Bản thân Android 5.0 rất đẹp, nó sở hữu giao diện Material Design bắt mắt với các mảng màu sinh động và nhiều hiệu ứng chuyển động mượt. Tuy nhiên nếu chỉ bản thân hệ điều hành đẹp thôi vẫn chưa đủ, các ứng dụng mà chúng ta xài hằng ngày cũng phải được thiết kế theo phong cách mới thì mới tạo ra sự thống nhất trên toàn thiết bị. Có như vậy bạn mới tận hưởng hết những cái "sướng" mà Lollipop mang lại. Trong bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với anh em những app như thế, và như thường lệ, nếu anh em có app nào vừa đẹp vừa ngon thì đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé.
1. Ứng dụng nhắn tin Google Messenger
Mặc định sau khi cài xong Android 5.0 Lollipop thì ứng dụng nhắn tin có sẵn sẽ là Hangouts. Vấn đề là Hangouts khá rối, giao diện lại không dễ dùng như bao app SMS khác bởi nó còn được tích hợp nhiều tính năng của Hangouts Chat và Video Call nữa. Nếu không thích app này, bạn nên cài ngay Google Messenger. Đây cũng là một trình nhắn tin do Google viết ra, tuy nhiên nó rất đơn giản, dễ dùng và lại được thiết kế theo kiểu Material Design rất đẹp. Thậm chí mỗi cuộc hội thoại của bạn sẽ có màu khác nhau để tránh sự nhàm chán.
Tải về Google Messenger cho Android
2. Ghi chú đẹp và nhanh với Evernote
Ngay từ hồi tháng 9 Evernote đã cập nhật ứng dụng của hãng trên Android với giao diện theo phong cách Material Design. App giờ đây có thêm một nút dấu + nằm ở góc dưới bên phải màn hình để tạo ghi chú văn bản, ghi chú âm thanh, hình ảnh cùng vài chức năng khác. Ngoài ra, khoảng cách giữa các đối tượng đồ họa cũng lớn hơn, nút nhấn to hơn, menu được làm rộng hơn, hiệu ứng chuyển động mượt hơn. Cũng trong bản update mới nhất, Evernote cho phép người dùng Android chia sẻ cả một notebook của mình với bạn bè, lọc kết quả tìm kiếm theo nhiều mục khác nhau.
Tải về Evernote cho Android
3. Quản lý file bằng Cabinet Beta
Đây là một ứng dụng quản lý file, nhưng không như nhiều ứng dụng tương tự khác cho Android, Cabinet được chăm chút rất kĩ về mặt giao diện nên nhìn rất gọn gàng, hiện đại và không hề bị rối. Phần mềm này có tất cả những tính năng bạn kì vọng ở một ứng dụng quản lý file, bao gồm việc duyệt qua cấu trúc thư mục trong bộ nhớ trong (và cả khu vực hệ thống nếu máy đã root), sao chép, di chuyển tập tin, đổi tên, nén hoặc xóa tập tin. Bạn cũng có tùy chọn sắp xếp các file theo nhiều tiêu chí khác nhau và xem chi tiết thông tin của tập tin nữa. Dù mởi chỉ ở giai đoạn beta nhưng Cabinet chạy rất ngon lành, anh em dùng thử nhé.
Tải về Cabinet Beta
4. Journal
Bạn có thói quen ghi nhật ký hằng ngày? Nếu có, Journal chính là một app cực kì phù hợp cho bạn bởi giao diện của phần mềm rất đơn giản, thân thiện nhưng vẫn mang đậm chất Material Design với các mảng màu xanh lớn và hiệu ứng chuyển động mượt mà. App hỗ trợ bạn ghi nhật ký bằng văn bản truyền thống, đính kèm hình ảnh, gắn tag để dễ tìm nhật ký hơn và còn rất nhiều tính năng khác chờ bạn khám phá. Nếu bạn có xài đồng hồ Android Wear thì Journal cũng có hỗ trợ cho nền tảng này luôn. Nhật ký sẽ được đồng bộ với tài khoản Google Drive nên bạn không lo bị mất dữ liệu.
Tải về Journal (by Journey) cho Android
5. Nghe nhạc với Shuttle Music
Ứng dụng nghe nhạc mặc định trên Android 5.0 là Google Play Music, tuy nhiên mình không thích app này lắm vì giao diện khá rối, thay vào đó mình sử dụng Shuttle Music. Phần mềm này hiển thị đầy đủ những bài hát bạn chép vào máy và như bao app nghe nhạc khác, bạn có thể duyệt qua thư viện nhạc của mình theo thể loại, theo những bài mới nghe gần đây, theo ca sĩ, album hoặc theo tiêu đề. Shuttle Music cũng được thiết kế theo kiểu Material với các hiệu ứng ngộ nghĩnh và nhiều mảng trắng xanh xen kĩ nhau. Ai bảo app nghe nhạc thì không cần phải đẹp chứ?
Tải về Shuttle Music cho Android
6. Chuyển đổi đơn vị cũng phải đẹp - S Converter
Chỉ đơn giản là một ứng dụng chuyển đổi đơn vị, tuy nhiên S Converter thắng các đối thủ khác nhờ giao diện được làm đẹp mắt theo đúng phong cách Material Design, lại còn chăm chút cho từng icon một. Phần mềm này hỗ trợ chuyển đổi những đơn vị liên quan đến gia tốc, diện tích, tiền tệ, bộ nhớ kĩ thuật số, năng lượng, lực, nhiệt độ, độ dài, khối lượng và rất nhiều đại lượng vật lý khác.
Tải về S Converter
7. Ứng dụng quản lý ảnh Piktures
Dành cho những ai không thích ứng dụng Google Photos có sẵn trong Android 5.0: nếu bạn quá ngán giao diện rối rắm của Photos, mời bạn thử qua Piktures, đảm bảo bạn sẽ thích ngay giao diện nhẹ nhàng và rất thanh của phần mềm này. Giống như bao ứng dụng thư viện ảnh khác, app cho phép chúng ta duyệt tất cả ảnh chụp trong một nơi, xem ảnh theo từng album, đặc biệt có chế độ xem ảnh theo ngày chụp trên một giao diện lịch khá thú vị. Ngoài các thành phần đồ họa và hiệu ứng của Material Design, Piktures còn được tích hợp nhiều mảng trong mờ nên nhìn khá thú vị.
Tải về Piktures dành cho Android
8. Quản lý Google Drive và Dropbox bằng dịch vụ đám mây với Unclouded
Một ứng dụng cho Drive, một cho Dropbox? Thay vì sử dụng hai app riêng như thế, bạn có thể cài Unclouded là đủ. Ứng dụng này hỗ trợ bạn duyệt qua các tập tin của mình ở cả hai tài khoản, thực hiện việc tải về, đổi tên, di chuyển, xóa file cùng hàng loạt những tính năng không khác mấy so với Drive và Dropbox chính chủ. Đặc biệt, app thiết kế theo giao diện Material Design nên nhìn rất đã, cộng với đó là khu vực thông báo dung lượng còn trống của tài khoản rất dễ hiểu. À, nói thêm rằng với Drive thì bạn còn xem được Google+ Photos chiếm dung lượng bao nhiêu, Gmail bao nhiêu và Drive chung chung đang chiếm bao nhiêu.
Tải về Unclouded dành cho Android
9. Giấu tập tin bằng Andronigto
Andronigto cho phép bạn giấu những tập tin riêng tư, bao gồm hình ảnh, tài liệu, video trong một cái "két sắt" được mã hóa 3 lớp. Chỉ có bạn với mã PIN hoặc mật khẩu chính xác mới làm cho chúng hiện ra lại, như vậy sẽ đảm bảo an toán hơn khi bạn xài điện thoại Android. Giao diện đẹp, đơn giản và nhanh chóng chính là những điểm cộng dành cho Andronigto so với những chương trình giấu tập tin khác đang có trên Play Store, lại miễn phí nữa thì quá yêu.
Tải về Andronigto dành cho Android
10. Đừng quên bộ gõ tiếng Việt
Nãy giờ chúng ta đã cài hàng loạt app Material Design rồi, bước cuối cùng là cài thêm bàn phím của Android 5.0 Lollipop vào nữa là đủ bộ. Bạn có thể xài bàn phím tích hợp sẵn trong Android 5.0 cũng được nhưng ngặt nỗi lại không có bộ gõ tiếng Việt. Thay vào đó bạn nên sử dụng bộ gõ Laban Key rồi chuyển sang theme Android L. Bộ gõ này có thể nhập liệu theo kiểu TELEX hoặc VNI quen thuộc, lại hỗ trợ gõ tắt và nhiều tính năng khác.
Tải về Laban Key cho Android
Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015
9 ỨNG DỤNG MATERIAL DESIGN ĐẸP, HAY MÀ MIỄN PHÍ CHO ANDROID (PHẦN 2)
Trước đây mình từng giới thiệu với các bạn một số ứng dụng đẹp và miễn phí được thiết kế theo phong cách Material Design của Android 5.0. Trong bài viết bên dưới mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm một số app như thế, có điều lần này tập trung vào màn hình khóa, app đọc tin, chỉnh sửa ảnh và các tính năng có thể giúp chúng ta sử dụng thiết bị Android dễ dàng và ngon lành hơn. Nếu bạn có app Material Design nào hay và đẹp mà mình không nói đến thì đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé.
1. Hi Locker
Ứng dụng màn hình khóa này do một nhóm lập trình viên Việt Nam phát triển. Nó là sự kết hợp giữa lockscreen truyền thống với giao diện phẳng của Material Design để tạo ra cảm giác mới mẻ hơn mỗi khi chúng ta cầm máy lên. Mình thích Hi Locker bởi nó đơn giản nhưng lại trực quan và cũng vô cùng hiện đại, phù hợp với tổng thể thiết kế của hệ thống. Bạn cũng có thể xem thông báo, thời tiết và các sự kiện lịch sắp tới của mình theo một thanh thời gian, rất hay. Ngay từ Hi Locker bạn cũng được phép chạy nhanh các app thường xài cũng như thêm một sự kiện lịch mới.
Để kích hoạt bản pro, các bạn chạy app Hi Locker lên, sau đó nhấn nút Mã quà tặng, nhập chữ yeuvietnam để nhận được đầy đủ tính năng của app.
2. FeedlyReader
Bản thân Feedly là một dịch vụ đọc tin tức theo kiểu RSS rất tiện, mình xài nó mỗi ngày để điểm tin nhanh chóng. Feedly có app riêng cho Android, tuy nhiên app chính chủ thì không đẹp bằng FeedlyReader. Phần mềm này hỗ trợ đồng bộ các nguồn tin đầy đủ với Feedly nhưng lại được trang hoàng với Material Design nên trông xịn hơn, nhìn đã hơn, cảm giác khi đọc tin cũng “sướng” hơn. Tuyệt vời nhất đó là FeedlyReader được cung cấp hoàn toàn miễn phí, và hỗ trợ giao diện xoay ngang tốt cho máy tính bảng Android chứ không chỉ dùng ngon trên điện thoại.
3. Hình nền theo phong cách Material Design
Bạn đã cài app theo Material Design, cả giao diện hệ thống cũng là Material, nhưng lại quên mất hình nền thì thật là thiếu sót. Các app mà mình liệt kê bên dưới chuyên cung cấp hình nền được vẽ theo kiểu Material Design với các mảng màu đậm, phẳng, lại có cả hiện tượng đổ bóng nữa. Chúng sẽ giúp bạn tìm và tải về những wallpaper theo phong cách thiết kế này một cách nhanh chóng chứ không cần lặn lội tìm thủ công nữa.
Tải về Material Wallpaper (miễn phí)
Tải về Tapet HD Material Wallpaper (miễn phí)
Tải về Material Design Live Wallpaper (miễn phí)
4. Pushbullet
Pushbulletlà một ứng dụng rất hay dành cho Android (có cả bản cho iOS và máy tính) với khả năng chia sẻ nội dung giữa nhiều thiết bị khác nhau. Bạn có thể nhanh chóng bắn ảnh, link, hay một số liên lạc nào đó từ máy này sang máy khác. Nó cũng cho phép gửi thông báo từ thiết bị di động của chúng ta sang một thiết bị di động khác hoặc gửi thẳng lên máy tính cũng được, nhờ vậy mà tiềm năng ứng dụng của Pushbullet là rất rộng. Hãy thử tưởng tượng bạn đang ngồi trên máy, lỡ có tin nhắn SMS tới thì bạn có thể xem và trả lời ngay từ chiếc PC của mình, chẳng cần phải cầm điện thoại lên nữa. Tuyệt vời phải không nào?
Cách sử dụng chi tiết Pushbullet có thể xem ở đây.
5. Snapseed
Đây là ứng dụng chỉnh sửa ảnh rất mạnh mẽ của Google và chúng ta hoàn toàn có thể liệt kê nó vào danh sách các app chỉnh ảnh miễn phí tốt nhất dành cho Android. Bạn có thể cắp cúp ảnh, xoay ảnh, chữa mắt đỏ, chỉnh thông số phơi sáng và làm nhiều thứ khác để tấm hình của chúng ta trở nên đẹp hơn. Đặc biệt, Snapseed nổi tiếng vì bộ filter rất đẹp của mình với các hiệu ứng màu sắc khác nhau, trong đó có hiệu ứng HDR cực kì ấn tượng. Trong bản update 2.0 mới đây Snapseed cũng đã khoác lên mình giao diện Material Design, từ đó giúp nó trở thành một app không chỉ mạnh mà còn đẹp nữa.
6. Simple Weather
Đúng với tên gọi của mình, Simple Weather có tác dụng hiển thị thời tiết tại khu vực bạn đang đứng trong một giao diện vô cùng đơn giản và có tính tập trung cao vào nội dung chính. Nhưng đơn giản không có nghĩa là ít thông tin, bởi ngoài nhiệt độ ra thì Simple Weather còn có thể cho bạn biết dự báo cho những ngày kế tiếp, mưa nắng ra sao, độ ẩm như thế nào, tốc độ gió là bao nhiêu… Thậm chí app còn có luôn cả một biểu đồ mặt trời lặn/mọc được cập nhật liên tục nữa. Tất nhiên, mọi thứ đều được thiết kế theo kiểu Material Design rất phẳng, hiện đại và dễ nhìn.
7. LastPass
Đây là một trong số những ứng dụng ghi nhớ password nổi tiếng nhất bên cạnh 1Password. LastPass sẽ đóng vai trò “ghi nhớ” giúp mật khẩu cho nhiều loại tài khoản của bạn, bạn chỉ cần nhớ một password chính để truy cập app là đủ. Việc sử dụng LastPass sẽ giúp tăng tính bảo mật cho các tài khoản của chúng ta bởi bạn có thể thoải mái đặt nhiều mật khẩu khác nhau cho từng account. LastPass cho Android mới đây đã được cập nhật với giao diện Material Design trông đẹp và hiện đại hơn hẳn so với hồi trước.
8. Wunderlist
Wunderlist là một ứng dụng tạo danh sách việc cần làm đa nền tảng. Bạn có thể xài nó không chỉ trên điện thoại Android mà còn trên cả iOS hay trên Windows, OS X cũng được. Việc tạo danh sách todo cực kì nhanh chóng, sau khi xong việc nào thì đánh dấu chọn vào đầu dòng để gạch bỏ nó đi. Đơn giản, nhanh chóng, nhẹ nhàng. Và với giao diện Material Design mới, sWunderlist sẽ mang lại lại trải nghiệm tốt hơn cho chúng ta trong việc ghi chú và nhắc nhở.
9. Localcast
Tính năng của phần mềm này rất đơn giản: phát nội dung nhạc, video và ảnh của bạn từ điện thoại sang các thiết bị Chromecast, Apple TV hoặc bất kì đầu máy/TV nào hỗ trợ chuẩn DLNA. Điểm mình thích đó là Localcast có giao diện Material Design đẹp, dễ dùng, lại cho phép truyền nhạc local sang thiết bị mạng nữa.
https://www.tinhte.vn/threads/9-ung-dung-material-design-dep-hay-ma-mien-phi-cho-android-phan-2.2460606/
KASPERSKY SECURITY SCAN: GIẢI PHÁP MIỄN PHÍ DÀNH CHO MÁY TÍNH HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Kaspersky Security Scan cho phép người dùng quét nhanh máy tính để phát hiện các mối đe dọa mạng. Máy quét vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi máy tính được cài đặt một giải pháp an ninh khác.
Liên quan
Kaspersky Lab giới thiệu phiên bản mới của Kaspersky
Security Scan - một giải pháp miễn phí dành cho máy tính sử dụng hệ điều
hành Windows. Giờ đây, máy quét không chỉ phát hiện phần mềm độc hại và
các cài đặt trên hệ hiều hành làm cho máy tính dễ bị tấn công, mà còn
đưa ra hướng dẫn cho người dùng để giải quyết các vấn đề được tìm thấy.
Kaspersky Security Scan cho phép người dùng quét nhanh máy tính để phát hiện các mối đe dọa mạng. Máy quét vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi máy tính được cài đặt một giải pháp an ninh khác. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Kaspersky Security Scan, 19% trong số các thiết bị có cài đặt giải pháp vào quý 1/2015 lại không được bảo vệ. Điều này có nghĩa là không có giải pháp chống vi rút nào được cài đặt trên thiết bị hoặc giải pháp sẵn có đã bị vô hiệu hóa.
Cùng với việc phát hiện các mối đe dọa trên thiết bị, bản cập nhật của Kaspersky Security Scan cũng đưa ra giải pháp để thoát khỏi chúng. Chẳng hạn như máy quét có thể đề xuất người dùng cài đặt ứng dụng chuyên biệt để làm sạch sự nhiễm độc hoặc khuyến khích họ thay đổi cài đặt hệ thống vận hành. Phiên bản mới cũng cho phép người dùng kích hoạt quét tự động thường xuyên vào những ngày tiện cho họ.
Người dùng có thể tải bản Kaspersky Security Scan mới với 11 ngôn ngữ tại
http://www.kaspersky.com/free-virus-scan?icid=utility_menu_free_scan_COM
Kaspersky Security Scan cho phép người dùng quét nhanh máy tính để phát hiện các mối đe dọa mạng. Máy quét vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi máy tính được cài đặt một giải pháp an ninh khác. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Kaspersky Security Scan, 19% trong số các thiết bị có cài đặt giải pháp vào quý 1/2015 lại không được bảo vệ. Điều này có nghĩa là không có giải pháp chống vi rút nào được cài đặt trên thiết bị hoặc giải pháp sẵn có đã bị vô hiệu hóa.
Cùng với việc phát hiện các mối đe dọa trên thiết bị, bản cập nhật của Kaspersky Security Scan cũng đưa ra giải pháp để thoát khỏi chúng. Chẳng hạn như máy quét có thể đề xuất người dùng cài đặt ứng dụng chuyên biệt để làm sạch sự nhiễm độc hoặc khuyến khích họ thay đổi cài đặt hệ thống vận hành. Phiên bản mới cũng cho phép người dùng kích hoạt quét tự động thường xuyên vào những ngày tiện cho họ.
Người dùng có thể tải bản Kaspersky Security Scan mới với 11 ngôn ngữ tại
http://www.kaspersky.com/free-virus-scan?icid=utility_menu_free_scan_COM
http://www.thongtincongnghe.com/article/69532?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+ttcn+%28TTCN+-+Tat+ca%29
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
MICROSOFT GIỚI THIỆU 7 PHIÊN BẢN WINDOWS 10: HOME VÀ PRO CHO MÁY TÍNH, MOBILE CHO SMARTPHONE
Microsoft vừa giới thiệu tất cả các phiên bản Windows 10 mà công ty chuẩn bị tung ra trong năm nay. Tổng cộng có 7 phiên bản khác nhau, trong đó Windows 10 Home và Pro là cho PC, bao gồm cả desktop, laptop và máy 2 trong 1. Kế tiếp là Windows 10 Mobile dùng cho smartphone và tablet cỡ nhỏ, đây cũng là thứ sẽ thay thế cho "Windows 10 for Phone" mà chúng ta đang trải nghiệm từ đầu năm nay. Microsoft cũng có phát hành vài phiên bản dành cho doanh nghiệp với khả năng quản lý thiết bị và nhiều tính năng bảo mật hơn. Hiện vẫn chưa có giá bản quyền cho Windows 10. Người dùng Windows 7, Windows 8 thì vẫn được update miễn phí lên Windows 10 và bạn phải làm điều đó trong vòng một năm kể từ ngày OS mới chính thức phát hành.
Chi tiết hơn về các bản Windows 10:
1) Windows 10 Home là phiên bản phổ thông dành cho máy tính PC, cả desktop, tablet lẫn máy 2 trong 1. Nó có hầu hết những tính năng nổi bật của Windows 10 như Cortana, trình duyệt Microsoft Edge, chế độ dành riêng cho cảm ứng (Tablet Mode, hay còn gọi là Continuum), hệ thống nhận diện sinh trắc học Windows Hello (hỗ trợ vân tay và quét mống mắt). Đi kèm theo hệ điều hành này có sẵn ứng dụng Photos, Maps, Mail, Calendar, Music, Video, Xbox Live, và tất nhiên là có luôn cả tính năng stream game từ Xbox One lên PC.
2) Windows 10 Mobile chính là thứ sẽ được xài cho smartphone và các tablet cỡ nhỏ (không còn gọi là Windows 10 for Phone như trước nữa). Nó cũng sở hữu các ứng dụng universal mới tương tự như Windows 10 Home, ngoài ra còn có thêm bộ Office tối ưu cho cảm ứng. Phiên bản OS này còn có thêm chế độ Continuum để người dùng kết nối thiết bị di động của mình vào một màn hình rời, lúc này cả hệ thống sẽ biến thành một chiếc máy tính với gần đủ tính năng của Windows 10 Home (trừ việc bạn sẽ không thể chạy các app không được viết theo dạng universal cùng một số hạn chế khác).
3) Windows 10 Pro vẫn dành cho PC nói chung tương tự như Windows 10 Home, tuy nhiên nó có thêm một số tính năng được thiết kế để phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp nhỏ. Windows 10 Pro hỗ trợ bộ phận IT quản lý các thiết bị và ứng dụng trong công ty, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, hỗ trợ từ xa và tận dụng một số dịch vụ đám mây khác của Microsoft. Windows 10 Pro được còn cho phép người dùng truy cập vào Windows Update for Business, một tính năng mới giúp giảm chi phí và tăng mức độ kiểm soát của các bản cập nhật với máy tính của nhân viên trong công ty.
4) Windows 10 Enterprise được xây dựng dựa trên Windows 10 Pro và bổ sung thêm những thứ cần thiết cho doanh nghiệp vừa và lớn. Chủ yếu các tính năng nâng cao của OS nằm ở việc bảo vệ dữ liệu người dùng một cách chặt chẽ, hỗ trợ phát hiện sớm các mối nguy hiểm về an ninh thông tin, có nhiều lựa chọn triển khai tùy theo kế hoạch của bộ phận IT. Windows 10 Enterprise cũng sẽ được phát hành dưới dạng Volume Licensing cho những khách hàng nào muốn mua bản quyền cho số lượng lớn máy tính.
5) Windows 10 Education thì gần giống với Windows 10 Enterprise nhưng chủ yếu nhắm đến việc sử dụng trong các cơ sở giáo dục, cho cả học sinh, giáo viên và những nhân viên khác. Người dùng Windows 10 Home hoặc Windows 10 Pro có thể nâng cấp bản quyền lên Windows 10 Education theo nhiều cách khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích Bring Your Own Device (một chiến lược IT trong đó nhân viên/học sinh tự mang máy của mình để dùng chứ không bị buộc xài thiết bị do trường hay công ty cung cấp). Windows 10 Education cũng có phát hành bản quyền dưới dạng Volume Licensing.
6) Windows 10 Mobile Enterprise thì được thiết kế dựa trên Windows 10 Mobile nhưng nhắm đến các smartphone và tablet xài trong môi trường doanh nghiệp. Điểm khác biệt của bản này so với bản dành cho người dùng phổ thông đó là khả năng quản trị thiết bị từ xa, các chế độ vảo mật nâng cao cũng như việc kiểm soát update, cài app sẽ chặt chẽ hơn. Windows 10 Mobile Enterprise còn "được tích hợp các tính năng bảo mật và sáng tạo mới nhất ngay khi nó được phát hành".
7) Windows 10 Enterprise và Windows 10 Mobile Enterprise cũng có phiên bản dành riêng cho các thiết bị công nghiệp, ví dụ như cây ATM, máy bán lẻ, thiết bị cầm tay, robot tự động hóa. Còn những sản phẩm nhỏ hơn, giá rẻ hơn như gateway hay các thiết bị Internet of Things thì có bản Windows 10 IoT Core.
Microsoft cũng cho biết thêm rằng kể từ mùa thu năm nay, người dùng Windows 10 sẽ được cập nhật thường xuyên hơn để bổ sung các tính năng cũng như vá các lỗi liên quan đến bảo mật và độ ổn định của hệ thống, đặc biệt là cho khách hàng doanh nghiệp.
Nguồn: Microsoft
https://www.tinhte.vn/threads/microsoft-gioi-thieu-7-phien-ban-windows-10-home-va-pro-cho-may-tinh-mobile-cho-smartphone.2460642/
MICROSOFT PHÁT HÀNH TÍNH NĂNG CHUYỂN NGỮ THEO THỜI GIAN THỰC SKYPE TRANSLATOR CHO MỌI NGƯỜI DÙNG
Sau gần 1 năm thử nghiệm thì Microsoft đã vừa phát hành rộng khắp tính năng phiên dịch ngôn ngữ theo thời gian thực Skype Translate cho mọi người dùng. Với tính năng này, bạn có thể dùng ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thông dụng của mình để trò chuyện với người không cùng tiếng nói dễ dàng hơn. Bạn có thể tải về Skype Translator tại đây, hỗ trợ từ Windows 8.1 trở lên.
Hiện tại, Skype Translator hỗ trợ phiên dịch thời gian thực khi trò chuyện với các ngôn ngữ Anh, Tây Ban Nha, Ý và Trung Quốc. Khi nhắn tin qua Skype, Skype Translator hỗ trợ chuyển đổi giữa 50 ngôn ngữ. Trong tương lai, Microsoft đã lên kế hoạch hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ hơn cho cả 2 hình thức giao tiếp là gọi điện hoặc nhắn tin.
Skype Translator vẫn đang ở giai đoạn Preview nên người dùng có thể sẽ gặp vài lỗi khi dùng thử ứng dụng này. Microsoft cho biết: "Skype Translator là một trải nghiệm hoàn toàn mới trên Skype và nó vẫn đang học hỏi và cải tiến khi phiên dịch cuộc gọi. Là người dùng Preview, bạn sẽ góp phần giúp chúng tôi hoàn thiện công nghệ và mang chúng tôi đến gần hơn mục tiêu xóa đi các rào cản ngôn ngữ trên thế giới. Những cuộc đối thoại dù là ngắn nhất vẫn có thể giúp Skype Translator học hỏi và phát triển, điều này có thể tăng cường khả năng gioa tiếp của bạn và dẫn đến những điều tuyệt vời."
Theo: Skype
https://www.tinhte.vn/threads/microsoft-phat-hanh-tinh-nang-chuyen-ngu-theo-thoi-gian-thuc-skype-translator-cho-moi-nguoi-dung.2460271/
Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015
DỮ LIỆU TRONG Ổ SSD CÓ THỂ BỊ MẤT NẾU HOẠT ĐỘNG Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ QUÁ NÓNG
So với loại ổ cứng cơ truyền thống HDD thì ổ cứng thể đặc SSD (solid-state drive) rõ ràng cho hiệu suất hoạt động tốt hơn nhiều, nhưng điểm quan trọng hàng đầu vẫn là ưu tiên cho sự an toàn của dữ liệu lưu trữ. Đúng vậy, công tác lưu trữ chưa bao giờ là chủ đề dễ chịu để dễ dàng giải quyết. Tất cả chúng ta đều biết một điều rằng dữ liệu cá nhân là rất quan trọng, dù là bạn lưu trên smartphone hay máy tính bảng, hay trên máy tính cá nhân. Và hầu hết các thế hệ thiết bị di động hiện nay đều chọn ổ lưu trữ SSD như một giải pháp lưu trữ sành điệu, hiệu quả. Vậy nhưng một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng các loại ổ cứng SSD, vốn cho tốc độ ghi và đọc dữ liệu nhanh hơn, hiệu suất hơn - lại dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết: chúng sẽ làm thất thoát dữ liệu được lưu nếu để hoạt động trong một thời gian dài với nhiệt độ môi trường không thích hợp.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Yếu tố đáng lưu ý hơn là khoảng thời gian các ổ SSD có thể trụ được trước khi dẫn đến việc thất thoát dữ liệu ấy, có thể là hàng tuần, hàng tháng, nhưng trong vài trường hợp thì chỉ là vài ngày.
Trong khi đó, các ổ cứng cơ khí HDD truyền thống tuy có thể hoạt động chậm chạp hơn so với người anh em dùng chip nhớ sành điệu SSD, nhưng trừ khi lọt vào tay người dùng cẩu thả quăng quật, nghịch phá bằng cách đốt hoặc đổ axít vào thì tuổi thọ của HDD có thể nói là mãi mãi, và vì vậy nên các dữ liệu được lưu trữ trên chúng cũng bền bỉ theo thời gian.
Một chuyên gia đến từ hãng sản xuất ổ cứng tên tuổi Seagate là Alvin Cox đã cảnh báo rằng cứ mỗi lần nhiệt độ của nơi lưu giữ SSD tăng 5oC thì sẽ giảm phân nửa thời gian sống sót của dữ liệu lưu trữ trên các ổ cứng SSD. Hay nói cụ thể hơn là nếu một ổ cứng thể đặc được lưu giữ trong một căn phòng ấm áp với nhiệt độ là 25°C, thì dữ liệu lưu trên nó sẽ tồn tại trong khoảng hai năm. Nhưng vì lý do nào đó khiến nhiệt độ ấy tăng thêm 5oC lên 30°C, thì khoảng thời gian tồn tại của dữ liệu sẽ bị cắt giảm còn phân nửa.
Dù sao đi nữa, bạn cũng không cần quá hoảng hốt. Đúng là nhiệt độ sẽ quyết định tuổi thọ của dữ liệu, nhưng vẫn còn một yếu tố khác là loại ổ SSD nào đang được người dùng sử dụng. Hầu hết các ổ cứng thể đặc dân dụng, như thường được các nhà sản xuất trang bị cho các mẫu máy tính để bàn cao cấp và một số mẫu notebook (bao gồm cả Apple MacBooks), sẽ không cần quá lo lắng. Bởi tất cả đều được thiết kế để có thể lưu trữ dữ liệu trong khoảng hai năm dưới điều kiện nhiệt độ thích hợp.
Các ổ cứng SSD dùng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp mới thật sự là đối tượng chịu nhiều nguy cơ thất thoát dữ liệu nhất.
Kết luận cuối cùng: dù là người dùng phổ thông hay thuộc nhóm người dùng doanh nghiệp, thì "nếu có nhu cầu lưu trữ dữ liệu dài lâu, thậm chí mãi mãi, người tiêu dùng thông thái sẽ tiến hành sao chép toàn bộ dữ liệu ấy lên một ổ cứng cơ khí HDD truyền thống và cất ở nơi an toàn" như lời khuyên của chuyên gia Don Allison đến từ công ty KoreLogic.
Nguồn zdnet.com
http://www.hdvietnam.com/diendan/59-htpc-hardware-phan-cung-pc/1012899-du-lieu-trong-o-ssd-co.html
Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015
THỦ THUẬT GIÚP ONEDRIVE BỚT “NGỐN” LƯU LƯỢNG BĂNG THÔNG INTERNET
Bài viết gợi ý bạn đọc cách làm thế nào để giải quyết tình trạng “ngốn” lưu lượng băng thông Internet của OneDrive trên Windows
Có một sự
thật là khi bạn tải một tập tin lớn lên OneDrive, bạn sẽ thấy lưu lượng
băng thông Traffic của máy tính sẽ bị “ngốn” một cách đột ngột.
Cụ thể nếu bạn sử dụng đường truyền 1Mbps thì OneDrive đã “ngốn” tận…952Kbps! Và khi đó, việc duyệt web hay làm các công việc trực tuyến của bạn sẽ bị đình trệ một cách tồi tệ.
Không như Dropbox, OneDrive không được trang bị tính năng QoS để tính toán khả năng tiêu thụ băng thông một cách thông minh. Tuy vậy, bạn vẫn có thể thiết lập khả năng giảm thiểu việc chiếm dụng băng thông Internet của OneDrive bằng một số cách làm sau đây.
Thiết lập tính năng tương tự QoS cho OneDrive bằng Group Policy
Nhấn tỗ hợp phím WIN+R và nhập vào lệnh “gpedit.msc”, sau đó nhấn ENTER để gọi hộp thoại Local Group Policy Editor.
Trong Local Group Policy Editor, bạn hãy tìm đến User Configuration → Windows Settings và nhấn phải chuột vào Policy-based QoS và chọn lệnh Create new policy.
Hộp thoại tạo mới Policy-based QoS xuất hiện. Bạn hãy tiến hành nhập
tên “OneDrive” vào dòng Policy Name, sau đó đánh dấu vào tùy chọn
Specify Outbound Throttle Rate và nhập vào giá trị giới hạn Upload cho
OneDrive.
Ở đây tùy vào đường truyền mình sử dụng mà bạn nhập vào giá trị tốc độ Upload theo ý muốn. Sau khi xong, hãy nhấn Next.
Tại các cửa sổ kế tiếp, bạn cứ để mặc định.
Khi đã hoàn thành việc tạo mới, OneDrive sẽ xuất hiện trong nhóm
Policy-based QoS. Khi cần chỉnh sửa thêm, bạn hãy nhấn phải chuột vào nó
và chọn Edit…
Có thể sẽ mất vài phút để Windows cập nhật chính sách mới mà bạn vừa tạo. Nếu muốn nhanh hơn, hãy khởi động lại Windows.
Sử dụng NetBlanncer
Như đã giới thiệu trước đó, NetBalancer là phần mềm miễn phí giúp điều khiển và thiết lập tốc độ tải lên và tải về của các ứng dụng trên Windows. Do đó người dùng có thể dễ dàng tạo ra các thiết lập ưu tiên cho các ứng dụng và theo dõi được lưu lượng sử dụng Internet của chúng.
Để thiết lập tốc độ tải lên cho OneDrive, bạn hãy nhấn phải chuột vào OneDrive (trong bài viết là SkyDrive) và chọn Upload Priority > Limit…
Hộp thoại Edit Priority xuất hiện, bạn hãy nhập giá trị giới hạn vào mục Upload Priority và nhấn OK để lưu lại.
Thay đổi có hiệu lực ngay lập tức. Bạn có thể xem lại biểu đồ trong NetBalancer để kiểm tra lại kết quả.
Như vậy theo bài viết này chúng ta sẽ có 2 cách cụ thể để OneDrive
bớt “ngốn” lưu lượng băng thông Internet trong việc Upload dữ liệu.
Bạn nên thử qua Group Policy trước, nếu không được thì hãy sử dụng NetBalancer để giải quyết vấn đề. Hi vọng Microsoft sẽ tích hợp tính năng QoS vào OneDrive như Dropbox để làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Cụ thể nếu bạn sử dụng đường truyền 1Mbps thì OneDrive đã “ngốn” tận…952Kbps! Và khi đó, việc duyệt web hay làm các công việc trực tuyến của bạn sẽ bị đình trệ một cách tồi tệ.
Không như Dropbox, OneDrive không được trang bị tính năng QoS để tính toán khả năng tiêu thụ băng thông một cách thông minh. Tuy vậy, bạn vẫn có thể thiết lập khả năng giảm thiểu việc chiếm dụng băng thông Internet của OneDrive bằng một số cách làm sau đây.
Thiết lập tính năng tương tự QoS cho OneDrive bằng Group Policy
Nhấn tỗ hợp phím WIN+R và nhập vào lệnh “gpedit.msc”, sau đó nhấn ENTER để gọi hộp thoại Local Group Policy Editor.
Trong Local Group Policy Editor, bạn hãy tìm đến User Configuration → Windows Settings và nhấn phải chuột vào Policy-based QoS và chọn lệnh Create new policy.
Ở đây tùy vào đường truyền mình sử dụng mà bạn nhập vào giá trị tốc độ Upload theo ý muốn. Sau khi xong, hãy nhấn Next.
Sử dụng NetBlanncer
Như đã giới thiệu trước đó, NetBalancer là phần mềm miễn phí giúp điều khiển và thiết lập tốc độ tải lên và tải về của các ứng dụng trên Windows. Do đó người dùng có thể dễ dàng tạo ra các thiết lập ưu tiên cho các ứng dụng và theo dõi được lưu lượng sử dụng Internet của chúng.
Để thiết lập tốc độ tải lên cho OneDrive, bạn hãy nhấn phải chuột vào OneDrive (trong bài viết là SkyDrive) và chọn Upload Priority > Limit…
Bạn nên thử qua Group Policy trước, nếu không được thì hãy sử dụng NetBalancer để giải quyết vấn đề. Hi vọng Microsoft sẽ tích hợp tính năng QoS vào OneDrive như Dropbox để làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Theo Genk
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)