Cụ thể ba mẫu bo mạch chủ dòng Gaming của Gigabyte là GA-Z170X Gaming G1, GT và GA-Z170X Gaming 7 vừa được cập nhật phiên bản firmware mới chip điều khiển giao tiếp Thunderbolt. Và dây cũng là những sản phẩm đầu tiên của Gigabyte hỗ trợ chuẩn giao tiếp Thunderbolt 3 mới thông qua kết nối USB type C có sẵn trên bo mạch.
Khác với Thunderbolt 1 và 2 trước đây sử dụng kết nối mini DisplayPort, đặc tả kỹ thuật Thunderbolt 3 sẽ sử dụng USB type C để truyền dữ liệu với tốc độ đạt 40 Gb/s (tương đương 5 GB/s); tức nhanh hơn gấp 4 lần so với USB 3.1 và gấp đôi so với Thunderbolt 2.
Tương tự DisplayPort 1.2 thì băng thông Thunderbolt 3 đủ rộng để truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh dạng nén lẫn không nén hiển thị trên cả 2 màn hình độ phân giải 4K cùng lúc. Bên cạnh đó, Thunderbolt 3 còn có khả năng cấp nguồn cho thiết bị khi kết nối với mức công suất đạt 100W nếu hợp chuẩn USB PD mà vẫn đảm bảo việc truyền nhận dữ liệu bình thường.
Bạn có thể tải về bản cập nhật firmware mới tại website của Gigabyte hoặc nhấn vào liên kết sản phẩm tương ứng với GA-Z170X Gaming G1, Gaming GT và GA-Z170X Gaming 7.
Nguồn tham khảo: Tomshardware.com
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
CÁCH THỨC NÂNG CẤP MỚI CỦA WINDOWS 10 SẼ TÌM CÁCH "QUA MẶT" NGƯỜI DÙNG TINH VI HƠN
Theo thông tin mới nhất do Microsoft cung cấp thì đã có hơn 120 triệu thiết bị nâng cấp lên hệ điều hành Windows 10 kể từ ngày chính thức phát hành đến tay người dùng hồi 29/07. Tuy nhiên, công ty này vào ngày hôm qua đã tiếp tục công bố sẽ có vài thay đổi đối với việc nâng cấp nhằm giúp người dùng dễ dàng có được hệ điều hành mang nhiều kỳ vọng của họ, trong đó đồng thời "niềm nở" hơn đối với những người dùng đang sử dụng các phiên bản Windows bất hợp pháp.
Cụ thể hơn, Microsoft ý thức được rằng những người đang cài đặt hệ điều hành Windows 7 và 8.1 "non genuine" đã rất sáng tạo trong việc tìm được cách nâng cấp lên Windows 10. Và càng ngạc nhiên hơn khi những người đã tìm cách lên Windows 10 lậu lại sau đó chấp nhận bỏ tiền ra mua mã kích hoạt bản quyền hợp pháp trên cửa hàng Windows Store. Thành ra Microsoft chộp ngay lấy cơ hội vàng này để cho phép chỉ cần một cú click chuột là những ai đang dùng bản Windows bẻ khóa đều có thể có được quyền lợi hợp pháp bằng cách điền vào mã kích hoạt mà họ đã có được một cách hợp lệ từ đâu đó. Hay nói dễ hiểu hơn, Microsoft sẽ ra tay giúp tất cả những người dùng lầm lạc nhanh chóng quay đầu là bờ. Dự kiến một khi giải pháp này áp dụng thành công ở Mỹ thì Microsoft sẽ tiếp tục mở rộng ra cho các thị trường khác trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển vốn nổi cộm về sở thích dùng phần mềm chùa.
Microsoft cũng đồng thời công bố thêm các thay đổi về việc nâng cấp ở những người dùng Windows hợp lệ. Tin tốt đầu tiên là cuối cùng thì Microsoft đã cho phép người dùng tắt thông báo nhắc nâng cấp vĩnh viễn. Không phải người dùng nào cũng có nhu cầu nâng cấp lên Windows 10, nên việc liên tục bị đập vào mặt thông báo nhắc nâng cấp hiển nhiên là hết sức khó chịu. Do vậy, Microsoft chấp nhận tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người dùng. Nhưng đồng thời họ biến tấu việc nâng cấp theo một cách tinh vi hơn và sẽ dễ dàng qua mặt những người dùng bất cẩn.
Theo đó, không bao lâu nữa thì lựa chọn nâng cấp lên Windows 10 sẽ được đổi thành "Cập nhật tùy chọn - Optional Update" ở mục Windows Update của Windows 7 và 8.1. Với chiêu thay hình đổi dạng như vậy, những người dùng nào có thói quen chấp nhận cài đặt các cập nhật tùy chọn một cách vô tội vạ, tất sẽ tải luôn về Windows 10 cho dù trong thâm tâm hoàn toàn không mong muốn. Trò "tháu cáy" này thậm chí còn hay ho hơn khi Microsoft sẽ ghi chú bản nâng cấp Windows 10 thành "Gói cập nhật khuyến nghị - Recommended Update", và theo mặc định thì tất cả những cập nhật dạng này đều sẽ được tự động tải về trừ khi người dùng tự tắt thủ công.
Tóm lại, có thể nói với chiêu lùi một bước (chấp nhận cho phép tắt thông báo nhắc nâng cấp) nhưng lại tiến ba bước (bằng các hình thức ẩn mình trong các lựa chọn cập nhật quen thuộc vô hại) thì chắc chắn sẽ có không ít người dùng vô tình nhấn Next next và Yes yes để rồi bay thẳng lên Windows 10 trong hối hận muộn màng. Nhưng hãy yên tâm, thật sự thì sau khi lên Windows 10 dù bị lừa phỉnh hay tự nguyện thì người dùng vẫn có 31 ngày để quay trở về phiên bản hệ điều hành trước đó, trong trường hợp cảm thấy Windows 10 chưa đáp ứng tốt nhu cầu làm việc.
Nguồn Slash Gear
http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/1104808-cach-thuc-nang-cap-moi-cua.html
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
#MICROSOFT STORE LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC TỚI NAY CỦA MICROSOFT CHÍNH THỨC MỞ CỬA #FLAGSHIP STORE #ĐẠI LỘ FIFTH AVENUE, NEW YORK CITY
Quote:
Cửa hàng Microsoft Store mới với quy mô rất lớn tại đại lộ Fifth Avenue của thành phố New York, Mỹ, chỉ cách vài dãy nhà so với cửa hàng Apple Store nổi tiếng của Apple. Đây là cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Microsoft được đánh dấu "flagship" đồng thời là store lớn nhất tính tới thời điểm này của hãng. Tại buổi lễ khai trương, đã có rất nhiều quan chức lớn ở Microsoft tới tham dự như Panos Panay, Kevin Turner, Bill Madden, Richard Buery... |
Quote:
Microsoft flagship store đạt diện tích rộng và có tới tận 5 tầng
trong đó 3 tầng để phục vụ các khách hàng. Tòa nhà được thiết kế bằng
kính để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ các sản phẩm và nội
thất bên trong tương tự như Apple Store. Tầng 1 của tòa nhà sẽ là nơi Microsoft trưng bày toàn bộ các sản phẩm phần cứng mới nhất của mình từ các smartphone Lumia mới ra mắt như Lumia 950/950 XL cho đến các máy tính bảng Surface Book, Surface Pro 4 cùng các sản phẩm phần cứng nổi bật khác tới từ đối tác của Microsoft. Điểm đặc biệt là các sản phẩm trưng bày của Micrsofot sẽ không bị gắn dây chống trộm, cho phép người dùng có thể thoải mái cầm nắm và trải nghiệm sản phẩm của họ. Có vẻ như Micrsosoft rất tin tưởng vào khách hàng và hệ thống bảo mật của mình. |
Quote:
|
Quote:
|
Quote:
Trong khi đó, ở tầng 2, Microsoft thiết kế hẳn 1 hội trường lớn để các nhân viên của hãng có thể tổ chức sự kiện hay những buổi hội thảo giới thiệu cho các khách hàng. Như vậy, trong tương lai, cửa hàng "khủng" của Microsoft sẽ là nơi quy tụ những tinh túy của Microsoft và là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ yêu thích sản phẩm, dịch vụ Microsoft. Ngoài việc tổ chức hội trường lớn, Microsoft cũng không quên bố trí không gian riêng để khách tham quan có thể tải nghiệm máy chơi game Xbox cùng nhiều phụ kiện khác của hãng. |
Quote:
|
Quote:
|
Quote:
Còn tầng thứ 3 thì là nơi để gã khổng lồ công nghệ vùng Redmond
trưng bày các sản phẩm tới từ Dell, một trong những đối tác lớn của
hãng. Đây là một phần trong những chiến lược mà Microsoft thực hiện để
hỗ trợ cho những ai đã và đang sát cánh cùng với họ. Được biết, ngoài cửa hàng "khủng" Microsoft Store mới mở ở đại lộ Fifth Avenue, Microsoft còn có hơn 160 chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ khác từ các đối tác liên kết của hãng, với tổng cộng 19 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. |
https://vozforums.com/showthread.php?t=3942685&page=1349
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
HIỆU ỨNG ZENO ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH, MẬT MÃ VÀ MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ CÓ THÊM TRIỂN VỌNG MỚI
"Một nguyên tử trong trạng thái lượng tử sẽ không thay đổi trạng thái khi bạn đo lường, theo dõi nó" Đây là giả thuyết về hiệu ứng Zeno mà các nhà khoa học đã dự đoán từ lâu, tưởng chừng như chuyện đùa nhưng mới đây Đại học Cornell đã chứng mình đó là sự thật.
Khi đang quan sát các nguyên tử cực lạnh trong đám mây khí Rubidium, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng miễn là bạn còn quan sát nó thì nó không hề di chuyển xung quanh. Cụ thể hơn, các nhà khoa học thường dùng laser để đo lường các đặc tính của nguyên tử đó và họ càng đo lâu thì chúng càng ít di chuyển. Nhưng ngay khi giảm cường độ laser hoặc tắt đi hoàn toàn thì các nguyên tử lại di chuyển tự do xung quanh.
Khám phá lần này hứa hẹn tạo ra bước tiến lớn trong sự phát triển của máy tính lượng tử. Đầu tiên, điều này chứng minh tính khả thi của mật mã lượng tử - nếu được áp dụng, hacker không thể nào đánh cắp được dữ liệu mà không phá hủy nó. Đồng thời, nếu dựa theo cách này để ngăn chặn nguyên tử di chuyển theo ý muốn, các nhà nghiên cứu có thể tạo nên các loại cảm biến lượng tử và thiết bị chuyển mạch vô cùng nhạy cảm, có tác dụng ngay khi nguyên tử di chuyển chậm lại,... Tất nhiên, đây chỉ là một trong những bước tiến sơ khai của máy tính lượng tử nhưng rõ ràng, chúng ta lại có thêm một bằng chứng cho thấy tính khả thi của nó trong tương lai.
https://tinhte.vn/threads/hieu-ung-zeno-da-duoc-chung-minh-mat-ma-va-may-tinh-luong-tu-co-them-trien-vong-moi.2521889/
MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ LÀ GÌ VÀ CON NGƯỜI ĐÃ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÀY ĐẾN ĐÂU?
Máy tính lượng tử hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong thế giới kỹ thuật số. Tuy nhiên, con người sẽ khai thác năng lượng từ cơ học lượng tử như thế nào? Đó còn là câu hỏi không chỉ dành cho các bạn mà còn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và hãng sản xuất máy tính. Vật thật sự thì máy tính lượng tử là gì và công nghệ này đã phát triển tới đâu? Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin nhằm trả lời cho các thắc mắc nói trên.
Điện toán lượng tử là gì?
Các hệ vật thể lượng tử có thể tồn tại tại nhiều trạng thái khác nhau cùng một lúc và được gọi là trạng thái chồng chập lẫn nhau. Ý tưởng máy tính lượng tử được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1980 bởi nhà toán học người Đức gốc Nga Yuri Manin bằng cách sử dụng các hiệu ứng chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các tính toán trên dữ liệu đưa vào.
Khác với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor đòi hỏi cần phải mã hóa dữ liệu thành các chữ số nhị phân, mỗi số được gán cho 1 trong 2 trạng thái nhất định là 0 hoặc 1, tính toán lượng tử sử dụng các bit lượng tử ở trong trạng thái chồng chập để tính toán. Điều này có nghĩa là 1 bit lượng tử (đơn vị cơ bản của thông tin trong điện toán, viết tắt là qubit) có thể có giá trị 0 và 1 ở cùng 1 thời điểm.
Việc đánh giá giá trị của qubit được thể hiện qua thí nghiệm đồng xu của David Deutsch và Richard Jozsa, hai nhà tiên phong trong lĩnh vực tính toán lượng tử. Thông thường, để xem hai mặt của một đồng xu ta phải lật nó lại. Như vậy là mất hai bước. Trong khi đó, Deutsch và Jozsa dùng tính toán lượng tử để cùng lúc xem cả hai mặt của một đồng xu (giả tưởng) sau khi nó được tung lên. Một qubit sẽ là sự kết hợp bình quân giữa mặt sấp và mặt ngửa.
Về mặt lý thuyết, một máy tính có nhiều qubit có khả năng xử lý một lượng tác vụ vô cùng lớn như tính toán số học hoặc thực hiện tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu cực lớn trong thời gian nhanh hơn nhiều so với các máy tính thông thường. Một máy tính lượng tử còn có thể giải quyết cực nhanh những vấn đề phức tạp mà các siêu máy tính hiện nay dù mất hàng triệu năm vẫn không tìm ra được lời giải đáp.
Thậm chí, một máy tính lượng tử có khả năng giải được các vấn đề phức tạp nhanh hơn so với máy tính cổ điển sử dụng thuật toán tốt nhất hiện nay, điển hình như thuật toán Shor để phân tích số tự nhiên thành số nguyên tố hoặc thuật toán Simon.
Đã có ai chế tạo ra máy tính lượng tử hay chưa?
Trên thực tế, nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đã chế tạo ra các thiết bị có khả năng thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ qubit. Tuy nhiên, thậm chí các nhà nghiên cứu đã mất một thời gian dài mà vẫn chưa tạo ra được các thiết bị mạnh tương đương máy tính bỏ túi. Thành công ấn tượng nhất là phân tích số 21 ra thành 2 thừa số là 7 và 3.
Và rồi vào năm 2007, công ty D-Wave tại Canada đã công bố chiếc máy tính lượng tử đầu tiên có khả năng thương mại hóa đầu tiên mang tên D-Wave One. Theo mô tả từ D-Wave thì đây là cỗ máy tính lượng tử sử dụng tiến trình "phép tôi luyện lượng tử" với hệ thống 128 qubits. Số qubit này phân thành 16 ngăn, mỗi ngăn 8 qbits và được tạo ra bởi các vòng siêu dẫn.
Tiếp theo, D-Wave cho ra đời phiên bản thứ 2 của máy tính lượng tử mang tên D-Wave 2. Đó là một chiếc hộp đen cao 3 mét, bên trong chứa con chip máy tính niobium được làm lạnh ở -273 độ C. Theo lý thuyết, D-Wave có khả năng giải quyết được những vấn đề mà các siêu máy tính phải mất vài thế kỷ mới làm được trên nhiều lĩnh vực, từ mật mã tới công nghệ nano, từ dược phẩm tới trí thông minh nhân tạo.
D-Wave có rất ít các khách hàng do tính rủi ro của dự án và cái giá quá đắt: từ 10 đến 15 triệu đô la. Chủ yếu chỉ có những tổ chức chính phủ, quốc phòng,... nhằm tiến hành thực nghiệm lẫn nghiên cứu lý thuyết. Theo báo cáo thì gần đây Google cũng đã bắt tay với NASA nhằm thực hiện nghiên cứu điện toán lượng tử bằng cỗ máy D-Wave.
Vậy D-Wave đã được sử dụng như thế nào?
Hãng D-Wave mô tả đó là một cỗ máy hoạt động theo phương pháp lượng tử và có thể thực hiện tính toán. Dù vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa tìm ra cách vận dụng cỗ máy D-Wave vào công tác thực tiễn nghiên cứu. Nhà khoa học Matthias Troyer tại Viện khoa học công nghệ Zurich, Thụy Sĩ cho biết: "Không ai biết D-Wave có thật sự là máy tính lượng tử? Đây thật sự là một dự án đầy rủi ro và có tính lý thuyết hơn là thực tế. Nếu có ai đó đưa ra một minh chứng rõ ràng, đó thật sự là một bước đột phá tuyệt vời."
Từ hồi đầu năm nay, Troyer đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu nhằm kiểm chứng cỗ máy D-Wave 2 tại tập đoàn công nghệ Google. Và kết quả cuối cùng khá đáng thất vọng là không hề có sự tăng tốc lượng tử diễn ra bên trong D-Wave 2. Bên cạnh đó, chưa có ai có thể sử dụng D-Wave để thực hiện tính toán cụ thể như các máy tính cổ điển. Để thực hiện điều này cần phải phát triển một thuật toán lượng tử đặc biệt với cấu trúc hoàn toàn khác so với phần mềm máy tính thông thường. Bên cạnh đó, các bài kiểm tra vẫn chưa chứng minh được ưu thế vượt trội của việc tăng tốc lượng tử so với các máy tính thông thường.
Do đó, cho tới hiện tại, cỗ máy trên chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm tiếp tục phát triển lý thuyết hơn là được sử dụng thực tiễn. Chưa có ai biết được thuyết tăng tốc lượng tử sẽ được dịch sang các hành động trong thế giới thực bằng cách nào. Hiện tại, cả phương diện thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết đều đã và đang được triển khai thực hiện bởi các tổ chức có sở hữu máy tính lượng tử.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng máy tính D-Wave như thế nào?
Các bài kiểm tra được đặt ra dựa trên ưu thế của máy tính lượng tử so với máy tính thông thường. Điển hình như là vấn đề phân tích độ cao thấp của cảnh quan có nhiều đồi núi. Theo cách phân tích của máy tính thông thường sẽ kiểm tra toàn bộ các ngọn núi, sau đó so sánh và chọn ra ngọn núi thấp nhất. Quá trình này sẽ mất thời gian khá lâu. Trong khi đó, máy tính lượng tử chọn một cách rất riêng được ví như là "tạo một đường hầm" nhằm tìm ra được ngọn núi thấp nhất và dĩ nhiên, quá trình thực hiện vô cùng nhanh chóng.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các thử nghiệm chưa đủ khó khăn để so sánh ưu thế vượt trội của máy tính lượng tử so với máy tính thông thường. Điều này đã tạo nên sự nghi ngờ rằng hoặc D-Wave chưa đủ điều kiện để trở thành máy tính lượng tử, hoặc con người chưa tạo ra được các bài kiểm tra nhằm "ép" D-Wave hoạt động hết công suất.
Vadim Smelyanskiy, nhà khoa học tại phòng thí nghiệm điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo của NASA cho biết: "Cỗ máy D-Wave vẫn chỉ là sử dụng nguồn lực truyền thống thay vì ứng dụng cơ học lượng tử để thực hiện tính toán." Từ trước đến nay, NASA đã hợp tác với Google nhằm thực hiện nghiên cứu ngay trên cỗ máy D-Wave. Phía hãng D-Wave tuyên bố rằng các thử nghiệm được đưa ra vẫn còn quá dễ dàng đối với cỗ máy của họ và cần phải có một bài kiểm tra nào đủ độ khó mới có thể chứng minh được sức mạnh của nó.
Vậy đã có giải pháp nào cho cuộc tranh cãi trên?
Cho tới hiện tại, Smelyanskiy là nhà nghiên cứu cho dự án hợp tác nghiên cứu điện toán lượng tử do NASA và Google hợp tác thực hiện. Smelyanskiy cho biết rằng dự án vẫn chưa đạt được thành tựu đột phá và vẫn cần ít nhất là từ 15 đến 25 năm nữa để chứng minh cỗ máy trên thật sự "lượng tử". Ông chia sẻ rằng việc so sánh cũng tương tự như đi tìm sự khác nhau của máy tính cơ học do Charles Babbage chế tạo hồi thế kỷ 19 so với các máy tính mạnh mẽ ngày nay vậy.
Nói một cách đơn giản là phải thử sử dụng một thứ gì đó đòi hỏi sức mạnh xử lý vô cùng lớn và thực hiện trên cả 2 cỗ máy nhằm phân định khả năng của chúng. Tại thời điểm hiện tại, D-Wave vẫn là một cỗ máy mà chúng ta chưa biết được hết khả năng của nó. Nếu làm sáng tỏ được vấn đề này sẽ tạo ra được một kết quả hết sức ấn tượng. Đây có thể coi như một cuộc cách mạng thay đổi nền văn minh kỹ thuật số của nhân loại.
Vậy khi nào thì chúng ta mới có thể sở hữu máy tính lượng tử để phục vụ cho nhu cầu cá nhân?
Nhà nghiên cứu Smelyanskiy đã trả lời cho câu hỏi này rằng: "Cho dù máy tính lượng tử trong tương lai sẽ biến đổi như thế nào cũng đừng mong đợi sở hữu một sản phẩm cho riêng mình. Đây sẽ là một thiết bị chuyên dụng nhằm giải quyết các vấn đề vô cùng phức tạp và quan trọng của loài người hơn là thực hiện những việc giống như máy tính truyền thống, laptop hay iPhone. Máy tính lượng tử không phải là thứ đặt trên bàn làm việc ở mỗi gia đình trong tương lai."
https://tinhte.vn/threads/may-tinh-luong-tu-la-gi-va-con-nguoi-da-phat-trien-cong-nghe-nay-den-dau.2318643/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)