Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

SÁNG 23/4, CÁP QUANG BIỂN AAG LẠI BỊ ĐỨT

Vào lúc 5h45 ngày 23/4/2015, tuyến cáp quang biển AAG lại bị đứt, hiện tại VNPT-I vẫn chưa xác định chính xác điểm đứt chỉ phát hiện có sự cố sụt nguồn.

Tin từ Công ty Viễn thông quốc tế VNPT-I vừa cho biết, vào lúc 5h45 ngày 23/4/2015, tuyến cáp quang biển AAG lại bị đứt song VNPT-I vẫn chưa xác định chính xác điểm đứt, chỉ phát hiện có sự cố sụt nguồn.
Ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc VNPT-I cho hay, hiện nay VNPT đang khẩn trương triển khai tất cả các phương án để định tuyến lại liên lạc, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của sự cố này tới thông tin liên lạc của khách hàng.
Ông Cường cũng cho hay, đây không phải lần đầu tiên cáp quang biển AAG bị đứt nên VNPT-I đã sẵn sàng phương án ứng cứu, khắc phục, xác minh điểm đứt để có thể sữa chữa sự cố một cách nhanh nhất.

Đây là lần thứ 2 trong năm 2015 tuyến cáp AAG bị đứt. Trước đó, vào lúc 8 giờ 5 phút ngày 5/1/2015 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG đã xảy ra sự cố bất khả kháng gây sụt giảm dung lượng hơn 110G hướng đi Hồng Kông, 30G hướng đi Mỹ và một số kênh 2.5G hướng đi Singapore, Nhật Bản của VNPT.

Tuyến cáp quang AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam là ở Vũng Tàu. Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, AAG còn có thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, Châu Âu và châu Phi thông qua điểm cập bờ của hệ thống. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.

Trong năm 2014, tuyến cáp quang biển AAG liên tục đứt khiến Internet đi quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cũng đã lọt vào Top 10 sự kiện ICT của năm 2014. Cụ thể từ 2/3 đến 9/3/2014, người dùng Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng khi kết nối đi quốc tế vì tuyến cáp quang biển AAG tiến hành bảo dưỡng. Ngày 5/7/2014, tuyến cáp quang biển này lại bị sự cố tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 18 km gây gián đoạn việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày 15/9/2014 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng chủ yếu đi Hồng Kông, Mỹ, đoạn thuộc vùng biển gần Hồng Kông lại bị đứt khiến Inernet của Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính đến phương án kết nối khác nhằm đảm bảo hạn chế tối đa những sự cố đứt cáp quang biển ảnh hướng lớn đối với sử dụng dịch vụ.

Theo ICTnews.

Biên tập viên TTCN

STARDOCK GIẢI THÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA DIRECTX 11 VÀ DIRECTX 12

on


Hiện nay nhiều người đang nói và suy đoán về DirectX 12 và khả năng tiết kiệm điện năng trên những nền tảng  phần cứng mới , cùng với khả năng nâng cao hiệu suất cho những trò chơi video .
 Phil Spencer , lãnh đạo bộ phận Xbox quảng cáo tại GDC 2015 rằng DirectX 12 tăng sức mạnh GPU thêm 20% .
Một trong những vấn đề tranh cãi hiện nay trong DirectX 12 đó là liên quan tới hệ điều hành bởi vì nhiều trò chơi không thể đạt được đúng với nền tảng  như trong các máy chơi game như Xbox One và PlayStation 4 .
Brad Wardell là CEO của Stardock Entertainment tiết lộ sự khác nhau giữa DirectX 11 và DirectX 12 .
DirectX 12 sẽ cho phép xử lí đa luồng phù hợp , DirectX 11 hiện tại làm tất cả CPU truyền thống tới GPU bằng một lõi . Nhiều lõi có thể gửi những công việc của mình tới Card màn hình để thực hiện công việc nhưng trên thực tế trong DirectX 11 chỉ một lõi được gửi tại một thời điểm .
DirectX 12 sẽ phép tất cả những lõi x86 có thể truyền thông tới GPU cùng một lúc và Card màn hình hiện đại có vô số lõi điều đó có nghĩa là những nhà phát triển sẽ thực hiện được nhiều công việc trên cùng nền tảng  phần cứng cùng một lúc .
Kết quả của sự khác nhau trên sẽ khiến cho DirectX 12 nhanh hơn đáng kinh ngạc so với DirectX 11 .

BÂY GIỜ SAO CHÉP ĐƯỢC FILE MKV TỚI WINDOWS PHONE BẰNG FILE EXPLORER

on

Bản cập nhật Windows Phone 8.1 Update 2 đã hỗ trợ xem được nội dung file MKV và điều đó cũng làm được trong Windows 10 vì thế Microsoft đã bắt đầu hỗ trợ định dạng này trong những bản Windows trước .

Bản cập nhật cho những hệ điều hành Windows được Microsoft thực hiện thông qua KB3013531 . Nếu như bạn không muốn dùng tất cả những bản cập nhật của Windows thì chỉ cần cài KB3013531 là đủ hỗ trợ xem nội dung từ file MKV .
Bản vá này hỗ trợ cả Windows 7 , Windows 8.1 , Windows RT 8.1 , Windows 8 , Windows RT , Windows Server 2008 R2 và Windows Server 2012 R2 .
Nếu muốn tải KB3013531 bằng tay bạn có thể tìm nó trong Microsoft Download Center và nhớ lấy đúng phiên bản dùng cho Windows của mình .

 http://www.tuvantinhoc1088.com/phan-mem/windowns/15614-bay-gi-sao-chep-du-c-file-mkv-t-i-windows-phone-b-ng-file-explorer.html

SỬA LỖI “THE USER PROFILE SERVICE FAILED THE LOGON” VÀ “THE USER PROFILE CANNOT BE LOADED”

Lỗi file hồ sơ người dùng là vấn đề rất khó chịu trong Windows . Khi đưa mật khẩu và bấm Enter bạn sẽ gặp thông báo lỗi “The User Profile Service failed the logon” và “The user profile cannot be loaded” .
Để sửa lỗi này bạn cần làm như sau :
Bạn cần khởi động lại máy , bấm nút F8 và chọn chế độ Safe Mode .
Sau khi vào được Windows trong chế độ Safe Mode bấm Start , gõ regedit trong phần tìm kiếm và bấm Enter .
Cửa sổ Registry Editor mở ra bạn tìm theo đường dẫn sau
HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\ProfileList
Bấm vào thư mục có những từ khóa đầu tiên S-1-5 kèm theo một số dài .
Bấm vào mỗi thư mục S-1-5 này , tìm và bấm đúp vào từ khóa ProfileImagePath để bảo đảm đúng là tài khoản người dùng này đang bị sai file hồ sơ

hinh1

Nếu bạn có hai thư mục bắt đầu bằng S-1-5 kèm theo một số dài và một trong đó có kết thúc bằng .bak , bạn cần phải đổi tên thư mục này theo cách sau
Bấm chuột phải vào thư mục không có .bak , chọn Rename . Gõ thành .ba bấm Enter

hinh2

Bấm chuột phải vào thư mục có tên cuối cùng .bak , chọn Rename , xóa bỏ .bak , rồi bấm Enter

hinh3

Bấm chuột phải vào thư mục có tận cùng .ba mà bạn mới đổi tên , chọn Rename , thay .ba bằng .bak phía cuối .

hinh4

Nếu bạn chỉ thấy một thư mục bắt đầu bằng S-1-5 và tận cùng là .bak thì bấm chuột phải vào thư mục này , chọn Rename và xóa đuôi .bak đi
Sau khi kết thúc những bước làm trên , bấm chuột phải vào thư mục không có đuôi .bak , bấm đúp vào từ khóa RefCount , gõ 0 rồi bấm OK

hinh5

Tiếp theo tìm tới từ khóa State bấm đúp và gõ giá trị 0 , rồi bấm OK

hinh6

Đóng Registry Editor , khởi động lại máy .

http://www.tuvantinhoc1088.com/phan-mem/windows7/13487-s-a-l-i-the-user-profile-service-failed-the-logon-va-the-user-profile-cannot-be-loaded.html

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Facebook ra mắt Hello - ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí, tự động chặn cuộc gọi không mong muốn

Facebook_Hello.

Facebook hôm nay đã ra mắt Hello - một ứng dụng được thiết kế để thay thế trình gọi điện măc định trên điện thoại Android. Ứng dụng này hoạt động với tài khoản Facebook của bạn, cập nhật thông tin cá nhân của bạn bè, cho phép gọi điện, gởi tin nhắn qua Messenger thay vì mạng di động và có thể tự động chặn cuộc gọi không mong muốn. Bạn có thể tải về Hello cho Android tại đây.

Sau thất bại của Home Launcher, Hello là nỗ lực tiếp theo của Facebook nhằm tạo ra một Facebook Phone ngay trên Android. Để khuyến khích người dùng chuyển sang dùng Hello, ứng dụng được tích hợp một tính năng rất thú vị và hữu ích đó là tự động chặn các cuộc gọi từ số điện thoại của người bị nhiều người khác chặn trên Facebook.


Một số tính năng của Hello được mô tả bao gồm:
  • Cho bạn biết ai đang gọi ngay cả khi số điện thoại của người đó không được lưu trong danh bạ;
  • Dễ dàng chặn các cuộc gọi không mong muốn;
  • Tự động chặn các cuộc gọi từ những số điện thoại bị chặn bởi nhiều người khác;
  • Tìm trên danh bạ điện thoại, tìm người, và địa điểm trên Facebook mà không cần chuyển qua lại giữa các ứng dụng;
  • Luôn cập nhật được thông tin mới nhất từ danh bạ, bao gồm hình đại diện và ngày sinh nhật;
  • Mở lược sử cá nhân và các trang (Page) chỉ với một cú chạm;
  • Gọi và nhán tin miễn phí qua Messenger;
  • Gọi, tạo thêm và chỉnh sửa các danh bạ, tương tự như danh bạ điện thoại mặc định.

Theo: The Next Web
 

https://www.tinhte.vn/threads/facebook-ra-mat-hello-ung-dung-goi-dien-nhan-tin-mien-phi-tu-dong-chan-cuoc-goi-khong-mong-muon.2453549/

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID CỦA GOOGLE CÓ THỰC SỰ MIỄN PHÍ?

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nền tảng Android để biết được nó có thực sự miễn phí hoàn toàn?

Android đang là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới với hàng tỷ smartphone/tablet sử dụng nó. Ai cũng biết và quá quen thuộc với Android, biết rằng đó là một nền tảng mở mà bất kỳ ai cũng có thể tận dụng. Thế nhưng nó có đồng nghĩa với việc Android là miễn phí? hay nói cách khác là Google sẽ không kiếm được tiền từ Android?. Câu trả lời là đúng nhưng cũng là sai, bởi Android thực chất có đến hai phiên bản: bản miễn phí hoàn toàn và bản là nguồn thu khổng lồ cho Google. Bài viết này sẽ tìm hiểu sơ qua về hai phiên bản Android đó.
Google có kiếm được tiền từ Android?
Google có kiếm được tiền từ Android?
Android Open Source Platform (AOSP) - Phiên bản Android đúng nghĩa miễn phí, mã nguồn mở
Đầu tiên là phiên bản Android không phí, hay còn gọi là Android “đúng chất miễn phí hoàn toàn”. Google gọi nó với cái tên đầy đủ là “Android Open Source Platform (AOSP). AOSP như đã đề cập nó miễn phí từ đầu đến cuối, và đặc biệt là nó vẫn mở cho các lập trình viên khác. Điều này có nghĩa là Google xây dựng bản AOSP với việc công khai toàn bộ bộ mã, không có bất kỳ bản quyền nào từ Google, cho mọi nhà phát triển để họ làm điều gì mình thích.
Ví dụ về việc tận dụng AOSP là rất nhiều quanh ta, hãy nhìn vào Amazon, Xiaomi và đặc biệt là Cyanogen. Amazon với Fire OS được sử dụng trên dòng smartphone Fire Phone cùng máy đọc sách Kindle Fire rất nổi tiếng. Một ví dụ khác là Cyanogen mới đây với việc tạo ra một phiên bản đặc biệt của Android, giúp người dùng tự do hơn trong việc tuỳ biến hệ điều hành. Những nhà sản xuất smartphone ở Trung Quốc cũng ưa thích AOSP để tự do hơn như Xiaomi.
Tất nhiên với AOSP thì Google không hề thu được bất kỳ khoản tiền nào. Lý do là các nhà sản xuất đã tuỳ biến lại nền tảng của mình, không có Google Play Store, không có các dịch vụ Google đi kèm, đồng nghĩa với việc Google không thể kiếm tiền từ dịch vụ quảng cáo Googld Ads.
Phiên bản Android đầy đủ, chính thống: Google Mobile Services platform
Các dịch vụ, ứng dụng mặc định trên bản Android đầy đủ
Các dịch vụ, ứng dụng mặc định trên bản Android đầy đủ
Phiên bản Android thứ hai chính là bản Android mà người dùng đang tiếp xúc hằng ngày trên smartphone Samsung, HTC, LG hay Sony hiện nay, nó được gọi với cái tên đầy đủ là Google Mobile Services platform hay GMS. Với bản Android “đầy đủ” này, Google sẽ tích hợp tất cả những thứ thiết yếu mà hệ điều hành nào cũng phải cần đến, như: dịch vị định vị vị trí, cho phép mua bên trong ứng dụng, những dịch vụ cho doanh nghiệp để bảo mật thông tin, và rất rất nhiều dịch vụ tích hợp khác.
Những dịch vụ trên là vô cùng quan trọng và ý nghĩa, đặc biệt là đối với những hãng phát triển ứng dụng bên thứ ba, ví dụ như Foursquare cần dịch vụ định vị vị trí của hệ điều hành để thực hiện chức năng của nó. Ngoài ra, bản Android đầy đủ nào cũng phải được cài sẵn một vài ứng dụng từ Google như Chrome, Gmail hay Google Maps.
Bản Android GMS này về cơ bản là miễn phí, nhưng Google vẫn biết cách thu tiền từ nó. Bất kỳ nhà sản xuất smartphone nào muốn thêm vài dịch vụ mặc định vào bản Android đi kèm với thiết bị mà họ bán ra, họ sẽ phải nộp một khoản phí cho Google. Ngoài ra, Google sẽ sử dụng những dịch vụ tích hợp sẵn để thu thập các dữ liệu cần thiết giúp cho Google Ads.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Google lại tiếp tục giữ và cung cấp phiên bản Android miễn phí (AOSP)?
Có rất nhiều lý do ở đây. Đầu tiên đó chính là sự phòng thủ hay có thể gọi là sự đề phòng. Cụ thể hơn, điều cơ bản nhất để Google mua lại Android vào năm 2005 đó chính là tập đoàn công nghệ Mỹ muốn đảm bảo trong tương lai, sẽ không có bất kỳ một hệ điều hành nào thống trị thị trường tuyệt đối - hoặc có thể xem là một thị trường một hệ điều hành. Từ đó, Google lo sợ hệ điều hành đó sẽ không chấp nhận các dịch vụ Google - khiến hãng mất đi nguồn thu khổng lồ từ các thiết bị di động. (Thật ra Google lúc bấy giờ lo sợ hãng sẽ tạo ra hệ điều hành thống trị thị trường đó là Microsoft, bởi lúc này iPhone chưa được tung ra, còn Apple thì chưa có động thái gì đáng kể). Với AOSP, Android và những nền tảng khác dựa trên Android sẽ làm phong phú thị trường hơn.
Lý do thứ hai là chống độc quyền: Bởi vì Android đang thống trị thị trường di động, Google không muốn “trở thành ác quỷ” và họ tung ra AOSP để chống việc độc quyền. AOSP cũng là lời khẳng định của Google trong việc họ sẽ không kiểm soát hoàn toàn Android, mọi nhà phát triển đều có thể tuỳ biến và làm những gì mình thích với AOSP.
Lý do cuối cùng là muốn phối hợp với nhiều đối tác: Vào năm 2007, khi iPhone được chính thức ra mắt, Google quyết định tham gia vào nhóm đối tác Open Handset Alliance, nhóm này được thành lập với phương châm là thúc đẩy sự phát triển của nền tảng Android như một hệ điều hành thay thế (nhóm này bao gồm rất nhiều OEMs và nhà mạng lớn). Tuy nhiên, các đối tác trong nhóm bắt đầu lo ngại họ sẽ có số phận tương tự như những hãng làm PC - những hãng gắn bó với Windows trong những năm 1990 - vốn bị bế tắc khi các doanh nghiệp làm phần cứng bị thua lỗ nặng nề. Google nhận ra điều đó và họ tạo AOSP với lời hứa hẹn như” nếu bạn không thích cách chúng tôi kiểm soát Android, đây là mã nguồn, hãy đi tạo ra một phiên bản riêng đi”.
Mặc dù vậy, đến bây giờ AOSP chỉ như là một chiếc dù cho Google
AOSP như một chiếc dù cho Google
AOSP như một chiếc dù cho Google
Xem AOSP như một chiếc dù cho Google không hẳn là sai bởi những mục đích của việc giữ và phát triển AOSP nêu trên đều vô nghĩa ở thời điểm hiện tại. Việc Google lo sợ về một hệ điều hành thống trị thị trường đang chính là điều Google đang làm. Nếu bao gồm cả AOSP thì Android chiếm 75% thị trường toàn cầu, và 55% nếu không bao gồm AOSP. Vậy nếu không tung ra AOSP thì Android vẫn là số một hiện nay.
Android thống trị thị trường di động toàn cầu
Android thống trị thị trường di động toàn cầu
Về việc tung ra AOSP để khẳng định mình không độc quyền Android là điều cũng không hoàn toàn tuyệt đối. Với AOSP, các lập trình viên có thể tạo ra một nền tảng tuỳ biến khác theo ý thích, thế nhưng Google không cho phép truy cập vào Play Store, và nếu có tạo ra các dịch vụ ứng dụng khác, thì liệu các nhà phát triển có đảm bảo nó sẽ tốt hơn dịch vụ Google mặc định như Gmail, Google Maps hay Google+? Câu trả lời là rất rất khó, Amazon hiện là thành công nhất khi có kho ứng dụng riêng khá phong phú, tuy nhiên chất lượng khi so với Google Play Store thì vẫn chưa thể sánh ngang.
Chính vì vậy, AOSP có vẻ như là một chiếc dù giúp Google tránh cái mác “độc quyền” với nền tảng Android. Họ tạo ra AOSP và nói rằng tất cả mọi người đều có quyền tạo ra những phiên bản OS khác dựa trên Android, nhưng Google thừa khôn ngoan để nhận biết rằng tạo ra một nền tảng dựa trên chính “mẹ Android” và cạnh tranh trực tiếp với Android là điều rất khó. Các dịch vụ mặc định của Google trên Android là quá tốt, các dịch vụ được tích hợp sẵn là quá đầy đủ, vì thế, Google chẳng cần bận tâm về AOSP cùng những “nền tảng mới” được sinh ra. Google chỉ đơn giản lấy AOSP để làm hài lòng tất cả mọi người, hơn hết, Google “không muốn là con quỷ”.
Tham khảo: Business Insider


http://genk.vn/tra-da-cong-nghe/he-dieu-hanh-android-cua-google-co-thuc-su-mien-phi-20150420202909706.chn 

THỦ THUẬT NHỎ VỚI ROM CYANOGENMOD 12: LOCKSCREEN SHORTCUT, NHẤN VOLUME MỞ MÁY, THEME, PHÍM ẢO,...

THU_THUAT_CyanogenMod12_HEADER.
CyanogenMod 12 là một bản ROM rất đáng thử qua vì ngoài việc có được sự nhẹ nhàng, mượt mà của Android 5.0 gốc, nó còn sở hữu nhiều tính năng phụ trợ cực kì hữu ích. Chi tiết tính năng thì mình đã chia sẻ trong một bài trước đây rồi, còn bài này chủ yếu là những thủ thuật mình thu thập được nhằm giúp việc sử dụng CM12 trở nên tiện và hiệu quả hơn. Mời anh em xem qua, và nếu anh em muốn chia sẻ thêm gì với mọi người thì hãy bình luận ngay trong topic này nhé.

Nội dung chính
Noi_dung_chinh_ROM_CM_12_thu_thuat.

Lock screen shortcuts

Khi bạn vừa nhấn nút nguồn của thiết bị chạy CM12, bạn sẽ thấy rằng ở cạnh dưới màn hình có 3 nút: gọi điện, unlock và camera. Nhưng nếu như bạn không thường gọi điện mà muốn chạy nhanh app tin nhắn, hoặc bạn không thích app camera mặc định mà cần app camera khác thì sao?

Đừng lo, CM cho phép chúng ta thay đổi chức năng của các shortcut này bằng cách: vào Settings > Lock screens > Lock screen shortcuts. Sau đó, trong biểu tượng chiếc điện thoại ảo xuất hiện, bạn nhấn vào từng icon để thay đổi chúng theo ý bạn muốn.

Lockscreen.

Bấm phím volume để unlock máy

Nút nguồn quá cao nên khó với? Nút nguồn chẳng may bị hỏng mà chưa thể thay hay không còn linh kiện để thay? Vậy tại sao lại không sử dụng nút volume để thay nhỉ? Vì nút volume thường được bố trí ở cạnh thiết bị nên chúng ta có thể nhấn vào chúng dễ dàng hơn trong khi tính năng thì lại tương đương với nút nguồn, quá tuyệt vời.

Cách kích hoạt như sau: Settings > Buttons > Volume buttons > bật dòng Wake up device.

Lưu ý: một khi đã kích hoạt tính năng này, bạn sẽ không thể dùng tính năng Playback control (đổi bài nhạc khi màn hình tắt). Với mình thì mình thường bật màn hình lên để chọn bài luôn nên điều này không gây phiền toái, còn với bạn thì tùy bạn chọn nhé.

Volume_button.

System Profiles

Mỗi một profile là một tập hợp những tùy chỉnh về kết nối không dây, âm lượng thiết bị và một vài thứ khác. Ví dụ, mình có một profile “cơ quan”, đó là tắt 3G, bật Wi-Fi, tắt Bluetooth, đổi chế độ rung. Một profile khác đặt tên là “ra đường”, khi đó Wi-Fi sẽ tắt đi, 3G bật lên, Bluetooth cũng bật lên (để xài với tai nghe), và đổi sang chế độ chuông. Việc sử dụng profile sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tắt bật thủ công những thứ nói trên mỗi khi cần thiết, thay vào đó bạn chỉ cần nhấn một cái là hàng loạt thiết lập sẽ tự đổi cho bạn.

Để đổi profile, bạn nhấn giữ phím nguồn trên máy, sau đó chọn dòng “Profile”. Còn để thêm, bớt, chỉnh sửa các profile, bạn vào Settings > System Profiles.

Ngoài việc sử dụng nút nguồn để chuyển profile thủ công, bạn còn có nhiều phương pháp để gán “chìa khóa” kích hoạt, chẳng hạn như khi điện thoại kết nối vào một mạng Wi-Fi tên xyz, khi chạm vào tag NFC, khi connect với tai nghe Bluetooth tên abc. Bạn có thể tìm thấy những tùy chọn này trong mỗi profile, mục “Triggers which will activate this profile”.

System_profile-2.

Đổi theme, tại sao không?

Bộ nguồn theme của CyanogenMod cực kì mạnh mẽ và nó có khả năng thay đổi gần như mọi khía cạnh của giao diện. Một theme được làm cho ROM CyanogenMod có thể đổi font chữ, icon ứng dụng, cách mà notification hiển thị, nhạc chuông, hình động khi boot máy và hơn thế nữa. CM12 còn có một kho theme để bạn thoải mái cài những theme vừa ý mình, và nhờ được cộng đồng CyanogenMod phát triển nên bạn có rất nhiều lựa chọn với các phong cách rất khác nhau.

Cách đổi theme: tìm ứng dụng “Themes” rồi chạy nó lên. Ở đây sẽ liệt kê các theme mà bạn đã download, nhấn vào để đổi, còn muốn tải thêm theme khác thì nhấn nút “Get more”. Bạn có thể sẽ được yêu cầu cài ứng dụng “Theme Show case” từ Play Store để việc tìm và tải theme mới trở nên dễ dàng hơn.

CyanogenMod_theme.

Tuỳ biến phím ảo navigation

Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị có phím ảo trên màn hình thì giờ đây bạn có thể dễ dàng tùy biến nó. Không giới hạn trong ba phím back, home, recent app nữa, CM12 cho phép bạn thêm vào cả nút tìm kiếm lẫn nút menu. Tất nhiên là bạn cũng có thể di chuyển vị trí các phím sao cho vừa ý và phù hợp với thói quen của mình. Và nếu bạn là người thuận tay trái, CM12 cũng có tùy chọn di chuyển thanh điều hướng ảo sang bên trái khi bạn xoay máy ngang.

Để tinh chỉnh lại thanh phím ảo, làm như sau: vào Settings > Buttons > Navigation Bar. Một số mục bạn có thể nghịch đó là:
  • Left-handed mode: chế độ cho người dùng tay trái
  • Show arrow keys while typing: hiển thị phím mũi tên khi đang nhập liệu bằng phím ảo
  • Buttons and layout: chỉnh sửa, sắp xếp lại các nút ảo theo ý bạn
  • Navigation ring targets: tùy chọn ứng dụng hoặc hành động sẽ chạy lên khi bạn vuốt ngón tay từ phím home lên (lúc đó CM12 sẽ hiển thị ba vòng tròn, mỗi vòng ứng với một app/hành động)
Navigation_Edit.

Chặn cuộc gọi và tin nhắn

Mặc định, Android không hỗ trợ tính năng này. May mắn là nhóm CyanogenMod đã thấy được hạn chế này và tính năng nó vào bản ROM của họ. Giờ đây bạn có thể dễ dàng chọn một số nào đó trong danh bạ (hoặc chọn một số mới) để chặn hoàn toàn, cả cuộc gọi lẫn tin nhắn. Bạn cũng có quyền chọn chỉ chặn cuộc gọi, chỉ chặn tin nhắn tùy theo nhu cầu của mình, hoặc chặn hết những số có đầu là xyz hoặc chặn hết số có đuôi là abc (xyz, abc sẽ do bạn chỉ định).

Cách sử dụng: vào Settings > Privacy > Blacklist > Bật. Nhấn nút dấu + ở cạnh dưới màn hình để thêm vào số mới cần chặn.

Blacklist.

Kiểm soát permission của từng app với Privacy Guard

CyanogenMod là một nhóm lập trình viên luôn coi trọng quyền riêng tư của người dùng, và trong mọi bản ROM của họ luôn phản ánh điều đó. CM12 cũng không là ngoại lệ, nhóm lập trình viên đã đưa vào hệ thống Privacy Guard cho phép chúng ta giám sát và tắt bật quyền truy cập (permission) của từng app một, thứ mà Android gốc không thể làm được. Ví dụ, bạn có thể giới hạn không cho Facebook lấy địa điểm và truy cập danh bạ, hoặc không cho Chrome sử dụng microphone. Với hầu hết mọi người thì Privacy Guard không có nhiều lợi ích, nhưng vì một số mục đích riêng nào đó mà bạn cần đảm bảo quyền riêng tư thì hãy nhớ đến tính năng này.

Cách sử dụng: vào Settings > Privacy > Privacy Guard. Ở app nào cần áp dụng các chế độ riêng tư nâng cao, bạn nhấn vào tên app để cho biểu tượng cái khiêng đổi thành xanh lá. Còn để tinh chỉnh quyền riêng tư cho app, nhấn giữ vào tên ứng dụng mong muốn, tại đây bạn có thể cho phép, không cho phép hoặc yêu cầu hỏi bạn mỗi khi app truy cập vào một số nội dung/phần cứng nhất định.

Privacy_Guard.
 

https://www.tinhte.vn/threads/thu-thuat-nho-voi-rom-cyanogenmod-12-lockscreen-shortcut-nhan-volume-mo-may-theme-phim-ao.2452391/

 

 

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

REDIRECT TO SMB - LỖ HỔNG BẢO MẬT TỒN TẠI SUỐT 18 NĂM QUA TRÊN MỌI PHIÊN BẢN WINDOWS

Tinhte-lo-hong-windows.

Bạn có tin rằng có một lổ hổng bảo mật được phát hiện lần đầu vào năm 1997, tồn tại trên hệ điều hành Windows trong suốt 18 năm qua và hiện tại vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Đó chính là lỗ hổng mang tên Redirect to SMB và nó không chỉ ảnh hưởng tới các tiện ích hệ thống Windows, bao gồm Windows 10 preview mà cả 31 phần mềm bên thứ 3 đến từ Adobe, Apple, Symantec,.. cũng chịu ảnh hưởng từ lỗ hổng này.

Redirect to SMB là gì?

Redirect to SMB được phát triển từ một lỗ hổng trên trình duyệt Internet Explorer do chuyên gia bảo mật Aaron Spangler phát hiện hồi năm 1997. Khi đó, Spangler nhận thấy rằng chỉ cần gõ một địa chỉ URL bắt đầu bằng từ "File" (thí dụ như file://1.1.1.1/) thì Windows sẽ tiến hành xác thực địa chỉ đó (1.1.1.1) thông qua giao thức SMB (Server Massage Block). Lợi dụng điều này, kẻ xấu có thể ghi lại thông tin đăng nhập của nạn nhân. Mặt khác, các địa chỉ URL kiểu này có thể núp bóng dưới dạng hình ảnh, iframe hoặc bất cứ dạng thức media nào hiển thị trên trình duyệt.

SMB - Server Message Block là một giao thức thường được dùng để chia sẻ file, máy in và các cổng nối tiếp trong hệ thống mạng. Trong những năm qua, nhiều phiên bản của SMB đã được ra đời và theo thống kê, đây là một trong những attack vector phổ biến trong những những vụ tấn công mạng. Theo báo cáo trong vụ hack Sony Pictures hồi tháng 12 năm ngoái thì hacker cũng đã thực hiện xâm nhập bằng cách lợi dụng lỗ hổng SMB.

Tinhte-tan-cong-BMS.
Sơ đồ một cuộc tấn công lợi dụng lỗ hổng Redirect to SMB

Và mới đây, chuyên gia bảo mật Brian Wallace và nhóm bảo mật Cylane đã nghiên cứu lỗ hổng Redirect to SMB dựa trên một ứng dụng chat client. Nhóm ghi nhận được rằng: "Khi một URL dẫn tới một hình ảnh được nhận, client sẽ cố gắn hiển thị một bản xem trước của hình ảnh đó. Lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Aaron cách đây 18 năm, chúng tôi nhanh chóng gởi cho người khác một URL bắt đầu bằng file:// và dẫn tới một máy chủ SMB độc hại. Tất nhiên, kết quả là chat client cố gắng load hình ảnh và hệ thống Windows của nhận tiến hành xác thực với máy chủ SMB mà chúng tôi dẫn về."

"Chúng tôi đẫ tạo ra một server HTTP trong Python, dùng một vài dòng startus code HTTP 302 giúp chuyển hướng clients tới file://URL và từ đây, chúng tôi có thể xác nhận rằng một http://URL có thể dẫn tới hành động xác thực từ hệ điều hành." Tiếp theo đó, hacker chỉ cần tạo ra những hộp thoại nhằm lừa người dùng nhập thông tin cá nhân hoặc yêu cầu xác nhận chứng chỉ nào đó để thực hiện ý đồ xấu.

Redirect to SMB có thể gây nguy hiểm cho người dùng như thế nào?

muo-security-smb-password-theft.

Có 4 hàm API của Windows có thể được sử dụng để chuyển hướng một kết nối HTTP hoặc HTTPs tới kết nối SMB - nơi mà các server độc hại đang chờ đợi dùng các biểu mẫu giả mạo để đánh cắp thông tin đăng nhập, cá nhân của người dùng và sử dụngnos cho các mục đích xấu. Brian Wallace cho biết để thực hiện thành công Redirect to SMB, hacker phải tìm được cách chuyển hướng nhằm có quyền "kiểm soát một số thành phần trong lưu lượng truy cập mạng của nạn nhân."

Ông cho biết thêm rằng các mối đe dọa có thể núp bóng dưới hình thức các quảng cáo độc hại yêu cầu người dùng phải xác thực, hoặc Redirect to SMB có thể được sử dụng trong mạng Wifi công cộng, có thể thực hiện tấn công từ một máy tính xách tay hoặc thậm chí là một điện thoại Android,… Có thể, một trong các khả năng nguy hiểm nhất khi sử dụng Redirect to SMB là thông qua trình iTunes Software Updater của Apple trên Windows. Trong trường hợp này, một DNS record bị xâm phạm sẽ chuyển hướng thao tác tải các bản cập nhật sang server SMB, và từ đây, hacker sẽ sử dụng kiểu tấn công Man In The Middle để dò ra được thông tin đăng nhập vào phần mềm của nạn nhân.

Nói một cách đơn giản, lỗ hổng này nên được khắc phục từ 18 năm về trước. Dù lúc bấy giờ, Microsoft đã cung cấp cách để giảm thiểu lỗ hổng này nhưng lực lượng hacker ngày càng đông đảo với các thủ đoạn tấn công phức tạp và tinh vi hơn, cộng với việc ngày càng có nhiều người dùng Intrenet làm cho mối nguy hại của lỗ hổng này trở nên ngày càng cấp bách hơn.

Những phần mềm bị ảnh hưởng của Redirect to SMB

Cho tới hiện tại, có ít nhất là 31 ứng dụng và tiện ích hệ thống được phát hiện là bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng Redirect to SMB. Đầu tiên là 2 tên tuổi lớn Microsoft và Apple.

Microsoft:
  • Internet Explorer 11
  • Windows Media Player
  • Excel 2010
  • Microsoft Baseline Security Analyzer
Apple:
  • QuickTime
  • Apple iTunes Software Update
Tiếp theo là các phần mềm bảo mật trên Windows cũng bị ảnh hưởng
  • Symantec Norton Security Scan
  • AVG Free
  • BitDefender Free
  • Comodo Antivirus
muo-security-smb-password-boxsync.

Các ứng dụng dịch vụ đám mây được cho là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
  • Adobe Reader
  • Box Sync (client của dịch vụ lưu trữ box.net)
  • TeamView
Và cuối cùng là các tiện ích và installer
  • NET Reflector
  • Maltego CE
  • GitHub for Windows
  • PyCharm
  • IntelliJ IDEA
  • PHP Storm
  • Oracle JDK 8u31’s installer
Giải pháp trong khi chờ đợi các bản vá

Tinhte-tuong-lua.PNG
Microsoft tuyên bố rằng họ đang tìm cách khắc phục lỗ hổng nguy hiểm này. Vậy trước khi các bản vá được cập nhật, chúng ta nên làm gì? Theo lời khuyên từ các chuyên gia bảo mật tại Cylance, cách tốt nhất lúc này là ngăn chặn lưu lượng truy cập được gởi đi từ máy tính của người dùng qua TCP 139 và TCP 445. Điều này có thể được thực hiện bằng tường lửa hoặc cài đặt trên router của người dùng. Cách chặn bằng tường lửa trên Windows thì các bạn vào Control Panel -> Firewall -> chọn Advanced Settings -> Outbound Rules (cột bên trái) -> New Rule (cột bên phải) -> Đánh dấu chọn Port, nhấn Next -> Chọn TCP, gõ 139, 445 vào khung Specific remote ports, nhấn Next - > Chọn Block the connection, nhấn Next -> Next -> đặt tên cho rules, Finish. Còn cách chặn bằng router thì các bạn có thể tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng đi kèm.


Tham khảo MuO, Cylance
 

https://www.tinhte.vn/threads/redirect-to-smb-lo-hong-bao-mat-ton-tai-suot-18-nam-qua-tren-moi-phien-ban-windows.2451753/

 

 

APPLE WATCH TỪ A-Z

Đô Nguyễn
(PCWorldVN) Apple Watch sẽ chính thức được bán ra vào ngày 24/4/2015 và bạn đã có đủ thông tin để quyết định mua hay không mua dòng sản phẩm này chưa?
Apple Watch được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 9/2014 và được Apple chính thức cho phép đặt hàng trước vào ngày 10/4/2015. Sản phẩm sẽ chính thức được bán ra tại 9 thị trường là Mỹ, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông và Nhật Bản vào ngày 24/4/2015.
Dùng kết hợp với iPhone đời mới
Để có được nhiều tính năng hơn, Apple Watch phải hoạt động kết hợp với iPhone. Hiện tại, đồng hồ thông minh này chỉ có thể kết đôi (pair) và sử dụng với iPhone 5 trở lên (tức hiện tại chỉ tương thích với iPhone 5, 5c, 5s, 6 và 6 Plus) và không tương thích với bất cứ dòng smartphone nào khác.

Apple Watch chỉ phát huy sức mạnh khi kết hợp với iPhone.

Người dùng iPhone bắt buộc phải cài ứng dụng Apple Watch (được Apple tích hợp sẵn trên iOS 8.2) và thực hiện đa số các thiết lập quan trọng và nâng cao cho Apple Watch ngay trên ứng dụng này.

Chức năng tương tác cơ bản
Người dùng có thể tương tác với Apple Watch theo nhiều cách. Mặt đồng hồ được trang bị chức năng thao tác cảm ứng, tuy nhiên để giúp cho việc sử dụng được thoải mái hơn do kích thước màn hình nhỏ thì Apple đã trang bị thêm một nút xoay kỹ thuật số có tên Digital Crown để hỗ trợ nhiều chức năng thao tác hơn cho người dùng, chẳng hạn như phóng to thu nhỏ hình ảnh, bản đồ, thay đổi tùy chọn trong menu… bằng cách xoay nút này.
Nút Digital Crown cũng có chức năng nhấn để chọn. Có thể xem nút này giống như nút Home trên iPhone, giúp đưa giao diện đồng hồ về màn hình chủ. Một nút bấm khác của Apple Watch đảm nhận chức năng kích hoạt menu danh sách bạn bè Friends để gửi tin nhắn nhanh, thực hiện cuộc gọi hoặc các tương tác khác.
Apple Watch không có bàn phím ảo. Do đó nếu muốn nhập liệu, gửi tin nhắn thì bạn chỉ có cách là nói qua micro để đồng hồ nhận diện và chuyển thành văn bản. Cách này giống với Android Wear với Google Now, nhưng có vẻ như không có bàn phím sẽ rất khó khăn với các quốc gia không được hỗ trợ ngôn ngữ mà Siri có thể nhận diện. Apple Watch cũng có chức năng giao tiếp mới được gọi là “Digital Touch” (chạm kỹ thuật số) giúp bạn có thể vẽ hình ký tự, hình ảnh trên màn hình cảm ứng và gửi chúng đến bạn bè mình. Chức năng này khá giống với chức năng Doodle của Snapchat.

Màn hình cảm ứng nhận biết lực nhấn ở trên và các cảm biến Taptic ở mặt dưới của Apple Watch.

Công nghệ thao tác cảm ứng mới
Cho đến thời điểm hiện tại, Apple Watch là dòng thiết bị duy nhất của Apple và trên thế giới được trang bị màn hình cảm ứng có thể cảm nhận lực nhấn Force Touch. Màn hình của đồng hồ thông minh này cũng được tích hợp công nghệ hiển thị Retina hỗ trợ độ phân giải 272 x 340 pixel (phiên bản 38 mm) và 312 x 390 pixel (phiên bản 42 mm).
Màn hình Force Touch của Apple Watch có khả năng nhận diện được mức độ chạm nhẹ hay nhấn mạnh lên màn hình để từ đó đáp ứng tác vụ tương ứng trên các ứng dụng. Sản phẩm cũng được tích hợp một bộ truyền động tuyến tính với tên gọi Taptic Engine cho phép người dùng có được những cảm giác tự nhiên và “thật” hơn với từng kiểu phản hồi bằng âm báo (tác động thính giác) hay các kiểu rung trên cổ tay (tác động xúc giác) để bạn có thể cảm nhận dễ dàng trong mọi hoàn cảnh sử dụng.

Tương tác bằng giọng nói
Chức năng Siri có từ thế hệ iPhone 4S cũng có mặt trên dòng đồng hồ thông minh Apple Watch. Bạn có thể kích hoạt và gọi Siri bằng từ khóa “Hey, Siri” hoặc nhấn đè vào nút Digital Crown ở cạnh đồng hồ. Với Siri, người dùng có thể soạn thảo tin nhắn bằng giọng nói, dẫn đường hay tìm kiếm thông tin địa điểm, các sự kiện sắp diễn ra, chẳng hạn như phim sắp chiếu tại rạp gần nhất…

Thời lượng dùng pin và phương thức sạc
Có thể nói thời lượng dùng pin không phải là điểm nổi bật của Apple Watch nếu so với các dòng smartwatch khác hiện có trên thị trường. Trong thử nghiệm thực tế do chính Apple thực hiện để đo thời lượng dùng pin của dòng đồng hồ thông minh của mình, Apple đã sạc qua đêm cho đồng hồ thông minh này đầy pin, sau đó sử dụng với các tác vụ xem giờ, nhận thông báo, sử dụng một số ứng dụng và tập thể dục trong 30 phút thì thiết bị đạt mức 18 giờ sử dụng liên tục. Kết quả này được thực hiện trên phiên bản Apple Watch 38 mm, Apple cho biết thời lượng dùng pin của phiên bản 42 mm sẽ cao hơn.

Sạc từ tính MagSafe cho Apple Watch giúp người dùng tiện lợi hơn khi sạc pin.

Apple sử dụng một sản phẩm Apple Watch mẫu (preproduction) và kết đôi với một điện thoại iPhone thông qua ứng dụng Apple Watch tích hợp. Thời lượng 18 giờ dùng pin đạt được sau khi thực hiện 90 lần xem giờ, nhận 90 thông báo, 45 phút sử dụng ứng dụng và 30 phút tập thể dục kèm nghe nhạc từ iPhone qua Bluetooth. Tương tự, Apple Watch được kết đôi với iPhone để nhận cuộc gọi và thoại với loa và micro tích hợp thì đồng hồ thông minh này đạt mức sử dụng 3 giờ liên tục. Với phép thử chơi nhạc từ iPhone qua Bluetooth liên tục thì đồng hồ đạt 6,5 giờ, nhưng khi đeo Apple Watch để tập thể dục với cảm biến đo nhịp tim được kích hoạt thì đồng hồ đạt 7 giờ sử dụng.

Với phép thử Watch Test (chỉ dùng chức năng xem giờ) thì đồng hồ đạt đến mức 48 giờ sử dụng với 5 lần xem giờ trong 1 giờ, mỗi lần là 4 giây. Đặc biệt, khi kích hoạt tính năng tự động bật chế độ tiết kiệm năng lượng (Power Reserve) khi pin sắp hết thì đồng hồ có thể đạt thời lượng dùng pin đến 72 giờ mới hết pin (4 lần xem trong 1 giờ, mỗi lần 4 giây).

Không sử dụng các chuẩn sạc qua cổng micro-USB như các smartwatch hiện nay hay Lightning như iPhone/iPad mà Apple sử dụng phương thức sạc từ tính cho Apple Watch. Thực tế thì kiểu đầu sạc này đã và đang được áp dụng trên các dòng MacBook nhưng được cải tiến để phù hợp cho Apple Watch. Sạc MagSafe dành cho Apple Watch được trang bị đầu kết nối từ tính giúp sạc pin dễ dàng vào ban đêm mà không cần lọ mọ tìm khe cắm. Trong phép thử thời gian sạc của Apple cho kết quả 1,5 giờ là pin đạt mốc 80%, sạc đầy pin mất đến 2,5 giờ. Apple cũng bán hai mẫu sạc dành cho Apple Watch trên Apple Store với giá 29 USD (cho mẫu có chiều dài cáp 1 m) và 39 USD (mẫu có chiều dài cáp 2 m).

Chức năng trên màn hình chủ
Giao diện hiển thị giờ trên Apple Watch được hãng cung cấp nhiều tùy chọn để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, từ kiểu cổ điển, sang trọng, đơn giản cho đến vui nhộn. Trong thời gian tới, Apple cũng sẽ cho phép người dùng tải thêm những giao diện mặt đồng hồ mới do bên thứ ba phát triển bên cạnh những mẫu sẵn có tích hợp.

Thông tin thời tiết trên Apple Watch

Trên màn hình chủ này, bên cạnh ngày giờ, bạn cũng có thể cho hiển thị tình trạng thời tiết, thông tin trăng, chứng khoán, vị trí hiện tại của người dùng trong Hệ mặt trời… Apple Watch có chức năng Glances trên màn hình chủ giúp người dùng truy cập vào nhiều tính năng và xem thông tin chi tiết bằng cách vuốt qua lại, lên xuống, như chuyển sang giao diện đồng hồ bấm giờ, xem thời tiết theo ngày, giờ hay thay đổi màu nền của mặt đồng hồ để đồng bộ với dây đeo… Người dùng cũng có thể thay đổi hình nền đồng hồ với một bức ảnh bất kỳ.
Apple cho biết có thể hiển thị giờ chuẩn quốc tế với độ chính xác đến 50 mili giây. Thiết bị cũng có thể cập nhật giờ theo từng múi giờ khi người dùng di chuyển.

Số lượng đồng hồ thông minh Apple Watch mà đại gia công nghệ Mỹ đặt hàng để chuẩn bị cho đợt mở bán đầu tiên dự kiến vào ngày 24/4 tới ở mức 3 triệu chiếc. Các nhà phân tích dự báo Apple sẽ cho xuất xưởng khoảng 8,5 triệu chiếc Apple Watch trong năm 2015. Ngoài ra, Quanta - nhà sản xuất chính mẫu Apple Watch,  đang thuê thêm lao động để đảm bảo sản xuất đủ số lượng đơn đặt hàng cho phía đối tác Mỹ. Bên cạnh đó, công ty điện tử Hon Hai thuộc tập đoàn Foxconn cũng tham gia vào guồng sản xuất Apple Watch như là một nhà cung ứng thứ 2 cho Apple.


Ứng dụng cho Apple Watch
Apple Watch được cài sẵn nhiều ứng dụng cần thiết để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết tại www.apple.com/watch/built-in-apps. Người dùng có thể cài thêm các ứng dụng của bên thứ ba từ kho Apple Watch App Store qua tiện ích Apple Watch trên iPhone. Hãng cũng đã tung ra công cụ phát triển Watch Kit để các lập trình có thể tạo ra các ứng dụng dành cho thế hệ đồng hồ thông minh mới của mình.

Có thể điều khiển nhạc trên iPhone với Apple Watch.
 
Apple chuẩn bị khá kỹ càng cho kho ứng dụng bổ sung và các tiện ích cài sẵn, từ chức năng hẹn giờ tương tự như iPhone với ứng dụng Alarm, công cụ giám sát các cử động, di chuyển của người dùng với Activity, ứng dụng xem lịch, nhắc việc Calendar, chụp ảnh với iPhone với Camera Remote cho đến tiện ích quản lý email (Mail). Bên cạnh đó, Apple Watch cũng được cài sẵn công cụ xem và chỉ đường Maps, nhắn và nhận tin Message, điều khiển nhạc trên iPhone, ứng dụng quản lý thẻ tín dụng, thanh toán Passbook (hoạt động với Apple Pay). Ứng dụng Phone giúp nhận và thực hiện cuộc gọi với iPhone, tiện ích Remote giúp điều khiển Apple TV, iTunes, iTunes Radio với Apple Watch, xem giờ quốc tế với World Clock và nhiều tiện ích khác nữa. Chức năng Settings trên Apple Watch giúp tinh chỉnh nhanh kết nối Bluetooth, chế độ Airplane Mode, tắt mở âm hay chế độ “Đừng làm phiền” (Do Not Disturb).
 
Có nhiều tùy chọn giao diện mặt đồng hồ cho đồng bộ với dây đeo và phong cách người dùng.

Chức năng giám sát sức khỏe và thanh toán
Với hai tiện ích cài sẵn Activity và Workout, Apple Watch đưa ra những mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người sử dụng và sử dụng kết hợp với các ứng dụng liên quan khác dựa trên những cảm biến tích hợp. Trên Apple Watch có gia tốc kế như smartphone, cảm biến đo nhịp tim có thể sử dụng đèn hồng ngoại, LED và đi-ốt tách sóng quang (photodiode).

Chức năng theo dõi sức khỏe được chú trọng trên Apple Watch.

Ứng dụng Activity cài sẵn trên Apple Watch thu thập những dữ liệu liên quan đến thể chất như lượng calo đã tiêu hao và bao lâu thì chủ nhân có được thể lực như ý. Ứng dụng Workout có thể cung cấp thông tin chi tiết cho các hoạt động tập thể dục như chạy bộ và đi xe đạp. Trong khi đó, ứng dụng Health trên iPhone giúp bạn chia sẻ những dữ liệu thu được từ các cảm biến trên đồng hồ đến các ứng dụng của bên thứ ba khác.

Apple Watch có thể thực hiện thanh toán di động với Apple Pay.

Như đã nhắc đến ở trên, chức năng thanh toán với Apple Pay (hệ thống thanh toán trên di động mới có thể thay thế cho các thẻ thanh toán truyền thống) cũng được tích hợp trên dòng đồng hồ thông minh này. Apple Pay sẽ giúp người dùng có thể quét Apple Watch tại các quầy thanh toán để trả tiền mua sản phẩm, dịch vụ nào đó mà không cần đến thẻ tín dụng.

Các mẫu và giá của Apple Watch
Apple Watch được bán ra với nhiều mẫu mã và dây đeo nhưng chỉ có 3 dòng chính là Apple Watch Sport, Apple Watch và Apple Watch Edition. Mỗi dòng đều có hai lựa chọn về kích thước mặt đồng hồ là 38 mm và 42 mm để phù hợp với kích thước cổ tay và giới tính của người dùng. Apple Watch cũng sẽ được bán kèm với cáp sạc từ tính, adapter sạc USB, sách hướng dẫn và hai dây đeo với kích thước khác nhau nhưng thiết kế kiểu dáng giống nhau.
Về giá cả, Apple Watch có các mức giá chi tiết tương ứng với các lựa chọn cho từng dòng và dây đeo như sau:

Dòng Apple Watch Sport
•  Phiên bản Silver Aluminum Case (vỏ kim loại nhôm màu bạc) với các mẫu dây đeo thể thao (Sport Band) màu trắng, xanh da trời, xanh lá và hồng: 349 USD (38 mm) và 399 USD (42 mm)
• Phiên bản Space Gray Aluminum Case (vỏ kim loại màu xám) có một lựa chọn dây đeo thể thao màu đen (Black Sport Band) giá 349 USD (38 mm) và 399 USD (42 mm)


Dòng Apple Watch
•  Phiên bản vỏ thép không rỉ (Stainless Steel Case) với hai lựa chọn dây đeo thể thao màu trắng và đen, giá bán 559 USD (38 mm) và 599 USD (42 mm)
• Phiên bản vỏ thép không rỉ với dây đeo khóa cổ điển (Black Classic Buckle) có giá 649 USD (38 mm) và 699 USD (42 mm)
• Phiên bản vỏ thép không rỉ với dây đeo Milanese Loop có giá 649 USD (38mm) và 699 USD (42 mm)
•  Phiên bản vỏ thép không rỉ với dây đeo khóa hiện đại (Modern Buckle) có các màu đen, xanh đậm, hồng phấn và nâu, có giá 749 USD (chỉ có kích thước 38 mm)
• Phiên bản vỏ thép không rỉ với dây đeo da (Leather Loop) màu đen, xanh da trời nhạt, nâu nhạt và màu đá Stone, giá 699 USD (chỉ có kích thước 42 mm)
• Phiên bản vỏ thép không rỉ với dây đeo vòng Link Bracelet có giá 949 USD (38mm) và 999 USD (42 mm)
•  Phiên bản vỏ màu đen không gian (Space Black Case) kèm dây đeo thép không rỉ cùng màu (Space Black Stainless Steel Link Bracelet) có giá 1.049 (38 mm) và 1.099 USD (42mm).


Dòng Apple Watch Edition
• Phiên bản vỏ bằng vàng 18K màu Rose với dây đeo thể thao trắng có giá 10.000 USD (38 mm) và 12.000 USD (42 mm)
• Phiên bản vỏ bằng vàng 18K màu Yellow với dây đeo thể thao đen có giá 10.000 USD (38 mm) và 12.000 USD (42 mm)
•  Phiên bản vỏ bằng vàng 18K màu Rose với dây đeo khóa hiện đại (Modern Buckle) màu Rose Gray và Bright Red có giá 17.000 USD (chỉ có một lựa chọn 38 mm)
• Phiên bản vỏ bằng vàng 18K màu Yellow với dây đeo khóa cổ điển màu đen và xanh da trời đậm, giá 15.000 USD (chỉ có một lựa chọn 42 mm).
 PC World VN, 04/2015 


http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/song-va-cong-nghe/2015/04/1238810/apple-watch-tu-a-z/