Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

7 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NGỰC – CÁCH PHÂN BIỆT ĐAU TỨC NGỰC VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM

Hãy cùng big.vn tham khảo nguyên nhân gây đau ngực và cách điều trị bệnh đau ngực hiệu quả nhất hiện nay để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

1. Đau ngực là bệnh gì?

Đau ngực là cảm giác nghiền hoặc nóng rát ở ngực. Một số trường hợp, cơn đau lan lên cổ, tới hàm, sau lưng và một hoặc cả hai tay. Nếu liên quan đến tim hoặc phổi, bệnh sẽ rất nguy hiểm. Bạn nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận vì rất khó xác định nguyên nhân gây bệnh.

2. Triệu chứng đau ngực thường gặp

Một số triệu chứng của bệnh đau ngực bao gồm:
  • Nặng ngực;
  • Cảm giác cơn đau như đè ép hoặc xé ở sau lưng, cổ, hàm, vai và cánh tay, đặc biệt là tay trái;
  • Đau hơn một vài phút và sẽ tăng khi hoạt động thể lực. Cơn đau có thể tự hết và xuất hiện trở lại;
  • Khó thở;
  • Vã mồ hôi lạnh;
  • Cảm thấy yếu và chóng mặt;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Ợ chua;
  • Khó nuốt;
  • Cơn đau có thể giảm hoặc tồi tệ hơn khi bạn thay đổi vị trí cơ thể;
  • Đau nặng thêm khi bạn hít thở sâu hoặc ho;
  • Đau khi bạn ấn vào ngực.
7 nguyên nhân gây đau ngực - cách phân biệt đau tức ngực và nhồi máu cơ tim phần 1

3. Nguyên nhân đau ngực thường gặp

  • 3.1. Đau thắt ngực

Gọi là “ đau thắt”, nhưng trong thực tế, phần lớn người bệnh chỉ thấy tức, nặng, chèn ép ở ngực, ít khi đau thực sự. Vị trí đau phần nhiều ở giữa ngực, sau xương ức, đôi khi ở ngực trái hoặc ngực phải: những ca điển hình đau lan lên trên (xương đòn, vai, hàm, có khi đau dọc cánh tay đến tận ngón tay). Điểm đặc trưng của đau thắt ngực là xuất hiện khi gắng sức thể lực, như đi nhanh, chạy, leo dốc, lên thang gác, vác nặng. Cũng có lúc đau khi ăn quá no, ra lạnh, hoặc xúc động (tức giận, sợ hãi …). Nghe tim, đo huyết áp, khám thực thể không thấy gì đặc biệt. Đau thắt ngực thường rất ngắn, từ 1 đến 10 phút, ít khi quá 15 phút.
Cách chấm dứt cơn đau rất đơn giản: nhiều khi chủ cần ngừng gắng sức là đủ. Nếu đau nhiều, thì thầy thuốc chuyên kha cho người bệnh ngậm lâu dưới lưỡi một viên nitroglycerin 0,5mg cho tan trong miệng (đừng nuốt), chỉ vài phút sau là hết đau. Sau 15 phút, nếu còn đau thì thêm một viên thứ 2 rồi có thể viên thứ 3. Nếu không đỡ, nên gửi lên tuyến trên.
Bệnh này do động mạch vành bị hẹp, chủ yếu là hẹp do vữa xơ, hay gặp ở người đứng tuổi, nam nhiều hơn nữ. Dưới 40 tuổi, bệnh rất hiếm.
Một số bệnh tim khác không phải vữa xơ động mạch vành cũng có thể gây những cơn giống đau thắt ngực và cũng xuất hiện, kho gắng sức như hẹp van chủ, hở van chủ, bệnh cơ tim phì đại.
  • 3.2. Nhồi máu cơ tim

Đau cũng ở giữa ngực, nhưng dữ dội hơn nhiều, có cảm giác sợ hãi, có khi kêu la, vã mồ hôi, tụt huyết áp. Đau kéo dài hơn đau thắt ngực, mặc dầu đã nằm nghỉ và ngậm nitronglycerin. Khám thực thể không thấy gì đặc biệt. Nếu đau quá 30 phút, cần nghĩ là đã nhồi máu cơ tim.
Là bệnh rất nặng, tử vong rất cao (khoảng 25-30%), cần phải đến viện ngay, trì hoãn có thể nguy đến tính mạng. Nếu đau quá có thể tiêm một ống morphin dưới da trước khi chuyển.
  • 3.3. Bệnh viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim

Đau cũng ở ngực, nhưng kéo dài cả ngày, chứ không liên quan đến gắng sức. Nhiều khi đau tăng lên khi ho, thở sâu, nuốt. Ngoài ra, người bệnh còn sốt, khó thở, phải ngồi dậy mới dễ chịu.
Nghe tim có thể thấy tiếng cọ màng ngoài tim, tiếng tim mờ, gõ thấy diện đục của tim to nhiều cả hai bên cũng như X quang thấy bóng tim to. Tĩnh mạch cổ nổi lên. Điện tim thấy ST chênh lên khi viêm mới bắt đầu, sau đó thấy T dẹt, các sóng thấp xuống. Chẩn đoán quyết định phải do chọc dò màng tim.
Điều trị: tùy nguyên nhân:
  • Nếu dịch vàng chanh, nên nghĩ đến lao hoặc virus.
  • Dịch mủ là viêm nhiễm khuẩn, cần phải gửi lên tuyền trên để tháo mủ và cho kháng sinh liều cao.
  • Nếu dịch máu thường khó nhận định, nguyên nhân ung thư rất hiếm, vẫn cứ nên chữa như lao, trong khi chờ đợi các xét nghiệm khác.
  • Nếu đau nhiều có thể thêm các thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin.
7 nguyên nhân gây đau ngực - cách phân biệt đau tức ngực và nhồi máu cơ tim phần 2
  • 3.4. Bệnh phình tắc động mạch chủ

Rất hiếm, đau cũng đột ngôt, dữ dội, kéo dài và xảy ra ở người đứng tuổi; lúc đầu, đau theo nhịp đập của tim, cho nên dễ nhầm với nhồi máu cơ tim. Cho thuốc giảm đau liều cao và gửi ngay đến trung tâm phẫu thuật.
  • 3.5. Các bệnh hô hấp

Bằng khám lâm sàng hoặc X quang, đa số có thể chẩn đoán được:
  • Viêm màng phổi, dù nguyên nhân gì, cũng gây đau ngưc. Đau kéo dài, đau liên quan với nhịp thở, hoặc kèm sốt và ho.
  • Điều trị tùy nguyên nhân lao hoặc vi khuẩn khác.
  • Tràn khí màng phổi: đau đột ngột, khó thở (nghe phổi: mất rì rào phế nang, gõ vang). Phải hút khí bằng kim.
  • Viêm phổi, viêm khí phế quản cũng dễ gây đau ngực.
  • Điều trị bằng kháng sinh thích hợp
  • 3.6. Các bệnh tiêu hóa

Đau ở bụng là chính, những cũng có khi đau lên ngực.
  • Loét dạ dày – tá tràng đã có khi chẩn đoán nhầm là suy vành. Nhưng đau ở đây có liên quan đến bữa ăn, chụp X quang thấy ổ loét.
  • Viêm dạ dày cũng có thể nhầm như vậy.
  • Thoát vị khe thực quản, viêm thực quản, viêm túi mật … đều có thể gây đau ngực.
  • Điều trị ở đây là chữa nguyên nhân tiêu hóa.
7 nguyên nhân gây đau ngực - cách phân biệt đau tức ngực và nhồi máu cơ tim phần 3
  • 3.7. Đau thành lồng ngực

Thành lồng ngực gồm nhiều lớp: da, mô dưới da, gân, cơ, sụn, xương, khớp, dây thần kinh, viêm lớp nào cũng có thể tưởng là đau tim cả. Không những thế, bệnh ở các khớp vai hoặc ở đám rối cánh tay, ở cột sống cổ cũng có thể gây đau ngực được. Đau thành lồng ngực có thể ngắn vài giây hoặc dài nhiều ngày.
Một cách phân biệt tương đối đơn giản: ấn tay lên chỗ đau. Nếu đau ở thành lồng ngực, sẽ tăng đau, nếu đau do bệnh động mạch vành thì đau vẫn như trước.
Điều trị: dùng thuốc giảm đau, hoặc thuốc chống viêm không steroid (aspirin, indometacin …); Có thể dùng thốc bôi ngoài da tại chỗ đau.

4. Chẩn đoán bệnh đau ngực như thế nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm, bao gồm:
  • Điện tâm đồ (ECG): giúp bác sĩ nhìn thấy cơn đau tim đã hoặc đang trong quá trình xảy ra bằng cách ghi lại hoạt động điện của tim thông qua các điện cực gắn trên da;
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ gia tăng của một số enzym trong cơ tim;
  • Chụp X-quang ngực sẽ cho phép các bác sĩ kiểm tra tình trạng của phổi, kích thước, hình dạng tim và mạch máu lớn. Hơn nữa, bác sĩ có thể nhận ra vấn đề về viêm phổi hoặc phổi bị xẹp;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) giúp tìm kiếm máu đông trong phổi hoặc kiểm tra động mạch chủ để đảm bảo bạn không bị bóc tách động mạch chủ.
Tùy thuộc vào kết quả từ những xét nghiệm, bạn có thể phải theo dõi và làm thêm một số xét nghiệm kiểm tra khác như:
  • Siêu âm tim: sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh động khi tim đang bơm máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể siêu âm tim qua thực quản bằng cách đưa đầu dò siêu âm luồn qua hầu họng đến thực quản. Siêu âm tim bằng phương pháp này giúp bác sĩ có thể nhìn rõ hơn một số vùng của tim;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): bác sĩ có thể dùng nhiều loại CT scan khác nhau để kiểm tra các động mạch cung cấp máu cho tim. Bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của lắng đọng canxi, thường là khu vực động mạch bị nghẽn từ những hình ảnh này;
  • Xét nghiệm tim gắng sức: cho bác sĩ biết hệ tim mạch sẽ đối phó như thế nào với tình trạng vận động mạnh, xét nghiệm này sẽ tìm ra được nguyên nhân của những cơn đau ngực liên quan đến tim. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn sẽ có rất nhiều loại xét nghiệm tim gắng sức khác nhau;
  • Chụp động mạch vành: xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định động mạch cung cấp máu cho tim có thu hẹp hoặc bị chặn không. Bác sĩ cũng tiêm chất cản quang vào các động mạch này thông qua ống thông. Khi động mạch chứa đầy chất cản quang, hình ảnh của nó sẽ hiện rõ trên màn hình chiếu X-quang.

5. Những phương pháp điều trị bệnh đau ngực

Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực. Một số loại thuốc thường gặp nhất dùng để điều trị nguyên nhân gây đau ngực bao gồm:
  • Thuốc giãn mạch: nitroglycerin là loại thuốc ngậm dưới lưỡi, có tác dụng làm giãn các mạch máu để giúp máu có thể lưu thông dễ dàng qua các không gian hẹp. Một số loại thuốc huyết áp cũng có tác dụng giãn mạch;
  • Aspirin: nếu bác sĩ nghi ngờ đau ngực có liên quan đến bệnh tim, bạn sẽ được sử dụng aspirin;
  • Thuốc tiêu sợi huyết: nếu đang bị đau tim, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan máu đông;
  • Thuốc kháng đông: nếu bạn có máu đông trong động mạch tim hoặc phổi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc ức chế đông máu để giúp ngăn chặn cục máu đông hình thành hoặc phát triển to hơn;
  • Thuốc ức chế tiết axit: nếu nguyên nhân gây đau ngực là do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, các bác sĩ có thể cho bạn uống các thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày;
  • Thuốc chống trầm cảm: nếu bạn đang hoảng loạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm để giúp kiểm soát các triệu chứng.
7 nguyên nhân gây đau ngực - cách phân biệt đau tức ngực và nhồi máu cơ tim phần 4
Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật và các thủ thuật khác để điều trị đau ngực, chẳng hạn như:
  • Nong mạch vành: bác sĩ thực hiện thủ thuật này trong trường hợp đau ngực do tắc nghẽn động mạch tim. Các bác sĩ sẽ chèn ống nhỏ vào trong mạch máu lớn ở đùi và luồn nó đến chỗ tắc nghẽn. Sau đó, họ sẽ mở rộng các động mạch bằng cách bơm quả bóng ở đầu ống thông. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đặt lưới thép nhỏ để nâng đỡ chỗ hẹp, không cho động mạch hẹp lại;
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ lấy mạch máu từ một phần khác của cơ thể để tạo ra con đường khác giúp máu lưu thông qua chỗ bị chặn;
  • Phẫu thuật sửa chữa động mạch bị bóc tách: bạn cần phải phẫu thuật khẩn cấp để trị bóc tách động mạch chủ – tình trạng đe dọa tính mạng có thể dẫn đến vỡ động mạch chủ (động mạch mang máu từ trái tim của bạn đến phần còn lại của cơ thể);
  • Làm nở phổi: nếu phổi bị xẹp, các bác sĩ có thể chèn ống vào ngực của bạn để rút và làm phổi nở ra lại

6. Những nhầm tưởng về nhồi máu cơ tim và đau tức ngực

Nhồi máu cơ tim là bệnh tim nguy hiểm nhất thế giới, cướp đi gần 20 triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thờ ơ và chủ quan về căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này.
  • 6.1. Chỉ người già mới bị nhồi máu cơ tim

Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia những năm gần đây, số người dưới 40 tuổi bị nhồi máu cơ tim phải nhập viện đang tăng lên hàng năm. Trường hợp trẻ tuổi nhất được Viện ghi nhận phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim mới chỉ 27 tuổi . Tỷ lệ người béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá, rượu bia…gia tăng, đã và đang làm trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh tim mạch.
  • 6.2. Nhồi máu cơ tim luôn có những dấu hiệu đau tức ngực

Thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng không có dấu hiệu báo trước. Hoặc đôi khi chỉ là cảm giác khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt …thoáng qua. Sở dĩ là do các mảng mỡ trong lòng mạch phát triển một cách âm thầm, lâu ngày tích tụ lại, làm giảm tính đàn hồi (xơ hóa), nếu gặp 1 cơn cao huyết áp, hoặc 1 biến động tâm lý mạnh gây ra cơn NMCT cấp, khiến người bệnh không kịp trở tay.
Vì vậy, đợi đến khi xuất hiện một dấu hiệu rõ ràng như cơn đau ngực mới nghĩ đến nhồi máu cơ tim sẽ rất nguy hiểm!
Trên đây là những nguyên nhân gây đau ngực thường gặp và phương pháp điều trị hiệu quả nhất giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân, nhanh chóng phát hiện ra bệnh, hạn chế được những nguy hiểm không mong muốn cho sức khỏe của bản thân. Bệnh đau ngực có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng nên bạn cần đề phòng và điều trị sớm. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ với cuộc sống của mình và hãy luôn đồng hành cùng big.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

https://big.vn/7-nguyen-nhan-gay-dau-nguc.html