Không phải tất cả các ổ cứng dạng “đặc” đều nhanh như SSD. Nếu chúng ta để ý kỹ trên các mẫu laptop hoặc máy tính bảng giá rẻ sẽ dễ dàng đọc thấy loại bộ nhớ eMMC. Loại bộ nhớ này chậm hơn và rẻ tiền hơn so với những ổ SSD chúng ta thường thấy trên các máy tính đắt tiền.
Bộ nhớ eMMC gần với bộ nhớ trên các thẻ SD. Tất cả chúng đều là bộ nhớ dạng flash nhưng cả eMMC, thẻ nhớ SD đều không thể so sánh về tốc độ với những ổ cứng SSD
Cả bút nhớ USB và thẻ nhớ SD đều chứa bộ nhớ Flash, nhưng…
Bộ nhớ Flash, đặc biệt là loại NAND Flash, dễ dàng tìm thấy trên các bộ nhớ USB và các loại thẻ SD khác nhau trên thị trường. Những chiếc USB nhớ chứa một con chip Flash trên bo mạch cũng như một bộ controller đơn giản lẫn giao tiếp USB. Thẻ nhớ SD chứa một con chip flash trên bo mạch cùng với một bộ controller SD. Cả thẻ SD lẫn bút nhớ đều không quá phức tạp. Chúng không có những firmware nhiều chức năng cũng như những tính năng cao cấp được trang bị trên các bộ nhớ SSD. Chúng được thiết kế để có giá rẻ nhất có thể.
Trên thị trường cũng có nhiều loại thẻ SD với các “class” có tốc độ khác nhau từ chậm cho đến rất chậm (nếu so với SSD). Nếu sử dụng làm hệ điều hành thì đừng nên chọn một thẻ SD, khuyên chân thành đấy.
Solid-State Drives (SSD) phức tạp hơn nhiều
Bộ nhớ dạng rắn không phải là thứ giống như trên những chiếc USB hay thẻ SD. Chúng sử dụng cùng loại chip nhớ NAND, nhưng chúng có nhiều chip NAND hơn với tốc độ cao hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó bộ nhớ SSD còn có một bộ controller với firmware có thể tích hợp thêm nhiều tính năng cao cấp khác. Ví dụ như bộ SSD controller có thể đọc và ghi tất cả các con chip trong bộ nhớ SSD, và điều đó khiến tốc độ của chúng không bị giới hạn bởi những con chip đơn lẻ. Những bộ controller cũng hoạt động như cách thiết lập RAID, trong đó sử dụng song song nhiều con chip để tăng tốc độ tổng thể lên. Khi chúng ta ghi dữ liệu lên SSD thì nó hoạt động cũng tương tự việc chúng ta đang ghi cùng lúc lên 20 con chip nhớ NAND cùng lúc, trong khi đó tốc độ sao chép trên các thẻ SD chậm hơn 20 lần bởi mỗi thẻ SD chỉ chứa một con chip đơn.
Firmware của các bộ nhớ SSD còn phải phân bổ lượng ghi ổ đĩa đồng đều giữa các chip nhớ để tránh tình trạng các chip nhớ bị “chết”. Mặc dù controller giúp máy tính hiển thị ổ SSD như một ổ cứng thông thường nhưng hoạt động bên trong của chúng rất phức tạp. SSD hỗ trợ các tính năng như TRIM để tăng tốc và thực tế thì chúng ta không cần phải sử dụng tính năng tối ưu hóa SSD bởi vì bản thân firmware đã tự động tối ưu hóa ổ đĩa và phân tán dữ liệu đi các con chip để có hiệu năng tốt nhất.
Những bộ nhớ SSD còn có thể kết nối với các máy tính thông qua nhiều chuẩn kết nối như SATA 3, mSATA hay PCI Express, nhờ đó chúng cho tốc độ giao tiếp cao hơn nhiều so với các bộ nhớ flash trên USB hay thẻ SD.
Nói về eMMC
Bộ nhớ MMC hay MultiMediaCard (hệ thống đa card), tương tự như trên thẻ SD. Thẻ SD tiêu chuẩn được cải thiện thông qua MMC và chỉ được tích hợp trên một số thiết bị ngày nay. Tuy nhiên eMMC không phải là loại bộ nhớ lâu đời và chúng vẫn đang được phát triển và cải thiện theo thời gian. Bộ nhớ eMMC không phức tạp và có tốc độ cao như SSD, chúng giống thẻ SD, mặc dù chúng có bộ controller để điều khiển nhưng lại không có firmware riêng, đa chip nhớ, con chip chất lượng cao hay giao tiếp băng thông rộng để có tốc độ cao như SSD
Bộ nhớ eMMC không phải tệ, nhưng chúng không quá nhanh
Bộ nhớ eMMC không có vấn đề gì cả, có rất nhiều thiết bị trên thị trường không cần thiết phải có bộ nhớ tốc độ siêu cao như những chiếc SSD, chúng chỉ cần bộ nhớ flash, kích thước nhỏ gọn, rẻ, tiêu thụ ít điện năng và chủ yếu là các thiết bị di động
Tuy nhiên, khi ứng dụng lên các laptop hay máy tính bảng thì bộ nhớ eMMC mới bộc lộ những hạn chế của mình. Cũng như thẻ SD, không phải tất cả bộ nhớ eMMC có tốc độ tương đương nhau, một số chậm hơn một số khác. Tuy nhiên điều chắc chắn là chúng chậm hơn SSD. Bộ nhớ SSD giá rẻ bên cạnh các thành phần giá rẻ khác giúp tạo nên những thiết bị giá hợp lý, nhưng đồng nghĩa chúng ta sẽ hy sinh hiệu năng nếu như so với những chiếc máy chạy hoàn toàn SSD.
Khi xem xét mua laptop hoặc máy tính bảng mới, chúng ta cần phải xem xét benchmark của các thiết bị sử dụng eMMC để trả lời câu hỏi chúng có nhanh hơn những thiết bị khác hay không. Những tiến bộ mới đang giúp các bộ nhớ eMMC nhanh hơn, tuy nhiên nếu bạn thực sự quan tâm đến hiệu năng của chiếc máy tính thì hãy đọc kỹ thông số trước khi mua phải một chiếc đang sử dụng bộ nhớ eMMC (đặc biệt là những mẫu máy dùng chip Celeron và bộ nhớ dưới 128GB hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với giá dưới 8 triệu) để sử dụng như một chiếc laptop chạy Windows, bởi chúng đôi khi còn chậm hơn cả thẻ nhớ HDD truyền thống, ngay cả khi lựa chọn này có thể tiết kiệm một ít chi phí của bạn.
Có đôi khi chúng ta đăng ký một dịch vụ nào đó với nhà mạng, bị trừ tiền hàng tháng hàng năm trời mà không hề hay biết. Whypay là một ứng dụng của Việt Nam sẽ đưa ra các thông tin về các gói cước mà bạn đang sử dụng (trên iOS) hay thậm chí là báo số tiền phải trả sau từng cuộc gọi, tổng số tiền cước hàng tháng nếu dùng trên điện thoại Android.
Vậy chức năng của Whypay là gì?
video đang cập nhật
- Thông báo số tiền bạn phải trả cho từng cuộc gọi, thời gian từng cuộc gọi ngay sau khi ngắt máy
- Thông báo số tiền bạn phải trả cho từng tin nhắn
- Báo cáo tổng số tiền đã chi cho thoại, tin nhắn và các dịch vụ mạng, dịch vụ gia tăng theo tuần, tháng...
- Kiểm tra các dịch vụ người dùng đang đăng ký, dù là đăng ký vô tình hay cố ý
- Cung cấp thông tin dễ hiểu hơn về các gói cước của nhà mạng, qua đó giúp chúng ta tìm hiểu gói cước nào hợp với nhu cầu
- Kiểm tra xem có khuyến mại nào hiện có hoặc khuyến mại trong quá khứ
- Một số tính năng nâng cao khác: gửi tin nhắn sms miễn phí từ nhà mạng, mượn tiền, chuyển tiền cho người khác...
Vậy để làm được những tính năng đó thì Whypay đã làm như thế nào? Rất có thể bạn hình dung ra ứng dụng này “hack” vào máy chủ của nhà mạng để xem họ đang cung cấp dịch vụ gì, có lừa chúng ta hay không...
Thực ra câu chuyện đơn giản hơn rất nhiều. Có hai phương thức mà Whypay sử dụng:
1) Quét toàn bộ tin nhắn vào cuộc gọi trong quá khứ để xem các thông báo mà nhà mạng đưa ra.
2) Trong trường hợp các tin nhắn không thể hiện hoặc mới reset lại máy, ứng dụng sẽ cung cấp các câu lệnh để chúng ta kiểm tra miễn phí tùy vào tình trạng khai báo lúc đầu.
Tuy nhiên, như đã nói thì gần như toàn bộ các tính năng trên chỉ hoạt động đầy đủ với Android, đơn giản là vì mỗi ứng dụng trong iOS là một hộp độc lập, không thể truy xuất vào những ứng dụng gốc như Phone hay Message, những ứng dụng hệ thống. Chính vì vậy mà Whypay sẽ không thể kiểm tra được và họ phải dùng một mẹo là tạo ra giao diện gọi điện trực tiếp trong ứng dụng, qua đó theo dõi được những cuộc gọi xuất phát từ Whypay. Nếu bạn gọi từ danh bạ hay ứng dụng Phone thì Whypay sẽ không thể đọc được.
Android dễ hơn, cung cấp nhiều quyền hơn nên Whypay hoạt động tốt trên đó. Tuy nhiên cần lưu ý là nếu không tin công ty này thì các bạn không nên cài vì họ xin khá nhiều quyền. Hầu hết các quyền này đều hợp lý nhưng vì Whypay cũng khá mới nên một số bạn vẫn sẽ hơi nghi ngờ một chút
Lưu ý: Whypay chưa hỗ trợ 2 SIM
Tải về Whypay phiên bản Android
Tải về Whypay phiên bản iOS
Tham khảo thêm về Whypay
Đầu tiên chúng ta phải lựa chọn nhà mạng gói cước đang sử dụng để Whypay biết mà tính tiền, nếu không rõ dùng gói nào thì bạn bấm vào gửi SMS để chờ tổng đài phản hồi Sau đó ứng dụng sẽ quét lịch sử tin nhắn và cuộc gọi biết cước bạn xài trong tháng rồi. Để thử xem phần mềm tính cách nào thì mình reset lại máy và máy sẽ báo không có tin nhắn, cuộc gọi
Hiển thị các tin nhắn, chi phí tin nhắn Thống kê theo từng khoảng thời gian bạn muốn Phần kiểm tra tự động sẽ tự quét tin nhắn để đoán xem bạn có dùng dịch vụ nào không còn phần kiểm tra dịch vụ VAS là bạn sẽ soạn tin nhắn theo hướng dẫn của phần mềm để kiểm tra tay Xem chi tiết về sự khác biệt giữa các gói