(e-CHÍP Online) - Webroot SecureAnywhere AntiVirus 2014 sẽ giúp
bạn bảo vệ hệ thống an toàn, chống lại virus, phần mềm gián điệp và các
mối đe dọa trực tuyến khác mà không làm chậm máy.
Hơn nữa, nhờ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thông
minh, Webroot SecureAnywhere AntiVirus 2014 có khả năng loại bỏ các mối
đe dọa mới nhất mà không phải chờ cập nhật cơ sở dữ liệu.
Bản
quyền Webroot SecureAnywhere AntiVirus 2014 có giá 39,99USD/1PC/1 năm.
Để được sử dụng miễn phí hai năm, bạn tải bộ cài đặt trực tuyến của phần
mềm tại đây (dung lượng 734KB, tương thích Windows XP/Vista/7/8).
Sau đó thực thi file wsainstall.exe, ở hộp thoại đầu tiên, bạn nhập mã 2802-PXBC-38B1-06AA-47A4 vào ô Please enter your keycode, nhấn Agree and Install để cài đặt.
Hoàn
tất, Webroot SecureAnywhere AntiVirus 2014 sẽ tự động khởi chạy làm
nhiệm vụ quét kiểm tra hệ thống. Bạn nhấn đôi chuột lên biểu tượng chữ W ở khay đồng đồ để mở giao diện tương tác chính, xem mục Subscription sẽ thấy số ngày sử dụng là 728.
Với cấu hình này, game thủ có thể chiến game offline nặng thiết lập từ khá đến cao trên màn Full HD.
Trong thời đại kĩ thuật số hiện nay, việc sở hữu một chiếc laptop, máy tính
cá nhân không còn là việc quá khó khăn đối với nhiều người. Hiện nay
trên thị trường có hàng ngàn loại thiết bị khác nhau với đủ các tính
năng từ bình dân tới cao cấp, cùng vô vàn linh kiện điện tử phụ trợ kèm
theo. Tuy nhiên, việc chọn ra một bộ hợp với mình nhất là điều không hề
đơn giản.
Nhằm giúp độc giả có được sự lựa chọn hợp lý nhất cho riêng mình, GenK
sẽ reset lại chuỗi bài tư vấn cấu hình trong từng tầm giá, từ cấu hình
tối thiểu dùng đồ họa tích hợp cho các game thủ không dư dả cho đến cấu
hình khủng cho game thủ cao cấp. Do nhu cầu sử dụng màn hình của mỗi
người khác nhau, nên chúng sẽ chỉ tư vấn xây dựng cấu hình, còn màn hình
các bạn tự chọn lựa theo yêu cầu bản thân.
* Giá sản phẩm trong bài viết được lấy theo Công ty máy tính Hà Nội
(43 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội). Tùy theo nơi bán giá có thể thay đổi hơn
kém nhưng không nhiều, hoặc bạn đọc có thể tùy chọn sản phẩm khác có
thông số tương tự. Intel hay AMD?
Ban đầu tôi định xây dựng 2 cấu hình: một Intel một AMD. Tuy nhiên trong
tầm giá 3 triệu đổ lại AMD không có CPU nào xứng đáng cả. Các CPU
Trinity của họ trong tầm này chủ yếu nhấn vào hiệu năng đồ họa tích hợp,
còn hiệu năng xử lý thì không hơn X4 750K nhiều (sử dụng trong cấu hình
10 triệu). Duy có FX 6300 6 nhân khá ngon thì lại vướng phải giá main
AM3/AM3+ quá cao so với Core i3-4130. Vì thế nên tôi bỏ qua lựa chọn AMD
trong cấu hình tầm tiền này.
Cấu hình Intel dưới đây sử dụng bo mạch chủ ASRock H81M-DGS. Hiện các
sản phẩm Haswell của ASRock chưa được bán trong Nam nên các bạn có 2 lựa
chọn tùy biến:
- Đổi sang main Gigabyte H81-S2PV đắt hơn 300.000 VNĐ.
- Đổi sang combo main-chip Ivy: H61 + Core i3-3220. Bo mạch chủ: ASRock H81M-DGS – 1.299.000 VNĐ Bộ xử lý: Intel Core i3-4130 – 3.090.000 VNĐ Bộ nhớ trong: 2 x 4GB APOTOP 1600 có tản nhiệt – 1.600.000 VNĐ Card đồ họa: MSI N650 Ti TF 2GD5/OC BE – 4.444.000 VNĐ Ổ cứng: Seagate Barracuda 1TB 7200rpm – 1.620.000 VNĐ Nguồn máy tính: FSP Saga 500 – 800.000 VNĐ Vỏ case: Cougar Spike – 650.000 VNĐ Tổng: 13.503.000 VNĐ Lựa chọn khác: Giảm RAM xuống 1 x 4 GB; giảm HDD xuống 500 GB; VGA chịu khó chờ Zotac GTX 650 Ti Boost (hiếm hàng) Bộ xử lý: Intel Core i3-4130 – 3.090.000 VNĐ
Xung nhịp: 3400 MHz
Nhân / Luồng: 2 / 4
Bộ nhớ đệm (L1, L2, L3): 2 x 64 KB, 2 x 256 KB, 3 MB
Socket: LGA 1155
TDP: 54W
Core i3 là dòng CPU cho p/p rất tốt trong cả ứng dụng lẫn game. So với
AMD X4 750K sử dụng trong cấu hình 10 triệu, Core i3-4130 tổng thể mạnh
hơn khoảng 20-25% tùy ứng dụng. Đó là “tổng thể” – nghĩa là những ứng
dụng tận dụng được cả 4 luồng xử lý để X4 750K phát huy được hết 100%
công lực. Còn so đơn nhân thì i3-4130 mạnh hơn gần gấp rưỡi! Có người
cho rằng giá đắt hơn 75% mà hiệu năng đa nhân chỉ hơn 20 – 25% thì không
thể gọi là p/p tốt, nhưng thực tế trong mọi ứng dụng Core i3 đều mượt
mà hơn hẳn, cho trải nghiệm rất khác.
Riêng về gaming, hiệu năng của i3-4130 phải nói là ấn tượng, có thể đáp
ứng hầu hết các game nặng hiện nay. Bộ xử lý này chỉ gặp khó khăn trước
các siêu sát thủ phần cứng như Crysis 3 hay các game chiến thuật cực kỳ
đồ sộ như Total War: Shogun 2. Với kinh nghiệm benchmark nhiều loại phần
cứng, tôi nhận thấy đối với cấu hình dưới 15 triệu đồng Core i3 + VGA
mạnh cho p/p cao hơn rất nhiều so với build i5. Card đồ họa: MSI N650 Ti TF 2GD5/OC BE – 4.444.000 VNĐ
GTX 650 Ti Boost là card đồ họa có p/p cực tốt của Nvidia. Trong khoảng
giá từ 4,5 -> 5 triệu đồng đây là sản phẩm cho hiệu năng cao nhất.
Thực ra tôi thích chiếc GTX 650 Ti Boost của Zotac hơn. Dù ngoại hình
kém đẹp hơn nhưng linh kiện không khác gì các sản phẩm khác trên thị
trường, hiệu năng cũng tương đương. Giá thì quá tốt khi thấp hơn model
các hãng khác tới 600 700 ngàn đồng. Tuy nhiên Zotac GTX 650 Ti Boost ở
ngoài Bắc hiện đang cháy hàng nặng, tình hình trong Nam thì tôi không
nắm rõ. Vì thế tôi lựa chọn MSI GTX 650 Ti Boost Gaming – sản phẩm đáng
mua sau chiếc card Zotac cho cấu hình tầm giá này. Đối với độc giả ở
trong Nam nếu nguồn hàng ổn định thì nên tìm đến chiếc card của Zotac.
Hiệu năng của GTX 650 Ti Boost, các bạn có thể tham khảo bài viết: Zotac GTX 650 Ti Boost: Card đồ họa khuấy đảo phân khúc tầm trung. Bộ nhớ trong: 2 x 4GB APOTOP 1600 có tản nhiệt – 1.600.000 VNĐ
Đối với nhiều game mới và sát phần cứng hiện nay, 4 GB RAM đã
bắt đầu tỏ ra hơi thiếu. Đó là chưa kể ngoài chơi game, bạn có thể còn
bật chục tab web, facebook, vài phần mềm chat online… Với tầm hiệu năng
cao như Core i3 và GTX 650 Ti Boost, dung lượng 8 GB là cần thiết để
tránh việc hệ thống liên tục sử dụng page file, trở thành nút thắt giảm
sức mạnh toàn hệ thống.
Về xung nhịp, hiện nay giá RAM 1600 không hơn nhiều so với 1333. Vả lại
trên nền tảng Intel nói chung các kit RAM 1600 khiến hiệu năng hệ thống
tăng khoảng 5% so với 1333. Vì thế bạn không nên lựa chọn bộ nhớ 1333
làm gì.
Nếu tầm tiền này cao hơn khả năng của bạn một chút, ngoài HDD thì giảm
bộ nhớ RAM xuống 1 x 4 GB là phương án ít ảnh hưởng đến hiệu năng toàn
hệ thống nhất. Bo mạch chủ: ASRock H81M-DGS – 1.299.000 VNĐ
Sự xuất hiện của 2 mã sản phẩm H81M-DGS và H81M-HDS đã thay đổi một chút
về giá trị của Haswell ở phân khúc phổ thông một chút. Ở 2 model này,
tôi nhận thấy những sự lược bỏ linh kiện rất hợp lý để có giá tốt hơn
trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu của người dùng phổ thông chạy Pentium hoặc
Core i3. Không những giá rẻ hơn nhiều so với các model H81 của các hãng
khác, ASRock H81M-DGS còn được trang bị nhiều phase điện hơn với tận 4
phase.
Với H81M-DGS, dòng trung cấp và phổ thông của Haswell trở nên đáng mua
hơn, đặc biệt là Core i3. Vừa là nền tảng mới hơn, hiệu năng hơn Ivy
khoảng 10-20% tùy ứng dụng, người dùng còn được thêm 2 cổng SATA3 và 2
cổng USB 3.0 có sẵn do chipset H81 hỗ trợ. ASRock H81M-DGS và Core i3
4130 đang là combo tốt nhất cho cấu hình chơi game từ 13 đến 15 triệu
đồng.
H81M-DGS là phiên bản bỏ HDMI và 2 cổng USB 3.0 front panel, ngoài ra
các thành phần khác không có thay đổi gì. Độc giả nào muốn tìm hiểu kỹ
hơn có thể tham khảo bài viết ASRock H81M-HDS và Core i3-4130: Cặp đôi hoàn hảo, phá đảo tầm trung. Ổ cứng: Seagate Barracuda 1TB 7200rpm – 1.620.000 VNĐ
Tính năng giải trí càng cao thì càng đòi hỏi dung lượng lưu trữ phải
nhiều. Các game nặng hiện nay đều có dung lượng rất nặng (cả bộ cài lẫn
bung game). Cộng thêm cả nhu cầu lưu film HD, nhạc, ảnh… thì 500 GB trở
xuống chắc chắn sẽ thiếu. Vì thế đã nâng CPU, nâng VGA, nâng RAM thì tôi
cũng nâng cả HDD luôn so với cấu hình 10 triệu đồng.
Nếu tầm tiền này cao hơn khả năng của bạn một chút và cảm thấy có thể
sắp xếp được việc lưu trữ, bạn có thể cân nhắc giảm HDD xuống 500 GB.
Phương án này hoàn toàn không ảnh hưởng tới hiệu năng toàn hệ thống. Nguồn máy tính: FSP Saga 500 – 800.000 VNĐ
Bộ nguồn của hãng PSU tên tổi FSP đạt công suất thực 450W, có tính năng
Active FPC, 2 đường điện 12v (mỗi đường chịu tải 18A), có khả năng hoạt
động vượt công suất (peak power) lên đến 500W. Chất lượng linh kiện cao
cấp, sử dụng quạt làm mát 12 cm. Bộ nguồn trang bị một đường PCI-Express
6 pin dành cho VGA, thoải mái hỗ trợ các VGA 1 nguồn phụ.
Vỏ case: Cougar Spike – 650.000 VNĐ
Đã lên tới case game tầm tiền này, tôi nghĩ vỏ case ngon mắt một chút là
điều khá cần thiết. Tuy nhiên cũng không nên dồn nhiều tiền cho nó vì
cấu hình của chúng ta hiệu năng cũng chưa phải khủng lắm. Cougar Spike
tỏ ra khá phù hợp với 2 tiêu chí trên. Đây là thùng máy được đánh giá
tốt cả về hình thức, chất liệu, lưu thông khí lẫn khả năng hỗ trợ phần
cứng (tất nhiên chỉ trong tầm giá rẻ). Cougar Spike cho phép cắm cả các
VGA cao cấp dài ngoằng, nhưng có hạn chế là chỉ hỗ trợ bo mạch chủ kích
thước micro – ATX.
GenK hoan nghênh ý kiến đóng góp và phản bác tại box tư vấn GenK về cấu hình của các bạn độc giả, giúp cho chuyên mục được hoàn thiện hơn. Chú ý: mail tuvangenk@genk.vn đã được thay thế bằng box tư vấn trên
diễn đàn nên bạn đọc có nhu cầu vui lòng vào thẳng diễn đàn để được giải
đáp.
Bắt đầu từ hồi đầu năm nay, Google đã không còn chính thức sử dụng giao thức Exchange Active Sync để đồng bộ các tài khoản Gmail miễn phí, điều đó khiến cho anh em dùng Windows Phone chúng ta gặp khó khăn khi muốn push
mail trên hệ điều hành này. Push mail là việc đẩy email từ máy chủ
Google xuống điện thoại của chúng ta gần như ngay tức thì khi thư vừa
được nhận, không phải là kiểm tra định kì vài chục phút một lần hay
check mail thủ công. Nhiều người sử dụng push mail để kịp thời trả lời
thư và ghi nhận thông tin một cách nhanh chóng nên việc thiếu đi tính
năng này khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. May mắn là chúng ta vẫn còn 2
cách giải quyết chuyện này.
Cách 1: Đi đường vòng bằng thiết lập nâng cao
Để sử dụng phương pháp này, nếu anh em đang có tài khoản Gmail nào trong máy Windows Phone được thêm theo kiểu chọn loại tài khoản Google thì anh em hãy gỡ chúng ra khỏi máy. Cách làm đó là vào Cài đặt > email + tài khoản > nhấn giữ vào địa chỉ Gmail đó > xóa.
Sau khi đã gỡ sạch sẽ các tài khoản Gmail hiện có, danh bạ và lịch của
bạn nếu có đồng bộ từ Google xuống máy Windows Phone cũng sẽ biến mất.
Đừng lo lắng, chúng ta sẽ thêm lại sau. Bây giờ thì tiếp tục nhấn vào
nút "thêm tài khoản" (cũng trong giao diện Cài đặt > email + tài
khoản). Kéo xuống dưới cùng của màn hình, chọn "thiết lập nâng cao".
Ở trong giao diện mới, bạn nhập địa chỉ Gmail của mình vào ô "địa chỉ email". Lưu ý là phải nhập đủ đuôi @Gmail.com
(hoặc đuôi @tên_công_ty.tên_miền nếu cơ quan bạn xài Google Apps), nếu
không thì máy sẽ báo lỗi đó. Nhập tiếp password vào ô "mật khẩu" rồi
nhấn nút "Tiếp theo" ở cạnh dưới màn hình.
Trong màn hình kế tiếp, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chọn loại tài khoản, hãy chọn vào dòng "Exchange ActiveSync".
Một giao diện mới sẽ hiện ra, ở ô "tên người dùng" thì bạn điền lại địa chỉ email đầy đủ (có @Gmail.com), ô "tên miền" để trống, ô "Máy chủ" nhập vào chữ m.google.com. Kéo
xuống bên dưới một tí, bạn có thể thiết lập tên cho tài khoản của mình
để dễ nhận biết, mục "Tải nội dung mới xuống" thì chọn ngay lập tức. Mục
Nội dung sẽ đồng bộ thì chọn những gì bạn cần. Hoàn tất đâu đó thì chạm
vào nút "đăng nhập". Chờ máy đồng bộ xong là ổn. Lúc này biểu tượng
đứng trước tài khoản email của bạn sẽ có chữ "o".
Cách 2: Forward email từ Gmail qua hộp thư Outlook.com
Cách thứ 1 là chúng ta "lách luật" và đi đường vòng, không thể biết chắc
rằng trong tương lai Google có chặn hay không, theo thông tin thì sau ngày 31/12/2013 thì sẽ chấm dứt.
Còn cách thứ 2 thì chúng ta xài đường "chính quy" bằng cách tận dụng
khả năng push mail của Outlook.com (Outlook.com là dịch vụ của Microsoft mà, thế nên họ hỗ trợ đầy đủ lắm, kể cả push mail).
Ý tưởng sẽ là thế này: khi có email gửi tới tài khoản
Google của bạn, chúng ta sẽ yêu cầu Google chuyển tiếp bức thư đó qua
tài khoản Outlook. Outlook vừa nhận được thì push ngay xuống máy Windows
Phone của chúng ta luôn. Song song đó, trên điện thoại vẫn đăng nhập
tài khoản Gmail để lỡ bạn có cần email lại bằng Gmail thì cũng được, và
cũng để đồng bộ danh bạ cũng như lịch nữa.
Các bước thực hiện như sau:
1. Trước hết bạn truy cập vào tài khoản Gmail của mình trên nền web (www.gmail.com). Nhìn qua góc trên bên phải sẽ có nút hình bánh răng, nhấn vào, chọn "Settings".
2. Chọn tiếp thẻ "Forwarding and POP/IMAP", nhấn nút "Add a forwarding
addrees". Nhập địa chỉ email Outlook.com của bạn vào đây (nó cũng chính
là tài khoản Microsoft mà bạn xài để đăng nhập vô máy Windows Phone,
hoặc Hotmail hay Live Mail nếu trước đây bạn có xài). Nhấn tiếp nút
"Next" và "Proceed".
3. Truy cập vào trang web Outlook.com, bạn sẽ thấy Google mới gửi cho
bạn một email chứa mã xác nhận. Trong thư sẽ có một đường link, nhấn vào
đó để kích hoạt việc chuyển tiếp.
4. Khi bạn thấy một thông báo như bên dưới là đã xong rồi đấy. Giờ bạn
hãy thử gửi email đến tài khoản Google của mình đi, bạn sẽ thấy Outlook
push nó ngay xuống máy Windows Phone của bạn.
5. Nếu thích, bạn cũng có thể đăng nhập thêm tài khoản Google lên máy
Windows Phone để gửi thư bằng địa chỉ này, nhưng nhược điểm đó là bạn sẽ
bị trùng email (một thư từ Google, thêm một thư nữa do Google chuyển
tiếp qua Outlook.com). Nếu cảm thấy khó chịu vì chuyện này, bạn hãy truy
cập lại vào Gmail.com, cũng vào thẻ Forwarding and POP/IMAP như khi
nãy. Ngay dòng "Forward a copy to...", bạn có thể chọn một số thao tác:
Sau khi forward thì giữ email lại Inbox của Gmail
Sau khi forward thì đánh dấu email bên Gmail là đã đọc
Sau khi forward thì chuyển email bên Gmail vào hộp thư lưu trữ
Sau khi forware thì xóa email bên Gmail
Tùy nhu cầu của bạn mà bạn có thể chọn một trong 4 tùy chọn trên nhé.
Một trong những điểm mạnh của Windows Phone đó là bộ ứng dụng Office Mobile được tích hợp sẵn. So với các nền tảng khác, anh em xài Windows Phone có được một bộ công cụ văn phòng rất tốt, miễn phí mà lại do chính Microsoft
phát triển nên chúng ta có thể yên tâm về tính tương thích của tài
liệu, dù là đọc trên máy tính hay điện thoại. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn
anh em những bước cơ bản
để sử dụng và khai thác hiệu quả bộ Office trong Windows Phone 8, ngoài
ra cũng xin chia sẽ thêm với các bạn một số thủ thuật để việc xem và
biên tập tài liệu Word, Excel, PowerPoint được dễ dàng hơn.
Trước khi bắt đầu, xin bạn chú ý rằng Office Mobile chỉ là một bản giản
lược của Office 2013 mà các bạn dùng trên máy tính. Nó chỉ có những tính
năng rất cơ bản, thậm chí còn không tạo mới được tập tin PowerPoint
(chỉ có thể mở và chỉnh sửa) bởi mục đích chính của Office Mobile là xem
và chỉnh sửa nhẹ. Nếu bạn muốn soạn thảo một tập tin mới hoàn toàn với
nhiều nội dung phức tạp thì mình khuyên bạn nên lên máy tính làm bởi
trên điện thoại vừa mất thời gian lại vừa mất công. Ngược lại, khi cần
xem lại một bài thuyết trình trước khi lên sân khấu, xem tài liệu của
thư kí gửi để duyệt, tính toán nhẹ bằng bảng tính thì Office Mobile là
phần mềm tuyệt vời.
Dành cho những ai chưa có thời gian đọc trên web: Bạn có thể tải về nội
dung của bài viết này dưới dạng Word hoặc PDF để từ từ xem lại trên máy
tính hoặc điện thoại lúc rãnh rỗi.
Trên Windows Phone 8, cả ba ứng dụng để biên tập bảng tính, văn bảng và
tập tin thuyết trình được tích hợp chung trong ứng Office. Mặc định thì
một ô vuông Office đã được đính sẵn ra màn hình khóa cho bạn, nếu không
bạn có thể tìm biểu tượng
trong danh sách ứng dụng của mình. Khi chạy lên thì bạn sẽ thấy một thứ
mà Microsoft gọi là Office Hub, tạm dịch là một "trạm trung chuyển".
Tại đây bạn sẽ thấy có hai trang:
Gần đây (Recents): hiển thị những tài liệu bạn mới vừa mở.
Các tài liệu sẽ được xếp theo thứ tự thời gian, chẳng hạn như file nào
mới mở hôm qua thì sẽ nằm trên đầu, file nào mở tuần trước thì bị đẩy
xuống dưới.
Địa điểm (Places): truy cập vào tài liệu của bạn trên điện
thoại, trong tập tin đính kèm với email, trong tài khoản SkyDrive hoặc
trong Office 365 (nếu bạn có đăng kí gói dịch vụ này).
Để tạo một tài liệu mới, bạn hãy nhấn vào phím dấu + ở cạnh dưới
màn hình. Còn nút hình kính lúp bên cạnh dùng cho mục đích tìm kiếm.
Mở tập tin bằng Office Mobile và tương tác với file
Có rất nhiều cách để chúng ta mở một file Office bằng Office Mobile, chẳng hạn như:
Mở trang "Gần đây" như đã nói ở trên, hoặc sử dụng trang "Địa điểm" để mở tập tin ở vị trí tương ứng.
Với những email có tập tin đính kèm, bạn có thể chạm vào tập tin đó
để tải về máy, sau đó tiếp tục nhấn thêm một lần nữa vào tên tập tin
(cũng vẫn còn trong giao diện của ứng dụng Mail) là Office Mobile sẽ tự
khởi chạy. Lúc này, bạn có thể nhấn vào phím menu (ba dấu chấm nằm ở bìa
bên phải màn hình) và chọn "Lưu dưới dạng..." để save tập tin vào máy.
Trong những ứng dụng khác, ví dụ như SkyDrive, bạn cũng thực hiện tương tự như với ứng dụng Mail.
Trong trình duyệt, khi bạn thấy đường dẫn đến một tập tin Office, hãy nhấn vào đó. Office Mobile cũng sẽ tự chạy lên.
Trong lúc đang chỉnh sửa một tập tin tài liệu bất kì, bạn sẽ thấy nút ba
dấu chấm (menu). Nhấn vào đây thì bạn sẽ có các tùy chọn để lưu file
(Save), lưu thành một file khác (Save As), chia sẻ (Share) hoặc mở vị
trí (mở folder chứa tập tin đó).
Những định dạng tập tin được hỗ trợ
Các thao tác với tài liệu văn bản
Sau khi nhấn nút dấu + ở giao diện chính, bạn sẽ được hỏi về việc tạo
mới tài liệu. Ở đây bạn có thể chọn tạo file Word hoặc một loạt các mẫu
có sẵn bên dưới. Trong trang trắng hiện ra, bạn chỉ việc bắt đầu gõ chữ
mà thôi.
Trong trường hợp bạn có mở một file nào đó có sẵn, bạn sẽ phải nhấn vào
biểu tượng có hình cây bút chì ở cạnh dưới màn hình. Sau đó, bạn cũng
chỉ cần chạm tay vào vị trí cần biên tập là bàn phím đã xuất hiện ngay.
Hãy nhìn xuống cạnh dưới màn hình, chúng ta có một loạt nút, theo thứ tự từ trái sang phải bao gồm:
: Nút này cho phép bạn xem qua dàn ý của tài liệu được tự động tạo dựa theo cách xuống dòng của bạn. :
Chèn hoặc xem bình luận ở một đoạn văn bản nào đó. Để chèn comment thì
trước hết bạn phải chọn lấy một đoạn văn bản rồi mới nhất nút này được.
Còn để xem thì dễ hơn, chỉ việc tìm các đoạn văn được đánh dấu màu nổi
bật rồi nhấn vào chúng là xong :
Biểu tượng này thì cho phép bạn tìm một hoặc nhiều chữ nào đó trong tài
liệu đang mở. Bạn chỉ việc gõ từ cần tìm rồi nhấn phím Enter trên bàn
phím. :
Định dạng văn bản, có lẽ đây là thứ mà anh em quan tâm nhất. Trong này
bạn có thể tăng giảm kích cỡ font chữ, in đậm, in nghiêng, gạch dưới,
gạch bỏ, tô màu nên cho văn bản, chọn màu chữ. Tất cả đều có icon rất
trực quan, bạn chỉ việc chọn đoạn văn bản cần định dạng rồi chỉnh sửa mà
thôi.
Các thao tác với bảng tính Excel
Cách tạo mới và mở bảng tính sẵn có thì tương tự như bên Word, do đó
mình chỉ tập trung nói đến các thành phần riêng của Excel mà thôi. Để
bắt đầu biên tập ô (cell) nào, chúng ta chỉ việc chạm vào ô đó rồi gõ
lên hộp thoại ở cạnh trên màn hình.
Tương tự như khi dùng Excel bên máy tính, để nhập công thức thì chúng ta
cũng bắt đầu bằng dấu "=", sau đó là tên hàm, hoặc nhấn nút
rồi nhập. Excel Mobile sẽ trợ giúp chúng ta bằng cách hiển thị công
dụng của hàm (có cả tiếng Việt) cho chúng ta luôn. Ngoài việc nhập thủ
công nếu bạn thuộc cách sử dụng hàm, bạn cũng có thể chạm vào phần trợ
giúp này thì cấu trúc hàm sẽ xuất hiện. Khi đó, bạn chỉ việc thay thế
từng vị trí với giá trị mong muốn mà thôi.
Nhìn xuống cạnh dưới là một số nút cơ bản của chúng ta: : Mở các worksheet khác nhau của tập tin Excel : Giống tính năng autosum trên máy tính, Excel Mobile sẽ tính tổng, giá trị trung bình, cao nhất, thấp và đếm số ô. : Tìm kiếm mội văn bản hay con số nào đó. :
Tính năng sort để sắp xếp lại nội dung trong cột. Excel Mobile sẽ hỏi
bạn muốn xếp theo cột nào và thứ tự là tăng dần hay giảm dần. Nếu nhấn
vào nút "tùy chọn khác" thì bạn có thể thiết lập thêm các cột để sort
nữa.
:
Nút menu, nhấn vào đây bạn sẽ thấy có thêm một số tùy chọn khác như áp
dụng bộ lọc (filter), định dạng văn bản (phần này giống word, chọn màu,
kiểu chữ, kích thước chữ, định dạng nội dung cho ô).
Để thêm biểu đồ, đầu tiên bạn phải chọn một loạt giá trị
trước đã. Cách chọn nhiều ô giá trị thì xem ở phần thủ thuật ngay bên
trên nhé. Sau khi chọn xong, nhấn vào biểu tượng biểu đồ ở cạnh dưới màn
hình. Chọn tiếp loại biểu đồ mà bạn mong muốn. Biểu đồ này sẽ xuất hiện
dưới dạng một worksheet riêng.
Thao tác với tập tin thuyết trình
Như đã nói ở trên, Office Mobile trên Windows Phone 8 không cho phép
chúng ta tạo mới tập tin PowerPoint, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể mở
những tập tin sẵn có ra và edit cũng như phát lại một cách bình thường.
Bạn có thể mở nó từ mail hay SkyDrive hoặc từ bộ nhớ máy là slide sẽ
hiện ra ngay. Lúc này bạn có thể trượt ngón tay sang trái hoặc sang phải
để chuyển giữa các slide với nhau. Nếu trong slide có hiệu ứng được
tích hợp thì app cũng sẽ trình diễn cho bạn xem.
PowerPoint Mobile tương đối đơn giản hơn hai ứng kia. Bạn có thể thấy ở cạnh dưới màn hình có hai nút mà thôi:
: Chuyển giữa hai chế độ xem một slide hoặc nhiều slide cùng lúc. :
Biên tập một đoạn văn bản nào đó trong slide bạn đang xem/đang chọn.
Sau khi nhấn nút này, chạm tiếp vào phần văn bản trong slide mà bạn muốn
chỉnh sửa, nhập liệu xong đâu đó thì nhấn tiếp nút . Khi đã quay trở lại giao diện trước đó thì nhấn để bắt đầu việc trình chiếu.
Nếu bạn muốn thêm ghi chú vào slide (giống cái đoạn chữ nhỏ mà
chúng ta thường chèn vào bên dưới slide khi dùng PowerPoint trên máy
tính), chúng ta chỉ việc chạm vào phần chữ trắng bên dưới slide và nhập
nội dung mà thôi. Không có gì phức tạp.
Pin tài liệu thường dùng ra màn hình chính
Nếu bạn có một số file ngày nào cũng xài, ví dụ như tập tin thu chi cá
nhân chẳng hạn, việc mở file thông qua Office Mobile tốn quá nhiều thời
gian. Thay vào đó, chúng ta có thể "pin" các tập tin này ra màn hình
chính của Windows Phone để chỉ cần chạm một cái duy nhất là file sẽ được
mở ra ngay.
Để làm điều này, trước hết bạn hãy mở Office Mobile ra, duyệt đến tập
tin mà bạn muốn đính ra Start Screen, nhấn giữ vào file, chọn "ghi vào
bắt đầu". Ngay lập tức một tile sẽ được thêm vào. Bạn cũng có thể chỉnh
kích thước và di chuyển tile này y như cách mà chúng ta thao tác với
những ứng dụng khác ngoài màn hình chính vậy.
Trên đây là những bước cơ bản để sử dụng Word, Excel và PowerPoint
trên Windows Phone. Nếu các bạn gặp khó khăn gì thì có thể post lên đây
và anh em sẽ cùng giúp đỡ. Nếu bạn có thủ thuật hay kinh nghiệm gì liên
quan đến Office Mobile thì mình cũng cực kì hoan nghênh anh em chia sẻ
luôn tại topic này nhé. Chúc các bạn làm việc hiệu quả!