Tình trạng này khá là khó chịu vì chúng ta phải đợi rất rất lâu thì ứng dụng mới hoàn tất việc tải về và cài đặt trong khi mạng của chúng ta vẫn nhanh bình thường. Một vài cách mà bạn có thể làm đó là ngừng download app rồi thử lại, khởi động lại điện thoại, khởi động lại router mạng, đổi DNS hay thoát tài khoản Apple ID ra rồi sign in lần nữa.
1. Ngừng download rồi thử lại
Đây là cách mà mình hay xài nhất và nó cũng tỏ ra hiệu quả nhất. Bạn sẽ phải nhấn giữa vào biểu tượng của ứng dụng trên homescreen, lúc này nó vẫn còn màu đen chứ chưa hiện ra đầy đủ. Khi biểu tượng trở nên rung rung, một dấu x sẽ xuất hiện, bấm vào đó để hủy việc download. Sau đó bạn hãy vào App Store tải lại ứng dụng đó một lần nữa, trong hầu hết trường hợp thì việc tải về sẽ diễn ra nhanh như bình thường.
Trong trường hợp bạn cập nhật app đang có lên bản mới mà bị chậm, bạn sẽ vào App Store > nhấn biểu tượng Updates ở góc dưới bên phải màn hình > chọn app đang cập nhật > bấm nút ngừng. Sau đó bấm lại nút Update để cập nhật lại.
2. Khởi động lại điện thoại
Cách này chính là reboot thần thánh. Bạn chỉ cần khởi động lại iPhone, iPad của mình để mọi thứ được reset hết lại theo trạng thái ổn định, sau đó vào lại App Store để tải lại ứng dụng mong muốn. Nhưng không phải là nhấn nút nguồn để tắt bình thường, bạn nên xài cách soft reset, tức là ấn giữa phím home + nguồn cùng lúc cho đến khi máy tắt màn hình rồi bật logo quả táo lên trở lại thì buông tay ra. Cách này nên được thử sau khi đã thử tạm ngừng download và thử lại nhưng vẫn chưa được.
Trong trường hợp ứng dụng đã tải gần xong mà cứ bị kẹt lại ở giai đoạn cài đặt thì giải pháp khởi động lại điện thoại sẽ giúp được bạn. Có thể app sẽ phải download lại từ đầu, tuy nhiên ít ra thì nó sẽ hoàn tất được quá trình cài chứ không còn bị lỗi nữa.
3. Khởi động lại router
Đây là giải pháp đề phòng router mạng của bạn gặp vấn đề. Việc tắt router và bật lại sẽ giúp cho các thiết lập được làm mới, việc truy cập của iPhone, iPad vào mạng cũng được refresh để tránh những vấn đề có thể xảy ra. Chỉ cần tắt nguồn đi, chờ khoảng 10 giây rồi bật lên lại thôi, dễ ẹc (nhưng mà nhớ coi chừng ngắt mạng của người khác thì sẽ chửi đấy nhé )
Có một chiêu nữa mình cũng từng dùng, đó là quên mạng Wi-Fi đang xài đi rồi truy cập trở lại. Để thực hiện, bạn vào Settings > Wi-Fi > nhấn vào chữ i nằm cạnh trên mạng đang truy cập > Quên mạng này (Forget this network). Sau đó, bạn vào lại mạng đó, nhập password rồi thử tải lại ứng dụng xem sao.
4. Đổi DNS tạm thời trên iPhone, iPad
Đôi khi DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ Internet bị gì đó mà chúng ta không thể truy cập đến App Store được, chính vì thế mà ứng dụng của chúng ta cứ bị đứng mãi mà không chịu tải về cho xong. Tình trạng này mình ít gặp trong khoảng 2 năm trở lại đây, chứ còn lúc trước thì bị khá thường xuyên. Nếu anh em đã thử qua 3 cách trên mà vẫn chưa ngon thì hãy làm thử cách này.
Hướng dẫn đổi DNS:
Ở Việt Nam thì mình thấy Google DNS có vẻ nhanh và hiệu quả hơn nên thường hay xài cái đó. Sau khi download app được rồi thì bạn có thể vào lại phần DNS này và xóa chúng đi, lúc này chúng ta sẽ quay lại dùng DNS của nhà cung cấp Internet.
- Vào Settings > Wi-Fi > chọn mạng Wi-Fi đang vào
- Ở ô DNS, nhập vào một trong 2 lựa chọn sau:
- Google DNS: 8.8.8.8, 8.8.4.4 (nhớ nhập dấu phẩy)
- Open DNS: 208.67.222.123, 208.67.220.123
- Nhấn Enter trên bàn phím ảo rồi quay ra thử download app lại
5. Đăng xuất tài khoản Apple ID rồi đăng nhập lại
Tuyệt chiêu này cũng khá là hay và thường giải quyết được vấn đề mặc dù mình không rõ lý do vì sao. Cách làm cũng rất là đơn giản, chỉ cần vào Settings > iTunes & App Store > bấm vào tên tài khoản của bạn > Đăng xuất (Sign out). Sau đó thực hiện tương tự để đăng nhập trở lại là xong.
6. Kiểm tra xem đã bật tính năng download qua 3G hay chưa
Nếu bạn cần tải ứng dụng bằng 3G khi đang đi ngoài đường thì đừng quên bật công tác cho phải tải app qua mạng di động, nếu không thì việc download có thể sẽ không chạy được. Cái này mình đã từng bị vài lần, do đổi máy hoặc reset máy mà quên chưa bật công tác này lên rồi cứ thắc mắc, thử đi thử lại mãi vẫn không được. Để cho phép tải ứng dụng qua 3G (sắp tới là 4G), bạn vào Settings > iTunes & App Store > Sử dụng dữ liệu di động > bật lên là xong.
7. Chỉ đơn giản là kết nối Internet không hoạt động, hoặc mạng quá chậm
App Store thường sẽ tải app rất rất chậm hoặc thậm chí là không tải được nếu kết nối Internet không đủ nhanh. Đây là tình trạng bất khả khán và bạn không thể làm gì hơn ngoại trừ việc đi kiếm một mạng Wi-Fi khác nhanh hơn hoặc đi đến vùng có 3G tốt hơn. Đặc biệt, bạn nào xài 3G mà hết dung lượng tốc độ cao thì việc tải ứng dụng cũng trở nên cực kì khó khăn. Thôi thì trong trường hợp này chịu khó chờ đến lúc có mạng tốt hơn vậy.
Nếu không chờ đợi hay muốn nhanh hơn, bạn có thể lên iTunes trên máy tính, tải app mà bạn muốn về rồi sync qua thiết bị di động của mình. Cách này 100% sẽ được, trừ khi mạng quá chậm mà máy tính cũng bó tay.
Bạn còn cách nào có thể giúp giải quyết tình trạng download ứng dụng mà bị kẹt trên iOS không, hãy chia sẻ với mọi người nhé.
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016
48 TRIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐƯỢC ĐÁNH CẮP VÀ PHÁT HÀNH MIỄN PHÍ ĐỂ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
48 triệu nghiên cứu khoa học đã được phát hành miễn phí trên internet bởi nhà khoa học nữ Alexandra Elbakyan. Đây đa số là các nghiên cứu đã được bình duyệt và bà đã lập hẳn một trang web để chia sẻ các nghiên cứu này dễ dàng hơn tới những ai cần nó. Mặc dù có ý kiến cho rằng đây là việc làm vi phạm pháp luật, người khác lại cho rằng khoa học không thuộc sở hữu của ai,... nhưng hiện tại, nhiều người gọi bà là một Robin Hood của giới học thuật.
Từ năm 2011, Elbakyan đã thành lập trang chia sẻ báo cáo khoa học Sci-Hub và người ta thường gọi đùa đây chính là Pirates Bay của giới học thuật. Elbakyan là một nhà thần kinh học người Nga. Xuất phát từ việc không thể truy cập tới các tài liệu để phục vụ nghiên cứu của cá nhân, bà đã thành lập trang web này để mọi người có hoàn cảnh như bà có thể dễ dàng tìm được tài liệu cần thiết. Cho tới hồi cuối năm ngoái, tòa án New York đã ra yêu cầu gỡ bỏ trang web này và Elbakyan quyết định phản đối với lập luận rằng khoa học không thuộc về bất cứ ai.
Elbakyan cho biết: "Việc trả 32 đô la cho một nghiên cứu mà bạn cần chỉ để đọc lướt qua hàng chục hoặc hàng trăm trang báo cáo để phục vụ nghiên cứu là vô lý. Tôi lấy được những nghiên cứu đó bằng cách đánh cắp. Tất cả mọi người cần có quyền truy cập tới những kiến thức bất kể khả năng tài chính hoặc nguồn gốc của họ và đây là điều hoàn toàn hợp pháp."
Việc làm này nghe có vẻ giống như Robin Hood thời hiện đại, "cướp của người giàu, chia cho người nghèo" nhưng thật ra, hiện nay không chỉ những người nghèo không thể tiếp cận được với các báo cáo khoa học, các tạp chí lớn bắt đóng phí hàng tháng,... mà cả những đại học lớn như Harvard hoặc Cornell cũng từng thừa nhận rằng họ không đủ sức để đáp ứng các khoảng phí này. Thậm chí, hơn 15.000 nhà khoa học còn cùng nhau ký tên vào một tuyên bố chung nhằm kêu gọi tẩy chay việc thu phí quá cao để truy cập các nghiên cứu.
Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại. Các tạp chí lớn cũng cần phải có kinh phí để khích lệ những nhà nghiên cứu có tên tuổi tham gia bình duyệt các nghiên cứu và trước khi được công bố trên internet, đây là một công việc quan trọng trong quá trình phổ biến kiến thức. Dù vậy, những năm gần đây, người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng điều này có còn giúp ích cho sự tiến bộ của khoa học hay không. Trên thực tế, có không ít trường hợp phía nhà xuất bản nghiên cứu đòi số tiền lớn từ các nhà khoa học để công bố nghiên cứu của họ.
Trong một văn bản gởi tòa án New York, Elbakyan lập luận rằng: "Họ cảm thấy chịu áp lực khi làm điều này. Nếu một nhà nghiên cứu muốn được công nhận, làm nên sự nghiệp, anh ấy hoặc cô ấy phải được công bố nghiên cứu bởi một tạp chí nào đó." Và do đó, Sci-Hub ra đời. Hoạt động của nó là khi bạn tìm một nghiên cứu nào đó, hệ thống sẽ ngay lập tức cố gắng tải nó về từ cơ sở dữ liệu của trang liên kết là LibGen. Nếu không có thì Sci-Hub sẽ qua mặt khâu thanh toán của tờ tạp chí đó bằng nhiều access keys được cung cấp bởi các học viện khoa học giấu tên (cám ơn mấy anh điệp viên khoa học )
Nói cách khác, với Sci-Hub thì gần như bất cứ báo cáo khoa học nào, bao gồm của các trang lớn JSTOR, Springer, Sage và Elsevier,... đều được cung cấp miễn phí tới người đọc. Đồng thời, nếu LibGen chưa có thì họ cũng sẽ lưu lại một bản để người đến sau có thể tải về dễ hơn. Tất nhiên, đối với người dùng cá nhân ít tiền thì đây được xem như chén thánh giúp họ truy cập tới kiến thức mà không mất tiền. Ngược lại phía nhà xuất bản thì tất nhiên sẽ không đồng ý việc cái họ bán bị đánh cắp như vậy.
Năm ngoái, tòa án New York đã yêu cầu tịch thu tên miền của Sci-Hub và Elbakyan phải đối mặt với số tiền bồi thường ít nhất là 750 tới 150.000 đô la cho mỗi nghiên cứu bị đánh cắp. Tổng cộng thì số tiền có thể lên tới hàng triệu đô la. Phía Elbakyan cũng không phải là chịu thua. Bà quyết định đâm đơn kháng cáo và kiện ngược lại nhà xuất bản Elsevier bởi mô hình kinh doanh của họ là vi phạm pháp luật. Bà cho rằng tri thức không thuộc sở hữu của bất kỳ ai và phải được cung cấp tới tất cả mọi người cần nó. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề còn tiếp tục gây tranh cãi và kết quả của vụ kiện này dù ai thắng ai thua sẽ tạo thành một tiền lệ trong tương lai.
https://tinhte.vn/threads/48-trieu-nghien-cuu-khoa-hoc-duoc-danh-cap-va-phat-hanh-mien-phi-de-pho-bien-kien-thuc.2550476/
Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016
MUỐN CÓ THÊM 2GB LƯU TRỮ MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI TRÊN GOOGLE DRIVE? HÃY DÀNH RA 5, KHÔNG, CHỈ CẦN 2 PHÚT THÔI
Nhằm cổ động chương trình Safer Internet Day 2016, Google
sẽ dành tặng ngay 2GB tài khoản Google Drive nếu bạn chịu bỏ 2 phút
thực hiện kiểm tra bảo mật cho tài khoản của mình.
Thực ra đây không phải là lần đầu, còn nhớ vào năm ngoái trong dịp
này Google cũng đã tổ chức chương trình tương tự là Safer Internet Day
2015, lần này cách thức cũng tương tự. Tất cả những gì bạn cần làm là:
1. Vào trang đăng nhập Google tại địa chỉ: https://security.google.com/settings/security/secureaccount?pli=1
2. Kiểm tra các thông tin bạn đã từng nhập xem chuẩn xác chưa (địa chỉ mail backup, số điện thoại, ...)
Tất cả chỉ có vậy, quy trình này hầu như không tốn của bạn đến 02 phút. Khi hoàn tất thì Google sẽ thông báo như hình trên, bạn chú ý dòng cuối cùng, phía trên nút Continue to account settings là thấy, hoặc có thể kiểm tra trong Total storage.
Và điểm hay là: nếu năm 2015 bạn đã thực hiện việc này rồi thì hãy cứ làm lại, Google cũng sẽ hào phóng gửi bạn thêm 2GB dung lượng lưu trữ miễn phí nữa thôi.
1. Vào trang đăng nhập Google tại địa chỉ: https://security.google.com/settings/security/secureaccount?pli=1
2. Kiểm tra các thông tin bạn đã từng nhập xem chuẩn xác chưa (địa chỉ mail backup, số điện thoại, ...)
Tất cả chỉ có vậy, quy trình này hầu như không tốn của bạn đến 02 phút. Khi hoàn tất thì Google sẽ thông báo như hình trên, bạn chú ý dòng cuối cùng, phía trên nút Continue to account settings là thấy, hoặc có thể kiểm tra trong Total storage.
Và điểm hay là: nếu năm 2015 bạn đã thực hiện việc này rồi thì hãy cứ làm lại, Google cũng sẽ hào phóng gửi bạn thêm 2GB dung lượng lưu trữ miễn phí nữa thôi.
Chúc các bạn thành công!
Cập nhật: 10/02/2016
Tổng hợp
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016
DELL ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO MẬT MỚI GIÚP PHÁT HIỆN MÃ ĐỘC NGAY KHI KHỞI ĐỘNG
Mặc dù các tính năng an ninh mạng không ngừng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng hiện đại, nhưng thực tế việc bảo vệ hệ thống máy tính ngay khi khởi động vẫn còn gặp đôi chút khó khăn. Giao diện UEFI (Unified Extensible Firmware Interface, vẫn còn được xem như BIOS) giúp điều khiển quá trình khởi động của một máy tính trước khi nhường quyền quản lý lại cho hệ điều hành thực tế vẫn có thể bị tiêm nhiễm mã độc, và việc cài đặt lại hệ điều hành hoặc thậm chí là thay thế luôn ổ cứng cũng không nhiều khả năng giúp tránh cho máy tính khỏi bị nhiễm mã độc. Đứng trước rắc rối này, nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới Dell mới đây đã đề xuất một giải pháp có thể giúp bảo vệ tiến trình khởi động bước đầu đầy quan trọng này, thông tin từ tạp chí PCWorld cho biết.
Một cách cụ thể hơn, trong khi máy tính khởi động, hệ thống sẽ chụp ảnh snapshot UEFI bằng cách dùng một phương pháp có tên gọi là SHA (Secure Hash Algorithm). Sau đó các thuật toán sẽ giúp chuyển đổi toàn bộ ảnh chụp UEFI thành một đoạn mã, hay hash, để mà có thể dùng so sánh với các đoạn hash khác trong khi vẫn không cần phải hé lộ các dữ liệu bên trong. Đoạn hash này sẽ được lưu tạm thời bên trong bộ nhớ SRAM của máy tính, đây là một phần bộ nhớ đệm của CPU và thường thì các phần mềm không thể xâm nhập vô đây được, để rồi sau đó được gửi về các hệ thống máy chủ của Dell một cách an toàn nhất và tại đây nó sẽ được kiểm chứng với một đoạn hash UEFI đã được chứng nhận. Nếu hai đoạn mã này phù hợp với nhau, hệ thống máy tính sẽ tiếp tục khởi động bình thường mà không có thông báo lỗi nào.
Trong trường hợp phát hiện có sự khác biệt giữa hai phiên bản mã hash, hệ thống sẽ tự động gửi báo cáo cho Dell, và đến lượt Dell sẽ phát đi cảnh báo lưu ý cho bộ phận phụ trách IT của công ty về chiếc máy tính bị nhiễm mã độc. Việc phát hiện ra mã độc này tuy vậy không làm ngừng tiến trình khởi động máy tính, mà nó sẽ trưng ra một lá cờ đỏ cho phép các chuyên gia IT biết để xử lý. Điều khá đáng tiếc đối với giải pháp này là vẫn cần phải tắt máy tính và chạy flash lại firmware sạch thủ công, nhưng công ty Dell cho biết họ sẽ nghiên cứu cách thức giúp thực hiện luôn việc dọn dẹp mã độc một cách tự động.
Thực tế thì đã có một giải pháp gần tương tự như cách thức của Dell trong việc bảo vệ UEFI, giải pháp này được gọi là Microsoft Measured Boot, và thông qua Trusted Platform Module. Theo đó, TPM được tích hợp vô một số hệ thống máy tính và điện thoại thông minh, và với vi xử lý của riêng nó sẽ giúp kiểm chứng các thiết lập BIOS của hệ thống máy tính, để mà sẽ chỉ cho phép khởi động firmware nào đã được chứng thực. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi các thiết bị phần cứng phải được cài đặt tích hợp vào hệ thống ngay từ đầu để tạo thành một lớp cách ly.
Việc chứng thực BIOS được đánh giá quan trọng hơn nhiều trong môi trường máy tính doanh nghiệp so với dòng máy tính cá nhân, tuy nhiên giải pháp của Dell sẽ được phổ biến rộng rãi lên cả các dòng máy tính Precision, OptiPlex, và XPS, cũng như các máy tính bảng Venue Pro. Song song với tính năng chứng thực BIOS thì Dell sẽ bổ sung thêm các tính năng bảo mật khác nằm trong gói Endpoint suite của họ, trong đó bao gồm tính năng diệt phần mềm gián điệp, quét virút, tường lửa, và bảo mật trình duyệt. Tất nhiên việc trang bị tính năng bảo vệ UEFI của hệ thống máy tính tránh khỏi phần mềm độc hại sẽ khiến giá thành bị đội lên, tuy nhiên hiện Dell chưa cho biết chính xác khoản giá phụ trội thêm là bao nhiêu và khi nào thì họ thật sự tung ra tính năng này.
Nguồn Digital Trends
http://www.hdvietnam.com/diendan/156-thiet-bi-di-dong/1153140-dell-de-xuat-giai-phap-bao.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)