Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

LÀ CODER CÓ LAPTOP CHẠY GTX 1050 TI, TÔI XIN ĐƯỢC BÊNH VỰC CHO MACBOOK

Nếu bạn đã từng làm việc với các phòng ban IT hoặc đặt chân vào các công ty công nghệ lớn, bạn sẽ hiểu rằng "Mac là những cỗ máy đắt đỏ dành cho lũ khoe mẽ và chẳng biết gì về công nghệ" là luận điểm riêng của những người chưa từng đặt chân vào thế giới công nghệ.

Vừa là một coder, vừa là một game thủ, tôi không thể nào sống thiếu một chiếc PC cấu hình mạnh. Và tôi cũng hiểu vì sao các game thủ lại coi thường máy Mac: ở cùng một tầm giá với những chiếc MacBook Pro 13 inch chạy card on, chúng ta có thể mua được những chiếc laptop có cấu hình thừa đủ để chiến game "đỉnh" ở mức 60fps.
Ngay chính bản tôi cũng vừa mua được một chiếc HP Omen 15 có GTX1050 Ti ở mức giá chỉ 1100 USD đã tính cả thuế tại Mỹ. Ở mức giá này, bạn đừng mong mua được một chiếc MacBook Pro có card on chứ đừng nói tới card rời.
Hiển nhiên, MacBook Air giá 1100 USD cũng có cấu hình thấp hơn hẳn laptop Windows giá 1000 USD. Nếu bạn "đỡ" được tấm màn TN, chỉ cần bỏ ra 750 USD là bạn có thể mua được laptop có 1050 Ti tại Mỹ.
IBM, từng là vua PC và nay vẫn là thế lực AI, nay lại quay ra tôn sùng những chiếc máy Mac.
IBM, từng là "vua" PC và nay vẫn là thế lực AI, nay lại quay ra tôn sùng những chiếc máy Mac.

Nhưng nếu vì lý do này mà bạn đưa ra khẳng định chắc nịch rằng Mac là dành cho người kém hiểu biết thì bạn đã sai lầm hoàn toàn. Dưới đây là 5 lý do tại sao, đứng từ góc nhìn của một coder có cả HP Omen lẫn Mac Mini đặt tại công ty.
Ít lỗi
Không ai có thể nói rằng MacBook không có lỗi hay macOS không có virus - chẳng có phần cứng hay phần mềm nào như vậy cả. Nhưng nhắc đến Mac là nhắc đến một trải nghiệm ổn định và an toàn hơn Windows, nhất là khi người dùng Windows lại rất ngại... cập nhật.
Không chỉ có vậy, những chiếc máy Mac còn rất ít khi xảy ra những tình huống gây lỗi bực mình cho người dùng. Chiếc PC desktop của tôi chẳng hạn, khi khởi động cứ ít lâu là lại đứng hình ở trang BIOS với một mã lỗi mà tôi đã tìm đủ cách vẫn không hiểu là do cái gì gây ra, cài lại firmware BIOS cũng chẳng giải quyết được. Buồn cười nhất, thà rằng hỏng luôn thì tôi sẽ thay mới, đằng này tình trạng đã kéo dài 2 năm mà ổ cứng, card màn hình, chip vẫn... bình thường, Windows chẳng bao giờ treo.

Tôi hiểu và chấp nhận sự thật rằng khoản tiền mua MacBook là dành cho cả phần cứng lẫn chất lượng phần mềm.
Tôi hiểu và chấp nhận sự thật rằng khoản tiền mua MacBook là dành cho cả phần cứng lẫn chất lượng phần mềm.

Hay như chiếc HP Omen tôi kể trên, khi mới mua được 1 tháng thì bị BSOD 5 phút một lần. Kì dị nhất, lỗi chỉ xảy ra khi tôi để máy idle ở ngoài Windows, còn lúc chơi game thì lại chẳng sao cả. Tôi đau đầu tìm hiểu trên mạng, thử đủ cách thì cuối cùng mới phát hiện ra là phải gỡ sạch sẽ driver của card NVIDIA và card on Intel rồi cài lại bản mới nhất thì mới được. Trước đó, tôi chỉ cài driver NVIDIA đè lên bản cũ do nhà sản xuất cài đặt sẵn.
Dễ sử dụng
Bên cạnh việc ít lỗi kiểu "đánh đố" người dùng, macOS còn mang đến một trải nghiệm cực kỳ trực quan và dễ chịu. Trong tất cả các loại trackpad, tôi vẫn thấy chỉ có duy nhất trackpad của Mac là có thể thực sự thay thế được chuột. Tính năng Quick Look của Mac giúp tôi tìm file cực kỳ nhanh và tiện dụng, nhanh hơn hẳn tìm kiếm thông thường trên Windows. Bên trong một ứng dụng tập trung duy nhất là Finder, tôi có thể làm nhiều tác vụ nhanh chóng trong khi Windows đến giờ vẫn không thể làm các phép tính đơn giản.

Tôi hiểu và chấp nhận sự thật rằng khoản tiền mua MacBook là dành cho cả phần cứng lẫn chất lượng phần mềm.
Tôi hiểu và chấp nhận sự thật rằng khoản tiền mua MacBook là dành cho cả phần cứng lẫn chất lượng phần mềm.

Nhìn chung, là người làm phần mềm, tôi thấy Apple làm được một điều mà không phải công ty phần mềm nào cũng làm được: hoàn thiện chất lượng cho sản phẩm của mình.
Phù hợp với nhu cầu của coder
Với bản chất là một hệ điều hành Unix (hay nói chính xác hơn là Unix-like), macOS có sẵn rất nhiều tính năng phù hợp với nhu cầu của coder, trong đó đặc biệt quan trọng là SSH/terminal.
Quan trọng hơn, Mac có đầy đủ các công cụ editor/IDE chất lượng nhất cho công việc của coder: IntelliJ, NodeJS, Python Tornado, Eclipse, MongoDB, MySQL, Postgres, Sublime Text, các loại VM... Một số công cụ chất lượng thậm chí chỉ dành riêng cho Mac. Ngoại trừ các công cụ rất đặc thù cho Linux hoặc Windows (như GTK, MS SQL hay Visual Studio), bạn có thể làm gần như tất cả mọi thứ trên macOS. Và dĩ nhiên, bạn có thể cài Linux hoặc Windows lên MacBook.

Đọc đến đây, có lẽ nhiều coder sẽ đặt ra câu hỏi rằng: cài được Windows, cài (và dùng được) Linux thì mua Mac làm gì? Câu trả lời là bởi macOS đơn giản và tiện dụng hơn Linux, bao gồm cả những bản hướng người dùng rõ rệt như Ubuntu. Là developer, công việc quan trọng nhất của bạn là hoàn thành những dòng code được giao chứ không phải là phí thời gian đi tìm hiểu lỗi màn xanh của Windows hay mất cả ngày cài package để biến Arch Linux thành hệ điều hành dành cho... người dùng.
Kết hợp hoàn hảo với iPhone và iPad

Bạn có thể bỏ qua mục này nếu như bạn không sử dụng iPhone và iPad. Nhưng theo những gì tôi nhận thấy, iPhone và iPad là những lựa chọn cực kỳ phổ biến trong giới phần mềm. Cũng giống như MacBook, chúng đơn giản, ổn định và dễ sử dụng. Không phải coder nào cũng thích "vọc" tất cả những thứ đồ công nghệ mình có. Rất nhiều người đơn giản chỉ muốn làm tốt công việc của họ - code thật "thơm" những gì được giao.
Một lợi ích quan trọng khác: đi onsite gọi Facetime hoặc nhắn tin iMessage cho "gấu" ở nhà? MacBook có thể làm được điều đó.
Phát triển được nhiều loại app nhất

Xcode chỉ hỗ trợ duy nhất macOS. Điều này có nghĩa rằng một chiếc PC bình thường (không phải là Hackintosh) sẽ không thể phát triển ứng dụng cho iOS và macOS. Ngược lại, vì có thể cài Windows và Linux, một chiếc MacBook có thể phát triển ứng dụng cho bất kỳ hệ điều hành nào.
Xét tới tầm quan trọng và mức độ màu mỡ của thị trường ứng dụng iOS, việc sở hữu những chiếc máy Mac có thể coi là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các startup ứng dụng, các công ty phát triển phần mềm.
Phù hợp với thu nhập của coder

Thực tế, thu nhập của coder là không hề tệ. Bỏ ra thêm 10 triệu đồng để sở hữu một trải nghiệm laptop mong muốn cũng không phải là khó hiểu.
Một khía cạnh khác có thể khiến cho khoản đầu tư vào MacBook càng trở nên hợp lý là ở mức giá bán lại và khả năng sử dụng lâu dài của Mac. Những chiếc laptop Windows ra mắt vào năm 2012 đến nay đã trở thành "cổ lỗ sĩ" và thậm chí còn khó bán lại, nhưng MacBook 2012 chắc chắn vẫn sẽ có người mua.
Tai nghe, mắt thấy

Tôi thực hiện bài viết này không phải là để áp đặt quan điểm rằng "Đã là coder thì phải có MacBook". Thứ nhất, một coder cần phải luôn luôn giữ được một cái đầu mở và tránh những suy nghĩ cực đoan - thế giới phần mềm của chúng ta thay đổi hàng ngày. Thứ hai, có những nhu cầu đặc biệt của chính coder mà MacBook không thể đáp ứng tốt. Nếu bạn cần nghiên cứu AI trên một cỗ laptop workstation có lượng nhân CUDA "khủng", MacBook không phải là lựa chọn của bạn.
Nhưng tôi cũng muốn gửi đến bạn thông điệp rằng: Đừng vội tiêu cực về vai trò của những chiếc Mac trong môi trường công nghệ khi chưa thực sự hiểu môi trường công nghệ. Trái với những gì bạn hình dung về thế giới, mọi hiện tượng thực chất đều xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của con người. Và coder cũng có những nhu cầu rất riêng dành cho MacBook.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MINI DISPLAYPORT VÀ THUNDERBOLT

Gần đây, hãng Apple đã đưa ra thị trường các thiết bị có hỗ trợ cổng Mini DisplayPort dành cho việc kết nối với máy chiếu, mành hình TV ngoài. Cổng Mini DisplayPort có hình dáng bên ngoài giống hệt cổng Thunderbolt một chuẩn kết nối giữa máy tính với các thiết bị ngoại vi cũng được Apple sử dụng trong các sản phẩm MacBook.
Cổng mini Displayport được sử dụng trong các dòng sản phẩm Mac của Apple đây là một công nghệ do Intel hợp tác với Apple để phát triển giúp truyền tải các video và âm thanh độ phân giải cao, cho phép kết nối với các thiết bị hi-end và cả hệ thống truyền hình.

Hình dáng vật lý giống nhau giữa mini DisplayPort và Thunderbolt

Công nghệ Thunderbolt đầu tiên do đội ngũ kỹ sư hãng Intel phát triển dựa trên sự kết hợp giữa hai giao thức kết nối PCI Express để truyền tải dữ liệu và Mini DisplayPort cho hiển thị nội dung ra thiết bị hiển thị, chính vì vậy chuẩn Thunderbolt sẽ tương thích với chuẩn Mini DisplayPort trên các màn hình hiện nay nhưng chiều ngược lại không có, tức là mini DisplayPort sẽ không có tính năng đầy đủ của Thunderbolt.

Sự khác biệt giữa mini DisplayPort và Thunderbolt

Mini DisplayPort và Thunderbolt có gì khác nhau?


Các thiết bị có cổng mini DisplayPort cũ sẽ làm việc với Thunderbolt nhưng thiết bị Thunderbolt sẽ không làm việc với mini DisplayPort.

Về kích thước cũng như hình dáng bên ngoài, 2 cổng Mini DisplayPort và Thunderbolt hoàn toàn giống nhau. Các nhà sản xuất đã gắn biểu tượng “Tia sét” cho cổng dùng công nghệ Thunderbolt để phân biệt với cổng Mini DisplayPort có biểu tượng “Màn hình”.

Tuy nhiên, đối với dòng sản phẩm MacBook Pro 2011 mới được Apple bán ra thị trường, cổng Thunderbolt được tích hợp dùng chung với cổng Mini DisplayPort. Do đó, trên sản phẩm MacBook Pro 2011 chỉ có một cổng với biểu tượng “Tia sét” thay cho cổng có biểu tượng “Màn hình” có trong phiên bản MacBook Pro trước đó. Điều này đã tạo ra sự nhầm lẫn cho người dùng khi sử dụng các thiết bị Mini DisplayPort và thiết bị Thunderbolt.
Cổng Thunderbolt mới do có hỗ trợ tương thích ngược nên nó vẫn có thể được sử dụng để kết nối với các thiết bị Mini DisplayPort, tuy nhiên, với các thiết bị Thunderbolt thì chỉ có các cổng Thunderbolt mới có thể được sử dụng để kết nối. Điều này có nghĩa là bạn có thể cắm kết nối một thiết bị Thunderbolt vào máy Mac bằng cổng DisplayPort, nhưng thiết bị sẽ không hoạt động. Ngược lại, thiết bị sẽ làm việc khi bạn kết nối một thiết bị DisplayPort vào máy Mac với cổng Thunderbolt.

Như vậy, người dùng cần xác định rõ những thông tin trên thiết bị để biết được công nghệ đang dùng cho thiết bị cũng như tránh các tình huống khi thiết lập hoặc xử lý sự cố thiết bị.

Mini DisplayPort hay Thunderbolt có dễ dùng?


Bộ chuyển đổi mini DisplayPort sang HDMI

Hai chuẩn Mini Display và Thunderbolt chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm máy tính MAC của Apple, do vậy các chuẩn này không thông dụng như các chuẩn HDMI hay USB được dùng ở hầu hết các máy tính bàn, máy tính xách tay, tivi box... và các thiết bị hiển thị như TV, máy chiếu... Tuy nhiên, người dùng có thiết bị sử dụng Mini DisplayPort hoặc Thunderbolt cũng không quá lo lắng vì hiện nay, các bộ chuyển đổi, cáp chuyển đổi từ mini DisplayPort sang HDMI hoặc Thunderbolt sang USB 3.0 có rất nhiều trên thị trường. So sánh về hiệu năng cũng như chất lượng truyền tải dữ liệu các chuẩn trên đều khá tương đương nhau trong hầu hết các trường hợp sử dụng. Chúng tôi sẽ có những bài viết phân tích chuyên sâu hơn sự khác nhau giữa DisplayPort và HDMI hay Thunderbolt và USB.



https://phukien239.vn/tin-tuc/su-khac-biet-giua-mini-displayport-va-thunderbolt-n131.html