Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Để kiểm chứng : 10 LÍ DO MICROSOFT SẼ CHẮC CHẮN MUA LẠI YAHOO

Nếu Yahoo! không sớm tìm ra một thiên tài có thể xoay chuyển tình thế, thì công ty này sẽ bị trôi vào lãng quên. Tuy nhiên còn một tương lai nữa là công ty này sẽ được Microsoft mua lại để cạnh tranh với Google.
Năm 2008, Microsoft đã đề nghị mua lại Yahoo với giá 44 tỉ USD. Tuy nhiên, Yahoo! lại quyết tâm hoạt động độc lập và từ chối lời đề nghị này. Hiện giờ, Yahoo! vốn đã hết sức khó khăn nay lại bị “tàn phá” bởi cuộc khủng hoảng về người lãnh đạo. Có lẽ đã đến lúc Microsoft mua lại công ty này và khiến nó hoạt động tốt trở lại.

1. Giá rẻ

Một trong những lợi thế để Microsoft có thể mua lại Yahoo! là công ty này sẽ có giá rẻ do những khó khăn hiện tại. Trong thực tế, cổ phiếu của Yahoo! hôm 14/5 được giao dịch chỉ với giá 15,52 USD, thấp hơn nhiều so với thời điểm năm 2008 khi Microsoft chính thức lên tiếng đặt giá 31 USD/cổ phiếu để mua lại Yahoo!. Trong khi đó Microsoft có hàng tỉ USD trong tay vì vậy chẳng có gì khó khăn đối với việc mua lại Yahoo! hiện đang có vốn hóa thị trường là 19 tỉ USD.

2. Hội đồng quản trị muốn ra khỏi cuộc hỗn loạn

Hội đồng quản trị của Yahoo! đang ngày càng trở lên mệt mỏi với những biến cố xảy ra trong thời gian gần đây. Từ những rắc rối với nhà đồng sáng lập, Jerry Yang tới việc sa thải bà Carol Bartz. Sự xáo trộn về quản lí và kinh doanh đã tiếp diễn trong nhiều năm qua. Công ty đã sa thải cựu Giám đốc điều hành Carol Bartz hồi tháng 9/2011 và sau đó mất nhiều tháng để tìm một CEO mới, Scott Thompson. Nhưng chỉ trong vài tháng, Thompson đã bị miễn nhiệm vì đã khai man bằng cấp. Ban giám đốc của Yahoo! dường như đã sẵn sàng hơn bao giờ hết để chấp nhận một lời đề nghị thâu tóm của công ty khác.

3. Công cụ để đấu với Google

Mặc dù một số người có thể nói rằng Yahoo! trông giống như một con tàu đang chìm, nhưng đối với Microsoft, đây là một cơ hội để cạnh tranh hiệu quả hơn với Google. Yahoo! có thể không lớn bằng Google và công ty này đã bị thua trong cuộc chiến với “gã khổng lồ tìm kiếm”, nhưng với số tiền mặt hiện có và sự ủng hộ của Microsoft, công ty có thể cạnh tranh với Google.

4. Động lực cạnh tranh về quảng cáo

Mặc dù Google đang nhận được nhiều sự chú ý về quảng cáo trực tuyến, nhưng Yahoo! cũng là một trong những công ty quảng cáo trực tuyến lớn. Microsoft sau khi mua lại hãng marketing số aQuantive, cũng cạnh tranh rất tốt trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Bằng cách tập trung các nguồn lực, Yahoo và Microsoft có thể thu hút nhiều hơn những người chủ sở hữu các trang web, cung cấp nhiều quảng cáo có hiệu quả hơn và dành nhiều thị phần hơn.

5. Nội dung vẫn là vua

Yahoo được biết đến về những ứng dụng và công cụ tìm kiếm như email, nhưng công ty cũng là một trong những nhà xuất bản nội dung hàng đầu của web. Từ tin thể thao tới tin tức chung, Yahoo bao quát rất nhiều mảng nội dung. Công ty này vẫn đang thu hút sự chú ý của hàng trăm triệu người dùng web. Trong khi đó, Microsoft vẫn chưa có sự hiện diện đáng kể trong không gian này. Có thể khi mua Yahoo! sẽ giúp Microsoft xâm nhập vào thị trường này.

6. Hợp nhất chống lại Gmail

Nền tảng Gmail của Google đang ngày càng phổ biến khi Yahoo! Mail và Windows Live Mail đang dần bị thất thế. Một trong những sự kết hợp đẹp nhất trong thế giới trực tuyến sẽ là Yahoo! Mail và Windows Live Mail. Cả hai nền tảng này đều hoạt động khá tốt nhưng không nền tảng nào hoàn hảo. Sẽ rất tuyệt nếu hai nền tảng này kết hợp, bù đắp cho nhau để có thể tạo nên những giá trị cạnh tranh tốt nhất.

7. Đội ngũ kĩ thuật hàng đầu

Mặc dù nhiều sản phẩm web của Yahoo! không được phổ biến như trước kia, nhưng công ty này vẫn có hàng trăm kĩ sư cực giỏi có thể làm việc để tạo ra những ứng dụng web chất lượng cao. Microsoft cũng đã có đội ngũ phát triển phần mềm về ứng dụng web nhưng đây là sẽ một động lực mới cho lực lượng này.

8. Thương hiệu quốc tế

Tuy đang gặp nhiều khó khăn nhưng Yahoo! có sự hiện diện lớn trên toàn thế giới. Công ty này có những khách hàng trung thành tại nhiều quốc gia khác nhau. Một khi mua lại Yahoo!, Microsoft sẽ thu được những lợi thế đáng giá này để tạo nên một sức mạnh tổng hợp.

9. Cơ sở hạ tầng cho điện toán đám mây

Tương lai lưu trữ của máy tính (và có lẽ ngay cả Windows) sẽ là những “đám mây”. Mặc dù Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ điện toán đám mây trong những năm gần đây, nhưng Yahoo! đã có một cơ sở hạ tầng “đám mây” sẵn có và sẵn sàng hoạt động. Các máy chủ, cơ sở hạ tầng web và mọi thứ khác liên quan đến thế giới trực tuyến của công ty này sẽ có thể hữu ích nếu Microsoft muốn tăng sự tập trung vào đám mây trong những năm tới.

10. Đây sẽ là một sự đầu tư

Tất cả những lợi thế trên sẽ rất hấp dẫn Microsoft mua lại Yahoo! và duy trì các dịch vụ của nó trong dài hạn. Hoặc, Microsoft có thể cải tiến các dịch vụ của Yahoo! và đưa nó trở lại thị trường. Hơn nữa, chỉ riêng bằng sáng chế của công ty này đã đáng giá hàng trăm triệu USD.

Theo ICTnews/eweek
http://www.thongtincongnghe.com/article/35207?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+ttcn+%28TTCN+-+Tat+ca%29

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

TÍNH NĂNG DSLR CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Bạn có thể chỉnh cân bằng với thước cân bằng tích hợp trong máy hoặc chụp RAW để thử nghiệm các tính năng xử lý ảnh tích hợp.
Các máy ảnh DSLR ngày này được trang bị rất nhiều tính năng mà đôi khi người dùng bỏ qua không nghĩ đến. Dưới đây là một số tính năng có sẵn có thể bạn chưa biết trên chính chiếc máy ảnh hàng ngày của mình. Bài do tạp chí Pop Photo tổng hợp.

1. Chỉnh cân bằng với thước cân bằng tích hợp.

Tính năng DSLR có thể bạn chưa biết
Khi cần phải cân bằng máy ảnh trong những chủ đề phong cảnh mà bạn lại chụp tay hoặc không muốn rời mắt khỏi khung ngắm quang, những máy ảnh tích hợp sẵn cảm biến cân bằng như Nikon D3s sẽ thực sự trở nên hữu ích.
Ngay cả những nhiếp ảnh gia phong cảnh có kinh nghiệm đôi khi cũng chụp ảnh bị nghiêng, nhất là những ảnh mà đường chân trời không hoàn toàn thẳng. Ảnh kiến trúc cũng thường gặp vấn đề tương tự. Mặc dù bạn vẫn có thể chỉnh sửa hậu kỳ, nhưng để làm bằng phẳng cảnh, chắc chắn sẽ phải cắt mất một chút chi tiết ở cạnh viền. Lúc này, hãy nhớ tới thước đo cân bằng tích hợp trong máy ảnh, trợ thủ đắc lực trong các tình huống như vậy.
Mẹo.
Thước cảm biến cân bằng tỏ ra rất hữu ích, nhất là các ảnh chụp tay. Các nhiếp ảnh gia thường chụp cả loạt ảnh phong cảnh và kiến trúc với chân máy, và đến khi xem lại thì hầu hết đều bị nghiêng. Thước cảm biến tích hợp sẽ giúp bạn không rơi vào những tình huống như vậy.

2. Chụp RAW để thử nghiệm các tính năng xử lý ảnh tích hợp.

Bạn có thể không cần các chương trình xử lý ảnh hậu kỳ để xử lý file ảnh RAW nếu bạn sở hữu những máy DSLR với các phần mềm tích hợp cho phép biên tập và chuyển đổi từ RAW sang JPEG (hầu hết các máy DSLR đời mới của Canon, Nikon, Olympus, hay Pentax đều có tính năng này). Trước khi chuyển đổi, có thể chỉnh sửa rất nhiều thông số mặc định như cân bằng trắng, điều chỉnh cân bằng vùng sáng tối, độ bão hòa, độ tương phản, cắt cúp, thông tin JPEG…
Các máy ảnh ngày càng có xu hướng cho phép người dùng chỉnh sửa và thao tác với ảnh nhiều hơn như các hiệu ứng miniature hay chỉnh sửa phối cảnh đối với cảnh kiến trúc. Điều thú vị là các tùy chỉnh này không làm thay đổi file ảnh gốc, vì thế bạn có thể có rất nhiều phiên bản của cùng một ảnh.
Mẹo.
Nếu chỉ đi chụp vào dịp cuối tuần, có lẽ không cần phải mang máy tính xách tay, thay vào đó hãy mang thêm thẻ nhớ. Chụp ảnh RAW và chuyển đổi sang JPEG sử dụng những công cụ tích hợp sẵn trong máy trong lúc chờ đợi hoặc trên đường về.

3. Xem và chụp ảnh từ máy tính.

Tính năng DSLR có thể bạn chưa biết
Hệ thống xem ảnh trước khi chụp trên máy tính ở trên là Tether Table Aero System của TetherTools, kết hợp với tay trượt Manfrotto 131DDB và đầu xoay Manfrotto 496RC2, cả hai được lắp trên chân máy ảnh thông thường.
Tính năng xem trước và chụp ảnh từ máy tính (tethered shooting) không còn chỉ có trên các máy DSLR cao cấp. Bạn có thể sử dụng một máy tính, hoặc TV để xem trước ảnh với bất kỳ máy ảnh nào có cổng xuất video. Xem trên các màn hình lớn sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn được các chi tiết sẽ hiển thị trên ảnh đầu cuối, nhất là đối với các ảnh thiên về chi tiết như chân dung.
Các máy ảnh DSLR đời mới của Canon, Nikon, Sony (như Alpha 700, 850 hay 900) đều có chế độ này. Sau khi cài đặt, có thể sử dụng máy tính điều chỉnh các thông số máy ảnh thời gian thực trên màn hình, xem kết quả và chụp.
Mẹo.
Với tính năng này, bạn có thể thử nghiệm chụp cảnh hoang dã từ ngay sân nhà mình.

4. Xóa bụi bằng phần mềm.

Dù máy ảnh có thể có chức năng rũ bụi cảm biến, nhưng nhiều hạt bụi vẫn kiên cố bám lên bề mặt. Nhiều máy ảnh ngày nay cho phép định vị hạt bụi đó và loại bỏ nó bằng phần mềm xử lý ảnh tích hợp thông qua thuật toán nội suy.
Mẹo.
Dù vậy, hãy thường xuyên lau bụi cảm biến, thay ống kính khéo léo và đừng bao giờ để ống kính hay thân máy trần mà không có nắp che.

5. Chống rung máy khi chụp phơi sáng lâu bằng chức năng tự chụp và lật gương.

Tính năng DSLR có thể bạn chưa biết
Chế độ lật gương (Mirror-up) (ở đây là phiên bản Nikon D4) là chế độ hoàn hảo cho việc giảm thiểu rung máy khi chụp phơi sáng lâu với chân máy.
Ngay kể cả chụp với chân máy, máy ảnh của bạn vẫn có thể bị rung do gương lật lên và hạ xuống một cách cơ học trong quá trình chụp. Thêm vào đó, nếu bạn chụp cầm tay, khả năng bị rung thậm chí sẽ còn nhiều hơn. Để khắc phục, bạn có thể dùng tính năng khóa gương luôn ở vị trí mở, chuyển máy ảnh về vị trí tự chụp (self-timer) và bấm máy.
Mẹo.
Bạn có thể sử dụng hai tính năng kết hợp này khi không có chân máy. Lúc đó, chỉ việc đặt máy ảnh lên trên một mặt phẳng nào đó đủ vững chắc và ổn định.

6. Sử dụng chức năng khắc phục lỗi quang học ống kính.

Các thử nghiệm cho thấy không có ống kính nào đủ hoàn hảo, kể cả những ống cao cấp nhất, nên lúc nào cũng có những bức bị méo hình, bị lỗi ánh sáng hoặc bị mờ ở một số độ mở nào đó. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết DSLR đời mới đã tích hợp sẵn các tính năng khắc phục lỗi, nhất là các lỗi méo hình và lỗi viền tím. Một số máy thậm chí còn có thể khắc phục các lỗi liên quan đến quang sai có thể khiến ảnh thiếu sắc nét hoặc sai màu. Lưu ý là trong một số trường hợp, tính năng này chỉ hữu dụng khi sử dụng các ống kính chính hãng.
Mẹo.
Các tính năng chỉnh sai lệch ống kính có thể là các tính năng chỉnh mặc định, vì thế tốt nhất bạn nên tắt và chỉ bật lên khi cần thiết.

7. Tạo ghi nhớ bằng chức năng ghi âm.

Tính năng DSLR có thể bạn chưa biết
Các máy DSLR mới như Canon EOS 1Ds Mark III trên đây có thêm chức năng ghi âm kèm với ảnh để ghi nhớ bất cứ thứ gì bạn muốn.
Chức năng này cho phép ghi một đoạn âm thanh và nhúng nó vào file ảnh, giúp bạn ghi lại tên hay địa điểm vừa chụp, cách bạn đến nơi này, những điều gì đã xảy ra… Tin mừng là hiện chức năng đã không còn giới hạn ở các bản cao cấp nữa mà đang dần trở nên phổ biến ở mọi phân khúc.
Mẹo.
Sử dụng ghi âm để ghi lại những thông số hay có khi chỉ là các ghi nhớ tham khảo kiểu như "cần chụp lại khi có sương mù" hay "quay lại chụp với ánh sáng lúc bình minh"…

8. Chụp và tạo video với loạt ảnh định trước.

Trước đây tính năng chụp loạt ảnh rồi kết nối lại thành một đoạn video thường ở trên các máy du lịch chủ yếu, nhưng nay bắt đầu xuất hiện nhiều trên các máy DSLR và đang ngày càng trở nên phổ biến.
Tính năng này giúp bạn tạo một đoạn video bất kỳ từ loạt các bức ảnh đã chụp mà không phải dùng đến các phần mềm biên tập video.
Mẹo.
Đảm bảo rằng máy ảnh của bạn đủ pin trước khi thực hiện các thao tác chụp hàng loạt các bức ảnh kiểu này.

9. Tận dụng các hiệu ứng bộ lọc độc đáo.

Tính năng DSLR có thể bạn chưa biết
Bức ảnh này được thực hiện với chức năng HDR thông qua kết hợp 3 bức ảnh có phơi sáng khác nhau trên phiên bản Pentax K10.
Các hiệu ứng hình ảnh trên máy khi được áp dụng có thể cho những kết quả rất thú vị và rất đáng để thử nghiệm. Các hiệu ứng bộ lọc thời thượng như giả lập ống mắt cá, miniature, màu nước hay thậm chí là HDR trên các máy du lịch hay ngay cả trên DSLR cũng có thể sẽ trở nên hữu ích khi bạn muốn tạo ấn tượng hay một thông điệp nào đó cho bức ảnh của mình.

10. Thử nghiệm tính năng khóa sáng với đèn flash.

Tương tự như tính năng khóa phơi sáng ở một vùng nào đó của ảnh và chụp tiếp các bức có cùng thông số như bức vừa khóa, các máy DSLR còn có thêm tính năng khóa phơi sáng với đèn flash. Bạn có thể điều chỉnh tương tự khi có sự thay đổi đối tượng chụp mà vẫn giữ được thông số phơi sáng giữa các bức được duy trì ổn định.

11. Tùy biến hình ảnh xuất với tùy chỉnh file JPEG.

Tính năng DSLR có thể bạn chưa biết
Menu Picture Style trên Canon 5D Mark II cho phép người dùng tùy biến các thông số mặc định của ảnh JPEG sau khi chụp.
Hầu hết máy ảnh đều có các tùy chỉnh thống số JPEG (JPEG profile) đầu cuối tương tự với các tên khác nhau như Picture Styles (Canon) hay Picture Controls (Nikon) hoặc các tùy chỉnh mặc định như Neutral hoặc Vivid. Bạn có thể thay đổi các tùy chỉnh này một cách độc lập và lưu lại nếu thấy kết quả đúng như mong đợi. Một số máy ảnh còn cho phép lưu lại các profile này vào thẻ nhớ để tải lại vào máy khác.
Mẹo.
Không chỉ với RAW, ngay cả với JPEG máy ảnh cũng cho phép chỉnh sửa một số thông số xuất ảnh cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình.

12. Khôi phục chi tiết vùng tối bằng chức năng mở rộng dải tương phản.

Nhiều máy ảnh DSLR đời mới bắt đầu áp dụng tính năng này với các tên gọi khác nhau như Nikon D-Lighting hay Sony D-Range optimizer, mục đích là lấy lại các chi tiết ở vùng tối trong khi không làm cháy các chi tiết ở vùng sáng. Tương tự như các tùy chỉnh hình ảnh, các tùy chỉnh cân bằng vùng sáng - tối này có thể được điều chỉnh hậu kỳ với các phần mềm chuyển đổi RAW của từng hãng.
Mẹo.
Tuy nhiên cũng đừng quá lệ thuộc vào tính năng này bởi đôi khi áp dụng quá đà, ảnh sẽ bị nhiễu hạt ở các vùng tối.

Theo Số Hóa      http://www.quantrimang.com.vn/thietbiso/thiet-bi-so/thu-thuat-tbs/87250_Tinh-nang-DSLR-co-the-ban-chua-biet.aspx  

TỰ SỬA CÁC LỖI ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY IN

Trong lúc in, bạn thường gặp một số lỗi đơn giản như tài liệu bị đốm mực, thứ tự trang in bị ngược, lề bản in không đúng với bản trên máy tính... Những thủ thuật sau sẽ giúp bạn vận hành máy in bình thường.

1. Trật tự trang in bị ngược

- Triệu chứng: Trong lúc đợi bản in đầu tiên “ra lò”, bạn chợt nhận thấy rằng trang cuối cùng ra trước và trang đầu tiên lại “lẽo đẽo” ra sau cùng. Thực ra, chuyện này không hề ảnh hưởng đến chất lượng in, nhưng sẽ khiến cho bạn phải tốn công sắp xếp lại trật tự các trang.
- Chẩn đoán: Thiết lập máy in bị sai do “bấm nhầm” hoặc lỗi trình điều khiển, hệ điều hành làm phát sinh lỗi này. Dân kỹ thuật gọi hiện tượng này là lỗi Front to Back.
- Khắc phục:
+ Đối với Windows XP, bạn vào menu Start > Settings > Printers and Faxes, nhấn phải chuột vào biểu tượng máy in đang lỗi và chọn Properties. Trong thẻ General, bạn nhấn nút Printing Preferences. Tiếp tục, tại mục mục Page Order của thẻ Layout, bạn chọn lại thành Front to Back > Apply > OK. 
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
+ Với Windows Vista/7, bạn vào Start > Control Panel > Hardware and Sound > Devices and Printer > chọn tên máy in bị lỗi. Sau đó, nhấn chọn Display Printer Properties và thiết lập tương tự như trên Windows XP.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in

 2. Canh lề và ngắt dòng của bản in không đúng với văn bản gốc trên máy

- Triệu chứng: Các lề của trang giấy sau khi in bị hẹp, đôi khi mất chữ hoặc thừa quá nhiều. Điều này làm mất tính thẩm mỹ của trang in.
- Chẩn đoán: Bạn chưa thiết lập lại cỡ giấy in chính xác cho văn bản. Chẳng hạn, văn bản dạng Letter (21,59 x 27,94 cm) nhưng bạn lại in trên khổ A4 hay ngược lại.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
 - Khắc phục: Trong trường hợp này, từ chương trình của bộ Office 2003, bạn vào File > Page Setup (hoặc vào thẻ Page Layout > nhấn nút mũi tên ở góc phải để vào Page Setup – đối với bộ Office 2007/2010). Tiếp tục, bạn nhấn thẻ Paper trong hộp thoại Page Setup và sau đó xem trong mục Paper Size để biết loại giấy chương trình sẽ dùng để in tài liệu. Nếu bạn thấy mục Paper Size là A4 - 21x29.7 cm thì đây là một khổ giấy tiêu chuẩn. Nhấn Cancel trong hộp thoại Page Setup và thực hiện các bước sau đây để giải quyết vấn đề này:
+ Đối với Office 2003, bạn vào Tools > Options để mở hộp thoại tùy chọn > vào thẻ Print > đánh dấu vào tùy chọn Allow A4/Letter Paper Resizing > nhấn OK. 
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
+ Đối với Office 2007/2010, bạn nhấn vào Office Button > Word Options > chọn thẻ Advanced > kéo xuống mục Print > đánh dấu trước tùy chọn Scale content for A4 or 8.5 x11” paper sizes > OK.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
 + Tiến hành in tài liệu bình thường.
Chú ý: Bạn phải thiết lập cỡ giấy in trong chương trình soạn thảo trùng với cỡ giấy đang dùng của máy in để có bản in đẹp nhất.

3. Không thể in được và liên tục báo lỗi

- Triệu chứng: Khi in, máy báo lỗi “in thất bại” This document failed to print – xem hình. 
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
- Chuẩn đoán: Rất có thể bạn chưa bật máy in hoặc chưa cắm điện nguồn, hoặc chưa được quyền in trong mạng nội bộ.
- Khắc phục: Với máy in cục bộ, bạn phải kiểm tra để xem dây nguồn của máy in đã được cắm vào ổ điện, máy in đã được bật và nối với máy tính thành công hay chưa. Còn đối với máy in trong mạng, bạn cần kiểm tra thêm dây cáp kết nối giữa máy tính và máy in, và đặc biệt cần xem xét lại quyền sử dụng máy in mạng có thiết lập dành cho mình hay không. Bạn dùng phép loại trừ các trường hợp nêu trên để có cách khắc phục đúng.

4. Xuất hiện các đốm mực trên tài liệu được in ra

Đây là trường hợp khá phổ biến do người dùng máy in bảo quản giấy không đúng cách. Chính điều này đã dẫn đến giấy bị ẩm khi in, hay sử dụng giấy in kém chất lượng. Bên cạnh đó yếu tố về chất lượng mực in đang sử dụng cũng cần xem xét lại. Hướng giải quyết cho trường hợp này cũng khá đơn giản, bạn cần mang máy ra dịch vụ để họ làm vệ sinh cho thiết bị đầu in và thay thế giấy in có chất lượng hơn.
 Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in

5. Bạn không thể in các đường viền trang

Đa số các máy in không thể in text hay hình ảnh nằm quá gần mép của trang. Theo mặc định, các đường viền nằm gần mép của trang, đây là lý do tại sao máy in của bạn không thể xử lý chúng. Cách giải quyết sự cố này như sau:
+ Chọn Format > Borders and Shading > chuyển qua thẻ Page Boder > nhấn nút Options để mở hộp thoại Borders and Shading Options.
+ Bên dưới Margin, bạn nhập các kích cỡ (tính theo điểm ảnh) lớn hơn vào các hộp Top, Bottom, Left và Right để di chuyển các đường viền hơi ra xa khỏi mép của trang. Nếu muốn đường viền trang ôm sát đoạn văn bản thì trong mục Measure from, chọn Text > OK > OK.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
 + Đối với Office 2007, bạn qua thẻ Page Layout > Page Boder > Options > thiết lập như trên phiên bản Office 2003. 
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in

6. Văn bản in thiếu hình ảnh

- Triệu chứng: Văn bản in ra mặc dù text hiện đầy đủ nhưng hình ảnh lại biến mất, thay vào đó là các vùng trắng trống trơn.
- Chẩn đoán: Có thể máy tính của bạn bị thiếu bộ nhớ (Low Memory).
- Khắc phục: Thực hiện trình tự các bước sau:
+ Thử tắt máy, khởi động lại máy tính và in lại. Nếu vẫn không khắc phục được, hãy kiểm tra những khả năng dưới đây :
+ Trong Word 2003, bạn chọn File > Print > nhấn nút Options trong hộp thoại Print. Từ cửa sổ Print thứ hai, bạn nhấn dấu chọn trước Drawing Object > OK. Cũng tại đây, hãy đánh dấu vào hộp kiểm Draft Output để yêu cầu Word in các tài liệu với ít định dạng (format) hơn. Tùy chọn này dùng để làm việc với các tài liệu trong giai đoạn sửa bản in.
+ Đối với Word 2007, bạn vào Office Button > Word Options > chọn thẻ Display > đánh dấu trước tùy chọn Print drawings created in Word.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in

7. Header và Footer xuất hiện không chính xác hoặc thiếu

Nếu header và footer của bạn không nằm vừa trên trang, không có đủ chỗ trống trong lề dành cho header hay footer hoặc chúng nằm trong phần không in ra của trang.
Để tạo nhiều chỗ trống hơn cho các header và footer, hãy chọn File > Page Setup > chọn thẻ Margin trong hộp thoại Page Setup và phóng to lề trên và lề dưới. Tiếp đó, bạn qua thẻ Layout và tăng khoảng cách From Edge để header và footer không bị đẩy vào phần không in của trang.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in 
Lưu ý: Để sử dụng máy in được hiệu quả, bạn nên chọn mua chủng loại giấy in theo đúng yêu cầu của sách hướng dẫn đi kèm, không nên mua những giấy in kém chất lượng như quá mỏng có thể dẫn đến trường hợp kẹt giấy, và không để giấy in trong môi trường ẩm ướt vì có thể dẫn đến hiện tượng dính các đốm mực trên giấy.
Tự sửa các lỗi đơn giản trên máy in
Ngoài ra, việc thường xuyên cập nhật trình điều khiển (driver) cho máy in từ website của nhà sản xuất để cải thiện hoạt động của máy in như sửa lỗi các sự cố in ấn trong máy và có thêm nhiều tính năng mới. Cuối cùng, bạn nên dành thời gian vệ sinh máy in hàng tuần, không để bụi bẩn bám vào máy in hay giấy vụn sót lại trong máy vì sẽ dẫn đến hiện tượng kẹt giấy, và nhất là bạn phải giữ cho đầu in (printhead) luôn được sạch.
Theo PCWorld http://www.quantrimang.com.vn/kienthuc/thu-thuat/87189_Tu-sua-cac-loi-don-gian-tren-may-in.aspx

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

CÁC THỦ THUẬT NGƯỜI DÙNG GOOGLE CHROME NÊN BIẾT

Quản Trị Mạng - Google Chrome là trình duyệt phổ biến nhất hiện nay. Trình duyệt cung cấp tốc độ lướt web nhanh và nhiều tùy chỉnh cho người dùng sử dụng. Bài viết tổng hợp những thủ thuật trên Google Chrome có thể giúp người dùng nắm bắt và thao tác nó theo ý muốn của mình một cách hiệu quả nhất.

Đánh dấu trang (Bookmarks) và các thanh công cụ

Thêm nút Home vào thanh công cụ

Theo mặc định, nút Home không ở trên thanh công cụ trong Chrome. Chỉ cần kích nút cờ lê và chọn Settings. Trên trang Basics, trong phần Toolbar, tích vào hộp Show Home button. Bây giờ, bạn có thể dễ dàng đến trang chủ chỉ bằng một cú kích chuột.
phím Home

Chỉ hiển thị những biểu tượng trên thanh Bookmarks

Nếu bạn đánh dấu nhiều trang web, có hữu dụng hơn không nếu những trang ưa thích được hiển thị trên thanh công cụ dưới dạng biểu tượng ưa thích? Rất dễ để làm điều này. Trước hết, hãy chắc chắn thanh Bookmarks luôn được hiển thị. Kích nút cờ lê, chọn Settings và chọn Always show the bookmarks bar trong phần Toolbar. Sau đó, rất dễ dàng để chuyển trang ưa thích thành dạng là các biểu tượng.
Lưu ý: Bạn cũng có thể liệt kê những trang ưa thích hiện tại dễ dàng bằng cách nhập “chrome://bookmarks” trong Omnibox và nhấn Enter. Sau đó, kích chuột phải vào một trang ưa thích và chọn Edit.
tạo faicon

Thẻ Tab

Ghim một thẻ Tab vào thanh Tab

Có những website mà có thể bạn luôn truy cập mỗi khi mở Chrome. Thay vì cứ phải gõ địa chỉ website nhiều lần, hãy ghim những website này vào thanh tab một cách cố định, vì vậy chúng sẽ mở tự động mỗi lần mở Chrome. Để làm điều này, vào website mong muốn trên một tab, kích chuột phải vào tab đó và chọn Pin tab từ thực đơn nhảy ra. Thẻ tab biến thành biểu tượng ưa thích của website và nhảy về phía ngoài cùng bên trái thanh tab.
ghim tab

Mở nhiều website khi khởi động Chrome

Một cách khác để tự động mở các website truy cập mỗi lần mở Chrome là chỉ định một vài URL trong Settings. Kích nút Cờ lê, chọn Settings và kích nút Open the following pages trong phần On startup. Nhập URL trong hộp chỉnh sửa và nhấn Enter hoặc kích ra ngoài hộp chỉnh sửa để chấp nhận nó. Thêm URL những website bạn muốn. Ta cũng có thể truy cập mỗi website trên những tab riêng và sau đó kích vào Use current pages để thêm nhanh chúng vào danh sách. Các website được mở trên những tab riêng, theo thứ tự nhập chúng khi khởi động Chrome.
add URL

Quản lý nhiều thẻ Tab một cách dễ dàng

 Có thể quản lý các tab dễ dàng với tiện ích TooManyTabs. Tiện ích hiển thị tất cả những tab đã mở, cho phép tìm kiếm qua các tab, sắp xếp tab trên màn hình hiển thị của ToomanyTabs theo thời gian tạo, domain hay tên và khôi phục những tab đóng gần đây. Bạn cũng có thể tắt những tab đang không sử dụng để tiết kiệm bộ nhớ.
toomanytabs

Mở lại những Tab đóng gần đây

Nếu không cần tất cả các chức năng trong TooManyTabs mà chỉ muốn mở lại những tab đã đóng gần đây, có những cách rất dễ dàng và tích hợp sẵn cho việc này. Trang Tab mới có một liên kết (link) đóng gần đây ở góc dưới bên phải mà hiển thị một danh sách các link tới những website từ những tab đóng gần đây. Nếu chỉ muốn mở lại tab đóng gần nhất, Kích chuột phải vào bất kỳ tab nào, chọn Reopen closed tab hoặc nhấn Ctrl + Shift + T.
tab đóng gần đây

Mở lại toàn bộ các Tab trong phiên Chrome trước

Cũng có thể mở lại toàn bộ tab được mở khi đóng Chrome. Việc này có ích trong trường hợp có nhiều tab mở và Chrome bị sự cố vì một số lý do. Một cách là mở Settings từ thực đơn cờ lê và tích vào nút Reopen the pages that were open last trên trang Basics trong phần On startup.
Lưu các phiên Chrome và tải chúng bất cứ lúc nào bạn muốn bằng cách sử dụng tiện ích Session Manager. Công cụ cho phép lưu nhóm tab, đổi tên hay xóa phiên từ thư viện phiên. Điều này tiện lợi nếu bạn có nhiều trang truy cập mỗi lần mở Chrome và để lưu lại những trang bạn tìm thấy khi tìm kiếm và muốn truy cập lại lần sau. Cũng có thể sử dụng Session Buddy để quản lý các phiên Chrome.
mở tab đóng

Tùy chỉnh cách mở và kích hoạt thẻ Tab

Theo mặc định, những tab mới được mở phía bên phải của tất cả các tab khác. Tuy nhiên, có thể sử dụng một tiện ích gọi là Tab Position Customizer để chỉ định mở tab mới ở đâu, tab nào được kích hoạt khi đóng một tab và tạo một tab mới phía trước hay phía sau. Bạn cũng có thể chọn chuyển đổi một cửa sổ thành một tab trong cửa sổ gốc hay cửa sổ hiện tại.
tùy chỉnh tab

Mở một link ở vị trí quy định trên thanh Tab

Khi kích chuột phải vào một link và chọn Open link in new tab, thì trang mở ra trong một tab mới bên cạnh tab hiện tại. Tuy nhiên, bạn có thể chọn mở trang từ link tại một vị trí riêng trên thanh tab. Để làm điều này, kích và giữ link và kéo nó tới vị trí mong muốn trên thanh tab. Một mũi tên nhỏ chỉ thị nơi tab mới sẽ mở.
mở link

Tách một Tab sang một cửa sổ Chrome mới

Nếu muốn chuyển một tab sang một cửa sổ Chrome mới, chỉ cần kéo tab đó ra ngoài cửa sổ trình duyệt hiện tại. Thẻ tab bị gỡ khỏi cửa sổ cũ. Bạn cũng có thể kéo nó lại cửa sổ Chrome gốc. Nếu thẻ tab bạn kéo ra khỏi một cửa sổ Chrome là thẻ tab duy nhất trên cửa sổ này thì cửa sổ sẽ đóng tự động.
tách tab

Thanh địa chỉ (Omnibox)/Tìm kiếm

Paste and Go / Paste and Search

Nếu bạn sao chép một URL từ một chương trình nằm ngoài Chrome và muốn mở website bằng Chrome, thường là bạn sẽ dán URL vào Omnibox và nhấn Enter. Tuy nhiên, có thể truy cập nhanh và trực tiếp hơn bằng cách kích chuột phải vào thanh địa chỉ, hay Omnibox và chọn Paste and go. Nếu đã sao chép đoạn văn bản nằm ngoài Chrome mà muốn tìm kiếm bằng Google, hãy kích chuột phải vào Omnibox và chọn Paste and Search. Kết quả tìm kiếm của Google sẽ hiển thị trên tab hiện tại.
paste and go

Tìm kiếm nhanh văn bản được chọn

Nếu có một từ hay cụm từ trên một website xa lạ với bạn thì có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm nó trên Google. Chọn từ hay cụm từ, kích chuột phải và chọn Search Google for từ thực đơn xổ ra. Một tab mới mở ra chứa kết quả tìm kiếm của Google.
search google for

Nhận kết quả tính toán nhanh từ thanh địa chỉ

Không những có thể sử dụng Omnibox để tìm kiếm trên Google mà ta còn có thể dùng nó để thực hiện tính toán hay quy đổi đơn giản. Ví dụ như, gõ “7*20” hoặc đổi “2 miles in km” và đợi. Trong vòng 1 đến 2 giây sau, kết quả sẽ được hiển thị trong hộp xổ xuống.
tính toán

Thay đổi engine tìm kiếm trong Omnibox

Bạn có thể thay đổi engine tìm kiếm mặc định bằng cách, kích chuột phải vào Omnibox và chọn Edit search engines từ cửa sổ hiện ra. Những thiết lập mở trên một tab mới và trang Search Engines hiện ra. Những engine tìm kiếm mặc định được liệt kê trong hộp phía trên. Khi bạn sử dụng một hộp tìm kiếm trên một website riêng, như How To Geek, website đó được thêm vào như một engine tìm kiếm dưới những engine khác. Bạn cũng có thể chọn làm một trong những engine tìm kiếm mặc định hay những engine khác mặc định khi sử dụng Omnibox để thực hiện tìm kiếm. Chỉ cần kéo chuột tới engine tìm kiếm mong muốn và kích vào nút Make default hiện ra.
search engine

Biểu tượng trong Omnibox

Khi bắt đầu gõ trong Omnibox, một danh sách các kết quả khác nhau xổ xuống. Có nhiều biểu tượng khác nhau chỉ thị loại kết quả hiển thị.
  • Những website được đánh dấu.
  • Những website từ lịch sử duyệt.
  • Những tìm kiếm.
  • Những website liên quan.
  • Các ứng dụng web được cài từ Chrome Web Store.
omnibox

Các ứng dụng Web

Sử dụng và tùy biến ứng dụng Web

Các ứng dụng web trên Chrome thực ra là những website thông thường được tối ưu cho Chrome. Chúng được cài trên trình duyệt và hiển thị trên trang New Tab dưới dạng biểu tượng. Hầu hết ứng dụng là miễn phí, nhưng một số phải mua từ Chrome Web Store.
web apps

Thiết lập thông tin cá nhân và đồng bộ

Đồng bộ thiết lập với tài khoản trên Google

Nếu bạn sử dụng nhiều máy tính thì tính năng đồng bộ trong Google có thể rất có ích. Ta có thể đồng bộ những trang ưa thích, tiện ích, nền và nhiều thứ khác tới tài khoản trên Google, vì thế các thiết lập sẽ sẵn sàng trong Chrome trên bất cứ máy nào đang sử dụng. Bạn phải đăng nhập vào tài khoản Google của mình để có thể đồng bộ dữ liệu trong Chrome. Kích nút cờ lê, chọn Settings và kích Personal Stuff trên thực đơn Settings phía bên trái. Kích Sign in to Chrome trong phần Sign in. Nhập địa chỉ Gmail và mật khẩu sau đó kích Sign in.
đồng bộ

Xóa dữ liệu trình duyệt được đồng bộ khỏi Google

Nếu bạn không muốn để dữ liệu của mình thường trực với Google, hãy xóa dữ liệu trình duyệt đồng bộ bằng cách đến Google Dashboard.
chrome sync
Trang:

Cửa sổ ẩn danh (Incognito Window)

Lướt web một cách riêng tư sử dụng cửa sổ ẩn danh

Nếu đang dùng chung máy với người khác hay nếu đang dùng một máy công, có thể bạn không muốn hoạt động duyệt web bị ghi lại. Chrome tạo ra một chế độ duyệt riêng tư, gọi là Incognito. Bất kỳ trang web và file nào mở và tải về trong chế độ ẩn danh đều không được lưu lại trong lược sử trình duyệt và lược sử tải về. Những Cookie được tạo trong chế độ ẩn danh bị xóa khi đóng cửa sổ ẩn danh. Tuy nhiên, bất cứ thay đổi nào liên quan tới những thiết lập, đánh dấu trang hay chỉnh sửa vẫn được lưu lại.
Để mở một cửa sổ ẩn danh, kích vào nút cờ lê và chọn New incognito window từ thực đơn xổ xuống. Một cửa sổ đặc biệt hiện ra. Nhập URL trong Omnibox để truy cập trang này. Lược sử duyệt và tải hay cookie từ bất cứ website nào được truy cập trong cửa sổ này sẽ không được lưu.
Lưu ý: Có thể nhấn Ctrl + Shift + N để mở một cửa sổ ẩn danh mới.
Mở một link trên một trang web ở cửa sổ ẩn danh bằng cách kích chuột phải vào link và chọn Open link in incognito window từ thực đơn hiện ra.
ẩn danh

Tự động khởi động Chrome trong chế độ ẩn danh

Nếu thường xuyên dùng chế độ ẩn danh thì bạn có thể thiết lập một biểu tượng tắt cho Chrome để khởi động Chrome ở chế độ ẩn danh một cách tự động. Hãy tạo một bản sao của biểu tượng tắt Chrome thông thường để có thể khởi động nhanh ở chế độ ẩn danh. Kích chuột phải vào bản sao và chọn Properties từ thực đơn hiện ra. Trong hộp Target trên thẻ Shortcut, sau câu lệnh khởi động Chrome, đánh dấu cách một lần rồi gõ “-incognito”. Kích OK để lưu thay đổi. Kích vào biểu tượng tắt mới này sẽ mở Chrome trong chế độ ẩn danh.
tạo shortcut

Tính riêng tư

Xóa cookie và lược sử duyệt web

Các cookie giúp lưu lại thông tin đăng nhập một website bằng cách lưu thông tin ID. Cookie cũng được dùng để lưu thông tin mua sắm (shopping cart). Tuy nhiên, không phải tất cả cookie đều lành tính. Chúng cũng có thể được dùng để theo dõi hoạt động trực tuyến. Giám sát cookie là một việc làm đơn giản giúp bảo vệ thông tin cá nhân. Nếu không sử dụng chế độ ẩn danh, và muốn xóa cookie thủ công, hãy kích vào nút cờ lê, chọn Settings từ thực đơn. Kích vào Under the Hood trong thực đơn Settings bên trái thẻ Settings. Trong phần Privacy, kích Clear browsing data. Một cửa sổ nhảy ra. Để xóa cookie, chọn Delete cookies and other website and plug-in data. Bạn cũng có thể xóa lược sử duyệt web ở đây. Chọn giai đoạn mà bạn muốn xóa những item từ danh sách xổ xuống. Khi đã chọn xong, kích Clear browsing data.
xóa dữ liệu lướt web

Xóa cookie từ một website chỉ định

Cũng có thể xóa cookie của một website trên một tab chỉ định bằng tiện ích TabCookies. Tiện ích này xóa toàn bộ cookie tạo bởi một website trên một tab khi ta đóng tab. Lưu ý rằng, tuy thế, tất cả các tab mở cho website đó phải bị đóng để cookie được xóa. Nếu các cookie cho 1 tab đã đóng đang được dùng bởi những tab khác, thì chúng sẽ không bị xóa cho đến khi những tab đó cũng bị đóng. Nếu quyết định giữ lại cookie của một website đang xem, kích vào biểu tượng cookie trong Omnibox trong khi ở tab mở tới website đó.
xóa cookie

Chọn dữ liệu muốn đồng bộ

Đồng bộ thiết lập Chrome với tài khoản Google cho phép ta sử dụng lại chúng trên nhiều máy. Khi đồng bộ thiết lập, lược sử Omnibox (mọi thứ được gõ trong thanh địa chỉ, bao gồm URL và tìm kiếm) được đồng bộ cùng với bookmarks, mật khẩu và tiện ích mở rộng. Tuy nhiên, nếu lăn tăn về vấn đề bảo mật và không muốn đồng bộ một dữ liệu nhất định nào đó, bạn có thể chọn loại dữ liệu muốn hoặc không muốn đồng bộ. Kích vào nút cờ lê và chọn Settings từ thực đơn. Kích vào Personal Stuff từ thực đơn Settings bên trái. Trong phần Sign in, kích Advanced.
Lưu ý: Người dùng phải đăng nhập Google để đồng bộ thiết lập.
Nếu muốn chọn dữ liệu không muốn đồng bộ, chọn Choose what to sync từ danh danh sách xổ xuống. Theo mặc định, toàn bộ thiết lập được chọn để đồng bộ. Bỏ dấu tích ở những item không muốn đồng bộ. Bạn cũng có thể quy định chỉ muốn mã hóa bảo mật mật khẩu hay mã hóa toàn bộ dữ liệu. Theo mặc định, mật khẩu tài khoản được dùng làm cơ sở mã hóa dữ liệu. Nếu muốn quy định một mật khẩu khác, chọn nút Choose my own passphrase và nhập mật mã mong muốn vào cả hai hộp hiện ra. Kích OK để chấp nhận thay đổi và quay trở về thẻ Settings.
chọn dữ liệu đồng bộ

Gán mật khẩu cho trình duyệt

Một mức bảo vệ khác là gán một mật khẩu cho bản thân trình duyệt Chrome, yêu cầu nhập mật khẩu để mở trình duyệt. Điều này thật hữu ích khi bạn dùng chung máy với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Hãy cài tiện ích Simple Startup Password. Để quy định mật khẩu, kích nút cờ lê và chọn Tools|Extensions từ thực đơn. Kích link Options cho tiện ích Simple Startup Password, nhập mật khẩu mong muốn và kích Save. Bây giờ, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mỗi lần mở Chrome. Không có gợi ý nào cho mật khẩu, vì thế đừng quên nó!
Lưu ý: Nhược điểm của tiện ích này là mật khẩu hiện lên dưới dạng văn bản thường trong hộp thoại.
mật khẩu

Các thiết lập trong Chrome

Xem và thay đổi thiết lập bằng cách sử dụng những URL của Chrome

Bạn có thể dễ dàng xem và thay đổi một số dữ liệu trình duyệt và những thiết lập bằng cách sử dụng những URL đặc biệt, bắt đầu bằng “chrome://”. Nhập “chrome://about” để hiển thị danh sách toàn bộ URL của Chrome. Những URL này cho phép xem lược sử duyệt web, tải về, các trang ưa thích, tiện ích và nhiều tính năng ẩn khác.
Chrome URL

Lược sử

Xóa lược sử lướt Web

Cũng như bất kỳ trình duyệt nào khác, Chrome theo dấu những website bạn truy cập. Điều này làm nó dễ dàng truy cập lại những website đó bằng cách sử dụng chức năng auto-complete tích hợp sẵn trong Chrome. Tuy vậy, nếu băn khoăn về tính riêng tư hoặc quên không bật chế độ ẩn danh, bạn vẫn có thể dễ dàng xóa lược sử duyệt web. Để vào lược sử duyệt web, chọn History từ thực đơn hoặc nhấn Ctrl + H. Hoặc, nhập “chrome://history” trong Omnibox và nhấn Enter. Tuy nhiên, cũng có một cách dễ dàng để truy cập lược sử chỉ với một cú kích chuột bằng cách sử dụng nút nhanh trên thanh công cụ.
xóa Lược sử

Lấy danh sách lược sử duyệt Web nhanh

Để lấy một danh sách ngắn và nhanh những website đã truy cập trước đó, kích chuột phải vào nút Back hoặc kích và giữ vào nó. Một danh sách ngắn những website gần đây được liệt kê trên thực đơn xổ xuống với một tùy chọn Show Full History ở cuối thực đơn để mở trang lược sử.
danh sách ngắn

Tải và đăng file

Gỡ một item từ trang Downloads

Để truy cập một danh sách item đã tải về, chọn Download trong thực đơn từ nút cờ lê hoặc nhấn Ctrl + J. Hoặc, nhập “chrome://downloads” trong Omnibox và nhấn Enter. Để gỡ một item từ danh sách tải về, kích Remove dưới link.
gỡ item

Quy định vị trí lưu file tải về mặc định

Theo mặc định, Chrome tải file về thư mục Downloads. Nếu muốn lưu file đến vị trí khác, kích nút cờ lê và chọn Settings từ thực đơn. Kích Under the Hood trong thực đơn Settings phía bên trái thẻ Settings. Cuộn xuống phần Downloads và kích vào Change phía bên phải hộp Download location.
Thay cho vị trí lưu file mặc định, bạn có thể thiết lập Chrome luôn hỏi vị trí bạn muốn lưu file tải về bằng cách tích vào hộp Ask where to save each file before downloading.
chọn vị trí lưu file tải

Kéo thả file đã tải về đến thư mục khác

Khi đã tải một file về, ta có thể dễ dàng chuyển nó tới vị trí khác bằng cách kéo thả nó từ danh sách Downloads trong Chrome tới một thư mục trong Windows Explorer.
kéo thả file

Google Docs

Truy cập nhanh Google Docs trong Chrome

Nếu muốn tạo nhiều Google Docs, có một tiện ích gọi là Docs Quickly cho phép tạo Google Docs ở bất kỳ website nào trong Chrome. Chỉ cần kích một nút trên thanh công cụ, trang Google Docs sẽ (docs.google.com) được khởi chạy tự động và một tài liệu (document) mới được tạo ra.
Lưu ý: Nếu bạn đã đăng nhập cả Google Apps và Gmail, những tài liệu mới sẽ được tạo dưới tài khoản Gmail.
google docs

Những tính năng và tiện ích mở rộng khác

Chrome Task manager

Mỗi tab trong trình duyệt Chrome được liệt kê như là một process riêng trong Task Manager của Chrome. Điều này cho phép bạn đóng bất cứ tab nào đang gây vấn đề cho bạn mà không cần đóng cả Chrome. Task manager hiển thị những tab mở và tiện ích được cài đồng thời chỉ cho bạn những tài nguyên bộ nhớ và CPU được dùng bởi mỗi tab và tiện ích. Truy cập Task Manager bằng cách kích vào thực đơn cờ lê và chọn Tool|Task Manager. Để đóng một tab hay tiện ích có vấn đề, chọn nó trong danh sách và kích End process.
Lưu ý: Cũng có thể kích chuột phải vào biên trên cửa sổ trình duyệt và chọn Task Manager từ thực đơn hiện ra hoặc nhấn Shift + Esc.
chrome manager

Kéo và định cỡ hộp văn bản trên trang Web

Người dùng có thể đối mặt với những hộp văn bản (chứa nhiều dòng) quá nhỏ và muốn nó lớn hơn thay vì sử dụng thanh cuộn. Google Chrome cho phép định lại cỡ những hộp văn bản này. Ở góc dưới bên phải của hộp văn bản nhiều dòng, bạn sẽ thấy hai đường kẻ chéo . Kích chuột vào những dòng đó và kéo để định cỡ hộp văn bản theo ý mình.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể định cỡ những hộp văn bản chứ không chỉnh được kích thước dòng kẻ.
hộp văn bản

Chỉ cho phép sao chép và dán văn bản trong Chrome

Trong nhiều trường hợp, việc sao chép và dán văn bản vào trang trong Chrome kéo theo một lượng lớn mã HTML và CSS không mong đợi hoặc những link kèm theo văn bản được sao chép cùng. Hãy copy văn bản bình thường từ một trang web và khi dán, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + V thay cho Ctrl + V. Tất cả những link, mã HTML hay CSS sẽ bị xóa và chỉ còn lại văn bản thuần.
văn bản thuần

Chỉnh sửa bất kỳ trang Web nào trong Chrome

Chrome cho phép chỉnh sửa trang web trực tiếp trong trình duyệt. Để làm điều này, kích chuột phải vào trang web và chọn Inspect element từ thực đơn hiện ra. Sửa mã nguồn HTML và nhấn Enter để xem kết quả.
sửa code HTML

Đặt Google Chrome làm trình duyệt mặc định

Khi mới cài Google Chrome, người dùng sẽ được hỏi có muốn đặt Chrome làm trình duyệt mặc định hay không. Nếu chọn No lúc đó và muốn thay đổi lại, kích vào nút cờ lê, chọn Settings từ thực đơn. Kích Basics trong thực đơn Settings phía bên trái nếu màn hình đó không hoạt động, cuộn xuống phần Default browser và kích vào Make Google Chrome my default browser.
trình duyệt mặc định

Các phím tắt

Đây là một số phím tắt để sử dụng Chrome nhanh và hiệu quả.
  • Alt + F – Mở thực đơn cờ lê (thực đơn chính trong Chrome)
  • Ctrl + J – Mở cửa sổ Downloads
  • Ctrl + H – Mở cửa sổ History
  • Ctrl + Tab – Chuyển tab theo thứ tự
  • Ctrl + 1, Ctrl + 2 .. Ctrl + 9 – Nhảy tới các tab khác nhau. Ctrl + 9 nhảy đến tab cuối cùng.
  • Ctrl + T – Mở tab mới
  • Alt + Home – Mở trang chủ
  • Ctrl + U – Xem mã nguồn trang hiện tại
  • Ctrl + K – Tìm nhanh trong thanh địa chỉ
  • Ctrl + L – Bôi đậm URL trong thanh địa chỉ. Sử dụng để copy và dán nhanh
  • Ctrl + N – Mở một cửa sổ Chrome mới
  • Ctrl + Shift + N – Mở cửa sổ ẩn danh mới
  • Ctrl + Shift + B – Hiện/Ẩn thanh Bookmarks
  • Ctrl + Shift + T – Mở tab đã đóng gần nhất. Nhấn Ctrl + Shift + T lần nữa để mở tab bị đóng trước tab gần nhất. Chrome sẽ lưu 10 tab cuối cùng bị đóng
  • Ctrl + W – Đóng tab hiện tại
  • Alt + Phím mũi tên trái – Đến trang trước đó
  • Alt + Phím mũi tên phải – Đến trang tiếp theo
  • Phím cách – Cuộn trang xuống
Tất cả những tính năng và tiện ích này sẽ giúp tăng cường trải nghiệm duyệt web của bạn trên Google Chrome.
Trang: 
NamNguyen (Theo HowToGeek)http://www.quantrimang.com.vn/kienthuc/thu-thuat/87193_Cac-thu-thuat-nguoi-dung-Google-Chrome-nen-biet.aspx