Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ HIỆU QUẢ CỦA STAMINA MODE?

Với tuỳ chọn quản lý PIN mới của Sony mang tên Battery STAMINA Mode, người dùng có thể kéo dài thời gian chờ của chiếc di động Xperia lên tới gấp 4 lần so với bình thường. Khi mở chế độ STAMINA Mode, những hoạt đồng chạy nền của phần lớn các ứng dụng sẽ được tắt đi khi màn hình điện thoại tắt. Dưới đây là những thông tin cụ thể về cách hoạt động của chế độ tiết kiệm PIN hữu ích này!


slide.
Hình 1: Chế độ tiết kiệm PIN STAMINA Mode trên Xperia Tablet Z

Tuổi thọ PIN đóng một vài trò rất quan trọng đối với nhiều người dùng, và đây là một trong những thứ mà Sony cần phải nghiên cứu thật nhiều để cải thiện đối với những chiếc di động của mình. Họ đã nhận ra rất nhiều lượng điện năng tiêu thụ trên 1 chiếc smartphone hoặc máy tính bảng đã phải đổ dồn vào các hoạt động chạy nền của ứng dụng và games khi thiết bị không được sử dụng. Và bây giờ, với chế độ tiết kiệm PIN STAMINA Mode, các ứng dụng này sẽ không được phép đồng bộ và kiểm tra trạng thái khi màn hình tiết bị đã được tắt.

Chế độ STAMINA Mode được xây dựng dựa trên công nghệ tương tự với Chế độ chờ mở rộng (Extended Standby Mode) đã có mặt trên một vài Xperia smartphones của năm ngoái. Sau 1 phút kể từ khi màn hình được tắt, đường truyền dữ liệu di động (data traffic) sẽ tự động ngắt và các ứng dụng chạy nền sẽ không thể tự động kích hoạt chiếc di động từ trạng thái chờ. Khi bạn mở màn hình lên lại, các ứng dụng này sẽ hoạt động trở lại bình thường. Và bởi vì địa chỉ IP của chiếc di động vẫn được giữ nguyên, các bạn vẫn có thể truy cập vào mạng ngay lập tức và có thể tiếp tục kiểm tra trạng thái, cũng như hiển thị thông báo trạng thái như bình thường.

Khi chế độ tiết kiệm PIN STAMINA Mode được kích hoạt, bạn sẽ vẫn nhận được cuộc gọi, tin nhắn SMS và MMS bình thường. Các ứng dụng Lịch (Calendar)Báo thức (Alarm) cũng sẽ hoạt động bình thường. Trong khi đó, đèn LED sẽ chỉ nháy sáng khi thiết bị sắp hết PIN mà thôi.

Mặc định thì chế độ STAMINA Mode này sẽ ở trạng thái tắt, và các bạn có thể dễ dàng kích hoạt nó bằng cách vào thiết lập Quản lý PIN (Power Management).

02.
Hình 2: Giao diện thiết lập quản lý PIN trên Xperia smartphone

Khi chế độ STAMINA Mode đang chạy, bạn sẽ có được những gợi ý giúp bạn tiết kiệm thêm nhiều dung lượng PIN hơn, đồng thời kéo dài được thời gian hoạt động của thiết bị. Ví dụ, nếu bạn không bật chế độ STAMINA Mode và tắt màn hình trong vòng 6 tiếng hoặc hơn, bạn sẽ nhận được một gợi ý ở thanh thông báo khuyên bạn nên bật chế độ STAMINA Mode. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được thông báo về các ứng dụng nào đang tiêu hao nhiều điện năng nhất.


Tuỳ chỉnh chế độ STAMINA Mode – Whitelist những ứng dụng quan trọng

Một tính năng cực kỳ hữu ích khác của STAMINA Mode là trên thực tế bạn có thể thiết lập để những ứng dụng quan trọng vẫn hoạt động chạy nền ngay cả khi đang mở STAMINA Mode (hay còn gọi là whitelist các ứng dụng này).

Việc này sẽ rất có ích nếu như bạn vẫn muốn nhận những tin nhắn trên ứng dụng chat hay muốn máy vẫn tiếp tục cập nhật các trạng thái trên trang mạng xã hội của bạn. Chẳng hạn nếu bạn muốn ứng dụng chat Google Talk của bạn vẫn tiếp tục chạy và nhận tin nhắn chat từ bạn bè ngay cả khi mở STAMINA Mode, bạn chỉ cần thêm ứng dụng này vào danh sách “APPS ACTIVE IN STANDBY” (Hình 3, 4, 5).

Bên cạnh đó bạn còn có thể đặt định mức cho PIN. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thiết lập để ứng dụng STAMINA Mode tự động kích hoạt khi dung lượng PIN tụt xuống một mức độ nào đó mà bạn đã định sẵn từ trước.

03. Hình 3, 4, 5: Tuỳ chỉnh thiết lập cho chế độ tiết kiệm PIN STAMINA Mode

Hiện tại chế độ tiết kiệm PIN STAMINA Mode đang được tích hợp trên các Xperia smartphone ra từ đầu năm 2013 này, bao gồm: Xperia Z, Xperia ZL, Xperia Tablet Z, Xperia SP và Xperia L.


---


ĐÁNH GIÁ CỦA SECAFE SAU KHI TRẢI NGHIỆM CHẾ ĐỘ STAMINA MODE TRÊN XPERIA Z (C660X)

Qua trải nghiệm thực tế chế độ STAMINA Mode trên Xperia Z phiên bản quốc tế, theo đánh giá cá nhân của SECafe, chế độ này tỏ ra hoạt động rất tốt ngay cả khi bạn bật thường xuyên. Điểm ấn tượng là khi sử dụng chế độ này, mình gần như không cần quan tâm nhiều đến việc bật/tắt Wifi hay kết nối mạng dữ liệu. Việc hỗ trợ tùy chỉnh những ứng dụng được phép chạy nền giúp mẫu điện thoại có thể đảm bảo được việc những ứng dụng thường xuyên sử dụng như mạng xã hội, email vẫn hoạt động bình thường, bên cạnh đó những ứng dụng khác đều được tắt triệt để khi chế độ STAMINA Mode được kích hoạt. Chính điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc giảm thiểu thất thoát năng lượng pin đối với những ứng dụng chạy nền.

06.
Hình 6: Chế độ Sleep và Hibernate dường như được kết hợp trong chế độ STAMINA Mode trên Xperia Z

Về một mặt nào đó, mình cảm nhận chế độ STAMINA Mode gần như là sự kết hợp giữa 2 chế độ SleepHibernate mà các bạn vẫn thường biết đến trên laptop. Khi bạn tắt màn hình điện thoại, các ứng dụng gần như được tắt triệt để (trừ những ứng dụng được cho phép chạy nền), nhưng khi bạn mở màn hình điện thoại, ngay lập tức mọi thứ đều trở lại hoạt động bình thường như lúc bạn chưa tắt màn hình.

Ví dụ như: Khi mình mở wifi, mở Trình duyệt web đọc bài trên SECafe.vn :p sau đó mình bấm phím Home để thoát nhanh ứng dụng (lúc này ứng dụng sẽ vẫn chạy nền và đang truy cập vào SECafe.vn. Tiếp tục mở trò chơi Bejeweled 2 lên… đang chơi nửa chừng, mình bấm phím Home để ra màn hình chính, sau đó chuyển sang trình ứng dụng đọc văn bản là Kingsoft Office để đọc tài liệu. Một chút sau mình lại bấm phím Home để thoát nhanh ra ngoài, chuyển sang mở ứng dụng File Manager và truy cập vào một số thư mục để tìm file mình cần…. Sau đó chút công chuyện, mình bấm tắt màn hình và đi ra ngoài khoảng 1 tiếng. Theo như cơ chế hoạt động của chế độ STAMINA Mode thì các bạn có thể hiểul à lúc này các ứng dụng mình đã sử dụng sẽ được tắt hoàn toàn nhé.

07.
Hình 7: Giao diện các ứng dụng chạy nền và các ứng dụng được khởi chạy gần nhất (Recent Apps) trên Xperia Z
Khi mình cầm điện thoại trở lại, mình vẫn đang ở chương trình quản lý File Manager tại đúng folder mà trước đó mình duyệt file, mình bấm nút Recent Apps và thử truy cập vào 3 ứng dụng trước đó (mà mình đã thoát ra bằng phím home), tất cả đều được khởi động vào đúng trạng thái cũmà mình đã sử dụng gần như tức thì…

Vâng! Thực tế mọi smartphone trên thị trường hiện nay đều có thể hoạt động đa nhiệm như vậy, nhưng không có chế độ STAMINA Mode và cách quản lý ứng dụng và quản lý pin một cách thông minh, những smartphone đó với hoạt động tương tự sẽ không thể đạt được thời lượng pin sử dụng ấn tượng như trên Xperia Z.

Bạn nghĩ sao khi một chiếc smartphone với cấu hình cao cấp như Xperia Z lại mang trong mình sự kết hợp từ những chế độ hoạt động hữu ích như trên laptop? Chế độ STAMINA Mode là điều phản ánh rõ ràng nhất về vấn đề này.

Hiện tại về hoạt động, chế độ STAMINA Mode thật sự mang lại thời lượng pin sử dụng rất tốt như Sony quảng cáo.

09.
Hình 9: STAMINA Mode mang lại thời lượng pin ấn tượng cho Xperia Z

Một điểm thú vị là khi chế độ STAMINA Mode đã được kích hoạt, tại thời điểm bạn bắt đầu sạc điện thoại, chế độ này sẽ tự động được tắt (nhằm duy trì tối đa các hoạt động chạy nền vì lúc này điện thoại đang được cung cấp điện mà) và khi bạn rút sạc, chế độ STAMINA Mode sẽ tự động được kích hoạt.


---


Nếu như bạn có bất kỳ ý kiến đánh giá gì về chế độ tiết kiệm PIN STAMINA Mode này, hãy đưa ra bình luận bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!

Bài viết được thực hiện bởi boy_ice1987 và fox@SECafe.vn​ 

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

MICROSOFT MATHEMATICS - PHẦN MỀM MIỄN PHÍ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC TOÁN CỰC HAY

Bạn là giáo viên đang muốn có một cách sinh động hơn để dạy toán? Bạn là phụ huynh muốn giúp cho việc học toán của con em mình được thuận tiện hơn? Hay bạn là học sinh đang cần một công cụ hỗ trợ cho việc học toán của mình? Phần mềm miễn phí sau sẽ là sự lựa chọn không nên bỏ qua.

Bạn là giáo viên, muốn bài giảng mình thêm sinh động, hoặc là phụ huynh muốn tìm cách giải bài toán cho con em mình sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất, hay đơn giản là học sinh, sinh viên đang muốn nâng cao kỹ năng giải toán, tìm kiếm thêm những cách giải hay… thì Microsoft Mathematics là công cụ đắc lực.
Microsoft Mathematics là phần mềm miễn phí do Microsoft phát triển, cung cấp cách thức và hướng dẫn để giải bài toán chi tiết theo từng bước, vẽ biểu đổ, chuyển đổi đơn vị… Với phần mềm này, người dùng có thể khám phá ra thêm nhiều cách giải mới mà có thể mình chưa biết.
Một nhược điểm của phần mềm đó là giải các bài toán theo cách trực tiếp, thay vì sử dụng các phương pháp như các giáo viên vẫn thường dạy, do vậy người dùng chỉ có thể sử dụng phần mềm như một công cụ để kiểm tra và so sánh đáp án, chứ không nên sử dụng như một công cụ để giải giúp bài tập cho mình.
Download phần mềm miễn phí tại đây (bao gồm phiên bản dành cho Windows 32-bit và 64-bit). Phần mềm yêu cầu cài đặt .NET Framework trước khi sử dụng, download miễn phí tại đây.
Sau khi cài đặt, phần mềm sẽ không tạo shortcut trên màn hình desktop mà người dùng cần phải kích hoạt phần mềm từ Menu Start. Giao diện chính của phần mềm, với menu bên trái giống với một chiếc máy tính, với các chữ số và các công thức phép toán.


Sử dụng phần mềm để giải toán
Để yêu cầu phần mềm thực hiện 1 phép tính nào đó, chẳng hạn giải phương trình, bạn chỉ việc điền đoạn phương trình vào khung ở bên dưới. Sử dụng các công thức tính từ menu bên trái để chèn đúng phép tính mình mong muốn.
Sau đó nhấn Enter (hoặc bấm vào nút Enter trên giao diện phần mềm). Kết quả của bài toán, và cách thức giải chi tiết của bài toán sẽ được phần mềm hiển thị.
Ví dụ, cần giải phương trình bậc 2 như hình minh họa dưới đây, kết quả chính là các “solution” được phần mềm liệt kê ở trên.


Để xem chi tiết cách giải, bạn nhấn vào biểu tượng dấu + tại mục “solution steps” để phần mềm hiển thị cách giải chi tiết theo từng bước. Nếu phần mềm liệt kê nhiều “solution” (giải pháp), nghĩa là bài toán có nhiều cách giải khác nhau. Dựa vào đây, bạn có thể biết thêm được nhiều phương pháp giải toán mới.


Trong trường hợp cần giải phương trình nhiều ẩn (1, 2 hoặc 3… ẩn), nhấn vào biểu tượng “Equation Solver” trên menu của phần mềm.


Từ hộp thoại hiện ra, chọn dạng phương trình (1, 2 hay tối đa là 6 ẩn). Với dạng phương trình nhiều ẩn, bạn điền mỗi phương trình từ câu hỏi vào từng khung, cuối cùng nhấn nút Solve để xem cách giải và kết quả.
Ví dụ, với phương trình 3 ẩn, bạn chọn “Solve a system of 3 Equations” rồi khai báo từng phương trình vào từng khung riêng biệt ở bên dưới.


Sau khi nhập xong các phương trình, nhấn nút “Solve”. Kết quả cũng sẽ được liệt kê tương tự như ở trên.
Giải bài toán hình học
Không chỉ giúp giải các bài toán về đại số, phần mềm còn giúp người dùng giải các bài toán về hình học. Để sử dụng chức năng này, bạn chọn “Triangle Solver” từ menu của phần mềm. Tại hộp thoại hiện ra sau đó, bạn cung cấp các thông tin như độ dài các cạnh hoặc số do của các góc... phần mềm sẽ tính toán các thông số tương ứng của hình tam giác theo thông số được người dùng khai báo.


Cung cấp các công thức phổ biến của các môn khoa học
Với chức năng “Formula and Equarations” từ menu của phần mềm sẽ giúp nhắc nhở cho người dùng nhớ về những công thức của đại số, vật lý, hóa học… dựa vào đây, người dùng có thể thay giá trị để tìm ra kết quả nhanh chóng, hoặc có thể nhớ và sử dụng những công thức này mà không phải mất công tra cứu tài liệu.
Chẳng hạn công thức để công thức Pythagore trong hình học, cách tính số Mol trong hóa học hay cách tính tốc độ trong vật lý... Tuy nhiên các công thức này đều được cung cấp bằng tiếng Anh nên sẽ gây ít nhiều khó khăn cho người không quá rành về tiếng Anh.


Quy đổi giữa các đơn vị đo
Một tính năng hữu ích khác của Microsoft Mathematics đó là chuyển đổi đơn vị đo. Đây là lý do thường gặp khiến người giải toán (nhất là vật lý) thường xuyên mắc sai lầm, khiến kết quả cuối cùng bị sai.
Để sử dụng chức năng này, chọn “Unit Converter” từ menu của phần mềm. Từ hộp thoại hiện ra, chọn kiểu đơn vị cần chuyển đổi (đơn vị độ dài, năng lượng, khối lượng…), rồi chọn kiểu đơn vị nguồn và kiểu đơn vị đích cần chuyển đổi, điền giá trị cần chuyển đổi vào khung “Input”, nhấn nút “Calculate”, kết quả chuyển đổi sẽ hiển thị ở khung “Output”.

Chuyển đổi đơn vị đo từ inch sang cm
Chuyển đổi đơn vị đo từ inch sang cm

Vẽ đồ thị
Tính năng có thể xem là “đắt giá” nhất của Microsoft Mathematics chính là vẽ đồ thị phương trình và các bất phương trình… dưới dạng 2D và 3D (không gian 2 chiều và 3 chiều).
Để sử dụng tính năng này, chọn tab “Graphing” trên giao diện bên phải của phần mềm. Tại đây, phần mềm chia ra thành các dạng đồ thị (để người dùng điền tham số), bao gồm phương trình, bất đẳng thức…
Để dễ hiểu hơn về cách sử dụng (trong trường hợp không hiểu rõ tiếng Anh), khi nhấn vào khung để điền tham số, một ví dụ minh họa của biểu thức sẽ được liệt kê ở hộp thoại hiện ra. Dựa vào ví dụ này, bạn có thể khai báo tham số sao cho phù hợp.


Sau khi nhập tham số, biểu thức… nhấn vào nút Graph, phần mềm lập tức sẽ vẽ đồ thị tương ứng với tham số mà người dùng đã nhập.


Đặc biệt, khi nhấn “Play” tại mục “Graph Control”, phần mềm sẽ chạy biểu diễn các giá trị có trên đồ thị. Điều này sẽ giúp cho giáo viên có được minh họa trực quan và rất sinh động.


Đặc biệt, bạn có thể chọn để phần mềm có thể vẽ đồ thị dưới dạng không gian 3 chiều (hệ tọa độ 3 chiều Descart). Để làm điều này, khi điền tham số cho đồ thị, bạn chọn 3D (thay vì 2D như mặc định). Sau khi nhấn nút vẽ (Graph), kết quả sẽ được như hình dưới đây. Bạn có thể sử dụng chuột để xoay chuyển góc nhìn, để có được hình ảnh minh họa thích hợp nhất cho bài giảng.


Nếu muốn lưu lại đồ thị đã vẽ được, nhấn chọn “Save Graph as Picture” để lưu lại dưới dạng hình ảnh, hoặc nếu muốn vẽ 1 đồ thị mới, nhấn nút “Reset Graphic Tab” từ menu của phần mềm.
Sau khi giải 1 bài toán hay vẽ 1 đồ thị, kết quả của bài toán sẽ được lưu lại tại tab Worksheet, để người dùng có thể xem lại những bài giải mình đã tiến hành. Nếu muốn xóa đi những bài này, nhấn vào biểu tượng thùng rác phía trên đầu mỗi bài.
Trên đây là những tính năng chính của Microsoft Mathematics, bạn có thể dần khám phá nhiều hơn các tính năng hữu ích của phần mềm này trong quá trình sử dụng.
Có thể nói, phần mềm là một công cụ hữu ích cho những ai yêu thích toán học. Hy vọng với phần mềm này, giáo viên dạy toán sẽ có thêm nhiều bài giải sinh động, cũng như học sinh sẽ yêu thích và học tốt hơn môn khoa học phổ thông này.
Phạm Thế Quang Huy