Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

KÍNH THIÊN VĂN HUBBLE HƯ, CÁC KỸ SƯ TẮT MÁY KHỞI ĐỘNG LẠI, LẮC LẮC, KÍNH CHẠY LẠI BÌNH THƯỜNG

Một trong những biện pháp đơn giản nhưng hữu hiệu để sửa lỗi cho các thiết bị điện tử là “tắt máy khởi động lại” và gần đây, NASA đã dùng chính cách này để sửa lỗi cho kính viễn vọng không gian Hubble vốn đã bị đưa vào chế độ safe mode cách đây vài tuần do lỗi con quay hồi chuyển.
Thông báo của NASA có vẻ chuyên nghiệp và phức tạp nhưng tính ra, nó cũng giống như việc anh em văn phòng tìm cách sửa lỗi máy móc, điển hình là máy in. Cụ thể thì khi có lỗi gì đó bất thường, cái đầu tiên mà anh em làm sẽ là khởi động lại máy. Tiếp theo là sẽ xóa toàn bộ những lệnh đang tắc nghẽn để máy “sạch” và khi đó, 99,99% là mọi thứ sẽ hoạt động ổn trở lại. Và có lẽ hơi bất ngờ khi mà một thiết bị công nghệ cao như kính viễn vọng Hubble khi bị lỗi thì cách khắc phục cũng tương tự như vậy.

Cho bạn nào lỡ quên, Hubble là kính viễn vọng không gian được các nhà thiên văn học từ khắp nơi trên thế giới sử dụng. Hồi đầu tháng này nó đã buộc phải chuyển sang chế độ safe mode do lỗi con quay hồi chuyển. Chi tiết hơn, Hubble phải dựa vào 3 cảm biến chuyển động nhằm giữ cho nó được ổn định. Và gần đây, 1 trong những cảm biến gì cỗi đã bị hư, do đó nhóm nghiên cứu đã tìm cách bật một cảm biến backup lên. Tuy nhiên nó đã không hoạt động.

Trên thực tế, Hubble được thiết kế để hoạt động tiếp tục khi không còn đủ con quay hồi chuyển. Tất nhiên là khi đó thì khả năng điều hướng cũng như chuyển qua lại giữa các mục tiêu sẽ bị tốn thời gian hoặc giới hạn hơn. Một nhà khoa học cho biết nếu Hubble chỉ còn hoạt động với 1 cảm biến con quay hồi chuyển thì công việc nghiên cứu tìm hiểu về khí quyển các ngoại hành tinh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Con quay hồi chuyển trên kính viễn vọng về cơ bản là những chiếc bánh xe xoay bằng động cơ nằm trong một xi lanh chứa trong chất lỏng. Nó có nhiệm vụ cảm nhận được sự thay đổi trong chuyển động của kính thiên văn. Có vẻ như do những bánh xe này quay nhanh quá khiến cho xi lanh đã bị chệch một chút ra khỏi vùng trung tâm. Do đó nhóm điều hành đã quyết định bật tắt nó, đồng thời cho Hubble chạy tới chạy lui, tắt mở nhiều lần. Cuối cùng thì nó đã có thể hoạt động bình thường trở lại.

Tất nhiên là việc tắt mở một thiết bị trên cả hệ thống kính thiên văn, đồng thời cho nó chạy tới chạy lui hoặc bay theo ý muốn không phải là điều đơn giản như cách mà chúng ta nói. Dù vậy thì rõ ràng về bản chất, việc tắt máy khởi động lại vẫn có vai trò nhất định trong việc giải quyết khá nhiều trục trặc của máy móc nói chung.

Tham khảo NASA
 

https://tinhte.vn/threads/kinh-thien-van-hubble-hu-cac-ky-su-tat-may-khoi-dong-lai-lac-lac-kinh-chay-lai-binh-thuong.2870481/

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

GIỜ ĐÂY AI CŨNG CÓ THỂ SÁNG TẠO NHẠC CỔ ĐIỂN VỚI ỨNG DỤNG PIANO GENIE CỦA GOOGLE


Google vừa giới thiệu một sản phẩm khá kì thú với tên gọi Piano Genie - một ứng dụng chỉ sử dụng 8 nút. Tuy nhiên, khi nhấn 8 nút này thì người dùng có thể chơi nhạc chẳng khác gì một nghệ sĩ dương cầm thực thụ. Mời anh em xem Piano Genie biểu diễn khả năng chơi piano qua đoạn clip dưới đây.



Để làm được điều này, Piano Genie đã nhờ đến sự trợ giúp của Magenta - trí thông minh nhân tạo sở hữu một hệ thống mạng lưới thần kinh với cấu trúc mô phỏng như bộ não của con người. Các nhà nghiên cứu và lập trình viên tại Google đã sử dụng cơ sở dữ liệu của hơn 1,400 phần trình diễn piano tại cuộc tranh tài piano quốc tế International Piano-e-Competition để dạy cho Magenta logic, cấu trúc và cách thức phối hợp của các nốt nhạc. Kết quả là tất cả mọi người đều có thể sử dụng Piano Genie để cho ra đời những bản piano bất hủ của riêng mình.

Google hiện đã công bố bộ code dùng để dạy nhạc cổ điển cho Magenta trên GitHub. Anh em nào muốn nghịch có thể vào giao diện web này để chơi thử Piano Genie bằng bàn phím (trên smartphone không dùng được nhé).

Nguồn: Engadget

https://tinhte.vn/threads/gio-day-ai-cung-co-the-sang-tao-nhac-co-dien-voi-ung-dung-piano-genie-cua-google.2865795/