Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

MICROSOFT THÊM THANH ĐỊA CHỈ VÀO REGISTRY EDITOR

Windows Registry Editor, hay chính là RegEdit.exe, là công cụ quan trọng với các kỹ thuật viên hỗ trợ IT hay người dùng có chuyên môn muốn khắc phục các vấn đề của Windows, bật tính năng hay tìm kiếm, phát hiện lỗi. Tuy vậy, việc chuyển đổi giữa các khóa đôi khi có thể rất khó khăn vì dữ liệu trong Registry được sắp xếp dưới dạng cây và bạn phải mở/đóng rất nhiều mục mới tới được nơi mình tìm.
Trong bản cập nhật Creators Update, Microsoft đã khắc phục vấn đề này khi giới thiệu thêm thanh địa chỉ vào Registry Editor để bạn có thể dán key vào và mở ra nhanh chóng. Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần dán khóa Registry từ trang web hay địa chỉ khác vào thanh địa chỉ của Registry Editor và gõ Enter. Registry Editor sẽ tự động tìm đường dẫn và mở ra khóa đó.
Ví dụ nếu muốn truy cập khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Run để xóa autorun, bạn dán vào thanh địa chỉ và gõ Enter như trong hình dưới.

Tìm khóa nhanh chóng bằng thanh địa chỉ trong Registry Editor
Tìm khóa nhanh chóng bằng thanh địa chỉ trong Registry Editor
Thanh địa chỉ này vô cùng hữu ích khi hỗ trợ người dùng từ xa vì chỉ cần gửi khóa muốn mở và dán vào là mở được rất nhanh. Dù không phải tính năng lớn lao gì nhưng đôi khi những hỗ trợ nhỏ như vậy thôi cũng giúp ích rất nhiều. Thanh địa chỉ trong RegEdit có lẽ là thứ mà người dùng Windows đã chờ đợi từ lâu.

https://quantrimang.com/microsoft-them-thanh-dia-chi-vao-registry-editor-151517

11 “HIỆN TƯỢNG” KỲ LẠ CỦA WINDOWS

Tất cả người sử dụng máy tính đều biết rằng, không có hệ điều hành nào thực sự hoàn hảo về mọi phương diện, và Windows của Microsoft là 1 ví dụ điển hình. Sự thật rằng số lượng lỗi của Windows luôn nhiều hơn so với các hệ điều hành khác. Bài viết này sẽ liệt kê 11 lỗi đặc trưng và điển hình nhất của Windows.

Trên Windows 7 đến Windows 10

1. Đặt và thay đổi tên thư mục:

Đầu tiên là khi chúng ta cố gắng đặt tên hoặc thay đổi 1 thư mục bất kỳ thành CON thì Windows sẽ hiển thị thông báo như sau:
Trường hợp tương tự như vậy cũng sẽ xảy ra với những tên sau: PRN, LPT1, LPT2, (…), LPT9, NUL, COM1, (…), COM9, và CLOCK$. Tất cả trên đều liên quan đến những thiết bị phần cứng trong máy tính, và không được phép đặt tên cho file cũng như thư mục, không phụ thuộc vào phần đuôi mở rộng. Thực chất đây là 1 “di chứng” từ DOS, và tồn tại qua tất cả các phiên bản của Windows (cho tới tận phiên bản mới nhất là Windows 7).

2. Các phép tính nâng cao:

Để minh họa, chúng ta hãy thử làm 1 vài phép tính cơ bản và nâng cao.
Ví dụ: căn bậc 2 của 4 là bao nhiêu? 2 trừ 2 bằng?

Quá đơn giản, và tiếp theo là phép tính phức tạp hơn bằng Windows calculator. Lấy căn bậc 2 của 4, rồi trừ tiếp đi 2. Kết quả sẽ là:
Khi tiến hành thực hiện trên các phiên bản Windows khác nhau thì kết quả cũng khác nhau? Vì sao lại như vậy? Cho đến lúc này vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn về này.
Lỗi này có từ khi Windows ra đời. Phương pháp tính toán theo chương trình giới hạn độ chính xác của phép tính nâng cao lên đến 32 chữ số. Điều này có nghĩa là một phép tính phức tạp, như căn bậc hai sẽ cho kết quả gần đúng. Ví dụ, máy tính tính căn bậc hai của hai bằng 1,99999 ... (với 32 chữ số 9). Số nhiều chữ số này (đó là tên thật của nó) có thể dẫn đến những lỗi nhỏ như những gì chúng ta đã thấy ở trên.

3. Chế độ God Mode

Tính năng Windows ẩn này lần đầu tiên được giới thiệu trên Windows Vista và vẫn là một trong những tính năng hữu ích. Chế độ God Mode, còn được gọi là Windows Master Control Panel, mở tất cả các tùy chọn của Control Panel trong một thư mục duy nhất. Nếu sử dụng Control Panel thường xuyên, chắn hẳn bạn sẽ thích thủ thuật này.
Để kích hoạt chế độ God Mode, tạo một thư mục mới và sử dụng chuỗi ký tự dưới đây.
GodMode.{ED7BA470-8E54-465E-825C-99712043E01C}
Giờ đây, Control Panel của bạn đã sẵn sàng sử dụng.
Lưu ý: Bạn có thể thay thế từ "GodMode" bằng một thuật ngữ ưa thích.

4. Xem Star Wars trên CMD

Xem Start Wars trên CMD
Code CMD của Star Wars là một trong những Command Prompt tuyệt vời nhất. Nó hoạt động trên tất cả các hệ điều hành hỗ trợ Telnet và có cửa sổ terminal hoặc command line, kể cả trong Windows 10. Trước khi sử dụng lệnh này, bạn phải kích hoạt Telnet.
Trong Windows 10, nhấn Windows + Q, nhập telnet và chọn Turn Windows features on or off from the results. Cuộn xuống tìm và tích vào ô Telnet Client, sau đó click vào OK. Sau khi chờ Windows hoàn tất các thay đổi được yêu cầu, click vào Close.
Tích vào ô Telnet Client
Nhấn Windows + R để khởi chạy trình đơn Run, gõ cmd và nhấn Enter để mở cửa sổ lệnh. Bây giờ hãy chạy lệnh sau:
telnet towel.blinkenlights.nl
Và giờ hãy thưởng thức Star Wars bằng các ký tự ASCII.

5. Trượt để tắt máy tính

Microsoft đã giấu một file EXE có tên SlideToShutDown trong thư mục C:\Windows\System32. Đây là cách khác để tắt Windows, nó lần đầu được giới thiệu trong Windows Phone và sau đó chuyển sang Windows 8.
Khi ở chế độ máy tính bảng, hãy thử nhấn nút nguồn trong 3 đến 5 giây và SlideToShutDown sẽ tự khởi động. Nếu đang sử dụng Windows trên máy tính để bàn, hãy tạo shortcut để khởi chạy tùy chọn tắt máy.

6. Trình quay số điện thoại

Trình quay số điện thoại
Kể từ Windows 95, Windows chứa một ứng dụng quay số cho phép bạn thực hiện cuộc gọi qua cổng điện thoại của máy tính (nếu có). Cách duy nhất để khởi chạy tiện ích này là nhấn phím Windows + R, nhập vào dialer.exe và nhấn OK.

7. The Number of the Beast (Con số của kẻ thù Chúa)

The Number of the Beast
Doom 95 là phiên bản Windows đầu tiên của trò chơi Doom. Các trò chơi đã sử dụng cổng 666, được đề cập trong The Number of the Beast. Và cổng 666 vẫn được dành riêng cho doom cho đến ngày nay.
Để xem con số này hãy đến C:\Windows\System32\drivers\etc và mở file có tên services trong Notepad.

8. Tùy chọn Exit Explorer

Menu ngữ cảnh Windows 10 Taskbar chứa một tùy chọn ẩn có tên Exit Explorer.
Giữ Ctrl + Shift trong khi nhấp chuột phải lên khoảng trống trên Taskbar. (Nếu đang chạy Windows 7 hoặc phiên bản thấp hơn, hãy thử nhấp chuột phải vào Menu Start trong khi nhấn Ctrl + Shift). Trong Windows 10, bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Exit Explorer là mục cuối cùng trong menu ngữ cảnh của Taskbar. Tùy chọn này cho phép bạn tắt Windows File Explorer mà không cần phải truy cập vào Task Manager.

9. Tính năng ẩn của Microsoft Word

Tính năng ẩn của Word
Đây không phải là lỗi, nhưng là một tính năng độc đáo ẩn của Micrsoft Word. Mở Word và gõ như sau: =rand(5,10)
Microsoft Word sẽ tạo ra 5 đoạn văn bản với 10 dòng. Tùy thuộc vào số trong lệnh, bạn có thể làm cho nó xuất hiện với nhiều đoạn văn khác nhau. Hãy thử =rand(1,1) để chỉ hiển thị một câu duy nhất. Thủ thuật này còn được gọi là =rand (200,99).
Văn bản sẽ thay đổi, tùy thuộc vào phiên bản Office và ngôn ngữ hệ thống chính. Trong Microsoft Word 97 đến 2003 với tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bạn sẽ thấy câu "The quick brown fox jumps over the lazy dog," chứa tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái. Từ Office 2007, văn bản mặc định đã được lấy từ một hướng dẫn của Word và cũng thay đổi từ Word 2013 sang Word 2016. Để xem lại câu xuất hiện trong Word 97 đến 2003 trên Word 2007, 2010 và 2013, gõ =rand.old() và nhấn Enter.

Trên Windwows XP

10. Lỗi của Notepad

Thực chất, lỗi này chỉ tồn tại trên Notepad từ Windows XP và những phiên bản trước đó. Cụ thể, các bạn hãy mở Notepad và gõ: Bush hid the facts. Lưu, đóng Notepad và sau đó mở lại:
Trong Windows XP, chúng ta sẽ thấy các ký tự Unicode kỳ lạ hoặc giống như tiếng Trung Quốc (hình trên). Về mặt kỹ thuật, đây là do chức năng IsTextUnicode của Windows. Khi 1 file text được mã hóa dưới chuẩn Windows-1252 thì sẽ tự động biên dịch sang UTF-16LE, và kết quả thì như trên. Hoặc chúng ta có thể hiểu nôm na là Notepad tự động nhận dạng các ký tự “đại diện” cho tiếng Trung Quốc, và sau đó tự động biên dịch chúng thành tiếng Trung Quốc.

11. Lỗi của game Solitaire

Trên Windows XP, các bạn mở Solitaire và nhấn tổ hợp phím: Alt + Shift + 2:
Ngay lập tức, trò chơi sẽ kết thúc và các quân bài sẽ nhảy “lung tung” như lúc chúng ta hoàn chỉnh 1 ván. Hiện tượng này chỉ tồn tại trên Windows XP, còn tới phiên bản Vista và 7 thì không còn nữa.

https://quantrimang.com/5-hien-tuong-ky-la-cua-windows-78468

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

GDPR LÀ GÌ VÀ CHÚNG TA CÓ CẦN QUAN TÂM?


Nếu thường dùng các dịch vụ trực tuyến như Spotify, Facebook, Twitter … hay sử dụng các phần mềm của Microsoft, Apple chẳng hạn thì thì những ngày gần đây, hẳn anh em đã nhận được không ít những email từ các dịch vụ/công ty này cho biết họ đã tiếp nhận hay thay đổi chính sách đáp ứng GDPR. Vậy GDPR là gì và chúng ta có nên quan tâm không?

GDPR là Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung (General Data Protection Regulation) vừa mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Từ ngày 25 tháng 5 năm 2018, bộ luật mới này sẽ bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư đối với các công dân EU nhưng cũng áp dụng với nhiều quốc gia khác theo nhiều cách. Do phần lớn các công ty công nghệ lớn đều hoạt động đa quốc gia nên GDPR sẽ tác động đến những thứ chúng ta dùng hàng ngày.

GDPR được soạn ra là nhằm giải quyết một vấn đề tồn tại lâu nay trong làng công nghệ đó là nhiều công ty đang thu thập và lạm dụng thông tin người dùng. Chúng ta đều biết rằng kể từ thời đại Internet thì nhiều công ty vẫn đang hoạt động theo kiểu phải lấy càng nhiều dữ liệu người dùng càng tốt. Điều này không khó và vì vậy các công ty này chẳng có lý do gì mà từ chối một lượng dữ liệu khổng lồ, nhiều tiềm năng khai thác đến vậy từ chính người dùng sản phẩm/dịch vụ của họ.

Đang tải Facebook Scandal.jpeg…
Vấn đề ở đây là trong vài năm qua, rất nhiều công ty đã không thành công trong việc bảo vệ hoặc cố ý lạm dụng dữ liệu cá nhân của người dùng. Như vụ việc nổi cộm gần đây về Cambridge Analytica - một nhà nghiên cứu tại đây đã sử dụng Facebook để thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng Facebook sau đó bán lại nó cho một công ty cố vấn. Nguy hiểm hơn là vụ việc công ty thống kê dữ liệu tài chính tiêu dùng Equifax năm ngoái bị hack đã khiến thông tin người dùng lộ ra ngoài và được tin tặc sử dụng để mở thẻ tín dụng trái phép. Đây là những scandal lớn và rất nhiều công ty vẫn đang lạm dụng dữ liệu cá nhân của người dùng nhưng ở quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như bán dữ liệu này cho các công ty quảng cáo phía thứ 3.

Chính vì vậy, EU đã xem xét kỹ tình trạng này và sử dụng GDPR để khắc phục. Theo luật mới, các công ty không bảo vệ trọn vẹn dữ liệu người dùng hoặc lạm dụng dữ liệu đó theo bất kỳ cách nào sẽ đối mặt với án phạt rất lớn.

Như thế nào là dữ liệu cá nhân?

Đang tải Personal Data.jpg…
GDPR bảo vệ "dữ liệu cá nhân" có nghĩa là "mọi thông tin giúp nhận dạng, nhận diện một con người". Đây là một khái niệm rất rộng và trên thực tế, dữ liệu cá nhân sẽ bao gồm những thứ như sau:
  • Dữ liệu tiểu sử nhân thân như tên, địa chỉ, số điện thoại, số bảo hiểm xã hội …
  • Dữ liệu liên quan đến ngoại hình và thể chất như màu tóc, chủng tộc, chiều cao, cân nặng …
  • Thông tin về tình trạng giáo dục và lịch sử lao động như thu nhập, bằng cấp, GPA, mã số thuế cá nhân, …
  • Mọi dữ liệu về y học và di truyền;
  • Những thứ như lịch sử cuộc gọi, tin nhắn cá nhân hay vị trí địa lý …
Danh sách này còn rất dài và yếu tố quan trọng ở đây là mọi dữ liệu khiến bạn có thể được nhận diện được. Trong một số trường hợp, màu tóc của bạn là đủ nhưng cũng có những trường hợp, họ tên của bạn vẫn không thể giúp nhận biết bạn là ai.

Vậy GDPR có vai trò gì?

GDPR sẽ mang lại cho công dân châu Âu - những ai có dữ liệu cá nhân bị thu thập và sử dụng, 8 quyền cơ bản:
  • Quyền được thông báo: Nếu một công ty đang thu thập dữ liệu của bạn, họ cần phải báo cho bạn biết về loại dữ liệu gì đang được lấy, tại sao lấy và chúng được sử dụng làm gì, họ sẽ giữ dữ liệu này trong bao lâu và liệu có chia sẻ với các phía khác hay không. Thông tin này thường bị "chôn vùi" trong những văn bản điều khoản dịch vụ mà hiếm ai đọc và giờ đây, các văn bản đầy chữ này buộc phải được cô đọng lại và giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản.
  • Quyền được truy cập: Nếu được yêu cầu, mọi tổ chức đang lưu trữ dữ liệu liên quan đến một chủ thể bắt buộc phải cung cấp dữ liệu cho chủ thể yêu cầu trong vòng 1 tháng.
  • Quyền được cải chính: Nếu một chủ thể có dữ liệu được thu thập phát hiện ra một công ty sở hữu dữ liệu của họ nhưng dữ liệu này không chính xác thì chủ thể có thể yêu cầu cập nhật dữ liệu. Các công ty cũng sẽ có một tháng để thực hiện.
  • Quyền được xóa bỏ: Một chủ thể có dữ liệu được thu thập có thể yêu cầu một công ty xóa mọi dữ liệu mà họ đang nắm giữ trong một số tình huống nhất định. Chẳng hạn như nếu dữ liệu này không cần dùng đến nữa hoặc chủ thể không bằng lòng cho công ty sử dụng dữ liệu của mình.
  • Quyền được giới hạn xử lý: Nếu một tổ chức không thể xóa dữ liệu của một chủ thể, chẳng hạn như họ cần dữ liệu này để sử dụng cho một vụ việc pháp lý thì chủ thể có quyền yêu cầu công ty đó hạn chế xử lý dữ liệu.
  • Quyền được luân chuyển dữ liệu: Chủ thể dữ liệu có quyền đưa dữ liệu cá nhân của mình từ dịch vụ này sang dùng với một dịch vụ khác.
  • Quyền được phản đối: Nếu dữ liệu được thu thập mà không có sự đồng ý của chủ thể nhưng vì lợi ích kinh doanh hợp pháp, vì lợi ích công cộng hoặc theo yêu cầu của một cơ quan có thẩm quyền thì chủ thể có quyền phản đối. Tổ chức nào thu thập dữ liệu bắt buộc phải ngưng xử lý dữ liệu của chủ thể cho đến khi có thể chứng minh những lý do chính đáng để thực hiện điều này.
  • Các quyền liên quan đến việc tự ra quyết định bao gồm lược tả: GDPR sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ để cá nhân có dữ liệu được thu thập có thể phản đối hoặc được giải thích về những quyết định tự động (do những tổ chức/công ty thu thập dữ liệu) đưa ra ảnh hưởng thế nào đến họ và dữ liệu của họ.

Ngoài ra, GDPR còn buộc các công ty phải đưa ra lý do hợp pháp để thu thập hay xử lý mọi dữ liệu cá nhân. Một trong những lý do hợp pháp là họ có được sự chấp thuận để sử dụng dữ liệu cho một mục đích cụ thể hoặc bắt buộc phải thu thập dữ liệu để tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hoặc vì lợi ích cộng đồng.

Cũng phải nhắc nhở các công ty rằng GDPR là một bộ luật rất khắc nghiệt, một tổ chức có thể bị phạt tới 20 triệu EUR hoặc 4% doanh thu hàng năm trên toàn cầu (tùy theo mức nào cao hơn). Đối với những công ty như Amazon hay Google, số tiền này có thể lên tới hàng tỷ USD nếu vi phạm GDPR.

Vậy GDPR có tác động gì đến người Mỹ cũng như những quốc gia khác ngoài EU?

Đang tải Apple GDPR.jpg…
GDPR là một bộ luật do EU soạn và hiệu lực tại các quốc gia EU, bảo vệ cho cư dân EU. Thế nên người dùng tại Mỹ hay những quốc gia khác về lý thuyết không được lợi gì. Thế nhưng GDPR vẫn áp dụng đối với những ai sở hữu hộ chiếu công dân châu Âu, chẳng hạn như bạn là người Việt nhưng mang quốc tịch của một quốc gia EU thì chỉ lúc này bạn mới được bảo vệ bởi GDPR.

GDPR áp dụng cho công dân châu Âu nhưng sự thay đổi về chính sách bảo mật dữ liệu của các công ty đối với EU cũng ít nhiều tác động đến chúng ta bởi GDPR khiến nhiều công ty phải xem xét lại cách họ thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng cũng như một số công ty đã bắt đầu áp dụng chính sách mới theo quy chuẩn GDPR cho các khu vực ngoài EU bởi sẽ đơn giản hơn đối với các công ty nếu dùng một bộ chính sách duy nhất áp dụng lên tất cả người dùng trong nhiều trường hợp.

Chẳng hạn như Apple cũng đã phát hành một cổng thông tin về bảo mật dữ liệu cá nhân trong đó người dùng tại mọi nơi trên thế giới có thể tải về toàn bộ dữ liệu của mình hoặc xóa tài khoản. Nói cách khác, Apple đã cung cấp quyền truy cập và xóa bỏ cho người dùng, trước mắt áp dụng cho các tài khoản tại EU nhưng hãng cũng đã có kế hoạch mở rộng mô hình này ra toàn cầu trong vài tháng tới. Tương tự, Facebook cũng đã bắt đầu thay đổi chính sách để tuân theo bộ luật GDPR áp dụng với một số người dùng ngoài EU.

Theo: HowToGeek

https://tinhte.vn/threads/gdpr-la-gi-va-chung-ta-co-can-quan-tam.2799448/