có thể đụng phải hoặc người lớn có thể vấp phải dây cắm. Ảnh: N. Nam
Để ổ điện thế này rồi nạp pin cho điện thoại di động, trẻ có thể đụng phải hoặc người lớn có thể vấp ngã vì dây cắm quá lằng nhằng. Ảnh: N. Nam
AloBacsi.vn
Theo Nguyễn Nam - Chất lượng Việt Nam

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

NHỮNG CÂU LỆNH TIỆN DỤNG TRONG WINDOWS

Đây là các công cụ không có giao diện đồ họa tương ứng, hoặc việc chạy trên giao diện dòng lệnh cho tốc độ nhanh hơn đáng kể.
Có một số việc mà nếu không dùng giao diện dòng lệnh bạn sẽ không thể thực hiện được trong Windows (hoặc làm được nhưng mất thời gian hơn nhiều). Đó là các công cụ không có giao diện đồ họa tương ứng, hoặc việc chạy trên giao diện dòng lệnh cho tốc độ nhanh hơn đáng kể.

Tất nhiên người viết không có tham vọng có thể giới thiệu được hết những câu lệnh của command promt và powershell, tuy nhiên dưới đây là những câu lệnh cần biết và thường được sử dụng nhất trên Windows, kể cả nếu bạn có quen với chế độ dòng lệnh hay không đi chăng nữa.

ipconfig : tìm thông tin về địa chỉ IP.

Có một nhu cầu rất tự nhiên của người dùng đó là biết địa chỉ IP của chiếc máy của mình. Và đây là một công việc thuộc loại có thể thực hiện bằng các menu đồ họa, nhưng lâu hơn rất rất nhiều so với thực hiện bằng câu lệnh.
Các thực hiện: sử dụng tổ hợp phím windows + R (để mở vào hộp thoại Run), gõ “cmd” và Enter để vào cửa sổ Command Prompt.
Tại dấu nhắc lệnh, gõ: ipconfig rồi Enter. Kết quả trả về sẽ là địa chỉ IP của (các) giao diện mạng mà ta đang có trên máy, cùng với dải mạng và địa chỉ default gateway. Lưu ý là ngoài giao diện mạng có địa chỉ IP mà ta đang có, thì câu lệnh này cũng hiển thị toàn bộ những giao diện mạng còn lại mà ta không kết nối đến (sẽ xuất hiện dòng “Media disconnected”).
ipconfig /flushdns – “làm tươi” lại hệ thống phân giải địa chỉ
Đây là công việc nên làm ngay sau khi bạn thay đổi hệ thống DNS của máy để làm công việc như vào facebook chẳng hạn. Lúc này trong hệ thống vẫn sử dụng bộ đệm của những kết quả phân giải địa chỉ được trả về trước đó, và đó là lý do người ta thường khuyên bạn khởi động lại trình duyệt hoặc khởi động lại máy sau khi đổi DNS để chắc chắn việc cập nhật thành công.
Với câu lệnh này thì bạn có thể thực hiện công việc trên bằng tay một cách nhanh chóng.
ping, tracert – kiểm tra kết nối mạng
Những công cụ tiêu chuẩn và cơ bản nhất để cả những người dùng thông thường lẫn dân quản trị mạng có thể kiểm tra kết nối cũng như khả năng hoạt động của mạng.
Khi bạn có vấn đề với việc kết nối đến một trang web chẳng hạn, cứ bật cửa sổ Command Prompt lên và gõ ping www.google.com (chẳng hạn thế), windows lúc này sẽ tiến hành gửi gói tin đến địa chỉ của website và phân tích kết quả trả về để cho biết tình trạng mạng hiện tại: độ trễ,ttl, đồng thời cũng hiển thị luôn địa chỉ IP của trang web phục vụ những mục đích khác.

Câu lệnh tracert thì sẽ tìm ra các “điểm dừng” trên đường của gói tin bạn gửi từ máy mình đến địa chỉ của website. Đây là công cụ cần thiết cho người quản trị khi xem xét lại hệ thống định tuyến trong hệ thống của mình.
shutdown – Tạo shorcut tắt máy nhanh cho Windows 8
Vấn đề của người dùng Windows 8 không quen dùng tổ hợp phím, đó là họ phải trải qua vài bước mới đến được nút shutdown quen thuộc trên các phiên bản Windows trước đây.

Giải quyết tình trạng đó, ta sẽ tạo một shortcut để việc ra lệnh tắt máy/restart máy diễn ra dễ dàng hơn.
Tại màn hình chính, ta phải chuột, chọn New/Shortcut. Trên hộp thoại hiện ra, ta gõ vào 1 trong các câu lệnh sau (tùy mục đích mà bạn chọn):
- Tắt máy: shutdown /s /t 0 (số 0 là thời gian trước khi tắt máy)
- Restart: shutdown /r /t 0
- Restart và menu Startup Options: shutdown /r /o
Bạn đã có 1 shortcut để tắt máy nhanh trên màn hình
Sau đó chọn đến bước cuối cùng. Bạn đã có một shortcut trên màn hình để tắt máy nhanh. Bạn có thể phải chuột, chọn Properties, vào tab Shortcut, Change icon để chọn biểu tượng tắt máy như của các Windows trước đây cho dễ nhớ.
recimg – tạo ảnh đĩa cứu hộ hệ thống
Tùy chọn Refresh Your PC trong Windows 8 cho phép bạn đưa máy tính về trạng thái ban đầu – tức là về trạng thái ban đầu của bản Windows của bạn, hoặc về trạng thái khi mới xuất xưởng. Công cụ đồ họa để tạo ảnh đĩa cứu hộ hệ thống là có, nhưng nó là một tính năng ẩn và để bật được lại phải qua nhiều bước và menu khá lằng nhằng. Trong khi ấy, sử dụng câu lệnh recimg sẽ nhanh hơn nhiều. Nó cho phép bạn loại bỏ các phần mềm của nhà sản xuất, hay thêm các phần mềm bạn mong muốn vào trong ảnh đĩa cứu hộ của bạn.
sfc /scannow – Kiểm tra lỗi file system
Windows luôn có một công cụ dùng để kiểm tra/sửa lỗi của hệ thống file systems. Bạn sẽ thấy công cụ này tự động chạy chẳng hạn khi máy tính bị mất điện đột ngột hoặc bạn “lỡ tay” format nhầm (chưa xong hẳn) một phân vùng đĩa cứng chẳng hạn.
Câu lệnh này sẽ thực hiện việc này một cách ép buộc. Việc làm này là cần thiết nếu như hệ thống của bạn có dấu hiệu không ổn định hoặc có bad sector trên ổ cứng.
telnet – kiểm tra kết nối tới dịch vụ
Đây là dịch vụ bị ẩn đi trên Windows 7 hoặc Windows 8. Để có nó, bạn cài đặt trong menu Turn Windows features on or off (Telnet client). Tất nhiên bạn có thể sử dụng một chương trình bên ngoài như putty chẳng hạn, nhưng dù sao sử dụng trình mặc định của Windows cũng tiện lợi hơn.
Cách sử dụng ứng dụng này rất đơn giản, trong cửa sổ command prompt, bạn dùng lệnh telnet 192.168.1.20 (địa chỉ này là địa chỉ của máy cần được telnet đến), nếu đầu kia là một máy Telnet server thì yêu cầu truy nhập của bạn sẽ được chấp nhận.
cipher – Xóa an toàn dữ liệu
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng, tại sao các trình khôi phục dữ liệu nhiều khi có thể hoạt động cực kỳ hiệu quả, khôi phục lại toàn bộ dữ liệu sau khi ổ cứng bị format sạch? Đó là vì việc bạn Delete dữ liệu trên Windows đơn thuần là xóa bỏ đường dẫn của hệ điều hành tới file/thư mục đó, khiến người dùng không thể truy cập đến đường dẫn ấy để lấy dữ liệu nữa, sẵn sàng cho việc ghi đè dữ liệu mới lên. Nếu chưa có dữ liệu ghi đè thì phần dữ liệu ấy hoàn toàn có thể được phục hồi.
Ciphe là câu lệnh dùng cho việc quản lý mã hóa, tuy nhiên nó cũng có khả năng ghi đè dữ liệu lên đĩa cứng, làm cho dữ liệu trên vùng đĩa đó sau khi đã xóa khó có khả năng phục hồi được. Lưu ý là công cụ này khuyến cáo không nên được sử dụng trên các ổ đĩa SSD vì việc ghi đè nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của các ổ đĩa này.
Để sử dụng công cụ này, ta gõ dòng lệnh:
Cipher /w:F:Test
Ở đây ta giả sử F:Test là thư mục mà ta cần “xóa dấu vết” khỏi ổ đĩa.
netstat -an – Hiển thị các kết nối mạng của các dịch vụ
netstat rất hay được dân quản trị mạng sử dụng để xem các kết nối hiện đang được thiết lập trên máy mình. Câu lệnh này với tùy chọn –an sẽ hiển thị các kết nối ấy cùng với số cổng đang được kết nối đó sử dụng để kết nối ra bên ngoài. Một công cụ rất mạnh cho việc phân tích hệ thống cũng như phân tích bảo mật.

Nguồn: Theo TechZ.vn/XHTT

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

TẠO SHORTCUT TRONG MY COMPUTER TRÊN WINDOWS 7 VÀ 8

Việc tạo Shortcut sẽ giúp người dùng giảm bớt được thao tác trong quá trình sử dụng máy tính. Và sau đây là cách đơn giản để tạo Shortcut trong mục My Computer.
Khi sử dụng Windows 7, Windows 8 hẳn nhiều người sẽ không muốn để quá nhiều Shortcut trên màn hình desktop đẹp đẽ. Lời khuyên được đưa ra ở đây là: Hãy “ném” Shortcut vào bên trong mục My Computer.
Thực chất, bạn có thể gán một ứng dụng tùy thích vào Task Bar hay Start Menu để tiện cho việc sử dụng nhưng cách đó sẽ không thể đảm bảo được tính thẩm mỹ và vẫn khá lộn xộn. Trong khi, bạn tạo shortcut trong My Computer, các liên kết nhanh này sẽ được sắp xếp khoa học.
Ngoài ra, My Computer cũng là một nơi gần như bất kỳ người dùng máy tính Windows nào cũng cần phải truy cập ít nhất một lần mỗi khi bật máy. Do đó, nếu bạn muốn màn hình desktop sạch sẽ nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng được diễn ra nhanh chóng, ít thao tác, còn nơi nào để tạo Shortcut thích hợp hơn My Computer?

Đưa Shortcut vào bên trong mục My Computer:

Đầu tiên, bạn cần phải xác định được vị trí của một thư mục đặc biệt mà bất kỳ Shortcut nào xuất hiện trong thư mục này sẽ hiển thị ở My Computer.
Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8
Ấn phím Windows + R để gọi cửa sổ Run và nhập %appdata% vào ô trống sau đó nhấn OK.
Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8
Tiếp theo hãy tìm đến thư mục Network Shortcuts theo đường dẫn Microsoft > Windows > Network Shortcuts. Bất kỳ Shortcut của chương trình nào bạn đặt vào đây cũng sẽ xuất hiện ở mục My Computer.
Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8

Thêm Shortcut thư mục vào My Computer

Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8
Như đã nói ở trên, chúng ta có thể thêm bất kỳ Shortcut nào. Do đó, chúng ta có thể thêm cả Shortcut thư mục. Để làm điều này, bạn chỉ cần click chuột phải vào thư mục mong muốn, nhấn Creat Shortcut. Công việc còn lại chỉ đơn giản là “Cut” Shortcut này và “Paste” nó vào mục Network Shortcuts.
Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8

Thêm Shortcut Control Panel

Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8
Thậm chí, chúng ta còn có thể thêm Shortcut để liên kết nhanh đến những thao tác thiết lập máy tính: Bạn chỉ cần kéo mục thiết lập mà mình mong muốn, sau đó thả vào Network Shortcuts.
Sau đây là kết quả cuối cùng:
Tạo Shortcut trong My Computer trên Windows 7 và 8
Theo VTV

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI BÊN TRONG CHROMECAST

(Dân trí) - Thiết bị biến HDTV thông thường thành smartTV Chromecast là một điểm nhấn quan trọng trong sự kiện đặc biệt của Google và đã thu hút sự chú ý của các “vọc sĩ” ở khắp mọi nơi. Chúng ta hãy cùng “vọc sĩ” của iFixit khám phá thế giới bên trong thiết bị mới này.
 >> Google ra mắt thiết bị để biến HDTV thông thường thành smartTV

Sản phẩm được thiết kế nằm trong hộp rất gọn gàng & tinh tế với các thông số cơ bản: Cổng ra  HDMI cho độ phân giải 1080p; Kết nối không dây WiFi 2.4 GHz theo chuẩn 802.11 b/g/n; Cấp nguồn cổng USB; Tương thích với các loại thiết bị khác nhau của cả iOS và Android. 
Cận cảnh bên ngoài sản phẩm
Cận cảnh bên ngoài sản phẩm
Phụ kiện đi kèm
Phụ kiện đi kèm
Bật nắp lấy lõi bên trong ra
Bật nắp lấy lõi bên trong ra
 
Bật nắp lấy lõi bên trong ra
Cận cảnh 2 mặt bo mạch bên trong.Từ trái qua phải: 1. Module kết nối tổng hợp AzureWave AW-NH387 802.11 b/g/n WLAN, Bluetooth và FM ; 2.Chip vi xử lý Marvell DE3005-A1.
Bật nắp lấy lõi bên trong ra
Từ trái qua phải:1.Bộ nhớ Flash NAND Micron MT29F16G08MAA 16 Gb (2 GB); 2. SDRAM DDR3L Micron D9PXV 512 MB 1.35V, là dòng sản phẩm điện thế thấp của SDRAM DDR3 1.5V.
 
Bật nắp lấy lõi bên trong ra
Phần còn lại là một tấm tản nhiệt lớn làm từ nhôm nguyên miếng bố trí dài theo sản phẩm. Điều này hoàn toàn phù hợp với lưu ý của Google về “sản phẩm Chromecast có thể bị nóng khi dùng”. Với tổng quan bố trí như trên, Chromecast có thêm một điểm cộng về khả năng tái chế khi sản phẩm “yên nghỉ”. 
H.Nam

5 CÔNG NGHỆ ĐƯA THẾ GIỚI GIẢI TRÍ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG SANG TV NHÀ BẠN

AirPlay, Chromecast, hay Miracast...là những công nghệ kết nối giúp bạn thưởng thức các nội dung giải trí trên màn hình TV kích thước lớn.

Khi mà công nghệ ngày một phát triển thì những thiết bị di động (điện thoại, tablet) đã có thể đảm đương gần như mọi tác vụ; ngoại trừ một nhược điểm: Kích thước hạn chế. Kích thước lớn nhất trong thế giới tablet hiện nay chỉ dừng lại ở 10 inch trong khi điện thoại, tất nhiên, còn bé hơn thế. Bởi vậy, việc thưởng thức các nội dung, đặc biệt là nội dung giải trí, trên các thiết bị này, rõ ràng không thoải mái. Để khắc phục hạn chế này, giới công nghệ đã và đang tìm ra những giải pháp giúp bạn có thể thưởng thức nội dung (xem video, nghe nhạc...) từ thiết bị di động trên các loại smart TV màn hình lớn. Chúng ta hãy cùng điểm qua 5 công nghệ hiện nay có thể giúp bạn có thể loại bỏ hạn chế về màn hình trình chiếu của smartphone, tablet để thưởng thức video, âm nhạc...trên chiếc HDTV với màn hình cực lớn của mình.
AirPlay
How to Get Movies, Music, and More From Your Mobile Device to Your TV
Người dùng iOS có lẽ đã khá quen thuộc với công nghệ AirPlay của Apple. AirPlay cho phép bạn có thể phát các nội dung từ nhạc, video, ảnh từ thiết bị di động chạy iOS của mình lên TV thông qua mạng WiFi.
Trước đây AirPlay có 1 tên gọi khác là AirTunes (2004) và ở thời điểm này nó chỉ có khả năng phát nhạc giữa các thiết bị của Apple với nhau. Sau nhiều cải tiến, công nghệ này đã có thể phát được cả video cũng như được bổ sung thêm khả năng hiển thị các nội dung của thiết bị di động lên TV theo thời gian thực. AirPlay hiện cũng đã được Apple cấp phép bản quyền cho nhiều đối tác như Bose, Bowers & Wilkins, Philips, và Pioneer, giúp sản phẩm của các hãng này có thể bắt được sóng AirPlay để tương thích với các sản phẩm của "Táo khuyết".
Để sử dụng AirPlay, bạn cần 2 dạng thiết bị: Thiết bị gửi tín hiệu: bao gồm tất cả các máy có thể chạy được từ iOS 4.2 trở lên để phát nội dung (với máy Mac cần chạy Mountain Lion để phát nội dung thời gian thực); Loại 2 là thiết bị nhận tín hiệu: gồm tất cả các thiết bị hỗ trợ AirPlay như AirPort Express (xuất âm thanh), Apple TV (xuất được hình)...Thiết bị gửi tín hiệu có thể kiêm luôn cả chức năng điều khiển từ xa tuy nhiên bạn sẽ phải cần cài đặt thêm 1 ứng dụng điều khiển có tên Remote app.
Sau đây là các bước kết nối:
Kết nối thiết bị iOS đến nguồn thu khá đơn giản, ở đây ta sẽ lấy 1 thiết bị mẫu là Apple TV:
- Bạn kết nối cả 2 thiết bị (thiết bị chạy iOS và Apple TV) đến cùng mạng WiFi
- Click đúp vào nút Home để mở danh sách các ứng dụng được sử dụng gần đây.
- Vuốt đúp trái sang phải để mở menu AirPlay và chọn thiết bị nguồn thu thích hợp (trong trường hợp này là Apple TV)
- Ấn Play
Bạn cũng có thể xem ở trang hỗ trợ của Apple để biết được đầy đủ về các yêu cầu kĩ thuật của các thiết bị khi sử dụng AirPlay.
Có thể nói AirPlay là phương pháp tuyệt vời nếu bạn là một fan hâm mộ của Apple và sở hữu nhiều thiết bị do "Táo khuyết" sản xuất. AirPlay không hỗ trợ các HĐH di động khác như Android hay Windows Phone...Ngoài ra, sẽ có những ứng dụng không tương thích, ngay cả đó là ứng dụng iOS và có thể trong 1 số trường hợp bạn cần tới ứng dụng bên thứ 3.
Chromecast
5 công nghệ đưa thế giới giải trí trên thiết bị di động sang TV nhà bạn
Với những người không sử dụng iOS và không có Apple TV, chiếc Chromecast mà Google vừa ra mắt là một sự lựa chọn không thể không nhắc tới. Chromecast là 1 thiết bị nhỏ gọn và có thể cắm trực tiếp vào TV nhà bạn qua cổng HDMI để trình chiếu các nội dung từ thiết bị di động sang màn hình lớn. Bạn cũng có thể hiển thị các nội dung ở trình duyệt Chrome trên TV 1 cách dễ dàng với thiết bị này. Giống AirPlay, Chromecast cũng hỗ trợ phát các video ở độ phân giải 1080p.
Các bước cài đặt để sử dụng Chromecast:
- Cắm trực tiếp thiết bị này vào TV qua cổng HDMI, cắm sợi cáp nguồn vào cổng USB trên TV.
- Tải ứng dụng Chromecast (hỗ trợ iOS, Android, và Windows 8), và làm theo các hướng dẫn hiện ra trên màn hình thiết bị.
- Chromecast sẽ tự động nhận diện mạng WiFi nhà bạn, bạn chỉ cần nhập mật khẩu và xác nhận để thiết bị di động và Chromecast chia sẻ mạng (tether) với nhau.
- Bạn mở ứng dụng phát nội dung được hỗ trợ - hiện có Google Video, YouTube. Sắp tới sẽ có thêm Pandora (1 chương trình radio nổi tiếng). Ngoài ra, bạn cũng có thể phát các nội dung đang chạy ở trình duyệt Chrome lên TV.
- Tiếp theo, bạn chọn video muốn phát và ấn vào biểu tượng Chromecast hiện lên trên màn hình. Một cửa sổ popup sẽ hiện ra yêu cầu bạn xác nhận thiết bị nhận tín hiệu.
Một lưu ý là các thiết bị di động phải chạy HĐH từ Android 2.3, iOS 6, Windows 7 hoặc 8, Mac OS 10.7 trở lên. Chrome OS cũng được hỗ trợ.
Hiện tại tính năng của Chromecast còn khá hạn chế và yêu cầu mạng WiFi phải có tốc độ khá cao để hoạt động. Tuy nhiên đổi lại thì giá thiết bị này lại rất rẻ, chỉ 35 USD.
DLNA
How to Get Movies, Music, and More From Your Mobile Device to Your TV
DLNA là một chuẩn phục vụ việc chia sẻ các nội dung media trong cùng 1 mạng. DLNA còn tiện lợi hơn cả Chromecast hay AirPlay với tính năng truyền dữ liệu 1 cách dễ dàng qua mạng WiFi hoặc mạng Ethernet (mạng dây). Nhờ đó, bạn vừa có thể phát nhạc, xem tranh lưu trữ trong thiết bị di động lên TV, vừa có thể gửi các file nặng từ laptop tới máy in mà không cần phải cắm dây.
Để sử dụng DLNA, chúng ta cần 2 thành phần: Máy chủ và máy khách. Máy khách là bất kì thiết bị nào hỗ trợ DLNA. Hiện nay có rất nhiều thiết bị hỗ trợ chuẩn này, từ đầu Blu-ray, loa, các loại TV như LG 8600 series, hay tủ lạnh...
Trái ngược lại với client thì số lượng server DLNA hiện nay khá hạn chế. Tuy nhiên nếu bạn đang sở hữu 1 PC chạy Windows 7 và có Media Player 11, phần mềm này có thể đảm nhiệm chức năng DLNA server. Đáng tiếc là hiện nay tất cả các thiết bị của Apple không hỗ trợ chuẩn này. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi họ muốn phát triển giao thức AirPlay của riêng mình.
MHL
How to Get Movies, Music, and More From Your Mobile Device to Your TV
MHL (Mobile High-Definition Link) có chức năng giống như AirPlay và Chromecast, ngoại trừ việc nó không có khả năng kết nối không dây. MHL giúp truyền dữ liệu AV từ thiết bị di động sang HDTV hoặc đầu thu âm thanh thông qua cáp kết nối vật lý - thường là bằng cáp chuyển microSD - HDMI. MHL cũng hỗ trợ phát các video độ phân giải full HD. Với âm thanh, nó hỗ trợ âm thanh lên tới 8 kênh.
Hiện số thiết bị hỗ trợ MLA có mặt trên thị trường cũng khá phong phú, từ bộ nhận AV, TV, đầu đĩa...Thiết bị thu phát Roku là một thiết bị phổ biến hỗ trợ MLA. Đối với các thiết bị không trực tiếp hỗ trợ chuẩn này, bạn sẽ cần phải mua thêm bộ chuyển MHL-HDMI để sử dụng. Ngoài ra, không như Chromecast phải cần cổng USB riêng để cấp nguồn, MHL không cần thêm cáp phụ cho việc này bởi sợi cáp kết nối đã bao gồm chức năng cấp điện. Ngoài ra, với MHL, bạn có thể sử dụng các điều khiển TV hiện có để quản lý các thiết bị.
Miracast
Tìm hiểu Miracast: giao thức truyền nội dung không dây của tương lai 1
Miracast là một cái tên còn khá mới mẻ trong lĩnh vực về chia sẻ dữ liệu cùng mạng. Chuẩn này được liên minh WiFi (Wi-Fi Alliance) phát triển năm 2010 và là một chuẩn mở (phát hành miễn phí, các nhà sản xuất không phải trả tiền bản quyền cho nhóm phát triển Miracast). Để tìm hiểu về Miracast bạn có thể tham khảo bài viết này. Hiện số thiết bị hỗ trợ Miracast vẫn còn khá khiêm tốn nhưng với những lợi ích không nhỏ mà bạn thấy được trong bài viết trên, tương lai của Miracast là rất tươi sáng.
Miracast giúp bạn có thể phát được video full HD và âm thanh 6 kênh. Một yêu cầu đối với chuẩn này là cả 2 thiết bị (thiết bị phát và thiết bị nhận - HDTV) phải cùng hỗ trợ Miracast. Tuy nhiên, nếu thiết bị của bạn có hỗ trợ DLNA, bạn có thể mua thêm 1 chiếc adapter chuyển đổi để trải nghiệm công nghệ này.
Miracast hỗ trợ chủ yếu trên Android từ phiên bản 4.0 trở lên. Trong tương lai không xa, chuẩn này cũng được hỗ trợ trên cả Windows 8.1 và Blackberry 10.2.
Tham khảo: Gizmodo.com