Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

JAILBREAK, ROOT VÀ UNLOCK KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

So với máy tính, điện thoại và máy tính bảng là những thiết bị tương đối đóng. Jailbreak, root và unlock (mở khóa) là những cách để chúng ta vượt qua các giới hạn, làm những việc mà các nhà sản xuất và nhà mạng không muốn chúng ta làm.
Các khái niệm jailbreak, root và unlock bây giờ không còn là mới, nhưng vẫn có một số người hiểu chưa chính xác hoặc còn mơ hồ về sự khác biệt của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích những điểm khác nhau giữa các khái niệm này.
Jailbreak
Jailbreak là quá trình gỡ bỏ các giới hạn nhà sản xuất áp dụng với thiết bị. Jailbreak chủ yếu thực hiện với các thiết bị của Apple như iPhone và iPad. Jailbreak gỡ bỏ các giới hạn Apple đặt ra, cho phép bạn cài đặt phần mềm của bên thứ ba ở bên ngoài kho ứng dụng App Store của Apple. Thông qua việc jailbreak, bạn có thể làm những việc như thay đổi trình duyệt mặc định hoặc phần mềm email của iPhone. Nói cách khác, jailbreak cho phép bạn sử dụng những phần mềm Apple không cho phép trên chiếc iPhone hoặc iPad của mình.
Jailbreak cũng có thể thực hiện với các thiết bị khác với mục tiêu tương tự như trên iPhone hay iPad. Ví dụ, jailbreak máy tính bảng Microsoft Surface RT cho phép bạn cài các chương trình phần mềm máy tính không được phép sử dụng. (Theo mặc định, ở chế độ desktop các thiết bị chạy hệ điều hành Windows RT chỉ được phép chạy một số ứng dụng do Microsoft viết, như Microsoft Office). Nhưng lưu ý là các ứng dụng máy tính đó phải được biên dịch (compile) cho nền tảng vi xử lý ARM, do đó bạn không thể chạy các phần mềm Windows hiện nay trên máy tính bảng Surface RT.
Các công ty như Apple và Microsoft không muốn bạn jailbreak thiết bị của họ để thay đổi các chương trình mặc định trên hệ điều hành hoặc chạy ứng dụng máy tính của bên thứ ba trên Windows RT. Để thực hiện jailbreak, các hacker phải tìm ra lỗ hổng bảo bật cho phép họ "khai thác" thiết bị và vượt qua hàng rào bảo vệ của nhà sản xuất.
Android cho phép người dùng cài các ứng dụng của bên thứ ba từ bên ngoài kho ứng dụng của Google nên không cần jailbreak.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan: 10 tính năng hữu ích của việc jailbreak iPhone, cách lưu file SHSH cho iPhone khi jailbreak và cách quay lại iOS cũ sau khi không muốn jailbreak nữa.
Root
Root là quá trình dành quyền truy cập gốc (root access), mang lại cho người dùng toàn quyền kiểm soát và truy cập vào smartphone hoặc máy tính bảng của mình. Hành động này chủ yếu được thực hiện trên các thiết bị Android, nhưng root cũng có thể thực hiện trên các thiết bị khác sử dụng hệ điều hành Linux như hệ điều hành Symbian đã chết yểu của Nokia.
Tương tự như jailbreak thiết bị iOS, root là cách để vượt qua những giới hạn do các nhà sản xuất hoặc nhà mạng đưa ra với thiết bị Android. Sau khi root thành công, tức là bạn đã dành được quyền truy cập gốc, bạn có thể gỡ bỏ hoặc thay đổi các ứng dụng và các thiết lập trên smartphone hoặc máy tính bảng.
Một trong những lý do phổ biến nhất để root điện thoại là thay hệ điều hành của nhà sản xuất cung cấp bằng một bản ROM tùy biến (custom ROM) khác. Bản ROM tùy biến ở đây được hiểu là phiên bản hệ điều hành do các lập trình hoặc các nhóm lập trình phát triển dành cho một mẫu điện thoại nào đó. Ngoài ra, root máy còn mang lại khả năng gỡ bỏ những ứng dụng không muốn dùng mà sản xuất và nhà mạng đưa vào, qua đó giúp tăng thêm dung lượng bộ nhớ lưu trữ.
Quá trình root điện thoại Android tùy thuộc vào từng thiết bị nhưng có điểm chung là càng ngày càng đơn giản hơn. Thông thường, các điện thoại có nhiều người dùng như Nexus 4, Galaxy S3 hoặc HTC One X sẽ có nhiều bản ROM để lựa chọn do chúng được nhiều nhà phát triển ứng dụng quan tâm.
Lưu ý là root có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo hành sản phẩm. Tuy vậy, việc root từ ROM gốc của nhà sản xuất bây giờ có thể trở lại trạng thái ban đầu khá dễ dàng, không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành.
Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về cách root điện thoại Android tại đây và các bài viết liên quan gồm cách cập nhật OTA cho điện thoại Android vẫn giữ nguyên root, các ứng dụng hay cho máy đã root.
Unlock Bootloader (mở khóa bootloader)
Theo nghĩa đen, bootloader là đoạn mã được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu khởi động. Mỗi điện thoại Android đều có bootloader để chỉ dẫn nhân hệ điều hành khởi động bình thường. Bootloader thường bị khóa trên các thiết bị Android bởi vì dù đây là hệ điều mã nguồn mở, song các nhà sản xuất vẫn muốn tạo ra các phiên bản hệ điều hành Android riêng cho thiết bị của mình. Để bảo vệ các phiên bản hệ điều hành Android riêng của mình, các nhà sản xuất thường khóa bootloader. Với các thiết bị Android bị khóa bootloader, máy chỉ có thể khởi động vào bản ROM được nhà sản xuất quy định. Vì vậy, nếu bạn muốn root điện thoại để cài bản ROM khác, bạn phải mở khóa bootloader của nhà sản xuất.
Tuy vậy, lưu ý là việc mở khóa bootloader sẽ làm mất bảo hành thiết bị. Ngoài ra, nó cũng xóa sạch dữ liệu bên trong máy gồm ứng dụng, danh bạc, tin nhắn SMS và MMS.
Mở khóa bootloader có thể đòi hỏi phải khai thác lỗ hổng. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất như HTC và Motorola cho phép người dùng mở khóa bootloader trên một số thiết bị nhưng cảnh báo việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành thiết bị. Theo các chuyên gia, việc mở khóa bootloader trên các thiết bị Nexus dễ dàng hơn các thiết bị Android khác.
Trên lý thuyết, việc mở khóa bootloader còn cho phép cài đặt các hệ điều hành không phải Android lên các thiết bị. Ví dụ, bạn có thể cài hệ điều hành Ubuntu cho điện thoại hoặc WebOS trên các điện thoại Nexus đã mở khóa bootloader. Thậm chí, phiên bản Ubuntu dành cho máy tính cũng có thể cài trên máy tính bảng Nexus 7. Tất nhiên, hệ điều hành đó phải được xây dựng để tương thích với thiết bị cài đặt.
Unlock điện thoại
Các điện thoại được bán kèm hợp đồng dịch vụ của nhà mạng thường bị "khóa mạng". Bị khóa mạng có nghĩa là điện thoại đó được thiết lập để chỉ sử dụng được trên mạng của nhà cung cấp đó, ví dụ iPhone phiên bản khóa mạng của Viettel thì chỉ sử dụng được SIM của Viettel chứ không dùng được SIM của VinaPhone hay MobiFone. Nếu bạn đưa SIM của nhà mạng khác vào, bạn sẽ nhận được thông báo điện thoại đã bị khóa không dùng được với SIM đó.
Unlock (mở khóa mạng) điện thoại cho phép bạn sử dụng SIM của nhà mạng khác. Để mở khóa mạng cho điện thoại, bạn cần có mã mở khóa. Nhiều nhà mạng hiện nay thu phí mở khóa điện thoại trong trường hợp điện thoại khóa mạng đó vẫn còn trong thời gian hợp đồng với nhà mạng. Ví dụ với iPhone bản khóa mạng hiện nay, Viettel và VinaPhone đang thu phí mở mạng khoảng 500.000 đồng mỗi máy.
TP
 
http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/592055/jailbreak-root-va-unlock-khac-nhau-nhu-the-nao 

7 MẸO TÌM KIẾM HỮU DỤNG TRÊN WINDOWS

Windows cung cấp rất nhiều phương pháp tìm kiếm cho người dùng.

Hiện nay, Windows là hệ điều hành máy tính phổ biến số một thế giới với vô số các công cụ hỗ trợ đi kèm. Điển hình như sau một quá trình sử dụng, ổ cứng của bạn sẽ được lấp đầu bởi vô số các tập tin hay phần mềm mà nhiều khi bạn sẽ không nhớ mình đã để chúng ở chỗ nào, lúc này Windows sẽ cho thấy giá trị của mình với rất nhiều công cụ giúp bạn tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được một số mẹo nhỏ thì việc tìm kiếm lại càng trở nên đơn giản và ít tốn thời gian hơn rất nhiều lần.
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
 
Dưới đây là 7 thủ thuật hỗ trợ tìm kiếm trên hệ điều hành Windows.
1. Sử dụng các toán tử logic để tìm kiếm
Việc sử dụng các toán tử logic như AND, OR, NOT sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin một cách bao quát hoặc có chọn lọc hơn. Bạn có thể xem chúng như những thuật ngữ tìm kiếm với công dụng như sau:
Toán tử OR Sẽ đưa ra kết quả gồm một hoặc nhiều hơn hai từ khoá được nhập vào.
Toán tử AND Sẽ đưa ra kết quả gồm cả hai từ khoá được nhập vào. Sử dụng toán tử AND sẽ cho kết quả ít hơn so với toán tử OR.
Toán tử NOT Sẽ đưa ra kết quả chứa từ khoá trước NOT. Các kết quả chứa từ khoá sau NOT sẽ được loại trừ.
Lưu ý: Các toán tử logic AND, OR, NOT cần được viết hoa.
2. Sử dụng ký tự đại diện (Wildcard)
Khi bạn không chắc chắn hoặc không nhớ rõ tên đối tượng cần tìm kiếm bạn có thể sử dụng các kí tự đại diện: kí tự “?” đại diện cho 1 kí tự bất kì, kí tự “*” đại diện cho nhiều kí tự bất kì.
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
 
Ví dụ: Bạn có một file MP3 và một file Word và chỉ nhớ mang máng nó có một phần tên gọi là “từ vựng”. Bạn đang cần tìm file MP3, bạn có thể sử dụng cụm từ truy vấn tìm kiếm là “*.MP3 từ vựng”
3. Tìm kiếu theo loại
Cách tìm kiếm này đặc biệt hữu dụng khi bạn muốn “search” các loại tập tin cụ thể. Để tìm kiếm theo thể loại dữ liệu như music, video, văn bản (docs), bảng tính (spreadsheet), tài liệu thuyết trình (presentation), thư mục (folders), chương trình (programs)…, các bạn cần sử dụng cú pháp kind:<value>. Nếu bạn muốn tìm kiếm file tài liệu doc, docx, xls, pdf, bạn có thể đánh cụm truy vấn “kind: doc” vào thanh task để tìm kiếm tài liệu, “kind:contacts” để tìm kiếm địa chỉ liên lạc hay “kind:E-mail” để tìm kiếm email.
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
Một số cụm truy vấn tìm kiếm theo loại trong Windows.
Bạn có thể tìm thấy danh sách rất nhiều các loại tìm kiếm bằng cách gõ “kind:” trong hộp tìm kiếm.
4. Tìm kiếm chính xác với dấu ngoặc kép
Giống như tìm kiếm trên Google, việc đặt dấu ngoặc kép vào các cụm từ sẽ mang đến kết quả tìm kiếm chính xác theo trật tự đã định. Việc tìm kiếm bằng dấu ngoặc kép có thể loại trừ các kết quả có liên quan. Ví dụ: tìm kiếm "Alexander Bell" sẽ bỏ qua các trang đề cập đến Alexander G. Bell.
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
 
5. Sử dụng toán tử kích thước (size) để áp đặt điều kiện tìm kiếm
Bên cạnh một số cách tìm kiếm như trên, bạn có thể áp dụng thêm cách tìm kiếm theo kích thước tập tin. Sử dụng cụm “size: > 50”, bạn có thể tìm kiếm các file lớn hơn 50 KB, “size: > 50MB” giúp bạn tìm file lớn hơn 50 MB. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng “size: medium”, “size: large” để tinh chỉnh hỗ trợ cho công việc tìm kiếm.
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
Toán tử “Size” cho phép người dùng tìm kiếm theo kích thước.
Việc tìm theo giới hạn dụng lượng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần diễn đạt bằng các dấu đẳng thức và bất đẳng thức toán học hay thậm chí chỉ cần “chấm ba chấm” là đủ. Chẳng hạn nếu bạn muốn tìm một bộ phim có dụng lượng tầm 700 MB thì có thể gõ kind:video size:>=666MB <= 777MB hoặc size:666MB…777MB.
Mặt khác, bạn cũng có thể kết hợp các tiêu chí khác với phương pháp tìm kiếm theo kích thước để thu hẹp kết quả tìm kiếm của Windows.
6. Tìm và truy cập ứng dụng nhanh thông qua menu Start
Sử dụng thanh search trong menu Start của Windows mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Khả năng tìm kiếm bằng thanh “Search program and files” của menu Start được tối ưu hóa và trở nên thông minh hơn. Chẳng hạn khi gõ từ “media”, cái bạn nhận được ưu tiên ở dòng trên cùng có thể là Windows Media Player và bạn có thể nhấn Enter để truy cập ngay vào trình nghe nhạc này. Trong trường hợp khác, bạn muốn mở Photoshop, thay vì gõ từ truy vấn tìm kiếm “Adobe”, bạn có thể chỉ cần gõ photo và kết quả phần mềm Photoshop được đặt ngay ở đầu.
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
 
7. Tìm kiếm theo thuộc tính tập tin
Cần lưu ý rằng, với mỗi từ khóa không kèm theo bất kỳ tham số lọc nào, Windows sẽ cho ra kết quả được lọc từ cả tên tập tin (Name), kiểu tập tin (Type) và tất cả các thuộc tính liên quan đến tập tin đó như tác giả (Authors), sinh nhật (birthday) hay hasattachment (email) …
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
 
7 mẹo tìm kiếm hữu dụng trên Windows
 
Để xem đầy đủ những thuộc tính này, trên cửa sổ Windows Explorer, các bạn chọn chế độ xem là Details, kích chuột phải vào thanh thuộc tính và chọn More. Bạn sẽ thấy rất nhiều các thuộc tính tìm kiếm mà Windows cung cấp cho người dùng.
Tham khảo: Makeuseof.com
 

CÁC PHẦN MỀM TÌM KIẾM TỐT NHẤT TRÊN WINDOWS

Tốc độ cao, tính năng tìm kiếm thông minh và chính xác là những ưu điểm mà Windows Search, Everything hay Listary mang lại.

Sau một quá trình dài sử dụng, ổ cứng máy tính sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi hàng tá các chương trình, tập tin khác nhau, thậm chí bạn không thể nhớ nổi mình đã để các tài liệu quan trọng ở đâu. Khi đó, một giải pháp tìm kiếm tối ưu sẽ giúp bạn rất nhiều trong tình huống này. Cách đây không lâu, Genk đã từng giới thiệu tới các bạn một số mẹo tìm kiếm trên Windows, còn trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những chương trình tìm kiếm tốt nhất trên nền tảng hệ điều hành của Microsoft hiện nay.
Những phần mềm tìm kiếm tốt nhất trên Windows
 
Công cụ tìm kiếm mặc định trên Windows đã được xây dựng tương đối tốt. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể sở hữu một số công cụ của bên thứ 3, chẳng hạn như Everything hay Listary. Vậy nếu so sánh với Windows Search mặc định thì đâu là chương trình tìm kiếm nhanh và trực quan hơn cả.
(Lưu ý: thử nghiệm đều được thực hiện trên hệ điều hành Windows 7).
1. Windows Search
Giao diện: Windows Search là chương trình tìm kiếm mặc định của hệ điều hành Windows, do đó giao diện của nó đã cực kỳ quen thuộc với người dùng. Đây cũng là chương trình tìm kiếm trên máy tính phổ biến nhất hiện nay bởi công dụng hầu như hoàn toàn đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Khi bạn mở bất cứ cửa sổ explorer hay thư mục, Windows Search đều được tích hợp sẵn ở phía trên bên phải. Ngoài ra, chương trình này cũng được đặt cả ở trong Start Menu.
Những phần mềm tìm kiếm tốt nhất trên Windows
 
Tốc độ: Trung bình bạn sẽ mất <1s khi tìm kiếm lập chỉ mục và khoảng 3 phút 30s khi không lập chỉ mục. Việc kích hoạt lập chỉ mục này sẽ giúp các bộ máy tìm kiếm nhanh chóng tìm ra và tiếp cận nguồn dữ liệu khổng lồ mà nó lưu giữ.
Tính năng: Khác với Windows 98, ME, và thậm chí cả XP, tính năng tìm kiếm của Windows 7 đã được cải tiến theo chiều hương tích cực hơn. Bên cạnh đó, Microsoft cũng mang đến rất nhiều loại công cụ tìm kiếm mới để người dùng dễ dàng phân loại, chọn lọc và tím đúng đối tượng mình cần. Cụ thể, bạn có thể tìm kiếm theo tính chất tập tin, kích thước hay ngày tháng.
2. Everything
Everything là phần mềm tìm kiếm tập tin và thư mục một cách nhanh chóng cho Windows phát triển bởi Voidtool. Không như những chương trình tìm kiếm khác, Everything chỉ tìm kiếm chủ yếu theo tên đối tượng, quá trình tìm kiếm gần như ngay tức thì.
Giao diện: Đơn giản, đó chính xác là những gì mà giao diện của Everything mang lại. Sẽ có một thanh ngang ở đầu để người dùng gõ nội dung tìm kiếm và kết quả sẽ được hiển thị ngay phía dưới.
Những phần mềm tìm kiếm tốt nhất trên Windows
 
Tốc độ: Giống như Windows search, Everything hoạt động bằng cách lập chỉ mục các tập tin cấu trúc trên máy tính người dùng. Với hệ điều hành Windows 7 mới cài đặt, quá trình tìm kiếm chỉ diễn ra từ một đến vài giây.
Tính năng: Điểm mạnh của Everything ngoài tốc độ tìm kiếm là dung lượng cài đặt rất nhẹ, chỉ khoảng 1 MB ổ đĩa cứng. Bên cạnh đó, Everything cũng không chiếm dụng nhiều tài nguyên máy, tất cả những gì Everything cần để hoạt động chỉ là 5 MB bộ nhớ RAM. Ngoài ra, phần mềm này có thể giám sát những thay đổi tập tin trong quá trình sử dụng của người dùng, nhờ đó luôn nắm bắt được những cập nhật mới nhất. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của tiện ích này là có quá ít tùy chọn để người dùng tùy biến.
Bạn có thể tải miễn phí chương trình tại đây.
3. Listary
Giao diện: Theo đánh giá cá nhân, giao diện của Listary rất đẹp, nhưng với một số người dùng, có thể nó hơi cồng kềnh hoặc rối mắt khi mới sử dụng. Listary sẽ giúp bạn xem một danh sách kết quả ngay khi bạn bắt đầu nhập các tập tin vào hệ thống. Nó kiểm soát các danh mục mặc định được sử dụng trong: Windows Explorer, Task Manager, Registry Editor, và các chương trình khác.
Những phần mềm tìm kiếm tốt nhất trên Windows
 
Tốc độ: Trung bình <1s khi tìm kiếm toàn hệ thống.
Tính năng: Listary có chức năng tìm kiếm cực kỳ linh hoạt. Bạn có thể nhập các cụm từ truy vấn mà không nhất thiết chính xác 100% tên đối tượng, vì vậy bạn có thể gõ nhiều từ cho đến khi nhận được kết quả tìm kiếm mong muốn. Việc tìm kiếm mặc định chỉ thực hiện trong thư mục hiện hành, nhưng bạn có thể dễ dàng thao tác truy vấn tìm kiếm để trong các khu vực khác nếu muốn.
Phiên bản Pro: Mặc dù phiên bản miễn phí có đầy đủ các tính năng và sử dụng không bị giới hạn thời gian, song bạn có thể nâng cấp lên phiên bản Pro với giá 19,95 USD, để sở hữu thêm một vài tính năng chuyên môn hơn.
Bạn có thể tải miễn phí chương trình tại đây.
Tạm kết
Tốc độ tìm kiếm trung bình mà chúng tôi đề cập ở trên chỉ mang tính tham khảo ước tính. Bởi tốc độ sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn chứa bao nhiêu tập tin trong ổ đĩa, kích thước ổ đĩa, các chương trình khác đang chạy nền và mức độ tài nguyên của hệ thống. Tuy nhiên, cả 3 công cụ là Windows Search, Everything và Listary đều được đánh giá có tốc độ xử lý tương đối nhanh.
Những phần mềm tìm kiếm tốt nhất trên Windows
 
Windows desktop search đã là công cụ tìm kiếm toàn diện và có tốc độ rất khá. Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều chương trình khác và thấy rằng chỉ có Everything và Listary là đạt được tốc độ mong muốn thậm chí nhanh hơn một chút. Bên cạnh đó, 2 chương trình này cũng khá nhẹ, không ngốn nhiều phần cứng và đặc biệt chúng đều có phiên bản cài đặt miễn phí.
Tham khảo: makeuseof.com
 

10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux

GenK xin giới thiệu tới độc giả 10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux.

Nếu muốn đính kèm một thư điện tử một thư mục với nhiều tập tin và thư mục con thì cách dễ dàng nhất là phải nén chúng lại để tạo thành một tập tin duy nhất. Bên cạnh đó, việc chia sẻ một tập tin dung lượng lớn qua Internet cũng dễ dàng hơn nếu bạn nén tập tin đó lại để giảm dung lượng tập tin, giúp người nhận tải về nhanh hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 10 phần mềm nén và giải nén miễn phí, hoạt động khá tốt và ổn định, để bạn có thêm thông tin lựa chọn phần mềm phù hợp.
7-Zip
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải về tại: www.7-zip.org
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows
7-Zip là một trong những phần mềm nén nổi bật nhất trong nhóm các phần mềm nén và giải nén miễn phí. 7-Zip hỗ trợ các định dạng phổ biến như ZIP, 7z, RAR, GZIP, TAR và đang là đối thủ nặng kí của hai phần mềm thương mại WinRar và WinZip. Một tính năng thế mạnh của công cụ này là tạo ra những gói lưu trữ tài liệu tự giải nén, bạn có thể chia sẻ chúng qua Internet và người nhận được có thể tự giải nén mà không cần cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ. 7-Zip cũng là một plugin cho Total Commander và FAR Manager. Điểm trừ lớn nhất của 7-Zip là giao diện của nó, người dùng cần phải tìm hiểu một thời gian mới có thể sử dụng thành thạo các tính năng có trên giao diện.
B1 Free Archiver
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: http://b1.org
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows, Linux, Mac và Android.
B1 Free Archiver cũng được đánh giá khá cao trong nhóm các phần mềm nén và giải nén miễn phí, đặc biệt là phiên bản dành cho hệ điều hành Android. Phần mềm này hỗ trợ tốt các định dạng .zip, .rar, .b1 và 34 định dạng khác, hỗ trợ 30 ngôn ngữ khác nhau. Không giống như 7-Zip, giao diện người dùng của B1 Free Archiver khá thân thiện và sử dụng đơn giản, hầu hết các tính năng được thực hiện từ 2 đến 3 cái bấm chuột. Tốc độ nén của phần mềm được đo theo chế độ nén thông minh, tự lựa chọn phương pháp nén tốt nhất cho mỗi dạng dữ liệu. Khuyết điểm của B1 Free Archiver là chỉ tạo được hai định dạng nén là ZIP và B1, mặc dù có thể mở rất nhiều định dạng.
BandiZIP
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: www.bandicam.com/bandizip
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows, Mac.
Không giống như các phần mềm nén khác, BandiZIP cung cấp luôn phiên bản tự chạy (portable) và được rất nhiều người sử dụng. Với bản tự chạy này, bạn có thể sử dụng trên bất kì thiết bị di động hoặc bất kì máy tính nào mà không cần phải cài đặt trước. Phần mềm hỗ trợ đầy đủ các định dạng nén phổ biến như RAR, ZIP, hỗ trợ giải nén trên 30 định dạng và có cả tính năng tạo tập tin EXE tự động giải nén. Các tính năng nổi bật của BandiZIP là hỗ trợ kéo thả để nén và giải nén tập tin, sử dụng thuật toán nén tối ưu (bỏ qua các tập tin không thể nén chỉ tập trung vào các tập tin có khả năng nén), cho phép bạn xem trước danh sách các tập tin bên trong một tập tin nén ngay khi kích chuột phải vào tập tin đó. Cửa sổ Settings của phần mềm có nhiều hộp kiểm tra và thẻ với rất nhiều tùy chọn. Nếu quen thuộc các tính năng của phần mềm nén và giải nén thì tùy biến BandiZIP theo nhu cầu để nén và giải nén hiệu quả hơn. Ví dụ, người dùng có thể tùy chọn sử dụng tính năng xử lý đa lõi để tăng tốc độ nén tập tin. BandiZIP vẫn có một khuyết điểm đó là chỉ tạo ra các tập tin nén định dạng ZIP và EXE, hy vọng tương lai nhà sản xuất sẽ tăng thêm nhiều định dạng nén hơn nữa
FreeArc
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: http://freearc.org
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows, Linux.
FreeArc là một dự án mã nguồn mở được phân phối theo giấy phép GNU General Public License. FreeArc được tạo ra không để cạnh tranh với các đối thủ về tốc độ và hiệu quả, mà niềm tự hào của nhóm tác giả phần mềm FreeArc là công nghệ phân loại tập tin thông minh chính là chìa khóa thành công của phần mềm này. Bên cạnh đó, FreeArc bao gồm 11 thuật toán nén và bộ lọc nâng cao, và vượt trội về tỉ lệ nén, khả năng hoạt động nhanh hơn 2-5 lần so với các chương trình nén và giải nén thương mại. Tuy nhiên, điểm yếu của FreeArc là giao diện chưa được đầu tư kỹ lưỡng, cộng thêm là chưa hỗ trợ phiên bản 64-bit, chưa hỗ trợ lưu trữ các tập tin thuộc tính/mở rộng.

IZArc
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
-Tải tại: www.izarc.org
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows.
IZArc hỗ trợ rất nhiều định dạng nén thông dụng và mở các định dạng tập tin ảnh đĩa CD như ISO, BIN, CDI, NRG. Với chương trình này, bạn có thể nén bất kì dữ liệu nào và mã hóa các tài liệu lưu trữ với 4 thuật toán bảo mật. Một tính năng thú vị của IZArc là khả năng chuyển đổi từ định dạng này sang định dạng khác (từ BIN đến ISO, từ NRG đến ISO). Nếu muốn gửi những tập tin nén đến bạn bè mà họ không có phần mềm giải nén thì bạn có thể tạo một tập tin nén tự bung chỉ với một cái bấm chuột. Ngoài ra, IZArc có thể thiết lập để chạy chương trình quét virus khi bạn mở tập tin nén. Nhưng nếu trên máy tính của bạn không có chương trình chống virus thì tính năng này không hoạt động.
jZip
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: www.jzip.com
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows.
Phần mềm jZip hỗ trợ đầy đủ cho các định dạng Zip, TAR, RAR và 7-Zip. Một tính năng khác lạ của jZip là nó có phiên bản dành cho hệ điều hành Symbian, giải nén tập tin zip dành cho điện thoại thông minh dành cho các dòng UIQ. Phiên bản dành cho Symbian có thể thực hiện được tất cả tính năng cần thiết như mở tập tin lưu trữ, tạo một tập tin nén mới, thêm vào một tập tin hoặc thư mục, giải nén một tập tin hoặc toàn bộ, xóa tập tin nén sau khi giải nén.
PeaZip
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: http://peazip.sourceforge.net
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows, Linux.
Cũng giống như BandiZip, PeaZip cung cấp cho người dùng một phiên bản tự chạy (portable). PeaZip là một phần mềm mã nguồn mở giúp người dùng dễ dàng lưu trữ, nén hay giải nén các tập tin một cách nhanh chóng, tạo tập tin nén tự giải nén, hỗ trợ các định dạng nén thông dụng như .rar, .zip, .7z… và một số định dạng nén khác như .arc, .bz2, .ace, .arj, .cab…Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của phần mềm này là trong quá trình cài đặt có một thiết lập mặc định là yêu cầu cài đặt thanh công cụ AVG Security và thay đổi trang chủ, cũng như thay đổi tính năng tìm kiếm bằng AVG Secure Search. Do đó, bạn hãy bỏ các dấu chọn này trong lúc cài đặt phần mềm.
TugZip
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: www.tugzip.com/Downloads.html
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows.
TugZip có giao diện khá đơn giản nhưng đầy đủ thông tin và dễ sử dụng, có ba chế độ hiển thị: Classic (kiểu truyền thống), Explorer (kiểu cây thư mục có bổ sung thông tin tập tin nén), Combined (kiểu cây thư mục đơn giản). Điểm đặc biệt của TugZip là nó có một số công cụ hỗ trợ quét virus trước khi nén hoặc giải nén, và các công cụ sửa chữa tập tin nén bị hư hoặc tạo tập tin nén tự bung. TugZip nén tập tin khá nhanh (nhanh hơn so với IZArc) với nhiều tùy chọn và nhiều mức nén tập tin tùy theo từng định dạng. Khuyết điểm lớn nhất của phần mềm này là nó đã dừng phát triển vào năm 2008 nên không có sự hỗ trợ nào cho người sử dụng.
ZipGenius
10 phần mềm nén và giải nén miễn phí cho Windows, Mac và Linux
 
-Tải tại: www.zipgenius.com
-Hệ điều hành hỗ trợ: Windows.
ZipGenius có đầy đủ tính năng của một phần mềm nén và giải nén thông thường, hỗ trợ 21 định dạng khác nhau từ rar, zip, 7z đến cab, ace.. và có khả năng giải nén các tập tin ảnh CD như .ISO, .NRG và .CMI. Một tính năng hữu dụng (giống như HaloZip) là cho phép xem trước ảnh trong các tập tin nén mà không cần giải nén toàn bộ tập tin. Ngoài ra, phần mềm còn có một số tính năng hữu ích khác như: tạo tập tin nén tự bung, kiểm tra và sửa chữa các tập tin nén bị hỏng, tích hợp công cụ FTP Genius cho phép người dùng truyền tải tập tin theo giao thức FTP, hỗ trợ việc nén và giải nén theo cách kéo thả, cho phép mã hóa tập tin và đặt mật khẩu để bảo vệ tập tin,...
 

6 CÔNG CỤ GIÚP PHỤC HỒI DỮ LIỆU TRÊN MÁY ẢNH SỐ

Bạn lỡ tay xóa nhầm một bức ảnh đẹp trên camera, đó là lúc bạn sẽ cần tới những công cụ này.

Ngày nay, máy ảnh kỹ thuật số đang được sử dụng cực kỳ phổ biến bởi sự đơn giản, thân thiện và dễ dùng hơn hẳn so với các dòng máy phim trước đây. Đối với người dùng nghiệp dư hoặc bán chuyên thì chỉ cần một chiếc DSLR đã là quá đủ với nhu cầu. Bên cạnh đó, một số mẫu smart camera hiện nay còn được tích hợp khá nhiều tính năng như sắp xếp và chia sẻ ảnh qua mạng xã hội.
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn lỡ tay ấn nút xóa một bức ảnh đẹp trên máy kỹ thuật số hoặc thẻ nhớ gặp trục trặc thì sao? Câu trả lời là hãy yên tâm vì chúng ta sẽ vẫn còn cách cứu vãn. Bởi về cơ bản, sau khi chụp ảnh, camera thường sẽ lưu ảnh vào thẻ nhớ (chẳng hạn như thẻ MMC, CF, SD hay Memory Stick…). Khi bạn xóa ảnh, bạn sẽ thấy dung lượng lưu trữ khả dụng trong thẻ đã tăng lên. Nhưng thực chất ảnh bị xóa vẫn còn được lưu lại và chỉ mất hoàn toàn khi bạn chụp ảnh mới và chúng ghi đè lên ảnh cũ. Do đó, nếu phát hiện mình xóa nhầm một bức hình quan trọng, bạn hãy ngừng ngay việc chụp thêm ảnh, đồng thời kết nối thẻ nhớ với máy tính để thực hiện thao tác phục hồi.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số phần mềm có thể phục hồi lại ảnh hay video mà bạn đã trót xóa từ máy ảnh kỹ thuật số.
1. Asoftech Photo Recovery
Asoftech Photo Recovery là một chương trình dễ sử dụng với giao diện người dùng đơn giản. Bạn chỉ cần khởi động chương trình, chọn một ổ đĩa thích hợp, chỉ định đường dẫn lưu, bấm vào nút "Start", và xem trước các tập tin phục hồi. Với một cú nhấp chuột, bạn có thể phục hồi tất cả các tập tin. Thậm chí cả những file ảnh bị hỏng, các file ảnh đã bị định dạng lại mà thẻ nhớ không nhận cũng sẽ được chương trình “giải quyết” một cách nhanh gọn và hiệu quả.
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Asoftech Photo Recovery hỗ trợ tất cả các loại thẻ nhớ như Memory Stick, SDHC, CF, MMC và các loại tập tin khác nhau. Tuy nhiên, chương trình này có giá thành tương đối cao là 29,95 USD. Bạn có thể sử dụng bản demo không tính phí với tính năng phục hồi video và ảnh từ mọi loại thẻ nhớ nhưng lại không thể lưu được vì bản demo chỉ tương thích với định dạng BMP, PNG, JPEG và GIF.
Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.
2. PhotoRec
PhotoRec nằm trong bộ TestDisk dùng khôi phục hơn 390 loại file bị xóa, đặc biệt là các file video, ảnh trên thẻ nhớ, ổ usb hay cả ổ cứng. Tuy nhiên, giao diện của PhotoRec có dạng cửa sổ DOS và bạn sẽ phải thao tác với dòng lệnh, do đó nó thực sự khá phức tạp. Bên cạnh đó, để cài đặt được PhotoRec bạn sẽ phải cài cả bộ TestDisk. Tốc độ phục hồi ảnh của PhotoRec tương đối chậm và khó có thể so sánh với Asoftech Photo Recovery. Bù lại phần mềm này có thể hoạt động trên khá nhiều nền tảng như Windows, Mac và Linux.
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.
3. Recuva
Recuva được phát hành bởi Piriform (cha đẻ của công cụ CCleaner nổi tiếng). Recuva có khả năng khôi phục dữ liệu rất hiệu quả và giao diện đơn giản. Bạn có thể khôi phục dữ liệu trên ổ cứng hay thẻ nhớ một cách dễ dàng chỉ với vài cú nhấn chuột. Thậm chí bạn có thể dùng chương trình với bộ quét rất mạnh này để khôi phục cả dữ liệu trên những thẻ nhớ bị hỏng.
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Recuva không chỉ tương thích với định dạng JPEG, PNG, GIF mà còn có thể làm việc với định dạng Nikon và Canon RAW. Một ưu điểm lớn của Recuva là nó hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ cả phiên bản di động.
Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.
4. CardRecovery
CardRecovery (CR) là phần mềm khôi phục ảnh hàng đầu cho thẻ nhớ sử dụng bởi máy ảnh số. Nó có thể khôi phục hiệu quả các ảnh bị mất, bị xóa, bị hỏng hay bị format và các file video từ nhiều thẻ nhớ. CR hỗ trợ hầu hết tất cả mọi loại thẻ nhớ bao gồm SmartMedia, Compact Flash CF, Secure Digital Card SD, Memory Stick, MicroDrive, xD Picture Card, Multimedia Card MMC...
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Được lập trình bởi công nghệ SmartScan nên sử dụng CR rất an toàn và không có rủi ro. Phần mềm sẽ thực hiện thao tác "Read Only" trên thẻ nhớ của bạn. Nó không di chuyển, xóa, và chỉnh sửa dữ liệu trên thẻ để tránh sự hư hỏng sau này hay ghi đè (điều mà một số phần mềm khôi phục khác không thể làm được). CR khôi phục ảnh, video từ thẻ nhớ và lưu chúng vào vị trí đích mà bạn chọn.
Theo các nhà phát triển, nếu bạn đang sử dụng thẻ SDHC 8 GB, quá trình phục hồi sẽ mất khoảng 14 phút. Khi chương trình chạy xong, bạn sẽ thấy các tập tin phục hồi liệt kê theo dạng thumbnail nhưng trên mỗi trang chỉ cho phép hiển thị 6 bức ảnh và bạn sẽ gặp chút khó khăn nếu phải chọn lựa giữa hàng trăm tấm hình khác nhau.
CardRecovery được phát triển cho cả hệ điều hành Windows và Mac OS X. Bạn có thể dùng thử phiên bản miễn phí hoặc mua chính thức với giá 39 USD.
Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.
5. SoftAmbulance Photo Undelete
SoftAmbulance Photo Undelete là công cụ được nhiều nhiếp ảnh gia tin dùng, nó cũng sẽ giúp bạn khôi phục hình ảnh và video bị hỏng trên ổ cứng, thẻ nhớ, đĩa CD, đĩa DVD, đĩa Blu-ray và bộ nhớ của hầu hết máy ảnh kỹ thuật số.
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
SoftAmbulance Photo Undelete có thể khôi phục cả những tập tin phức tạp và dùng các thuật toán tự động sửa hình ảnh để đạt được kết quả như ý muốn. Bên cạnh đó, công cụ này hỗ trợ tất cả những định dạng hình ảnh phổ biến, kể cả tập tin RAW được tạo bởi hầu hết các máy ảnh DSLR.
Giao diện của SoftAmbulance Photo Undelete rất đơn giản vè nhẹ. Phần mềm này còn có tính năng quét sâu để phục hồi dữ liệu trên những chiếc thẻ nhớ hỏng. SoftAmbulance Photo Undelete cung cấp cả phiên bản miễn phí và bản trả phí với giá bán 44,9 USD.
Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.
6. EaseUS Card Recovery Wizard
Easeus Data Recovery Wizard là một phần mềm khôi phục tập tin toàn diện có thể phục hồi các file bị xóa hoặc thư mục ngay cả khi chúng đã được làm rỗng từ thùng rác, phục hồi dữ liệu do format, phân vùng bị mất, bị treo hệ thống, virus tấn công... Easeus Data Recovery Wizard hỗ trợ phục hồi dữ liệu từ ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, ổ đĩa flash USB, hoặc thẻ SD trong Windows 2000, XP, 2003, Vista, 2008, Windows 7.
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Chương trình này có hai chế độ: Deep Scan và Deleted File Recovery. Bạn có thể sử dụng chế độ Deleted File Recovery để phục hồi ảnh, phim và các tập tin âm thanh, còn chế độ đầu tiên có tính năng quét sâu để phục hồi hình ảnh từ một thiết bị hỏng. EaseUS Card Recovery Wizard có độ tin cậy cao và rất dễ sử dụng. Sản phẩm có giá bán là 39,95 USD.
Bạn có thể tải ứng dụng tại đây.
Tham khảo: Techmell.net
 

5 CÔNG DỤNG THIẾT THỰC CỦA BLUETOOTH

Bluetooth hiện nay đã trở thành chuẩn kết nối được tích hợp trên hầu hết các thiết bị di động và cả laptop.

Hiện nay, các thiết bị có tính di động như laptop, smartphone hay tablet đa phần đều được trang bị chuẩn kết nối Bluetooth, thường là 3.0 hoặc 4.0. Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHz. Bluetooth có thể hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, nó sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự liên tục. Bluetooth có 3 class với tầm kết nối lần lượt là 5m, 10m và 100m. Các thiết bị cầm tay chủ yếu sử dụng Bluetooth Class 2 với tầm kết nối 10m vì lý do sóng điện từ phát ra từ các bộ thu phát Bluetooth Class 1 có thể gây hại đến sức khỏe con người.
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
Yêu cầu khi sử dụng Bluetooth là chúng ta cần phải có 2 thiết bị được ghép đôi với nhau. Ví dụ, bạn có thể kết nối chuột Bluetooth với máy tính xách tay, tai nghe Bluetooth với điện thoại, hoặc smartphone với laptop. Tất cả đều được thực hiện nhanh chóng chỉ sau một vài giây dò tìm thiết bị. Vậy công nghệ Bluetooth đang đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp 5 công dụng chính mà Bluetooth mang lại.
1. Truyền tải dữ liệu không dây giữa thiết bị di động và máy tính
Bạn có thể ghép nối dễ dàng smartphone/tablet với một chiếc laptop thông qua Bluetooth nhằm mục đích gửi các tập tin qua lại. Mặc dù có thể nó không thực sự thích hợp để gửi những file nhạc dung lượng lên đến hàng trăm MB hoặc hơn nữa, nhưng Bluetooth vẫn là phương pháp thuận tiện hơn cả nếu bạn muốn gửi một vài tấm ảnh chụp cho bạn bè.
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
Để kết nối không dây Bluetooth, 2 thiết bị đều phải được kích hoạt tùy chọn Bluetooth và đặt không quá xa nhau. Sau khi đã ghép nối thành công, bạn có thể bắt đầu chọn những dữ liệu mình muốn gửi cho đối phương (ảnh, bài hát, video ngắn…), sau đó chờ đối phương chấp nhận là xong, thực sự công việc này rất đơn giản. Hiện nay, không chỉ Windows mà các hệ điều hành khác như Mac OS X và Linux cũng hỗ trợ Bluetooth.
2. Truyền tải tập tin giữa các máy tính
Hai máy tính được kích hoạt kết nối Bluetooth cũng có thể truyền tải dữ liệu cho nhau giống như giữa máy tính và điện thoại. Với những tập tin có kích thước vừa phải, bạn sẽ không cần phải sử dụng đến các đoạn cáp kết nối nữa. Thậm chí dù 2 mẫu máy tính của người dùng có khác hệ điều hành hoặc đang sử dụng mạng kết nối riêng biệt thì cũng không ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu qua Bluetooth.
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
3. Chia sẻ kết nối mạng qua Bluetooth
Một tính năng thú vị của Bluetooth là cho phép người dùng chia sẻ kết nối mạng internet của thiết bị này với một thiết bị khác. Thông thường, “Tethering” qua Bluetooth được sử dụng để vào mạng trên laptop thông qua kết nối internet của smartphone. Trường hợp này điện thoại có vai trò khá giống với modem. Cách thức chia sẻ kết nối mạng bằng Bluetooth sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với Wi-Fi, vì vậy nó có thể là lựa chọn lý tưởng trong một số tình huống cụ thể.
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
4. Kết nối các thiết bị ngoại vi
Ngày nay, Bluetooth thường được sử dụng rất nhiều để kết nối các thiết bị ngoại vi cho smartphone, tablet hoặc laptop. Dưới đây là một số thiết bị ngoại vi mà bạn có thể kết nối không dây qua Bluetooth.
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
- Tai nghe: Tai nghe Bluetooth là sản phẩm đặc thù được sử dụng cực kỳ phổ biến đặc biệt khi đi kèm với smartphone. Ghép nối tai nghe với điện thoại giúp bạn có thể sử dụng để đàm thoại trong khi lái xe và không thấy vướng víu như các mẫu tai nghe có dây trước đây. Các nút bấm tích hợp sẵn trên tai nghe cũng có chức năng trả lời/gác máy, do đó bạn gần như không cần thao tác trên điện thoại nữa.
- Smartwatch: Đồng hồ thông minh hiện nay đa phần cũng đều sử dụng Bluetooth hoặc NFC để kết nối với smartphone. Từ đó, smartwatch có thể nhận được những thông báo về tin nhắn, cuộc gọi đến, mạng xã hội từ điện thoại một cách nhanh chóng
- Chuột: Chuột Bluetooth có thể hoạt động với các model laptop, tablet và thậm chí cả smartphone. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chuột Bluetooth thường dùng pin và một số loại có độ trễ khá cao so với chuột có dây.
- Bàn phím: bàn phím cũng có thể kết nối qua Bluetooth, trong đó đặc biệt hữu ích khi sử dụng cùng máy tính bảng. Khi dùng kết nối USB thông thường, thiết bị thường bị giới hạn số cổng nhất định, nhưng với Bluetooth bạn có thể kết nối đồng thời chuột và bàn phím không dây cực kỳ thuận tiện mà không lo thiếu cổng cắm.
- Gamepad: Tay cầm chơi game là một loại thiết bị đầu vào sử dụng kết nối Bluetooth. Wiimote của Nintendo hay tay cầm của PlayStation 3 cũng đều giao tiếp với máy console thông qua Bluetooth.
- Máy in: Máy in hỗ trợ Bluetooth cho phép bạn in tài liệu mà không cần tới kết nối mạng Wi-Fi hoặc kết nối qua dây.
5. Trang bị kết nối Bluetooth cho máy tính để bàn
Nếu bạn sở hữu một chiếc máy tính nhưng không được tích hợp phần cứng hỗ trợ Bluetooth, bạn có thể sử dụng một số thiết bị Bluetooth gắn ngoài với giá thành khá rẻ. Hầu hết các model laptop mới đều tích hợp sẵn Bluetooth, nhưng máy tính để bàn thường thì không. Giải pháp trong tình huống này là bạn có thể mua thiết bị thu/phát Bluetooth dongle có giá bán chỉ vào khoảng 1,50 USD trên Amazon. Cắm dongle vào cổng USB của máy tính bàn, nó sẽ hoạt động như một bộ thu/phát tín hiệu Bluetooth và cho phép máy tính của bạn có thể giao tiếp với các thiết bị khác thông qua công nghệ kết nối không dây này.
5 công dụng thiết thực của Bluetooth
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý Bluetooth tiêu tốn khá nhiều năng lượng của thiết bị. Do đó, kích hoạt Bluetooth cả ngày mà không sử dụng tới chắc chắn là một ý tưởng tồi, đặc biệt đối với các smartphone.
Tham khảo: Howtogeek.com 

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI ROUTER WI-FI PHẢI RESET MỚI VÀO ĐƯỢC MẠNG

Router Wi-Fi mất kết nối internet xuất phát từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên bạn có thể thử nghiệm một số giải pháp chung sau để giải quyết vấn đề.

Trong quá trình sử dụng router Wi-Fi, nhiều người dùng hay gặp phải hiện tượng mất kết nối khiến họ không thể truy cập internet trừ khi phải khởi động lại bộ phát Wi-Fi của mình. Đây là một lỗi khá phổ biến và gây ra những khó chịu không nhỏ.
>> 10 chức năng hữu ích của router wireless thường bị bỏ qua
      Dấu hiệu nào cho thấy bạn nên thay router mới?
Mặc dù là một lỗi phổ biến thế nhưng nguyên nhân của vấn đề này lại có thể xuất phát từ nhiều phía, trong đó một số nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng trên bao gồm:
- Nhà cung cấp dịch vụ internet thường xuyên thay đổi địa chỉ IP của bạn khiến cho router không thể nhận diện kịp.
- Router của bạn bị nóng.
- Có quá nhiều kết nối diễn ra tại cùng 1 thời điểm khiến băng thông bị nghẽn dẫn tới mất kết nối.
Có khá nhiều nguyên nhân làm mất kết nối internet của router khiến việc xác định đúng nguyên nhân trở nên khó khăn. Tuy nhiên, một số giải pháp xử lí dưới đây nhiều khả năng sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng trên.
Một số giải pháp khắc phục lỗi router Wi-Fi bị mất kết nối
Việc làm đầu tiên đó là bạn phải chắc chắn rằng việc mất kết nối internet là do chính router Wi-Fi gây ra chứ không phải do modem hay nhà cung cấp dịch vụ. Để kiểm tra việc này, bạn cần cắm trực tiếp dây mạng từ modem vào máy tính xem có bị mất kết nối mạng hay không. Nếu kết nối vẫn diễn ra bình thường, nhiều khả năng router chính là "thủ phạm". Nếu modem của bạn là modem Wi-Fi, hãy cắm thẳng dây mạng từ cổng LAN router vào máy tính để tiến hành kiểm tra và giải quyết vấn đề.
Giải pháp thứ nhất: Đảm bảo cho router không bị nóng
Sau khi chắc chắn rằng router là nguyên nhân chính gây lỗi mất kết nối, bạn hãy bắt đầu áp dụng các giải pháp khắc phục. Đảm báo cho router chạy mát có thể nói là cách đơn giản và dễ làm nhất do đó bạn nên tìm tới nó đầu tiên khi router gặp lỗi. Hãy tìm cách đặt router ở các vị trí thoáng gió, kê cao router trên một vật nào đó để nó có thể tản nhiệt tốt hơn, thậm chí là treo router ở trước quạt gió nếu có thể. Đã có nhiều trường hợp router đã hoạt động trở lại bình thường chỉ với cách làm này.
Giải pháp thứ 2: Nâng cấp firmware cho router
Nếu giải pháp thứ nhất không mang lại hiệu quả, bạn cần phải kiểm tra lại firmware của router. Hãy nâng cấp lên phiên bản firmware mới nhất từ nhà sản xuất. Cách làm như sau:
Truy cập trang cấu hình router, thường có địa chỉ: http://192.168.0.1 hoặc http://192.168.1.1. Lưu ý rằng có thể một số nhà sản xuất sử dụng các địa chỉ khác cho trang cấu hình, như Buffalo sử dụng dãy, 192.168.11.1, hay với router Linksys là http://192.168.2.1.
Tại đây, bạn kiểm tra phiên bản firmware hiện tại, ghi lại tên firmware đó ra giấy hoặc để mở tab trang cấu hình sau đó truy cập vào website của nhà sản xuất router. Ví dụ như router của Linksys cung cấp sẽ có địa chỉ website là www.linksys.com (việc tìm kiếm đơn giản chỉ bằng cách Google tên nhà sản xuất). Bạn mở trang hỗ trợ trên website, tìm model router mình đang sử dụng sau đó tìm sang trang download.
Why Do I Have to Keep Resetting My Router, and How Can I Fix It?
Nếu phiên bản firmware của router cũ hơn phiên bản firmware trên trang download này, bạn hãy tải về bản firmware từ website nhà sản xuất và tiến hành nâng cấp theo hướng dẫn. Sau khi nâng cấp, bạn hãy thử sử dụng một thời gian xem lỗi mất kết nối có còn tiếp diễn hay không. Nếu có, hãy chuyển qua bước tiếp theo.
* Lưu ý rằng việc nâng cấp firmware cần phải cẩn thận bởi nếu không thực hiện thành công thì router có nguy cơ bị brick. Hãy đảm bảo nguồn điện cũng như đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất và chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các trường hợp hỏng hóc xảy ra. 
Giải pháp thứ 3: Hạn chế tốc độ các dịch vụ chia sẻ file
Why Do I Have to Keep Resetting My Router, and How Can I Fix It?
Việc có quá nhiều lưu lượng web (traffic) đi qua router cũng là nguyên nhân khiến router quá tải và gây ra hiện tượng mất kết nối. Hiện tượng này rất dễ gặp nếu bạn sử dụng các dịch vụ như BitTorrent hay Usenet - những dịch vụ chia sẻ file thường tạo ra nhiều kết nối cùng 1 lúc để tăng tốc độ download. Bởi thế, nếu bạn sử dụng BitTorrent hay Usenet, bạn nên hạn chế tốc độ download của các phần mềm này trong trang settings hoặc thậm chí là tắt hẳn chúng đi để kiểm nghiệm.
Giải pháp thứ 4: Mua router mới
Nếu tất cả các tinh chỉnh trên không thể giúp bạn khắc phục vấn đề thì nhiều khả năng nguyên nhân nằm ở việc router của bạn đã quá cũ hoặc chất lượng không đảm bảo. Lúc này bạn cần tìm mua một chiếc router Wi-Fi mới. Hãy mua các model Wi-Fi không chỉ được đánh giá tốt mà nên mua các model phổ biến, nhiều người dùng. Bởi các model này nhiều khả năng sẽ được nhà sản xuất chăm sóc tốt hơn như thường xuyên tung ra các bản firmware mới giúp tăng hiệu năng cho sản phẩm.

MICROSOFT XÁC NHẬN INTERNET EXPLORER 11 CÓ TRÊN WIN 7

"Gã khổng lồ" phần mềm Microsoft đã chính thức xác nhận phiên bản trình duyệt Internet Explorer 11 mới sẽ được cập nhật trên hệ điều hành Windows 7.

Thông tin trên đã xua tan những băn khoăn của những người yêu thích Windows 7 và trình duyệt Internet Explorer liệu Internet Explorer 11 vốn chắc chắn xuất hiện trên phiên bản hệ điều hành Windows 8.1 có được Microsoft chia sẻ trên các phiên bản hệ điều hành tiền nhiệm hay không.

Tuy nhiên, Microsoft không cho biết thời gian xác định khi nào phiên bản trình duyệt trên sẽ có mặt ở Windows 7.
 
Theo Microsoft-News.com, phiên bản trình duyệt Internet Explorer 11 sắp được Microsoft cho ra mắt sẽ bao gồm hỗ trợ WebGL, một thành phần hỗ trợ xử lý đồ họa cao cấp trong trình duyệt, cho phép trình duyệt có thể tải nhanh các trang web, trò chơi trực tuyến có cấu hình dồ họa cao, hiện thị tốt đồ họa 3D mà không cần cài đặt bất cứ một công cụ hỗ trợ nào.
 
Internet Explorer 11 cũng sẽ hỗ trợ Google SPDY. SPDY là một giao thức để tăng tốc thời gian tải trang web bằng cách thay đổi cách thức trình duyệt xử lý các yêu cầu tới trang web và các tiêu đề trang web.

Chế độ duyệt tài liệu của Internet Explorer 11 cũng được nâng cấp mạnh mẽ với việc Microsoft sử dụng chuẩn duyệt tài liệu HTML5 (phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ mạng World Wide Web, cho phép hỗ trợ tối đa các nội dung đa phương tiện mà không cần các phần mềm, công cụ hỗ trợ của bên thứ ba đi kèm).

Một điểm nổi bật nữa ở Internet Explorer 11 n giới thiệu của Microsoft là trình duyệt này được thiết kế để phù hợp với xu hướng duyệt web di động, do đó, nó sẽ thực hiện một số hoạt động để kéo dài tuổi thọ pin của các thiết bi di dộng  Các hoạt động này bao gồm giảm tải hình ảnh tải cho GPU, hệ thống tab duyệt web độc lập và chế độ duyệt nội dung đa phương tiện chuẩn HTML5 mà không cần bổ sung công cụ hỗ trợ./.

Việt Đức (Vietnam+)

10 THỦ THUẬT GIÚP TĂNG TỐC KẾT NỐI WIFI


Thứ Tư, 12/06/2013, 10:55
10 thủ thuật giúp tăng tốc kết nối WiFi
TTO - Nếu đã phát chán với tốc độ "rùa bò" của kết nối WiFi và ghét phải quay trở lại với mớ lằng nhằng của mạng dây Ethernet thì bạn hãy thử 10 thủ thuật sau đây. Chúng sẽ giúp bạn phần nào cải thiện được tín hiệu WiFi.
Thủ thuật 1: Tắt thiết lập tiết kiệm điện
Một số bộ định tuyến phát sóng Wi-Fi mặc định bật sẵn tính năng "Power savings" mà chỉ để tiết kiệm một vài milliwatts. Nhưng đây lại là thủ phạm làm giảm đáng kể tốc độ kết nối.
Trong thử nghiệm dưới đây, khi bật tính năng "Tiết kiệm điện" trên Linksys WRT610N thì mức tiêu thụ điện năng chỉ giảm từ 19 xuống còn 18 watts. Tuy nhiên, tốc độ kết nối đã giảm từ 19Mbps xuống chỉ còn 5Mbps.
Nguồn: ITworld.com
Thủ thuật 2: Loại bỏ chướng ngại vật
Wi-Fi là kết nối không dây nên tất yếu khoảng cách từ máy tính đến bộ phát tín hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ kết nối. Máy tính càng ở xa bộ phát tín hiệu bao nhiêu thì tốc độ kết nối càng yếu đi. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các bộ lặp tín hiệu (Wi-Fi Repeater).
Bên cạnh vấn đề khoảng cách, nước và kim loại chính là hai "sát thủ" hàng đầu đối với sức khỏe của kết nối Wi-Fi. Nước chặn hoàn toàn tín hiệu sóng ở tần số 2.42GHz vì thế đừng để bất kỳ vật thể gì chứa nước (thậm chí cả bình hoa) ngáng đường kết nối Wi-Fi. Các đồ đạc bằng kim loại cũng không nên đặt vào khoảng giữa bộ phát sóng Wi-Fi và các thiết bị kết nối như máy tính, smartphone…
Thủ thuật 3: Nâng cấp ăngten
Nếu bạn có "tay nghề" một chút thì hãy thử làm theo hướng dẫn trong video dưới đây để chế một chiếc ăngten mới mạnh mẽ hơn bởi ăngten tích hợp hầu như không thực hiện tốt chức năng của nó.

Video hướng dẫn chế ăngten mới - Nguồn: youtube
Có rất nhiều hướng dẫn cụ thể về ăngten cho những ai quan tâm tại địa chỉ http://www.binarywolf.com/249/.
Thủ thuật 4: Dò tìm điểm kết nối mạnh nhất
Hãy sử dụng phần mềm tiện ích để đo tác động của khoảng cách, sự thay đổi tần số và ảnh hưởng của chướng ngại vật lên kết nối Wi-Fi. NetSpot (http://www.netspotapp.com/) cho Mac OS và Heatmapper (http://www.ekahau.com/) cho Windows là hai tiện ích khá tốt trong việc thực hiện tác vụ nói trên. Kết quả là bạn sẽ có được một bản đồ rõ ràng ở đâu sóng Wi-Fi mạnh và ở đâu sóng yếu.
Nguồn: ITworld.com
Thủ thuật 5: Sống chung với CPU, bo mạch chủ
Bo mạch chủ, CPU và thậm chí cả RAM của máy tính trên thực tế cũng hoạt động trên tần số Gigahertz và gây tác động không nhỏ đến thiết bị thu sóng Wi-Fi tích hợp sẵn trên máy tính. Đặc biệt các loại CPU và RAM mới nhất còn được trang bị tính năng tự động điều chỉnh tốc độ, tần số hoạt động. Để tránh xung đột về tần số, bản thân thiết bị thu sóng Wi-Fi tự động điều chỉnh băng thông để có thể "sống chung hòa bình" với các thiết bị trên mà không ảnh hưởng đến kết nối nói chung.
Giải pháp là sử dụng thiết bị thu sóng Wi-Fi cắm ngoài qua cổng USB. Nếu thường xuyên di chuyển thì đây không phải là một giải pháp hay nhưng nếu chỉ ở nhà hay văn phòng thì đó lại là một điều nên làm.
Thủ thuật 6: Thường xuyên nâng cấp phần mềm
Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên nâng cấp firmware cho bộ định tuyến phát sóng Wi-Fi và trình điều khiển cho thiết bị thu phát sóng Wi-Fi. Nâng cấp thường sửa lỗi và bổ sung tính năng mới cho thiết bị vì thế hãy thường xuyên truy cập website của nhà sản xuất thiết bị để có được những nâng cấp mới nhất.
Nguồn: ITworld.com
Thủ thuật 7: Lựa chọn kênh phù hợp
Khi bộ định tuyến phát sóng Wi-Fi được lắp đặt, thiết bị sẽ tự động dò tìm kênh nào ít được sử dụng nhất và thiết lập đó trở thành kênh phát sóng mặc định. Tình thế sẽ thay đổi khi có sự xuất hiện của hàng xóm mới, văn phòng mới… Nếu chia sẻ cùng kênh phát sóng với các thiết bị khác thì chắc chắn tốc độ kết nối sẽ bị giảm đi đáng kể. Hãy sử dụng phần mềm tiện ích InSSIDer (http://www.metageek.net/products/inssider/download/) để tìm kiếm kênh phát sóng ít đông đúc nhất.
Thủ thuật 8: Sử dụng tần số 5GHz
Tần số 2.4GHz luôn luôn đông đúc. Không chỉ Wi-Fi mà cả điện thoại cố định không dây, lò vi sóng và nhiều thiết bị khác cũng sử dụng tần số sóng này. Nếu như thiết bị định tuyến phát sóng Wi-Fi của có hỗ trợ tần số 5GHz thì đừng ngần ngại chuyển sang sử dụng tần số này. Nhưng lưu ý hãy sắm thiết bị định tuyến phát sóng Wi-Fi hỗ trợ 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz vì một số thiết bị cũ không hỗ trợ tần số 5GHz như thiết bị chơi game, thiết bị dùng hệ điều hành Apple iOS hoặc Windows Phone hoặc Android.
Thủ thuật 9: Giới hạn băng tần
Hãy giới hạn băng tần phát sóng cho thiết bị định tuyến phát sóng Wi-Fi. Mặc định các bộ định tuyến phát sóng Wi-Fi được thiết lập tự động phát sóng trên cả 2 băng tần 20MHz và 40MHz. Hãy thiết lập để thiết bị chỉ phát sóng trên băng tần 20MHz hoặc 40MHz bạn sẽ thấy sóng mạnh hơn đáng kể.
Thủ thuật 10: Đánh giá kết quả
Có rất nhiều phần mềm tiện ích giúp bạn đánh giá thành quả đạt được sau khi áp dụng những thủ thuật cải thiện tốc độ Wi-Fi. iPerf cho Windows (http://code.google.com/p/iperf-cygwin/downloads/list) là một trong những công cụ như thế.
HÀ MY

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Thu-thuat/553434/10-thu-thuat-giup-tang-toc-ket-noi-WiFi.html

[Đánh giá] HP Pavilion TouchSmart 14 Sleekbook - máy tính lai, giá phải chăng, hiệu năng trung bình

HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (16) RS

Sau khi được giới thiệu tại triển lãm CES 2013 thì cuối tháng 5 vừa qua, HP đã chính thức bán ra chiếc máy tính Pavilion TouchSmart 14 Sleekbook - kết hợp giữa thiết kế truyền thống và màn hình cảm ứng. Máy tính lai mang lại một trải nghiệm tốt hơn với hệ điều hành Windows 8 nhưng rào cản của nó vẫn là giá. Tuy nhiên, theo HP thì TouchSmart 14 Sleekbook sẽ được bán với giá "mềm" và hôm nay, mình cũng đã mượn được một chiếc để đánh giá xem liệu nó có đem lại những gì mà một người dùng máy tính phổ thông cần hay không.

Thiết kế tổng thể, bàn phím, bàn rê:

HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (1)
HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (2) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (3) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (4) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (6) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (7) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (18) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (19) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (5) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (17)

HP Pavilion TouchSmart 14 Sleekbook sở hữu thiết kế đặc trưng của dòng Pavilion và mỏng như Sleekbook. Toàn bộ vỏ máy được làm bằng nhựa màu đen bóng. Vỏ ngoài màn hình, phần bao phủ bàn phím và chiếu nghỉ tay có chất liệu thiết kế giống nhau với bề mặt nhựa có các hạt nhỏ li ti như kim tuyến. Thiết kế này thời trang nhưng dễ để lại tì vết, chẳng hạn như dấu vân tay khi cầm nắm và vết trầy xước. Thêm vào đó, lớp vỏ bóng rất bám mồ hôi nên những ai bị mồ hôi tay thì lớp vỏ này ít nhiều gây khó chịu.

HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (10)
HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (9) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (12) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (13)

Màn hình máy có thiết kế khá mỏng, khoảng 4 mm. Tuy nhiên, phần viền màn hình bên trong lại không được trau chuốt như vỏ ngoài. Bề dày 2 viền 2 bên và trên/dưới khoảng 1,2 cm. Thêm vào đó, bên trong lớp viền nhựa là một lớp viền đen rộng khoảng 4 mm bằng kiếng nữa khiến tổng chiều dày viền màn hình lên đến 1,6 mm. Mặc dù viền màn hình 2 lớp khá dày làm mất đi tính thẩm mỹ của thiết kế tổng thể nhưng thiết nghĩ, HP làm như vậy cũng có "ý đồ" đó là tạo khoảng trống để chúng ta thao tác dễ hơn với các thanh App Bar (vuốt từ rìa trái) và Charm Bar (vuốt từ rìa phải). Đồng thời, thiết kế này cũng tạo sự cân xứng với phần bàn phím bên dưới.

Một điều đáng tiếc là do sử dụng toàn bộ chất liệu nhựa, từ viền đến bản lề nên màn hình của TouchSmart 14 Sleekbook không được chắc chắn. Cụ thể là khi mình thao tác với màn hình cảm ứng, nó không được ổn định một chỗ mà lại "đàn hồi". Chạm vào màn hình, màn hình sẽ rung làm giảm độ chính xác, việc chọn/di chuyển chủ thể bằng ngón tay trên màn hình khá khó khăn. Cách tốt nhất để thao tác thuận tiện với màn hình là một tay giữ cố địnnh và một tay chạm.

HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (11)
HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (14) HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (15)

Bên dưới màn hình là phần bàn phím chiclet rộng rãi. Khoảng cách giữa các phím hợp lý, phím mềm và có độ nẩy vừa phải mang lại trải nghiệm gõ phím tốt. Thêm vào đó, các phím cần thiết khi soạn thảo văn bản và duyệt web như Home/End, Page Up/Down đều được dành riêng trên một cột ở ngoài cùng bên phải và các phím điều hướng cũng được giữ nguyên kích thước lớn.

Bên dưới bàn phím, chính giữa khu vực chiếu nghỉ tay là bàn rê đa điểm khá lớn (3,7 x 8 cm) với 2 nút chuột thiết kế lồi, tách biệt. Bề mặt bàn rê được phủ các chấm li ti cộm lên, tạo độ ma sát, không rít, cho cảm giác vuốt tốt hơn. Riêng 2 nút chuột thì hơi cứng và bấm nghe cộp cộp khá ... dỏm.

Từ mặt trong xuống dưới các rìa máy, chất liệu thiết kế bắt đầu được chuyển sang nhựa đen sần nhằm tăng thêm phần cứng cáp. Phần này mình đo được khoảng 1,7 cm, khá mỏng nhưng vẫn vừa đủ cho các cổng kết nối. Bên cạnh trái có 1 USB 2.0, jack tai nghe 2-in-1 combo và bên cạnh phải có thêm 2 x USB 3.0, HDMI, RJ-45 (LAN) và khe đọc thẻ SD.

Màn hình:

HP_Pavilion_TouchSmart_14_Sleekbook (8)

Như tên gọi, HP Pavilion TouchSmart 14 Sleekbook được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm 14", độ phân giải 1366 x 768. Độ phân giải này không cao nhưng phù hợp với khích thước màn hình 14" khiến chúng ta thao tác với các yếu tố trên giao diện, đặc biệt là giao diện Desktop dễ dàng hơn. Biểu tượng, nút bấm không bị thu nhỏ "quá đáng" như những chiếc máy tính cảm ứng màn hình nhỏ nhưng phân giải 1920 x 1080.

Màn hình đèn nền LED kèm công nghệ BrightView cho độ sáng và chiều sâu hình ảnh tốt. Màu sắc được thể hiện trung thực và trong. Góc nhìn màn hình khá rộng, khoảng 165 độ, giúp chúng ta dễ dàng chia sẻ nội dung với người ngồi cạnh mà không cần điều chỉnh nhiều. Tuy nhiên, màn hình bị chói khó đọc khi sử dụng ngoài trời. Đây cũng là đặc điểm chung của nhiều dòng máy tính dùng màn hình kiếng, không chỉ riêng TouchSmart 14 Sleekbook.

Loa:

Loa máy được đặt phía trên bàn phím, thiết kế như một dải nằm ngang lỗ rỗ rất đặc trưng của dòng Pavilion. Bên dưới là 2 loa Altec Lansing, tích hợp công nghệ Dolby Advanced Audio v2 cho chất lượng âm thanh đầu ra khá tốt, chi tiết nhưng vẫn thiên về trebe và âm lượng hơi nhỏ. Dĩ nhiên là một chiếc máy tính cảm ứng dòng phổ thông nên chúng ta không thể đòi hỏi về một hệ thống loa cao cấp như Beats Audio trên TouchSmart 14 Sleekbook.

Hiệu năng:

Chiếc máy mình đánh giá có cấu hình như sau:

Speccy
  • HĐH: Windows 8 64-bit cài sẵn
  • CPU: Intel Core i3-2375M, xung nhịp 1,5 GHz
  • GPU: Intel HD Graphics 3000
  • RAM: DDR3 4 GB;
  • HDD: Toshiba 500 GB 5400 rpm.
Một chiếc máy năm 2013 nhưng vẫn sử dụng CPU thế hệ 2 của Intel? Có lẽ đây chính là yếu tố làm giảm giá thành máy. Tra cứu trên ARK của Intel, Core i3-2375M là dòng chip Sandy Bridge vừa được phát hành trong quý 1 năm nay. Tương tự với Core i3-2370M, 2375M cũng không hỗ trợ Turbo Boost nhưng xung nhịp của nó chỉ ở 1,5 GHz trong khi 2370M lại 2,4 GHz. Hiệu năng có thể bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng bù lại Core i3-2375M là một dòng chip tiêu thụ điện năng thấp, rất phù hợp cho những chiếc máy có thiết kế mỏng nhẹ, sử dụng màn hình cảm ứng như TouchSmart 14 Sleekbook.

Nếu bạn muốn nâng cấp lên CPU nhanh hơn và tiết kiệm pin hơn thì HP cũng cung cấp tùy chọn i3-3227U (Ivy Bridge). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn GPU nVidia GeForce GT 630M. Đi kèm với máy là RAM 4 GB nhưng vẫn còn dư 1 khe để bạn nâng cấp thêm. Dưới đây là kết quả đánh giá hiệu năng xử lý và đồ họa cơ bản của TouchSmart 14 Sleekbook:

WEI

Trước tiên với hệ thống Windows Experience Index, chúng ta có thể thấy điểm đồ họa Desktop thấp nhất với 4.6 điểm. Các điểm còn lại cũng không cao, hiệu năng tính toán CPU đạt 5.5 điểm, điểm bộ nhớ 5.9 điểm, hiệu năng đồ họa 3D và chơi game 6.0 điểm và điểm ổ cứng 5.9.

3DMark11

Chấm điểm đồ họa với 3DMark 11, TouchSmart 14 Sleekbook chỉ đạt 11615 điểm trong bài test Ice Storm và 931 điểm với bài test Cloud Gate. Trong khi đó, bài test Fire Strike thì mình không thể thực hiện được bởi máy có dấu hiệu quá tải và out ra ngoài.

Cinebench

Tiếp tục với phép thử Cinebench 64-bit, các điểm OpenGL và CPU của TouchSmart 14 Sleekbook cũng không cao, tỉ lệ khung hình OpenGL chỉ đạt 5,02 fps trong khi điểm CPU đạt 1,41 pts.

PCMark7

Đánh giá toàn hệ thống với PCMark 7, máy đạt 1615 điểm - một mức điểm trung bình đối với những chiếc máy dùng CPU Core i3 thế hệ 2. Phép thử này mình chọn 2 gói Lightweight và Productivity để đánh giá khả năng xử lý các tác vụ bình thường như chơi video, duyệt web, xử lý hình ảnh, văn bản.

Pin và nhiệt:

HP Pavilion TouchSmart 14 Sleekbook được trang bị pin 4 cell 2550 mAh cho thời lượng khá tốt, khoảng 4 tiếng ở chế độ pin HP Recommended, độ sáng màn hình 60% với các tác vụ mình vẫn làm hàng ngày như lướt web, viết bài đánh giá, chỉnh sửa hình ảnh và nghe nhạc bằng tai nghe.

Về vấn đề nhiệt thì TouchSmart 14 Sleekbook vận hành khá mát mẻ, nhiệt độ CPU đo được bằng Speccy ở trạng thái không tải khoảng 47 độ C, tăng lên 56 độ C ở trạng thái tải trung bình. Nhiệt độ ổ cứng ổ định ở mức 41 - 43 độ C. Hoạt động liên tục thì máy chỉ hơi ấm ở khu vực chiếu nghỉ tay bên trái, trên ổ cứng, các khu vực còn lại đều mát mẻ.

Lời kết:

Đúng như dự đoán, TouchSmart 14 Sleekbook có hiệu năng sử dụng chỉ ở mức trung bình, phù hợp với đối tượng người dùng văn phòng và nhu cầu giải trí cơ bản. Chiếc màn hình cảm ứng cho phép chúng ta chơi các game được phát triển cho giao diện Modern UI tốt hơn nhưng không được tiện dụng để làm việc ở giao diện Desktop. Thêm nữa, thiết kế màn hình không chắc chắn cũng làm giảm đi trải nghiệm tổng thể.

Về giá? Chiếc máy mình dùng có mã B151TU và qua tìm hiểu, siêu thị điện máy Nguyễn Kim hiện đang phân phối với mức giá 13 triệu 290 ngàn. Trong khi đó, phiên bản dùng Core i3-3227U (Ivy Bridge) được bán tại Mỹ có giá khoảng 14 triệu 150 ngàn VND (quy đổi). Một mức giá khá cạnh tranh trong phân khúc máy tính lai. Từ 14 đến 16 triệu hiện nay có khá nhiều model như ASUS Vivobook dòng S300/S400 và Acer Aspire V5 Touch. Đặc điểm chung của các máy này là đều chạy CPU Core I thế hệ 3, cấu hình khá cao và thiết kế bắt mắt.

Tóm tắt ưu nhược điểm của HP Pavilion TouchSmart 14 Sleekbook:

Ưu điểm:
  • Thiết kế mỏng, thời trang;
  • Bàn phím bàn rê tốt;
  • Màn hình sáng đẹp, cảm ứng nhạy, hỗ trợ 10 ngón;
  • Thời lượng pin khá.
Nhược điểm:
  • Vỏ nhựa dễ bám vân tay, trầy xước, khung màn hình không chắc chắn;
  • Hiệu năng trung bình;
  • ... Tên gọi quá dài :)
http://www.tinhte.vn/maytinh/threads/danh-gia-hp-pavilion-touchsmart-14-sleekbook-may-tinh-lai-gia-phai-chang-hieu-nang-trung-binh.2125471/