Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

SPACEX ĐỆ ĐƠN LÊN FCC XIN GIẤY PHÉP THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ INTERNET VỆ TINH

Elon_Musk.

SpaceX đã vừa đệ đơn lên Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) nhằm xin cấp giấy phép thử nghiệm dự án phủ sóng Internet tốc độ cao bằng vệ tinh.

Elon Musk đã công bố về dự án này hồi tháng 1 năm nay và đã được Google cùng Fidelity đầu tư 1 tỉ USD. Ý tưởng của ông là sử dụng một mạng lưới gồm 4000 vệ tinh nhỏ, chi phí thấp được phóng lên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất bằng tên lửa đẩy Falcon 9 và kết nối với các trạm tín hiệu đặt tại bờ Tây nước Mỹ.

Liệu công nghệ ăng-ten này sẽ có thể cung cấp kết nối Internet tốc độ cao cho nhiều thiết bị trên mặt đất? SpaceX cần giấy phép từ FCC để bắt đầu thử nghiệm vào đầu năm sau. Nếu thành công, dịch vụ Internet vệ tinh của SpaceX sẽ được phát hành rộng khắp trong vòng 5 năm tới. SpaceX cũng sẽ chuyển mình từ một công ty hàng không không gian (làm tên lửa đẩy Falcon 9 và vận tải không gian bằng tàu Dragon) thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn và có thể qua mặt những công ty gạo cội khác tại các thị trường đang phát triển, tạo cơ hội tiếp cận với Internet cho hàng tỉ người trên thế giới.

Internet_vệ_tinh.

Elon Musk đang đứng trước một cơ hội lớn để hiện thực hóa ý tưởng của mình bởi ông có tên lửa đẩy riêng và ông cho rằng phi đội vệ tinh "ruồi" của mình sẽ hiệu quả và rẻ hơn so với những thứ tương tự nhưng to lớn, khó triển khai và khó thay thế.

Những kênh truyền hình như Dish Network và DirecTV trong nhiều năm qua vẫn phụ thuộc vào một số vệ tinh cũ đang bay ở quỹ đạo xa Trái Đất và cũng chỉ có thể phát sóng tại một số khu vực nhất định. Trong khi đó, mạng lưới vệ tinh ruồi của SpaceX sẽ rải quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp, truyền tin Internet qua lại để tạo nên kết nối ổn định hơn và phạm vi phủ sóng rộng hơn.

Có một điều đáng chú ý là Musk không phải là người duy nhất theo đuổi ý tưởng này. Đối thủ của Elon Musk - Richard Branson, người sáng lập công ty hàng không không gian Virgan Galactic cũng tham vọng bước chân vào lĩnh vực Internet vệ tinh khi hợp tác và hỗ trợ cho một công ty có tên OneWeb do Greg Wyler sáng lập. Wyler cũng tham gia thanh lập O3b Networks - dịch vụ Internet vệ tinh hiện đã có 12 vệ tinh trên quỹ đạo, cung cấp Internet cho 40 khách hàng bao gồm nhiều trường đại học và tổ chức chính phủ.

Liệu Elon Musk sẽ thành công?

Elon_Musk.

Một số nhà phân tích cho rằng công nghệ này rất hứa hẹn nhưng công tác chuẩn bị là khó khăn lớn nhất. Ý tưởng cung cấp Internet từ không gian đã là một giấc mơ của nhiều ông trùm kinh doanh, điển hình là Bill Gate vào những năm 1990. Teledesic - một công ty được Bill Gates gây quỹ dưới sự điều hành của Craig McCaw và hoàng tử Ả Rập đã cố gắng triển khai một kế hoạch tương tự, sử dụng các vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp để cung cấp truy cập Internet. Tuy nhiên, chi phí đã bị đội lên đến hơn 9 tỉ USD và dự án bị hủy bỏ.

Gân đây hơn, Facebook cũng đã vừa hủy bỏ dự án chế tạo một vệ tinh trị giá 500 triệu USD để cung cấp dịch vụ Interent toàn cầu. LightSquared - một công ty từng được FCC chống lưng với kế hoạch tương tự cũng đã giải thể sau 3 năm theo đuổi.

Tuy nhiên bài toán chi phí có thể được giải quyết nhờ sử dụng vệ tinh nhỏ. Chúng có thể được chế tạo trong nhà do đó chi phí sản xuất và vận hành đều rẻ hơn. Paul Gallant - nhà phân tích đến từ công ty đầu tư Guggenhaim Partners nói: "Tôi nghĩ bảng thành tích về những phát kiến đáng nể của Elon Musk sẽ khiến ý tưởng kinh doanh này thu hút và nhận được sự hỗ trợ của FCC."

 

https://www.tinhte.vn/threads/spacex-de-don-len-fcc-xin-giay-phep-thu-nghiem-dich-vu-internet-ve-tinh.2470394/

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

GOOGLE CARDBOARD: CÂU CHUYỆN LẠ LÙNG VỀ VIỆC GOOGLE THAM GIA VÀO MẢNG THỰC TẾ ẢO

Google_Cardboard_thuc_te_ao_HEADER.
Cardboard là một thiết bị rất đặc biệt của Google. Nó là một tấm bìa carton có thể xếp thành một chiếc kính thực tế ảo (VR), người dùng chỉ cần nhét smartphone của mình vào là đã có thể trải nghiệm nội dung VR. Cardboard lần đầu tiên xuất hiện hồi năm ngoái như một món đồ tặng kèm cho những ai tham dự hội nghị Google I/O 2014, sau đó được phân phối rộng rãi dưới dạng bản vẽ kĩ thuật để ai cũng có thể tự mình làm ra một chiếc kính tương tự. Và phía sau sự ra đời của Cardboard là cả một câu chuyện thú vị, từ một dự án mà nhân viên Google chỉ dành 20% thời gian phát triển đã biến thành một nhóm riêng có vai trò quan trọng cho tương lai của Google.

Mọi chuyện bắt đầu…

David Coz là nhân viên của Google Pháp, tuy nhiên anh rất muốn đến làm ở ngay trụ sở chính của công ty tại Thung lũng Silicon.

Mùa xuân năm ngoái, Coz đáp máy bay đến thẳng trụ sở này với hi vọng rằng anh có thể nói chuyện với ai đó có thể lắng nghe về dự án mới nhất của anh. Coz nhớ lại: “Tôi đến với một nguyên mẫu và một cái túi xách. Tôi đã gặp khoảng 10 hay 15 người gì đó”. Và một trong số họ là Christian Plagemann, một nhà khoa học của Google chịu trách nhiệm tìm ra những cách giúp người dùng giao tiếp với thiết bị theo những cách mới. Trước đó Plagemann và Coz chưa từng gặp nhau, thế nhưng Coz vẫn đưa cho Plagemann coi một chiếc kính thực tế ảo làm từ bìa carton (Google Cardboard) do anh và nhóm của mình làm ra.

Plagemann ngay lập tức tỏ ra vô cùng hứng thú. “David cho tôi xem cái hộp carton đó, và tôi nghĩ nó thật sự rất king ngạc”. Thế rồi anh bắt đầu cầm sản phẩm ngộ nghĩnh này đến những người có chức lớn ở Google, trong đó có cả CEO Larry Page cũng như phó chủ tịch kĩ thuật Sundar Pichai. “Tôi thuyết phục Coz để lại cho tôi một cái, sau đó anh ấy bay trở về Paris. Còn tôi thì bắt đầu cho mọi người xem về chiếc kính này”.

Chỉ 2 tháng sau, Pichai giới thiệu dự án thực tế ảo mới tại hội nghị thường niên Google I/O 2014. Khi kết thúc bài thuyết trình, lúc người tham dự đi ra khỏi khán phòng, mỗi người được phát cho một tấm carton kì lạ. Không kỳ lạ sao được khi mà một buổi nói chuyện toàn về công nghệ cao, về smartphone, máy tính, web, lại đi tặng quà lưu niệm là một tấm carton. Thế nhưng, chính sản phẩm “công nghệ thấp” này đã tạo ra động lực để Google nghiên cứu một mảng mới vô cùng tiềm năng, song song đó mang lại chỗ đứng cho Google trong thị trường thực tế ảo với chi phí cực kì thấp.

Google_Cardboard_thuc_te_ao_1.

Thế rồi Coz và nhóm của mình đã đạt được ước mơ làm việc ở trụ sở chính của Google. Anh, Plagemann cùng một số kĩ sư khác giờ đang làm việc trong nhóm Google VR, và theo họ mô tả thì nhóm này “lớn hơn so với những gì mọi người nghĩ”. Hồi tháng 12 năm ngoái nhóm này còn có thêm sự góp mặt của nhiều chuyên gia về hình ảnh 3D được dẫn đầu bởi Steve Seitz, một giáo sư ở Đại học Washington từng tham gia phát triển ứng dụng quét ảnh Photosynth của Microsoft. Sau này John Wiley, người chịu trách nhiệm về thiết kế giao diện của Google Search, cũng góp mặt vào nhóm. Giờ thì đội ngũ này đã bắt đầu nghiên cứu những kĩ thuật thực tế ảo phức tạp hơn để giúp Google cạnh tranh với Facebook, Microsoft trong thời gian tới.

Chỉ mới hồi tứ 5 tuần trước nhóm Google VR cũng đã ra mắt một hệ thống camera bao gồm 16 chiếc có khả năng quay video 360 độ. Ngoài ra, hãng còn phát triển một phần mềm để biến những đoạn video này thành thứ có thể xem được trong không gian thực tế ảo với cảm giác hòa nhập rất cao. Đây gọi là nền tảng Jump VR, và GoPro sẽ bắt đầu cung cấp một số thiết bị dùng cho nền tảng này ngay trong mùa hè năm nay.

Tuy nhiên, tất cả những thứ nói trên chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi. Google đang nhắm đến một thứ còn lớn hơn. “Chúng tôi có những tham vọng vượt xa khỏi biên giới của Google Cardboard. Vẫn còn rất nhiều trò để làm”, Clay Bavor - người đứng đầu nhóm VR - cho hay.

[​IMG]

Những dự án 20%

Sự “trỗi dậy” của Google Cardboard vô tình lại phản ánh cách thức mà Google hoạt động, một cách thức rất lạ thường. Ở Paris, Coz và đồng nghiệp của mình làm ở một bộ phận gọi là Viện văn hóa Google, nơi họ tìm cách cũng như giúp đỡ các bảo tàng và những học viện, viện nghiên cứu đưa các tác phẩm nghệ thuật lên mạng. Trong môi trường như thế, những dự án như Cardboard không phải là ưu tiên hàng đầu của nhân viên nơi đây, họ chỉ dành 1 ngày mỗi tuần (tức là 20% trong tổng số 5 ngày làm việc) cho chúng mà thôi. Chính vì vậy mà Cardboard ban đầu được gọi là “dự án 20 phần trăm”.

Thế mà cái dự án 20% ấy lại trở thành một thứ vô cùng quan trọng với tương lai của Google, thậm chí nó còn được nhắc đến và phát cho hàng nghìn lập trình viên đổ về tham dự Google I/O. Đây chính là cái lạ thường trong cách hoạt động của hãng. Mọi thứ tưởng như không quan trọng đều có thể trở thành thứ chủ chốt vào một ngày nào đó, chính vì thế mà Google sẽ không bao giờ bỏ qua những ý tưởng nhỏ nhưng hữu ích như thế này. Hộp thư Gmail hay hệ thống quảng cáo AdSense cũng đều xuất thân từ những dự án 20% như thế này.

Quay trở lại với những ngày đầu làm, ý tưởng của Google Cardboard xuất phát từ việc nhóm của Coz được xem một đoạn video ngắn trên YouTube được quay từ một cái máy bay drone. Đoạn clip này đáng ra phải được xem trên một chiếc kính 3D đặc biệt, nhưng Coz lại không có cái kính đó trong tay. Về sau, nhóm nhận thấy rằng họ có thể xem những đoạn video tương tự như thế này nếu họ gắn thêm một thứ gì đó vào điện thoại. Coz nói: “bạn chỉ cần đảm bảo rằng điện thoại biết đầu bạn đang nhìn về hướng nào”. Thế rồi nhóm đưa ý tưởng này cho sếp của mình ở Paris như là một cách giúp sinh viên tham quan viện bảo tàng ảo.

Brian Blau, một nhà phân tích cho công ty nghiên cứu nổi tiếng Gartner, thì bình luận về Cardboard như sau: “Khi nó ra mắt hồi năm ngoái, nó giống như một cái tát cực mạnh vào mặt thế giới thực tế ảo - một cái tát vào những người nghĩ rằng VR phải là một thứ cao siêu gì đó.” Và giờ thì cái tát đó đã trở thành một thứ được Google đầu tư nghiêm túc, thậm chí còn cả một nhóm riêng nữa mà.

Những tên cuồng VR

Quay trở lại phần trên một tí xíu. Khi Plagemannn mang Cardboard cho những người có vai trò quan trọng trong Google xem, có ai đó đã gợi ý rằng anh nên mang nó đến Bavor. Bavor từng là phó chủ tịch quản lý sản phẩm, người chịu trách nhiệm về thiết kế giao diện của Gmail, Google Docs, Google Drive cũng như Google Apps. Và trong công ty, ông được biết đến như một tên “cuồng VR”,

Google_Cardboard_thuc_te_ao_2.
Clay Bavor trên sân khấu giới thiệu về Google Cardboard

“Tôi đã thử nghiệm nhiều thứ về thực tế ảo và cảm giác hòa nhập cao độ. Làm thế nào mà bạn và tôi có thể nói chuyện nếu cả hai ta đang không cùng ở một nơi?”, Bavor nói. Đây chính là điều mà anh luôn trăn trở và luôn tìm tòi, thử nghiệm. Anh thậm chí còn tạo ra một ứng dụng thực tế ảo đầu tiên của mình từ năm 12 tuổi bằng cách sử dụng chương trình Hypercard của Google để tạo ra một tấm ảnh panorama chụp ngôi nhà của mình. “Thời đó không có kính. Nó là trải nghiệm thực tế ảo của một người ngòe. Nhưng đó cũng là thứ mà tôi thật sự nghĩ về rất nhiều”.

Dưới sự lãnh đạo của Bavor, nhóm đã biến Cardboard thành một thứ giờ đang được sử dụng bởi hàng triệu người, và Blau nói rằng chính yếu tố đó đã biến Cardboard thành thiết bị VR thành công nhất từ trước đến nay. Nếu bạn chưa biết thì Google có cung cấp rộng rãi bản vẽ của Cardboard, ai cũng có thể làm ra một chiếc kính thực tế ảo của riêng mình bằng cách xài bản vẽ này kết hợp với một cái máy cắt laser, vài tấm bìa carton và hai cái thấu kính. Nội dung thực tế ảo thì có thể tìm được khá nhiều trên mạng, từ app cho đến hình ảnh và cả video nữa.

Theo thời gian, dự án này tuyển thêm một số nhà thiết kế camera cũng như Seitz và nhóm của ông. Seitz vẫn tiếp tục công việc giảng dạy của mình ở Đại học Washington, nhưng ít người biết rằng 5 năm trước ông đã từng làm việc cho Google trong một nhóm chuyên về hình ảnh 3D. “Tôi được nói là hãy tới Google đi, sau đó tuyển bất kì ai mà tôi muốn và phát triển bất kì thứ gì tôi thích. Tôi đã thuê được một nhóm trong mơ”. Nhóm này từng làm ra một cộng cụ giúp lấy nét lại một tấm ảnh sau khi đã chụp, cũng như hệ thống hình ảnh 3D dùng trong Google Maps.

Đúng thời điểm

Cũng hay ở chỗ dự án Cardboard này ra đời ngay thời điểm Facebook bắt đầu nhảy vào thị trường VR bằng việc mua lại công ty khởi nghiệm Oculus. Tới cuối năm nay thì chiếc Rift của Oculus sẽ bắt đầu bán ra thị trường, nhưng tấm carton kì diệu của Google thì đã có mặt từ tận năm ngoái và thậm chí còn được nâng cấp lên phiên bản 2.0 trong năm nay nữa.

Mà Cardboard không chỉ dùng được cho thực tế ảo, nó còn có thể áp dụng cho các ứng dụng tăng cường thực tế ảo nữa (Augmented reality - AR). Nếu như VR sẽ mang bạn vào một thế giới hoàn toàn khác thì AR lại sử dụng chính hình ảnh của thế giới thực xung quanh bạn, có điều nó bổ sung thêm các lớp hình ảnh và nội dung chồng lên trên. Đây cũng là thứ mà Microsoft theo đuổi với dự án HoloLens của riêng họ, và nó có rất nhiều tiềm năng để khai thác: hiển thị thêm thông tin lúc đi mua sắm, các kĩ sư có thể thử nguyên mẫu ảo dễ dàng hơn, hay thậm chí đơn giản là dùng để xem phim.

Nói cách khác, Cardboard xuất hiện rất đúng lúc, bởi nó giúp Google cạnh tranh được với Facebook và Microsoft ngay lập tức. Ngay chính Coz cũng nhận xét như thế.

Kết

Vẫn còn phải mất một thời gian nữa thì Cardboard mới có thể được sử dụng hay bán rộng rãi cho người dùng thông thường. Tuy nhiên, thành thật mà nói thì những hạn chế về mặt thiết bị, giá cả cũng như nội dung thực tế ảo ang dần biến mất với tốc độ rất nhanh so với các năm trước, dọn đường rộng rãi cho cả thế giới tiến đến một tương lai VR tươi sáng. Chúng ta hãy chờ xem Google nói riêng và các công ty công nghệ nói chung sẽ mang đến những bất ngờ nào nữa trong mảng công nghệ đầy thú vị này nhé.

Tham khảo: Wired
 

https://www.tinhte.vn/threads/google-cardboard-cau-chuyen-la-lung-ve-viec-google-tham-gia-vao-mang-thuc-te-ao.2467722/

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

ỨNG DỤNG “CON GIỐNG BỐ HAY GIỐNG MẸ HƠN” GÂY SỐT

ICTnews - Ứng dụng “Like Parent” của một nhà phát triển Thái Lan đang “càn quét” kho ứng dụng App Store tương tự Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông trước đây.

Thành công của “Like Parent” khiến chính “cha đẻ” của ứng dụng cũng phải bất ngờ. Mualchon Chatsuwan, nhà phát triển đứng sau Like Parent cho phép bạn so sánh các bức ảnh của bố, mẹ và con để xem con giống bố hay giống mẹ hơn. Trên thực tế, kết quả của nó hoàn toàn ngẫu nhiên. Ngoài ra, Like Parent còn bị đánh giá là có thiết kế nghèo nàn, chứa đầy quảng cáo khó chịu.
Chính vì vậy, việc ứng dụng “leo” lên bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí được tải nhiều nhất App Store Mỹ là điều vô cùng bất ngờ. Like Parent đã được tải về hơn 1 triệu lượt sau khi có mặt trên kho ứng dụng hôm 27/5. Điều khôi hài không kém là phần mềm nhận hàng trăm lượt đánh giá “1 sao” (chất lượng thấp) trên App Store.
Chatsuwan chia sẻ khi viết ứng dụng, anh muốn nó trở thành thứ mà ai cũng có thể dùng được. Anh khẳng định chưa bao giờ trả tiền để tiếp thị Like Parent trên thư viện, thành công của nó “cũng là một bí ẩn” với bản thân lập trình viên này.
Hiện tại, Chatsuwan có 78 ứng dụng được đăng trên App Store. Nổi tiếng thứ hai sau Like Parent là Like Animal (đã đổi tên thành AnimalCam) cũng với ý tưởng tương tự nhưng thay ảnh người bằng ảnh con vật, cho thấy bạn giống loài vật nào nhất.

Ứng dụng AnimalCam được lên truyền hình địa phương
“Tại Thái Lan, mọi người sẽ nổi khùng nếu bạn nói anh ấy giống một trâu nước hay thằn lằn. Tôi nghĩ chính sự hài hước đó làm mọi người yêu thích và muốn chơi thử để xem họ giống cái gì”.
AnimalCam đã được tải về 1,28 triệu lượt và là ứng dụng miễn phí phổ biến nhất trên Thai App Store trong 2 tuần. Nhiều người nổi tiếng Thái Lan bắt đầu chia sẻ ảnh của ứng dụng trên mạng xã hội, hiệu ứng lớn đến nỗi nó xuất hiện trên cả các chương trình truyền hình địa phương.
Độc giả có thể tải về miễn phí Like Parent tại đây. Đây là giao diện sau khi mở ứng dụng:

 
Cửa sổ chính cho phép bạn đặt ảnh của bố mẹ và bạn để so sánh. Ảnh được lấy từ cuộn camera hoặc chụp ảnh mới. Một banner quảng cáo nổi bật đặt ngay chân trang.

 
Trình đơn ứng dụng cũng chứa đầy quảng cáo.
 
Ứng dụng thừa nhận kết quả là ngẫu nhiên và không có tính khoa học.
 
Để thí nghiệm, bạn có thể chọn ảnh của hai đồng nghiệp thay vì ảnh của bố mẹ.
 
Ứng dụng “sử dụng thuật toán nâng cao” để phân tích…
 
Kết quả cho thấy bạn giống ai nhiều hơn.
 
Thử lại lần nữa, kết quả hoàn toàn ngược lại, càng khẳng định Like Parent chỉ là ứng dụng so sánh để vui vẻ mà không có yếu tố khoa học nào trong đó.
 
Like Parent là ví dụ điển hình của cái gọi là “thành sao chỉ sau một đêm”, theo dữ liệu mà App Annie thu thập. Theo biểu đồ dưới đây, ứng dụng thăng tiến một cách thần tốc trên App Store. Ngày 27/5, nó mới xếp hạng 218.
 
Từ 1/6 đến 4/6, Like Parent thăng hạn liên tục và chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí trên App Store. Hiện tại, nó bị đẩy xuống vị trí thứ ba, sau 2 ứng dụng của Facebook.
 
Thành công bất ngờ của Like Parent làm gợi nhớ đến Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Tác giả của ứng dụng giữ bí mật về số tiền đã kiếm được từ ứng dụng này.

Du Lam (Theo BI)

http://ictnews.vn/cntt/phan-mem/ung-dung-con-giong-bo-hay-giong-me-hon-gay-sot-126762.ict

FEEDLY - ỨNG DỤNG ĐỌC BÁO SIÊU TỐC!

DSC_0551.

Hôm trước có bài viết của bạn CuHiep giới thiệu Vào Tinhte.vn nhanh hơn trên iPhone với app Paper. Thực tế cách đọc báo trên App Paper như vậy rất khó nhằn vì phải bấm vào 1 link nào đó trên Facebook để vào trang TinhTe, mình có comment trong bài và giới thiệu với các bạn 1 ứng dụng đọc báo nhanh tới mức "không tưởng".

Một số bạn LIKE và hỏi mình cách dùng thế nào thì mình có làm Video giới thiệu từng bước A-Z cách sử dụng nhanh gọn lẹ, thay đổi hẳn thói quen và tiết kiệm tới 80% thời gian lướt báo hàng ngày!

Đó là ứng dụng Feedly. Từ khi dùng app này mình không còn dùng Safari để đọc báo trên iPhone vì ứng dụng đã tích hợp sâu nhiều tính năng đó rất tiện lợi.

Các bạn nhớ xem Video 1 trước nhé!

Video 1: Hướng dẫn sử dụng từ A-Z trên iPhone



Video 2: Trải nghiệm trên iPad thật tuyệt vời!



* Tải Feedly cho iOS tại đây
* Tải Feedly cho Android tại đây

Lưu ý:
1. Nếu không tìm thấy RSS Trang mình yêu thích các bạn có thể nhập hẳn đường dẫn tuyệt đối vào ô search cũng được. (ví dụ: http://tinhte.vn/rss -> Xem hình minh họa)

2. Trên Android (test trên Zenfone 5 - 2014) mình thấy có lỗi dấu Tiếng Việt. Các bạn thử vào Setting -> chọn Font nào hỗ trợ Tiếng Việt thử xem nhé.

Xin cảm ơn! Chúc các bạn trải nghiệm vui!
 

https://www.tinhte.vn/threads/feedly-ung-dung-doc-bao-sieu-toc.2467426/