Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

TRÁNH IPHONE THÀNH "CỤC GẠCH", NGƯỜI DÙNG SIM 11 SỐ CẦN ĐỔI NGAY SỐ TRÊN ICLOUD

Nhiều kỹ thuật viên và các cửa hàng liên tục khuyến cáo những người dùng có SIM 11 số và đang dùng tài khoản iCloud dành cho iPhone nên thay đổi số điện thoại mới để tránh bị mất tài khoản, vô tình biến iPhone thành "cục gạch".


Người dùng SIM 11 số nên đổi ngay số trên iCloud, tránh biến thành cục gạch
Người dùng SIM 11 số nên đổi ngay số trên iCloud, tránh biến thành "cục gạch"

Việc chuyển đổi thuê bao di động 11 số sang 10 số đã đi được hơn nửa chặng đường và có nhà mạng VinaPhone đã xác nhận hoàn tất việc chuyển đổi 15 triệu thuê bao 11 số sang 10 số. Nhà mạng này cũng khuyến nghị người dùng nên cập nhật lại số thuê bao mới cho các tài khoản ngân hàng, các dịch vụ OTT...
Riêng với người dùng iPhone, các kỹ thuật viên khuyến nghị người dùng đã sử dụng đầu số 11 số để đăng ký iCloud cũng nên thay đổi nhanh chóng, tránh các rắc rối luôn thường trực.
Anh Hùng, một kỹ thuật viên chuyên iPhone ở quận 10, TPHCM cho biết, tài khoản iCloud gắn liền với những chiếc iPhone, nếu lỡ quên mật khẩu, bị tấn công thì chiếc iPhone đó có thể biến thành cục gạch bất cứ lúc nào.
Cụ thể, anh chia sẻ, khi bị tấn công đánh cắp tài khoản iCloud, những tin tặc sẽ thực hiện lệnh khóa iPhone từ xa, thay đổi thông tin và người dùng không thể làm bất cứ điều gì với chiếc iPhone của mình. Nhưng quan trọng hết đó là việc quên mật khẩu, chiếc máy sẽ không thể khôi phục tài khoản gốc, sang nhượng và nâng cấp thiết bị. Người dùng buộc phải thay đổi mật khẩu bằng cách xác nhận qua số điện thoại hoặc email. Trong đó, số điện thoại bị thay đổi đầu số mà người dùng không cập nhật sẽ khiến cho tiến trình xác thực vô hiệu.

Từ đó, anh đưa lời khuyên, người dùng sau khi nhận được việc chuyển đổi đầu số thuê bao 11 số sang 10 số trong đợt này nên chủ động thay đổi thông tin thuê bao trong các ứng dụng và các dịch vụ. Lưu ý, các nhà mạng sẽ phải quay số song song (duy trì cả số cũ và số mới) từ ngày 15/9/2018 đến ngày 14/11/2018. Đây là giai đoạn cần thay đổi tránh việc không thể xác thực sau tháng 11 với đầu số cũ.

Để thay đổi số điện thoại trong iCloud, người dùng truy cập vào Settings > Passwords & Accounts > iCloud > Contact Information. Tại đây người dùng chọn Reachable At > “Edit“, và tiến hành thay đổi số điện thoại.
Gia Hưng

SELFIE QUADCOPTER CONQUERS VIETNAM. THE IDEA IS GENIUS...

Sept 10, 2018 | Advertorial
Don't take another boring phone selfie until you've seen this...
main
This Vietnam Selfie trend is going viral worldwide...

Phone selfies are boring. People aren't doing them anymore and they've become unpopular...
First, there was the standard selfie, then the selfie stick, and now the next evolution of the selfie has arrived!

Nobody knows who did it first, but soon thousands of people in Vietnam started uploading incredible selfies from insane angles. They uploaded them to social media and soon EVERYONE wanted to do the same!

Now, this new type of selfie has taken off - Literally - across the world!
What are we talking about?
It’s the new Drone X Pro, a brand new type of drone made so that anyone can fly it. It's perfect for making the ultimate selfies! 


The Drone X Pro was designed by two German engineers who love drones. They found that the drones they had were very bulky, heavy and difficult to travel with.

So, they designed this ultra-compact, light drone, and all without sacrificing any of the main benefits of a top HD model.

It’s firm, it’s easy to control and it can live-stream and record to your phone!

People are using them to take 'the ultimate selfies' - the results are incredible...


How does it work?

We were surprised by how easy it is to set up! First, you have to install an app (just scan the QR code in the manual). It’s all very easy.
Once you have done that, just plug in the battery, connect to your drone and start up the app. In less than 10 seconds you’re ready to fly your drone!
And then the best part comes: flying is so incredibly easy. The controls are just superb, really intuitive. Flying the drone feels natural. A colleague’s kids happened to be at the office, and they figured it all out in seconds—on their first drone flight ever. It’s Just amazing how easy and smooth the controls are!
Once you’re in the air, it’s time to use the built-in camera. You can take the most stunning pictures and videos. Take videos from otherwise impossible angles and impress your friends with the coolest selfies!

See Drone X Pro in action:

 

How Much Is It?

That’s what we all want to know, right? I guessed it would be like $300 to $400, but I was wrong. They sell it for only $99, (deal only available online, $150 in shops) which is tremendously cheap for a drone of this quality!

How to buy a Drone X Pro

That’s super easy. You can buy it from the official website.

This drone is perfect because...



What makes this drone so special?

The main benefits of the Drone X Pro are its portability, price, camera and its ease of use.
The drone is the same size as a large smartphone. Combine that with its foldable rotors and you probably have the world’s most portable drone. It will comfortably fit in any pocket or bag!


Absolutely, anyone can easily fly this drone! Its controls were designed to perfection. The Drone X Pro also has an incredible hovering capability. No need to focus on the height; just steer and enjoy the flight!
A drone with this name needs a quality camera of course. This drone is just perfect to take awesome pictures and videos.

When flying is so easy, you can fully concentrate on taking stunning shots. Film nature, friends and even yourself in amazing quality!

And so far, we have not even mentioned that the drone is made of ABS plastic. This makes the drone much lighter and stronger.
Last but not least, the price is just amazing. It’s less than $100 for a drone of this quality. This must be the single best price-quality drone there is!

Conclusion: Is it worth it?

Such a quality drone for this price makes us definitely say yes! Just think of the amazing pictures and videos you can take with the Drone X Pro. Even just the fun of flying a drone already makes this worth it. If you’ve never flown a drone, this is the moment you should start!

How To Get A Drone X Pro?

Now that you are aware of this amazing new drone, and if it’s still in stock, here is how to get one:
1) Order the Drone X Pro from the official website.
2) Download the Drone app and connect to your smartphone (Android and iOS)
3) Start making amazing footage of you and your friends or family!
It’s As Simple As That!

    PROMOTION
: Now with 50% off and with free shipping for a limited time!   
* Special Offer Now $99 vs $197.99 - for Online Shoppers ONLY! - available while stocks last.

https://breakthroughtrend.com/lp/quadcopter/drone.php?cep=gujZgYE4-np3dIM3Jj7KdQKZ6G2xKZu9tY24EJpTJsZvuXoDNuF9Ov8s5LJ8tMUOsCSrB1_QD2Z2cyO2qwVBtiGVF0dCHlTqb88h9ht1MpEIIMMxFlCbzKZBHjmzJfFYLYaxwDeRgX0xDXFkDiMTr3gqI1EeBECQuWtLUJKQntg3RzEDehhnnW-INTYDGzj7QAxbLfcxBAOkf8yQDSuFNTc225j7Up2f1NyIC3gL5Erfl_u2k7bJgmgQJkI_F8LGF4QhpQ8JjZUY-_cSR6Mqa4AaE_4a7SoElgO7vTnaWDoFmLx_tmV1ht9p6OAnl3-ZuXWgGOHbwUidxMB8JNIb7yYq-mow3fp3V5IgDR94WXlZV5QumMRhen9N4QHOCga80l85NSi9CPMsRK1GmE8YrzdVPp6zNAF8Maf0xORa5H5Jp4Sr0B4S-ltbUccM9mXKjaQbidEcNPw63_QpmEB-_eHnzwOuHMaKng_BfMoiDHrDw_Mxa2VAB_D8zL-1wv4o&utm_platform=Desktop&utm_title=Selfie%20Quadcopter%20Revolution%20in%20Vietnam.%20The%20Idea%20Is%20Genius&utm_thumnail=http://cdn.taboola.com/libtrc/static/thumbnails/596cc91199b4598cab544f5b4eb017b1.jpg&utm_campaign=1407101&utm_medium=disqus-widget-safetylevel20longtail09&utm_campaign_item_id=125401182 

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

CÁC NƯỚC CHÂU Á HÀNH XỬ THẾ NÀO VỚI NETFLIX, SPOTIFY?

Indonesia chặn Netflix cho tới khi tuân thủ luật địa phương, và bắt tay với hãng trong nước, trở thành đơn vị cung cấp nội dung. Singapore áp thuế 7% với Netflix, Spotify.
Các dịch vụ xuyên biên giới là sản phẩm của những tiến bộ về công nghệ và là minh chứng về một thế giới đang ngày càng phẳng hơn. Tuy nhiên đây lại là lĩnh vực gây đau đầu cho các nhà làm luật bởi sự mới mẻ và bởi việc cân bằng cán cân giữa quyền lợi người xem và quản lý các dịch vụ xuyên biên giới là điều không dễ dàng.

Indonesia chặn Netflix cho đến khi tuân thủ luật

Với các nước châu Á, 3 vấn đề chính mà các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải đáp ứng khi gia nhập thị trường bao gồm: Tiêu chuẩn nội dung, bao gồm việc đáp ứng về các yêu cầu đặt ra của nước sở tại liên quan đến bạo lực, dung tục, chính trị và hài hòa xã hội; Vấn đề về thuế; và Các vấn đề kiểm soát liên quan đến chủ quyền quốc gia, khung pháp lý về phát sóng vượt biên giới... Tùy thị trường sẽ có các ưu tiên khác nhau với các cam kết mà các đơn vị như Netflix, Spotify hay Facebook phải đáp ứng. 
Một ví dụ điển hình về việc dịch vụ này phải đáp ứng các yêu cầu để gia nhập thị trường châu Á là trường hợp của Netflix tại Indonesia. Ra mắt thị trường Indonesia vào tháng 1/2016, Netflix ngay lập tức vướng pháp lý khi các nhà làm luật cho rằng hãng đang chiếu các nội dung bạo lực và khiêu dâm một cách thiếu kiểm duyệt.
Cac nuoc chau A hanh xu the nao voi Netflix, Spotify? hinh anh 1
Các dịch vụ OTT xuyên biên giới đang làm khó các nhà làm luật châu Á. Ảnh: Việt Linh.
Ngoài vấn đề về nội dung, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Indonesia (MOCIT) còn yêu cầu Netflix phải thiết lập một văn phòng đại diện tại nước này và thực hiện nghĩa vụ thuế tại Indonesia.
Nhà mạng thuộc sở hữu Nhà nước và cũng là nhà mạng lớn nhất Indonesia, Telkom, khi đó cũng đã chặn truy cập với Netflix trên toàn lãnh thổ. Phó chủ tịch nhà mạng, ông Arif Prabowo, đã chia sẻ với Reuters sẽ tiếp tục chặn Netflix cho tới khi hãng tuân thủ các luật định tại Indonesia.

Chỉ là một đơn vị cung cấp nội dung cho hãng trong nước

Chưa thu được doanh thu đáng kể trong khi đã chi mạnh tay cho khâu marketing tại thị trường Indonesia, tương lai của Netflix ở thị trường này trở nên vô cùng u ám. Lựa chọn duy nhất mà MOCIT đưa ra cho Netflix tại Indonesia là hợp tác với một doanh nghiệp địa phương để thành lập liên doanh phù hợp với luật định.
Tới tháng 4/2017, chính Telkom, nhà mạng đã chặn Netflix, là đơn vị đứng ra bắt tay với ông lớn đến từ Mỹ này. Được chính thức bước vào thị trường Indonesia nhưng Netflix gần như mất hiện diện thương hiệu khi chỉ là một đơn vị cung cấp nội dung cho IndiHome, dịch vụ truyền phát phim theo yêu cầu của Telkom.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại Singapore khi Netflix phải bắt tay với Singtel, nhà mạng lớn nhất Singapore, để đủ điều kiện kinh doanh.
"Các dịch vụ truyền tải qua Internet mang đến những câu hỏi mới cho tất cả mọi người, bao gồm cả các nhà làm luật, và dự định của chúng tôi là tuân thủ với các luật và quy định cần thiết", bà Jessica Lee, trưởng bộ phận truyền thông châu Á của Netflix, cho hay.
"Đây sẽ là một phần trong hành trình của chúng tôi khi ra mắt tại các quốc gia khác nhau", bà Lee nói thêm.
Đổi lại việc mở rộng thị trường, Netflix thông báo khoảng lỗ 104,2 tỷ USD trong quý I/2016 tại các thị trường ngoài nước Mỹ vì chi phí marketing cao trong khi doanh thu trên mỗi người xem lại thấp hơn thị trường sân nhà.

Singapore áp thuế 7%

Những ông lớn công nghệ cung cấp nội dung xuyên biên giới dường như có một điểm chung về thuế, đó là khi không bị yêu cầu nộp thuế một cách mạnh tay, các hãng sẽ tìm mọi cách để tránh thuế tại các quốc gia có triển khai dịch vụ và có phát sinh doanh thu.
Cac nuoc chau A hanh xu the nao voi Netflix, Spotify? hinh anh 2
Rõ ràng các doanh nghiệp OTT xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại các quốc gia như Việt Nam, nhưng lại rất khó để thu thuế. 
Đầu năm 2018, cơ quan thuế của Singapore đã lên kế hoạch áp thuế Hàng hóa và dịch vụ (GST) 7% lên các dịch vụ trực tuyến như Spotify, Netflix hay Amazon Prime.
"Với sự phát triển của công nghệ và kinh tế số, có một thực tế phổ biến là có rất nhiều dịch vụ được tiêu dùng tại Singapore đến từ các nhà cung cấp nước ngoài, những đơn vị có thể cung cấp dịch vụ mà không cần hiện diện ở Singapore", đại diện Bộ Tài chính Singapore nhận định.
"Việc cân nhắc áp thuế GST lên các dịch vụ 'nhập khẩu' này sẽ đảm bảo rằng bất luận dịch vụ được mua tại Singapore dù đến từ nhà cung cấp địa phương hay nhà cung cấp nước ngoài cũng đều có trách nhiệm GST ngang nhau", vị này nói thêm.
Cơ quan chức năng của Indonesia cũng đang xây dựng luật để yêu cầu các dịch vụ OTT nước ngoài phải đóng thuế cho khoản doanh thu phát sinh từ thị trường Indonesia.
Tháng 5/2016, MOCIT cũng ban hành dự thảo quy định về quản lý các dịch vụ OTT, áp dụng với cả OTT trong và ngoài Indonesia. Dự thảo này được sửa đổi vào 8/2017 và dự kiến được chính thức thông qua trong năm 2018.
Trong khi tại Thái Lan, tháng 4/2017, Ủy ban Truyền hình và truyền thông nước này đã công bố kế hoạch đưa các dịch vụ OTT vào một khung quản lý dạng cấp phép, từ đó có thể đánh thuế các dịch vụ này theo cơ chế thuế Thái Lan.
Theo báo cáo Chính sách truyền hình OTT châu Á 2018 của Hiệp hội ngành video châu Á (AVIA), đơn vị này nhận định rằng các quốc gia châu Á đang hướng tới 3 mục tiêu chính trong việc ban hành luật quản lý các dịch vụ OTT đó là quản lý chuẩn nội dung, quản lý thuế và áp đặt kiểm soát.
AVIA cũng cho rằng các dịch vụ OTT xuyên biên giới đang chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn so với trước đây khi cách đây chỉ 3 năm, châu Á gần như không có quy định nào về quản lý OTT. Câu chuyện năm 2018 đã khác khi nhiều quốc gia đã soạn thảo luật và đang phân hóa làm hai nhóm ứng xử.
Cac nuoc chau A hanh xu the nao voi Netflix, Spotify? hinh anh 3
3 năm trở lại đây, các quốc gia châu Á đã có những động thái nhất định để quản lý OTT xuyên biên giới. Ảnh: Getty.
Tại các nền kinh tế phát triển như Singapore, Hong Kong hay New Zealand, họ đang cố gắng xây dựng một sân chơi bình đẳng thuận lợi hơn cho truyền hình truyền thống và các dịch vụ OTT, dù vẫn có những giới hạn. Nhóm còn lại theo AVIA là các nước đang muốn quản lý các dịch vụ OTT theo đúng các quy định áp dụng với truyền hình truyền thống.
Tuy nhiên, dù có xây dựng luật theo hướng nào, các quốc gia châu Á cũng đang chật vật để áp thuế các hãng OTT xuyên biên giới khi mà nhiều hiệp định thương mại đều có điều khoản chống đánh thuế hai lần. Các nhà làm luật châu Á đang tiến thoái lưỡng nan khi nếu cho phép thì khó thu thuế mà không cho phép thì khán giả lại không thể hưởng lợi từ các tiến bộ công nghệ.


Theo Zing.vn

APPLE MUSIC VÀ SPOTIFY SẼ PHẢI TRẢ NHIỀU TIỀN HƠN CHO CÁC NGHỆ SĨ

Đạo luật hiện đại hóa âm nhạc (MMA) vừa được thông qua Hạ viện Mỹ, sau khi được thông qua tại Thượng viện, và đang trên đường tới bàn của Tổng thống Donald Trump để được chính thức thành luật.

Ngành công nghiệp nhạc trực tuyến cần có đạo luật đảm bảo công bằng cho nhà sáng tạo
Theo PhoneArena, một khi luật trên được ban hành, nó sẽ ủy nhiệm việc tạo ra một cơ quan có chức năng quản lí bản quyền kĩ thuật số và tiền bản quyền sẽ được trả cho các ca sĩ và nhạc sĩ trên Apple Music, Spotify…
MMA sẽ cập nhật các quy tắc liên quan đến tiền bản quyền và cấp phép khi nói đến phát trực tuyến nhằm đảm bảo người sáng tạo được thanh toán đúng mức. Điều này sẽ dẫn đến việc tạo cơ sở dữ liệu có thể truy cập công khai giúp dễ dàng hơn để xem nhà xuất bản và nghệ sĩ nào cần được thanh toán cho các bài hát cụ thể.
Việc lập danh mục tất cả người biểu diễn và quyền sở hữu trí tuệ có phần phức tạp, vì vậy cơ quan sẽ hợp lí hóa quy trình lấy giấy phép để phát trực tuyến các tác phẩm đã nói. Hơn nữa, nó sẽ cập nhật tỉ lệ tiền bản quyền cho các nghệ sĩ đằng sau các bài hát trước năm 1972 và cập nhật tỉ lệ tiền bản quyền để phản ánh những thay đổi của thị trường xung quanh.
“Ngành công nghiệp âm nhạc phần lớn đã thay đổi trong thời đại kĩ thuật số, nơi streaming nhạc trực tuyến mang doanh thu cho người sáng tạo và chủ sở hữu bản quyền như nhau. Một ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi một giải pháp hiện đại và hiệu quả cho toàn bộ hệ sinh thái âm nhạc”, Chris Harrison, CEO của Hiệp hội truyền thông kĩ thuật số, giải thích tầm quan trọng của MMA.
Được biết Apple Music vừa đạt 21 triệu thuê bao ở Mỹ, có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều so với Spotify, vì vậy đạo luật MMA rất được quan tâm.

Theo Thanh Niên.
https://www.thongtincongnghe.com/article/76115#utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+ttcn+%28TTCN+-+Tat+ca%29