Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

XIN HƯỚNG DẪN CÁCH CHÉP NHẠC VÀO ĐĨA CD CÓ TÊN BÀI HÁT

Trích Nguyên văn bởi maivanlinh Xem bài viết
Khi burn các file nhạc vào CD để làm đĩa CD nghe trên đầu CD player, thường các track nhạc được phát trên CD player hiện ra các số thứ tự 1,2...cho các bài hát đã thâu. Nay xin được hướng dẫn cách ghi các file nhạc mà khi nghe trên CD player có tên các bản nhạc như các CD của Lệ Quyên do Việt Tân Studio phát hành. Các phần mềm và cách thực hiện như thế nào để ghi vào đĩa CD.
Cám ơn trước các bạn.
maivanlinh,

Khi nói đến CD-Text là PHẢI nói đến sự phối hợp mật thiết giữa "Burning Software", đầu chép đĩa CD và đầu máy "CD Player"
[Phải hội ĐỦ tất cả. Không thể thiếu 1 trong 3 điều nói trên].

Khi "burn" một đĩa CD, ngoài những "track" NHẠC, một "file" CD-Text (chuyên chở tên bài hát + tên ca sĩ) sẽ được chép kèm theo đĩa.
[Nhờ vậy, đầu máy "CD Player" (có hổ trợ CD-Text) mới ĐỌC được tất cả những "thông tin" về các bài hát trên đĩa qua "file" CD-Text này.]

1. Qua tấm "screenshot" #1, Bạn cần lưu ý những điều sau đây:

a) TÊN của "file" nhạc (trong khung màu ĐỎ): Sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến "file" CD-Text.
b) TÊN của "track" nhạc + TÊN Ca Sĩ (trong khung màu xanh): Sẽ được ghi vào "file" CD-Text.

Do đó, Hehe!!! Chịu khó ngồi gõ cho hết...trước khi "burning".


Name:  CD Text-1.png
Views: 110
Size:  37,1 KB


2. Qua tấm "screenshot" #2, "Buring Software" + Đầu chép cần phải hổ trợ CD-Text trong việc chép đĩa CD.

Name:  CD Text-2.png
Views: 110
Size:  13,6 KB


Hy vọng giúp được Bạn phần nào trong việc chép nhạc có CD-Text.

NOTE:
Hãy dùng JetAudio => Đã được hướng dẫn rất chi tiết (từ A --> Z) tại ĐÂY: http://www.hdvietnam.com/diendan/4-s...ml#post2117230

http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/647279-xin-huong-dan-cach-chep-nhac.html


Hướng Dẫn: AUDIO CD / "Burn" .FLAC, .APE, .WAVE, .WMA, .MP3, v..v..


JETAudio

Name:  JetAudio.jpg
Views: 1636
Size:  7,1 KB


Theo những "step" sau:

01. "Install" JetAudio / (Hàng miễn phí) => "Download" tại ĐÂY!
02. "Restart" PC.
03. Bỏ đĩa mới vào đầu "Burn".
04. "Start"/"open" JetAudio
05. Click "Burn" (phía trên cao).
06. Click "Add Files..." (để đem nhạc vào)

Note: Muốn tạo "PlayList" => Dùng những "biểu tượng" có hình "mủi tên" LÊN, XUỐNG, để sắp đặt các "file" nhạc theo thứ tự tùy thích => Click "Export" => Chọn...

a) Nơi lưu trử.
b) Tên của "PlayList".
c) Save as type = M3U File (.m3u)
d) Encoding = UTF-8 (Dùng cho tiếng Việt có dấu) => Click "Save".


Ở đây, bạn có những điều để lựa chọn:

a) Gap between tracks (khoảng cách giữa những bài nhạc) => Chọn 1 hoặc 2 giây đồng hồ.
b) Normalize volume (âm lượng đồng đều nhau cho những bài nhạc) => Thêm vào dấu "x" & chọn trị số từ 5 -> 10 (tùy thích) / Nếu không muốn => Bỏ trống ở đây.

07. Click "Start" => Chọn "Direct Control (SCSI Command)..."
08. Click "OK" => Ở đây, bạn có những điều để lựa chọn:

a) Chọn đúng đầu "burn".
b) Chọn "Burn using Disc-at-Once"
c) Lấy tốc độ "burn" thấp nhất (1x nếu có thể).
d) Thêm vào dấu "x" tại "Enable Burn-Proof".
e) Thêm vào dấu "x" tại "Write CD-Text Information..."

09. Click "OK"
10. Chấm hết & "Good Luck"!

Note:
1. KHÔNG dùng đến "Keyboard" & "Mouse" trong suốt thời gian "burning" này (để khỏi gây gián đoạn, cản trở công việc của "software" và đầu "burn").
2. Không phải đầu máy chép nào cũng "support" TAO/Track-At-Once. Trong trường hợp gặp phải trở ngại, chọn DAO/Disc-At-Once


http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/239902-huong-dan-lam-audio-cd-burn.html#post2117230 

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

4 MẪU CHIP XỬ LÝ KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH CHƠI GAME

CPU có tầm quan trọng không kém khi xây dựng cấu hình máy tính chơi game.

Thông thường khi xây dựng cấu hình máy tính để "chiến" được những tựa game đồ họa cao, GPU rõ ràng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên CPU cũng đóng vai trò quan trọng không kém. CPU có nhiệm vụ giải nén các mức dữ liệu (level data), mô phỏng các chuyển động vật lý trong game.
Việc lựa chọn mẫu chip tốt nhất cho chơi game khiến không ít game thủ gặp khó khăn và bối rối do sự đa dạng về mẫu mã và tính năng. Tuy nhiên những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những lựa chọn tốt nhất cho mình.
Tầm quan trọng của CPU trong game
4 mẫu chip xử lý không thể bỏ qua khi xây dựng cấu hình máy tính chơi game
Trước khi điểm mặt những mẫu CPU tốt nhất cho cấu hình laptop chơi game, chúng ta hãy thử cùng nói về mối liên hệ, vai trò của CPU trong game như thế nào. Đây là một kiến thức hữu ích vì nó là cơ sở quan trọng nhất giúp bạn lựa chọn được model phù hợp nhất.
Thông thường trong game, CPU không chịu trách nhiệm render đồ họa. Thay vào đó, nó xử lý nhiều tác vụ quan trọng khác, bao gồm các chuyển động vật lý, AI, giải nén dữ liệu khi một level trong game được tải, chạy mã mạng (network code) trong các game multiplayer.
Mặc dù các tác vụ này không phải dễ hình dung như các tác vụ của GPU, nhưng đây là những nhiệm vụ quan trọng. Do đó, nếu bạn không quan tâm đầu tư và lựa chọn 1 model CPU có hiệu năng kém, tốc độ khung hình khi chơi game sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Bạn sẽ nhận thấy sự ảnh hưởng này rõ ràng nhất trong các game có môi trường lớn, trong chuyển động vật lý thực tế.
Không chỉ là tốc độ khung hình (frame rate), thời gian khung hình (frame time - tổng thời gian cần để render 1 khung hình mới) cũng rất quan trọng. CPU hiệu năng kém có thể đẩy thời gian này lên cao, khiến cho trải nghiệm gameplay không mượt mà mặc dù tốc độ khung hình vẫn giữ được ở mức cao.
Chip desktop hiệu năng chơi game tốt nhất: Intel Core i7-3770K
4 mẫu chip xử lý không thể bỏ qua khi xây dựng cấu hình máy tính chơi game
Intel đã tung ra thế hệ chip Core i thứ 4, tên mã Haswell, do đó, việc bình chọn cho 1 model ở đời Core i thứ 3 như i7-3770K, có thể sẽ khiến bạn hơi ngạc nhiên. Tuy nhiên sau khi xem xét một cách toàn diện ở nhiều mặt, đây vẫn là model đáng tiền nhất chứ không phải là người hậu duệ Haswell của nó - Core i7-4770K.
Thứ nhất về mặt hiệu năng, các bài benchmark đều cho thấy i7-3770K là một trong số các model cho hiệu năng thuần (raw) tốt nhất. Mẫu chip 4 nhân này của Intel không chỉ cho tốc độ khung hình cao mà thời gian khung hình cũng cực thấp. Trong khi đó các benchmark chỉ ra rằng Core i7-4770K mặc dù ra đời sau và giá đắt hơn nhưng hiệu năng cao hơn không là bao, chỉ nhỉnh hơn i7-3770K khoảng 1 đến 2%, không đáng kể so với số tiền chênh thêm mà bạn phải bỏ ra. Giá của 3770K vào khoảng $319, trong khi 4770K có giá $339.
Bên cạnh đó, i7-3770K còn nổi bật ở khả năng cho phép ép xung dễ dàng. Bạn có thể dễ dàng tăng xung nhịp của model này lên 4,5 GHz chỉ bằng phương pháp tản nhiệt khí thông thường. Một số người dùng thậm chí đẩy được xung chip lên 4,8 và 4,9 GHz. Mẫu 4770K cũng có thể đạt mức tốc độ tương đương nhưng theo các đánh giá, model này sẽ chạy nóng hơn và đôi khi phải cần tới tản nhiệt nước. Ngoài ra, số lượng bo mạch chủ tương thích với 3770K cũng nhiều hơn và rẻ hơn so với 4770K.
Chip desktop có p/p tốt nhất: Intel Core i5-3470
4 mẫu chip xử lý không thể bỏ qua khi xây dựng cấu hình máy tính chơi game
Có giá rẻ hơn tới $120 so với Core i7-3770K, nhưng các bài benchmark chỉ ra rằng Core i5-3470 chỉ thua kém 3770K khoảng 5%. Trong nhiều game, i5-3470 cho tốc độ khung hình thua 3770K chỉ 2 khung hình. Thời gian khung hình của model này cũng rất thấp. Nói chung trong thực tế hiệu năng của Core i5-3470 là tương đương với 3770K và nếu không dư dả tài chính và quan tâm tới việc ép xung, chẳng việc gì bạn phải lựa chọn 3770K cả.
Cũng giống như trường hợp của 3770K và 4770K, bạn cũng không cần phải lựa chọn i5-4570 bởi mức chênh hiệu năng của i5-4570 không nhiều đặc biệt là trong game, trong khi giá đắt hơn, số lượng bo mạch chủ hỗ trợ cũng ít hơn và đắt hơn.
Chip chơi game giá rẻ tốt nhất: AMD FX-4100
 4 mẫu chip xử lý không thể bỏ qua khi xây dựng cấu hình máy tính chơi game
 
 Chip của AMD thường không thể cạnh tranh với chip Intel ở mặt trải nghiệm game, đặc biệt là hiệu năng mỗi xung nhịp - yếu tố quan trọng cho game. Tuy nhiên bù lại AMD có các mẫu chip 4 nhân giá rẻ, điều mà Intel không làm được. FX-4100 là một ví dụ. Model này chỉ có giá 99 USD và có thể cho tốc độ lên tới 60 fps ở hầu hết game (tất nhiên là khi được dùng cùng 1 model GPU thích hợp).
Chip chơi game trên laptop: Intel Core i7 4 nhân
4 mẫu chip xử lý không thể bỏ qua khi xây dựng cấu hình máy tính chơi game
Chip Core i7 4 nhân của Intel là lựa chọn tốt nhất khi mua laptop chuyên dụng cho chơi game. Chúng cho hiệu năng có thể nói là chỉ kém hơn chip để bàn 1 ít trong khi vẫn đảm bảo thời lượng pin tốt cho thiết bị.
Một chú ý là nếu chi phí không quá dư dả, bạn không cần thiết phải lựa chọn các model Core i7 4 nhân cao cấp. Giá của chúng sẽ bị đội lên khá nhiều trong khi phần hiệu năng nhận được thêm không quá lớn. Ngoài ra, không như chip cho desktop, bạn nên lựa chọn các model chip Haswell trên laptop do đời chip mới của Intel sẽ giúp cho thời lượng pin của máy được cải thiện đáng kể.
 

XÂY DỰNG CẤU HÌNH TỐI THIỂU CHO GAME THỦ: 5,5 TRIỆU ĐỒNG

Đây là cấu hình tối thiểu bạn cần trang bị để có trải nghiệm game chấp nhận được.

Trong thời đại kĩ thuật số hiện nay, việc sở hữu một chiếc laptop, máy tính cá nhân không còn là việc quá khó khăn đối với nhiều người. Hiện nay trên thị trường có hàng ngàn loại thiết bị khác nhau với đủ các tính năng từ bình dân tới cao cấp, cùng vô vàn linh kiện điện tử phụ trợ kèm theo. Tuy nhiên, việc chọn ra một bộ hợp với mình nhất là điều không hề đơn giản.
Nhằm giúp độc giả có được sự lựa chọn hợp lý nhất cho riêng mình, GenK sẽ reset lại chuỗi bài tư vấn cấu hình trong từng tầm giá, bắt đầu bằng cấu hình tối thiểu dùng đồ họa tích hợp cho các game thủ không dư dả.
Do nhu cầu sử dụng màn hình của mỗi người khác nhau, nên GenK sẽ chỉ tư vấn xây dựng cấu hình, còn màn hình các bạn tự chọn lựa theo yêu cầu bản thân.
* Giá sản phẩm trong bài viết được lấy theo công ty máy tính Hà Nội (43 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội). Tùy theo nơi bán giá có thể thay đổi hơn kém nhưng không nhiều, hoặc bạn đọc có thể tùy chọn sản phẩm khác có thông số tương tự.
Bo mạch chủ: MSI FM2 A55M-E33 – 1.450.000 VNĐ
Bộ xử lý: AMD Trinity A4-5300 3,4 GHz – 1.180.000 VNĐ
Bộ nhớ trong: 2 x 2 GB Kingston HyperX Genesis 1600 -> 1.070.000 VNĐ
Đồ họa: onboard Radeon HD 7480D
Ổ cứng: Seagate 500 GB 7200rpm – 1.200.000 VNĐ
Nguồn máy tính: Acbel 350 ATX – 415.000 VNĐ
Vỏ case: CoolerPlus hoặc Golden Field hoặc Orient hoặc Vicom – 275.000 VNĐ
Tổng: 5.590.000 VNĐ
Bộ xử lý AMD Trinity A4-5300 với đồ họa tích hợp Radeon HD 7480D – 1.180.000 VNĐ
Xung nhịp: 3400 MHz (Turbo 3600 MHz)
Nhân / Luồng: 2 / 2
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 64 KB + 2 x 16 KB, 1 MB
Socket: FM2
TDP: 65W
Xung đồ họa: 723 MHz
Xây dựng cấu hình tối thiểu cho game thủ: 5,5 triệu đồng
 
Dù xung nhịp tận 3,4 GHz nhưng nếu so hiệu năng xử lý, A4-5300 vẫn còn thua con chip rẻ nhất của Intel là Celeron G1610. Tuy nhiên đối với cấu hình chạy VGA onboard, hiệu năng đồ họa tích hợp là thứ chúng ta cần ưu tiên. So với HD Graphics của G1610, HD 7480D mạnh hơn từ 50 tới 70% tùy game và phép thử. Thậm chí đứng về hiệu năng khi dùng đồ họa tích hợp, nhiều game A4-5300 còn mạnh hơn cả Core i3-3225 nữa!
Như quan điểm của tôi trong các bài tư vấn cấu hình, sự cân đối hiệu năng giữa CPU và VGA là yếu tố quan trọng nhất để game thủ đạt được hiệu năng cao nhất so với số tiền bỏ ra. Vì thế đối với cấu hình tối thiểu cho game, A4-5300 là lựa chọn hợp lý nhất, ăn đứt tất cả các con chip khác của Intel.
Xây dựng cấu hình tối thiểu cho game thủ: 5,5 triệu đồng
 
 Bộ nhớ trong: 2 x 2 GB Kingston HyperX Genesis 1600 – 1.070.000 VNĐ
Tại sao phải là kit 2 x 2 GB 1600 chứ không phải thanh 4 GB 1333 lẻ giá chỉ bằng 2/3? Nguyên nhân do băng thông bộ nhớ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu năng đồ họa tích hợp của các bộ xử lý Trinity. Một số người dùng đã thử nghiệm và rút ra kết luận rằng: Dual Channel (2 thanh) cho hiệu năng đồ họa cao hơn 30% so với Single Channel (1 thanh), đồng thời mỗi 266 MHz xung RAM tăng thêm 9% hiệu năng nữa!
Xây dựng cấu hình tối thiểu cho game thủ: 5,5 triệu đồng
 
 Tuy nhiên kit RAM này cũng có nhược điểm là khó nâng cấp dung lượng sau này, bởi bo mạch chủ mà tôi chọn chỉ có 2 khe cắm RAM. Khả năng nâng cấp và giá thành tối thiểu là 2 điều rất khó vẹn toàn.
Bo mạch chủ: MSI FM2 A55M-E33 – 1.450.000 VNĐ
Sản phẩm tôi chọn có giá rẻ nhất trong số các bo mạch chủ socket FM2 hiện nay. Với Trinity A4-5300, thực sự bạn cũng không cần một mainboard xịn hơn làm gì. Dù giá rẻ nhưng A55M-E33 vẫn đầy đủ 5 phase điện cho khả năng nâng cấp sau này (lên X4 740 chẳng hạn). Khe cắm PCI-Express 16x sẵn sàng cho một card đồ họa rời thay cho HD 7480D “chống cháy”. Cổng xuất hình trên main cũng rất hợp lý với 1 cổng VGA và 1 cổng HDMI, giúp bộ máy có thể đảm nhận vai trò của một HTPC giải trí.
Duy nhất 1 điểm yếu là main chỉ có 2 khe cắm RAM, khó nâng cấp thêm dung lượng bởi chúng ta lựa chọn kit nhớ 2 x 2 GB.
Xây dựng cấu hình tối thiểu cho game thủ: 5,5 triệu đồng
 
Ổ cứng: Seagate 500 GB – 1.200.000 VNĐ
Đối với dung lượng khổng lồ của các bộ cài game hiện nay, đồng thời cả nhu cầu  lưu trữ, nhạc và phim ảnh, ổ cứng 500 GB tôi e rằng mới chỉ vừa đủ. Các ổ cứng dung lượng 250 GB chỉ rẻ hơn tầm 150.000 VNĐ, nên chẳng có lý do gì chúng ta phải tiết kiệm mà chọn chúng.
Nguồn máy tính: Acbel 350 ATX – 415.000 VNĐ
Với 1 cấu hình không VGA rời, chúng ta không cần đến bộ nguồn công suất cao làm gì. Và Acbel luôn là cái tên đáng tin cậy trong các bộ máy cấu hình thấp (cũng có thể lý do chính là… rẻ). Với bộ nguồn này, sau này người dùng có thể nâng cấp thêm card đồ họa rời không nguồn phụ như HD 7730 hay HD 7750.
Xây dựng cấu hình tối thiểu cho game thủ: 5,5 triệu đồng
 
Vỏ case: CoolerPlus hoặc Golden Field hoặc Orient hoặc Vicom – 275.000 VNĐ
Vỏ case giá rẻ hiện có hình thức tương đối đẹp, dù rằng chất liệu thép hơi mỏng và tản nhiệt không tốt bằng các thùng máy đắt tiền hơn. Với tầm tiền và phần cứng chúng ta lựa chọn, đây là các sản phẩm phù hợp. Bạn có thể đến nơi bán lựa chọn thùng máy ưng mắt nhất đối với mình.
Xây dựng cấu hình tối thiểu cho game thủ: 5,5 triệu đồng
 
Trong bài viết sau, chúng ta sẽ xây dựng cấu hình khoảng 6,5 triệu đồng – tạm ổn cho nhu cầu chiến game màn 18,5 inch. GenK hoan nghênh ý kiến đóng góp và phản bác về cấu hình của các bạn độc giả, giúp cho chuyên mục được hoàn thiện hơn.
 

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Chỉnh sửa ảnh cực đẹp với "hàng hiệu" từ Autodesk trên Google Chrome

Autodesk vừa giới thiệu ứng dụng chỉnh sửa ảnh dành cho Google Chrome mang tên Pixlr Touch Up.

Autodesk, hãng phần mềm nổi tiếng về các sản phẩm phần mềm xây dựng mô hình 3D như AutoCAD hay 3ds Max vừa giới thiệu ứng dụng chỉnh sửa ảnh dành cho Google Chrome mang tên Pixlr Touch Up.
Bên cạnh 2 ứng dụng chỉnh sửa ảnh khá đẹp dành cho hệ điều hành di động Android và iOS là Pixlr-o-matic và Pixlr Express thì có vẻ như trình duyệt Google Chrome sẽ là đối tượng người dùng tiếp theo mà Autodesk hướng đến.
Cũng tương tự như 2 ứng dụng trên, Pixlr Touch Up được phát hành hoàn toàn miễn phí, và sau khi tải về, ứng dụng Pixlr Touch Up có thể hoạt động ngay. Người dùng có thể sử dụng ảnh từ máy tính hoặc từ Google Drive để bắt đầu chỉnh sửa theo ý thích. Pixlr Touch Up hỗ trợ một số định dạng ảnh thông dụng hiện nay như PNG, JPG, GIF, BMP. Giao diện hoạt động của Pixlr Touch Up là một cửa sổ độc lập hoàn toàn, nhìn khá đẹp và hiện đại.
Chỉnh sửa ảnh cực đẹp với "hàng hiệu" từ Autodesk trên Google Chrome
Khi đưa hình ảnh vào chỉnh sửa, ứng dụng sẽ chuyển sang giao diện lựa chọn cách chỉnh sửa. Có khá nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh mà Pixlr Touch Up cung cấp. Khi bạn tiến hành lựa chọn và chỉnh sửa, nhớ nhấn ‘Apply’ để lưu lại nhé.
Chỉnh sửa ảnh cực đẹp với "hàng hiệu" từ Autodesk trên Google Chrome
Tính năng chính của Pixlr Touch Up là các hiệu ứng hình ảnh (Effects), tính năng này cung cấp khá nhiều các hiệu ứng để bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng cung cấp thanh cường độ để bạn điều chỉnh sao cho ưng ý. Sau khi chọn xong, bạn hãy nhấn ‘Apply’ để lưu lại hiệu ứng nhé.
Chỉnh sửa ảnh cực đẹp với "hàng hiệu" từ Autodesk trên Google Chrome
Hiện tại Pixlr Touch Up đã có trên Chrome Web Store, bạn đọc có thể tìm và tải về cho trình duyệt của mình hoặc tại đây. Lần khởi động đầu tiên sẽ hơi chậm vì Pixlr Touch Up tiến hành tải dữ liệu về. Chúc bạn có những tấm ảnh đẹp từ Pixlr Touch Up nhé.
 

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

PHẦN MỀM ĐỔI TÊN FILE/FOLDER THÔNG MINH VÀ ĐA NĂNG

Bạn có một bộ sưu tập hình ảnh thật đồ sộ, hoặc một kho nhạc với hàng ngàn bài hát. Thế nhưng tên của chúng lại rất lộn xộn, không theo một trật tự nào cả. Điều đó có thể làm cho bạn gặp phải rất nhiều khó khăn khi muốn tìm hoặc chọn nhanh một file nào đó. Và bạn đang muốn đặt lại tên để cho chúng được gọn gàng, ngăn nắp hơn? Ví dụ: Hoa 01.jpg, Hoa 02.jpg… Thế nhưng, nếu làm theo cách thủ công thì có lẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Nghĩ đến điều đó có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy nản lòng. Nhưng nay với phần mềm File Renamer Turbo (FRT) thì mọi việc sẽ được giải quyết một cách rất nhanh chóng!
Bạn có thể tải phiên bản 2.51 kèm số đăng ký của chương trình (với dung lượng 4,71MB) tại địa chỉ http://tinyurl.com/pctips0619.

Những chức năng chính của chương trình:
• Đổi tên hàng loạt file và folder rất nhanh chóng.
• Thiết lập ID3 và tag cho các file nhạc MP3, WMA, OGG, APE, FLAC, M4A, MPC.
• Tự động tìm kiếm các thông tin của album nhạc tại trang MusicBrainz.org.
• Chèn các dữ liệu đặc biệt vào tên file như ID3 tag, chiều rộng và cao của hình.
• Thay đổi lại thuộc tính và ngày tháng của file.
• Có thể sắp xếp lại các file và folder vào một thư mục mới.
• Nhiều cách đổi tên với hơn 20 bộ lọc khác nhau.
• Bạn có thể Undo và Redo mọi thao tác (trong phiên làm việc hiện tại).
Sau khi tải về, bạn hãy tiến hành cài đặt và chạy chương trình từ shortcut trên Desktop. FRT có giao diện khá đẹp và dễ sử dụng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 7 kiểu giao diện khác nhau tại mục Display trong menu Options.
Image
Nếu muốn thêm file vào danh sách đổi tên, bạn hãy bấm nút Add Files. Muốn thêm tất cả các file trong một thư mục (kể cả các file trong các thư mục con), bạn hãy bấm nút Add Files in Folder. Còn nếu bạn chỉ muốn đổi tên của các thư mục thì bấm nút Add Folders.
Sau khi đã thêm các file hoặc thư mục vào chương trình, bạn có thể bấm vào nút Add Basic Filter hay Add Advanced Filter và chọn một trong số 23 bộ lọc (filter) để thực hiện việc đổi tên. Lưu ý là bạn cũng có thể kết hợp nhiều bộ lọc khác nhau cùng một lúc! Khi đã lựa chọn và thiết lập thông số cho các bộ lọc xong, bạn có thể thấy trước tên mới của các file hay thư mục bên phần New File Name với màu đỏ. Cuối cùng, bạn bấm nút Rename để tiến hành công việc đổi tên. Nếu bạn đã đổi tên nhưng chưa hài lòng thì bấm nút Undo để khôi phục lại tình trạng trước đó.

Dưới đây là danh sách và tính năng chính của các bộ lọc.
* Add Basic Filter:
- Find & Replace: tìm kiếm và thay thế các từ trong tên file hoặc thư mục, có thể phân biệt kiểu chữ hoa, chữ thường. Bạn có thể giới hạn số lần thay thế trong một tên file tại mục Number of occurrences to replace.
- Insert: thêm một đoạn text hay thông số bất kỳ vào tên file. Ví dụ như thêm các thông số về chiều rộng, chiều cao hoặc độ phân giải của các file hình, thêm bitrate cho các file nhạc, thêm dung lượng của file... Bạn có thể để cho chương trình tự động thực hiện công việc này giúp bạn bằng cách bấm vào nút Image, nó sẽ xuất hiện một menu giống như hình minh họa, bạn chỉ việc chọn lựa các thông số theo ý thích nữa mà thôi. Ví dụ đoạn <imagewidth>x<imageheight> sẽ chèn chiều rộng và chiều cao vào sau tên hình ảnh.
Image
- Capitalize Text: thay đổi kiểu chữ hoa, chữ thường trong tên file hoặc phần mở rộng với 9 kiểu khác nhau.
- Remove Spaces: lược bỏ các khoảng trắng trong tên file. Bạn có thể đánh dấu chọn mục Replace multiple spaces with one space để chương trình tự động thay thế những chỗ có nhiều hơn một khoảng trắng bằng một khoảng trắng duy nhất. Hoặc đánh dấu chọn mục Remove all spaces để chương trình loại bỏ tất cả các khoảng trắng có trong tên file.
- Set File Extension: tạo mới, thay đổi hoặc bỏ phần mở rộng của file.
- Music Tag Setter: thiết lập tag cho các file nhạc như Artist, Title, Album, Genre…
- Music Tag Remover: gỡ bỏ tất cả các tag hoặc ID3v1, ID3v2 cho các file nhạc.
- Search Music Album Online: đổi tên và thiết lập tag cho các file nhạc sau khi tìm kiếm thông tin trên trang Web MusicBrainz.org, yêu cầu máy có kết nối Internet.
* Add Advanced Filter:
- Add Leading Zeros: thêm hoặc bớt số không (0) trước các số có trong tên file.
- Attribute Setter: thiết đặt thuộc tính cho file.
- Casing List: thay thế kiểu chữ hoa, chữ thường của các từ thông dụng như: and, as, CD, for, of, or, the… Bạn có thể sử dụng file mẫu Casinglist-example.txt mặc định của chương trình hoặc tự tạo ra một file danh sách khác cho riêng mình.
- Counter: thêm bộ đếm số thứ tự hay chữ cái vào trước (Suffix) hoặc sau (Prefix) tên các file. Bạn có thể chọn kiểu đếm bằng số hoặc chữ cái tại mục Counter Type. Bạn hãy giữ lại phần nội dung <filename> để chương trình giữ lại phần tên hiện tại của file.
- Date and Time Setter: thiết lập lại ngày giờ của các mục tạo, sửa đổi hoặc truy xuất trong thuộc tính của các file.
- Extract: lược bỏ hoàn toàn tên file (trừ phần mở rộng) hay thiết lập giới hạn số lượng ký tự có trong tên một file. Có thể lược bỏ từ bên phải hoặc trái của tên file.
- Extract Between: lược bỏ số lượng ký tự bất kỳ từ bên trái và phải của tên file.
- Formatter: định dạng lại kiểu tên của các file và thư mục.
- Move Files & Folders: di chuyển các file vào một thư mục mới sau khi đổi tên.
- Remove Duplicate Characters: lược bỏ các chữ cái trùng nhau có trong tên file. Ví dụ file có tên Oppps.jpg sẽ được đổi thành Ops.jpg.
- Remove Parenthesis: tìm và xóa các cặp dấu ngoặc () [] {} có trong tên file.
- Seperate Capitalized Text: thêm một khoảng trắng trước các ký tự dạng chữ hoa. Ví dụ file có tên HereWithoutYou.mp3 sẽ đổi thành Here Without You.mp3.
- Token Mover: đổi vị trí phần tên file ở 2 bên dấu – (bạn có thể đặt lại dấu hay ký tự khác). Ví dụ file I swear – All 4 One.mp3 sẽ đổi thành All 4 One – I swear.mp3.
- Trim: xóa bớt đi một số lượng ký tự bất kỳ từ phía bên phải hoặc trái của tên file.
- Trim Between: xóa bớt đi một số lượng ký tự bất kỳ ở trong vùng mà bạn chọn.
Bạn có thể bấm nút Image để xóa các file hay các bộ lọc ra khỏi danh sách. Còn nút Image là để xóa tất cả file hay bộ lọc ra khỏi danh sách. Bạn cũng có thể bấm nút Image để lưu lại danh sách các file hay danh sách các bộ lọc riêng của bạn để sử dụng lại cho lần sau.
Chương trình còn nhiều điểm hay nữa đang chờ bạn khám phá đấy! Nếu có gì cần thắc mắc thêm thì xin bạn hãy liên hệ với tôi theo địa chỉ e-mail: quangnhan27@gmail.com.
NGUYỄN QUANG NHÂN (Đồng Nai)

SO SÁNH GOOGLE CHROMECAST VỚI APPLE AIRPLAY

chromecast-vs-apple-tv-airplay.

Chiếc Google Chromecast là một giải pháp đơn giản và rẻ tiền để mang nội dung từ Internet về với TV của bạn, và nó là một nền tảng mới để nhiều công ty nội dung, dịch vụ video trực tuyến tiếp cận với người dùng. Thế nhưng Chromecast (và công nghệ Google Cast giúp nó hoạt động) xuất hiện trong thời buổi của AirPlay, một giao thức truyền nội dung không dây từ thiết bị iOS hay máy tính Mac ra màn hình ngoài thông qua Apple TV. Vậy Chromecast khác biệt như thế nào so với cách thức của Apple?

Việc tích hợp và sử dụng trên các thiết bị

AirPlay được tích hợp vào hầu hết những chiếc iPhone, iPad hiện nay, và nó cũng hoạt động với một số máy tính Mac mới nữa. Để sử dụng AirPlay, người dùng sẽ cần đến chiếc Apple TV (giá 99$) có chức năng như một "đầu thu tín hiệu" và gắn trực tiếp vào TV. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể truyền nhạc không dây đến các bộ loa và dàn âm thanh được gắn mác "Made for AirPlay" với nhiều mức giá khác nhau. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, AirPlay đã có một lượng người dùng nhất định và đã thiết lập được vị thế của mình: khách hàng biết làm thế nào để dùng nó, lập trình viên biết làm thế nào để đẩy AirPlay vượt ra khỏi việc truyền âm thanh, hình ảnh đơn thuần. Họ đã làm ra những game có thể chơi kết hợp với AirPlay (một số game đua xe chẳng hạn), tức vừa xài màn hình trên thiết bị iOS, vừa xài màn hình lớn ở ngoài.

Trong khi đó, Google bán ra Chromecast với giá chỉ 35$, thấp hơn rất nhiều so với chi phí sở hữu một cục Apple TV (Google Cast, công nghệ chính giúp Chromecast hoạt động, cũng sắp được mang lên Google TV cũng như tích hợp thẳng vào bên trong những chiếc TV đời mới sắp ra mắt). Một khi bạn đã có Chromecast trong tay, bạn có thể ra lệnh truyền video từ bất kì nơi nào mà trình duyệt Chrome có thể chạy được: máy tính Windows, máy Mac, Android, iOS. Như vậy, giải pháp của Google linh hoạt hơn AirPlay.

Giao diện người dùng

Apple TV có thể xem như một giải pháp lai giữa set-top box truyền thống với một giải pháp truyền nội dung trực tiếp từ thiết bị di động của chúng ta. Khi bạn mới chạy Apple TV lên, bạn sẽ thấy một giao diện tương tự như iOS và bạn có thể điều khiển nó, khởi chạy một số app,... bằng remote đi kèm, không cần phải đụng đến smartphone hay tablet. Còn khi chạy những ứng dụng nào có hỗ trợ AirPlay trên iOS, một nút nhỏ sẽ xuất hiện để bạn chạm vào đó, chọn đúng tên Apple TV của mình, và video sẽ được truyền thẳng từ thiết bị ra Apple TV. Khi đó thì việc điều khiển sẽ phụ thuộc chủ yếu vào màn hình cảm ứng của bạn.

AirPlay_button.

Chromecast thì tập trung vào vấn đề truyền nội dung. Không có chiếc remote nào xuất hiện, tất cả mọi thứ đều được đảm đương bởi những ứng dụng hỗ trợ cho Google Cast và từ ứng dụng đó, bạn có thể nói Chromecast làm gì. Gần giống với AirPlay, những app được hỗ trợ sẽ có một nút "Cast", và khi chạm vào đó thì nội dung sẽ bắt đầu được phát.

Cast_button.

Bạn có thể truyền những gì?

AirPlay giờ đây đã hỗ trợ nhiều dịch vụ nổi tiếng sau một thời gian dài có mặt trên thị trường, chẳng hạn như Hulu Plus (cái này phổ biến ở Mỹ), HBO GO. Còn hiện tại, Google Cast chỉ mới hỗ trợ cho YouTube và Netflix cùng một số app nhỏ khác. Google hứa hẹn rằng nhiều đối tác nội dung khác sẽ tham gia vào cuộc chơi, tuy nhiên để bắt kịp với Apple TV thì Google sẽ phải bước những bước đi nhanh hơn.

Ngoài ra, Chromecast có khả năng truyền nội dung từ trình duyệt Chrome và tên gọi của nó là "Chrome tab projection". Về cơ bản, tính năng này cho phép trình duyệt Chrome (đã cài một plugin nhỏ) gửi trang web trực tiếp từ PC của chúng ta đến Chromecast. Nó sử dụng mạng Wi-Fi để truyền trang web local chứ không đi qua máy chủ của Google và giao thức được dùng ở đây là WebRTC. Bộ giao thức này cho phép các trình duyệt có thể giao tiếp với nhau trực tiếp mà không cần thông qua server trung gian, cũng chẳng cần phải cài thêm plugin. WebRTC hiện đã có mặt trong Chrome và Firefox, và người ta cũng đang dự tính phổ biến việc gọi điện video thông qua chuẩn này.

Ví dụ cho dễ hiểu, mình chạy Chrome trên Mac và đang vào Tinh tế, mình nhấn nút Cast thì toàn bộ nội dung trang web đang hiển thị trong Chrome sẽ được xuất ra TV (thông qua Chromecast).

Cast_Tab_Projection.
Chrome Tab Projection

AirPlay cũng có tính năng "Mirroring" tương tự như trên, tuy nhiên nó cho phép hiển thị toàn bộ hệ điều hành ra TV ngoài (thông qua Apple TV, và áp dụng cho một số thiết bị iDevice đời mới). Không quan trọng là bạn đang dùng app nào, bạn đều có thể xuất toàn bộ hình ảnh đang xuất hiện trên màn hình máy tính ra ngoài, giống hệt như lúc bạn kết nối máy tính hay thiết bị iOS vào TV bằng cáp HDMI/VGA vậy. So ra thì AirPlay Mirroring tuyệt hơn Chrome tab projection, tuy nhiên bạn buộc phải xài toàn bộ máy móc thuộc hệ sinh thái của Apple thì mới tận dụng được Mirroring.

AirPlay_Mirroring.
AirPlay Mirroring

Sự hỗ trợ từ bên thứ ba

AirPlay không phải là một công nghệ mới. Người dùng Apple đã quen với cách mà lập trình viên tích hợp nó vào những ứng dụng trên App Store. Hiện nay rất nhiều app cũng đã hỗ trợ AirPlay và đó là một trong những lý do mà người dùng gắn kết lâu dài với iOS.

Google cũng biết được vai trò cực kì quan trọng của lập trình viên trong cuộc chơi này, và hãng đã ngay lập tức ra mắt công cụ phát triển phần mềm (SDK) cũng như các hàm API để cho phép lập trình viên đưa Google Cast vào app của mình. Bộ SDK này có thể dùng với app Android, iOS và cả Chrome OS nên tận dụng được thế mạnh "mở" của mình. Chưa dừng lại ở đó, Google nói là các đối tác phần cứng của hãng sẽ tích hợp Cast vào các sản phẩm của họ. Nhưng nếu muốn thành công, hãng sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ rất nhiều nhà cung cấp nội dung và các app lớn, nếu không thì Google lại đi vào vết xe đổ của Google TV.

Tóm lại:
So_sanh_Air_Play_Chrome_Cast.


Nguồn: The Verge
http://www.tinhte.vn/threads/so-sanh-google-chromecast-voi-apple-airplay.2145897/