Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

CÁCH BẬT POP/IMAP GMAIL ĐỂ DÙNG TRONG OUTLOOK

Giả sử trong trường hợp nào đó khi bạn cố gắng kết nối tài khoản Outlook với tài khoản Gmail nhưng bị báo lỗi không thể kết nối. Vậy làm sao để khắc phục lỗi này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
ỗi không thể kết nối
Nếu Outlook không thể kết nối với tài khoản Gmail, việc đầu tiên bạn cần làm là kích hoạt POP/IMAP.
Đăng nhập tài khoản Gmail của bạn sau đó click chọn Settings (cài đặt).
Trên giao diện Settings, bạn chuyển qua thẻ Forwarding and POP/IMAP. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy trạng thái POP và trạng thái IMAP là tắt.
Nhiệm vụ của bạn là kích hoạt trạng thái POP IMAP sang trạng thái mở.
Sau khi thực hiện xong, click chọn Save change để lưu lại thay đổi.
Save change
Tiếp theo vào Start Menu và mở ứng dụng Outlook trên máy tính của bạn. Click chọn File sau đó chọn tiếp Add Account.
Add Account
Nhập tên và địa chỉ email của bạn.
Trong mục Account Type bạn chọn IMAP và trong mục Incoming Mail Server bạn nhập imap.gmail.com.
Trong mục Outgoing mail server bạn nhập là smtp.gmail.com. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào phần Logon information rồi click chọn More Settings.
More Settings
Truy cập mục Outgoing Server và đánh tích tùy chọn My outgoing server (SMTP) requires authentication.
Tiếp theo chuyển qua thẻ Advanced. Tại thẻ này bạn click vào menu dropdown ở mục Use the following type of encrypted connection SSL.
Tại mục Incoming Server (IMAP) bạn chọn số cổng là 993. Tương tự trong mục Outging Server (SMTP) bạn chọn số cổng là 465.
Cuối cùng click chọn OK.
Incoming Server (IMAP)
Lúc này bạn có thể nhìn thấy trên màn hình vẫn xuất hiện lỗi, bạn không thể kết nối với Gmail. Tuy nhiên lỗi này không giống với lỗi lúc đầu mà bạn đã gặp.
Lỗi
Trong trường hợp này nguyên nhân rất có thể là do bạn chưa kích hoạt tính năng Basic Authentication tài khoản Gmail.
Để kích hoạt tính năng này trên tài khoản Gmail, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Đầu tiên truy cập tài khoản Gmail của bạn sau đó click vào hình profile và chọn My account. Tại đây bạn cuộn xuống tìm và chọn tùy chọn Sign-in & security.
Trên giao diện Sign-in & security ở danh sách tùy chọn khung bên trái bạn chọn Connected apps & sites. Cuộn xuống tiếp bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Allow less secure apps. Nhiệm vụ của bạn là kích hoạt tùy chọn này.
Allow less secure apps
Sau khi thực hiện xong, lúc này bạn có thể kết nối tài khoản Outlook với tài khoản Gmail của mình.

Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

Chúc các bạn thành công!
Cập nhật: 29/04/2016 Dương Huyền (Theo Theitbros)
http://quantrimang.com/outlook-khong-the-ket-noi-voi-tai-khoan-gmail-day-la-cach-khac-phuc-121360

[BẠN CÓ BIẾT] LỊCH SỬ NGẮN GỌN CỦA CÁC TỶ LỆ KHUNG HÌNH PHỔ BIẾN 4:3, 16:9,...

Tại sao không phải là 25:16, 20:7,... mà người ta lại chọn 16:9 như một khuôn mẫu cực kỳ phổ biến đối với màn hình lẫn nội dung video? Hóa ra mọi thứ đều có nguồn gốc phát xuất từ vấn đề kỹ thuật trong lịch sử và mọi chuyện phải bắt đầu từ thời màn hình CRT với tỷ lệ 4:3 hồi xưa.

Nhưng trước tiên chúng ta phải giải thích tại sao hồi xưa người ta xài 4:3 mà không phải là 5:4 hoặc 6:5? Cần ngược dòng lịch sử trở về năm 1892, khi Thomas Edison phát minh ra film và khi đó ông cần phải xác lập một tỷ lệ cho những thước phim của ông. Lúc bấy giờ, các đoạn phim được đặt vào một thiết bị gọi là Kinetescope để chiếu phim. Edison đã sử dụng các đoạn phim 35mm phát triển bởi trợ lý hình ảnh tại phòng thí nghiệm của ông là William Kennedy Dickson. Đoạn phim này có 4 lỗ kéo phim cho 1 khung hình, tạo thành nên một hình ảnh có tỷ lệ 4:3 hay 1.33:1.


lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_6.
Edison và những thước phim đầu tiên

Hiện người ta vẫn chưa biết rõ tại sao William Dickson lại sử dụng chuẩn 4:3. Vài năm sau đó, hội đồng tiêu chuẩn đã tiến hành vài thử nghiệm và nhận thấy rằng trường nhìn của mắt người cũng có tỷ lệ là 4:3 (155 độ H x 120 độ V) và từ đó, tỷ lệ 4:3 tiếp tục được dùng như một tiêu chuẩn cho phim ảnh, camera và sau này là TV tại Mỹ.


lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_1.
Tỷ lệ khung hình của phim 35 mm

Khi TV trở nên phổ biến vào những năm 1960 với những tên tuổi nổi danh trên thị trường như Sony, Panasonic và cả Motorola, 1 trong những nhà tiên phong trong ngành công nghiệp TV hồi xưa. Bấy giờ TV xuất hiện trong hầu hết các gia đình tại Mỹ bởi giá thành rẻ, ngành công nghiệp giải trí bắt đầu chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thói quen xem phim của người dùng. Người ta bây giờ thích xem TV ở nhà hơn là đi ra rạp chiếu bóng để xem phim. Do đó, ngành công nghiệp phim Hollywood được đặt trong tình trạng báo động, đòi hỏi phải có giải pháp gì đó để kéo người ta trở lại rạp xem phim.

lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_5.
Một cách setup phim màn ảnh rộng hồi xưa

Họ phải tìm một cái gì đó khác với TV mà người dùng xem ở nhà, kết quả là những bộ phim màn hình rộng được ra đời, người ta sẽ được xem "nhiều hình ảnh hơn" ở 2 bên, đặc biệt là các cảnh quay phong cảnh. Điều này đã thật sự có tác dụng kéo người ta trở lại xem phim trong rạp. Tuy nhiên, bấy giờ chưa có một chuẩn chung cho các nội dung "rộng" và chúng ta có vài tỷ lệ khác nhau cho các thiết bị ghi hình, thí dụ như 2.20:1 của Panavision và rộng hơn là định dạng CinemaScope với tỷ lệ 2.39:1.

lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_4.
Tỷ lệ khung hình rộng đã giúp Hollywood kéo người dùng trở lại rạp phim

Bằng cách này, Hollywood đã thành công trong việc thu hút người ta tới rạp xem phim, còn TV ở nhà với tỷ lệ 4:3 chỉ được dùng để xem phim bộ hoặc bản tin thời sự. Do đó, trong suốt một quãng thời gian dài sau đó, TV vẫn gắn chặt với tỷ lệ 4:3 và có 525 đường ngang (độ phân giải dọc). Tuy nhiên công nghệ đã được cải thiện một cách nhanh chóng.

lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_8.
Tỷ lệ khung hình rộng (với các lỗ kéo phim của 1 khung hình nhiều hơn tỷ lệ 4:3)

Khi công nghệ đã sẵn sàng cho các màn hình Plasma và LCD với độ phân giải cao hơn, Hội đồng tiêu chuẩn hình ảnh quốc tế SMPTE có nhiệm vụ phải tìm ra một định dạng mới là HD (độ phân giải cao) với độ phân giải dọc tối thiểu là 720 pixel (còn full HD là 1080p). Người ta muốn lợi dụng cơ hội này để tạo ra một tiêu chuẩn định dạng hình ảnh thống nhất phù hợp với tất cả những tỷ lệ trước đó. Mặc dù việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ mới không có vấn đề gì đối với các thiết bị cũ nhưng sẽ lãng phí không gian trên màn hình. Thí dụ như phát video wide trên màn hình TV 4:3 sẽ bị mất đi diện tích ở bên trên và bên dưới màn hình. Tương tự như vậy khi phát video 4:3 trên màn hình rộng lại có 2 vùng đen 2 bên.

lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_7.
Thêm một tỷ lệ khung hình "rộng" được các nhà làm phim dùng

Thách thức đặt ra cho SMPTE bấy giờ là tìm một tỷ lệ để hạn chế tối đa không gian bị lãng phí trên màn hình. Chuẩn phổ biến được họ đưa ra xem xét là tỷ lệ 1.33:1 (4:3) vốn được phổ biến đối với các máy quay phim, TV ở nhà và tỷ lệ 1.66:1 (chuẩn "phẳng" châu Âu), 1.85:1 (chuẩn "phẳng" Mỹ) 2.20:1 (phim 70mm của Panavision) hay 2.39:1 vốn được sử dụng phổ biến trong rạp phim.

lich_su_ty_le_man_hinh_Tinhte_3.
Ý tưởng xác định tỷ lệ khung hình "trung gian" (16:9) như một cách dung hòa giữa tỷ lệ 4:3 và các tỷ lệ khác rộng hơn. Phần viền đứt khúc màu xanh dương (cả bên trong lẫn bên ngoài các hình chữ nhật)

Và một thành viên của SMPTE là Kerns H. Powers đã lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về tỷ lệ 16:9. Con số này không phải từ trời xuống mà dựa trên căn cứ vào các tỷ lệ phổ biến trước đó. Powers đã dùng những mảnh giấy bìa để cắt ra các hình chữ nhật có diện tích bằng nhau theo từng tỷ lệ màn hình phổ biến. Khi đặt chồng các tấm bìa này lên tại cùng một tâm, Powers nhận thấy rằng tất cả các tỷ lệ này đều cắt nhau bởi một hình chữ nhật có tỷ lệ là 1.77:1. Đồng thời, hình chữ nhật lớn chứa tất cả các hình chữ nhật nhỏ hơn ở bên trong cũng có tỷ lệ 1.77:1.

Đây được xem như một tỷ lệ trung gian giữa 2 chuẩn hình ảnh rộng nhất và hẹp nhất. Nguyên nhân là về mặt toán học, giá trị 1.77 mà Powers tìm được lại đúng bằng trung bình nhân của tỷ lệ phổ biến trước đó là 4:3 (1.33:1) và 2.35:1, √(47/15) gần bằng 1.770, nghĩa là trùng khớp với 16:9 (1.77:1).

Thời gian đầu, 16:9 được dùng như một định dạng trung gian cho chuẩn HDTV lẫn 4:3 truyền thống. Dần dần sau này, nhiều khu vực trên thế giới bắt đầu lộ trình chuyển dần sang sử dụng 16:9 như một chuẩn cho các thiết bị trình chiếu, màn hình laptop, TV và cả máy quay phim, camera. Tuy nhiên, một số hãng vẫn không chấp nhận theo chuẩn 16:9, một số nhà làm phim vẫn chọn quay theo tỷ lệ của Cinemascope hoặc Panavision. Sau này, Philip còn đi đầu trong việc sử dụng màn hình tỷ lệ 21:9 trong các sản phẩm của họ. Đây là một tỷ lệ xắp xỉ với 64:27 (2.370:1), cho khung hình rộng hơn.

Tham khảo Wiki, Guru, Widescreen, Filmmake
 

https://tinhte.vn/threads/ban-co-biet-lich-su-ngan-gon-cua-cac-ty-le-khung-hinh-pho-bien-4-3-16-9.2574500/

MẸO CHUYỂN KHO ẢNH TỪ FACEBOOK, DROPBOX, FLICKR SANG GOOGLE PHOTOS

Google Photos là một dịch vụ lưu trữ ảnh trực tuyến mới của “gã khổng lồ tìm kiếm” nhằm thay thế cho Google+ Photos với nhiều tính năng và giao diện quản lý đẹp, khoa học hơn. Nếu bạn muốn kiếm chỗ “định cư” mới cho kho ảnh đồ sộ trên mạng của mình thì với hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có thể làm điều đó dễ dàng.

googlephotos3
1. Tải kho ảnh của bạn trên các dịch vụ lưu trữ về máy
Bước đầu tiên là bạn cần tải kho ảnh trên mạng của mình về máy để từ đó có thể up lên lại Google Photos. Ở đây sẽ hướng dẫn bạn thực hiện trên Facebook, DropboxFlickr. Các dịch vụ lưu trữ còn lại bạn làm tương tự hoặc liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để biết cách lấy dữ liệu của mình về.
  • Tải thư viện ảnh trên tài khoản Facebook của bạn về máy
Facebook là mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Đây là nơi mà bạn và bạn bè thường đăng ảnh, chia sẻ những khoảnh khắc với nhau hằng ngày. Vô tình, lâu ngày Facebook đã trở thành một kho ảnh khổng lồ của bạn. Nhưng nhược điểm lớn nhất là khả năng quản lý ảnh, đã bao giờ bạn nhớ lại trên trang “mặt sách” của mình đã từng up một tấm ảnh rất đẹp và giờ thì đã khá lâu, bạn vẫn loay hoay không biết tìm nó ở đâu trong một mớ ảnh hiện nay không ? Đó là lý do vì sao bạn cần một dịch vụ lưu trữ ảnh trực tuyến khác chuyên nghiệp hơn. Và trong trường hợp này, để chuyển toàn bộ ảnh sang Google Photos, bạn hãy tiến hành tải kho ảnh và dữ liệu của mình trên Facebook về.
Bạn truy cập trang facebook cá nhân, chọn vào dấu mũi tên nằm ở góc phải phía trên màn hình và chọn Settings.
facebook1
Trong trang xuất hiện sau đó, tại mục General bạn nhấn vào dòng Download a copy of your Facebook data.
facebook2
Bạn chọn Start My Archive để tiến hành tải về toàn bộ dữ liệu của mình trên mạng xã hội này. Dữ liệu của bạn có thể khá đồ sộ sau năm tháng “chinh chiến” post đủ thứ nên mạng xã hội này sẽ thông báo cho bạn với nội dung rằng bạn hãy chờ một khoảng thời gian để hãng tiến hành xử lý gom dữ liệu lại, sau đó sẽ gởi đường link tải vào email đã đăng kí sử dụng dịch vụ của bạn. Bạn truy cập hòm thư của mình và tải về dữ liệu trên Facebook một cách dễ dàng.
facebook3
  • Tải kho ảnh từ trên Dropbox về máy
Dropbox là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến rất được nhiều ưa chuộng. Tuy nhiên vì nếu không thích vì dung lượng lưu trữ ban đầu chỉ 2GB của Dropbox hay nguyên nhân khác thì bạn vẫn có thể “di cư” kho ảnh của mình sang chỗ khác một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đầu tiên bạn tải ứng dụng Dropbox cho máy tính của mình về >>>tại đây<. sau="" đó="" bạn="" hãy="" đăng="" nhập="" vào="" tài="" khản="" dropbox="" ngay="" trên="" ứng="" dụng.="" bạn="" vào="" tùy="" chọn="">Preferences > Account > Selective sync… và chọn những thư mục ảnh bạn muốn đồng bộ về máy của mình.
googlephotofromdropbox
Chỉ với vài bước như thế bạn đã có thể đem ảnh trên Dropbox về máy của mình một cách nhanh gọn và vô cùng tiện lợi.
  • Tải ảnh về máy từ trang Flickr
Flickr là một dịch vụ lưu trữ ảnh chuyên nghiệp được rất nhiều người chơi ảnh và nhiếp ảnh gia trên thế giới tin dùng. Với dung lượng lưu trữ miễn phí lên tới 1TB thì có lẽ không còn nhiều điều phải phàn nàn về dịch vụ này. Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó, bạn muốn chuyển kho ảnh của mình sang Google Photos thì hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ.
Một điều đáng tiếc là hiện Flickr vẫn chưa cung cấp công cụ để người dùng có thể tải toàn bộ dữ liệu của mình về một lần. Vì thế để tải ảnh về chỉ có một cách duy nhất là bạn làm việc này thủ công. Truy cập vào trang Flickr của mình, tại mục Camera Roll, bạn chọn các ảnh muốn tải về và sau đó chọn nút Download nằm phía dưới. Những tấm ảnh sẽ được gom lại thành một file nén có đuôi .zip, bạn tải về và tiến hành giải nén là sẽ thấy được hình của mình.
flickr
2. Tải ảnh trên máy lên Google Photos
Sau khi đã tải được thư viện ảnh từ các dịch vụ lưu trữ khác về máy, bây giờ bạn chỉ việc up chúng lên Google Photos là hoàn thành việc “chuyển nhà trữ ảnh” của mình. Giai đoạn này trở nên dễ dàng và nhanh chóng với sự hỗ trợ của ứng dụng Google Photos Backup desktop app. Bạn có thể tải về theo đường link >>>tại đây<>
Sau khi cài ứng dụng, bạn đăng nhập tài khoản Google vào. Dưới mục Choose Backup Recources, bạn nhấn nút Add để thêm vào các thư mục ảnh như bạn đã tải về từ Facebook, Dropbox, Flickr như hướng dẫn ở trên. Ở mục Photo Size, bạn có hai tùy chọn để lưu trữ là High Quality (ảnh được nén mà vẫn giữ chất lượng tốt) và Original (ảnh nguyên gốc, không thay đổi). Tùy vào mục đích và dung lượng còn trống đối với tài khoản của bạn mà chọn chất lượng tương ứng. Sau khi xong xuôi, bạn chỉ việc nhấn nút Start Backup là ảnh sẽ tự động được đưa lên Google Photos.
googlephoto1
Với những thao tác đơn giản và nhanh chóng, bạn đã có thể chuyển được kho ảnh đồ sộ của mình sang dịch vụ lưu trữ Google Photos. Còn bạn, bạn sẽ chọn Google Photos làm nơi lưu trữ kho ảnh đầy kỷ niệm của mình chứ?
Lê Minh Ty đăng 24/07/15

DOWNLOAD TẤT CẢ ẢNH TỪ FLICKR VÀ UPLOAD LÊN GOOGLE PHOTOS


Như bạn đã biết, Google vừa giới thiệu dịch vụ Google Photos với không giới hạn dung lượng lưu trữ hình ảnh. Bạn muốn chuyển hết tất cả hình từ Flickr sang Photos thì phải làm sao? Flickr giới hạn dung lượng cho phép, chỉ 1TB mà thôi, trong khi Google Photos cho phép upload không giới hạn dung lượng (nhưng hình ảnh sẽ được điều chỉnh đôi chút về kích cỡ HD dưới 16MB, bạn cần vào mục Settings trong Photos để chọn, còn không mặc định của nó là 15GB nếu upload ảnh gốc) Flickr của Yahoo trong khi Yahoo đang thoái trào, không biết trong tương lai khi nào sụp đổ, nếu điều đó xảy ra thì hình của bạn cũng có khả năng cao là tan biến theo. Trong khi google khá mạnh, sẽ an toàn hơn. Trình quản lý của Flickr còn chưa hoàn thiện, gây ra khó khăn trong khi của Google khá tiện và sáng sủa. Không có cách nào tự động di dời trực tiếp từ Flickr sang Photos mà bạn phải làm thủ công hai bước. Một là download hình từ Flickr về máy rồi sau đó upload lên Photos.
Download tất cả ảnh từ Flickr và upload lên Google
Photos
Tại sao lại phải di dời?
Cách di dời

Bước 1. Download phần mềm DownloadAir (miễn phí) tại đây (lưu ý phần mềm này chạy trên nền Adobe Air nên bạn cần download Adobe Air về cài trước khi cài DownloadAir)
Bước 2. Sau khi download DownloadAir về, khởi chạy và cài đặt bình thường và đăng nhập vào tài khoản Flickr (bạn sẽ được chuyển đến trang web xác nhận của Flickr, tại đây, bạn nhấn đồng ý)
Bước 3. Sau khi xác nhận xong, quay trở lại trình điều khiển của DownloadAir, như hình dưới đây


Bước 4. Để download từng hình thì bạn nhấn vào Albums rồi chọn hình bạn cần download và nhấn vào biểu tượng hình đám mây có dấu mũi tên hướng xuống.
Bước 5. Để download tất cả hình trên Flickr, bạn chọn Account backup, sau đó tick chọn 3 ô như hình ở trên rồi nhấn bắt đầu backup. DownloadAir sẽ tự động làm phần việc còn lại là download toàn bộ photos về máy.
Bước 6. Đừng tắt DownloadAir và chờ cho nó xong việc (xem thanh tiến trình ở khung bên trái như hình ở trên)
[Lưu ý quan trọng] : Hiện tại Math2IT chưa biết cách dùng Google Photos upload ảnh theo thư mục, thành thử tất cả các ảnh bạn upload lên dù đã theo thư mục nhưng nó vẫn chỉ ở chung một chỗ. Điều này dẫn đến rất khó trong quan lý và xem ảnh sau này. Cách khắc phục tạm thời là dùng Picasa để sync hình từ máy lên Google+, Google Photos
Download tất cả hình từ Flickr
Tự động upload lên Google Photos

Bước 1. May mắn là Google Photos có công cụ cho bạn tự động upload hình, chỉ việc download công cụ đó về ở link này.
Bước 2. Sau đó đăng nhập bằng một tài khoản Google mà bạn muốn dùng nó để lưu trữ ảnh.
Bước 3. Chọn nơi trong máy tính để Photos biết mà nó tự động upload lên khi có hình mới. Ở bước này bạn nhấn Add thêm thư mục của DownloadAir đã làm ở bước trên. Nghĩa là DownloadAir sẽ có nhiệm vụ download về thư mục này, còn Photos sẽ có nhiệm vụ upload hình trong thư mục này, hai quá trình này hoàn toàn tự động.


Bước 4. Nhớ chọn High quality (free unlimited storage) như hình ở trên để không giới hạn dung lượng lưu trữ. Trên websites của Photos, bạn có thể vào Settings và chọn cái
này như hình dưới.



Bước 3. Làm 1 tách cà phê và chờ thôi.


http://www.math2it.com/2015/05/download-tat-ca-anh-tu-flickr-va-upload.html 

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

TẬN DỤNG TÚI CHỐNG ẨM ĐỂ LÀM KHÔ THIẾT BỊ, CHỐNG TỤ SƯƠNG, BẢO QUẢN DAO CẠO,... CÒN GÌ NỮA?

Trên túi chống ẩm luôn cảnh báo chúng ta là hãy vứt đi, tuyệt đối không ăn vì sẽ dẫn tới ngộ độc chết người. Tuy nhiên khoan hãy vội vứt chúng đi bởi lẽ chúng ta có thể tận dụng khả năng chống ẩm để làm nhiều chuyện khác trong đời sống. Ở đây mình kể ra 5 cách mà chúng ta có thể tận dụng túi chống ẩm (thường bỏ trong các thiết bị điện tử, túi đồ, thức ăn đóng gói, sản phẩm dân dụng,...)


  1. Dùng túi chống ẩm để làm khô các thiết bị điện tử. Nếu lỡ làm rơi điện thoại hoặc thiết bị điện tử xuống nước thì trước giờ có cách làm phổ biến là cho vào gạo để hút ẩm. Tuy nhiên nếu muốn vệ sinh hơn chúng ta có thể dùng các túi chống ẩm và cho tất cả vào một cái lọ cũng có tác dụng tương tự.
  2. Chống tụ sương ở mặt trong kính xe. Mình có đọc ở một vài trang xe hơi thì người ta có thử đặt một số túi chống ẩm vào bên dưới kính xe hơi ở mặt trong để tránh hiện tượng tụ sương mù.
  3. Giữ cho dao cạo râu,... có tuổi thọ dài hơn. Sau khi dùng xong thì độ ẩm chính là kẻ thù của dao cạo râu, khiến nó nhanh bị gỉ và cùn. Dù có vẩy nước đi nhưng cũng không thể làm cho nó khô hoàn toàn được. Có cách là dùng túi chống ẩm và bỏ cùng với dao cạo râu vào một chiếc hộp hay lọ sẽ lấy được độ ẩm từ dao ra, từ đó giúp tuổi thọ nó tăng lên.
  4. Bỏ túi chống ẩm vào túi đựng giày, túi đồ tập gym hoặc giày sau khi đeo: điều này sẽ giúp hút ẩm từ mồ hôi, từ đó hạn chế phần nào vi khuẩn, giảm mùi khó chịu cho các sản phẩm này.
  5. Bảo vệ các bức ảnh cũ rửa hồi xưa. Chúng ta có thể đặt vài túi chống ẩm vào hộp đựng ảnh hoặc album ảnh, sẽ giúp ngăn chặn hơi ẩm làm hỏng những bức ảnh quý của chúng ta. Ngoài ra, nếu không muốn đầu tư một chiếc tủ chống ẩm hoành tráng thì một vài chiếc túi chống ẩm đặt chung với ống kính chụp ảnh rồi cho vào một cái hộp cũng có tác dụng chống ẩm phần nào.
  6. Bạn @Puppy Potter chia sẻ là "Vệ sinh dây đồng hồ da xong đặt dây vào hộp kín có túi chống ẩm để nhanh khô và giữ dây lâu hơn."
Trên đây chỉ là 5 cách gợi ý để chúng ta sử dụng túi chống ẩm - một vật tưởng chừng vứt đi nhưng thật ra vẫn còn khá hữu dụng. Bạn nào có ứng dụng nào nữa thì comment xuống bên dưới để cho mọi người cùng biết nhé. Mình sẽ theo dõi bài và cập nhật những cách hay vào trong post 1 để anh em vào sau dễ tham khảo hơn. Xin cám ơn và chúc vui vẻ.

https://tinhte.vn/threads/tan-dung-tui-chong-am-de-lam-kho-thiet-bi-chong-tu-suong-bao-quan-dao-cao-con-gi-nua.2575204/

[KICKSTARTER] FLIPFLIC: CÔNG CỤ NHỎ GỌN TỰ ĐỘNG HOÁ VIỆC ĐÓNG/MỞ RÈM CỬA

FlipFlic là công cụ giúp người sử dụng có thể tự động hoá việc đóng/mở rèm che cửa sổ, không phải dùng tay kéo thủ công như trước đây. Điểm đặc biệt của FlipFlic đó là nó không dùng pin, thay vào đó là tận dụng năng lượng mặt trời. FlipFlic cũng có thể thông minh tự động học hỏi khi nào người dùng cần mở rèm, khi nào không cần thiết mở. Bộ công cụ này cũng có ứng dụng riêng biệt trên smartphone, giúp ta có thể điều khiển từ xa.


5f92ea59771daa643141395cb28a23be_original.

Có thể nói FlipFlic sẽ biến chiếc rèm cửa sổ bình thường thành rèm cửa thông minh chỉ sau vài bước cài đặt đơn giản: các bạn chỉ việc gỡ dây kéo/thả rèm cửa thủ công ban đầu ra, sau đó gắn FlipFlic lên phần bị gỡ ra đó là xong. Để giúp cho FlipFlic có thể hoạt động liên tục, nhà sáng chế gợi ý người dùng nên gắn tấm pin năng lượng mặt trời nối với FlipFlic lên cửa sổ, giúp nó hấp thụ nhiều năng lượng vào ban ngày hơn.

Đó là bước cài đặt, chức năng của FlipFlic thì sao? FlipFlic có nhiệm vụ chính đó là biến rèm cửa sổ bình thường thành bức rèm thông minh thực thụ. Theo đó, nhờ vào việc được tích hợp cảm biến ánh sáng và nhiệt độ bên trong, bộ công cụ nhỏ gọn này có thể tự động điều chỉnh rèm mở hay đóng tùy vào nhu cầu của người sử dụng.

be292999703c3dd888812aceab2bfd84_original.

Lấy ví dụ như khi người dùng chọn chế độ Auto, và thiết lập khi nhiệt độ trong nhà vượt quá 30 độ thì rèm phải đóng. Lúc này, khi FlipFlic cảm nhận nhiệt độ trong nhà quá cao và vượt quá 30 độ, nó sẽ tự động đóng rèm mà không cần hỏi ý kiến chủ nhân. Điều tương tự khi ta thiết lập thời gian tự động đóng/mở rèm, hoặc khi FlipFlic cảm thấy phòng quá tối hay quá chói sáng.

04aab32569b64e132773117764a6269c_original.

Được biết, FlipFlic sẽ có ba chế độ cho người sử dụng chọn: tự động cảm biến và đóng/mở. Từng chế độ sẽ tương ứng với mốc thời gian khác nhau, ví dụ như bạn muốn từ 7 giờ sáng tới 10 giờ sáng thì FlipFlic sẽ tự động cảm nhận ánh sáng/nhiệt độ để quyết định mở hay đóng rèm, và từ 3 giờ chiều tới 5 giờ chiều thì FlipFlic sẽ phải mở rèm. Bạn cũng có thể điều khiển thủ công mở/đóng rèm theo nhiều góc độ (mở ít hay mở nhiều), tuỳ chọn mở/đóng trong một khoảng thời gian nhất định hay vĩnh viễn, tất cả đều chỉ với một núm xoay thông qua ứng dụng trên smartphone. À FlipFlic cũng cho phép người dùng chia sẻ quyền điều khiển với nhiều người khác trong nhà nữa.

Một số thông tin thu gọn về FlipFlic

Có tích hợp cảm biến ánh sáng và nhiệt độ
Tương thích với rèm dạng ngang lẫn dọc, bề rộng tối đa là 152cm
Dùng từ tính để dễ dàng trong việc lắp đặt
Kết nối Bluetooth 4.0 tới smartphone
Có cổng microUSB để sạc
Có công tắc On/Off, đèn LED thể hiện tình trạng kết nối, pin
Pin dung lượng hơn 500mAh, có thể dùng liên tục trong 30 ngày với một lần sạc

ff05c5df74812801c239e4fbb1edc95f_original.

Hiện tại thì FlipFlic đã là dự án gây quỹ thành công trên Kickstarter, nó chắc chắn sẽ được sản xuất và sớm bán ra thị trường. Để mua FlipFlic trong giai đoạn này, các bạn sẽ phải bỏ ra từ 85$ cho nguyên bộ FlipFlic đã bao gồm tấm pin năng lượng mặt trời, thời gian giao hàng dự kiến là vào tháng 1 năm 2017.



 

https://tinhte.vn/threads/kickstarter-flipflic-cong-cu-nho-gon-tu-dong-hoa-viec-dong-mo-rem-cua.2571878/

[INDIEGOGO] EROVR - CHIẾC XE ĐẨY HÀNG BIẾN HÌNH THÀNH 10 DẠNG, DỄ DÀNG CHUYỂN ĐỔI VÀ LẮP ĐẶT

Erovr là chiếc xe đẩy biến hình với rất nhiều công dụng và chức năng đa dạng, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người. Theo nhà sáng chế, Erovr có thể từ một bộ công cụ thu gọn bốn bánh trở thành một chiếc xe kéo hàng dạng đứng, dạng ngang, xe kéo, xe chứa hành lý, xe kéo ngang,...và có tổng cộng là 10 dạng xe khác nhau. Điều đặc biệt là ta có thể chuyển đổi hình dáng của Erovr một cách dễ dàng và nhanh chóng, không cần bất kỳ dụng cụ chuyên dụng nào.

10Poses.
Trước hết, cần phải biết rằng Erovr ở hình dạng ban đầu chỉ như một chiếc vali nhỏ gọn với bốn bánh ở phía dưới. Erovr có kích thước 58 x 53 x 18cm, trọng lượng toàn bộ là 11,3kg và nó có thể chịu tải được hàng hoá có tổng trọng lượng lên đến khoảng 113,4kg. Để có thể làm được điều này, nhà sản xuất cho biết Erovr sử dụng chất liệu cao cấp, độ bền và ổn định cao như tay cầm bằng thép, các điểm trụ và các thanh chắn làm bằng loại nhôm được sử dụng trên máy bay.

ErovrFolding.

Ở phần mặt phẳng, Erovr giấu tất cả thành phần bên trong dưới một tấm nhựa ABS. Bên dưới là bốn bánh có khả năng chuyển động 360 độ, với hai bánh sau có thể thay thế bởi những bánh kích thước khác phù hợp với nhu cầu từng người. Điểm hay nhất của Erovr đó là khi người dùng muốn thay thế hay lắp đặt hay biến hình cho Erovr, tất cả sẽ chỉ cần thao tác nhấn, kéo hoặc đẩy mà không cần dụng cụ nào. Bánh xe cũng vậy, chỉ cần ấn vào nút trên bánh để thay.

EroverStoring.

Bây giờ là đến phần chính, tức là khả năng biến hình của Erovr. Như đã đề cập, Erovr có thể biến thành 10 dạng xe khác nhau, và các bạn có thể xem hình dưới để hiểu rõ. Thực tế thì 10 dạng xe của Erovr rất dễ hiểu, nó chỉ đơn giản là kéo thanh chắn, dựng đứng xe, thay đổi thanh cầm tay, những việc làm đó đổi qua đổi lại sẽ ra tổng cộng 10 dạng xe, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người.

aaa.
Bên cạnh khả năng biến hình, Erovr cũng có nhiều phụ kiện bán kèm như dây móc nối Erovr với xe đạp, các thanh gắn thêm để có thể gắn cần câu khi đi câu cá, pin dự phòng và loa ngoài gắn thêm (pin dung lượng 11.000mAh, 2 cổng sạc USB - một đầu 1A và đầu 2,1A, có đèn LED báo hiệu), túi gắn ngoài để đựng thêm nhiều đồ cho Erovr.

img.
Rất nhiều tuỳ biến cho Erovr để phục vụ cho nhiều mcuj đích khác nhau​

Hiện tại thì Erovr đã gây quỹ thành công qua Indiegogo, để đặt Erovr trong giai đoạn này thì bạn cần phải bỏ ra từ 195$ (phí vận chuyển ngoài Mỹ và Canada là 80$), thời gian giao hàng dự kiến là vào tháng 12 năm nay. Ai muốn mua thì nhanh chóng đặt mua, bởi giá khi bán chính thức sẽ là gấp đôi tức là 390$ - chỉ còn hơn 2 ngày cho các bạn đặt mua trong giai đoạn gây quỹ.



erovr-cart-1.

erovr-cart-2.

 

https://tinhte.vn/threads/indiegogo-erovr-chiec-xe-day-hang-bien-hinh-thanh-10-dang-de-dang-chuyen-doi-va-lap-dat.2575124/

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

WISP - MÁY TÍNH KHÔNG CẦN PIN

Bùi Lê Duy
(PCWorldVN) Một chiếc máy tính với kích thước chỉ bằng chiếc kẹp giấy hoạt động không cần pin, có thể làm thay đổi từ thiết bị đeo cho đến nhiều thứ khác. Nhưng đây mới chỉ là tiềm năng.
Ngày nay, vấn đề lớn nhất trong thiết kế đồ chơi công nghệ mới là pin. Chính pin là rào cản, hạn chế đột phá về kiểu dáng, kích thước của điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị đeo khác. Điều đáng nói là công nghệ pin không cải tiến được là bao so với những công nghệ khác, còn tương lai của công nghệ pin lại tỏ ra không mấy tươi sáng.
Nhưng nếu hoàn toàn loại bỏ pin ra khỏi các thiết kế công nghiệp thì như thế nào? Đó là những gì mà phòng thí nghiệm Sensor Lab của Đại học Washington, Mỹ vừa thực hiện. Các nhà nghiên cứu tại đây đã tạo ra WISP, viết tắt của Wireless Identification and Sensing Platform, là một cảm biến và chip xử lý kết hợp, không cần pin hay bất kỳ nguồn năng lượng điện năng nào để hoạt động.
Thay vì vậy, nó nó lấy nguồn từ sóng radio phát ra từ một bộ đọc RFID chuẩn, gắn bên ngoài, giống công nghệ mà các cửa hàng bán lẻ dùng để chống trộm cắp, rồi chuyển chúng thành điện năng.
WISP tận dụng các sóng không dây sẵn có để chuyển thành điện năng.
WISP không phải thiết kế để thay thế cho chip trong điện thoại thông minh hay laptop của chúng ta. Nó có xung nhịp bộ xử lý và chức năng tương đương với Fitbit, trong đó tích hợp cảm biến nhận diện gia tốc và cảm biến nhiệt độ. Aaron Parks, một nhà nghiên cứu tại Sensor Lab, cho biết: "Nó không để chơi game, nhưng nó có thể theo dõi dữ liệu cảm ứng, làm vài tác vụ xử lý tối thiểu và giao tiếp được với thế giới bên ngoài." WISP có thể xử lý tín hiệu sóng radio mà Parks cho rằng sau đó nó sẽ xử lý được thông tin đầu vào, giống như mã morse.
Điều ngạc nhiên là Parks cho rằng WISP có thể truyền thông tin qua lại với các thiết bị khác rất nhanh. Nó có cùng băng thông với chuẩn Bluetooth Low Energy, là công nghệ không dây tiết kiệm điện năng mà hầu hết tai nghe và loa Bluetooth đều sử dụng. WISP là dự án đã lâu, có từ năm 2006, nhưng có được tính năng truyền thông hấp dẫn như vậy là nhờ đội ngũ của Sensor Lab két hợp với đại học Delft. Hiện tại, các nhà lập trình có thể tái lập trình không dây cho WISP.
Ví dụ, một bộ theo dõi sức khỏe dùng WISP bây giờ có thể tải về một chức năng theo dõi mới, hoặc cập nhật để sửa một lỗi nào đó mà không cần gắn thêm thứ gì vào WISP. Điều này rất quan trọng bởi vì chưa từng có tính năng nào tương tự trước đây.
WISP không chỉ là chip máy tính không cần pin. Parks cho rằng cũng có rất nhiều cảm biến không cần pin và tận dụng bất kỳ thứ gì sẵn có để chuyển thành điện, như sóng ti vi, sóng từ các trạm phát di động… Nhưng hiện tại, những dạng máy tính nhỏ như WISP vẫn còn rất hạn chế và chưa thể lập trình từ xa được. Bằng cách gép đôi WISP với một bộ đọc RFID, Parks cho rằng họ có thể tạo ra được một chiếc máy tính không cần pin nhưng có công năng hơn 10 lần so với WISP hiện nay.
Nhưng máy tính không dùng pin sẽ ứng dụng tốt nhất cho việc gì? Parks nói rằng nếu nghĩ đến một chiếc iPhone hay laptop chạy bằng sóng radio thì có lẽ còn xa vời, nhưng điều này không phải là không khả thi.
Nhưng ứng dụng thực tế nhất hiện nay của WISP sẽ nằm trong ngành kiến trúc, xây dựng. Nhúng những cảm biến này vào bê tông, tường nhà có thể giúp nhận diện được một tòa nhà có móng vững hay không, hay tòa nhà ấy đã "đến tuổi" phá đập vì quá cũ kỹ, hay WISP có thể nhận diện động đất mà con người không phải động chạm gì vào WISP thì mới biết được thông tin. Máy tính không dùng pin cũng rất thích hợp dùng cho các thiết bị cấy ghép trong y khoa để giám sát sức khỏe bệnh nhân. Ngành nông nghiệp cũng có thể hưởng lợi vì WISP có thể giám sát cùng lúc hàng ngàn cây trồng.



Cũng có nhiều ứng dụng tiêu dùng khác dành cho máy tính không dùng pin, như dây đeo theo dõi sức khỏe. Thậm chí, chúng ta có thể bỏ một chiếc máy tính không dùng pin vào trong điện thoại thông minh để có thể gửi tin nhắn khẩn khi pin của điện thoại bị hết.

Điểm hấp dẫn nhất của WISP chính là nó là một thiết bị IoT, nó biến những thiết bị gia dụng vô tri, vô giác thành ra thiết bị thông minh.


 http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong-nghe/2016/04/1248094/wisp-may-tinh-khong-can-pin/?utm_source=ar-related&utm_medium=referral&utm_campaign=relatednews