EMMC VS SSD: KHÔNG PHẢI BỘ NHỚ THỂ RẮN NÀO CŨNG NHANH NHƯ BẠN TƯỞNG
Không phải tất cả các ổ cứng dạng “đặc” đều nhanh như SSD. Nếu chúng ta
để ý kỹ trên các mẫu laptop hoặc máy tính bảng giá rẻ sẽ dễ dàng đọc
thấy loại bộ nhớ eMMC. Loại bộ nhớ này chậm hơn và rẻ tiền hơn so với
những ổ SSD chúng ta thường thấy trên các máy tính đắt tiền.
Bộ nhớ eMMC gần với bộ nhớ trên các thẻ SD. Tất cả chúng đều là bộ nhớ
dạng flash nhưng cả eMMC, thẻ nhớ SD đều không thể so sánh về tốc độ với
những ổ cứng SSD
Cả bút nhớ USB và thẻ nhớ SD đều chứa bộ nhớ Flash, nhưng…
Bộ nhớ Flash, đặc biệt là loại NAND Flash, dễ dàng tìm thấy trên các bộ
nhớ USB và các loại thẻ SD khác nhau trên thị trường. Những chiếc USB
nhớ chứa một con chip Flash trên bo mạch cũng như một bộ controller đơn
giản lẫn giao tiếp USB. Thẻ nhớ SD chứa một con chip flash trên bo mạch
cùng với một bộ controller SD. Cả thẻ SD lẫn bút nhớ đều không quá phức
tạp. Chúng không có những firmware nhiều chức năng cũng như những tính
năng cao cấp được trang bị trên các bộ nhớ SSD. Chúng được thiết kế để
có giá rẻ nhất có thể.
Trên thị trường cũng có nhiều loại thẻ SD với các “class” có tốc độ khác
nhau từ chậm cho đến rất chậm (nếu so với SSD). Nếu sử dụng làm hệ điều
hành thì đừng nên chọn một thẻ SD, khuyên chân thành đấy.
Solid-State Drives (SSD) phức tạp hơn nhiều
Bộ nhớ dạng rắn không phải là thứ giống như trên những chiếc USB hay thẻ
SD. Chúng sử dụng cùng loại chip nhớ NAND, nhưng chúng có nhiều chip
NAND hơn với tốc độ cao hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó bộ nhớ SSD
còn có một bộ controller với firmware có thể tích hợp thêm nhiều tính
năng cao cấp khác. Ví dụ như bộ SSD controller có thể đọc và ghi tất cả
các con chip trong bộ nhớ SSD, và điều đó khiến tốc độ của chúng không
bị giới hạn bởi những con chip đơn lẻ. Những bộ controller cũng hoạt
động như cách thiết lập RAID, trong đó sử dụng song song nhiều con chip
để tăng tốc độ tổng thể lên. Khi chúng ta ghi dữ liệu lên SSD thì nó
hoạt động cũng tương tự việc chúng ta đang ghi cùng lúc lên 20 con chip
nhớ NAND cùng lúc, trong khi đó tốc độ sao chép trên các thẻ SD chậm hơn
20 lần bởi mỗi thẻ SD chỉ chứa một con chip đơn.
Firmware của các bộ nhớ SSD còn phải phân bổ lượng ghi ổ đĩa đồng đều
giữa các chip nhớ để tránh tình trạng các chip nhớ bị “chết”. Mặc dù
controller giúp máy tính hiển thị ổ SSD như một ổ cứng thông thường
nhưng hoạt động bên trong của chúng rất phức tạp. SSD hỗ trợ các tính
năng như TRIM để tăng tốc và thực tế thì chúng ta không cần phải sử dụng
tính năng tối ưu hóa SSD bởi vì bản thân firmware đã tự động tối ưu hóa
ổ đĩa và phân tán dữ liệu đi các con chip để có hiệu năng tốt nhất.
Những bộ nhớ SSD còn có thể kết nối với các máy tính thông qua nhiều
chuẩn kết nối như SATA 3, mSATA hay PCI Express, nhờ đó chúng cho tốc độ
giao tiếp cao hơn nhiều so với các bộ nhớ flash trên USB hay thẻ SD.
Nói về eMMC
Bộ nhớ MMC hay MultiMediaCard (hệ thống đa card), tương tự như trên thẻ
SD. Thẻ SD tiêu chuẩn được cải thiện thông qua MMC và chỉ được tích hợp
trên một số thiết bị ngày nay. Tuy nhiên eMMC không phải là loại bộ nhớ
lâu đời và chúng vẫn đang được phát triển và cải thiện theo thời gian.
Bộ nhớ eMMC không phức tạp và có tốc độ cao như SSD, chúng giống thẻ SD,
mặc dù chúng có bộ controller để điều khiển nhưng lại không có firmware
riêng, đa chip nhớ, con chip chất lượng cao hay giao tiếp băng thông
rộng để có tốc độ cao như SSD
Bộ nhớ eMMC không phải tệ, nhưng chúng không quá nhanh
Bộ nhớ eMMC không có vấn đề gì cả, có rất nhiều thiết bị trên thị trường
không cần thiết phải có bộ nhớ tốc độ siêu cao như những chiếc SSD,
chúng chỉ cần bộ nhớ flash, kích thước nhỏ gọn, rẻ, tiêu thụ ít điện
năng và chủ yếu là các thiết bị di động
Tuy nhiên, khi ứng dụng lên các laptop hay máy tính bảng thì bộ nhớ eMMC
mới bộc lộ những hạn chế của mình. Cũng như thẻ SD, không phải tất cả
bộ nhớ eMMC có tốc độ tương đương nhau, một số chậm hơn một số khác. Tuy
nhiên điều chắc chắn là chúng chậm hơn SSD. Bộ nhớ SSD giá rẻ bên cạnh
các thành phần giá rẻ khác giúp tạo nên những thiết bị giá hợp lý, nhưng
đồng nghĩa chúng ta sẽ hy sinh hiệu năng nếu như so với những chiếc máy
chạy hoàn toàn SSD.
Khi xem xét mua laptop hoặc máy tính bảng mới, chúng ta cần phải xem xét
benchmark của các thiết bị sử dụng eMMC để trả lời câu hỏi chúng có
nhanh hơn những thiết bị khác hay không. Những tiến bộ mới đang giúp các
bộ nhớ eMMC nhanh hơn, tuy nhiên nếu bạn thực sự quan tâm đến hiệu năng
của chiếc máy tính thì hãy đọc kỹ thông số trước khi mua phải một chiếc
đang sử dụng bộ nhớ eMMC (đặc biệt là những mẫu máy dùng chip Celeron
và bộ nhớ dưới 128GB hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường
với giá dưới 8 triệu) để sử dụng như một chiếc laptop chạy Windows, bởi
chúng đôi khi còn chậm hơn cả thẻ nhớ HDD truyền thống, ngay cả khi lựa
chọn này có thể tiết kiệm một ít chi phí của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét