Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

[CHIA SẺ] DÙNG SẠC TỪ ĐỂ HẠN CHẾ CẮM RÚT KHÓ CHỊU TRÊN XPERIA Z1 & ZU

DSC_8884 copy.

Sony Xperia Z1 và Z Ultra đều có khả năng chống nước, chính vì vậy nó cần một nắp che cổng microUSB lại. Thật đáng tiếc là do không hỗ trợ sạc không dây nên bạn phải tháo ra tháo vào cổng này khá nhiều lần để nạp pin cho máy, sẽ gây cho bạn cảm giác khó chịu hoặc lỏng cáp mà người dùng Xperia Z từng than phiền rất nhiều. Để khắc phục bạn có thể mua đế sạc của Sony hoặc sợi dây sạc từ. Với sợi dây hay đế từ bạn không cần tháo nắp pin nữa mà chỉ cần chạm dây vào giao tiếp trên Z1/ZU để sạc.

Lưu ý:
  • Sạc này không dùng chung được với Z do khác chân.
  • Có thể dùng chung Z1 và Z Ultra, có vẻ như đây sẽ là chân chuẩn của Sony về sau.
  • Giá dock khoảng 1 triệu hoặc bạn có thể mua cáp riêng với giá khoảng 400 ngàn (không kèm adapter sạc)
Ưu điểm:
  • Không phải tháo nắp nhiều lần khó chịu.
  • Không phải suy nghĩ khi cắm sạc
  • Hạn chế bị hỏng cáp nối
Nhược:
  • Cáp rời không kèm cục sạc, giá dock cao
  • Dock không sạc khi cắm vào máy tính
































[HƯỚNG DẪN] CÀI WINDOWS 8(64 BIT) NHẬN ĐẦY ĐỦ DRIVER CHO MACBOOK KHÔNG ĐƯỢC APPLE HỖ TRỢ

Mình có một em Macbook Pro cấu hình khá ổn để cài win 8. Chờ đợi, mong mỏi apple ra bootcam 5 là cài ngay win 8 vào ….

Và cuối cùng ngày đó cũng tới, khi apple chính thức ra mắt bootcam 5. Nhưng….Ôi thôi, thật sự là thất vọng,… khi app không hỗ trợ dòng máy của mình. Đã cài và thất bại vài lần. Rồi rao bán nhưng tiếc, lại thôi. Cuối cùng quyết định tìm cách tìm hiểu, hỏi han anh em …

Thế rồi, vào một ngày đẹp trời mình đã tìm được cách cài win8 Pro x64 với đầy đủ driver, máy chạy rất ổn định và nhanh so với win 7…

dài dòng quá.. , Sau đây mình xin trình bày lại quá trình mình đã thực hiện. Các bước cài đặt:

Cài đặt mới hoàn toàn (đối với máy đã cài win7 thì có thể cho đĩa win8 vào cài đè lên cũng được, nhưng xác xuất lỗi khá cao, theo mình cài lại mới hoàn toàn cả mac lẫn win).


1. Các bạn vẫn cài os X, và dùng bootcam 4 chia ổ như bình thường (lưu ý khi chia ổ bootcam4 yêu cầu đĩa win7, mọi người cứ cho đĩa win7 vào để qua bước này). bỏ chọn mục tải driver windows 7 về (download the latest windows support...).
[IMG]
[IMG]
2. Máy tự khởi động lại các bạn nhấn nút Otion để chọn vào OS X mục đích để bỏ đĩa win 7 ra và cho đĩa win 8 vào. Sau đó khởi động lại máy và cài bình thường như đối với win 7
[IMG]
3. Trong window 8 sau khi cài xong Download file này Add_MacbookPro_administrator.rarvề và chạy file. mục đích là giúp macbook của chúng ta cài được bootcam 5

[IMG]
4. Vẫn trong win 8, các bạn tải bootcam 5 trên trang chủ của apple về.

[IMG]

5. Tải xong các bạn giải nén và vào thư mục BootCamp 5.0.5033\BootCamp\Drivers\Apple\ và chạy file Bootcam.msi. cài xong máy yêu cầu khởi động lại máy...
[IMG]
6. Như vậy là các bạn đã cơ bản cài đặt xong, máy đã nhận được gần đầy đủ driver, chỉ còn thiếu cái driver cho Bluetooth USB host controller và coprocessor
[IMG]
7. Tiếp tục download File sauDriver Macbook.rar về và giả nén, sau đó vào Device Manager chọn phần cứng chưa có driver ở đây là Bluetooth USB host controller, coprocessor, chon Update Driver và trỏ đến thư mục các bạn vừa dowload về và giải nén. Đây chính là driver mình backup từ máy mình ra (máy đã cài kaspersky 2014 nên a/e ko lo virus nhé)

[IMG]


8. OK, như vậy là máy đã nhận đầy đủ driver…



2. Một số thủ thuật
- Đối với máy khi cài xong bị lỗi treo Freezing (lỗi này là lỗi chung của tất macbook khi cài win) các bạn làm như sau:
1. Mở Command với quyền admin (nhấn Command + X, nhấn tiếp A)

2. đánh dòng lệnh sau vào là ok: bcdedit /set disabledynamictick yes
3. nhấn enter và khởi động lại máy là có thể yên tâm sử dụng, ko bao giờ còn gặp tình trạng treo máy nữa
[IMG]


- Chụp ảnh màn hình macbook trong windows các bạn nhấn đồng thời Fn+Shift+F11
Thank all!

--------------------------------
Hiện máy mình cài song song OS X 10.8.5 và windown 8 Pro x64. Có một điều mình nhận thấy máy trong cùng điều kiện làm việc bình thường (không có điều hòa) máy sau khi mình cài win8 chạy nhanh và mát hơn đáng kể so với trước đây dùng win 7 pro x64
[IMG]
[IMG]
[IMG]
10 

http://www.tinhte.vn/threads/huong-dan-cai-windows-8-64-bit-nhan-day-du-driver-cho-macbook-khong-duoc-apple-ho-tro.2169916/

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PARALLELS DESKTOP 9 CƠ BẢN

Tinhte_pd9-0.

bài viết trước mình đã hướng dẫn những bước đầu tiên để cài đặt Windows cho máy ảo Parallels Desktop 9, sau khi cài xong thì bạn đã có thể sử dụng bình thường được rồi. Tiếp theo trong bài viết này mình sẽ nói chi tiết hơn về các tùy chỉnh để có thể sử dụng phần mềm được tốt hơn. Với Parallels bạn sẽ có 2 dạng tùy chỉnh chính đó là thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm và thứ 2 là tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo. Ngoài ra, việc quan trọng đó là bạn cần cho Parallels cài đặt thêm “Parallels Tools” để máy ảo và Mac OS có thể hoạt động tốt hơn.

1 - Cài đặt Parallels Tools

Parallels Tools không phải là một tính năng hiện hữu cụ thể mà nó bổ xung các chức năng cần thiết, giúp cho máy ảo và Mac OS có thể liên kết và phối hợp hoạt động với nhau tốt hơn. Không hiệu hữu vì sau khi cài đặt xong thì các tính năng bổ trợ được kích hoạt tự động chứ bạn cũng không được cung cấp thêm 1 menu nào để lựa chọn và thao tác cả. Dưới đây là các tính năng bổ trợ mà Parallels Tools hỗ trợ người dùng máy ảo Windows:
  • Mouse Synchronization Tool: Chuột có thể hoạt động liên tục giữa máy ảo và Mac OS. Nghĩa là khi di chuyển chuột vào màn hình máy ảo thì nó sẽ tự nhận biết vị trí và tự chuyển thành chuột của Windows, di chuyển ra khỏi màn hình máy ảo thì nó lại thành chuột của Mac OS - 1 cách tự động.
  • Tự động đồng bộ thời gian giữa máy ảo và máy thật
  • Kéo thả: bạn có thể kéo 1 file từ Mac OS và thả nó vào khung máy ảo. Lúc đó file sẽ được tự động copy vào máy ảo
  • Clipboard Synchronization Tool: đồng bộ Clipboard (bộ nhớ copy) giữa máy ảo và Mac OS
  • Dynamic Resolution Tool: tự động thay đổi độ phân giải màn hình của máy ảo mỗi khi bạn thay đổi kích thước cửa sổ máy ảo (Thay đổi kích thước cửa sổ máy ảo bằng cách di chuyển chuột vào góc dưới phải, kéo thả cho đến kích thước mình thích).
  • Shared Folders Tool: chia sẻ thư mục giữa Mac OS và máy ảo
  • Coherence Tool: tính năng giúp cho giải thoát các cửa sổ phần mềm trong máy ảo và hiển thị chúng như những phần mềm độc lập trên Mac OS
  • Shared Profile Tool: Chia sẻ và đồng bộ cấu hình tài khoản admin
  • Shared Applications Tool: chia sẻ phần mềm giữa máy ảo và Mac OS
  • Parallels Compressor: tính năng giúp cho Parallels có thể thu gọn dung lượng máy ảo xuống mức thấp nhất có thể
  • SmartMount: tự động kết nối usb với máy ảo thay vì Mac OS.
Thông thường mỗi khi cài xong máy ảo thì Parallels cũng đưa ra thông báo yêu cầu bạn cài “Parallels Tools”, tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà các tính năng bổ trợ kia không hoạt động thì bạn có thể cài lại tools này. Bằng cách thực hiện dưới đây, yêu cầu là máy ảo Windows phải đang chạy.
  • Trên Menu vào mục Virtual Machine -> Install Parallels Tools -> trên màn hình Windows sẽ hiện ra thông báo yêu cầu cài Parallels Tools -> tiến hành cài đặt và sau đó là khởi động lại máy ảo.
Tinhte_pd9-1.

Sau khi đã cài đặt Parallels Tools thì bạn có thể dùng máy bình thường rồi. Ngoài ra thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về 2 lựa chọn tiếp theo ở dưới đây: thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm Parallels và tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo Windows. Cả 2 lựa chọn này đều chỉ có thể thực hiện khi máy ảo đang tắt.

2 - Thiết lập tùy chỉnh cho phần mềm Parallels

Thiết lập các tùy chỉnh cho phần mềm Parallels, tức là cái tổng quan chứ không phải là tùy chỉnh cho máy ảo cụ thể. Để thao tác thì bạn cần nhấn vào chữ Parallels trên thanh menu -> và chọn Preference…

Tinhte_pd9-2.

Trong phần Preference của Parallels có 5 tabs chính là: General - Shortcuts - Devices - Access - Advanced. Phần nhiều các lựa chọn là dễ hiểu và đơn giản, vì thế mình sẽ gộp chung và trình bày các ý chính ở dưới đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn cứ viết ở dưới và mình sẽ cập nhật cũng như trả lời cụ thể:

- Virtual Machines Folder: chọn nơi lưu trữ máy ảo. Máy ảo được Parallels tạo ra thực tế được gói gọn trong 1 file, và dung lượng của nó khoảng vài GB đến vài chục GB tùy vào bạn sử dụng như thế nào. Nếu máy bạn có phân vùng data riêng thì nên chọn nơi lưu máy ảo ở bên phân vùng data này.

- Dock Icon: chọn kiểu hiển thị cho icon của Parallels ở trên Dock: nếu muốn nó hiện thị hình màn hình Windows thu nhỏ thì chọn Live Screenshot

- On Quit: Mặc định mỗi khi máy ảo đang chạy mà bạn thoát khỏi Parallels thì máy ảo sẽ được tạm dừng tại tình trạng lúc đó. Nếu bạn chọn vào “Disable Resume for Parallels Desktop” thì máy ảo sẽ không tạm dừng mà là tắt đi.

Tinhte_pd9-3.

- Tab Shortcuts: tùy chỉnh các phím tắt. Bạn nên vào đây tham khảo các phím tắt hiện có và đang được Parallels hỗ trợ. Chỉ đơn giản là tham khảo, khi nào đã làm quen rồi thì hãy tiến hành thay phím tắt theo ý thích.

- Tab Devices: Lựa chọn hành động khi usb được kết nối với máy tính. Thông thường mình sẽ chọn vào: “Connect it to the active virtual machine” -> mỗi khi máy ảo đang chạy, cắm usb vào máy tính thì nó sẽ tự động kết nối vào máy ảo luôn mà không hỏi han gì cả. Nếu bạn muốn nó hỏi và để mình lựa chọn linh động thì chọn vào “Ask me what to do”.

Tinhte_pd9-4.

- Tab Access: đây là lựa chọn cho phép bạn điều khiển máy ảo từ xa bằng iPad. Trong khuôn khổ bài viết này thì nó quá dài để trình bày, do đó mình sẽ dành riêng 1 bài khác để nói về tính năng này.

- Tab Advance có 1 lựa chọn quan trọng đó là “Require Password to” - “Yêu cầu mật khẩu khi muốn làm chuyện gì đó”. Chuyện gì đó bao gồm các thao tác lần lượt là: tạo máy ảo mới, thêm 1 máy ảo cũ vào parallels, gỡ bỏ máy ảo ra khỏi parallels, sao chép máy ảo.

Tinhte_pd9-5.

3 - Tùy chỉnh cấu hình cho máy ảo Windows

Mỗi khi một máy ảo được tạo ra thì nó có một cấu hình mặc định, do Parallels tự thiết lập theo cấu hình máy tính của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh lại cấu hình của máy ảo theo ý thích, thêm ram, bớt cpu, tắt vài hạng mục phần cứng … Dưới đây là cách làm cụ thể:
  • Click vào hình bánh răng ở góc phải dưới của cửa sổ Parallels. Hay trên menu vào mục Virtual Machine -> Configure…
Tinhte_pd9-6.

Trong phần Configure này có 4 tabs chính là: General - Options - Hardware - Security. Phần nhiều các lựa chọn là dễ hiểu và đơn giản, vì thế mình sẽ gộp chung và trình bày các ý chính ở dưới đây. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì bạn cứ viết ở dưới và mình sẽ cập nhật cũng như trả lời cụ thể:

General - Chỉnh cấu hình cơ bản
  • CPUs: tùy chỉnh số nhân cho máy ảo
  • Memory: chỉnh dung lượng RAM. Nếu máy bạn có 4GB RAM thì chia cho máy ảo 1.5GB, mình có 16GB nên mình chia cho máy ảo 3GB.
  • Total Size: dung lượng file máy ảo hiện tại. Lâu lâu bạn nên nhấn vào Reclaim… để Parallels tự động dọn dẹp và thu nhỏ dung lượng file máy ảo này.
Tinhte_pd9-7.

Hardware - Thêm bớt các thành phần phần cứng
  • Boot Order: chọn khởi động ưu tiên. Vì là máy ảo và phần lớn máy Apple cũng không có ổ đĩa mềm nữa nên bạn có thể bỏ các lựa chọn: CD/DVD - Floppy Disk - Network
  • Video: dung lượng VGA ảo
  • Mouse & keyboard: nếu bạn muốn chơi games trong máy ảo thì nên lựa chọn vào Optimize for games.
  • Print: máy in - sẽ được lấy theo máy in mạng bên Mac OS
Tinhte_pd9-8.

Trên đây là các thiết lập cơ bản cho người mới dùng Parallels. Một khi bạn đã sử dụng quen thì có thể nghiên cứu thêm các tùy chỉnh trong tab Options và tab Security. Chúc các bạn vui vẻ với chiếc máy ảo của mình!

http://www.tinhte.vn/threads/huong-dan-su-dung-parallels-desktop-9-co-ban.2182613/

CÀI WINDOWS TRÊN MÁY TÍNH APPLE BẰNG PARALLELS DESKTOP 9

Tinhte_parallels 9_00.

Parallels Desktop là một trong những lựa chọn để cài đặt Windows trên máy tính Apple, ngoài ra còn có các cách khác mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Vừa qua phiên bản thứ 9 của phần mềm này đã được chính thức phát hành với việc hỗ trợ OS X 10.9 Mavericks, và dưới đây là hướng dẫn cơ bản để sử dụng phần mềm này. Chủ đề này sẽ được chia làm 2 phần, ở phần đầu tiên này mình sẽ đề cập đến những bước đầu tiên để cài đặt Windows thông qua Parallels Desktop 9, phần thứ 2 sẽ nói về các thiết lập cơ bản để có thể sử dụng phần mềm được tốt hơn. Ngoài Parallels Desktop thì VMware Fusion cũng là một lựa chọn tốt, tham khảo thêm tại đây.

Giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu làm việc với Parallels Desktop 9, những thứ bạn cần chuẩn bị đó là:
  • Parallels Desktop 9: Mình tải về bản dùng thử 14 ngày của phần mềm này tại trang chủ parallels.com, nếu muốn dùng lâu dài thì bạn phải mua với giá 80$.
  • Bộ cài Windows:
    • Để cài windows thì cần có disk cd cài windows hoặc tiện lợi hơn là sử dụng file iso. Nếu bạn chọn Windows 8.1 Preview thì Parallels sẽ tự tải về và cài đặt, mã số đăng kí dùng thử cũng tự động được cập nhật. Ở đây thì mình chọn Windows 7 vì mình cần làm việc trên phiên bản này.
    • Với windows 7 thì mình sẽ có sẵn 1 file iso để cài. file iso này bạn có thể tìm trên mạng, ví dụ như mình tải tại đây.
Để cho rõ ràng hơn thì bạn có thể xem video ở dưới đây:

Bắt đầu thôi:

Tin mừng là càng nâng cấp thì Parallels càng dễ sử dụng hơn, với bản 9 này thì mình thấy việc cài Windows trên máy ảo rất là đơn giản. Nếu bạn đã xem video ở trên thì có thể hình dung ra phần nào rồi, dưới đây là các lưu ý mình ghi thêm các lưu ý chi tiết ra thôi:

1 - Bước đầu tiên chạy Parallels Desktop thì phần mềm yêu cầu bạn điền email và pass. Lưu ý nhé, tài khoản của Parallels chứ không phải là tài khoản email của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản thì có thể nhấn vào “Create new account” để tạo mới.
Tinhte_parallels 9_01.

2 - Sau khi đã đăng nhập rồi thì bước tiếp theo là nhập số đăng kí của Parallels, nếu bạn không có thì chọn vào “Get trial” giống như mình. Lựa chọn này giúp bạn có thể dùng thử Parallels Desktop 9 trong vòng 14 ngày.
Tinhte_parallels 9_02.

Sau khi đã kích hoạt đăng kí Parallels xong thì đã hoàn tất phần chuẩn bị rồi. Và giờ là tiến hành cài Windows lên máy ảo. Như trong hình dưới đây thì bạn có thể thấy có khá nhiều lựa chọn, không những Windows mà còn có cả Windows 8.1, Android, Chrome OS, Ubuntu và ngay cả OS X cũng có nữa.

3 - Mình đang muốn thiết lập 1 máy ảo mới với Windows 7, vì thế mình sẽ lựa vào lựa chọn đầu tiên: “Install Windows or another OS from a DVD or image file”.
Tinhte_parallels 9_03.

4 - Như đã nói ở phần đầu của bài viết, mình đã tải sẵn 1 file iso bộ cài Windows 7. Vì thế ở bước tiếp theo sẽ chọn vào Image File và kéo cái file đó và khung nhập. Trước đây Parallels vẫn đọc được file iso nhưng không hiểu sao lần này nó báo lỗi, tuy nhiên không có vấn đề gì cả, bạn vẫn có thể cài Windows được.
Tinhte_parallels 9_04.

5 - Bảng lựa chọn Integration để cho bạn chọn kiểu hiển thị của máy ảo: Like a Mac nghĩa là các cửa sổ phần mềm của Windows sẽ hoà trộn với phần mềm của Mac OS – Like a PC nghĩa là máy ảo sẽ hiển thị trong 1 cửa sổ riêng biệt, các phần mềm sẽ gom gọn trong cửa sổ này.
Tinhte_parallels 9_05.

6 - Bước cuối cùng nhấn vào Continue để tiến hành cài Windows vào máy ảo. Quá trình cài tùy thuộc vào cấu hình máy của bạn. Thông thường vào khoảng dưới 30 phút.
Tinhte_parallels 9_06.

Xong! Giờ thì bạn đã có thể sử dụng Windows được rồi, ở bài viết tiếp theo mình sẽ nói thêm về việc tuỳ chỉnh cho Parallels và cấu hình cho máy ảo.

http://www.tinhte.vn/threads/cai-windows-tren-may-tinh-apple-bang-parallels-desktop-9.2174120/

CÀI WINDOWS TRÊN MÁY TÍNH APPLE

  1. Vấn đề được quan tâm nhiều của những người đang tìm hiểu và mới dùng máy tính Apple có lẽ là làm sao để chạy file exe trên OS X? Hay nói cách khác là làm sao để chạy Windows, vấn đề muôn thở nói hoài không hết. Nhân việc Mac OS 10.8 Mountain Lion đã chính thức thì mình cũng làm bài tổng kết này để bạn - những người dùng mới có thể tham khảo và lựa chọn cách sử dụng phù hợp với bản thân.

    Đầu tiên - Có bao nhiêu cách để chạy file exe trên OS X?

    01.

    Có nhiều cách để chạy exe trên OS X, cũng như có nhiều cách để cài Windows trên máy tính Apple. Như bạn có thể thấy ở trên có 3 cách chính để làm việc này và mỗi cách lại có vài sự lựa chọn khác nhau. Tuỳ vào nhu cầu của bản thân mà bạn lựa chọn cho mình phương thức phù hợp, nếu muốn thì cũng có thể dùng tất cả cũng được. Đây là những giải pháp độc lập vì thế nếu cài hết thì cũng không có đụng nhau và vẫn dùng được, chỉ có cái là nặng máy thôi. Vậy dùng cái nào?


    1 - Môi trường Windows:
    • Máy ảo: Windows đầy đủ với tất cả các tính năng của nó. Windows chạy trên OS X như là 1 phần mềm, trao đổi dữ liệu qua lại dễ dàng bằng cách kéo thả vào khung màn hình Windows.
    • Bootcamp: Windows đầy đủ, chạy độc lập hoàn toàn với OS X. Cài Windows qua bootcamp thì bạn sử dụng nó hoàn toàn giống như trên PC, không khác gì cả.
    • Phần mềm giả lập: Thực ra giải pháp này không tạo ra môi trường Windows trong OS X vì thế nó không có tiêu chí này để so sánh.
    2 - Yêu cầu phần cứng:
    • Máy ảo: Cần phải có 1 phần cứng đủ mạnh. Tốt nhất là RAM phải từ 4GB trở lên. Máy ảo được lưu trong 1 file, tuỳ bạn sử dụng mà dung lượng file đó lớn nhỏ khác nhau. Nhưng nhỏ nhất thì cũng trên dưới 10GB, vì thế ổ cứng của bạn cũng cần phải còn trống nhiêu đó dung lượng.
    • Bootcamp: Vì là Windows chạy độc lập như trên PC thường do đó giải pháp này không quan tâm phần cứng. Cấu hình thế nào cũng chạy, miễn là bạn chia cho nó 1 phân vùng ổ cứng riêng.
    • Phần mềm giả lập: Không yêu cầu phần cứng cao.
    3 - Sức mạnh:
    • Máy ảo: Windows trên máy ảo không tận dụng hết sức mạnh phần cứng mà bạn share cho nó nhiêu thì nó dùng nhiêu. Thích hợp chạy các phần mềm đơn giản. Với game thì hơi khó khăn, game nhẹ thì chạy được chứ game nặng thì sẽ khó khăn
    • Bootcamp: tận dụng toàn bộ phần cứng. Nó cũng như Windows trên pc thường vì thế có thể chơi game, làm nhiều tác vụ nặng.
    • Phần mềm giả lập: đây là giải pháp cân bằng giữa máy ảo và Bootcamp. Tuy nhiên hạn chế của nó là không phải phần mềm nào cũng chạy trên môi trường này. Bên Windows có khái niệm phần mềm Portable, thông thường những phần mềm Portable sẽ chạy tốt trên môi trường này.
    4 - Cách cài:
    • Máy ảo: giống như cài phần mềm. Tự động hoàn toàn, tự cài drive cho windows.
    • Bootcamp: cài mất thời gian. Phải tự cài drive cho Windows
    • Phần mềm giải lập: cài như cài phần mềm. Tuy nhiên thao tác nhiều, phức tạp cho người mới
    P 2012-08-17 at 2.45.33 PM.

    5 - Điểm mạnh:
    • Máy ảo: Windows - OS X chạy song song, chuyển qua lại giữa 2 môi trường chỉ mất 1s
    • Bootcamp: Tận dụng tối đa cấu hình máy
    • Phần mềm giả lập: không phải cài windows, các phần mềm windows chạy trên OS X như phần mềm thông thường.
    6 - Điểm yếu:
    • Máy ảo: Sức mạnh của Windows không cao, thực hiện các tác vụ cơ bản, không chơi game
    • Bootcamp: chuyển qua lại giữa Windows và OS X mất thời gian và phải khởi động lại máy
    • Phần mềm giả lập: không phải phần mềm Windows nào cũng có thể cài qua cách này.
    Hi vọng là đến đây thì bạn đã có thể lựa chọn có mình 1 phường thức phù hợp với nhu cầu bản thân để cài Windows trên máy tính Apple. Tốt nhất là chỉ nên chọn 1 và coi cách làm sẽ được trình bày ở dưới đây để tránh tẩu hoả nhập ma.
    sathatvn, kids0407, nhoc221264 người khác thích nội dung này.
  2. vuhai6 www.vuhai6.com

    Bootcamp

    Trong bài này mình sẽ chia sẻ với các bạn các bước cơ bản cũng như những nội dung cần thiết để cài Windows 8 (hay các Windows cũ khác) lên máy tính Apple. Chúng ta sẽ dùng Bootcamp để cài Windows chạy độc lập với Mac OS X. Bài viết áp dụng cho máy Apple đang ở tình trạng ban đầu, khi nó mới chỉ có 1 phân vùng duy nhất. Nếu máy bạn đã chia thành nhiều phân vùng thì cách làm rối hơn và mình sẽ đề cập đến nó ở cuối của phần này.

    NHỮNG LƯU Ý - CẦN ĐỌC:
    1. Bootcamp là một phần mềm có sẵn của Mac OS X, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách click vào hình kính lúp ở góc trên bên phải và gõ vào "Bootcamp"
    2. Phần mềm bootcamp giúp bạn chia thêm phân vùng để cài windows
    3. Phần mềm bootcamp cũng sẽ tự động tải drive của máy bạn để cài vào Windows
    4. Bạn nên dùng Windows 64-bit trên máy tính Apple
    5. Trong trường hợp Bootcamp báo lỗi: "The startup disk cannot be partitioned ..." thì tức là máy bạn đã chia nhiều phân vùng, không dùng bootcamp đươc. Tuy nhiên vẫn có thể cài windows, vui lòng coi phần cuối của bài này.
    CẦN CHUẨN BỊ:
    1. Ổ DVD (nếu máy không có thì cần có ổ DVD USB) + Đĩa cài Windows
    2. Một số máy có hỗ trợ cài windows qua usb khi đó bạn cần 1 usb 4GB và file iso của bộ cài windows. Tuy nhiên một số máy lại không hỗ trợ. Vì thế trường hợp này mình không nói trong bài viết chung.
    BẮT ĐẦU THỰC HIỆN:

    1 - Click vào hình kính lúp ở góc trên bên phải và gõ vào "Bootcamp" rồi chạy
    1 spotlight.

    2 - Trên màn hình Bootcamp sẽ có các lựa chọn như hình dưới đây:
    -1.

    Mình xin giải thích các lựa chọn để anh em thấy an tâm hơn.

    I - Create a Windows 7 install Disk:
    • Nếu Bootcamp của bạn không có lựa chọn này thì cũng đừng vội lo. Chỉ có MacBook Air hay MacBook Pro retina chạy 10.8 mới có mà thôi.
    • Boot Camp Assistant sẽ giúp chúng ta tạo bộ cài qua USB thay vì cài từ ổ đĩa quang như chúng ta hay làm. Việc cài từ USB nhớ sẽ cho tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn là đĩa. Tuy tiêu đề là Windows 7 nhưng chúng ta có thể áp dụng cho Windows 8
    • Bạn cần có file iso của Windows, tìm và tải từ trên mạng về. Tham khảo: Microsoft bắt đầu cho tải về Windows 8...
    • Cần thêm 1 usb 4GB để tạo bộ cài trên đó. Nhớ cắm cái usb đó vào máy.
    • Nếu bạn không có file iso, cũng ko có usb 4gb thì sử dụng đĩa cài và cài bằng ổ dvd usb cũng được. Bỏ qua lựa chọn này.
    II - Download the latest Windows ...
    • Đây chính là drive cho Windows. Lựa chọn này sẽ tự động tải drive của máy bạn về để sau này cài vào Windows. Mỗi máy có 1 drive khác nhau tuỳ cấu hình, do đó bạn cần thực hiện bước II này.
    • Drive cho máy trên dưới 1GB, do đó tải rất lâu, bước này nên kiếm ly cafe và bộ film HD để coi. Chỉ cần tải 1 lần duy nhất, sau đó lưu lại, lần sau không cần tải nữa.
    III - Install Windows 7
    • Cái đánh dấu thứ 3 là sau khi làm xong 2 cái bên trên nó sẽ tiến hành cái đặt. Các bạn tiếp tục nhân Continue để tiếp tục được cái cửa sổ như hình dưới.
    -2.

    Ở chỗ ISO image các bạn nhấn Choose và dẫn đến nơi mà các bạn để file ISO của Windows. Lưu ý vàng vàng là ổ usb nhớ này sẽ bị xoá sạch, vẫn còn cơ hội để sao lưu. Giờ thì nhấn Continue để tiếp tục.

    Giai đoạn này tốn khá nhiều thời gian. Thời gian để tải đống driver về và thời gian để tạo bộ cài lên USB. Để cải thiện gia đoạn này anh em nên chọn USB tốt, tốc độ cao và đường truyền internet tốc độ cao. Mình thử USB3.0 trên máy Retina, tạo rất nhanh nhưng không khởi động và cài từ nó được, nếu anh em có USB3.0 lưu ý.

    3 - Sau các bước chuẩn bị trên thì bắt đầu đến bước chia phân vùng mới để cài Windows
    bootcamp.

    Kéo thả vào chấm phân cách (chỗ mũi tên đỏ) để chỉnh kích thước phân vùng Windows theo ý của bạn rồi nhấn Install. Trước khi nhấn Install thì nhớ bỏ đĩa cài windows vào ổ dvd nhé. Máy sẽ tự động khởi động lại và boot từ đĩa cài. Quá trình cài Windows bắt đầu.

    4 - Cài Windows khá là đơn giản vì thế mình sẽ không liệt kê chi tiết. Có 1 bước cần lưu ý đó là khi chọn phân cùng để cài Win thì cần chọn đúng phân vùng Bootcamp và format nó
    346708dad402d4.

    5 - Sau khi cài windows hoàn tất thì bạn chép drive đã tải ở trên qua windows. Rồi sau đó cài nó vào. Vậy là xong. Để đổi qua lại giữa 2 hệ điều hành thì lúc khởi động, vừa mở máy lên bạn nhấn giữ Alt (hay Option) liền thì một lúc sau sẽ hiện ra danh sách cho bạn chọn.

    CÀI WIN MÀ KHÔNG CẦN DÙNG BOOTCAMP
    • Thao tác:
      • 1-Chia thêm 1 ổ (hay format 1 ổ có sẵn) để cài win
      • 2-Cài win
      • 3-Cài các phần mềm cần thiết.
    • Nhắc lại:
      • Nếu như ổ đĩa của bạn chưa bị chia thành nhiều phân vùng thì hãy dùng Bootcamp để cài win là tốt nhất.
      • Nếu đã bị chia mà gộp lại được thì hãy gộp lại để dùng Bootcamp.
    • Tốt nhất thì máy bạn chỉ nên có 3 phân vùng và thứ tự là: Mac - Data - Win. Nhiều máy đã bị lỗi win khi có hơn 3 phân vùng, và thứ tự các phân vùng khác trên.
    • Trường hợp ổ đĩa đã bị chia thành nhiều phân vùng, hãy đọc Chia và gộp partition trong MacOS để biết cách thực hiện:
      • Máy đang có 2 phân vùng Mac - Data: Hãy chia phân vùng Data ra thành Data 01 và Data 02. Sau đó format Data 02 sang FAT (hoặc NTFS) để cài win.
      • Máy đang có 3 phân vùng: tất nhiên hãy format phân vùng thứ 3 sang FAT (hoặc NTFS) rồi sau đó tiến hành cài win.
      • Máy đang có hơn 3 phân vùng: hãy gộp lại để chỉ còn 3 phân vùng (hoặc 1 phân vùng duy nhất và dùng Bootcamp để cài win)
    • Khi đã chuẩn bị xong phân vùng để cài win, hãy bỏ đĩa setup win vào, khởi động lại máy, nhấn Alt và chọn boot từ CD. Tiến hành cài win như bình thường, nhớ là chọn và format đúng ổ định cài.
    • Lưu ý: Cài win bằng cách này thì trong quá trình cài win có 1 bước restart máy, nhớ là phải nhấn giữ Alt sau đó chọn ổ boot là Win, không thì máy sẽ tự động boot vào Mac.
    LƯU Ý CHUNG - LỖI THƯỜNG GẶP:
    • Chỉ nên có 3 phân vùng và thứ tự là Mac - Data (NTFS) - Win.
    • Khi cài win có một bước chọn ổ và sau đó format, hãy nhớ là phải chọn format (không bỏ qua bước này).
    • Nếu cài win bị lỗi hãy vào MacOS, dùng Disk Utility format lại ổ win (tất nhiên định dạng vẫn phải là FAT/NTFS)
    • Trong mac cài thêm Paragon NTFS (hoặc Hfsexplorer).
    • Máy bạn đã có win, giờ muốn cài lại hay cài bản win khác thì chỉ việc bỏ đĩa settup win vào và tiến hành cài bình thường. Nhớ chọn và format đúng ổ win (thao tác giống phần CÀI WIN MÀ KHÔNG CẦN DÙNG BOOTCAMP - nhưng bỏ bước chia ổ)
    potatokudo, quanmd, lecuong.ueh38 người khác thích nội dung này.
  3. vuhai6 www.vuhai6.com

    Máy ảo

    Để cài máy ảo thì bạn có nhiều lựa chọn như: Parallels Desktop - VMware Fusion - Oracle VirtualBox. Các lựa chọn này ngang nhau và không có phần mềm nào nổi trội hơn hoàn toàn so với đối thủ. Bản thân mình dùng VMware do thói quen, bạn cũng có thể lựa chọn Parallels.

    Tổng kết lại các lưu ý ở phần trên:
    • Windows đầy đủ với tất cả các tính năng của nó. Windows chạy trên OS X như là 1 phần mềm, trao đổi dữ liệu qua lại dễ dàng bằng cách kéo thả vào khung màn hình Windows.
    • Cần phải có 1 phần cứng đủ mạnh. Tốt nhất là RAM phải từ 4GB trở lên. Máy ảo được lưu trong 1 file, tuỳ bạn sử dụng mà dung lượng file đó lớn nhỏ khác nhau. Nhưng nhỏ nhất thì cũng trên dưới 10GB, vì thế ổ cứng của bạn cũng cần phải còn trống nhiêu đó dung lượng.
    • Windows trên máy ảo không tận dụng hết sức mạnh phần cứng mà bạn share cho nó nhiêu thì nó dùng nhiêu. Thích hợp chạy các phần mềm đơn giản. Với game thì hơi khó khăn, game nhẹ thì chạy được chứ game nặng thì sẽ khó khăn
    • Cài giống như cài phần mềm. Tự động hoàn toàn, tự cài drive cho windows.
    • Windows - OS X chạy song song, chuyển qua lại giữa 2 môi trường chỉ mất 1s
    • Sức mạnh của Windows không cao, thực hiện các tác vụ cơ bản, không chơi game hoặc chỉ chơi các game nhẹ.
    Tham khảo:
    Bài viết chi tiết về Máy ảo và cách sử dụng sẽ được cập nhật sau :)
     

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

TÍNH NĂNG REMOTE TRÊN JRiver Media Center

Tiện ích nghe nhạc với JMC.

Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một tiện ích của JMC, một thứ vô cùng tiện lợi mà người chơi nhạc trên vi tính bây giờ cũng hay sử dụng đến, đó là remote, một tính năng mà khiến cho các audiophile player khác như foobar, HQ, XX còn lâu mới chạy theo kịp.
Với tính năng Remote của JMC, bạn có thể ngồi từ xa, cầm điều khiển, cầm smartphone và duyệt bài, chỉnh nhạc, chỉnh âm lượng như ý muốn mà ko cần phải đến gần cái máy tính nữa. Phải nói dùng tính năng này thì mình ở nhà chỉ cần bật máy lên, rung đùi, cầm Iphone, uống nước chè và nghe nhạc, rất là... sướng.

Trước tiên hãy bật tính năng Remote trên JMC lên tại Tools > Options > Media Network, hãy tích vào “Use Media Network to share this library and enable DLNA”, sau đó một bảng khác sẽ hiện lên, bạn cứ "Next" cho đến khi "Finish" là xong, bạn sẽ thấy một "Access Key" gồm 6 chữ cái kiểu như thế này "ACgrBk", nếu quên cũng có thể xem lại , nó nằm ngay dưới dòng “Use Media Network to share this library and enable DLNA”. Công việc quan trọng đã xong, giờ chỉ việc Remote thôi.

- Remote với iPhone, iPad: bạn cần một phần mềm cho iOS tên là JRemote, trang chủ tại đây: JRemote – The iOS remote for JRiver Media Center
Hướng dẫn tại đây: JRemote – The iOS remote for JRiver Media Center – Help (nó quá dễ nên mình chẳng có gì để nói, đơn giản hãy làm theo bước 2,6,7,8)

- Remote với Android: bạn tải phần mềm Gizmo trên PlayStore: cũng khá tương tự như JRemote, cũng cần dùng cái Access key (nói chung đó là căn bản trong việc remote)

- Remote với WP: trên Window Store có phần mềm gọi là GCDJ, đáng tiếc mình chưa được thử.

- Remote trực tiếp trên web: vào trang http://wg.jriver.com/your_access_key (thay your_access_key chính là 6 ký tự của bạn ), nó sẽ dẫn bạn đến trang này http://jriver.com/webgizmo.html . Nếu bạn chung mạng Lan thì chọn lại Location là Inside my network, còn ngoài mạng tất nhiên là Outside my network. Cuối cùng là nhấn Connect, nó sẽ dẫn bạn đến trang điều khiển, nhấn vào Player, để bắt đầu làm việc.

Một cách khác là với 35$ đặt mua cái Remote (như cái điều khiển TV vậy) tại đây: Media Center Remote - JRiverWiki . Cách này chắc ít người theo

Ok, chúc các bạn thành công.

http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/679149-jriver-media-center-phan-mem-multimedia-10.html

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

FIDELIZER - OPTIMIZES WINDOW'S AUDIO OUTPUT.

Fidelizer - Optimizes Window's audio output. 

Lượn qua psaudio thấy phần mềm này khá hay có thể sử dụng được với JMC và cho kết quả rất tuyệt nên chia sẻ luôn ở topic này.

Nếu ai hay nghe nhạc thì chắc đã từng biết đến và cài thử mấy phần mềm khá nổi tiếng mà được gọi là "nâng tầm chất lượng âm thanh" như SRS hay DFX, nhưng giới audiophile thì không bao giờ chuộng mấy phần mềm kiểu này, đơn giản SRS hay DFX chỉ là giả lập mọi thứ, gây những hiệu ứng giả tạo để đánh lừa cảm nhận của người nghe. Nhưng Fidelizer là một phần mềm hoàn toàn khác, nó đúng với nghĩa Optimize , phần mềm này không can thiệp vào âm thanh nhưng nó lại can thiệp vào window, tắt bớt các services, khiến CPU, RAM... tập trung hơn vào việc phát nhạc, khiến hiệu quả tăng lên. Cách thức hoạt động cũng như hiệu quả của Fidelizer được giới audiophile đánh giá rất cao.

Download: http://www.windowsxlive.net/downloads/fidelizer.zip

Cách sử dụng: 
Mở Fidelizer lên và chọn Optimization level: Ở đây có 3 mức chính là Professional , Audiophile, Extremist. Ngoài ra còn có Custom nhưng nếu ko am hiểu thì tốt nhất ko nên dùng. Ở mức Professional, tăng cường chất lượng âm thanh nhưng không làm chậm máy quá nhiều, bạn vẫn có thể sử dụng các ứng dụng khác một cách bình thường. Mức Audiphile là mức độ âm thanh được cải thiện rất tốt, thích hợp cho việc nghe nhạc liên tục và thỉnh thoảng làm chút việc gì đó nhẹ nhàng như lướt web, nhưng với các máy tính cấu hình tầm trung sẽ thấy hơi giật và có độ trễ. Mức độ cuối cùng Extremist bạn sẽ chọn nó khi nào chiếc máy tính của bạn chỉ dùng với mục đích duy nhất là nghe nhạc, tất nhiên chất lượng âm thanh lúc này là tuyệt đối tốt nhất. Sau khi chọn được một mức độ yêu thích , bạn tắt tất cả các phần mềm phát nhạc hiện có, kể cả nghe nhạc trên web, sau đó nhấn Fidelizer, chờ một lúc cho đến khi nó tự bật trình duyệt dẫn tới trang chủ của phần mềm thì là xong, mất tầm dưới 1 phút cho quá trình này. Chương trình này sẽ hoạt động khi có bất cứ thứ gì phát ra âm thanh, và tất nhiên hiệu quả nhất với các phần mềm audiophile player như Jriver, foobar, XXhighend, HQPlayer..., ngoài ra Fidelizer sẽ mất hiệu quả khi bạn restart máy tính, tức là mỗi lần khởi động lại máy tính bạn cần vào Fidelizer để optimize lại.




Đánh giá của mình khi nghe lossless bằng JMC sau khi optimize bằng Fidelizer là:
- Professional: âm thanh trở nên trong hơn, sạch , bass xuống sâu hơn một chút, âm thanh nghe rất dễ chịu nhất là nghe giao hưởng.
- Audiophile: đạt được mức độ như Professional nhưng sự chi tiết tăng cao hơn, âm thanh cũng tự nhiên hơn rất nhiều, mid ngọt hơn và có chút gì đó nịnh tai.
- Extremist: mời ai đó thử dùm, tại mình thử trên laptop và vẫn phải làm việc nên đành chịu thua.

http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/679149-jriver-media-center-phan-mem-multimedia-9.html