Bấm nút Start , All Programs, Accessories, bấm phím phải vào Notepad chọn Run as Asministrator
Trong cửa sổ User account control bấm Yes.
Trong cửa sổ Notepad, bấm File - Open - tìm đến C:\\ Windows\System32\driver\etc
trong cửa sổ mở ra, nhìn xuống phía dưới bên phải có ô chữ nhật có Text Documents (*.txt)
kế bên có nút tam giác đen nhỏ, bấm vào tam giác đó, xổ xuống, chọn All files
sẽ hiện ra file host ( không có đuôi file )
( chọn mở file host bằng Notepad )
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Thêm một huyền thoại công nghệ qua đời
(Dân trí) - Sau sự ra đi bất ngờ của Steve Jobs, tháng 10 ghi dấu là một tháng buồn của giới công nghệ khi Dennis Ritchie, một trong những huyền thoại của ngành công nghệ thông tin, “cha đẻ” của ngôn ngữ lập trình C và hệ điều hành UNIX đã qua đời ở tuổi 70.
>> Steve Jobs - CEO thiên tài của Apple qua đời ở tuổi 56
>> Steve Jobs - CEO thiên tài của Apple qua đời ở tuổi 56
Thông tin về sự ra đi của Richie được thông báo bởi kỹ sư phần mềm Rob Pike, một người bạn và đồng nghiệp cũ của Ritchie. Được biết, ông mất vào ngày 12/10 vừa qua, sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
“Richie là người trầm lặng và kín đáo. Ông và tôi đã là bạn bè, đồng nghiệp và cộng tác cùng nhau. Và thế giới đã mất đi một trí óc vĩ đại” - Pike viết trên trang Google+ của mình.
Dennis Ritchie qua đời ở tuổi 70 vào ngày 12/10 vừa qua
Được biết đến rộng rãi trong cộng đồng công nghệ với tên gọi “dmr”, Ritchie đã trải qua phần lớn thời gian cuộc đời mình tại phòng thí nghiệm Bell Labs, một trong những công ty nghiên cứu điện tử viễn thông lớn nhất thế giới. Tại Bell, Ritchie đã gặp Ken Thompson và cả 2 đã cùng nhau tạo nên một hệ điều hành hoạt động hiệu quả hơn trên các hệ thống máy tính cá nhân còn non trẻ. Cuối cùng, vào năm 1971, Ritchie và Thompson cùng một vài đồng nghiệp khác tại Bell công bố phiên bản đầu tiên của hệ điều hành UNIX.
Đến năm 1973, Ritchie cùng Thompson đã cùng nhau viết lại hệ điều hành UNIX bằng ngôn ngữ C, giúp mở rộng tiềm năng của UNIX. Phiên bản này sau đó đã trở nên phổ biến và trở thành cơ sở quan trọng nhất để phát triển các hệ điều hành phổ biến hiện nay, nổi bật là Linux và Mac OS của Apple.
Ritchie đã từng có câu nói nổi tiếng về hệ điều hành UNIX của mình: “UNIX là một hệ điều hành đơn giản, tuy nhiên bạn phải là một thiên tài mới hiểu được sự đơn giản của nó”.
Bên cạnh hệ điều hành UNIX, Ritchie đã cùng Thompson hợp tác để phát triển ngôn ngữ lập trình C trong giai đoạn từ 1968 đến 1973 và chính thức giới thiệu vào năm 1972. Ngày nay, C là một trong những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất thế giới và là nguồn gốc để xây dựng các ngôn ngữ lập trình “mạnh” và phổ biến khác như C++ hay Java…
Dennis Ritchie (giữa) và Ken Thompson nhận huân chương do tổng thống Mỹ trao tặng
Trong suốt cuộc đời của mình, Ritchie đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý cho những sự đóng góp của mình trong nền công nghệ thế giới, bao gồm giải thưởng Turing được trao tặng bởi Hiệp hội Khoa học Máy tính trao tặng vào năm 1983 vì thành tựu phát triển lý thuyết hệ điều hành chung và Huân chương Quốc gia về Công Nghệ, được trao bởi tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 1999 vì phát minh ra hệ điều hành UNIX và ngôn ngữ C.
T.Thủy
Theo DigitalTrends
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
TEST USB BOOT SIÊU TỐC VỚI VIRTUALBOX QUA THAO TÁC TRUNG GIAN
Chào các bạn!
Đọc được một bài viết hay, nảy ra một ý tưởng hay, hăm hở bắt tay vào làm, ai cũng nóng lòng muốn biết kết quả đứa con tinh thần của mình ra sao. Với một chiếc USB boot, nghĩ tới việc phải khởi động lại máy đê test thì thật là ngại quá, tụt hết cả hứng. Đã thế nếu lỗi thì tâm lý nôn nóng quay lại vị trí sửa lại ngay nó còn dâng cao hơn .
Để đáp ứng được các nhu cầu cơ bản này, Lãng khách đã có loạt bài viết hướng dẫn test USB boot với các máy ảo "khủng" như VirtualBox, VMWare. Nhưng trên thực tế, mặc dù VirtualBox hỗ trợ chưa tốt bằng VMWare nhưng vẫn được đông đảo các bạn lựa chọn sử dụng vì nó vừa miễn phí lại vừa nhẹ, cũng đáp ứng được phần lớn nhu cầu cơ bản của người dùng. Chẳng lẽ chỉ vì VMWare boot nhanh hơn mỗi cái USB mà phải cài nó thì thật là khó khăn.
Lãng khách có một giải pháp khác cho các bạn đây. Nó sẽ giúp máy ảo VirtualBox làm việc siêu tốc với những đứa con tinh thần của các bạn (USB boot). Thậm chí, nó còn nhanh hơn là các bạn mong muốn nữa, hơn cả tốc độ test với... máy thật. Vậy làm thế nào? Đã gọi là thủ thuật thì ta phải có vài ba lắt léo ở đây rồi. Nhưng hề gì, nó đơn giản lắm, ai cũng dễ dàng làm được .
Cách làm:
1. Khởi động máy ảo, khởi tạo dịch vụ chia sẻ toàn bộ USB cần test vào máy ảo:
- Từ giao diện chính chương trình, click menu Devices/Shared Folders...:
- Click theo hướng dẫn trong hình minh hoạ, trỏ tới ổ cứng USB trên máy thật và chọn chia sẻ toàn bộ:
2. Sau đó, chỉ cần click đúp biểu tượng VBoxShares trên Desktop, các bạn sẽ truy cập được toàn bộ dữ liệu trong USB. Nếu các bạn chưa biết cách tạo shortcut truy cập nhanh này, tham khảo VirtualBox - Truy cập nhanh hơn tài nguyên chia sẻ từ máy thật:
3. Copy toàn bộ các file trong USB vào ổ C: của máy ảo. Đồng thời các bạn tải file đính kèm về copy vào USB. Trong máy ảo, truy cập USB từ thư mục chia sẻ, xả nén file này vào thư mục gốc C:, nhớ click Yes xác nhận ghi đè.
4. Khởi động lại máy ảo, chọn Start Grub4Dos, các bạn đã có thể test xem chiếc USB của mình sẽ boot thế nào rồi đấy .
Ưu điểm của phương pháp này là các bạn test boot với tốc độ siêu tốc, không lo hư hại USB vì làm việc toàn bộ trên ổ cứng ảo và máy ảo. Kết quả boot cũng được thể hiện chân thực (driver, ổ cứng và phần cứng máy được cứu hộ,...). Một ưu điểm khác, đó là cả máy thật và máy ảo đều sử dụng chung được tài nguyên trên USB.
Tất cả các kết quả chưa vừa ý, các bạn chỉ cần edit lại trên USB từ máy thật, rồi tiếp tục khởi động lại máy ảo và ghi đè lại nội dung mới vào C: trong máy ảo.
Nhược điểm của phương pháp này là, các bạn cần phải khởi động Hệ điều hành khách (Windows XP cài đặt) trong VirtualBox mới sử dụng được dịch vụ chia sẻ chung này. Do vậy, thao tác trao đổi dữ liệu giữa USB và máy thật mất thêm thời gian thao tác khởi động lại vào HĐH của máy ảo.
Để khắc phục, các bạn nên edit trực tiếp luôn trong C: của máy ảo, bao giờ ưng ý thì mới copy ngược lại ra USB.
Chúc các bạn thành công!
HƯỚNG DẪN TẠO MÁY ẢO BẰNG VIRTUALBOX
Contents
I. Tổng quan về công nghệ ảo hóa – máy ảo
II. Giới thiệu máy ảo Oracle VM VirtualBox
III. Cài đặt VirtualBox và các thành phần bổ sung cần thiết
Tài Liệu Tham Khảo
I. Tổng quan về công nghệ ảo hóa – máy ảo:
Lợi ích của việc Sử dụng máy ảo:
Kích hoạt file VirtualBox-4.0.10-72479-Win.exe để tiến hành cài đặt.
Chọn Yes khi tính năng UAC yêu cầu xác nhận.
Chọn Next để tiếp tục, Canel để hủy bỏ cài đặt.
Giữ nguyên các thiết lập cài đặt mặc định, nhấn Next để tiếp tục, Cancel để hủy bỏ cài đặt, Back để quay lại bước trên, có thể thay đổi thư mục cài đặt bằng cách nhấn vào Browse.
Nhấn Next để tiếp tục, Cancel để hủy bỏ cài đặt, Back để quay lại bước trên.
Quá trình cài đặt sẽ ngắt và khởi động lại kết nối mạng do đó sẽ ảnh hưởng đến các kết nối mạng đang diễn ra, bạn kiểm tra lại có đang thực hiện tác vụ mạng nào không (download, cập nhật phần mềm/Windows, game,…)? Chọn Yes để tiếp tục, No để hủy bỏ cài đặt.
Nhấn Install để bắt đầu quá trình cài đặt, Cancel để hủy bỏ cài đặt, Back để quay lại bước trên.
Trong quá trình cài đặt, Windows sẽ yêu cầu xác nhận các tiến trình cài đặt thiết bị ảo. Đánh dấu chọn tùy chọn Always… để chấp nhận tất cả, không xác nhận lại, sau đó nhấn Install để tiến hành cài đặt.
Cài đặt thành công, nhấn Finish để khởi chạy VirtualBox.
2. Cài đặt VirtualBox Extension Pack:
Để máy ảo có thể sử dụng USB 2.0, tính năng VirtualBox Remote Desktop Protocol, Intel PXE boot ROM cần cài đặt VirtualBox Extension Pack.
Tải về VirtualBox 4.0.10 Oracle VM VirtualBox Extension Pack – dung lượng 3.36 MB: http://download.virtualbox.org/virtu...6.vbox-extpack
Kích hoạt file Oracle_VM_VirtualBox_Extension_Pack-4.0.10-72436.vbox-extpack để tiến hành cài đặt:
Nhấn Install để cài đặt, Cancel để hủy bỏ.
Nắm kéo thanh cuộn xuống dưới cùng để kích hoạt nút I Agree sau đó nhấn vào để cài đặt, nhấn I Disagree để hủy bỏ.
Chọn Yes khi UAC của Windows yêu cầu xác nhận.
Cài đặt thành công, nhấn OK để hoàn tất.
3. Tháo cài đặt VirtualBox:
Để tháo cài đặt VirtualBox, tắt tất cả máy ảo đang hoạt động, thoát giao diện chính VirtualBox Manager, sau đó vào Control Panel >> Uninstall a program:
Chọn VirtualBox sau đó nhấn Uninstall để tiến hành tháo cài đặt.
IV. Quản lý máy ảo và Cài đặt hệ điều hành trên máy ảo:
Khởi động VirtualBox bằng cách nhấn đúp chuột vào biểu tượng Oracle VM VirtualBox trên màn hình hoặc liên kết trong Start >> All Programs:
1. Tạo một máy ảo mới:
Bài viết này hướng dẫn tạo một máy ảo để chạy HĐH Windows XP 32-bit vì đây là HĐH còn rất phổ biến, đa số các ứng dụng (kể cả virus) đều có thể thực thi trên Windows XP.
Windows XP yêu cầu cấu hình không quá cao, do đó có thể thiết lập cấu hình máy ảo thấp vẫn đảm bảo yêu cầu, không chiếm nhiều tài nguyên máy thật khi chạy máy ảo => có thể sử dụng trên đa số máy tính.
Trên giao diện chính của chương trình, nhấn vào nút lệnh New.
Nhấn vào Next.
Mục Name: Nhập tên máy ảo.
Mục Operating System: Chọn HĐH muốn cài đặt (ở đây chọn Microsoft Windows).
Mục Version: Chọn phiên bản cho HĐH đã chọn bên trên (ở đây chọn Windows XP).
Lưu ý: VirtualBox hỗ trợ máy ảo cài HĐH 64-bit trên cả máy thật cài HĐH 32-bit, tuy nhiên yêu cầu vi xử lý của máy thật phải có hỗ trợ công nghệ ảo hóa. Lúc này sẽ có tùy chọn cho phép chọn HĐH 64-bit trên máy ảo (bài viết thực hiện trên máy vi xử lý không hỗ trợ công nghệ ảo hóa nên không có tùy chọn HĐH 64-bit).
Nhấn Next để tiếp tục.
Dung lượng RAM được khuyến cáo là 192 MB, tuy nhiên nếu dung lượng RAM thật nhiều, có thể tăng dung lượng RAM ảo lên để máy ảo hoạt động nhanh hơn. Ở đây chọn dung lượng RAM ảo là 256 MB.
Dung lượng RAM máy ảo có thể thay đổi sau khi tạo máy ảo thành công.
Lưu ý: Khi máy ảo hoạt động, dung lượng RAM ảo này sẽ được lấy từ RAM thật, do đó phải đảm bảo rằng RAM thật luôn còn lại ít nhất từ 256 MB trống trở lên để hoạt động (còn tùy thuộc vào máy thật sử dụng HĐH nào, yêu cầu RAM tối thiểu là bao nhiêu?).
Nhấn Next để tiếp tục.
Mặc định tùy chọn Create new hard disk: Tạo ổ cứng ảo mới.
Ổ cứng ảo sẽ được lưu thành file *.vdi trên ổ cứng thật.
(Có thể chọn tùy chọn Use existing hard disk nếu đã tạo ổ cứng ảo trước đây).
Nhấn Next để tiếp tục.
Tạo Ổ cứng ảo mới. Nhấn Next để tiếp tục.
Dynamically expanding storage (nên chọn): Ổ cứng ảo loại dung lượng mở rộng. Ví dụ thiết lập ổ cứng ảo dung lượng 10 GB, với tùy chọn này file ổ cứng ảo (.vdi) sẽ có dung lượng tăng dần khi được ghi dữ liệu vào, tối đa là 10 GB.
Fixed-size storage: Ổ cứng ảo loại dung lượng cố định. Ví dụ thiết lập ổ cứng ảo dung lượng 10 GB, với tùy chọn này file ổ cứng ảo (.vdi) sẽ có dung lượng ban đầu và cố định là 10 GB, mặc dù chưa ghi dữ liệu gì cả.
Nhấn Next để tiếp tục.
Xác định vị trí lưu trữ và đặt tên file ổ cứng ảo ở mục Location. Nhấn vào nút lệnh màu vàng cạnh khung Location để chọn vị trí lưu trữ, đặt tên cho file ổ cứng ảo, ở đây là Windows XP.vdi
Xác định dung lượng cho ổ cứng ảo, ở đây chọn 10 GB.
Nhấn Next để tiếp tục.
Tạo ổ đĩa ảo thành công, nhấn Finish để tiếp tục.
Tạo máy ảo thành công, nhấn Finish để hoàn tất.
Máy ảo tên Windows XP, dùng để cài HĐH Windows XP đã được tạo với các cấu hình phần cứng ảo được liệt kê ở khung bên phải.
Nên giữ các thiết lập mặc định đã được nhà sản xuất lựa chọn. Sau khi cài HĐH, ta sẽ có một số thiết lập bổ sung sau.
2. Cài HĐH Windows XP cho máy ảo Windows XP mới được tạo bên trên:
Chuẩn bị: Bộ cài đặt Windows XP dạng file ISO hoặc đĩa CD cài đặt Windows XP.
Khuyến cáo sử dụng bộ cài gốc của Microsoft, không qua chỉnh sửa để đảm bảo tính ổn định và bảo mật cho hệ thống.
Để có bộ cài gốc, tham khảo: http://forum.bkav.com.vn/showthread....link-duy-nhat-
Để cài đặt, và cấu hình, sao lưu máy ảo sử dụng HĐH Windows XP các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn tại đây
V. Sử dụng máy ảo:
1. Cài đặt Guest Additions:
Guest Additions được cài đặt vào HĐH trên máy ảo như một hệ thống trình điều khiển thiết bị nhằm cung cấp một số tính năng cao cấp, giúp tiện lợi trong quá trình sử dụng:
Khởi động máy ảo Windows XP
Trên giao diện cửa sổ máy ảo, chọn Devices >> Install Guest Additions…
Nhấn Next.
Nhấn Next.
Giữ nguyên thiết lập mặc định, nhấn Install.
Nhấn Continute Anyway (2 lần).
Nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt, khởi động lại máy ảo và cảm nhận sự khác biệt.
2. Snapshots:
Với Snapshots, ta có thể lưu lại trạng thái làm việc của máy tính tại thời điểm tạo ra nó.
VirtualBox cho phép tạo nhiều Snapshots trên một máy ảo để lưu lại nhiều trạng thái hoạt động khác nhau.
Tạo Snaphosts:
Trên giao diện cửa sổ máy ảo, chọn Machine >> Take Snapshot…
Nhập tên và mô tả cho Snapshot, nhấn OK.
Mở cửa sổ VirtualBox Manager, nhấn vào Snapshots ta sẽ thấy thông tin về Snapshot “Fresh State” vừa mới tạo:
Như vậy, trạng thái hoạt động của máy ảo tại thời điểm tạo Snapshot “Fresh State” đã được lưu lại.
Ví dụ sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về công dụng của Snapshots:
Sau khi đã tạo thành công Snapshot “Fresh State”, ta tạo một thư mục mới có tên New Folder trên màn hình:
Sau đó tạo một Snapshot thứ 2:
Tạo tiếp một thư mục mới tên New Folder (2) trên màn hình, sau đó tạo một Snapshot thứ 3:
Lúc này ta có cấu trúc các Snapshots như sau:
Máy ảo đang hoạt động ở Snapshot thứ 3 có tên “State 3”.
Bây giờ, thử quay lại Snapshot đầu tiên “Fresh State”, tức là đưa máy ảo về trạng thái lúc tạo Snapshot “Fresh State”.
Trước tiên phải tắt máy ảo đang hoạt động.
Sau đó mở cửa sổ VirtualBox Manager:
Nhấn vào Snapshots >> click chọn Snapshot “Fresh State” >> nhấn vào nút lệnh Restore Snapshot.
Xác nhận, nhấn vào Restore.
Ta thấy lúc này máy ảo đã quay về Snapshot “Fresh State”, nhấn nút Start để khởi động máy ảo kiểm tra:
Máy ảo đã khởi động quay lại trạng thái lúc tạo Snapshot “Fresh State”, tức là lúc mới cài đặt Windows + Guest Additions, chưa có New Folder và New Folder (2).
Tiếp theo, thử quay lại Snapshot thứ 2 “State 2”, tức là đưa máy ảo về trạng thái lúc tạo Snapshot “State 2”.
Trước tiên phải tắt máy ảo đang hoạt động.
Sau đó mở cửa sổ VirtualBox Manager:
Click chọn Snapshot “State 2”, sau đó nhấn Restore Snapshot.
Khởi động máy ảo Windows XP để kiểm tra.
Máy ảo đã khởi động quay lại trạng thái lúc tạo Snapshot “State 2”, tức là lúc tạo thêm thư mục New Folder.
Lưu ý: Khi làm việc ở một Snapshot, các thay đổi sẽ được lưu lại cho những phiên làm việc kế tiếp.
Khi chuyển Snapshot, các thay đổi trên Snapshot đang làm việc sẽ mất đi.
Kết luận: Với mỗi Snapshot, ta luôn có thể phục hồi trạng thái máy ảo quay về thời điểm lúc tạo ra Snapshot đó.
Xóa Snapshots:
Click chọn Snapshot cần xóa, sau đó nhấn nút lệnh Delete Snapshot.
Nhấn Delete để xóa.
Lưu ý: Có thể xóa Snapshots kể cả khi máy ảo đang hoạt động.
3. Sử dụng máy ảo VirtualBox:
3.1. Mở máy – Tắt máy:
- Mở máy: Như đã trình bày bên trên.
- Tắt máy: Dùng lệnh Shutdown tương tự trên máy thật. Hoặc nhấn vào nút Close (dấu X) trên của sổ máy ảo đang chạy, lúc này sẽ có các tùy chọn sau:
Save the machine state: Lưu lại phiên làm việc, tương tự tính năng Hibernate (ngủ đông).
Nếu chọn tùy chọn này, sau khi lưu lại phiên làm việc, trên giao diện chính VirtualBox Manager ta sẽ thấy nút Discard được kích hoạt (màu vàng). Nút này có tác dụng xóa bỏ phiên làm việc đã được lưu:
Nút Discard được kích hoạt.
Send the shutdown signal: Thực hiện quá trình Shutdown an toàn như khi dùng lệnh Shutdown trên Windows.
Power off the machine: Tắt máy, tương tự khi nhấn nút nguồn Power trên máy thật. Lúc này có thêm tùy chọn Restore current snapshot để khôi phục lại trạng thái lúc tạo snapshot đó (nếu cần/chọn).
3.2. Chọn thiết bị boot:
Sau khi nhấn nút Start để khởi động máy ảo, tại màn hình boot, nhanh chóng nhấn phím F12 để vào giao diện chọn thiết bị boot:
Nhanh tay nhấn phím F12.
Màn hình chọn thiết bị boot.
Nhấn phím số 1 để boot bằng ổ cứng.
Nhấn phím F để boot bằng ổ đĩa mềm.
Nhấn phím C để boot bằng ổ CD-ROM (lúc này cần có đĩa boot trong ổ CD/DVD máy thật hoặc nạp file ISO boot, tham khảo mục 3.3.2 bên dưới).
Nhấn phím L để boot qua mạng LAN.
Nhấn phím B để thoát màn hình chọn thiết bị boot và boot theo mặc định.
3.3. Các lệnh cơ bản trong cửa sổ giao diện chính máy ảo:
3.3.1. Nhóm lệnh Machine:
Switch to Fullsceen: Phóng to màn hình máy ảo điền đầy màn hình thật.
Swich to Seamless Mode: Máy thật và máy ảo dùng chung màn hình, các ứng dụng cùng hiển thị trên một màn hình:
Seamless Mode.
Insert Ctrl-Alt-Del: Tương tự khi bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete trên máy thật.
Pause: Tạm ngừng hoạt động máy ảo.
Reset: Khởi động lại máy ảo, tương tự nút Reset trên máy thật.
ACPI Shutdown: Tắt máy an toàn, tương tự lệnh Shutdown.
Close: Tương tự nhấn nút X trên cửa sổ.
3.3.2. Nhóm lệnh Devices:
CD/DVD Devices: sử dụng đĩa CD/DVD.
Chọn dùng ổ CD/DVD của máy thật, hoặc tìm đến file CD/DVD ảo (như file ISO) bằng cách chọn Choose a virtual CD/DVD disk file…
USB Devices: Sử dụng USB.
Cắm USB vào máy thật, sau đó chọn tên thiết bị USB cần mount vào máy ảo. Chú ý lúc này USB phải đang ở trạng thái không không làm việc, vì khi mount vào máy ảo sẽ mất kết nối ở máy thật, nếu đang sử dụng trên máy thật có thể gây mất dữ liệu hoặc hỏng USB.
Shared Folders…: Trao đổi dữ liệu giữa máy thật và máy ảo thông qua thư mục chia sẻ.
Thiết lập thư mục chia sẻ.
Nhấn nút lệnh Add Shared Folder (Ins).
Click vào nút mũi tên sau đó chọn Other…
Chỉ định thư mục dùng chung cho máy thật và máy ảo, sau đó nhấn OK.
Chọn các tùy chọn sau đó nhấn OK.
Read-only: Máy ảo chỉ có thể đọc, không ghi được dữ liệu lên thư mục dùng chung này.
Auto-mount: Tự động nạp thư mục dùng chung khi khởi động máy ảo.
Make Permanent: Thư mục được chỉ định dùng chung sẽ được lưu, không cần phải chọn lại ở phiên làm việc kế tiếp.
Nhấn OK.
Khi chọn tùy chọn Make Permanent, thư mục dùng chung sẽ nằm ở mục Machine Folders. Nếu không chọn tùy chọn Make Permanent, thư mục dùng chung sẽ nằm ở mục Transient Folders, và ở phiên làm việc kế tiếp sẽ bị mất đi, khi muốn dùng chung phải chọn lại.
Truy cập thư mục dùng chung:
Mở My Computer:
Thư mục dùng chung.
Chọn chế độ xem Folders, truy cập VirtualBox Shared Folders như hình.
Để tiện lợi cho việc truy cập thư mục này, ta tạo ổ đĩa ánh xạ cho nó:
Click phải vào thư mục dùng chung, chọn Map Network Drive…
Chọn ký tự cho ổ đĩa ánh xạ (ở đây chọn Z), chú ý chọn tùy chọn Reconnect at logon sau đó nhấn Finish.
Từ đây, muốn truy cập thư mục dùng chung đã chỉ định, chỉ cần vào My Computer, sẽ thấy ổ đĩa ánh ạ Z, đó chính là đường dẫn đến thư mục dùng chung:
Nhấn đúp chuột vào ổ đĩa Z để truy cập thư mục dùng chung.
3.4. Một số thiết lập phần cứng ảo cơ bản cho máy ảo:
Tắt máy ảo cần thiết lập nếu đang hoạt động.
Trên giao diện VirtualBox Manager, chọn máy ảo cần thiết lập, sau đó nhấn Settings.
Có nhiều mục Settings, tuy nhiên nên để mặc định, ta có thể điều chỉnh một số tùy chọn sau:
Mục System:
Điều chỉnh lại RAM, thiết bị boot nếu cần.
Mục Storage:
Quản lý các ổ cứng ảo, CD/DVD ảo.
3.5. Truy cập internet và bổ sung một số thành phần, bản vá cần thiết cho HĐH:
Truy cập internet:
Truy cập trang chủ của Bkav.
Do dùng phiên bản Windows không có bản quyền nên không được tự động cập nhật các thành phần ứng dụng, bản vá lỗi. Vì vậy, chúng ta cần thủ công bổ sung một số thành phần cần thiết:
Windows XP không tích hợp sẵn môi trường Microsoft .NET Framework, đây là môi trường cần thiết để chạy nhiều ứng dụng.
Tải về và cài đặt:
Microsoft .NET Framework 2.0 (22.4 MB – bộ cài offline): http://download.microsoft.com/downlo...a/dotnetfx.exe
Trang download: http://www.microsoft.com/download/en...yLang=en&id=19
Microsoft .NET Framework 3.5 SP1 (2.8 MB – bộ cài online): http://download.microsoft.com/downlo...tfx35setup.exe
Trang download: http://www.microsoft.com/download/en/details.aspx?id=22
Bản vá lỗi virus shorcut (rất nguy hiểm, chỉ cần nhìn thấy biểu tượng là đã nhiễm virus):
Tìm bản vá lỗi phù hợp với phiên bản HĐH đang dùng, tải về và cài đặt tại trang: http://www.microsoft.com/technet/sec.../MS10-046.mspx
Bài viết này sử dụng Windows XP SP3 trên máy ảo, link tải bản vá lỗi virus shorcut: http://www.microsoft.com/download/en...ng=en&id=14416
Hoặc tải trực tiếp (2.88 MB): http://download.microsoft.com/downlo...98-x86-ENU.exe
Sau khi đã bổ sung thành công các thành phần, bản vá được giới thiệu bên trên, khởi động lại máy ảo và tạo một bản Snapshot để lưu lại trạng thái ổn định ban đầu.
VI. Tổng kết:
Qua các mục được trình bày ở trên, chúng ta đã bước đầu khái niệm được về công nghệ ảo hóa – máy ảo và xây dựng được cho mình một máy ảo với phần mềm VirtualBox, quản lý máy ảo và kiến thức cơ bản để có thể sử dụng thành thạo, đầy đủ các tính năng cần thiết của máy ảo VirtualBox.
Bài viết lựa chọn Windows XP để cài đặt trên máy ảo vì Windows XP được sử dụng khá phổ biến, yêu cầu cấu hình không quá cao, có thể áp dụng được trên nhiều máy tính (không cần cấu hình cao); Windows XP chạy được hầu hết các ứng dụng hiện nay, đáp ứng được yêu cầu thử nghiệm các phần mềm và test virus.
Đây là nền tảng cơ bản, dựa vào đó có thể triển khai cài đặt nhiều phiên bản HĐH Windows khác trên máy ảo, và cả máy thật.
I. Tổng quan về công nghệ ảo hóa – máy ảo
II. Giới thiệu máy ảo Oracle VM VirtualBox
III. Cài đặt VirtualBox và các thành phần bổ sung cần thiết
1.Cài đặt VirtualBoxIV. Quản lý máy ảo và Cài đặt hệ điều hành trên máy ảo
2.Cài đặt VirtualBox Extension Pack
3.Tháo cài đặt VirtualBox
1.Tạo một máy ảo mớiV. Sử dụng máy ảo
2.Cài HĐH Windows XP cho máy ảo Windows XP mới được tạo bên trên
1.Cài đặt Guest AdditionsVI. Tổng kết
2.Snapshots
3.Sử dụng máy ảo VirtualBox
3.1.Mở máy – Tắt máy
3.2.Chọn thiết bị boot
3.3.Các lệnh cơ bản trong cửa sổ giao diện chính máy ảo
3.3.1.Nhóm lệnh Machine
3.3.2.Nhóm lệnh Devices
3.4.Một số thiết lập phần cứng ảo cơ bản cho máy ảo
3.5.Truy cập internet và bổ sung một số thành phần, bản vá cần thiết cho HĐH
Tài Liệu Tham Khảo
I. Tổng quan về công nghệ ảo hóa – máy ảo:
Lợi ích của việc Sử dụng máy ảo:
- Cài được nhiều Hệ Điều Hành (HĐH), có thể thiết lập cấu hình phần cứng ảo phù hợp để cài những HĐH cũ đã không còn được hỗ trợ với cấu hình máy thật hiện tại như DOS, OS/2.
- Có thể chạy cùng lúc nhiều HĐH để thử nghiệm, khám phá.
- Cài đặt và chạy các ứng dụng khác nhau được thiết kế cho một hoặc vài HĐH chuyên biệt mà không cần phải cài đặt nhiều HĐH lên máy thật, việc này khá phức tạp, dễ gây lỗi hệ thống. Phần mềm được cài đặt và thử nghiệm trên máy ảo hoàn toàn độc lập với máy thật, không ảnh hưởng đến máy thật.
- Ổ cứng ảo có thể dùng chung, hoặc dùng trao đổi dữ liệu giữa các HĐH ảo.
- Hỗ trợ tạo các bản sao lưu trạng thái làm việc của máy ảo, thường gọi là Snapshots. Tính năng này giúp người dùng tự do khám phá, thiết lập, tùy chỉnh HĐH và các ứng dụng trên máy ảo mà không sợ làm hỏng môi trường làm việc. Khi cần có thể phục hồi lại trạng thái làm việc lúc tạo ra Snapshots.
- Xét trên phương diện kinh tế, công nghệ ảo hóa giúp giảm đáng kể chi phí cho các thiết bị phần cứng và điện năng. Thay vì chạy nhiều máy thật cho một mục đích cục bộ nào đó, ta có thể tạo ra các máy ảo để thực thi nhiệm vụ đó trên một máy thật để tận dụng tối đa sức mạnh của máy thật, giảm chi phí đầu tư nhiều máy và tiết kiệm điện.
- VirtualBox là một phần mềm hỗ trợ tạo máy ảo đa nền tảng, có thể thực thi trên các máy tính sử dụng chip Intel hoặc AMD.
- VirtualBox hỗ trợ chạy nhiều HĐH ảo cùng lúc.
- VirtualBox chạy được trên nhiều HĐH khác nhau, cả 32-bit lẫn 64-bit: Windows, Mac, Linux, Solaris.
- VirtualBox hỗ trợ cài đặt nhiều HĐH ảo với nhiều phiên bản khác nhau: Windows (95, 98, Me, XP, 2000, 2003, Vista, 2008, 7,…); Linux (Ubuntu, Fedora,…); Solaris; Mac; BSD; IBM OS/2; DOS; Netware; L4; QNX; JrockitVE; và nhiều HĐH không phổ biến khác;…
- VirtualBox không yêu cầu máy tính hỗ trợ công nghệ ảo hóa phần cứng.
- VirtualBox hỗ trợ trao đổi dữ liệu qua lại giữa HĐH thật và HĐH ảo thông qua thư mục chia sẻ.
- VirtualBox hỗ trợ chế độ đồ họa 3D cơ bản cho máy ảo.
- Virtual hỗ trợ nhiều thiết bị phần cứng ảo: Chip đa xử lý (tối đa lên đến 32 CPU cho mỗi máy ảo, tùy theo cấu hình CPU máy thật); RAM; USB; các loại đĩa cứng IDE, SATA, SCSI; CD/DVD; đĩa mềm; Card mạng; Card âm thanh;…đảm bảo đầy đủ các thành phần và yêu cầu cần thiết như một máy thật hiện đại vậy.
- VirtualBox không yêu cầu cấu hình máy thật phải cao, các máy có CPU từ 500 MHz trở lên có thể chạy tốt VirtualBox. Tùy thuộc vào HĐH được cài đặt trên máy ảo và số lượng máy ảo được tạo sẽ có yêu cầu về RAM và ổ cứng phù hợp, đảm bảo cho cả máy thật và ảo hoạt động trơn tru. Dung lượng ổ cứng máy thật còn trống đủ lưu trữ ổ cứng ảo sau khi cài đặt HĐH trên máy ảo. Vấn đề này ta sẽ có giải pháp cân bằng hợp lý khi cài đặt máy ảo cụ thể và số lượng máy ảo được cài đặt.
- VirtualBox có hỗ trợ tính năng Snapshots.
- VirtualBox hoàn toàn miễn phí và thường xuyên cập nhật phiên bản mới, cải thiện tính năng, vá lỗi.
- VirtualBox cài đặt và sử dụng đơn giản, hoạt động nhẹ nhàng, ổn định.
- Cùng với VMwave và Microsoft Virtual PC 2007, VirtualBox hiện đang là phần mềm tạo máy ảo được sử dụng phổ biến nhất.
- Trang chủ phần mềm VirtualBox: http://www.virtualbox.org/
- Phiên bản mới nhất thời điểm hiện tại (03/07/2011) là 4.0.10.
- Trang download: http://www.virtualbox.org/wiki/Downloads
- Bài viết này thực hiện minh họa trên Windows 7 32-bit, trên các phiên bản Windows khác thực hiện tương tự.
- Tải về VirtualBox 4.1.10 dành cho Windows (32-bit và 64-bit) – dung lượng 79.4 MB: http://download.virtualbox.org/virtu...-72479-Win.exe
Kích hoạt file VirtualBox-4.0.10-72479-Win.exe để tiến hành cài đặt.
Chọn Yes khi tính năng UAC yêu cầu xác nhận.
Chọn Next để tiếp tục, Canel để hủy bỏ cài đặt.
Giữ nguyên các thiết lập cài đặt mặc định, nhấn Next để tiếp tục, Cancel để hủy bỏ cài đặt, Back để quay lại bước trên, có thể thay đổi thư mục cài đặt bằng cách nhấn vào Browse.
Nhấn Next để tiếp tục, Cancel để hủy bỏ cài đặt, Back để quay lại bước trên.
Quá trình cài đặt sẽ ngắt và khởi động lại kết nối mạng do đó sẽ ảnh hưởng đến các kết nối mạng đang diễn ra, bạn kiểm tra lại có đang thực hiện tác vụ mạng nào không (download, cập nhật phần mềm/Windows, game,…)? Chọn Yes để tiếp tục, No để hủy bỏ cài đặt.
Nhấn Install để bắt đầu quá trình cài đặt, Cancel để hủy bỏ cài đặt, Back để quay lại bước trên.
Trong quá trình cài đặt, Windows sẽ yêu cầu xác nhận các tiến trình cài đặt thiết bị ảo. Đánh dấu chọn tùy chọn Always… để chấp nhận tất cả, không xác nhận lại, sau đó nhấn Install để tiến hành cài đặt.
Cài đặt thành công, nhấn Finish để khởi chạy VirtualBox.
2. Cài đặt VirtualBox Extension Pack:
Để máy ảo có thể sử dụng USB 2.0, tính năng VirtualBox Remote Desktop Protocol, Intel PXE boot ROM cần cài đặt VirtualBox Extension Pack.
Tải về VirtualBox 4.0.10 Oracle VM VirtualBox Extension Pack – dung lượng 3.36 MB: http://download.virtualbox.org/virtu...6.vbox-extpack
Kích hoạt file Oracle_VM_VirtualBox_Extension_Pack-4.0.10-72436.vbox-extpack để tiến hành cài đặt:
Nhấn Install để cài đặt, Cancel để hủy bỏ.
Nắm kéo thanh cuộn xuống dưới cùng để kích hoạt nút I Agree sau đó nhấn vào để cài đặt, nhấn I Disagree để hủy bỏ.
Chọn Yes khi UAC của Windows yêu cầu xác nhận.
Cài đặt thành công, nhấn OK để hoàn tất.
3. Tháo cài đặt VirtualBox:
Để tháo cài đặt VirtualBox, tắt tất cả máy ảo đang hoạt động, thoát giao diện chính VirtualBox Manager, sau đó vào Control Panel >> Uninstall a program:
Chọn VirtualBox sau đó nhấn Uninstall để tiến hành tháo cài đặt.
IV. Quản lý máy ảo và Cài đặt hệ điều hành trên máy ảo:
Khởi động VirtualBox bằng cách nhấn đúp chuột vào biểu tượng Oracle VM VirtualBox trên màn hình hoặc liên kết trong Start >> All Programs:
1. Tạo một máy ảo mới:
Bài viết này hướng dẫn tạo một máy ảo để chạy HĐH Windows XP 32-bit vì đây là HĐH còn rất phổ biến, đa số các ứng dụng (kể cả virus) đều có thể thực thi trên Windows XP.
Windows XP yêu cầu cấu hình không quá cao, do đó có thể thiết lập cấu hình máy ảo thấp vẫn đảm bảo yêu cầu, không chiếm nhiều tài nguyên máy thật khi chạy máy ảo => có thể sử dụng trên đa số máy tính.
Trên giao diện chính của chương trình, nhấn vào nút lệnh New.
Nhấn vào Next.
Mục Name: Nhập tên máy ảo.
Mục Operating System: Chọn HĐH muốn cài đặt (ở đây chọn Microsoft Windows).
Mục Version: Chọn phiên bản cho HĐH đã chọn bên trên (ở đây chọn Windows XP).
Lưu ý: VirtualBox hỗ trợ máy ảo cài HĐH 64-bit trên cả máy thật cài HĐH 32-bit, tuy nhiên yêu cầu vi xử lý của máy thật phải có hỗ trợ công nghệ ảo hóa. Lúc này sẽ có tùy chọn cho phép chọn HĐH 64-bit trên máy ảo (bài viết thực hiện trên máy vi xử lý không hỗ trợ công nghệ ảo hóa nên không có tùy chọn HĐH 64-bit).
Nhấn Next để tiếp tục.
Dung lượng RAM được khuyến cáo là 192 MB, tuy nhiên nếu dung lượng RAM thật nhiều, có thể tăng dung lượng RAM ảo lên để máy ảo hoạt động nhanh hơn. Ở đây chọn dung lượng RAM ảo là 256 MB.
Dung lượng RAM máy ảo có thể thay đổi sau khi tạo máy ảo thành công.
Lưu ý: Khi máy ảo hoạt động, dung lượng RAM ảo này sẽ được lấy từ RAM thật, do đó phải đảm bảo rằng RAM thật luôn còn lại ít nhất từ 256 MB trống trở lên để hoạt động (còn tùy thuộc vào máy thật sử dụng HĐH nào, yêu cầu RAM tối thiểu là bao nhiêu?).
Nhấn Next để tiếp tục.
Mặc định tùy chọn Create new hard disk: Tạo ổ cứng ảo mới.
Ổ cứng ảo sẽ được lưu thành file *.vdi trên ổ cứng thật.
(Có thể chọn tùy chọn Use existing hard disk nếu đã tạo ổ cứng ảo trước đây).
Nhấn Next để tiếp tục.
Tạo Ổ cứng ảo mới. Nhấn Next để tiếp tục.
Dynamically expanding storage (nên chọn): Ổ cứng ảo loại dung lượng mở rộng. Ví dụ thiết lập ổ cứng ảo dung lượng 10 GB, với tùy chọn này file ổ cứng ảo (.vdi) sẽ có dung lượng tăng dần khi được ghi dữ liệu vào, tối đa là 10 GB.
Fixed-size storage: Ổ cứng ảo loại dung lượng cố định. Ví dụ thiết lập ổ cứng ảo dung lượng 10 GB, với tùy chọn này file ổ cứng ảo (.vdi) sẽ có dung lượng ban đầu và cố định là 10 GB, mặc dù chưa ghi dữ liệu gì cả.
Nhấn Next để tiếp tục.
Xác định vị trí lưu trữ và đặt tên file ổ cứng ảo ở mục Location. Nhấn vào nút lệnh màu vàng cạnh khung Location để chọn vị trí lưu trữ, đặt tên cho file ổ cứng ảo, ở đây là Windows XP.vdi
Xác định dung lượng cho ổ cứng ảo, ở đây chọn 10 GB.
Nhấn Next để tiếp tục.
Tạo ổ đĩa ảo thành công, nhấn Finish để tiếp tục.
Tạo máy ảo thành công, nhấn Finish để hoàn tất.
Máy ảo tên Windows XP, dùng để cài HĐH Windows XP đã được tạo với các cấu hình phần cứng ảo được liệt kê ở khung bên phải.
Nên giữ các thiết lập mặc định đã được nhà sản xuất lựa chọn. Sau khi cài HĐH, ta sẽ có một số thiết lập bổ sung sau.
2. Cài HĐH Windows XP cho máy ảo Windows XP mới được tạo bên trên:
Chuẩn bị: Bộ cài đặt Windows XP dạng file ISO hoặc đĩa CD cài đặt Windows XP.
Khuyến cáo sử dụng bộ cài gốc của Microsoft, không qua chỉnh sửa để đảm bảo tính ổn định và bảo mật cho hệ thống.
Để có bộ cài gốc, tham khảo: http://forum.bkav.com.vn/showthread....link-duy-nhat-
Để cài đặt, và cấu hình, sao lưu máy ảo sử dụng HĐH Windows XP các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn tại đây
V. Sử dụng máy ảo:
1. Cài đặt Guest Additions:
Guest Additions được cài đặt vào HĐH trên máy ảo như một hệ thống trình điều khiển thiết bị nhằm cung cấp một số tính năng cao cấp, giúp tiện lợi trong quá trình sử dụng:
- Chuyển đổi chuột qua lại giữa máy thật và máy ảo dễ dàng, chỉ cần di chuyển chuột ra khỏi cửa sổ máy ảo hoặc ngược lại (trước đây phải bấm phím Ctrl bên phải trên bàn phím).
- Trao đổi dữ liệu qua lại giữa máy thật và máy ảo thông qua thư mục chia sẻ một cách nhanh chóng, tiện lợi.
- Nâng cấp khả năng hiển thị đồ họa, video, độ “mượt” của máy ảo.
- Hỗ trợ chế độ hiển thị toàn màn hình, cửa sổ máy ảo có thể phóng to điền đầy màn hình thật.
- Đồng bộ hóa thời gian trên máy ảo theo máy thật.
- Máy thật và máy ảo sẽ dùng chung clipboard, rất tiện lợi cho việc copy + paste.
- Một số tính năng cao cấp khác…
Khởi động máy ảo Windows XP
Trên giao diện cửa sổ máy ảo, chọn Devices >> Install Guest Additions…
Nhấn Next.
Nhấn Next.
Giữ nguyên thiết lập mặc định, nhấn Install.
Nhấn Continute Anyway (2 lần).
Nhấn Finish để hoàn tất quá trình cài đặt, khởi động lại máy ảo và cảm nhận sự khác biệt.
2. Snapshots:
Với Snapshots, ta có thể lưu lại trạng thái làm việc của máy tính tại thời điểm tạo ra nó.
VirtualBox cho phép tạo nhiều Snapshots trên một máy ảo để lưu lại nhiều trạng thái hoạt động khác nhau.
Tạo Snaphosts:
Trên giao diện cửa sổ máy ảo, chọn Machine >> Take Snapshot…
Nhập tên và mô tả cho Snapshot, nhấn OK.
Mở cửa sổ VirtualBox Manager, nhấn vào Snapshots ta sẽ thấy thông tin về Snapshot “Fresh State” vừa mới tạo:
Như vậy, trạng thái hoạt động của máy ảo tại thời điểm tạo Snapshot “Fresh State” đã được lưu lại.
Ví dụ sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về công dụng của Snapshots:
Sau khi đã tạo thành công Snapshot “Fresh State”, ta tạo một thư mục mới có tên New Folder trên màn hình:
Sau đó tạo một Snapshot thứ 2:
Tạo tiếp một thư mục mới tên New Folder (2) trên màn hình, sau đó tạo một Snapshot thứ 3:
Lúc này ta có cấu trúc các Snapshots như sau:
Máy ảo đang hoạt động ở Snapshot thứ 3 có tên “State 3”.
Bây giờ, thử quay lại Snapshot đầu tiên “Fresh State”, tức là đưa máy ảo về trạng thái lúc tạo Snapshot “Fresh State”.
Trước tiên phải tắt máy ảo đang hoạt động.
Sau đó mở cửa sổ VirtualBox Manager:
Nhấn vào Snapshots >> click chọn Snapshot “Fresh State” >> nhấn vào nút lệnh Restore Snapshot.
Xác nhận, nhấn vào Restore.
Ta thấy lúc này máy ảo đã quay về Snapshot “Fresh State”, nhấn nút Start để khởi động máy ảo kiểm tra:
Máy ảo đã khởi động quay lại trạng thái lúc tạo Snapshot “Fresh State”, tức là lúc mới cài đặt Windows + Guest Additions, chưa có New Folder và New Folder (2).
Tiếp theo, thử quay lại Snapshot thứ 2 “State 2”, tức là đưa máy ảo về trạng thái lúc tạo Snapshot “State 2”.
Trước tiên phải tắt máy ảo đang hoạt động.
Sau đó mở cửa sổ VirtualBox Manager:
Click chọn Snapshot “State 2”, sau đó nhấn Restore Snapshot.
Khởi động máy ảo Windows XP để kiểm tra.
Máy ảo đã khởi động quay lại trạng thái lúc tạo Snapshot “State 2”, tức là lúc tạo thêm thư mục New Folder.
Lưu ý: Khi làm việc ở một Snapshot, các thay đổi sẽ được lưu lại cho những phiên làm việc kế tiếp.
Khi chuyển Snapshot, các thay đổi trên Snapshot đang làm việc sẽ mất đi.
Kết luận: Với mỗi Snapshot, ta luôn có thể phục hồi trạng thái máy ảo quay về thời điểm lúc tạo ra Snapshot đó.
Xóa Snapshots:
Click chọn Snapshot cần xóa, sau đó nhấn nút lệnh Delete Snapshot.
Nhấn Delete để xóa.
Lưu ý: Có thể xóa Snapshots kể cả khi máy ảo đang hoạt động.
3. Sử dụng máy ảo VirtualBox:
3.1. Mở máy – Tắt máy:
- Mở máy: Như đã trình bày bên trên.
- Tắt máy: Dùng lệnh Shutdown tương tự trên máy thật. Hoặc nhấn vào nút Close (dấu X) trên của sổ máy ảo đang chạy, lúc này sẽ có các tùy chọn sau:
Save the machine state: Lưu lại phiên làm việc, tương tự tính năng Hibernate (ngủ đông).
Nếu chọn tùy chọn này, sau khi lưu lại phiên làm việc, trên giao diện chính VirtualBox Manager ta sẽ thấy nút Discard được kích hoạt (màu vàng). Nút này có tác dụng xóa bỏ phiên làm việc đã được lưu:
Nút Discard được kích hoạt.
Send the shutdown signal: Thực hiện quá trình Shutdown an toàn như khi dùng lệnh Shutdown trên Windows.
Power off the machine: Tắt máy, tương tự khi nhấn nút nguồn Power trên máy thật. Lúc này có thêm tùy chọn Restore current snapshot để khôi phục lại trạng thái lúc tạo snapshot đó (nếu cần/chọn).
3.2. Chọn thiết bị boot:
Sau khi nhấn nút Start để khởi động máy ảo, tại màn hình boot, nhanh chóng nhấn phím F12 để vào giao diện chọn thiết bị boot:
Nhanh tay nhấn phím F12.
Màn hình chọn thiết bị boot.
Nhấn phím số 1 để boot bằng ổ cứng.
Nhấn phím F để boot bằng ổ đĩa mềm.
Nhấn phím C để boot bằng ổ CD-ROM (lúc này cần có đĩa boot trong ổ CD/DVD máy thật hoặc nạp file ISO boot, tham khảo mục 3.3.2 bên dưới).
Nhấn phím L để boot qua mạng LAN.
Nhấn phím B để thoát màn hình chọn thiết bị boot và boot theo mặc định.
3.3. Các lệnh cơ bản trong cửa sổ giao diện chính máy ảo:
3.3.1. Nhóm lệnh Machine:
Switch to Fullsceen: Phóng to màn hình máy ảo điền đầy màn hình thật.
Swich to Seamless Mode: Máy thật và máy ảo dùng chung màn hình, các ứng dụng cùng hiển thị trên một màn hình:
Seamless Mode.
Insert Ctrl-Alt-Del: Tương tự khi bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete trên máy thật.
Pause: Tạm ngừng hoạt động máy ảo.
Reset: Khởi động lại máy ảo, tương tự nút Reset trên máy thật.
ACPI Shutdown: Tắt máy an toàn, tương tự lệnh Shutdown.
Close: Tương tự nhấn nút X trên cửa sổ.
3.3.2. Nhóm lệnh Devices:
CD/DVD Devices: sử dụng đĩa CD/DVD.
Chọn dùng ổ CD/DVD của máy thật, hoặc tìm đến file CD/DVD ảo (như file ISO) bằng cách chọn Choose a virtual CD/DVD disk file…
USB Devices: Sử dụng USB.
Cắm USB vào máy thật, sau đó chọn tên thiết bị USB cần mount vào máy ảo. Chú ý lúc này USB phải đang ở trạng thái không không làm việc, vì khi mount vào máy ảo sẽ mất kết nối ở máy thật, nếu đang sử dụng trên máy thật có thể gây mất dữ liệu hoặc hỏng USB.
Shared Folders…: Trao đổi dữ liệu giữa máy thật và máy ảo thông qua thư mục chia sẻ.
Thiết lập thư mục chia sẻ.
Nhấn nút lệnh Add Shared Folder (Ins).
Click vào nút mũi tên sau đó chọn Other…
Chỉ định thư mục dùng chung cho máy thật và máy ảo, sau đó nhấn OK.
Chọn các tùy chọn sau đó nhấn OK.
Read-only: Máy ảo chỉ có thể đọc, không ghi được dữ liệu lên thư mục dùng chung này.
Auto-mount: Tự động nạp thư mục dùng chung khi khởi động máy ảo.
Make Permanent: Thư mục được chỉ định dùng chung sẽ được lưu, không cần phải chọn lại ở phiên làm việc kế tiếp.
Nhấn OK.
Khi chọn tùy chọn Make Permanent, thư mục dùng chung sẽ nằm ở mục Machine Folders. Nếu không chọn tùy chọn Make Permanent, thư mục dùng chung sẽ nằm ở mục Transient Folders, và ở phiên làm việc kế tiếp sẽ bị mất đi, khi muốn dùng chung phải chọn lại.
Truy cập thư mục dùng chung:
Mở My Computer:
Thư mục dùng chung.
Chọn chế độ xem Folders, truy cập VirtualBox Shared Folders như hình.
Để tiện lợi cho việc truy cập thư mục này, ta tạo ổ đĩa ánh xạ cho nó:
Click phải vào thư mục dùng chung, chọn Map Network Drive…
Chọn ký tự cho ổ đĩa ánh xạ (ở đây chọn Z), chú ý chọn tùy chọn Reconnect at logon sau đó nhấn Finish.
Từ đây, muốn truy cập thư mục dùng chung đã chỉ định, chỉ cần vào My Computer, sẽ thấy ổ đĩa ánh ạ Z, đó chính là đường dẫn đến thư mục dùng chung:
Nhấn đúp chuột vào ổ đĩa Z để truy cập thư mục dùng chung.
3.4. Một số thiết lập phần cứng ảo cơ bản cho máy ảo:
Tắt máy ảo cần thiết lập nếu đang hoạt động.
Trên giao diện VirtualBox Manager, chọn máy ảo cần thiết lập, sau đó nhấn Settings.
Có nhiều mục Settings, tuy nhiên nên để mặc định, ta có thể điều chỉnh một số tùy chọn sau:
Mục System:
Điều chỉnh lại RAM, thiết bị boot nếu cần.
Mục Storage:
Quản lý các ổ cứng ảo, CD/DVD ảo.
3.5. Truy cập internet và bổ sung một số thành phần, bản vá cần thiết cho HĐH:
Truy cập internet:
Truy cập trang chủ của Bkav.
Do dùng phiên bản Windows không có bản quyền nên không được tự động cập nhật các thành phần ứng dụng, bản vá lỗi. Vì vậy, chúng ta cần thủ công bổ sung một số thành phần cần thiết:
Windows XP không tích hợp sẵn môi trường Microsoft .NET Framework, đây là môi trường cần thiết để chạy nhiều ứng dụng.
Tải về và cài đặt:
Microsoft .NET Framework 2.0 (22.4 MB – bộ cài offline): http://download.microsoft.com/downlo...a/dotnetfx.exe
Trang download: http://www.microsoft.com/download/en...yLang=en&id=19
Microsoft .NET Framework 3.5 SP1 (2.8 MB – bộ cài online): http://download.microsoft.com/downlo...tfx35setup.exe
Trang download: http://www.microsoft.com/download/en/details.aspx?id=22
Bản vá lỗi virus shorcut (rất nguy hiểm, chỉ cần nhìn thấy biểu tượng là đã nhiễm virus):
Tìm bản vá lỗi phù hợp với phiên bản HĐH đang dùng, tải về và cài đặt tại trang: http://www.microsoft.com/technet/sec.../MS10-046.mspx
Bài viết này sử dụng Windows XP SP3 trên máy ảo, link tải bản vá lỗi virus shorcut: http://www.microsoft.com/download/en...ng=en&id=14416
Hoặc tải trực tiếp (2.88 MB): http://download.microsoft.com/downlo...98-x86-ENU.exe
Sau khi đã bổ sung thành công các thành phần, bản vá được giới thiệu bên trên, khởi động lại máy ảo và tạo một bản Snapshot để lưu lại trạng thái ổn định ban đầu.
VI. Tổng kết:
Qua các mục được trình bày ở trên, chúng ta đã bước đầu khái niệm được về công nghệ ảo hóa – máy ảo và xây dựng được cho mình một máy ảo với phần mềm VirtualBox, quản lý máy ảo và kiến thức cơ bản để có thể sử dụng thành thạo, đầy đủ các tính năng cần thiết của máy ảo VirtualBox.
Bài viết lựa chọn Windows XP để cài đặt trên máy ảo vì Windows XP được sử dụng khá phổ biến, yêu cầu cấu hình không quá cao, có thể áp dụng được trên nhiều máy tính (không cần cấu hình cao); Windows XP chạy được hầu hết các ứng dụng hiện nay, đáp ứng được yêu cầu thử nghiệm các phần mềm và test virus.
Đây là nền tảng cơ bản, dựa vào đó có thể triển khai cài đặt nhiều phiên bản HĐH Windows khác trên máy ảo, và cả máy thật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Oracle VM VirtualBox User Manual.
- Bộ cài Windows XP gốc, các bản vá lỗi được giới thiệu trên Bkav Forum và các trang công nghệ khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)