Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Apple A7 mang đẳng cấp của CPU desktop, không nhiều app khai thác hết sức mạnh của chip

[​IMG] ​

Một trong những thách thức đối với dân nghiền chip đó là họ rất muốn phân tích sâu hơn về SoC Apple A7bởi Apple không công bố nhiều thông tin liên quan đến bộ não của iPhone 5s cũng như iPad Air/Mini thế hệ mới. Anand Lal Shimpi - một chuyên gia về bán dẫn và cũng là người sáng lập trên AnandTech - cũng rất hứng thú đối với A7 nhưng lúc iPhone 5s ra mắt ông không có thời gian cũng như công cụ để khai thác những chi tiết liên quan đến SoC này. Mãi đến tận bây giờ Anand mới có đủ nguồn lực để nghiên cứu kĩ hơn và chia sẻ cho chúng ta những thông tin thú vị về Apple A7.

Đầu tiên, Anand nói rằng kiến trúc ARMv8 không chỉ là một phiên bản cải tiến của ARMv7 vốn dùng trong chip A6 về trước cũng như nhiều vi xử lí di động trên thị trường hiện nay. Lúc trước, Anand nghĩ rằng Apple chỉ khắc phục một vài điểm hạn chế của ARMv7 (ví dụ như độ trễ khi truy cập bộ nhớ) và tối ưu hóa thêm một số thứ khác để mang con chip 64-bit lên iPhone, iPad đời mới, nhưng thực chất mọi chuyện phức tạp hơn như thế.

Chuyên gia này chia sẻ thêm rằng hồi con chip A6 ra mắt, Apple đã phát hành một bộ các tập tin LLVM (Low Level Virtual Machine) trong đó có nói đến không chỉ tên mã ("Swift") mà còn nhiều thành phần khác của chip, ví dụ như số nhân hay số bộ phận tính toán số học. Nhưng với A7, lúc đầu Anand chỉ biết rằng con chip này mang tên mã Cyclone mà thôi, mãi đến gần đây tập tin LLVM của nó mới được phát hiện.

image.
Một phần của file LLVM về Apple A7

Đào sâu hơn, ông biết được rằng A7 có khả năng giải mã, phát hành, thực thi và xóa bỏ tối đa 6 chỉ dẫn trong một pha (cycle) hoạt động của CPU, trong khi ở chip Apple A6 hay nhân CPU Qualcomm Krait thì con số này chỉ là 3 mà thôi. Khả năng tính toán dấu chấm động và số nguyên của A7 cũng được cải thiện so với thế hệ trước. Những con số này không chỉ được đề cập trong LLVM mà còn được chính Anand thử nghiệm và xác nhận.

Ngoài ra, A7 sở hữu đến 192 bộ buffer để chứa các lệnh trước khi chúng được chuyển cho CPU xử lí, bằng với số buffer trong các CPU Intel Haswell dành cho máy tính. Số pha dự đoán sai (Mispredict penalty) của A7 dao động 14 đến 19 cycle, cao hơn một chút so với chip A6 là 14 cycle và cũng lại ngang bằng với kiến trúc Intel Core, tất nhiên là bao gồm cả Haswell.

image.

Anand nhận xét rằng với 6 bộ giải mã và 9 đơn vị thực thi chỉ dẫn, "Cyclone thật sự to lớn, nó mạnh hơn bất kì con chip xử lí nào từng được đưa vào điện thoại di động. Apple không xây dựng nên một con chip cạnh tranh với kiến trúc Krait (của Qualcomm, dùng cho chip Snapdragon) hay Silvermont (do Intel phát triển, dùng ở chip Atom/Celeron/Pentium). Thay vào đó, hãng làm ra một thứ tiệm cận với các CPU máy tính của Intel". Ở thời điểm ra mắt A7 và iPhone 5s, Apple nói con chip này "thuộc đẳng cấp của những chiếc máy tính desktop", và hóa ra đây không phải là một lời phóng đại. Nó là sự thật.

image.

Cyclone là một bước đi tạo bạo của Apple, nhưng không phải là không có các thách thức liên quan. Anand nói hiện nay hầu hết các ứng dụng iOS vẫn chưa tận dụng được hết sức mạnh của CPU trong A7. Hơn ai hết, Apple cần phải là người chứng tỏ cho cộng đồng lập trình viên thấy được tất cả tiềm năng của con chip này. Bên cạnh đó, việc trang bị RAM chỉ 1GB cho iPhone 5s sẽ khiến máy chạm đến giới hạn bộ nhớ trước khi CPU thực sự phát huy hết công suất của mình, từ đó làm mờ đi những cải tiến đáng khen mà Apple đã cất công nghiên cứu và triển khai vào A7.

Trong tiếng anh, chữ Swift (tên mã của Apple A6) có nghĩ là nhanh, nhưng còn chữ Cyclone (tên mã của A7) thì lại có nghĩa là gió xoáy. Và mãi đến khi phát hiện thêm chi tiết về con chip này thì Anand mới hiểu vì sao Apple lại đặt tên mã như thế. A7 đã khuấy động mọi thứ khiến các hãng khác phải chạy theo để ra mắt chip 64-bit dựa trên kiến trúc ARMv8. Qualcomm không nằm ngoài cuộc chơi, NVIDIA cũng thế, và Samsung cũng sẽ có một con chip 64-bit vào cuối năm nay.

Câu hỏi thật sự đó là trong thời gian tới, Apple sẽ chọn hướng đi cho mình như thế nào? Ở thời điểm hiện tại chúng ta có thể kỳ vọng vào một con chip A8 sẽ xuất hiện trong iPhone 6 cũng như iPad Air đời mới, nhưng lợi ích mà thế hệ SoC mới này mang lại thì chưa rõ ràng bởi hiện phần mềm vẫn chưa khai thác được hết sức mạnh của A7. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là A7 không cần phải được cải tiến. Một trong những thứ đó là xung nhịp hoạt động của CPU. Hiện nay Cyclone chạy ở mức 1,3GHz trong iPhone 5s, iPad mini và 1,4Ghz trên iPad Air. Trong thời gian tới, nếu Apple thực sự làm chip A8 dựa trên quy trình bán dẫn 20nm như các tin đồn gần đây thì hãng có thể tăng được xung nhịp lên mà không gây ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ năng lượng.

Swift và Cyclone đã là hai bản cải tiến lớn cho thế hệ SoC của Apple, và theo bạn thì trong năm nay Apple sẽ tiếp tục áp dụng những cải tiến lớn nữa hay không? Anand nhận xét thêm rằng các hãng sản xuất CPU di động khác vẫn chưa đặt ra mục tiêu đủ cao và năm nay sẽ là một năm thú vị đối với thị trường. Chúng ta hãy chờ xem sao.

Nguồn: AnandTech

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

BLUETOOTH 4.1 ĐỘT PHÁ CHO KẾT NỐI GẦN

Phiên bản Bluetooth 4.1 mới và tính năng vận hành ở mức năng lượng thấp của chuẩn không dây này được đánh giá là mang tính “cách mạng” với hứa hẹn mở ra hàng loạt các ứng dụng mới trong phụ kiện thông minh, thiết bị y tế, nhà thông minh, cơ chế bán lẻ và hơn thế nữa.
Bluetooth 4.1 đã được “dọn đường” sẵn sàng trong phần lớn các hệ điều hành thông dụng hiện nay.
 Trước đây, vào thập kỉ 90, Bluetooth đã lần đầu tiên được giới thiệu ra thị trường dành cho những thiết bị có nhu cầu chia sẻ dữ liệu ở khoảng cách gần. Với sự hậu thuẫn lớn cùng tiềm năng khá, Bluetooth được tích hợp vào mọi loại phần cứng trong suốt những năm sau đó. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là những chức năng của Bluetooth trong gần 10 năm sau đó hầu như không thay đổi nhiều khi vẫn giới hạn ở mức truyền tải dữ liệu và điều khiển thiết bị đơn giản. Tuy nhiên, Bluetooth dường như đã trở thành một trong những tiêu chuẩn thiết yếu – sánh ngang với USB khi có mặt trên mọi loại thiết bị, từ những chiếc điện thoại cầm tay cho tới máy tính để bàn và thiết bị ngoại vi.  Dù bạn có để ý hay không, chỉ cần sở hữu một chiếc máy tính cá nhân, máy bảng hoặc điện thoại thông minh, Bluetooth đã có ảnh hưởng nhất định tới bạn theo một cách nào đó. Thực tế, khoảng kết nối của chuẩn giao tiếp này là khoảng 10m (để có thể duy trì kết nối dữ liệu liên tục). Nhờ điều này, một số ứng dụng thường gặp nhất như tai nghe không dây (đặc biệt là với điện thoại) hay bàn phím, chuột không dây sử dụng Bluetooth. Đơn giản hơn, việc gửi hình ảnh qua Bluetooth đã bùng nổ khi những chiếc điện thoại bắt đầu được tích hợp máy ảnh số. 
Trong những năm sau đó, Bluetooth đã phát triển để trở nên ổn định và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đi cùng với nó là hàng ngàn các ứng dụng cũng như dịch vụ có liên quan. Vậy, Bluetooth phiên bản 4.1 đã có những bước tiến nào nổi trội ? Và tại sao nó lại hứa hẹn hàng loạt các ứng dụng mới thú vị chưa từng có?
Bluetooth 4.1 có gì hay
Trong khi việc số hiệu phiên bản chuyển từ từ 4.0 sang 4.1 thể hiện rằng những cải tiến và nâng cấp mới sẽ chỉ ở mức đơn giản. Tuy nhiên, với Bluetooth 4.1, có rất nhiều nét mới đáng chú ý và chúng đều sẽ hứa hẹn tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc chơi di động hiện nay.
Trước hết, Bluetooth hứa hẹn kết nối tốt hơn cùng với băng thông cao hơn – kể cả khi vận hành song song với các loại hình kết nối không dây khác (điều có thể dẫn tới hiện tượng nhiễu). Cùng với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của LTE – chính nhờ sự phát triển mạnh của điện thoại thông minh 4G và các dịch vụ liên quan - tổ chức quản lý Bluetooth SIG đã phải nỗ lực liên tục nhằm đảm bảo hai loại sóng Bluetooth và LTE có thể hoạt động song song mà không gây nhiễu hay ảnh hưởng hiệu năng qua lại. Đây là điều cực kì quan trọng bởi nó sẽ cho phép mỗi loại hình kết nối vận hành ở hiệu suất tối đa. Trong bối cảnh phần lớn điện thoại trong những năm tới sẽ có 4G LTE trang bị mặc định, việc ra mắt Bluetooth 4.1 giải quyết được hiện tượng nhiễu sẽ là bước lót đường cực kì quan trọng. Ngoài ra, Bluetooth mới cũng sẽ mở ra khả năng kết nối trực tiếp các thiết bị Bluetooth tới mạng Internet thông qua cơ chế IP. Đây sẽ là điểm khác biệt rất lớn bởi hiện tại toàn bộ các thiết bị muốn truy xuất dữ liệu Internet qua Bluetooth vẫn phải viện tới một thiết bị trung gian có sẵn kết nối qua Wifi hay LAN (như điện thoại thông minh hay máy tính xách tay). Đây là tiền đề tuyệt vời cho sự phát triển của công nghệ xe hơi kết nối, nhà thông minh hay tương tự.
Bluetooth 4.1 hứa hẹn hàng loạt thay đổi mới đầy giá trị cho một trong những kết nối lâu đời nhất.Phiên bản 4.1 thay đổi đáng kể cơ chế vận hành của BluetoothMột trong những lĩnh vực hưởng lợi lớn nhất từ BLE là các phụ kiện giám sát sức khoẻ, y tế.
Bluetooth 4.1 đã được “dọn đường” sẵn sàng trong phần lớn các hệ điều hành thông dụng hiện nay.
Kế đến, một trong những tính năng giá trị nhất của Bluetooth 4.1 là việc cho một thiết bị vận hành cùng lúc trong vai trò “chủ” (nhận kết nối) cũng như “khách” (kết nối tới thiết bị khác). Sự linh hoạt này sẽ mở ra cuộc chơi của hàng loạt các sản phẩm thế hệ mới trong khi mở rộng độ tiện dụng cho những thiết bị điện tử Bluetooth sẵn có. Một ví dụ điển hình là việc những chiếc điện thoại thông minh sẽ có thể vừa đồng thời nhận tín hiệu từ cảm biến Bluetooth Smart (như cảm biến nhịp tim) trong khi vẫn có thể đóng vai trò một thiết bị khách khi kết nối tới điện thoại thông minh để nhận các tin nhắn mới hay thông điệp cảnh báo khác.  Đây là mô hình chưa khả thi với Bluetooth 4.0 hiện tại. Bản thân những thiết bị khi liên lạc thông qua Bluetooth 4.1 cũng sẽ có cơ chế quản lý kết nối thông minh hơn hẳn so với trước đây. Lý do nằm ở chỗ thay vì có khoảng thời gian ngắt cố định, Bluetooth mới cho phép các nhà sản xuất tự đặt thời gian chờ tái kết nối hoặc ngắt kết nối theo ý muốn. Như thế, các thiết bị sẽ có thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và mỗi trong số chúng khi cần sẽ có thể tự bật lên để kết nối và tắt đi theo những kế hoạch định trước. Nói một cách ngắn gọn: các thiết bị với Bluetooth 4.1 sẽ có thể quản lý kết nối này theo những cách khác nhau rất linh hoạt để phù hợp với mục tiêu sử dụng cụ thể và tiết kiệm năng lượng hơn đáng kể. Rõ ràng, một chiếc điện thoại kết nối thời gian ngắn với máy khác để gửi ảnh sẽ phải khác với một chiếc tai nghe cần kết nối liên tục trong thời gian dài để gửi, nhận cuộc gọi.
Cuối cùng, chuẩn Bluetooth 4.1 cũng được tuyên bố là sẽ đơn giản hơn đối với các nhà sản xuất và phát triển để điều khiển và tận dụng tới mức tối đa. Thực tế, đây là điều đáng được hoan nghênh bởi không riêng gì thiết bị di động, rất nhiều công nghệ giá trị thường xuyên gặp vấn đề trong việc tích hợp, tính tương thích – điều khiến cho những tính năng mới có thể bị hạn chế hoặc thậm chí là mất ý nghĩa ứng dụng. Việc cho phép các nhà sản xuất có quyền điều khiển cao hơn – như việc tái kết nối và ngắt kết nối đối với Bluetooth 4.1, toàn bộ những thiết bị sẽ có thể tận dụng những tiêu chuẩn như vậy một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.  Nhìn ở tầm vĩ mô, Bluetooth 4.1 cho phép các thiết bị vận hành độc lập hơn đáng kể và là một trong những chìa khoá quan trọng trong thời gian tới để đẩy nhanh tốc độ tiếp cận của thế giới công nghệ tới khái niệm “Internet of Things” – khi mọi thứ đều có kết nối và tương tác với nhau.
Khả năng hoạt động song song hiệu quả với LTE sẽ cho phép các thiết bị gửi tín hiệu “thông suốt hơn” từ phụ kiện tới Internet.iBeacons – một sáng tạo thú vị của Apple dựa trên BLEBLE hứa hẹn thay thế cả NFC – một giao tiếp rất được kì vọng.

BLE – nền tảng cho sự sáng tạo mới
Ngoài những cải tiến về mặt hiệu năng, phiên bản Bluetooth mới nhất đã có một tính năng nâng cấp quan trọng có thể mở đường cho hàng loạt thiết bị mới và những phát kiến mới trong lĩnh vực công nghệ. Mang tên gọi Bluetooth Low Energy (BLE), tính năng này cho phép thiết bị gửi những “dải” thông tin ngắn thay vì chuỗi thông tin liên tục không cần thiết – thứ có thể đốt pin rất nhanh. Như thế, thay vì vài tiếng sử dụng liên tục, thiết bị Bluetooth BLE có thể “sống sót” hàng tuần liền trước khi pin cạn kiệt và linh hoạt sử dụng kết nối theo nhu cầu thực tế thay vì bị động ở trạng thái bật liên tục như các phiên bản Bluetooth trước đó. Bản thân những tính năng đã hiện diện trong Bluetooth 4.0 đều được cải tiến đáng kể trong Bluetooth 4.1. Nó cũng có mặt đầy đủ trong các hệ điều hành của Apple, Windows 8.1, Android 4.3 – sẵn sàng cho việc đưa vào sử dụng ở diện rộng.
Những lợi ích mà chuẩn này mang lại có thể thấy rõ trên nhiều sản phẩm số hiện nay – ví dụ như Nike+ FuelBand. Với kết nối BLE và khả năng tương tác cùng điện thoại thông minh, Fuelband cho phép người dùng kiểm tra dữ liệu trên máy nhiều lần trong ngày thông qua BLE mà không phải sạc lại trong hơn một tuần – điều chưa từng có với các thiết bị Bluetooth nói chung. Ngoài cơ chế gửi dữ liệu “nhanh gọn” hơn, bí mật của Fuelband nằm ở chỗ nó chỉ thực hiện kết nối qua Bluetooth một khi được ra lệnh thay vì liên tục đặt ở trạng thái chờ như trước đây. Thực tế, hiện tại có hàng trăm các thiết bị hỗ trợ thể thao, rèn luyện sức khoẻ và chăm sóc y tế theo mô hình này đã và đang được phát triển. Điển hình có thể kể đến những trái bóng đá và bóng bầu dục thông minh của Adidas với cảm biến tích hợp cho phép theo dõi khoảng cách di chuyển, tốc độ xoay, tốc độ bay và nhiều dữ liệu khác cho phép phân tích từng tình huống của người chơi. Những sản phẩm dạng như thế đều có lịch trình ra mắt ngay từ 2014.
Trong y tế, BLE cũng đã dần hiện diện trong các thiết bị thử máu, vòng thử huyết áp và nhiều sản phẩm khác. Những thiết bị này đều có thể gửi một “gói” dữ liệu tới điện thoại thông minh hay máy tính bảng sau đó truyền thẳng tới bác sĩ hay bệnh viện thông qua kết nối Internet để đảm bảo sự theo dõi được diễn ra liên tục. Bản thân Bluetooth 4.1 và phiên bản mới của BLE cũng đã được tối ưu hoá cho việc sử dụng song song với LTE như đã đề cập tới ở trên. Sự kết hợp này cũng mở ra một loạt ứng dụng trên các loại thiết bị số đeo trên người – thứ đang trở thành trào lưu mạnh mẽ như kính hay đồng hồ thông minh.
Thậm chí, trong các căn nhà thông minh, BLE có thể kết nối với các cảm biến để bật đèn, điều chỉnh nhiệt độ. Thậm chí, nó đã và đang được kết nối tới mọi loại thiết bị “thông minh” – kể cả khoá cửa. Những nhà sản xuất như Kwikset đã ra mắt Kevo – một sản phẩm cho phép biến iPhone trở thành khoá cửa. Bạn chỉ cần vẫy chiếc máy của mình trước khoá và cánh cửa sẽ mở ra. Điều thú vị gì sẽ xảy ra nếu tính năng này có mặt trên đồng hồ thông minh, kính thông minh hay các phụ kiện dạng như thế ? Rõ ràng, những hướng phát triển khả thi mới dựa trên BLE là… vô tận.
Đối với hạ tầng nói chung, các loại cảm biến thông minh có thể gửi dữ liệu liên tục cũng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thương mại điện tử và những nhu cầu viễn thông chuyên dụng. Điển hình như iBeacon - một trong những sản phẩm ấn tượng rất có tiềm năng mà Apple đang phát triển – là một cảm biến độc lập có thể đặt ở những vị trí có tính toán trước để gửi dữ liệu theo thời gia thực. Nếu được thiết lập đúng, nó sẽ là một phương tiện quảng cáo cực kì mạnh mẽ. Hãy hình dung khi bạn đi ngang một gian hàng đồ nào đó trong siêu thị, điện thoại hay đồng hồ của bạn sẽ hiện lên: “Có giảm giá 50% riêng trong hôm nay!” chẳng hạn. Thậm chí, Paypal hiện đã có kế hoạch thuyết phục các cửa hàng bán lẻ đặt những cảm biến BLE gắn với dịch vụ của họ tại các gian tính tiền nhằm cho phép khách hàng thanh toán cực nhanh chỉ với một cú vẫy diện thoại. Nhìn ở góc độ này, rõ ràng BLE hoàn toàn có tiềm năng thay thế cả NFC – giao tiếp cận trường vốn rất được kì vọng.
Ở một góc độ khác, bạn cũng có thể hình dung việc tích hợp công nghệ này trong dịch vụ thể thao. Nhiều giải bóng bầu dục hiện tại đã bắt đầu thử nghiệm iBeacons với ứng dụng At The Ballpark để cho phép khán giả nhận thông tin về các cuộc đấu. Thậm chí, các đơn vị liên quan có thể gửi thông tin về thức ăn, hàng lưu niệm hay thậm chí chỉ dẫn ghế ngồi cho “fan” của mình. Đội bóng San Francisco 49ers hiện đã bắt đầu thử nghiệm công nghê này với sân vận động  mới của mình để sẵn sàng sử dụng khi mở cửa vào mùa thu 2014. Một điều thú vị là dù iBeacons nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông, công nghệ cốt lõi của nó lại không phải món “độc quyền” của riêng Apple. Chính vì thế, sẽ còn có rất nhiều các nhà sản xuất khác có quyền đưa ra những phát kiến, sáng chế sử dụng BLE theo cách riêng độc đáo của họ. Đây sẽ là điều mà người dùng được hưởng lợi trong vài năm tới.
Những sản phẩm hỗ trợ BLE sẽ có chứng nhận “Bluetooth Smart Ready” 
Khi nào sẽ có mặt
Theo tổ chức Bluetooth SIG, Bluetooth 4.1 sẽ có thể được nâng cấp dễ dàng qua phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc những thiết bị 4.0 hiện tại đều có thể “lên đời” một khi các nhà sản xuất đưa ra tiện ích phần mềm nâng cấp phù hợp. Trong khi đó, các tiêu chuẩn đối với việc nâng cấp của 4.1 đối với những thế hệ Bluetooth cũ cũng sẽ ít khắt khe hơn so với những gì phiên bản 4.0 trước đây yêu cầu. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ khó biết được thiết bị của mình có được đầy đủ các tính năng “chuẩn” của Bluetooth 4.1 hay không. Chỉ khi hai thiết bị được trang bị những phần cứng mới của Bluetooth 4.1 (hoặc nâng cấp lên từ Bluetooth 4.0 “Bluetoot Smart), những tính năng mới mới có thể vận hành đúng với thiết kế.
Như thế, trong phần lớn các lộ trình từ phía các nhà sản xuất, những bản nâng cấp mềm 4.1 cho thiết bị 4.0 sẽ bắt đầu có mặt ngay trong nửa đầu 2014. Những thiết bị có ảnh hưởng lớn như iPad, iPhone, Galaxy, Nexus chắc chắn sẽ được ưu ái trước tiên – cùng với các phụ kiện liên quan tới thể thao và sức khoẻ theo hướng đã đề cập ở trên.
Theo Bluetooth SIG, việc triển khai Bluetooth 4.1 sẽ là bước tiến quan trọng để tăng tốc độ phổ cập thiết bị Bluetooth trong thời gian tới. Họ tin rằng trong vòng 5 năm tới đây, sẽ có khoảng 4,5 tỷ chip Bluetooth được xuất xưởng trong các thiết bị khác nhau. “Với phiên bản 4.1, chúng tôi đã cập nhật tiêu chuẩn Bluetooth để giải quyết nhiều rào cản trong việc tăng trưởng, tạo ra những thay đổi cho phép các nhà phát triển kiểm soát tốt hơn sản phẩm của họ, hạn chế các hiện tượng nhiễu và cho phép những sản phẩm Bluetooth Smart  có thể trao đổi dữ liệu và duy trì kết nối hiệu quả hơn” – giám đốc tiếp thị Suke Jawanda của Bluetooth SIG tuyên bố. “Những thay đổi mới cũng cho thấy khả năng đáp ứng các  nhu cầu mà chúng tôi nhận thấy trên thị trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ không dây Bluetooth để mở rộng vai trò của nó đối với xu thế Internet kết nối vạn vật đồng thời đảm bảo nó là giải pháp tốt nhất cho các nhà sản xuất thiết bị gốc, các nhà phát triển và đặc biệt là người tiêu dùng”. Dĩ nhiên, dù thế nào thì câu hỏi về hiệu quả thực tế những gì Bluetooth mới mang lại sẽ vẫn cần thời gian để kiểm chứng và chính người dùng sẽ là yếu tố quyết định. 
PC World VN, 03/2014

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

THIẾT LẬP VÀ SỬ DỤNG ICLOUD TRÊN IPHONE, IPAD VÀ MÁY MAC

Người dùng iPad, iPhone hoặc iPod Touch chắc chắn đã nghe nói và có thể đã sử dụng iCloud. Đây là một dịch vụ cho phép người sử dụng các thiết bị của Apple lưu trữ các loại dữ liệu trên các máy chủ từ xa, cho phép người dùng tải về nhiều thiết bị mà không cần phải kết nối với một máy tính bằng dây cáp.
Các loại dữ liệu được lưu trữ trên iCloud gồm:- Âm nhạc, tài liệu và các ứng dụng iOS.- Đồng bộ dữ liệu cho email, danh bạ, lịch, bookmarks, ghi chú, nhắc nhở (và nhiều hơn nữa.- Sao lưu không dây của các thiết bị iOS. Lưu ý: iCloud cung cấp 5 GB lưu trữ trực tuyến miễn phí cho tất cả người dùng. Nếu người dùng có nhu cầu lưu trữ lớn hơn có thể sử dụng dịch vụ trả phí với 10 GB người dùng sẽ phải trả 20 USD một năm, 20 GB sẽ phải trả 40 USD một năm và 50 GB là 100 USD một năm.1. Thiết lập và sử dụng trên thiết bị iOS.Bước 1: Hãy chắc chắn rằng thiết bị iOS của bạn đang chạy phiên bản mới nhất của iOS. Để kiểm tra, bạn hãy truy cập vào mục Settings> General> Software Update
Bước 2: Bật iCloud. Nếu bạn chưa kích hoạt iCloud khi lần đầu tiên thiết lập cho thiết bị iOS của bạn thì bạn có thể thực hiện ngay bằng cách truy cập vào Settings> iCloud và sau đó nhập Apple ID của bạn.
Bước 3: Tùy chỉnh các cài đặt của iCloud bằng cách truy cập Settings > iCloud và kích hoạt (chuyển sang trạng thái ON) tất cả các dịch vụ mà bạn thích. Để kích hoạt tính năng sao lưu iCloud, bạn bấm chọn mục Storage & Backup và sau đó chuyển iCloud Backup sang trạng thái ON.
Bước 4: Để kích hoạt tính năng tự động tải âm nhạc và ứng dụng cho thiết bị, bạn truy cập vào Settings > iTunes and App Stores. Sau đó chuyển tất cả các mục bên dưới nhóm Automatic download sang trạng thái ON.
2. Thiết lập iCloud trên máy MacBước 5: Đầu tiên bạn cần phải chắc chắn rằng máy tính của bạn đang chạy phiên bản mới nhất của OS X.
Bước 6: Bật iCloud trên máy Mac bằng cách mở System Preferences và bấm chọn mục iCloud.
Sau đó nhập Apple ID của bạn và kiểm tra các dịch vụ mà bạn muốn kích hoạt cho iCloud.
Bước 7: Kích hoạt tính năng Photo Stream trên iPhoto từ máy Mac của bạn bằng cách mở iPhoto, sau đó bấm chọn mục Photo Stream ở phía bên trái và sau đó nhấp vào mục Turn Photo Stream On (Bạn sẽ cần phiên bản iPhoto 9.2 hoặc cao hơn).
Bước 8: Để kích hoạt tính năng tự động tải về trên iTunes, bạn chỉ cần kích hoạt iTunes lên, rồi truy cập vào mụcPreferences. Trong đó, chọn Store ở phía trên cùng của cửa sổ và kích vào các tùy chọn Music, Apps và Books.
Thiết lập iCloud trên máy chạy Windows (Vista hoặc cao hơn)Bước 9: Bạn cần phải tải iCloud Control Panel về máy tính của mình tại đây http://support.apple.com/kb/DL1455.
Sau khi tải về, tiến hành cài đặt và kích hoạt chương trình lên. Tiếp theo bạn khai báo Apple ID của mình, rồi chọn các dịch vụ mà bạn muốn kích hoạt.Bước 10: Mở iTunes và truy cập vào mục Edit>Preferences>Store. Sau đó kích chọn tất cả các mục Music, Apps và Books.
Sau khi thực hiện tất cả các thiết lập đầy đủ trên thiết bị của bạn, iCloud sẽ bắt đầu làm việc và tất cả các thiết lập của bạn, mua hàng, âm nhạc, ứng dụng iOS, sao lưu cùng nhiều thao tác khác sẽ được lưu trữ tự động và an toàn, hỗ trợ đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực, từ đó giúp người dùng khôi phục dữ liệu của mình nhanh chóng nếu cần.
Theo Dientutieudung

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÃ VÙNG CỦA Ổ DVD

Đây là vấn đề cần biết nếu máy bạn có ổ dĩa DVD hoặc đang dự định mua sắm thiết bị này. Có thể tình cờ bạn đã chọn đúng loại ổ dĩa, sử dụng đúng chương trình xem phim DVD nên mọi việc đều trôi chảy, nhưng cũng có thể bạn sẽ gặp trở ngại khi muốn xem một dĩa DVD nào đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này và chuẩn bị sẵn những công cụ đối phó với những trở ngại bất ngờ do việc hạn chế mã vùng của nhà sản xuất gây ra.
Để bảo vệ bản quyền (DVD phim, ca nhạc) các nhà sản xuất các chương trình DVD và các nhà sản xuất ổ DVD đã thống nhất với nhau là: Trước khi ổ DVD xuất xưởng, nó chỉ được phép thay đổi mã vùng (region code) tối đa 4 hoặc 5 lần.
Để xem được phim DVD của vùng nào (có 6 vùng, theo vị trí phân bổ trên bản đồ thế giới), Ổ DVD phải được set (chỉnh) mã vùng cho phù hợp với nó bằng các chương trình DVD Player hoặc trong SystemProperties > Hardware > Device Manager > DVD/CDROM Driver...
Lần cuối cùng là cố định không được thay đổi nữa, dù có tháo ổ DVD gắn qua máy khác cũng vậy mà thôi. Có thể dùng chương trình Drive Region Info (http://www.visualdomain.net), hoặc chi tiết hơn là DVDInfo Pro (http://www.dvdinfopro.com) để xem thông tin về mã vùng hiện tại và số lần thay đổi còn lại (hình 1).
Một ổ DVD sẽ có 1 trong 2 cách bảo vệ mã vùng:
RPC-1 = Region free drive
RPC-2 = Region locked drive
Nếu ổ DVD là RPC-1, nó có thể thay đổi mã vùng tự do. Các ổ 12X trở về trước có một số hãng sản xuất cho phép dùng một miếng vá gọi là patch firmware (tìm trên trang upgrade
firmware của hãng). Đây là phần mềm hệ thống được nạp cố định trong bộ nhớ ROM của ổ dĩa (tương tự như BIOS của mainboard).
Mỗi ổ DVD đều có 1 chip ROM để kiểm soát quá trình vận hành của ổ đĩa. Chạy patch xong là ổ DVD trở thành RPC-1, có thể chọn mã vùng tự do.
Nếu ổ DVD là RPC-2, nó đã bị khoá mã vùng, chỉ cho phép thay đổi mã vùng 4 hoặc 5 lần tối đa. Các ổ DVD 16X phần lớn là RPC-2. Đối với các ổ DVD này, khi hết hạn thay đổi mã vùng thì có thể:
- Vào trang http://www.firmwareflash.com ; http://www.rpc1.com hoặc lên trang chủ của nhà sản xuất ổ DVD, tìm firmware mới nhất đúng với model ổ DVD của mình, nếu không có thì dùng lại firmware hiện hành, upgrade (nâng cấp) cho ổ DVD thì nó sẽ trở về tình trạng khi mới xuất xưởng.
Một số như LiteOn cũng có patch để reset mã vùng. Khi upgrade firmware mới nhất, ngoài việc có thể phục hồi số lần chọn mã vùng, tình trạng của một số ổ DVD có thể trở nên khá hơn như ít kén đĩa hơn, nhiều phim lúc trước xem không được thì nay có thể xem tốt.
Có điều việc upgrade firmware rất nguy hiểm đối với người chưa có kinh nghiệm, và các nhà sản xuất không bảo hành cho trường hợp này. Phải coi chừng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”! Phải theo đúng file hướng dẫn kèm theo mà làm.
Trước khi tiến hành, nên gỡ bỏ (remove) các ổ CD/DVD ROM ảo (virtual CD/DVD) rồi chạy file upgrade.bat ngoài DOS, đừng chạy trong Windows. Chọn từ 1-4 để xác định IDE Port của ổ DVD rồi nó sẽ tự động chạy file MtkFlash để backup và upgrade firmware.
Một số nhà sản xuất như Asus còn cung cấp file Upgrade firmware là một file exe duy nhất có thể chạy trực tiếp trong Win như DVDROM 616_22.exe, hoặc dùng chương trình MtkWinFlash để flash (ghi chồng lên để nâng cấp, cập nhật) trong Win.
Trước khi flash phải thay đổi device từ DMA mode sang PIO mode trong BIOS setup, backup firmware hiện hành và thao tác theo đúng hướng dẫn.
- Dùng một chương trình để đánh lừa và disable việc kiểm tra mã vùng của các chương trình DVD Player.
Nổi tiếng nhất là DVD Region-Free 3.xx, nhưng hay nhất lại là DVDIdle Pro 3.xx vì nó là sự phối hợp đầy đủ năng lực của DVDIdle và DVD Region- Free. Ngoài khả năng disable việc kiểm tra mã vùng, nó sẽ kéo dài tuổi thọ của Ổ DVD với kỹ thuật Smart Read-ahead Cache, lưu dữ liệu trên DVD vào cache (bộ đệm) trên dĩa cứng và RAM, cho DVD được nghỉ ngơi nhàn rỗi.
Một DVD 6X sẽ làm việc 15 phút cho một đoạn phim DVD 90 phút. Có thể tải bản thử nghiệm 30 ngày tạihttp://www.dvdidle.com. Cũng có thể dùng DVD X Player Professional 2 (http://www.DVD-XPlayer.com), một chương trình nổi tiếng vừa là DVD Player vừa là DVD Region Free!
Đặc biệt với một số model của DVD Asus, ta có thể làm như sau:
DVD 16X ASUS E616 ATA 100:
1. Tắt máy PC.
2. Khi máy đã tắt, ta nhấn đồng thời 2 nút trên ổ đĩa DVD (Play/Stop).
3. Tiếp tục nhấn 2 nút này khi mở điện PC.
4. Khi hàng chữ “Detecting IDE Drives...” của BIOS xuất hiện trên màn hình, ta có thể buông tay ra. Nếu để quá trễ, giữ những nút này quá lâu, máy có thể bị treo. Nếu điều này xảy ra, ta chỉ đơn giản bắt đầu làm lại như trên. Tốt nhất là giữ những nút này khoảng 5 giây khi ta thấy BIOS xuất hiện hàng chữ trên.
Điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi ta vào Windows kiểm tra lại. Đây là một trong rất ít ổ DVD có thể reset mã vùng mà không cần upgrade firmware. (Điều này không được phổ biến công
khai vì luật bản quyền!).
Hình 2
DVD 12X ASUS E612 (12X/40X):

Chỉ cần gỡ bỏ cái “test jumper” (màu đậm) trong lược đồ (hình 2), là có thể biến các ổ dĩa thuộc model này thành RPC-1 (region free).
DVD 16X E616P1 ATA 33 (hỗ trợ DVD R+):
Model này chỉ có 1 nút nên cách tốt nhất là dùng các phần mềm kể trên (như DVDIdle Pro), hoặc là upgrade firmware.
Chú ý: Đối với các đĩa DVD Trung Quốc hiện giờ đa số là region free (không phải chọn mã vùng), ta cứ việc dùng các chương trình như WinDVD, PowerDVD, DirectDVD, NVDVD, Windows Media Player... xem thoải mái, khỏi chọn mã vùng, và nó cũng không tự thay đổi mã vùng.
Đừng dùng Hero DVD III hay Hero Super Player 3000 để xem, vì các chương trình thuộc họ Hero này sẽ tự động thay đổi và set mã vùng, nếu dùng nó thì chỉ vài lần là hết hạn, không thể thay đổi mã vùng được nữa!

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SAO LƯU IPHONE VÀ IPAD

Theo mặc định, iPhone/iPad tự động sao lưu với tài khoản iCloud nhưng bạn cũng có thể tạo ra các bản sao lưu cục bộ toàn diện hơn từ iTunes. Apple chỉ cung cấp 5 GB không gian iCloud miễn phí, vì vậy bạn cần quản lý sao lưu iCloud của mình.
Nhiều ứng dụng sẽ tự động sao lưu dữ liệu với dịch vụ thích hợp. Ví dụ, khi sử dụng Gmail, email sẽ được lưu trữ trên máy chủ của Google với tài khoản Google của bạn nên không cần phải sao lưu.

1. Sao lưu iCloud

Giả sử bạn đã thiết lập iCloud khi cài đặt thiết bị của mình, nó sẽ tự động sao lưu với dịch vụ lưu trữ trực tuyến iCloud. Quá trình sao lưu này xảy ra khi thiết bị được cắm, khóa, và kết nối Wi-Fi. Bạn có thể khôi phục lại bản sao lưu từ tài khoản iCloud của mình. Lưu ý, iCloud không sao lưu tất cả hình ảnh và video, vì vậy bạn cần sao lưu chúng bằng tay.
Để kiểm tra xem iCloud đã thiết lập hay chưa, mở ứng dụng Settings > bấm vào iCloud. Bạn sẽ thấy tài khoản mà thiết bị đang sao lưu với. Nếu chưa thiết lập iCloud, bạn có thể làm điều đó từ màn hình này.
Những điều cần biết về sao lưu iPhone và iPad
Chạm vào tùy chọn Storage & Backup ở dưới cùng của cửa sổ iCloud để xem thông tin chi tiết về quá trình sao lưu. Trên màn hình này bạn có thể thấy mình có bao nhiêu không gian lưu trữ iCloud - theo mặc định là 5 GB miễn phí. Nút chuyển đổi iCloud Backup cho phép bạn chọn có sao lưu thiết bị với iCloud hay không.
Những điều cần biết về sao lưu iPhone và iPad
Để xem dung lượng đã sử dụng cho sao lưu, hãy nhấp vào Manage Storage. Nếu có nhiều thiết bị, bạn sẽ thấy danh sách các thiết bị và biết chúng đang sử dụng bao nhiêu dung lượng iCloud để sao lưu.
Chạm vào một thiết bị để xem thông tin chi tiết hơn về bản sao lưu mới nhất. Bạn có thể thấy chính xác những ứng dụng nào đang sử dụng dung lượng nhiều nhất. Để giải phóng không gian lưu trữ, bạn có thể vô hiệu hóa sao lưu đối với một trong các ứng dụng. Bạn cũng có thể xóa bản sao lưu gần đây nhất bằng cách chạm vào Delete Backup.
Những điều cần biết về sao lưu iPhone và iPad

2. Sao lưu iTunes

Bạn có thể tạo ra bản sao lưu trong iTunes bằng cách dùng cáp USB kết nối iPhone/iPad/iPod Touch với máy tính. Mở khóa thiết bị > mở iTunes > chọn thiết bị. Bạn sẽ thấy phần Backup, nơi có thể kiểm soát cách thiết bị sao lưu và thực hiện bằng tay.
Nếu đã thiết lập iCloud, theo mặc định, thiết bị của bạn sẽ tự động sao lưu với iCloud. Nhưng thay vào đó, bạn có thể để thiết bị tự động sao lưu với máy tính và chọn có mã hóa các bản sao lưu cục bộ này với mật khẩu hay không. Nếu muốn tạo bản sao lưu một lần trên máy tính, hãy nhấp vào nút Back Up Now.
Lưu ý rằng sao lưu iTunes khác với sao lưu iCloud.
Khi sao lưu thông qua iTunes, bạn sẽ nhận được bản sao hoàn chỉnh của tất cả dữ liệu trên thiết bị, vì thế sau này có thể khôi phục lại thiết bị của mình về đúng trạng thái như vậy. Với iCloud, chỉ có "các dữ liệu quan trọng nhất" trên thiết bị sẽ được sao lưu với tài khoản iCloud của bạn (ví dụ, sao lưu iCloud không bao gồm nhạc và video nhưng sao lưu iTunes thì có). Điều này cho phép bạn tiết kiệm không gian iCloud hạn chế và tránh việc tải lên/tải về những lượng lớn dữ liệu.
Những điều cần biết về sao lưu iPhone và iPad
Đối với hầu hết mọi người, sao lưu iCloud là đủ tốt rồi nên không cần iTunes. Nhưng, nếu thực sự muốn một bản sao lưu hoàn chỉnh, bạn có thể tạo ra với iTunes. Để sau đó khôi phục lại bản sao lưu này, chỉ cần kết nối thiết bị với máy tính và sử dụng nút Restore Backup.