Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Tổng hợp phần mềm dẫn đường(điều hướng)cho android.

Dẫn đường là tính năng không thể thiếu cho chiếc androd của bạn.Tuy nhiên vì một lý do nào đó ,android của bạn không được tiếp cậnvới tiện ích đó.Baì viết này sẽ tổng hợp 2 ứng dụng dẫn đường đáng để dùng nhất cho bạn:



[​IMG]
Gmap:
Ứng dụng nổi tiếng bởi sự hỗ trợ của gã khổng lồ google,tuy nhiên có thể bạn đang nhầm lẫn với định vị,vẽ đường của nó mà quên đi rằng,tính năng dẫn đường(điều hướng)của nó bị vô hiệu hóa ở một số quốc gia(kể cả Việt Nam).
Các cao thủ đã bẻ khóa tính năng này và cho phép nó hoạt động ở tất cả mọi quốc gia.
Tính năng:Dẫn đường dưới các chế độ lớp ,2D,3D ,giao thông,đi bộ,lái xe....
Dẫn đường bằng giọng nói(không hỗ trợ tiếng việt)
Xác định thời gian chuyến đi...
......
Tự động điều chỉnh tuyến nếu bạn đi sai đường..
Hạn chế:Không hỗ trợ dẫn đường bằng giọng nói tiếng việt.

[​IMG]


CÁCH CÀI ĐẶT:
Đối với các máy chưa ROOT và không xoá được Google Maps gốc
Phiên bản changepn nonroot có thể cài song song với Google Maps gốc mà không cần phải uninstall
Link : maps6.5.1-non-root

Phiên bản cũ dành cho các bác sử dụng
Link : maps5.8.0-ownhere-changepn.apk

Đối với máy đã ROOT
1. Xoá Google Maps gốc: dùng Titanium Backup.
Backup ! Google Maps.
Wipe Data và Uninstall hoàn toàn Google Maps.
Cài đặt: ownhere-sign
Cài bình thường, nếu cài gặp lỗi: khởi động lại máy rồi cài đặt, hoặc cài lại Google Maps gốc sau đó vào Manage applications để Uninstall

Maps-6.9.0-mod-signed
Maps-6.8.1-mod-signed

Maps-6.6.0-ownhere-signedGOOGLE MAPS bản gốc (Market): v6.8.1ownhere: Sửa tên file thành Maps.apk sử dụng RootExplorer copy vào thư mục /system/app/ (chỉnh Permitions: rw-r-r), khởi động lại máy.
Hoặc dùng lệnh copy file qua kết nối USB: adb remount adb push /maps6.xx-ownhere.apk /system/app/Maps.apk

Maps-6.9.0-mod-unsigned
Maps-6.6.0-ownhere
3. Phục hồi lại data: chạy Titanium Backup, chọn Google Maps -> Restore Data only
Lưu ý:Map Tile Cache của Google Maps được lưu lại ở thư mục:sdcard/android/data/ com.google.android.apps.maps
Trường hợp bị lỗi đang nhập google:Login Failed
- Trên thanh Status bar xuất hiện 3 thông báo để yêu cầu cho phép đăng nhập, kéo thanh Status bar xuống và chọn allow permission, đóng Maps và chạy lại.
- Nếu không có thông báo hiện trên Status bar:
1. Cài đặt phiên bản Maps gốc trên market, hoặc dùng file apk ở trên
2. Sign in và join latititude
3. Sử dụng chương trình titanium: Back up maps (app and data)
Wipe data, uninstall maps
Cài đặt resign version. KHÔNG ĐƯỢC CHẠY GOOGLE MAPS mà phải reboot ngay sau khi cài xong.
6. Sau khi reboot, vào titanium và chọn restore DATA only.

Google Maps v6.11.1 Mod : Download (đổi tên thành Maps.apk copy vào system/app * permissions : rw-r-r)

- Google Maps v6.11.1 Mod Signed: Download





Sygic gps navigition:
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]





Là phần mềm dẫn đường tuyệt vời ,bạn không thể tưởng tượng được sự đầu tư công phu mà nó mang lại.
-Hỗ trợ bản đồ offline và âm thanh dẫn đường của hơn 90 quốc gia bản địa(kể cả vn).
-Giao diện thân thiện,nhiều tùy chọn.
-Bản đồ Vn khá chi tiết(mình test thì nó hiện cả thôn,mình ở quê).
-Hỗ trợ giọng điều hướng tiếng việt(giọng cô nào nghe phê phết).
Phần mềm vietmap gọi sygic này bằng cụ.

Đây là mới nhất 11.2.6 trên market android đã ***** Link apk: http://www.mediafire.com/?tg1q5bc4nn1lkys




Cách cài:
* Cách 1: Tải trực tiếp từ mobile ( Rất mất thời gian vì phải tải về hơn 500MB )

Sau khi tải và cài đặt xong phần mềm Sygic -> Khởi động phần mềm -> Sygic yêu cầu bạn download dữ liệu về máy (bạn nên sử dụng Wifi để tải bản đồ Việt Nam, dung lượng cần tải khoảng 500MB). Để tải bản đồ Việt Nam -> Chọn Asia -> Di chuyển xuống dưới và chọn Vietnam (hoặc các nước khác)
Sau khi download xong -> Khởi động Sygic -> Chọn Giao Diện và Giọng Nói hướng dẫn là Tiếng Việt, bạn làm theo các bước sau:
Từ phần mềm Sygic -> chọn Menu -> chọn Setting -> chọn Regional -> trong Language: chọn Tiếng Việt -> trong Voice/Giọng nói: Chọn Việt (Hoài)

* Cách 2: Tải Bass file + bản đồ các nước trên thế giới trực tiếp = PC map downloader ( nhanh hơn :) )
Rất dễ sử dụng chỉ cần làm theo trong đó chọn icon android Chọn Bassfile đầu tiên luôn nhé -> Chọn tiếp Asia -> Di chuyển xuống dưới và chọn Vietnam (hoặc các nước khác)
Sau đó chép nguyên thư mục Aura vào sdcard/Aura là ok

Link: PC map downloader: http://www.mediafire.com/?bfa7j2q10ncicyz
Yêu cầu chạy PC map downloader phải có Net framework 4.0 nhé

* Cách 3: Link down mediafire bass file + maps Việt Nam

Link: http://www.mediafire.com/?051i64z6y74s3
Pass: vanquyenhp

Nguồn: http://kenhmobile.net

https://gocmobile.net/threads/254074/

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

ĐÁNH GIÁ ECS LIVA – MINI PC GỌN NHẸ VỚI TRÒ DIY THÚ VỊ


Cách đây khoảng nửa năm, ECS đã chính thức tung ra chiếc mini PC đầu tiên của mình với tên gọi LIVA. ECS LIVA ra đời với hi vọng hồi sinh cho thị trường nettop với những hệ thống siêu gọn nhẹ, sức mạnh đủ dùng với các công việc văn phòng thông thường và tiết kiệm năng lượng. Thị trường netbook và nettop từng bị tẩy chay vì sức mạnh vi xử lý không đủ đảm đương công việc, nhưng đó là ở quá khứ. Hiện tại, bằng sự xuất hiện của các SoC do Intel cung cấp dựa trên nhân Silvermont Atom (nền tảng Bay Trail-M) cùng với mẫu NUC đình đám, các nhà sản xuất khác dần quay trở lại với nettop mà cụ thể ở đây là ECS với LIVA.





ECS LIVA mini PC kit được đóng gói trong hộp giấy cứng nhỏ nhỏ xinh xinh với tông màu trắng cam. Hộp được làm khá chắc tay, đủ nhỏ để cầm trong 1 tay và không hề nặng.



Thông tin cơ bản về cấu hình của LIVA gồm có vi xử lý Intel SoC Bay Trail-M, bộ nhớ trong 2GB DDR3L, LAN Gigabit, USB 3.0, USB 2.0, HDMI, D-Sub, jack 3.5mm, khe cắm M.2 hỗ trợ card WiFi và Bluetooth combo, dung lượng lưu trữ tùy chọn 32GB hoặc 64GB. LIVA hỗ trợ duy nhất 1 hệ điều hành là Windows 8.1, cần được cấp nguồn DC 5V dòng 3A với adapter hỗ trợ dải điện thế rộng AC 100-240V. Kích thước của LIVA là 118 x 70 x 56mm.



Một số chứng nhận tiêu chuẩn mà LIVA đạt được, ngoài ra trong xu thế bảo vệ môi trường, vỏ hộp của LIVA cũng được làm từ chất liệu xanh với mực in từ đậu nành.



LIVA – tên gọi của bộ mini PC do ECS cung cấp – mang ý nghĩa “Living A Better Life!” (Tận hưởng cuộc sống tốt hơn). Cái tên LIVA là sự kết hợp giữa “Living” và “Viva” (Life trong tiếng Tây Ban Nha).



Phụ kiện đi kèm trong hộp LIVA mini PC kit gồm có hướng dẫn sử dụng, đĩa driver, nắp trên, nắp dưới, antenna, card WiFi Bluetooth combo. Mình thật sự không hiểu ECS tặng kèm dĩa driver để làm gì vì đằng nào thì LIVA cũng không thể gắn ổ đĩa quang được.



Adapter nguồn của LIVA sử dụng đầu cắm micro USB. Đây là một điểm cộng cho LIVA vì trong trường hợp có hư hỏng xảy ra, người dùng chỉ cần tìm 1 adapter khác có nguồn ra 3A tương ứng và ngõ ra USB là có thể thay thế dễ dàng. Mình cũng đã thử LIVA với 1 adapter cấp nguồn 5V @ 2.1A thì máy có thể khởi động vào BIOS được nhưng không thể chạy nổi Windows, đó là chưa cắm bàn phím và chuột. Do đó nguồn cấp cho LIVA khi thay thế cần đạt được mức tương ứng với adapter 5V @ 3A đi kèm.



ECS LIVA mini PC kit không phải là 1 hệ thống hoàn chỉnh, chính xác hơn thì nó có đủ các linh kiện cần thiết để cấu thành hệ thống có thể hoạt động được, nhưng phần việc lắp ráp là của người dùng. Bạn được cung cấp tất cả: bo mạch, card WiFi, bộ khung máy, antenna, riêng phần DIY thì phải tự bỏ công ra mà làm. Phần DIY cũng là phần mình đánh giá cao ở LIVA, nó làm cho việc sử dụng sản phẩm công nghệ trở nên bớt nhàm chán hơn, dù rằng nhà sản xuất đã làm hết đến khoảng 95% công việc, nhưng 5% còn lại cũng rất thú vị. Chỉ là bộ kit nên đây cũng là thành phần quan trọng nhất của LIVA – bo mạch chính.



Bo mạch LIVA nhỏ gọn, kích thước thì nhỏ hơn kích thước hoàn chỉnh của chiếc LIVA một tí. ECS sử dụng PCB đen với số lượng linh kiện rất nhiều, chi chít và chen chúc nhau trên bo mạch này. Mặt trên bo mạch, phần SoC, 2 chip RAM và chip nhớ eMMC được tản nhiệt chung bằng khối tản nhiệt nhôm lớn, màu cam, cố định bằng 2 ốc lò xo rất chắc chắn.



Mặt dưới PCB cũng dày đặc linh kiện, có sự xuất hiện của pin CMOS, thêm 2 chip RAM khác, khu vực nguồn và khe cắm M.2 dành riêng cho card WiFi Bluetooth đi kèm. Tổng thể bo mạch tỏ ra rất cứng cáp và chắc chắn, một phần vì kích thước nhỏ gọn, một phần vì số lượng linh kiện thành phần rất nhiều khiến cho PCB trở nên nặng hơn so với kích thước của nó. PCB và các linh kiện được sắp xếp đẹp mắt, mối hàn sạch sẽ, nói chung là chất lượng gia công tốt. PCB dành cho LIVA có tên mã là BAT-MINI v1.0.



Các cổng giao tiếp trên PCB này gồm có 1 đầu nguồn micro USB, cổng LAN Gigabit với 2 đèn LED báo tình trạng hoạt động, 1 cổng USB 2.0, 1 cổng USB 3.0, ngõ xuất tín hiệu HDMI và D-Sub.



PCB cũng thiết kế sẵn 1 công tắc nguồn, cạnh bên là đèn LED xanh lá báo tình trạng hoạt động, gần đó là ngõ 3.5mm dành cho âm thanh.



ECS LIVA trang bị bộ nhớ trong DDR3L có dung lượng 2GB, tổng cộng gồm 4 chip nhớ 4Gb hàn chết trên bo mạch chính. Bạn không thể nâng cấp hay thay thế phần bộ nhớ trong này, nhưng thiết kế của LIVA cũng dễ hiểu khi cần đạt đến kích thước gọn nhẹ như thế thì việc trang bị khe cắm DDR3L rời sẽ rất tốn diện tích. Chip nhớ điện thế thấp được sử dụng do SK hynix cung cấp, mã H5TC4G63AFR.



Phiên bản LIVA mình thử nghiệm có dung lượng lưu trữ eMMC là 64GB. Phần eMMC này do SanDisk cung cấp, mã SDIN8DE4-64G. Chất lượng các sản phẩm lưu trữ flash của SanDisk đã được chứng nhận qua thời gian dài nên thiết nghĩ không có gì phải lo lắng ở phần lưu trữ trên LIVA cả.



Quá trình DIY lắp ráp LIVA cho hoàn chỉnh khá thú vị, ít nhất thì nó không khó, đơn giản nhưng lại là một món ăn tinh thần, thư giãn trong thời đại mà hầu như sản phẩm nào cũng được hoàn thiện sẵn. Việc lắp ráp cho LIVA còn hơi đáng tiếc ở chỗ phải dùng tool 1 lần duy nhất khi lắp card WiFi Bluetooth combo vào PCB, nếu như vị trí này thiết kế ngàm gài sẽ tốt và hoàn hảo hơn nhiều.



ECS cung cấp kèm theo LIVA 2 antenna cho card WiFi dưới dạng PCB mỏng, 1 mặt có sẵn keo 2 mặt, người dùng chỉ cần bóc lớp bảo vệ và dán vào 2 vị trí có sẵn trong nửa phần khung trên của LIVA, tương tự như hình hoặc nhìn trong hướng dẫn đi kèm.



Sau khi hoàn thành phần antenna, tiếp tục lắp PCB chính (đã lắp sẵn card WiFi) vào phần khung nhựa. Cho phần cổng D-Sub vào trước rồi ấn nhẹ PCB ăn vào các khớp có sẵn là xong. Tiếp đến là gắn antenna vào card WiFi, chú ý dây ngắn (màu trắng) ở đầu cắm bên trái (gần ốc cố định), dây đen ở phần còn lại.



Hoàn thiện, lắp nốt nửa phần khung dưới vào, ấn nhẹ cho ăn khớp, hoàn toàn sử dụng các ngàm nhựa thay cho ốc vít lằng nhằng, rất thân thiện và dễ dàng lắp ráp. Như đã nói, nếu như phần card WiFi cũng được cố định bằng ngàm thì LIVA mini PC kit sẽ là một bộ kit tool-less hoàn chỉnh.



Chiếc hộp LIVA có 6 mặt thì trừ mặt tiền và mặt cổng kết nối, các mặt còn lại đều được thiết kế với các khe tản nhiệt, giúp hệ thống làm mát thụ động khá tốt. Thật sự ra thì với cấu hình dựa trên nền tảng Bay Trail-M tiết kiệm năng lượng, các thành phần linh kiện cũng không tỏa nhiệt quá nhiều kể cả khi hoạt động trong thời gian dài, do đó việc tản nhiệt bằng quạt cho LIVA là không cần thiết. ECS LIVA vẫn có thể hoạt động tốt trong môi trường thông thường, êm ái, mát mẻ, gọn nhẹ, ít tốn điện.



Với cấu hình sử dụng SoC Intel Celeron N2807, 2 nhân, 2 luồng, xung 1.58GHz (Turbo 2.16GHz), 1MB L2 cache, bộ nhớ trong 2GB DDR3L, đồ họa Intel HD Graphics với xung 313MHz (Turbo 750MHz) và dung lượng lưu trữ 64GB eMMC, ECS LIVA hoạt động tốt trên nền hệ điều hành Windows 8.1 mới nhất. Ban đầu khi chưa cài đặt đủ các driver cần thiết, LIVA hoạt động còn hơi lag như sau khi hoàn thành sẽ mượt mà hẳn. Cấu hình LIVA đủ sức đáp ứng các nhu cầu văn phòng thông thường, giải trí với phim nhạc, web game, hay cắm torrent cũng tốt nhưng phải giải quyết được vấn đề lưu trữ ngoài.



ECS LIVA chỉ trang bị 2 cổng USB, cổng USB 3.0 và 1 cổng USB 2.0 nên còn khá thiếu thốn. Lời khuyên khi sử dụng LIVA là nên trang bị bộ bàn phím chuột không dây để có dư ra cổng USB 3.0 cho kết nối các thiết bị ngoại vi, lưu trữ ngoài khác. Máy có kết nối LAN Gigabit nên việc sử dụng chung với các giải pháp lưu trữ mạng là rất ổn. LIVA không bố trí nút reset nên bạn chỉ có thể thực hiện lệnh reset từ hệ điều hành. Ngoài ra nút Power trên khung máy chưa thực sự đều vì ấn chỉ ăn và nhẹ khi ấn ở nửa bên gần đèn LED nguồn.



Nhìn chung ECS LIVA là một chiếc nettop ổn trong tầm giá hiện tại khoảng 150 USD (tham khảo Amazon). LIVA có 2 chọn lựa màu sắc gồm đen và trắng cũng như 2 chọn lựa dung lượng lưu trữ là 32GB và 64GB cho người dùng. Điểm mạnh của LIVA nằm ở thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng, đủ dùng cho văn phòng và các tác vụ thông thường, đặc biệt hơn là phần tự lắp ráp rất thú vị. LIVA vẫn còn hạn chế ở khả năng hỗ trợ hệ điều hành (chỉ Windows 8.1 và không đi kèm sẵn) và quá ít cổng USB cho các thiết bị ngoại vi khác.

vozExpress

 

http://voz.vn/2015/01/21/danh-gia-ecs-liva-%E2%80%93-mini-pc-gon-nhe-voi-tro-diy-thu-vi/#more-341219 

SÁU CÁCH KHẮC PHỤC VNPT CHẶN BLOGGER, WORDPRESS, FACEBOOK

Tháng 1 năm 2015, một số người dùng mạng VNPT (của nhà nước) không thể kết nối được với các hệ thống web đi quốc tế như Blogger, Facebook, Wordpress... kể các trang dùng tên miền riêng, hay tên miền có sẵn do hệ thống cung cấp. Điều này đã gây không ít phiền toái cho người sử dụng Internet.

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook


A: LÝ DO VNPT CHẶN INTERNET

VNPT không chặn luôn hệ thống Blogger.com , Wordpress.com, hay Facebook.com mà chỉ chặn Subdomain dạng abc.blogspot.com và abc.wordpress.com. Do vậy người dùng có thể không bị chặn hẳn mà  truy cập chập chờn lúc được, lúc không.

Nguyên nhân về việc VNPT chặn các hệ thống Blogger hay Wordpress là do nhiều Website trong các hệ thống này chứa nhiều thông tin có nội dung xấu như phim ảnh đồi trụy, nội dung chính trị, phản động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam...

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook

Một lý do khác có thể là do Sử dụng đường truyền quốc tế nhiều mà chưa thu được lại lợi nhuận do giá thành cao hơn đường truyền trong nước nên nhà mạng tạm khóa IP để ko bị thua lỗ.

Tuy nhiên, việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người sử dùng chân chính để kinh doanh, chia sẻ tin tức...

B: CÁCH KHẮC PHỤC

Để khắc phục bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau

1: Đổi URL truy cập
Đổi http thành https, ví dụ trước đây bạn truy cập là http://abc.blogspot.com thì giờ đổi thành https://abc.blogspot.com .Đây có lẽ là cách dễ nhất để bạn có thể truy cập vào những trang web bị chặn. Tuy điều này không hoạt động tốt mọi lúc nhưng đây vẫn một cách hay và nhanh nhất bạn nên thử. Chỉ cần thay địa chỉ của trang web bị chặn từ

2: Đổi mã DNS
Các bạn chọn start trên thanh Tab3. Nhấn start -> Contro Panel -> Network Connections -> Local Area Connections-> Properties-> Internet Protocol (TCP/IP).
Tại đây thay 8.8.8.8 vào dòng Preferred DNS server Và 8.8.4.4 vào dòng Alternate DNS server C.
Nếu không được thử đổi là 4.2.2.3 trên 4.2.2.4 Nhấn Ok để lưu lại.

3: Sử dụng các trang mạng vượt tường lửa
Cách này đơn giản và hiệu quả nhưng hơi chậm có thể sử dụng các trang mạng cho phép vượt tường lửa. Vào các trang sau và gõ địa chỉ cần đến là được
proxyweb.com.es
hidemyass.com
german-proxy
101speed.info
Browser 24
Fast Accesses
Privacy 24
Fast Webview
0006 Site
Surf Wired

4: Dùng phần mềm Hotspot Shield
Hotspot Shield là một chương trình VPN client miễn phí. Nó kết nối máy tính chúng ta với một mạng riêng ảo và các dữ liệu được mã hóa để bảo đảm vấn đề bảo mật. Máy tính sẽ dùng 1 IP của US để kết nối vào mạng với tốc độ không hề thay đổi như không dùng Hotspot Shield. Nếu dùng bản free bạn phải đối mặt với một ít quảng cáo. Bạn lên mạng serch từ khóa Hotspot Shield download phần mềm về cài đặt và dùng.

5: Thay đổi cách duyệt Web
Sử dụng trình duyệt Cốc Cốc, hay Dcom 3g không phải của VNPT để vào mạng

6: Đổi sang dùng mạng FPT hihi

Hi vọng với một số hướng dẫn trên có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục việc nhà mạng VNPT chặn truy cập để tiếp tục công việc của mình.



MUA MÁY ẢNH NÀO VỚI KHOẢN NGÂN SÁCH 5 - 10 TRIỆU?

Có rất nhiều bạn bắt đầu thích chụp ảnh chuẩn bị mua cho mình một chiếc máy, với khoản ngân sách có được từ 5 - 10 triệu, hỏi là có thể mua được chiếc máy ảnh nào vào thời điểm hiện tại? Có rất nhiều lựa chọn, từ dòng máy, thương hiệu đến thông số kỹ thuật và giá cả. Mình thử đề nghị một số lựa chọn theo sự nắm bắt thị trường hiện tại. Anh em có thể bổ sung cho các bạn mới thêm chọn lựa có thể đầy đủ hơn.

10943671_857809920949106_4752569402081686780_n.

Máy ảnh hiện nay là một thế giới đa dạng với đủ chủng loại, kiểu mẫu, kích thước, tính năng và cả giá cả. Thật sự trước đây, người ta phân biệt các thợ chụp ảnh chuyên nghiệp và một số tay máy nghiệp dư thì sử dụng máy ảnh số cỡ lớn và đắt tiền thuộc loại DSLR (digital single lens reflex camera - máy ảnh số một ống kính ngắm qua gương phản chiếu); loại máy ảnh nhỏ gọn gia đình du lịch là cái máy bỏ túi (compact camera) rất nhỏ và lớp người khác thì sử dụng loại máy ảnh số bán chuyên (bridge digital camera) là loại lưng chừng để điền vào chỗ trống giữa DSLR và dòng máy du lịch; và nay có thêm dòng không gương lật hoán đổi ống kính (CSC) đang rất phát triển. Nay sự phân biệt đó gần như khôn còn, ai cũng có thể mua một chiếc DSLR với nhiều ống kính và phụ kiện nếu thích và hình ảnh chụp từ một chiếc mirroless hay compact thậm chí là điện thoại cũng hấp dẫn nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.


Tinhte.vn- Cac dong may anh-3898.

Một số DSLR + ống kính Kit 18-55mm trong tầm giá 10 triệu trở lại
Sony Alpha A58 - Giá 9 triệu
Chiếc máy được trang bị cảm biến CMOS Exmor APS HD độ phân giải 20.1 MP với bộ xử lý hình ảnh BIONZ mới với công nghệ gương "Translucent Mirror" giúp ánh sáng vào trực tiếp cảm biến, lấy nét và nắm bắt chủ đề chụp nhanh và tốt hơn.
  • Cảm biến ảnh: CMOS Exmor APS HD 20.1 MP, hỗ trợ chống rung
  • Hệ thống lấy nét: Pha (phase detection) 15 điểm (3 điểm cross-type)
  • ISO: 100 - 16.000 (lên đến 25.600 trong chế độ giảm nhiễu đa khung hình)
  • Quay video: Full HD 1920 x 1080 pixel 50i (quét xen kẽ) hoặc 25p
  • Màn hình: 2.7" độ phân giải 460.000 điểm ảnh
  • Kính ngắm OLED độ phủ 100% khung hình
  • Chụp liên tiếp: 8 khung hình / giây
  • Ống kính Kit 18-55 SAM II
Tinhte.vn- Cac dong may anh-3878. Tinhte.vn- Cac dong may anh-3880.
 
Canon EOS 1200D - Giá 8.5 triệu

  • Cảm biến APS-C CMOS 18MP
  • Bộ xử lý ảnh DIGIC4
  • Quay video Full HD 1080p
  • Tốc độ màn trập cao nhất 1/4000s
  • Lấy nét AF 9 điểm
  • Kit EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II
Canon EOS 600D - Giá 10.8 triệu
  • Cảm biến APS-C CMOS 18MP
  • Bộ xử lý ảnh DIGIC4
  • Video Full HD
  • Lấy nét AF 9 điểm
  • Tích hợp Wireless Flash
  • Chụp liên tục 3.7 fps
  • Kit EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II
Tinhte.vn- Cac dong may anh-3889.

Nikon D3200 - Giá 9.1 triệu

Hai chiếc Nikon D3200 và D3300 phù hợp cho các bạn bắt đầu chụp ảnh với ngân sách 10 triệu trở lại tại thời điểm này. Nhu cầu chụp ảnh gia đình, phong cảnh du lịch, sinh hoạt... các nút bấm và thao tác dễ sử dụng với những bạn chưa bao giờ sử dụng máy DSLR.
  • Dòng mày dành cho người bắt đầu chụp ảnh.
  • Cảm biến APS-C 24.2MP
  • Bộ xử lý EXPEED3
  • Quay video Full HD 1080p
  • Tốc độ màn trập cao nhất 1/4000s
  • ISO 100-12800
  • Ống kính Kit AF-S DX NIKKOR 18–55mm f/3.5–5.6G VR II
Nikon D3300 - Giá 10 triệu
  • Giống như D3200, nhưng cảm biến ảnh APS-C 24.2MP loại bỏ filter AA giúp tái tạo ảnh sắc nét và chi tiết tốt hơn. (OLPF)
  • Bộ xử lý ảnh EXPEED 4
  • Tốc độ chụp liên tục 5fps
  • 11 điểm lấy nét AF
  • Quay video Full HD
  • Ống kính Kit AF-S DX NIKKOR 18–55mm f/3.5–5.6G VR II
Tinhte.vn- Cac dong may anh-3883. Tinhte.vn- Cac dong may anh-3884. Tinhte.vn- Cac dong may anh-3886.
Hai chiếc Mirroless (CSC) + ống kính Kit 16-50mm trong tầm giá dưới 10 triệu
Sony Alpha A5000 - Giá 9.3 triệu
  • Cảm biến ảnh Exmor APS HD CMOS 20MP
  • Bộ xử lý ảnh BIONZ X (cùng bộ xử lý ảnh với A7, A7R)
  • Kết nối NFC, Wi-fi
  • Màn hình lật 180 độ
  • Máy gọn nhẹ dễ cầm nắm
  • Kết nối NFC, Wi-fi
Fujifilm X-A1 -Giá 8.7 triệu
  • Cảm biến ảnh APS-C CMOS 16MP
  • Bộ xử lý ảnh Hi-speed EXR II
  • 49 điểm lấy nét AF
  • Có thêm chụp ảnh file RAW
  • Có 8 filter hiệu ứng, trong đó 5 màu giả màu ảnh film
  • Kết nối Wi-fi
Tinhte.vn- Cac dong may anh-3890.

Một số máy ảnh Compact tốt từ 5 - 9 triệu


Có ba chiếc máy compact dạng máy bắc cầu, kiểu dáng "hầm hố" như dáng máy DSLR, đa số là ống kính zoom và siêu zoom.
  • Nikon Coolpix P6000: Cảm biến ảnh 16MP, Zoom 60x, LCD xoay lật đa chiều, giá khoảng 7.9 triệu.
  • Canon SX520HS: zoom 52x, video Full-HD, LCD lật đa chiều, giá 5.5 triệu
  • Canon SX60HS: Cảm biến 16MP, bộ xử lý Digic6, zoom 65x, LCD xoay lật đa chiều, giá: 9.5 triệu.
Tinhte.vn- Cac dong may anh-3893.

Có hai chiếc máy compact dạng nhỏ bỏ túi áo, nhưng chụp ảnh chất lượng.
  • Fujifilm X-Q1: Cảm biến 12MP, giá 9 triệu
  • Sony HX60V: Cảm biến 20MP, giá 7.6 triệu
Tinhte.vn- Cac dong may anh-3896.

Compact cao cấp Canon G16: Cảm biến 12MP, ống kính zoom 5x, bộ xử lý Digic6, kết nối wifi..., giá 7.9 triệu.

Tinhte.vn- Cac dong may anh-3898.

Máy ảnh tất nhiên không chỉ là một dụng cụ khoa học. Nó còn là một thành phần không thể tách rời cuộc sống sinh động của con người. Những bức ảnh đem lại cho chúng ta những hồi ức hiện về, làm cho cuộc sống xa gần thêm phong phú, gần nhau hơn. Và, với một chiếc máy ảnh, ai cũng có thể cầm lên và bấm một cái, tạo ra một hình ảnh có thể nhận dạng được. Nhưng, thật sự để có bức ảnh đẹp và ưng ý, những khoảnh khắc ấn tượng có cảm xúc được lưu lại, việc mua máy ảnh là bước thứ nhất, còn một quá trình học hỏi và thực hành dần dần để có được những bức ảnh có nội dung và người xem thích thú hơn. Chúc các bạn chọn mua được cho mình chiếc máy ưng ý.

Cảm ơn Khánh Long Camera đã hỗ trợ thiết bị để thực hiện bài này.
https://www.tinhte.vn/threads/mua-may-anh-nao-voi-khoan-ngan-sach-5-10-trieu.2420880/

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Hiệu năng PC chỉ dựa trên tốc độ CPU?

Bạn đang muốn sắm cho mình một chiếc máy vi tính mới? Đừng để ý tới xung nhịp của CPU. Đã có thời, "tốc độ CPU" là một cách đo hiệu năng của 2 máy vi tính một cách dễ dàng và chính xác, nhưng điều này đã không còn đúng từ rất lâu rồi. Các mẫu CPU được tung ra gần đây đủ mạnh mẽ để thực hiện các tác vụ đơn giản, do đó bạn sẽ cần xem xét tới các yếu tố khác khi so sánh hiệu năng của máy vi tính. Ví dụ, máy vi tính mà bạn đang cân nhắc có sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD), hay chỉ sử dụng ổ cứng cơ học (HDD)? Ngay cả khi đã có các linh kiện khác tương đồng nhau, so sánh CPU dựa trên xung nhịp cũng là không chính xác.



Vì sao bạn không thể đánh giá hiệu năng chỉ dựa trên xung nhịp vi xử lý?

Tốc độ của CPU, hay nói chính xác hơn là xung nhịp của CPU, thường được đo bằng Hertz, cụ thể hơn là Gigahertz (1GHz tương đương 1.000.000.000 Hertz). Xung nhịp của CPU cho biết số chu kỳ tuần hoàn (clock cycle) mà CPU có thể thực hiện trong một giây với phép tính logic trong mỗi giây. Ví dụ, CPU có xung nhịp 1.8GHz có thể thực hiện 1,8 tỉ phép tính logic (tắt và mở các transitor) trong một giây, hoặc 1,8 tỉ chu kỳ CPU trong mỗi giây.

Lưu ý: Trong cụm từ clock cycle cần hiểu rằng, clock ở đây là một mạch điện tử phát các xung có khoảng cách đều nhau với tốc độ lên tới hàng triệu chu kỳ mỗi giây. Các xung này được dùng để đồng bộ sự di chuyển thông tin qua các kênh truyền thông nội bộ của máy tính.


Suy nghĩ phổ biến hiện nay là CPU nào thực hiện được nhiều phép tính logic trong một giây hơn thì "nhanh" hơn. Điều này là vừa chính xác, vừa không chính xác. Thực tế, khi so sánh 2 mẫu CPU thuộc cùng một dòng vi xử lý, bạn hoàn toàn có thể xem xét xung nhịp của chúng. Ví dụ, bạn đang so sánh 2 mẫu Core i5 cùng thuộc thế hệ Haswell, với sự khác biệt duy nhất nằm ở xung nhịp: một mẫu có xung nhịp 3.4GHz; một mẫu có xung nhịp 2.6GHz. Như vậy, mẫu 3.4GHz sẽ nhanh hơn mẫu 2.6GHz tới 30% khi cùng hoạt động tại công suất tối đa. Ngược lại, bạn không thể so sánh hiệu năng dựa trên tốc độ xung nhịp của Core i5 Haswell và CPU của AMD, CPU ARM trên smartphone/tablet, hoặc thậm chí là cả các thế hệ Core i5 thấp hơn như Ivy Bridge, Sandy Bridge…

Lý do là hết sức đơn giản: Các mẫu CPU mới ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, tức là trong mỗi chu kỳ tính toán logic, chúng sẽ thực hiện được nhiều công việc hơn. Ví dụ, năm 2009 Intel tung ra Core i7-960 với xung nhịp 3.2GHz. Năm 2012, Intel tung ra Core i7-4770 với xung nhịp 3.4Ghz. Vậy, không lẽ trong vòng 4 năm qua vi xử lý của Intel không hề mạnh mẽ hơn chút nào?

Câu trả lời dĩ nhiên là "không, CPU của Intel có gia tăng sức mạnh đáng kể". Qua mỗi thế hệ, các mẫu Core i7 có thể thực hiện được nhiều phần tác vụ hơn trong mỗi xung nhịp. Bạn không chỉ cần xem xét số lượng chu kỳ mà một mẫu vi xử lý có thể thực hiện trong mỗi giây, mà còn cần biết trong mỗi chu kỳ tính toán đó chúng làm được bao nhiêu tác vụ. Ngay cả khi 2 mẫu CPU có hiệu năng tương đồng nhau, bạn nên sử dụng mẫu vi xử lý có xung nhịp thấp hơn và thực hiện được nhiều tác vụ trong mỗi chu kỳ, hơn là sử dụng một mẫu vi xử lý có xung nhịp cao hơn và thực hiện được ít tác vụ trong mỗi chu kỳ. Lý do? Xung nhịp càng thấp thì CPU càng sản sinh ra ít nhiệt. Ngoài ra, các mẫu vi xử lý thế hệ mới cũng chứa nhiều cải tiến giúp chúng hoạt động mạnh mẽ hơn, trong đó quan trọng nhất là số lượng nhân của chúng. Ngoài ra, dung lượng bộ nhớ đệm cũng là một yếu tố quan trọng cần xét tới.

CPU hiện nay không hoạt động tại một tốc độ duy nhất

Các thế hệ CPU không bị cài đặt "cứng" ở một tốc độ xung nhịp duy nhất, đặc biệt là các mẫu CPU trên laptop, smartphone, tablet và các loại CPU di động khác. Với các thiết bị này, khả năng sử dụng điện năng hiệu quả và lượng nhiệt sản sinh là 2 vấn đề quan trọng cần giải quyết, do đó CPU của chúng sẽ chạy xung nhịp thấp khi đang ở trạng thái chờ, và chạy xung nhịp cao khi đòi hỏi nhiều tác vụ. CPU sẽ tự động tăng và giảm xung nhịp khi cần thiết. Khi chạy game, mở nhiều tab trên trình duyệt, xử lý video… CPU sẽ tăng tốc độ xung nhịp. Khi bạn tắt hết các chương trình, CPU sẽ giảm xung nhịp để tiết kiệm điện năng.


Do đó, khi mua laptop, bạn cũng cần phải xem xét tới tốc độ xung nhịp của CPU, bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới thời lượng pin. Bạn cũng cần lưu ý tới vấn đề tản nhiệt: Các mẫu laptop siêu mỏng như MacBook Air hoặc các mẫu Ultrabook sẽ chỉ có thể chạy ở xung nhịp cao nhất trong một thời gian nhất định; sau đó xung nhịp của chúng sẽ bị giảm xuống vì thiết kế siêu mỏng khiến Ultrabook khó có thể tản nhiệt tốt. Mặt khác, các mẫu laptop có cùng một vi xử lý nhưng được giải quyết vấn đề tản nhiệt tốt hơn sẽ có hiệu năng tốt hơn, miễn là CPU được giữ đủ mát để tiếp tục chạy ở xung nhịp tối đa.

Cân nhắc đầu tư các linh kiện khác, đặc biệt là ổ cứng


Các linh kiện phần cứng khác cũng là rất quan trọng đối với hiệu năng của máy vi tính. Do CPU là linh kiện có tốc độ hoạt động cao nhất trong toàn bộ máy vi tính, trong trường hợp linh kiện khác của bạn quá chậm, nâng xung nhịp CPU sẽ không có ý nghĩa thực tiễn.

Ví dụ, máy vi tính sử dụng ổ thể rắn (SSD) và CPU xung nhịp thấp có thể sẽ hoạt động nhanh hơn các máy vi tính có ổ cứng cơ (HDD) và CPU xung nhịp cao. Lý do là ổ cứng đã và vẫn đang làm "nút thắt cổ chai" của hệ thống, trong khi các linh kiện khác thường gia tăng sức mạnh theo định luật Moore (tăng gấp đôi 18 tháng một lần), thì tốc độ ổ cứng cơ học không được cải thiện nhiều theo thời gian. Bởi vậy, mua ổ SSD là một cách đầu tư hiệu năng hiệu quả hơn nhiều so với mua CPU xung nhịp cao. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý tới RAM. Sở hữu dung lượng RAM lớn sẽ giúp bạn chạy nhiều chương trình cùng lúc hơn mà không cần phải ghi dữ liệu ứng dụng đang chạy vào ổ cứng, vốn có tốc độ truy xuất chậm hơn trên RAM.

Nếu bạn cần làm các công việc xử lý video, đồ họa hoặc chơi game, bạn cũng cần lựa chọn mẫu card màn hình phù hợp. Ngược lại, nếu bạn chỉ lướt web, xem video và soạn thảo văn bản, có lẽ bạn sẽ không cần đầu tư quá nhiều vào card đồ họa.


Lựa chọn đầu tư linh kiện phần cứng như thế nào?


Như vậy, bạn không thể đánh giá hiệu năng của máy vi tính chỉ dựa trên tốc độ CPU. Nhiều người sẽ không thể nhận ra sự khác biệt về hiệu năng CPU nếu chỉ thực hiện một số tác vụ nhất định. Ví dụ, người dùng văn phòng (chỉ làm việc với văn bản, lướt web, chat, xem video…) chắc chắn sẽ không thể nhận thấy sự khác biệt giữa vi xử lý Core i5 và vi xử lý Core i7 hoặc Xenon.


Nếu bạn là người cần chạy các tác vụ nặng, ví dụ như chạy máy ảo hoặc chơi game "đỉnh", bạn sẽ phải cân nhắc nhiều hơn về hiệu năng. Một số các tác vụ như chạy máy ảo hoặc chơi game có quá nhiều nhân vật (ví dụ, game online) sẽ đòi hỏi CPU tốt hơn, trong khi một số các tác vụ khác như chơi các game tối ưu đồ họa sẽ đòi hỏi card màn hình tốt. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu, bạn nên tùy chọn các cấu hình khác nhau. Trong mọi trường hợp, hãy cố gắng tìm kiếm kết quả benchmark để đánh giá hiệu năng phần cứng. Hãy tìm các kết quả benchmark càng thực tế càng tốt. Ví dụ, với cùng một card màn hình, dung lượng RAM, ổ cứng, Core i7-4770 sẽ cho bao nhiêu khung hình/giây (fps), Core i5-4200U sẽ cho bao nhiêu fps trong trò chơi Crysis 3? Từ các kết quả benchmark này, bạn có thể đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

Với laptop, bạn cũng cần cân nhắc tới thời lượng pin. Nếu nhu cầu hiệu năng của bạn không quá cao, bạn có lẽ sẽ nên mua model có CPU xung nhịp thấp, thay vì mua CPU xung nhịp cao quá mức cần thiết, gây tốn pin và lãng phí.


Theo Howtogeeks

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

AI SẼ GIÀNH CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC ĐUA CUNG CẤP INTERNET TỪ KHÔNG GIAN CHO TOÀN THẾ GIỚI?

banner.
Chắc các bạn vẫn còn nhớ hồi tuần trước, Elon Musk đã tiết lộ dự án xây dựng một hệ thống vệ tinh bao quanh Trái Đất để cung cấp internet cho toàn thế giới. Vài ngày sau đó thì Google tuyên bố đầu tư vào dự án nói trên. Từ lâu, Google cũng đã ấp ủ sẵn dự án khí cầu Project Loon hứa hẹn sẽ cung cấp internet cho những khu vực xa xôi hẻo lánh. Cách đây không lâu thì tỷ phú Branson và Qualcomm cũng tuyên bố đầu tư vào OneWeb, một dự án internet từ không gian tương tự như của SpaceX. Facebook cũng tuyên bố sẽ dùng drone để cung cấp internet cho thế giới. Vậy thật sự tham vọng này có quá viễn tưởng? Nó xuất hiện mới đây hay là có từ khi nào? Hiện nay ai đang tham gia thực hiện? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Internet từ không gian và Internet liên hành tinh

Trước khi nói về những dự án đang được ấp ủ thực hiện trong tương lai gần, chúng ta cần phải phân biệt 2 khái niệm internet từ không gian (Space Internet) và mạng internet trên vũ trụ, vốn là ý tưởng đã xuất hiện từ lâu trong quá khứ. Khái niệm thứ nhất, Space Internet chính là dùng các vệ tinh trên quỹ đạo để cung cấp internet cho người dùng bên dưới Trái Đất. Và trên thật tế, một công ty tư nhân đã lên ý tưởng thực hiện một dự án dùng vệ tinh cung cấp internet cho mặt đất từ những năm 1990 và đây cũng là những gì mà những hãng lớn hiện nay đang tập trung thực hiện.

Còn lại là khái niệm thứ 2, tạm gọi là internet liên hành tinh (IPN), nghĩa là tạo ra một mạng internet trên vũ trụ và để sử dụng ở trên đó thôi. Ý tưởng này có vẻ khá tham vọng và có lẽ chỉ NASA hoặc các tổ chức hàng không vũ trụ lớn mới cần làm điều này. Ở đây chúng ta sẽ không đi sâu vào các dự án loại này, chỉ nói sơ qua là ý tưởng là xây dựng hệ thống internet liên hành tinh, cho phép chúng ta giao tiếp với các hành tinh khác một cách dễ dàng và cũng qua mạng này, có chăng "người ngoài hành tinh" sẽ liên lạc với Trái Đất (nếu có :)). Trên thực tế, ý tưởng này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn bởi khoảng cách giữa các hành tinh quá lớn và với vận tốc ánh sáng, gọi Skype từ Trái Đất cho một người bạn ngoài hành tinh có thể sẽ trễ vài giây!



Hiện tại, NASA vẫn luôn muốn phát triển các dự án internet siêu lớn liên hành tinh. Vào thuở ban đầu, nhà tiên phong internet Vint Cerf là người đầu tiên muốn biến ý tưởng internet liên hành tinh thành hiện thực. Với sự giúp đỡ của Adrian Hooke (một nhà khoa học tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) và là nhân viên kỳ cựu tại NASA đã phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc tương tự như internet cho các phi hành gia), Cerf đã bắt đầu phác thảo nên kế hoạch khá chi tiết và khi đó ông dự định sẽ triển khai ngay trong thập niên 90. Dưới đây là báo cáo vào thời điểm bấy giờ:
Tinhte-laser-cua-nasa.
NASA phát triển công nghệ dùng tia laser để tăng cường sức mạnh hệ thống internet liên hành tinh

Dựa trên những tiên đoán của Cerf (mà nhiều dự đoán trong số đó đã trở thành hiện thực), chúng ta có thể hy vọng một ngày nào đó, internet từ không gian và internet liên hành tinh sẽ phối hợp làm việc với nhau. Mới đây, NASA vừa thử nghiệm hệ thống dùng tia laser có thể đi được khắp hệ Mặt Trời nhằm tăng cường sức mạnh của hệ thống internet liên hành tinh. Xin dừng nói về internet liên hành tinh tại đây, mình sẽ trở lại chủ đề chính và cũng là cái mà người dùng chúng ta có thể hưởng lợi trong tương lai: internet từ không gian.

Hiện tại rất nhiều hãng công nghệ và các tỷ phú trên thế giới luôn mong muốn xây dựng hệ thống internet khổng lồ phục vụ toàn thế giới. Phương án khả thi nhất được đề xuất là dùng các vệ tinh (hoặc những vật thể nào đó trên quỹ đạo) để truyền internet xuống bên dưới. Và trên thực tế, ý tưởng này cũng đã có từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Từ những công ty phá sản vì vệ tinh internet đến công ty O3b - "Thêm 3 tỷ đô nữa"

Những nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng hệ thống internet trên quỹ đạo. 2 dự án nổi bật nhất trong thời điểm bấy giờ là Iridium Communications và Globalstar, phóng các vệ tinh lên nhằm hình thành nên mạng truyền thông vào năm 1998. Tuy nhiên, Iridium đã phá sản 9 tháng sau đó. Globalstar thì tồn tại được lâu hơn nhưng rồi cũng chấp nhận phá sản hồi đầu năm 2002. Trước khi thất bại, cả 2 công ty đều lên kế hoạch kinh doanh dịch vụ điện thoại vệ tinh với tính khả thi khá cao nhưng rồi sự việc vẫn diễn biến theo chiều hướng ngày càng tệ đi. 2 công ty khác cùng thời là SkyBridge và Teledesic cũng đã thất bại trong nỗ lực phát triên mạng internet từ không gian.

Dường như giấc mơ internet từ không gian vẫn còn khá bất khả thi đối với những công ty có hầu bao nhỏ. Việc theo đuổi dự án đến cùng cần phải có nguồn ngân sách khổng lồ. Và thậm chí là giải được bài toán chi phí ban đầu, sau khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo vẫn còn một lượng lớn các chi phí liên quan để vận hành một hệ thống quy mô lớn như vậy. Và cũng do lý do này, internet từ không gian vẫn là một giấc mơ hơn là hiện thực.

Tinhte-Greg-Wyler.
Greg Wyler - Nhà sáng lập ra O3b từ năm 2007 với tham vọng sẽ thực hiện được hệ thống internet từ không gian

Tuy nhiên hồi năm 2007, nhà đầu tư Greg Wyler đã thành lập nên công ty O3b với hy vọng sẽ mang kết nối internet giá rẻ, ổn định tới mọi người trên toàn thế giới thông qua các vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất tầm trung (tên gọi O3b là viết tắt của "the other 3 billion" - tạm dịch "thêm 3 tỷ nữa"). Hồi năm 2008, tờ New York Times đã báo cáo về giá của dung lượng sử dụng trên 1 vệ tinh địa tĩnh: 4000 đô la cho mỗi megabit hàng tháng. Và khi đó, Wyler hứa hẹn rằng với hệ thống của ông, con số này chỉ vào khoảng 500 đô la hoặc rẻ hơn.

Và thật sự đó là một dự án đầy tham vọng nhưng cũng vô cùng hứa hẹn, nó hứa hẹn đến nỗi thu hút sự chú ý của Google cũng như các nhà đầu tư khác. Mặc dù ban đầu O3b đã lên kế hoạch phóng những vệ tinh đầu tiên vào năm 2010, nhưng mãi cho đến năm 2013 thì 4 vệ tinh đầu tiên mới được phóng lên và sang năm 2014 vừa qua, thêm 4 chiếc nữa đã lên tới nơi. Tuy gặp rất nhiều vấn đề trở ngại, nhưng cuối cùng thì hệ thống của O3b vẫn chỉ đạt được tốc độ 2,1 Mbps. Hiện nay, tốc độ tải xuống trung bình của mạng toàn cầu là 21,9 Mbps.

Tinhte-thi-nghiem-onewweb.
Cận cảnh một phòng thí nghiệm tại O3b

Wyler cũng không muốn sa lầy vào dự án quá nhiều. Ông đã rời công ty mà ông từng sáng lập là O3b và cùng một số bạn bè chuyển sang làm việc cho dự án mạng internet từ không gian của Google vào năm 2014. Không lâu sau đó, Wyler cùng nhóm bạn của ông lại rời Google để chuyển sang WorldVu Satellites, (một dự án mà SpaceX cũng từng đầu tư, nhưng nay không còn nữa) nhằm đưa 700 vệ tinh lên quỹ đạo. Không lâu sau đó, WorldVu Satellites đổi tên thành OneWeb, một dự án chỉ có khoảng 30 nhân viên, nhưng rồi họ lại có một điều vô cùng đặc biệt khác: tiếp cận được tới băng tần của vệ tinh từng sở hữu bởi SkyBridge.

Cho tới đầu năm nay, dự án của Wyler đã có một diện mạo đầy khởi sắc cùng với khoảng đầu tư của tỷ phú Branson (nhà sáng lập tập đoàn Virgin). Cùng lúc đó, Elon Musk cũng tuyên bố SpaceX cũng muốn thực hiện dự án tương tự và như ta đã biết, không lâu sau đó đã nhận được khoảng đầu tư của Google. Dường như 2 đối thủ chính trong cuộc chạy đua internet từ vũ trụ đã thành hình: SpaceX của Elon Musk (Google đầu tư) và One Web của Wyler (từng làm cho Google, nhận được đầu tư của tỷ phú Branson). Chưa hết, ngoài 2 đối thủ chính này thì cuộc chơi còn có sự góp mặt của các đại gia khác cũng có thể gọi là liên quan nếu xét trên phương diện quy mô.

Hạng mục "internet bồng bềnh trên bầu trời": Facebook vs Google

Tinhte-du-an-project-loon.
Hình ảnh một quả khí cầu trong dự án Project Loon của Google đang được thực hiện

Trong khi Wyler đang bận rộn tìm cách chế tạo vệ tinh với giá thành càng rẻ càng tốt thì phòng thí nghiệm tuyệt mật Google X cũng bắt đầu lên kế hoạch riêng cho họ. Và đó chính là dự án Project Loon, dùng các quả khí cầu bay khắp mọi nơi trên Trái Đất để cung cấp internet cho người dùng bên dưới. Tuy chính xác thì Loon không phải là internet từ không gian, nhưng nó cũng gần như vậy nên giờ cứ tạm xem như là một ứng cử viên trong cuộc đua chung.


Video giới thiệu tầm nhìn của dự án Project Loon

Google đã thực hiện một số thử nghiệm trong dự án khí cầu Loon và dùng chúng để cung cấp kết nối internet từ độ cao khoảng 19 km. Về cơ bản thì phương pháp của dự án Loon cũng tương tự như vệ tinh, nhưng độ cao so với mặt đất thấp hơn và cũng do đó mà có diện tích phủ sóng hẹp hơn. Trong khi các vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất tầm trung có thể bay ở độ cao từ 1200 đến 22.000 dặm (1931 đến 35.405 km) so với mặt đất thì độ cao khí cầu Loon chỉ chưa tới 19 km và nó phải sử dụng gió để di chuyển trên cao. Do đó, cần phải có hàng nghìn quả khí cầu Loon thay vì chỉ vài trăm vệ tinh. Nếu nhìn từ trên cao, có lẽ hàng nghìn quả khí cầu sẽ tạo thành mái nhà của quả địa cầu chúng ta :).


Video giới thiệu dự án Project Loon

Cho tới hiện tại, những quả khí cầu Loon vẫn chưa hoạt động thật sự hoàn thiện. Google tuyên bố những quả khí cầu có thể "cung cấp truy cập internet cho người dùng bên dưới với tốc độ tương tự như mạng 3G ngày nay hoặc nhanh hơn." Tuy nhiên ý tưởng hàng nghìn quả khí cầu không dây trôi bồng bềnh vòng quanh Trái Đất vẫn còn khá bất cập, ngay cả khi nó bay ở độ cao gần gấp đôi so với trần bay của máy bay. Những quả khí cầu vẫn có thể nổ và những mảnh vỡ sẽ lại rơi xuống mặt đất bên dưới. Thêm vào đó, mạng 3G có tốc độ không nhanh so với hệ thống cáp quang hiện nay. Ngược lại, internet từ vệ tinh hứa hẹn sẽ có tốc độ như cáp quang. Cộng với tuổi thọ của khí cầu vẫn chưa được cao, chỉ khoảng 100 ngày ở thời điểm hiện tại.

Tinhte-may-bay-khong-nguoi-lai.
(Ảnh minh họa) Facebook tuyên bố sẽ dùng drone để cung cấp internet cho toàn thế giới

Và góp mặt vào cuộc đua cung cấp internet trên phạm vi khổng lồ này dĩ nhiên là không thể không nhắc tới Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook. Anh cung cấp một ý tưởng có phần khả thi hơn: dùng máy bay không người lái Drone. Đó là ý tưởng táo bạo do phòng thí nghiệm Connectivity Lab của Facebook đề xuất dành cho internet.org: "Phát triển những chiếc drone, vệ tinh và hệ thống laser nhằm cung cấp internet cho mọi người." Và dĩ nhiên, hy vọng cuối cùng của Google hay Facebook đều là hưởng lợi từ 3-4 tỷ khách hàng trên thế giới sử dụng dịch vụ của họ.

Theo giới chuyên môn, ý tưởng dùng drone để cung cấp internet có phần khả thi hơn so với việc dùng khí cầu của Google. Ngay sau khi Zuckerberg giới thiệu dự án internet từ máy bay không người lái, Facebook đã lên kế hoạch mua lại Titan Aerospace với giá 60 triệu đô la, hãng đã sản xuất ra chiếc máy bay drone có thời gian bay dài nhất thế giới. Đó là chiếc drone với sải cánh dài 16,45 mét, trên đó được trang bị những tấm pin năng lượng Mặt Trời nhằm cung cấp năng lượng hoạt động cho máy bay và giúp nó vận hành liên tục trên bầu trời trong khoảng thời gian lên tới 5 năm. Trong thời gian đó, nó sẽ lượn trên bầu trời khắp Trái Đất theo bất cứ nhiệm vụ nào được định sẵn. Những chiếc máy bay này có thể phủ sóng trên diện tích 16.000 km vuông, tương đương với 100 trạm phát sóng điện thoại di động.

Khá đáng tiếc cho Facebook, vài tháng sau khi Zuckerberg định mua lại Aerospace thì hãng này đã bị Google mua lại nhằm phục vụ cho việc phát triển dịch vụ bản đồ Google Earth. Dù vậy, Facebook vẫn luôn ấp ủ dự định dùng Drone để cung cấp internet trên diện rộng và hãy đón chờ những điều mới lạ từ chàng tỷ phú trẻ tuổi Zuckerberg của chúng ta. Bây giờ, hãy quay trở lại 2 đối thủ chính trong cuộc đua internet từ không gian hay nói chính xác hơn là cuộc tranh tài của 2 tỷ phú: Elon Musk và Richard Branson.

Cuộc đua trên quỹ đạo giữa 2 tỷ phú: Elon Musk vs Richard Branson

Trên đây chúng ta đã chứng kiến khá nhiều biến đổi quan trọng trong cuộc đua cung cấp internet trên vũ trụ, nhưng chỉ vài tuần trở lại đây, khá nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra và vô hình chung, nó góp phần mạnh mẽ thay đổi cục diện của cuộc đua, hình thành nên diện mạo của internet từ vũ trụ trong tương lai. Google cho biết là đã đầu tư vào dự án của SpaceX. Phía bên kia, Richard Branson, người đứng đằng sau tập đoàn Virgin lại đầu tư mạnh tay không kém vào OneWeb.

Tinhte-falcon-9.
Ảnh chụp tên lửa Falcon của Space đang được phóng lên quỹ đạo

Cả SpaceX và OneWeb đều đã chứng minh rằng họ có thể quyên góp tiền từ các nhà đầu tư và sẵn sàng triển khai dự án trên không gian. SpaceX vừa mới trình diễn năng lực truyền một lượng lớn dữ liệu vòng quanh Trái Đất. Cách đây vài tháng, hãng đã phóng tên lửa đẩy Falcon 9, mang theo vệ tinh CASSIOPE, chứa một hệ thống truyền dẫn tập tin với vận tốc cực cao, chịu được môi trường khắt nghiệt trên không gian do cơ quan hàng không vũ trụ Canada phát triển. Đây được xem như một minh chứng đầy hứa hẹn đối với dự án chuyển phát nhanh hàng lên quỹ đạo của SpaceX. Hệ thống này sẽ chuyển động trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất với tốc độ 90 phút/vòng. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ nhận hàng chục GB dữ liệu từ nguồn bên dưới, bay quanh điểm đến và thả dữ liệu xuống với tốc độ 2100 Mbps.


Video mô phỏng hoạt động của CASSIOPE

Hiện tại, vẫn chưa rõ là SpaceX có sử dụng công nghệ giống như CASSIOPE hay không. Tuy nhiên, Elon Musk đảm bảo rằng hệ thống của SpaceX sẽ có tốc độ nhanh hơn internet trên mặt đất. Ông vừa cho biết: "Tốc độ của ánh sáng trong chân không sẽ nhanh tới 40% so với khi nó đang chuyển động trong cáp quang. Về tiềm năng dài hạn, đây sẽ là phương tiện chính nhằm đảm bảo kết nối internet tốc độ cao trên đường dài và phục vụ những cư tại vùng xa xôi, hẻo lánh."

Tinhte-Oneweb.
Ảnh minh họa dự án cung cấp internet toàn cầu OneWeb

Trong khi đó, dự án OneWeb cũng sở hữu thế mạnh riêng khi đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc cấp internet từ không gian. Và công ty cũng sở hữu được băng tần cần thiết để vận hành mạng trên quỹ đạo. Richard Branson cho rằng đây đều là những yếu tố chủ chốt đưa dự án đến với thành công. Ông cho biết: "Tôi không nghĩ là Elon có thể cạnh tranh được với điều này. Greg đã đi đúng hướng, và sẽ không có chỗ dành cho những mạng internet khác. Về bản chất, không gian đã không còn đủ chỗ. Nếu Elon muốn bước vào lĩnh vực này, điều hợp lý nhất là anh ta phải hợp tác với chúng tôi, và nếu tôi là một người thích đánh cược, tôi cá rằng khả năng chúng tôi hợp tác sẽ cao hơn rất nhiều so với việc đánh lẻ."

Và người chiến thắng sẽ là…?

Tinhte-internet-vu-tru.

Có thể nói, mỗi công ty trên đây đã tham gia vào cuộc chơi 1 chọi 3 trên vũ trụ. Tựu chung mỗi bên tham gia đều cần phải có một hầu bao khổng lồ lên tới hàng chục tỷ đô la nhằm xây dựng và nuôi dưỡng được cả một hệ thống vĩ đại như vậy. Hãy tưởng tượng, Musk, Branson, Zuckerberg và Larry Page đều hợp tác lại với nhau, cùng tạo ra một cơ sở hạ tầng internet khổng lồ trong tương lai, đó có thể sẽ là sự kiện lớn nhất thế kỷ, định hình diện mạo của thế giới trong tương lai nhiều năm sau. Nhưng vì nhiều lý do mà có lẽ điều này khó lòng thực hiện được.

Đối với Facebook và Google, mục tiêu của họ khá đơn giản. Internet từ không gian sẽ cho họ nhiều khách hàng hơn và mong muốn của họ suy cho cùng chỉ đơn giản là thế. Nhưng đối với những người chơi lớn như Elon Musk hay Branson thì họ muốn nhiều hơn thế. Họ sẵn sàng chi tiền để mang hàng trăm vệ tinh lên quỹ đạo để tạo nên mạng internet cho toàn thế giới và dĩ nhiên, cả 2 ông đều muốn thu được lợi ích trực tiếp từ điều đó. Elon Musk cho biết rõ ông muốn lấy số lợi nhuận kiếm được phục vụ cho mục tiêu định cư trên sao Hỏa của loài người.

Cuối cùng, bất kể ai là người chiến thắng trong cuộc đua internet trên vũ trụ này, hàng tỷ người trên thế giới mới chính là đối tượng hưởng lợi. Khi đó, có thể chúng ta sẽ được hưởng thụ một dịch vụ internet thoải mái, văn minh và thật sự cao cấp. Không còn chuyện internet nước này mạnh hơn nước kia nữa và dĩ nhiên, cũng không có nỗi ám ảnh đứt cáp cứ day dẳng đeo bám người dùng tại một số nơi trên thế giới :) Hãy hy vọng ngày đó sẽ nhanh chóng thành hiện thực. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc cuối tuần vui vẻ nhé.

Tham khảo Gizmodo (1), (2), WSJ (1), (2), (3), Computerworld, Wired, Wiki (1), (2), Spaceref (1), (2), Nytimes, O3bnetworks, Googleblog, Qz, Forbes  

https://www.tinhte.vn/threads/ai-se-gianh-chien-thang-trong-cuoc-dua-cung-cap-internet-tu-khong-gian-cho-toan-the-gioi.2417365/