Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

4 - TỔNG KẾT

Qua 3 phần trên thì hi vọng các bạn đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về tính năng đa năng trên các hệ điều hành di động. Thực sự thì việc đi cãi nhau xem Android đa nhiệm tốt hơn hay iOS đa nhiệm tốt hơn nó quá phù phiếm và mất thời gian. Cãi thắng hay thua thì cũng không ảnh hưởng gì đến trải nghiệm thực tế của người dùng cả, chính vì thế anh em hãy bỏ qua và tập trung vào cái mà chúng ta được hưởng. Các hãng đều luôn cố gắng để người dùng có những trải nghiệm tốt nhất, nếu mà thấy hãng nào không được vậy thì chia tay tìm tình yêu mới cho nhanh :), và thực tế thì trải nghiệm luôn được nâng cấp qua mỗi lần giới thiệu phiên bản hệ điều hành mới.

Một ví dụ đơn giản như trên iPhone 5s khi mình chơi Clash Of Clans mà lỡ tay nhấn qua phần mềm khác hay vào Home thì games bị ngừng ngay lại và tải lại. Trên iPhone 6 thì không như vậy, sau 3 4 giây mà vào lại thì games vẫn đang chạy mà không phải tải lại.

bb10-beta3 (10).

Chung quy lại thì cũng chỉ có một số tác vụ mà anh em muốn chạy song song trên điện thoại thôi. Đó là nghe nhạc, lướt web, facebook, chơi game, làm việc đơn giản, ghi chú … cùng một lúc, và những việc này thì BB10, Android, iOS, Windows Phone đều có thể làm tốt rồi. Phân loại ra theo 2 tiêu chí ở phần 3 (Bộ nhớ tạm và thời gian chạy nền, tiến trình hệ thống) thì có thể phân loại các hệ điều hành này như sau:

  • Windows Phone kiếm đa năng nhất, nhiều anh em phàn nàn việc tải hình lên facebook thì phải canh nó tải xong mới tắt đi không nó bị ngắt. Phần mềm thì vừa mới tắt đi là nó tắt luôn chứ không chạy nền, khi vào lại thì phải tải lại mất thời gian. -> nhưng nhờ vậy mà WP lại mượt và nhanh, từ cấu hình cao tới cấu hình thấp nó mượt như nhau.
  • iOS: đa năng tốt hơn so với WP, hỗ trợ nhiều tiến trình hệ thống hơn. Tuy nhiên thời gian timeout của nó cũng ngắn và thường thì bộ nhớ ram ít nên nếu bạn mở nhiều app thì những app đang standby lâu nhất sẽ bị tắt. Với iOS người dùng vừa đủ dùng, vì Apple quan niệm làm cái tốt nhất và thực sự người dùng không cần quá đa năng trên màn hình nhỏ iPhone -> nhờ vậy mà iOS cũng mượt như WP, pin thì cũng tốt.
  • Android: nói về đa năng phải nói đến Android, với đã những lựa chọn, đủ kiểu sử dụng. Samsung, LG là những đại diện đặc trưng. Việc để nhiều phần mềm được chạy nền hơn khiến cho hệ thống nhiều khi bị chậm và lag -> Android luôn có nhu cầu gia tăng cấu hình, gia tăng sức mạnh, vì cấu hình cao hơn + ram hiều hơn thì bạn có nhiều phần mềm chạy nền hơn có nhiều sức mạnh để chuyển qua lại các phần mềm nhanh hơn. Bù lại thường thì các máy Android có thời lượng pin không tốt (trừ Sony cao cấp hay SS Note).
  • BB10 thì đa tác vụ và hoạt động độc lập hơn nên có vẻ là đa nhiệm hơn. Mỗi tác vụ hoạt động ko làm cản trở tác vụ khác và gần giống máy tính hơn. Cách chuyển app ko thể như PC vì hạn chế về kích cỡ màn hình. Cách hoạt động này đòi hỏi cấu hình tối thiểu rất cao (cao hơn các tối thiểu khác thôi nhé) và tổn hao tài nguyên nhiều hơn. Điều này cho thấy các máy BB10 sẽ ko ưu thế về pin. Và để hoạt động trơn tru họ hạn chế số ứng dụng được dùng cùng lúc tuy nhiên con số này sẽ tăng trong tương lai khi mà cấu hình mạnh lên rất nhiều nữa.
p/s: trong bài viết sử dụng từ "đa năng" cho anh em đỡ nhầm lẫn, nhưng thực ra mọi người đã quen mồm với từ "đa nhiệm" rồi, vì thế mong rằng sau này nếu anh em có thấy ai nói "đa nhiệm" trên di động thì cũng đừng chửi họ nhé, và hãy hiểu ý của họ. Chúc anh em cuối tuần vui vẻ!

Nếu như bạn chưa thoả mãn? Hãy tiếp tục đọc những đóng góp ở dưới đây, chúng thực sự hay và hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đóng góp rất nhiều! Dưới đây cũng là nhiều lời giải thích khác nhau cho cái gọi là "đa nhiệm" trên di động:
 

https://www.tinhte.vn/threads/tong-ket-the-nao-la-da-nhiem-tren-dien-thoai.2368515/

3 - GIẢI PHÁP CỦA CÁC HÃNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Một bài toàn thì luôn có nhiều lời giải khác nhau, với bài toán trải nghiệm người dùng thì mỗi hệ điều hành cũng có những cách giải riêng của mình. Tuy nhiên đó là phần giải thuật, phần nhân hệ thống - nó hơi khó hiểu, với người dùng bình thường thì chúng ta quan tâm đến cái bề mặt nhiều hơn. Để cho dễ hiểu thì mình sẽ đưa ra thêm một vài thông số, những thông số này tuỳ vào từng hệ điều hành mà nó điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với giải thuật của mình (nhưng câu chữ sau không đúng về mặt kĩ thuật mà sử dụng từ ngữ đơn giản với mục đích truyền đạt nội dung rõ hơn - mong các bạn thông cảm):

  • Bộ nhớ tạm và thời gian chạy nền của ứng dụng: mỗi khi một ứng dụng bị ẩn đi và bạn chuyển sang dùng một ứng dụng khác, thì lúc này nó sẽ bị đóng băng (như trên iOS, Wp) hoặc tiếp tục chạy một lúc nữa (Android, BB). Ngưng ngay hay chạy tiếp một lúc là tuỳ vào từng hệ điều hành sẽ quyết định. Ngừng ngay thì nhiều bạn nói không có đa năng, chạy tiếp lâu thì có đa năng nhưng hao tài nguyên, hao pin.
  • Tiến trình hệ thống: Để giải quyết việc vẫn có một số những thao tác cần chạy nền (ví dụ up hình lên facebook, tải file …) thì xuất hiện một số những tiến trình được hỗ trợ bởi hệ thống (dịch vụ nền) và các tiến trình này luôn được ưu tiên chạy dù bạn có tắt phần mềm đi. Và cũng như trên, tuỳ vào từng OS mà nó quy định các tiến trình này như thế nào: như WP thì đang up hình bằng fb mà bạn thoát ra thì nó không up nữa, nhưng với Android thì nó vẫn chạy tiếp.
Khi một ứng dụng được ẩn đi và bạn chạy ứng dụng khác, hoặc khi 1 cửa sổ chìm xuống để bạn kích hoạt 1 cửa sổ khác lên (như đa nhiệm trên Samsung Galaxy) thì hệ điều hành định nghĩa đó là một phần mềm không dùng nữa. Và tất nhiên bạn không dùng nữa thì nên đóng băng hoặc tắt nó đi. Tuy nhiên như nói ở trên, dù có bị đóng băng nhưng nếu phần mềm đó có sử dụng một tiến trình hệ thống, thì tiến trình này vẫn tiếp tục được ưu tiên chạy (nhạc tiếp tục hát, file tiếp tục tải …) Tuy nhiên tiếp tục chạy cho xong, hay một lúc phải tự tắt thì còn tuỳ vào quy ước của hệ điều hành đó.

Android linh động và đa năng tốt hơn iOS
và Samsung thì luôn là hãng cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn nhất


Tham khảo:
IceNinja đã nói:
Xin trả lời theo ý hiểu của 1 end user

Đa nhiệm là làm nhiều việc cùng 1 lúc, với người dùng cuối thì đa nhiệm là làm các tác vụ như nghe nhạc, xem phim, đọc báo, web, download ... Nói kĩ ra thì khi tôi đang làm 1 việc hãy chắc chắn rằng việc tôi làm trước đó vẫn đang đc diễn ra.

Ios đa nhiệm có giới hạn ví dụ vừa lướt web vừa nghe nhạc. Một số tác vụ download song song bị giới hạn, chỉ có itunes, appstore... Chính hãng là vẫn download song song khi ta chạy app khác

Android thì đa nhiệm mở rộng hơn, cho 3rd app download song song, cho phép chạy nhiều ứng dụng trên 1 màn hình. Cài floating apps bạn có thể chạy bất cứ chương trình nào ở 1 cửa sổ nhỏ song song với chương trình chính.
Samsung còn làm cho trải nghiệm đa nhiệm của mình lên tầm cao hơn khi cung cấp chức năng multi windows chia màn hình làm để chạy app khác nhau, nếu root thì tất cả phần mềm đều có thể chạy đa nhiệm

Thiết bị di động càng có màn hình lớn càng cần đa nhiệm, để tiết kiệm thời gian và công việc "có vẻ" hiệu quả hơn. Cái này mình thấy Android đang làm rất tốt

Mình cần:
Download nhất định phải đa nhiệm, nhạc cũng vậy
Game và phim không nhất thiết, nhưng phải resume được
Thu âm cuộc gọi cũng phải đc chạy song song với call app
Các app ghi chú tuyệt đối phải đc chạy trên bất kì nền ứng dụng nào (cái này ios rất chán vì ko có, thành ra ipad rất khó ghi chú)
 

2 - VÌ SAO ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH LẠI ĐA NĂNG KIỂU ĐÓ?

Vì điện thoại thông minh là một thiết bị gói gọn trong lòng bàn tay, với cấu hình có hạn, với dung lượng pin có hạn, với kích thước màn hình có hạn. Và chính vì thế, người ta buộc phải giới hạn mức độ đa năng của nó để cân bằng tất cả các yếu tố. Với máy tính, chúng ta không cần quan tâm nhiều đến việc nó có đủ pin để hoạt động từ sáng đến tối hay không, màn hình nó to nên cũng không cần phải quan tâm đến việc mở nhiều phần mềm thì liệu nó có thoải mái nữa hay không, có hiển thị tốt hay không.

Và thực ra, chúng ta quá tham lam nên hay nhầm tưởng, điện thoại là điện thoại và nó chỉ giúp giải quyết những vấn đề đơn giản, những nhu cầu đơn giản. Vì thế nó cần đơn giản, chỉ là đa năng chứ không cần đa nhiệm một cách hoành tráng. Apple, Google, Microsoft và BlackBerry đều tuân theo nguyên tắc này và tuỳ vào việc họ thấy người dùng cần gì mà thiết lập các cách đa năng khác nhau.

Không phải các lập trình viên không biết làm cho điện thoại chạy đa nhiệm như trên máy tính, mà là việc đó thực sự không cần thiết. Cái chúng ta cần là giải quyết nhu cầu cơ bản ở mức tốt nhất mà vẫn đảm bảo hiệu năng cũng như thời lượng pin phải đủ dùng hay càng lâu càng tốt.


"Điện thoại có pin giới hạn, có màn hình nhỏ, có cấu hình vừa phải
nên cần đa năng đủ dùng nhưng tiết kiệm"

BlackBerry OS là hệ điều hành được người dùng thích nhất về tính năng đa năng của nó. Tuy vậy với màn hình nhỏ, pin có giới hạn thì tính năng đa năng này cũng chỉ giới hạn ở mức độ nhất định và thường thì điện thoại BB10 có thời lượng pin không tốt như những điện thoại chạy iOS hay Android.
2598126_Tinhte_BlackBerry_Passport-14.

Tham khảo các ý kiến hay:
CMM Developers đã nói:
Đa nhiệm là gì, mình chỉ nó sơ chứ không dám qua mặt mấy bạn chuyên về "Khoa học máy tính, số hóa truyền dẫn" . đa nhiệm là sự cấu thành từ tài nguyên được cấp phát từ hệ điều hành, được hệ điều hành quản lý và truy vấn trên quyền mà ứng dụng yêu cầu cần để thực thi khi chạy song song thành luồng được lập, có nhiều loại đa nhiệm nhưng ở đây chỉ nói về đa nhiệm trên thiết bị di động, thuộc dạng đa nhiệm luồng độc lập không tương tác khác.Ở đây mình chỉ nói iOS, Android, và Windowphone, BB mình không có nghiên cứu nên không biết
- iOS : Bản thân sơ khai hệ điều hành này được thiết kế thiên về tốc độ và đồ họa, phiên bản iOS đầu tiên không hỗ trợ ứng dụng thứ ba . Về nguyên tắc điều khoản phát triển, iOS thuần không hỗ trợ xử lý luồng song song, ứng dụng sẽ bị tạm dừng, về chế độ đợi khi cần hệ thống sẽ thu hồi lại tài nguyên để sử dụng cho ứng dụng khác hoặc hệ điều hành. Vậy theo nguyên lý đa nhiệm trên, nó nghiên về dạng hàng đợi hơn là đa nhiệm
- Android : Bản thân sơ khai, Android cũng giống như iOS, ứng dụng thuộc dạng hàng đợi, nhưng từ Android 4.0 trở lên Android hỗ trợ luồng xử lý song song, có thể nói là đa nhiệm, nhưng cũng không phải là đa nhiệm hoàn toàn vì theo quy ước tài nguyên ứng dụng chiếm giữ luồng bên thứ 3, nó không được chiếm quá 1/3 tốc độ xứ lý khả dụng, 1/4 bộ nhớ đệm cho phép tại thời điểm truy vấn. Nên có thể nói Android đa nhiệm bán toàn phần, nên xét về tổng thể không thể xem là đa nhiệm toàn vẹn được
- Windowphone : Cũng giống như iOS , Windowphone quản lý ứng dụng theo nguyên tắc hàng đợi
> Thiết bị di động được tạo ra không phải để đa nhiệm, nhưng do nhu cầu của người sử dụng là phương hướng của nhà phát triển, cùng với bùng phát của thế hệ phần cứng mới, màng hình lớn hơn , nguồn năng lượng Pin nhiều hơn đã thúc đẩy điều đó . Vấn đề là điều khoản nhà phát triển họ có tận dụng được hay không, vì hiện nay họ đã rất thành công để cho các bạn cảm thấy được, sức mạnh thiết bị của mình, và có cảm giác đa nhiệm thật sự
 

1 - THẾ NÀO LÀ ĐA NHIỆM TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH?

iOS, Android, WP, BB10 có đa nhiệm không? Câu trả lời là có và không. Chúng ta đã quá quen với kiểu đa nhiệm nhiều cửa sổ trên Windows, nên có xu hướng mang ngay những quan niệm đa nhiệm đó để áp đạt lên điện thoại. Chính vì thế thường xuất hiện khái niệm “đa nhiệm nửa mùa” khi nói về đa nhiệm trên một hệ điều hành di động. Vậy cụ thể thì là như thế nào? Liệu các hệ điều hành di động có đa nhiệm và bản chất sự việc là sao? Tất cả cũng chỉ vì cái khái niệm đa nhiệm trên thiết bị di động chưa được định nghĩa rõ ràng.

Tất nhiên, nếu như bạn mang khái niệm trên máy tính lên điện thoại thì không có chiếc điện thoại thông minh nào có thể đáp ứng được “đa nhiệm” kiểu của máy tính cả. Dù rằng bạn giải thích khái niệm này bằng các thao tác sử dụng cụ thể hay bằng khái niệm sâu bên trong hệ thống. Chính vì thế, với những ai quan niệm đa nhiệm là phải giống trên Windows thì thật tiếc: Không có chiếc điện thoại thông minh nào đa nhiệm kiểu đó cả, hay nói cách khác thì chúng không đa nhiệm.

Nhưng với phần lớn người dùng, dù nói đa nhiệm thì đơn giản họ cũng chỉ cần vừa nghe nhạc, vừa lướt web đồng thời lại chat Facebook, hay chỉnh sửa ghi chú, văn bản … Nếu như vậy thì các hệ điều hành di động hiện tại đã đáp ứng tốt rồi và câu trả lời là: Các điện thoại thông minh hiện tại đều đa nhiệm.

Tuy nhiên, để cho chúng ta không còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm nữa, thì từ đây về sau hãy để “đa nhiệm” cho máy tính, còn với điện thoại hãy gọi nó là “đa năng”.


"Đa năng
là bạn có thể nghe nhạc, chat facebook, lướt web … cùng một lúc!"

Tham khảo các ý kiến hay:

SẠC PIN CHO MÁY NGHE NHẠC TRANSCEND

How to solve the charging problem of the music player?

A. Charging status



B.  When charging with a computer:
1. Do not plug the digital music player into a USB hub
2. Never plug other USB devices into your computer while the music player is charging
3. Plug your music player directly into a USB port on the back of the computer
4. Power on the computer and make sure it is in operating condition 
5. Please charge the music player until the battery icon shows 100%, or shows a steady green full battery icon on MP860/MP870.
6. Safely remove from computer, and avoid to charge more than 12 hours.
7. Avoid high temperature and expose under sunshine.
C.  If charging by PC still could not solve your problem,
we strongly suggest you to use Transcend USB power adapter (P/N:TS-PA2A for MP330 and MP350; part number TS-PA2M for all other players). If you use other USB power adapter, please make sure the power is exactly 5V / 1A.
D.  About the music playback time, we would recommend you to download the latest firmware from bellowing link:
http://www.transcendusa.com/Support/DLCenter/index.asp?LangNo=0&Func1No=11&Func2No=182
Settings:
1. Screen savers ON.
2. Screen savers set to blank.
3. Lyrics synch OFF.
4. Playing 128kbps music file.



Note: The warranty of battery is 6 months. There is no memory effect on Li-ion battery, so the battery lifetime will not decrease after charged whenever it still have power left.
Most Li-ion batteries use fast-charge to charge your device to 80% battery capacity in two hours, then it needs one or two hours trickle charging to charge the battery to full. Please ensure there is at least one charging/ discharging cycle per month.
The battery capacity will decrease to 70% after one-year usage or 500 charging cycle.




Is the answer helpful?

Related

http://www.transcend-info.com/Support/FAQ-576

CÁCH CÀI ĐẶT DUAL BOOT WINDOWS 10 PREVIEW VỚI WINDOWS 7, 8

ICTnews – Cài đặt Dual Boot (hai hệ điều hành trên một máy tính) cho phép bạn chọn Windows 10 Preview hoặc Windows 7, Windows 8 để sử dụng khi khởi động máy.

Đây là cách cài đặt khá phổ biến khi bạn muốn thử nghiệm một số hệ điều hành khác nhau nhưng chỉ có một máy tính. Phiên bản Windows 10 Preview giúp bạn làm quen với nhiều tính năng hấp dẫn như trình đơn Start kết hợp Live Tiles, khả năng tạo virtual desktop.
Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Windows 10 Preview trên phân vùng riêng để bạn có thể lựa chọn giữa hệ điều hành hiện tại (Windows 7, 8 hoặc 8.1) và Windows 10 mỗi khi khởi động máy. Lưu ý đầu tiên là ít nhất bạn phải còn 20GB bộ nhớ trống, USB 4GB trở lên và sao lưu dữ liệu quan trọng vào ổ cứng ngoài trước khi thực hiện đề phòng rủi ro.
Bước 1: Tải file ISO Windows 10 Preview tại đây. Nhấn vào nút Get Started > Join Now > Sign in bằng tài khoản Microsoft rồi chấp nhận điều khoản sử dụng. Sau đó, bạn nhấn vào link Install technical preview và tìm file ISO phù hợp.
Với các máy tính đời mới, bạn nên chọn Windows 10 64-bit. Nếu đang dùng tablet Atom hoặc máy cũ có RAM dưới 4GB, phiên bản 32-bit là phù hợp nhất.
Bước 2: Tải và cài đặt công cụ Windows 7 USB/DVD Download Tool tại đây.
Bước 3: Cắm USB vào máy tính. Đảm bảo không có dữ liệu trong này vì quá trình ghi dữ liệu sẽ xóa chúng.
Bước 4: Khởi động Windows 7 USB/DVD Download vừa tải ở bước 2.
Bước 5: Chọn file ISO tải ở bước 1 bằng cách nhấn Browse rồi chọn Next.
Bước 6: Chọn USB. Nếu dùng đĩa DVD, bạn có thể chọn DVD song với đa số, USB vẫn thuận tiện hơn.
Bước 7: Chọn USB Drive rồi nhấn Begin copying.
Bước 8: Chọn Erase USB Device rồi chọn OK để xác nhận.
Công cụ sẽ mất vài phút để sao chép tập tin sang USB.
Nếu đã có phân vùng riêng cho Windows 10, bạn có thể bỏ qua các bước dưới đây để sang bước 18. Nếu chưa, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn bên dưới.
Bước 9: Chuyển đến công cụ quản lý ổ cứng trong máy tính bằng cách vào Control Panel > Administrative tools > Computer Management > Storage > Disk Management.
Bước 10: Phải chuột vào ổ C rồi chọn Shrink Volume phía gần cuối.
Bước 11: Nhập vào một con số, đây sẽ là dung lượng dành cho Windows 10. Bạn cần tối thiểu 20GB (20.000MB) hoặc 40GB trở lên nếu có ý định cài đặt ứng dụng. Sau đó, chọn Shrink.
Bước 12: Phải chuột vào khu vực Unallocated rồi chọn New Simple Volume.
Bước 13: Chọn Next.
Bước 14: Tiếp tục chọn Next.
Bước 15: Chọn Next để đặt tên cho phân vùng.
Bước 16: Chọn Do not format this volume rồi chọn Next.
Bước 17: Chọn Finish.
Bước 18: Khởi động lại máy tính. Trong khi khởi động, nhấn nút F11 hoặc F12 ngay khi có thể để chọn thiết bị khởi động.
Bước 19: Chọn Next, bỏ qua mục ngôn ngữ, thời gian và cài đặt bàn phím.
Bước 20: Chọn Install Now.
Bước 21: Tick vào ô I accept the lincense terms rồi chọn Next.
Bước 22: Chọn Custom install.
Bước 23: Chọn phân vùng vừa tạo (có thể được đánh dấu “unallocated space”). Chọn Next.
Windows sẽ mất vài phút để sao chép các tập tin. Sau khi hoàn thành, máy tự khởi động và hiển thị trình đơn khởi động.
Bước 24: Chọn Windows Technical Preview. Hệ thống tiếp tục sao chép tập tin rồi khởi động lại lần nữa.
Bước 25: Chọn Windows Technical Preview lần thứ hai.
Bước 26: Chọn Use Express Settings.
Bước 27: Đăng nhập tài khoản Microsoft hoặc tạo tài khoản mới.
Bước 28: Xác thực tài khoản bằng cách nhập địa chỉ email và mã số mà Microsoft gửi đến email của bạn.
Bước 29: Chọn Set this up as a new PC instead rồi chọn Next.
Bước 30: Chọn Next để kích hoạt OneDrive.
Windows mất vài phút để hoàn tất cài đặt, sau đó hiển thị desktop. Lần tới khi khởi động máy, bạn sẽ thấy trình đơn khởi động tương tự và được phép lựa chọn dùng Windows hiện tại hay Windows 10 Preview.

Du Lam (Theo Laptopmag)

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

WI-FI DIRECT LÀ GÌ? NÓ HOẠT ĐỘNG RA SAO?

Càng ngày càng có nhiều thiết bị hỗ trợ Wi-Fi Direct. Nhờ có công nghệ này, 2 thiết bị có thể kết nối trực tiếp với nhau một cách dễ dàng mà không cần tới bộ định tuyến hay các thiết bị mạng khác.
Khái niệm Wi-Fi Direct
wifi direct là gì
Thông thường, trong ngôi nhà của bạn, bộ định tuyến (router) là trung tâm của mạng nội bộ. Điều đó có nghĩa rằng tất cả các thiết bị (smartphone, tablet, máy vi tính…) phải kết nối với bộ định tuyến để có thể liên lạc với nhau (và truy cập vào mạng Internet). Nếu không có bộ định tuyến, bạn sẽ không thể kết nối không dây giữa các thiết bị, hoặc phải thiết lập kết nối ngang hàng (ad hoc) cho các thiết bị này qua nhiều bước cài đặt phức tạp.
Wi-Fi Direct là câu trả lời cho vấn đề trên. Chuẩn Wi-Fi này cho phép 2 thiết bị có thể dễ dàng kết nối với nhau mà không cần trải qua nhiều bước cài đặt, không cần tới bộ định tuyến độc lập. Có thể bạn đã đang sử dụng một thiết bị Wi-Fi Direct mà chưa biết về công nghệ này. Các phiên bản Android từ 4.0 Ice Cream Sandwich trở lên đều có hỗ trợ Wi-Fi Direct, và ngay cả tính năng AirDrop trên iOS 7 cũng được xây dựng dựa trên chuẩn Wi-Fi Direct.
Ngoài ra, công nghệ phát sóng Wi-Fi từ smartphone cho các thiết bị khác truy cập Internet, hoặc công nghệ in không dây trên các máy in của bạn rất có thể đã được xây dựng dựa trên Wi-Fi Direct. Càng ngày, số lượng thiết bị hỗ trợ Wi-Fi Direct ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.
Wi-Fi Direct giúp các thiết bị và phụ kiện có thể tự kết nối với nhau
wifi direct là gì
Trong ảnh minh họa trên, bạn có thể thấy một mạng Wi-Fi có tên "DIRECT-roku-894". Bạn sẽ không thể truy cập vào mạng Wi-Fi này do không có mật khẩu. Thực tế, đây là mạng Wi-Fi Direct giữa đầu giải mã TV Roku và bộ điều khiển từ xa của đầu giải mã này. Khi điều khiển từ xa kết nối với đầu giải mã thông qua mạng "DIRECT-roku-894", mật khẩu sẽ được 2 thiết bị tự động trao đổi với nhau.
Như vậy, Wi-Fi Direct cho phép 2 thiết bị có thể kết nối trực tiếp với nhau thông qua mạng Wi-Fi mà không cần phải qua các bước cài đặt rườm rà. Bạn không phải nhập mật khẩu thủ công cho điều khiển và đầu giải mã, do kết nối được thực hiện hoàn toàn tự động. Quan trọng nhất, cả đầu giải mã và điều khiển từ xa đều không cần phải kết nối với bộ định tuyến để có thể liên lạc với nhau.
Các lợi ích khác của Wi-Fi Direct
Chuẩn phát màn hình không dây Miracast được xây dựng dựa trên Wi-Fi Direct. Rất tiếc, hiện tại Miracast chưa thực sự thành công, do các nhà sản xuất chưa đưa ra được nhiều thiết bị Miracast có khả năng tương thích.
Các phụ kiện cho máy vi tính như chuột, bàn phím hay máy in cũng có thể kết nối trực tiếp với máy vi tính mà không cần thông qua bộ định tuyến. Hiện tại, kết nối Wi-Fi đã có mặt trên rất nhiều thiết bị. Nếu Wi-Fi Direct trở nên phổ biến, chúng ta sẽ không cần tới các kết nối khác (như Bluetooth) và các đầu thu phát chuyên dụng để có thể kết hợp các thiết bị với nhau.
wifi direct là gì
Cách hoạt động của Wi-Fi Direct
Wi-Fi Direct sẽ sử dụng nhiều chuẩn công nghệ khác để thực hiện nhiệm vụ của mình:
- Wi-Fi: Wi-Fi Direct sử dụng công nghệ Wi-Fi quen thuộc, vốn thường được sử dụng để kết nối máy vi tính và các thiết bị di động với các bộ định tuyến. Nếu có hỗ trợ Wi-Fi Direct, thiết bị của bạn sẽ có thể hoạt động như một bộ định tuyến thực thụ: Các thiết bị khác có thể kết nối trực tiếp tới mạng Wi-Fi do thiết bị này "làm chủ". Bạn có thể thực hiện kết nối ngang hàng (ad-hoc) giữa các thiết bị có hỗ trợ Wi-Fi với nhau, song kết nối ad-hoc tương đối phức tạp và khó sử dụng so với Wi-Fi Direct.
- Wi-Fi Direct Device and Service Discovery (Giao thức Phát hiện Thiết bị và Dịch vụ qua Wi-Fi Direct): giao thức này cho phép các thiết bị tìm và nhận diện các dịch vụ mạng và các thiết bị khác có hỗ trợ Wi-Fi Direct.  Ví dụ, smartphone Galaxy S4 của bạn có thể tìm thấy danh sách tất cả các thiết bị thông minh có hỗ trợ Wi-Fi Direct ở gần, tất cả các máy in có hỗ trợ Wi-Fi v…v…
- Wi-Fi Protected Setup: Khi 2 thiết bị kết nối với nhau, chúng sẽ trải qua quá trình cài đặt có tên gọi WPS (Wi-Fi Protected Setup).
- WPA2: Wi-Fi Direct sử dụng mã hóa WPA2, loại mã hóa Wi-Fi mạnh nhất.
Wi-Fi Direct cũng có thể được gọi tên Wi-Fi P2P (peer-to-peer), do đây là một kết nối ngang hàng. 2 thiết bị có hỗ trợ Wi-Fi Direct sẽ kết nối không cần thông qua router.
wifi direct là gì
Tương lai của Wi-Fi Direct?
Ngay từ bây giờ bạn đã có thể sử dụng Wi-Fi Direct hay chưa? Câu trả lời là tùy vào các thiết bị mà bạn đang sở hữu. Nếu các thiết bị và phụ kiện của bạn được trang bị Wi-Fi Direct, chúng sẽ tự sử dụng Wi-Fi Direct mà không cần tới sự trợ giúp của bạn.
Tuy vậy, hiện tại số lượng thiết bị hỗ trợ Wi-Fi Direct vẫn còn là khá ít. Ngoài ra, vấn đề tương thích cũng chưa được các nhà sản xuất giải quyết tốt. Ví dụ, 2 chiếc laptop của 2 nhà sản xuất khác nhau, cùng có kết nối Wi-Fi Direct vẫn chưa thể chia sẻ file một cách dễ dàng. Bạn cũng chưa có cách nào để có thể kết nối từ smartphone Android tới laptop Windows một cách tiện lợi theo đúng như mục tiêu ban đầu của Wi-Fi Direct cả.
Hiện tại, Wi-Fi Direct đã hoạt động khá tốt trên một số thiết bị, song chuẩn kết nối này vẫn còn một chặng đường dài mới có thể trở thành một tiêu chuẩn thực sự phổ biến và tiện dụng như Bluetooth. Cho dù mới chỉ hoạt động như mong đợi trên các thiết bị được thiết kế để tương thích với nhau (ví dụ như phụ kiện của cùng một nhà sản xuất), nhưng chúng ta hãy cùng chờ đợi chuẩn kết nối này trở nên phổ biến hơn trong tương lai.
Lê Hoàng
Theo How to Geek
  http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/898844/wi-fi-direct-la-gi-no-hoat-dong-ra-sao

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

NHỮNG THỦ THUẬT NGƯỜI DÙNG IOS 8 CẦN BIẾT

20 thủ thuật sau đây trong phiên bản hệ điều hành iOS 8 vừa ra mắt sẽ giúp bạn có thể làm chủ nền tảng di động mới này của Apple.
1. Tìm những ứng dụng làm hao pin
Với hầu hết người sử dụng thiết bị iOS, đặc biệt là iPhone, pin là một vấn đề gây phiền toái nhiều nhất. May mắn là trong iOS 8, Apple đã thiết kế giúp cho người dùng dễ dàng để tìm ra những ứng dụng đặc biệt sử dụng pin nhiều hơn. Để kiểm tra, chỉ cần vào mục Settings > General > Usage > Battery Usage và bạn có thể nhanh chóng xác định các ứng dụng ngốn pin nhất. Một số ứng dụng chạy ở chế độ nền, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy những ứng dụng này đôi khi khiến tình trạng trở nên tồi tệ nhất. Quan trọng hơn, cách này cũng cho phép bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cách sử dụng những ứng dụng trên thiết bị iOS của mình khi tuổi thọ pin là một mối quan tâm.2. Sử dụng lệnh Siri bằng giọng nói
iOS 8 đã làm cho Siri dễ sử dụng hơn. Chỉ với một bước thiết lập mới, Siri giờ đây có thể luôn lắng nghe lệnh từ bạn. Để kích hoạt trợ lý giọng nói kỹ thuật số này, bạn chỉ cần nói “Hey Siri” rồi sau đó cung cấp yêu cầu của mình cho Siri. Mặc dù vậy, lưu ý là tính năng này chỉ hoạt động khi thiết bị iOS của bạn đang được nối vào nguồn điện. Trước khi sử dụng tính năng kích hoạt bằng giọng nói, bạn phải bật nó bằng cách vào mục Settings > General > Siri và sau đó bật tính năng “Allow ‘Hey Siri’” lên.3. Truy xuất nhanh các số liên lạc gần nhất
iOS 8 cũng cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào các số liên lạc gần đây nhất của bạn. Để thực hiện, bạn chỉ cần nhấp đúp vào nút Home và giao diện đa nhiệm thông thường sẽ xuất hiện. Nhưng ở phía trên nó sẽ là một danh sách các địa chỉ liên lạc gần đây nhất của bạn. Từ đó, chỉ cần nhấn vào một hình ảnh cá nhân làm xuất hiện những lựa chọn để nhắn tin văn bản, thực hiện cuộc gọi thoại hoặc FaceTime. Nhấn vào một hình ảnh một lần nữa để trở về giao diện chính. Tính năng ẩn mạnh mẽ này cũng cho phép bạn quét danh sách "Recents" qua bên phải để làm xuất hiện những nút gọi nhanh các số liên lạc trong danh sách "Favorites" chỉ định trước.4. Hiển thị thông báo khi nhận email quan trọng
Nếu vừa gửi đi một email quan trọng và đang chờ đợi câu trả lời, bạn sẽ không cần phải liên tục kiểm tra email trong iOS 8. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra một lá cờ cho một tin nhắn cụ thể để iOS sẽ thông báo khi nhận được email hồi đáp. Để thực hiện, chỉ cần quét qua trái trên bất kỳ một tin nhắn email nào đó và nhấn nút "More", trong đó bạn có thể chọn "Notify Me...". Sau đó, bạn sẽ nhận được thông báo khi có ai đó trả lời email.5. Gửi nhanh tin nhắn âm thanh
Một tính năng iOS 8 mới khá hấp dẫn là khả năng gửi tin nhắn âm thanh nhanh chóng cho bạn bè. Để bắt đầu, bạn sẽ lưu ý rằng bây giờ có một biểu tượng micro nằm ở góc phải bên dưới của màn hình tin nhắn. Nếu bấm và giữ biểu tượng, nó sẽ mang đến một cửa sổ để tự động bắt đầu ghi âm một tin nhắn âm thanh.6. Nghe nhanh tin nhắn âm thanh
Khi thấy rằng vừa có một tin nhắn âm thanh, tất cả những gì bạn phải làm gì để nghe nó là nâng cao điện thoại đến tầm tai của bạn và tin nhắn sẽ bắt đầu được phát tự động. Lưu ý rằng tính năng này được bật theo mặc định, nhưng có thể được tắt bằng cách vào mục Settings > Messages và sau đó kéo xuống rồi điều chỉnh tùy chọn "Raise to Listen" sang chế OFF.7. Xem thông tin chi tiết thời tiết
Khi xem thông tin thời tiết của một thành phố nào đó, bạn chỉ cần đơn giản di chuyển đến dưới cùng màn hình nơi trình bày một loạt các thông tin thời tiết bổ sung, bao gồm cả các chi tiết liên quan đến mưa, áp suất không khí, độ ẩm và thậm chí tốc độ gió thổi.8. Tối ưu hóa dung lượng ảnh iPhone
Nếu sử dụng dịch vụ đám mây iCloud để lưu trữ hình ảnh, bạn có thể tiết kiệm thêm không gian trên iPhone của mình bằng cách chỉ lưu những hình ảnh tối ưu hóa trên thiết bị iOS của mình. Để làm điều này, hãy vào mục Settings > Photos và chọn "Optimize iPhone Storage". Điều này sẽ đảm bảo rằng các hình ảnh được lưu trữ trên điện thoại của bạn không phải là những hình ảnh chất lượng đầy đủ vốn không phải luôn luôn cần thiết để xem trên màn hình nhỏ.9. Định thời gian chụp ảnh tự động
Trong số rất nhiều tính năng về máy ảnh mới trong iOS 8, Apple đã giới thiệu khả năng thiết lập một bộ đếm thời gian cài đặt trước để chụp ảnh. Để thực hiện, hãy mở ứng dụng Camera và bạn sẽ thấy một biểu tượng đồng hồ nằm ở phần trên bên phải của màn hình. Nếu gõ vào đó, bạn sẽ thấy xuất hiện các tùy chọn để thiết lập bộ đếm thời gian 3 hoặc 10 giây. Tiếp theo, hãy nhấp vào nút chụp và bộ đếm thời gian sau đó sẽ bắt đầu đếm ngược, giúp bạn có thời gian để cùng chụp với mọi người.10. Tìm vị trí cuối cùng của iPhone
Với iOS 8, Apple đã bổ sung thêm một tính năng giúp bạn dễ dàng tìm thấy thiết bị iOS của mình khi nó có vẻ như đã biến mất. Tính năng này được gọi là "Send Last Location" và như tên gọi, nó sẽ tự động gửi cho bạn các vị trí cuối cùng được biết đến của thiết bị iOS khi pin đang ở mức thấp. Điều này rất tốt bởi vì một khi pin hết hẳn, tính năng “Find my iPhone” sẽ không giúp đỡ được gì cho bạn. Để kích hoạt, hãy vào mục Settings > iCloud > Find My iPhone và sau đó chuyển nút "Send Last Location" sang chế độ ON.11. Tải trước trang web để xem nhanh hơn trong Safari
Trình duyệt Safari trong iOS 8 có một tính năng tuyệt vời giúp duyệt web nhanh hơn. Sau khi thiết lập bằng cách vào mục Settings > Safari > Preload Top Hit và chuyển sang chế độ ON, Safari sẽ tải trước những kết quả tìm kiếm mà bạn đã thực hiện. Nếu dung lượng dữ liệu tải về là mối quan tâm, đặc biệt là khi đang sử dụng mạng di động, bạn nên tắt chế độ này để tiết kiệm.12. Nhập văn bản nhanh với QuickType trong Messages
Ứng dụng Messages trong iOS 8 giờ đây tích hợp khả năng đoán từ khi nhập văn bản rất hiệu quả. Messages sẽ “học” cách mỗi người dùng khi nhập văn bản và sẽ thông báo những cụm từ thích hợp với từng người. Như vậy, Messages có thể cung cấp những từ ngữ trang trọng khi giao tiếp với sếp và những từ ngữ mang tính thân mật hơn khi chat với bạn bè, người thân. Nếu không thích tính năng QuickType, bạn có thể dễ dàng tắt nó đi bằng cách nhấn và giữ vào biểu tượng hình quả địa cầu bên cạnh bàn phím, sau đó chuyển “Predictive” sang OFF.13. Gửi nhanh tin nhắn video
Từ trong giao diện chính của ứng dụng Messages, nhấn và giữ biểu tượng camera ở góc dưới bên trái màn hình. Tiếp theo, bạn có thể nhấn nút đỏ để quay video và gửi tin nhắn video cho bạn bè. Nhấn nút đỏ lần nữa để ngừng quay rồi nhấn biểu tượng mũi tên đi lên để gửi đoạn video đó.14. Yêu cầu phiên bản desktop của một trang web di động
Với một trình duyệt mạnh mẽ và nhiều tính năng như Safari, đôi khi bạn không muốn xem các trang web ở chế độ di động ít thông tin. May mắn là Safari cho phép người dùng dễ dàng yêu cầu phiên bản để bàn của các trang web khi xem trên thiết bị di động. Để thực hiện, chỉ cần nhấn vào thanh địa chỉ URL của Safari để làm xuất hiện cửa sổ Favorites. Tiếp theo, cuộn xuống phía dưới đến tùy chọn để thêm trang web này vào danh sách Favorites và xem nó ở phiên bản để bàn.15. Duyệt web riêng tư với DuckDuckGo
Apple đã thêm một tùy chọn cơ chế tìm kiếm DuckDuckGo mới vào iOS 8. Đây là một tính năng hướng đến việc bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng và trái với dịch vụ của Google, DuckDuckGo sẽ không theo dõi những gì người dùng tìm kiếm trên các trang web. Để chọn DuckDuckGo làm dịch vụ tìm kiếm mặc định, hãy vào mục Settings > Safari > Search Engine và chọn DuckDuckGo thay vì các dịch vụ khác như Google, Yahoo, Bing.16. Ẩn những hình ảnh riêng tư
Nếu bạn có những hình ảnh và vì lý do nào đó bạn chỉ muốn giữ riêng để xem mà không chia sẻ cho người khác xem, iOS 8 cho phép thực hiện bằng cách nhấn và giữ lên bức ảnh đó rồi chọn tùy chọn “Hide”. Lưu ý là thao tác này chỉ đơn giản gỡ bỏ ảnh khỏi thư mục Years > Collections > Moments. Những bức ảnh mà bạn đã chọn ẩn vẫn có thể xem được trong thư mục “Albums”.17. Tự động xóa tin nhắn sau 30 ngày
Tin nhắn là một trong những nguyên nhân khiến dung lượng lưu trữ thiết bị iOS nhanh cạn kiệt, đặc biệt là khi bạn gửi và nhận nhiều hình ảnh. Để tránh tình trạng này, bạn có thể thiết lập để iOS tự động xóa tin nhắn trong vòng một khoảng thời gian cố định, chẳng hạn sau 30 ngày, hay thậm chí có thể sau một năm. Hãy vào mục Settings > Messages > Keep Messages và chọn một tùy chọn phù hợp với bạn.18. Quét thẻ tín dụng vào iOS 8
Thay vì nhập thông tin thẻ tín dụng bằng tay trong Safari của iOS 8, bạn có thể chụp ảnh thẻ tín dụng của mình và iOS sẽ tự động lưu tất cả các trường cần thiết. Để làm như vậy, hãy vào mục Settings > Safari > Passwords & AutoFill > Saved Credit Cards > Add Credit Card. Tại đây, bạn cũng có thể nhập thông tin thẻ tín dụng bằng tay hoặc sử dụng máy ảnh của thiết bị. Điều này đặc biệt hữu ích một khi dịch vụ thanh toán Apple Pay bắt đầu được đưa vào sử dụng.19. Quay video Slo-Mo tốc độ 240fps
Với phiên bản iOS 8 và các mẫu iPhone thế hệ mới của Apple, chức năng quay video đã được cải tiến rất nhiều. Giờ đây, bạn có thể quay một đoạn băng video chiếu chậm (slo-mo) với tốc độ lên đến 240fps (khung hình/giây). Khi đang ở trong ứng dụng Camera của iOS 8, chỉ cần quét nhẹ qua bên phải cho đến khi tùy chọn "Slo-Mo" được chọn và bạn có thể bắt đầu quay.20. Xem thời gian tin nhắn được gửi
Được giới thiệu lần đầu tiên trong phiên bản iOS 7, tính năng này rất hữu ích cho người dùng iPhone mới làm quen với iOS 8. Để xem một tin nhắn trong ứng dụng Messages được gửi đi khi nào, bạn chỉ cần đơn giản quét qua trái trong màn hình hiển thị các tính nhắn và sẽ thấy thời gian gửi xuất hiện bên cạnh mỗi tin nhắn.

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2014/10/1236229/nhung-thu-thuat-nguoi-dung-ios-8-can-biet/