Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

IMAC 2017 CÓ CPU, RAM THAY ĐƯỢC NHƯNG ĐỂ MỞ MÁY RA KHÔNG DỄ, 3/10 ĐIỂM IFIXIT

Có tin vui và tin buồn cho bạn nào chuẩn bị mua iMac mới. Tin vui đó là RAM và CPU của iMac Mid 2017 hoàn toàn có thể tháo rời ra một cách dễ dàng, riêng CPU dùng socket LGA 1151 nên về lý thuyết là có thể thay được. Đây là chiếc iMac đầu tiên sử dụng CPU tháo rời từ năm 2012 đến năm. Tin buồn là để chạm được tới CPU và RAM thì bạn phải mở bung cả cái máy ra và điều này không hề dễ chút nào. Thật ra nếu bạn dám làm liều với chiếc máy giá 1.100$ của mình thì cũng không vấn đề gì, ít ra bạn cũng có thể nâng cấp nó nếu cần. iMac 2017 được đánh giá cũng chỉ có 3/10 điểm iFixit mà thôi.

iMac_4K_iFixit_ben_trong_1.jpeg
Không đổi mới nhiều về ngoại hình, iMac Mid 2017 chỉ làm mới cấu hình bên trong với CPU Kaby Lake và RAM nâng lên tối đa 32GB. Bản 21" vẫn có tùy chọn màn hình thường và màn hình 4K, riêng bản 27" thì chỉ còn dòng 5K.

iMac_4K_iFixit_ben_trong_2.jpeg
Một nâng cấp nữa đó là hai cổng USB-C + Thunderbolt 3 mới được bổ sung. Như vậy iMac đã có cổng USB-C giống như các máy MacBook.

iMac_4K_iFixit_ben_trong_3.jpeg
bắt đầu mở, và như thường lệ, bạn cần phải nạy ra.
iMac_4K_iFixit_ben_trong_4.jpeg
Xung quanh màn hình có dán keo vào khung nên việc mở máy này bạn không thể tự làm ở nhàiMac_4K_iFixit_ben_trong_5.jpeg
Thiết kế phần cứng bên trong của chiếc iMac 21", ổ giữa chính là CPU và quạt tản nhiệt. Có thể thấy rằng Apple dành rất nhiều không gian trống cho hơi nóng lan tỏa và làm giảm nhiệt độ của thiết bị nhanh chóng. Trên iMac Pro mà Apple sắp ra mắt vào cuối năm thì có tới 2 quạt và phần không gian này lại càng rộng hơn nữa.

iMac_4K_iFixit_ben_trong_6.jpeg
Cận cảnh đế tản nhiệt nằm ở chính giữa mainboard

iMac_4K_iFixit_ben_trong_7.jpeg
Gần cạnh dưới là micro, có một cái dây điện chạy đè lên, khá lạ lùng.

iMac_4K_iFixit_ben_trong_8.jpeg
Nguyên cục này là loa ngoài của máy tính
iMac_4K_iFixit_ben_trong_9.jpeg
Toàn cảnh bo mạch chủ của iMac 21", anh em có thể thấy được các cổng kết nối nằm kế bên.
iMac_4K_iFixit_ben_trong_10.jpeg
RAM của máy có thể gỡ ra dễ dàng vì dùng thanh tiêu chuẩn, không phải loại hàn chế trên bo mạch như MacBook

iMac_4K_iFixit_ben_trong_11.jpeg
Gỡ CPU ra dễ dàng khỏi socket, đi nguyên cụm bao gồm luôn cả những linh kiện tản nhiệt
iMac_4K_iFixit_ben_trong_12.jpeg
Có thể gỡ riêng phần chip ra, ở đây cần nạy lên khỏi lớp keo dẫn nhiệt

iMac_4K_iFixit_ben_trong_13.jpeg
Quen thuộc với anh em chơi desktop: pin CMOS
iMac_4K_iFixit_ben_trong_14.jpeg
Toàn cảnh mainboard. Màu đỏ là socket CPU, màu xanh dương là platform controller hub của Intel, màu cam là GPU AMD Radeon Pro 555, còn màu vàng là 2GB vRAM dùng cho chip đồ họa

iMac_4K_iFixit_ben_trong_15.jpeg
Màn hình của máy do LG cung cấp
iMac_4K_iFixit_ben_trong_16.jpeg
Camera iSight có thể được tiếp cận khá dễ. Trước đây iMac sử dụng hai microphone nằm phía sau camera này để làm nhiệm vụ lọc nhiễu, còn trong iMac 2017 có vẻ như hãng chỉ còn sử dụng 1 cái micro và đặt nó ở cạnh dưới màn hình, đằng sau tấm kính.

iMac_4K_iFixit_ben_trong_17.jpeg
Đây là cái micro nè, bé tí tẹo
iMac_4K_iFixit_ben_trong_18.jpeg
Toàn bộ linh kiện của iMac Mid 2017 bản 21"

Nguồn: iFixit

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

KASPERSKY TỐ MICROSOFT "DÌM HÀNG" PHẦN MỀM DIỆT VIRUS CỦA HỌ

Cho rằng Microsoft đã lợi dụng ưu thế của Windows để nâng phần mềm anti virus của họ lên, lấn át các phần mềm khác của bên thứ 3, Kaspersky Lab cách đây không lâu đã nộp đơn lên Cơ quan chống độc quyền của Nga (FAS). Sau đó dù phía Microsoft đã có một số thay đổi nhỏ nhưng Kaspersky Lab cho rằng vẫn chưa đủ nên mới đây, họ tiếp tục nộp đơn với chỉ trích tương tự lên Ủy ban Châu Âu cùng Cơ quan cạnh tranh liên bang Đức để phán xử.

Eugene Kaspersky, nhà đồng sáng lập hãng anti virus nổi tiếng cho rằng: “Microsoft đã dùng vị thế thống trị của họ trong thị trường hệ điều hành máy tính để tích cực ủng hộ cho phần mềm diệt virus vốn có chất lượng thấp hơn là Windows Defender, từ đó hạn chế sự tự lựa chọn giải pháp của người dùng.” Kaspersky cho rằng Microsoft đã loại bỏ phần mềm của họ khi người dùng nâng cấp lên Windows 10 và kích hoạt Windows Defender cài sẵn trong máy lên. Mặt khác, Kaspersky còn cho rằng Microsoft đã không cung cấp đủ thời gian để có thể test bảng cập nhật Windows 10 mới nhất một cách hoàn chỉnh để đảm bảo các phần mềm có tương thích hay không.

Được biết Microsoft đã dần cải thiện phần mềm anti virus Windows Defender của họ trong những năm qua và với Windows 10, hãng đã tích hợp sẵn phần mềm đó vào trong hệ thống, đồng thời mặc định là được kích hoạt. Trong khi Microsoft luôn khẳng định rằng cách làm này là để bảo vệ người dùng Windows nhưng các hãng phát triển phầm mềm anti virus khác, cụ thể là Kaspersky, luôn cho rằng đó là một cách cạnh tranh không công bằng. Phía Kaspersky cho rằng: “Chúng tôi muốn nhìn thấy tất cả những giải pháp bảo mật đều có thể được hoạt động trên nền tảng Windows như một sân chơi bình đẳng.”

Trong khi đó, Microsoft tin rằng Windows 10 hoàn toàn phù hợp với luật cạnh tranh. Người phát ngôn của hãng khẳng định: “Mục tiêu cơ bản của Microsoft chính là giúp người dùng luôn được bảo vệ. Chúng tôi tự tin rằng các tính năng bảo mật trên Windows 10 hoàn toàn tuân thủ theo các luật lệ về cạnh tranh. Và chúng tôi sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào từ phía người quản lý.”


Tham khảo Theverge, 4BP
 

https://tinhte.vn/threads/kaspersky-to-microsoft-dim-hang-phan-mem-diet-virus-cua-ho.2702774/

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

CÁCH CHẠY MACOS TRÊN WINDOWS 10 TRONG MÁY ẢO

Windows 10 là một hệ điều hành tuyệt vời. Chắc chắn nó cũng có nhiều tính năng chưa được hoàn hảo, nhưng có hệ điều hành nào mà không có. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn là fan của Microsoft và Windows, không có nghĩa là bạn không thể dùng hệ điều hành khác trên Windows. Và cách tốt nhất để làm điều đó là sử dụng hệ điều hành hiện tại của bạn và một máy ảo.
Trong bài hướng dẫn này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chạy macOS trong máy ảo, tạo Hackintosh ảo. Hackintosh là cái tên được đặt cho hệ thống không được hỗ trợ đang chạy bất kì hệ điều hành Mac nào.

Những thứ bạn cần để bắt đầu

Trước khi bắt đầu, bạn cần tải xuống và cài đặt một vài thứ. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo các máy ảo trong cả Oracle VM VirtualBox Manager (VirtualBox) và VMware Workstation Player (VMware Player).
  • VirtualBox - Tải xuống phiên bản mới nhất. Bài hướng dẫn này sử dụng phiên bản 5.1.22.
  • VMware Player - Tải xuống phiên bản mới nhất. Bài hướng dẫn này sử dụng phiên bản 12.5.5.
Chúng ta cũng sẽ cần bản sao của macOS Sierra. Techsviewer đã thực hiện phiên bản Itel [Google Drive download] có sẵn, và bạn sẽ tìm thấy một phiên bản AMD thông qua AMD OS X.
Bạn không chắc những thành phần nào tạo linh hồn cho hệ thống? Nhấn phím Windows + X và chọn System. Kiểm tra những thông số được liệt kê bên cạnh "Processor". Khi đã chắc chắn hãy tải xuống phiên bản Intel hoặc AMD.
Thông số kỹ thuật trong Windows 10
Việc tải xuống có thể tốn một chút thời gian. Sau tất cả, đó là toàn bộ hệ điều hành. Khi quá trình tải xuống hoàn tất, trích xuất nội dung đến một vị trí dễ nhớ. Đây là tệp Virtual Machine Disk Format (.VMDK) chứa hệ điều hành.
Khi đã sẵn sàng, di chuyển sang phần tiếp theo.

VirtualBox: Tạo máy ảo macOS

Mở VirtualBox, chọn New. Gõ macOS. VirtualBox sẽ phát hiện hệ điều hành khi bạn gõ. Mặc định là Mac OS X. Tuy nhiên, chúng ta cần thay đổi. Trong phần Version, chọn Mac OS X 10.11 El Capitan.
Gõ macOS để tìm kiếm hệ điều hành
Tiếp theo, thiết lập dung lượng RAM mà hệ điều hành ảo có thể sử dụng. Tôi đề nghị lượng RAM tối thiểu là 4 GB, nhưng nó chỉ là một phần trong tổng lượng RAM có sẵn. Cuối cùng, chúng ta cần gán một ổ đĩa cứng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng một tệp tin đĩa cứng ảo hiện có (Use an existing virtual hard disk file).
Thiết lập Ram 4GB
Chọn biểu tượng thư mục và duyệt nơi bạn đã trích xuất tập tin Virtual Machine Disk Format. Mở ra, đảm bảo bạn đã chọn đúng ổ đĩa ảo, sau đó nhấn vào Create.
Nhấp chọn Use an existing virtual hard disk file.

Tùy chỉnh cài đặt máy ảo

Để đảm bảo máy ảo hoạt động chính xác, chúng ta cần tùy chỉnh một số cài đặt.
Chọn Settings, tiếp theo là System. Di chuyển Floppy từ trình tự khởi động. Đảm bảo là Chipset được đặt thành ICH9.
Chọn tab Processor. Chỉ định hai bộ vi xử lý.
Tùy chỉnh Settings của máy ảo.
Trong các tùy chọn Display, đặt Video Memory là 128 MB. Nhấn OK để lưu các thay đổi. Giờ thì bạn có thể đóng VirtualBox hoàn toàn.

Các chỉnh sửa nhỏ

Thật không may, máy ảo không hoạt động kiểu thẳng cánh cò bay. Chúng ta cần vá bản VirtualBox trước khi máy ảo macOS hoạt động. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhập một số code trong Command Prompt. Nhưng đừng lo lắng, tôi sẽ hướng dẫn sơ qua.
Bắt đầu bằng cách nhấn phím Windows + X, sau đó chọn Command Prompt (Admin) từ menu. Tiếp theo, sử dụng lệnh dưới đây để định vị thư mục Oracle VirtualBox:
cd "C:\Program Files\Oracle\VirtualBox\"
Giờ thì nhập các lệnh sau, từng cái một. Điều chỉnh lệnh phù hợp với tên máy ảo của bạn. Ví dụ, tên máy ảo của tôi là "macOS MUO". Dưới đây là lệnh:
VBoxManage.exe modifyvm "macOS MUO" --cpuidset 00000001 000106e5 00100800 0098e3fd bfebfbff

VBoxManage setextradata "macOS MUO" "VBoxInternal/Devices/efi/0/Config/DmiSystemProduct" "iMac11,3"

VBoxManage setextradata "macOS MUO" "VBoxInternal/Devices/efi/0/Config/DmiSystemVersion" "1.0"

VBoxManage setextradata "macOS MUO" "VBoxInternal/Devices/efi/0/Config/DmiBoardProduct" "Iloveapple"

VBoxManage setextradata "macOS MUO" "VBoxInternal/Devices/smc/0/Config/DeviceKey" "ourhardworkbythesewordsguardedpleasedontsteal(c)AppleComputerInc"

VBoxManage setextradata "macOS MUO" "VBoxInternal/Devices/smc/0/Config/GetKeyFromRealSMC" 1
Sau khi hoàn thành các lệnh, đóng Command Prompt lại nếu bạn không gặp lỗi gì.
Đóng Command Prompt nếu bạn không gặp bất cứ lỗi gì.

Sẵn sàng khởi động

Mở lại VirtualBox. Nhấp đúp chuột vào máy ảo macOS để bắt đầu. Bạn sẽ thấy một dòng văn bản dài, với nền màn hình xám. Màn hình xám có thể mất vài giây để xóa - nhưng đừng lo. Khi nó giải quyết, bạn sẽ đến màn hình "Welcome" của macOS.
Màn hình Welcome của macOS
Từ đây, bạn có thể thiết lập máy ảo macOS khi bạn thấy phù hợp.

VMware: Patch VMware Workstation Player

Bạn thích VMware hay VirtualBox? Chúng ta có thể sử dụng cùng một tập tin VMDK chứa hệ điều hành, nhưng quá trình vá lỗi lại khác nhau. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tải xuống một trình mở khóa (tức là bản vá lỗi). Chúng tôi sẽ sử dụng Unlocker được tạo và cung cấp bởi InsanelyMac.
Tải xuống Unlocker và lưu nó ở bất cứ ổ nào mà bạn muốn. Chúng ta sẽ cần tới nó trong giây lát.
Duyệt qua vị trí bạn đã download Unlocker về. Trích xuất nội dung của kho lưu trữ. Quá trình này hoạt động hiệu quả nhất khi các thư mục cùng nằm trên một ổ đĩa (ví dụ: thư mục gốc của máy ảo VMware và các file được giải nén cùng được tìm thấy trong ổ C:\ drive).
Sau khi trích xuất, phải đảm bảo là VMware đã được đóng hoàn toàn. Sau đó, kích chuột phải vào tập lệnh win-install và chọn Run as administrator. Tập lệnh sẽ mở Command Prompt và tập lệnh vá sẽ chạy. Chú ý! Tập lệnh sẽ rê qua và bạn cần phải nắm bắt bất kì thông điệp “File not found” nào.
Kích chuột phải vào tập lệnh win-install
Khi bản vá hoàn thành,mở lại VMware.

Tạo máy ảo macOS

Chọn Create a New Virtual Machine. Sau đó chọn I will install the operating system later. Trên màn hình tiếp theo, chọn  Apple Mac OS X từ menu thả xuống. Nếu bạn không nhìn thấy tùy chọn  Apple Mac OS X, nghĩa là bản vá này chưa được cài đặt.
Chọn Apple Mac OS X từ menu thả xuống
Tiếp theo, chúng ta cần chọn tên cho máy ảo. Chọn tên nào dễ nhớ một chút, sau đó copy đường dẫn dưới đây tới một vị trí dễ nhớ - chúng ta sẽ cần nó để thực hiện một số chỉnh sửa. Trên màn hình kế tiếp, gắn với kích thước đĩa cứng tối đa được gợi ý, sau đó chọn Store virtual disk as a single file. Hoàn thành trình tạo đĩa ảo.
Giờ thì chúng ta cần chỉnh sửa các chi tiết phần cứng, cũng như nói với VMware vị trí của macOS VMDK.
Từ màn hình VMware chính, chọn máy ảo macOS, kích chuột phải và chọn Settings. Giống như VirtualBox, macOS chiếm ít nhất 4 GB bộ nhớ máy ảo. Bạn có thể phân bổ nhiều hơn nếu có RAM thay thế.
Giao diện Settings máy ảo
Tiếp theo, chỉnh sửa số lượng bộ xử lý có sẵn thành 2.
Bên dưới, loại bỏ các ổ đĩa cứng chúng ta đã tạo ra. Ngay lập tức chọn  Add > Hard Disk > SATA (Recommended), sau đó chọn Use an existing virtual disk..
Duyệt đến cùng một VMDK được sử dụng trong phần VirtualBox. Chọn Open, sau đó chọn Finish. Giờ thì đóng VMware lại.

Các chỉnh sửa nhỏ

Chúng ta phải thực hiện một chỉnh sửa nhỏ cho tập tin riêng lẻ ngay bây giờ. Tới vị trí mà bạn lưu máy ảo macOS. Vị trí mặc định là:
C:\Users\YOURNAME\Documents\Virtual Machines\YOUR MAC OS X FOLDER
Duyệt đến macOS.vmx, kích chuột phải và chọn Open with…, chọn Notepad từ bảng “How do you want to open this file”. Dĩ nhiên, nếu bạn muốn sử dụng trình soạn thảo văn bản thay thế, hãy sử dụng nó. Cuộn xuống dưới cùng của file cấu hình và thêm dòng dưới đây:
smc.version = "0"
Lưu lại và thoát Notepad.
Mở VMware, chọn máy ảo macOS và nhấn Play.
Màn hình welcome trong cài đặt máy ảo macOS

Troubleshooting

Có một vài điều có thể (và có lẽ sẽ) hoạt động sai trong quá trình cài đặt máy ảo macOS trong VMware Player Workstation. Tôi sẽ liệt kê một số và cách khắc phục nhanh chóng.
Nếu bạn không nhìn thấy “Apple Mac OS X” trong suốt trình tạo máy ảo, bạn cần xem xét lại quy trình bản vá. Đảm bảo mọi quá trình kết hợp với VMware Player đều tắt.
Nếu bạn nhận được thông báo “Mac OS X is not supported with binary translation” khi khởi động máy ảo, bạn cần kích hoạt ảo hóa trong cấu hình BIOS/ UEFI.
Nếu bạn nhận được thông báo “VMware Player unrecoverable error: (vcpu-0)” khi khởi động máy ảo, bạn cần quay lại tập tin cấu hình macOS.vmx và đảm bảo là bạn đã thêm dòng bổ sung và lưu chỉnh sửa.

Dùng thử ngay!

Bây giờ bạn đã tạo một máy ảo macOS trong VirtualBox hoặc VMware Player. Thử macOS trước khi bạn thực hiện chuyển đổi từ Windows hoặc sử dụng nó để truy cập vào một số ứng dụng có uy tín nhất mà Apple cung cấp.


https://quantrimang.com/cach-chay-macos-tren-windows-10-trong-may-ao-135202