Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Các phương pháp sử dụng phần mềm của Linux trên Windows

Một số người dùng Linux thường có xu hướng thích sử dụng và chạy các phần mềm Windows trên Linux, và người dùng Windows thì cũng có xu hướng tương tự.
Các phương pháp sử dụng phần mềm của Linux trên Windows
Có rất nhiều các phương pháp để bạn lựa chọn cho việc chạy phần mềm Linux trên Windows. Khá là dễ dàng hơn việc chạy phần mềm Windows trên Linux
Bài viết này sẽ gợi ý 1 số phương pháp giúp chạy phần mề Linux trên Windows.
Sử dụng máy ảo
Việc sử dụng máy ảo thường rất phổ biến, và hầu như được sử dụng khá nhiều. Bạn có thể sử dụng các phần mềm tạo máy ảo như VirtualBox hoặc VMware Player để cài đặt và chạy các phiên bản Ubuntu, bản phân phối của Linux trên 1 cửa sổ Windows và sử dụng nó.
Các phương pháp sử dụng phần mềm của Linux trên Windows
Với phương pháp này, người dùng có thể sử dụng một cách tối đa các phần mềm Linux mà không sợ xảy ra các xung đột với Windows. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải tải về bản ISO của Linux và tiến hành cài đặt nó rồi mới sử dụng được.
Sử dụng Cygwin
Cygwin là một bộ sưu tập các công cụ giúp giả lập môi trường Linux trên Windows, giúp người sử dụng Windows có thể làm việc y như trên Linux mà không cần phải cài đặt hệ điều hành này vào máy tính.
Các phương pháp sử dụng phần mềm của Linux trên Windows
Với Cygwin, bạn có thể soạn thảo và biên dịch các đoạn mã C++ trên hệ điều hành Linux, biên dịch và cài đặt các gói phần mềm trên hệ điều hành Linux, làm quen với hệ điều hành Linux bằng cách thực hành các lệnh cơ bản của hệ điều hành này trong khi vẫn tiếp tục làm việc với Windows…
Có thể xem đây là một giải pháp lý tưởng để sử dụng các tiện ích quan trọng mà người dùng Linux cần để làm việc trên Windows. Tuy nhiên, đây không phải là 1 phương pháp tốt để có thể sử dụng hoàn hảo phần mềm Linux trên Windows.
Cài đặt Ubuntu trên Windows thông qua Wubi
Phương pháp này giúp người dùng cài đặt nhanh hệ điều hành Ubuntu ngay trên Windows như một phần mềm bình thường. Tuy nhiên, sau khi khởi động lại, bạn có thể sử dụng song song giữa 2 hệ điều hành, Windows và Ubuntu.
Các phương pháp sử dụng phần mềm của Linux trên Windows
Phương pháp này mang lại hiệu suất làm việc đôi khi không tốt lắm so với việc cài đặt trên máy ảo và cài đặt bình thường hệ điều hành Linux. Nhưng nếu đang muốn dùng thử Ubuntu thì cách này khá ổn.
Sử dụng các phần mềm đã được biên soạn lại cho Windows
Một số các phần mềm Linux ngày nay đã được biên soạn lại và có thể hoạt động trên Windows. Ví dụ như phần mềm Emacs, đây có thể xem là phần mềm tiêu biểu cho việc biên soạn lại và có thể hoạt động trên Windows.
Các phương pháp sử dụng phần mềm của Linux trên Windows
Có 1 cách đơn giản cho việc tìm kiếm các phần mềm Linux được biên soạn dành cho Windows, là bạn hãy tìm trên Google với từ khóa tên phần mềm và kèm theo sau là từ ‘Windows’. Nếu may mắn, chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy thứ mình cần.
Chúc bạn thành công.
http://genk.vn/thu-thuat/cac-phuong-phap-su-dung-phan-mem-cua-linux-tren-windows-20130823140328036.chn

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

WINDOWS 8 BỊ CẤM TRÊN TRANG WEB ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MÁY TÍNH

Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lí thời gian của Windows 8.

 
 
Hôm thứ tư vừa rồi, Microsoft đã bị giáng một cái tát khá bất ngỡ khi HWBot – một trong những cộng đồng lớn nhất trong giới benchmark (đánh giá hiệu năng máy tính) và OC ra quyết định cấm sử dụng mọi kết quả benchmark được thực hiện trên hệ điều hành mới nhất của hãng này. Tất cả các kết quả đã được lưu trên các bảng so sánh và cơ sở dữ liệu đã bị thẳng tay loại bỏ, đồng thời từ nay mọi kết quả benchmark trên Windows 8 sẽ không được chấp nhận.
HWBot là trang web của cộng đồng benchmark với hệ thống cơ sở dữ liệu của là cực kì đồ sộ, chứa đựng các kết quả benchmark từ rất nhiều bộ công cụ khác nhau từ 3DMark, PCMark đến SuperPi. Các thành viên của cộng đồng sẽ gửi lên kết quả của máy mình, và sau khi được các thành viên ban quản trị kiểm tra qua, các kết quả này sẽ có thể được dùng để xếp hạng dàn máy của thành viên đó cũng như tích lũy điểm. Trên các trang dạng này, những người đứng đầu bảng xếp hạng thường luôn là những tay overclocker (ép xung) cứng cựa nhất. Andre Yang, một trong những overclocker hàng đầu thế giới, hiện giữ kỉ lục cho mức xung CPU cao nhất: 8709 MHz trên CPU AMD-8150 và điểm 3D Mark 11 cao nhất: 37263 – kết quả của combo 4 VGA Nvidia GTX Titan.
Theo như giải thích của trên trang blog của những thành viên điều hành, nguyên nhân là “do các sai sót nghiêm trọng trong hệ thống RTC – real time clock (đống hồ thời gian thực) của hệ điều hành này”. Tất cả các công cụ benchmark đều hoạt động dựa trên thông tin từ RTC, vì vậy điều này là không thể chấp nhận được.
 
Window 8 bị cấm trên trang web đánh giá hiệu năng máy tính
 
Tính năng RTC trên máy tính giúp theo dõi tình trạng thời gian ngay cả khi máy đã được tắt. Thường thì đây sẽ là một module đặt trên mainboard, lặng lẽ đếm thời gian trong mọi tình huống và không phụ thuộc vào PSU. Trong nhiều model mainboard hiện đại, RTC thường được tích hợp trong chip cầu nam (southbridge). Vì thường hoạt động bằng một nguồn điện tích hợp sẵn (pin) mà không phụ thuộc vào PSU nên RTC sẽ vẫn hoạt động khi người dùng tắt máy, tháo lắp máy để di chuyển hay có sự cố về điện.
Do là thành phần tích hợp trên phần cứng, thông tin từ RTC rất hữu dụng trong việc đánh giá hiệu năng xử lí theo thời gian của PC. Không như các thành phần mềm vốn rất dễ bị tác động gây thay đổi hay giả mạo, RTC được thiết kế để luôn luôn theo kịp thời gian thực. Cứ mỗi một giây trôi đi trên chiếc đồng hồ thạch anh mà ta thường sử dụng sẽ tương ứng với một giây trong RTC, và các thủ thuật phần mềm không thể nào thay đổi được điều này. Hầu như mọi công cụ bencharmk đều sử dụng RTC để đo lường một các chính xác thời gian bắt đầu và kết thúc một bài test. RTC đã và vẫn luôn là cơ sở để các công cụ này vận hành.
Window 8 chính thức bị cấm cửa khỏi một trong các chuyên trang về benchmark và ép xung hàng đầu
 
Tuy vậy các công cụ phần mềm để giao tiếp được với phần cứng vẫn phải thông qua hệ điều hành, và có vẻ như Windows 8 đã không làm tốt việc của mình. Theo như HWBot, Microsoft đã thực hiện đôi chút thay đổi trên cơ chế theo dõi thời gian của Windows 8 để hệ điều hành này vận hành ổn định trên các hệ thống nhúng và các thiết bị giá rẻ không có RTC phần cứng tích hợp. Bài viết trên blog của HWBot không đi sâu vào chi tiết việc họ làm thế nào để xác định được điều này – và xét cho cùng thì các kiến thức chuyên sâu tới phần kernel của OS này không phải là thứ tay mơ nào cũng có thể hiểu được. Nhưng bằng chứng được đưa ra thì ai cũng có thể cảm nhận được.
Về cơ bản, nếu người dùng sử dụng phần mềm phụ trợ để thay đổi base clock của CPU (tức khi đã boot vào HĐH, không phải trước đó), ảnh hưởng của thao tác này lên khả năng theo dõi thời gian của Windows 8 là cực nghiêm trọng. Theo như trong video, chỉ cần thay đổi base clock của một hệ thống sử dụng chip Haswell từ 130MHz xuống 122MHz (giảm 6%), thời gian trên Windows 8 đã bị chậm đi tới 18 giây trên mỗi khoảng 5 phút. Không chỉ riêng thao tác hạ xung, thao tác ép xung cũng gây ra hậu quả tương tự, nhưng khiến thời gian nhanh hơn.
 
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả benchmark. Bởi các công cụ benchmark hoàn toàn tin tưởng vào sự chính xác của RTC, các bài test sẽ được thực hiện trên một khoảng thời gian lệch đi khá nhiều so với chuẩn ban đầu. Nếu người dùng thực hiện một bài test dài 5 phút trên một hệ thống đã được hạ xung 6% như ví dụ ở trên, thời gian mà hệ thống đó thực hiện tính toán sẽ nghiễm nhiên dài thêm 18 giây (cũng là 6%). Sau đó nếu người dùng thay đổi hệ số nhân của CPU để bù lại cho 6% xung đã được giảm – nghiễm nhiên điểm benchmark sẽ cao hơn khoảng 6% bởi hệ thống có thêm 18 giây để thực hiện tính toán. Hạ xung xuống 20% và điều chỉnh hệ số nhân vừa đủ bù lại và ta có thêm 20% điểm benchmark. Không cần nói cũng biết, chênh lệch điểm số ở mức này là vấn đề nghiêm trọng như thế nào với hệ thống rank của các trang như HWBot.
Tính toán ảnh hưởng của độ lệch thời gian gây ra bởi Window 8
Tính toán ảnh hưởng của độ lệch thời gian gây ra bởi Windows 8 trên các công cụ benchmark khác nhau.
Tóm lại, HWBot chỉ đơn giản công bố rằng họ “Không thể kiểm tra tính xác thực của các kết quả test hiệu năng hệ thống trên Windows 8”, vì vậy mọi kết quả trên Windows 8 từ người dùng sẽ không còn được chấp nhận. Hơn thế nữa, theo như thông tin trên blog thì mọi kết quả thực hiện trên Windows 8 được đưa lên trước đây sẽ tạm thời bị loại bỏ, ít nhất là cho đến khi các thành viên trong ban quản trị quyết định được nước đi đúng đắng nhất. Họ cũng cho biết không hẳn rằng phần lớn người dùng sẽ hăm hở tận dụng lỗi này trên Windows 8, tuy vậy để đảm bảo công bằng thì cẩn thận vẫn hơn.
Theo như các cập nhật mới nhất, phiên bản Windows 8.1 mới nhất cũng gặp tình trạng tương tự do về cơ bản Microsoft không thực hiện thay đổi gì với cơ chế theo dõi thời gian trong lần nâng cấp này. Sau một vài thử nghiệm trên các combo CPU và mainboard khác nhau, các thành viên HWBot cũng cho biết thêm rằng các từ thời socket LGA775 trở về trước, cũng như các dàn máy sử dụng bộ xử lí của AMD hầu như không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.
Các kiến trúc CPU bị ảnh hưởng
Các kiến trúc CPU bị ảnh hưởng.
Về phía Microsoft, tình huống có thể sẽ được khắc phục bằng một bản patch trong thời gian tới. Tuy rằng có thể chúng ta sẽ phải chờ khá lâu bởi không như Windows 7, Windows 8 hiện nay là một hệ điều hành được thiết kế chạy trên lượng nền tảng phần cứng lớn hơn hẳn. Với thực tế là hầu như mọi công cụ benchmark đều phụ thuộc rất nhiều vào thông tin chính xác từ RTC, và việc có cả một hệ điều hành bị “cấm cửa” khỏi một trong những chuyên trang lớn nhất về benchmark hoàn toàn không phải là chuyện nhỏ; chúng ta hãy cùng ngóng chờ các phản hồi chính thức từ Microsoft.

http://genk.vn/pc-do-choi-so/window-8-bi-cam-tren-trang-web-danh-gia-hieu-nang-may-tinh-20130822224328434.chn

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

NHỮNG CÔNG VIỆC KHOA HỌC KHIẾN MỌI NGƯỜI "CHẠY MẤT DÉP"

Vắt nọc độc của rắn, săn bão, "chăm sóc" cá sấu... là những công việc vô cùng nguy hiểm trong giới khoa học.

Các nhà khoa học là những người thường xuyên tiến hành nghiên cứu mới nhằm mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều tiện ích tiên tiến hơn. Hầu hết các nhà khoa học thường tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng một số khác lại thực hiện ý tưởng của mình bằng hành động trong thực tế. Trong đó, có một số việc vô cùng độc đáo và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.

Cùng điểm lại một vài công việc nguy hiểm mà giới nguyên cứu vẫn đang thực hiện để đạt được ước mơ chinh phục khoa học dưới đây.

1. Vắt nọc rắn độc

Hàng năm, có hàng nghìn người trên thế giới tử vong do rắn và những loài có độc cắn mà không có biện pháp cứu chữa kịp thời. Điều này đòi hỏi các nhà khoa học phải có những biện pháp nhằm hạn chế và tạo ra cách có hiệu quả để cứu những nạn nhân bị cắn. 

Một trong những công việc đó là trực tiếp lấy nọc độc từ các loài có độc để chế tạo huyết thanh kháng nọc. Tuy nhiên đây là một công việc cực kỳ nguy hiểm.

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 1
Đã có nhiều nhà khoa học từng bị rắn cắn khi lấy nọc rắn.

Việc vắt nọc một con rắn hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Họ phải dùng tay mở miệng con rắn và cắm răng nọc của nó vào lọ có màng bọc để trích lấy nọc độc. Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có một tinh thần “thép”. Hầu hết những nhà khoa học thực hiện công việc này đều bị rắn cắn và có trường đã bị cắn trên 20 lần.

Mức lương cho công việc này vào khoảng 30.000 USD/năm (tương đương 624 triệu VND).

Để chứng kiến phương thức lấy nọc độc của rắn hổ mang chúa, mời bạn xem video dưới đây:


2. Săn bão

Việc đuổi theo những con bão hay lốc xoáy là công việc hết sức nguy hiểm nhưng điều đó rất bình thường đối với một số nhà khí tượng học. Những cơn bão thường di chuyển với một vận tốc rất nhanh và kèm theo đó là lốc xoáy hoặc tia sét gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 2
Nghề săn bão chứa đựng nhiều rủi ro.

Hàng năm, có hàng nghìn người trên thế giới chết do bão gây ra. Công việc của các nhà khí tượng học là đuổi theo những cơn bão và thu thập thông tin nhằm đưa ra dự đoán chính xác hơn về bão trong tương lai. 

Mức lương trung bình mà mỗi "tay" săn bão kiếm được là khoảng 60.000 USD/năm (tương đương 1,2 tỷ VND).

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 3

Mới đây, vào tháng 5/2013, Tim Samara - một người săn bão liều lĩnh cùng con trai của ông đã chết khi đuổi theo một cơn lốc xoáy ở El Reno, tiểu bang Oklahoma với mong muốn tìm hiểu đường đi của cơn lốc này.

Video cho thấy cận cảnh công việc săn bão phục vụ khoa học.

3. Phi hành gia vũ trụ

Phi hành gia cũng là một trong những nghề nguy hiểm được đề cập khi phải đối mặt với những điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất. Những phi hành gia trước khi thực hiện sứ mệnh thường trải qua quá trình tập luyện gian khổ tại các trung tâm vũ trụ. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong cũng rất cao do họ phải đối mặt với sự bắn phá của tia UV khi di chuyển ngoài vũ trụ.

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 4
Phi hành gia phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ngoài không gian.

Khi quay về Trái đất từ trạm vũ trụ, các phi hành gia vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị yếu xương và teo cơ do phải ở trong môi trường không trọng lực trong một thời gian dài.

Số tiền các nhà du hành vũ trụ Mỹ nhận được khá cao - khoảng 130.000 USD/năm (tương đương 2,7 tỷ VND) bất kể họ ở trong không gian hay là trên mặt đất.    

4. Nghiên cứu cá sấu

Việc nghiên cứu cá sấu chủ yếu được tiến hành ở Australia nhằm bảo vệ những con cá sấu khỏi việc bị nhiễm khuẩn. Những nhà nghiên cứu thường đi vào ban đêm và dùng đèn cao áp soi vào mắt cá sấu để phát hiện chúng. 

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 5
Cá sấu có thể để lại thương tích nặng nề cho những nhà nghiên cứu.

Sau đó, họ sẽ dùng dây thừng thắt cổ cá sấu để kéo lên bờ phục vụ cho việc nghiên cứu. Công việc này hết sức nguy hiểm vì nếu sơ suất, các nhà nghiên cứu sẽ phải nhận những thương tích nặng nề từ cú táp lực lưỡng của loài cá sấu dữ tợn.

60.000 USD (khoảng 1,2 tỷ VND) là số tiền mà mỗi nhà nghiên cứu về cá sấu được trả mỗi năm.

5. Quan sát núi lửa 

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 6
Những núi lửa đang hoạt động thật sự là một điều rất nguy hiểm đối với con người khi nhiệt độ của dung nham nóng chảy có thể lên đến 1.200 độ C. Tuy nhiên, điều đó không phải là một trở ngại to lớn đối với những nhà nghiên cứu núi lửa.

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 7
Các nhà khoa học này chuyên nghiên cứu về sự hình thành núi lửa và hoạt động phun trào trên bề mặt cũng như trong lòng đất. Để tiến hành công việc, họ thường xuyên có mặt ở những ngọn núi lửa, đặc biệt là ngọn núi đang hoạt động để thu thập thông tin. Việc nghiên cứu này có thể giúp nhà khoa học dự đoán chính xác hơn những đợt phun trào của núi lửa hay các đợt động đất nhằm cứu sống nhiều người.

Phải làm việc trong môi trường nóng hàng nghìn độ C và cái chết cận kề, nhưng những chuyên gia nghiên cứu về núi lửa chỉ nhận được khoảng 72.000 USD/năm (hơn 1,4 tỷ VND).

Để lấy được các thước phim khoa học thực tế, các nhà nghiên cứu và quay phim đã phải nguy hiểm tính mạng mình giữa khu vực núi lửa phun trào:


6. Nghiên cứu khoa học phóng xạ

Các chất phóng xạ hạt nhân luôn mang lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với những người tiếp cận. Để nghiên cứu chất phóng xạ, các nhà khoa học thường được trang bị dụng cụ bảo hộ một cách cẩn thận nhất. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa mang lại sự an toàn tuyệt đối cho những nhà khoa học.

Những công việc khoa học khiến mọi người "chạy mất dép" 8
Hàng năm vẫn có những nhà khoa học bị nhiễm xạ vì nhiều lý do khác nhau. Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, đường tiêu hóa hay hơi thở. Khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ có thể gây ra hàng loạt biến chứng như ung thư, giảm bạch cầu, hoại tử, đột biến, dị dạng. Nghiêm trọng hơn, những tác hại này rất khó khắc phục và có thể kéo dài qua những thế hệ sau.

Tuy vậy, số tiền mà mỗi nhà khoa học nhận được chỉ ở mức trung bình - 55.000 USD/năm (khoảng 1,15 tỷ VND). 

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Livescience, Wikipedia...

Bạn có thể xem thêm:


 
http://kenh14.vn/kham-pha/nhung-cong-viec-khoa-hoc-khien-moi-nguoi-chay-mat-dep-20130820031518208.chn 

Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng

Tiếp tục cải thiện thiết kế công thái học để giảm thiểu các tổn thương và tạo sự thoải mái cho các tác vụ văn phòng

 
 
Chuyện các nhà sản xuất tung ra các kết quả khảo sát ý kiến khách hàng cùng lúc với sản phẩm mới không phải là chuyện hiếm. Và hôm thứ ba vừa rồi, Microsoft đã sử dụng lại chiêu thức này để quảng bá cho 2 bộ thiết vị ngoại vi mới của mình: Scuplt Ergonomic Desktop và Sculpt Comfort Desktop.
Bản khảo sát mang tên “Healthy Computing” được thực hiện trên 5300 nhân viên văn phòng tại 10 quốc gia khác nhau. Microsoft thống kể được 89% trong số đó cảm thấy không thoải mái với các thiết bị mà họ sử dụng hàng ngày, ảnh hưởng cả tới hiệu suất công việc và sức khỏe. Phần lớn nguyên do, theo như khảo sát, xuất phát từ bàn phím và chuột mà những nhân viên này sử dụng tại văn phòng. Chưa tới 1/3 trong số đó cảm thấy hài lòng với bàn phím và chuột ngoài của mình, nói một cách khác là thiết kế công thái học của chúng chưa hợp lí.
Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 
Để “giải quyết” tình trạng này, Microsoft đã công bố 2 bộ phím-chuột Scuplt Ergonomic Desktop và Scuplt Comfort Desktop, với giá lần lượt là 79.95$ và 129.95$
Sculpt Comfort Keyboard, bàn phím trong bộ Scuplt Comfort Desktop có giá bán lẻ 59.95$, với thiết kế uốn cong, phần đệm tay có thể tháo rời và phím space được chia đôi (kèm theo công dụng của phím backspace), tạo ra sự thoải mái cho cả cánh tay, cổ tay và lòng bàn tay. Scuplt Comfort Mouse, với giá bán lẻ 39.99$, có thiết kế lõm quen thuộc  cho người thuận tay phải, sử dụng kết nối Bluetooth.
Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 

Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 
Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 
Bộ Scuplt Ergonimic Desktop cũng bao gồm một bàn phím (Sculpt Ergonomic Keyboard) và chuột Sculpt Ergonomic Mouse với giá bán lẻ lần lượt là 80.95$ và 59.95$. Đặc điểm nổi bật nhất trên bàn phím là thiết kế chẻ đôi mà theo như Microsoft sẽ “giữ cổ tay và cánh tay ở trạng thái thư giãn, cùng với độ cong của phần đệm bàn tay giúp ngăn tổn thương do cử động lặp lại. Chuột Sculpt Ergonomic Mouse cũng được quảng cáo tương tự trong việc “tạo trạng thái cử động tự nhiên cho cổ tay và bàn tay”.
Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 
Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 

Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 

Microsoft giới thiệu hai bộ phím-chuột mới cho dân văn phòng
 
Tổng hợp

TẠI SAO RAM TRỐNG NHIỀU LẠI LÀ MỘT SỰ LÃNG PHÍ?

Nếu thiết bị của bạn sử dụng nhiều bộ nhớ RAM thì có khả năng lượng RAM của bạn đang được đưa vào sử dụng một cách hữu ích. RAM trống quá nhiều có thể là một sự lãng phí.

Có một thực tế rằng nhiều người dùng máy tính thường tỏ ra lo lắng sau khi họ phát hiện ra rằng chiếc máy của mình đang dùng tới khá nhiều bộ nhớ RAM. Nỗi lo này càng lớn ở các HĐH hiện đại hơn. Một ví dụ cụ thể, sau khi cài đặt Windows XP trên máy tính, bạn sẽ thấy hệ điều hành này chỉ sử dụng vài trăm MB bộ nhớ khi hệ thống nhàn rỗi. Cài đặt Windows 7 trên máy tính tương tự và bạn có thể sẽ thấy Windows 7 sử dụng tới một vài gigabyte bộ nhớ cũng ở tình trạng nhàn rỗi. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng Windows XP là một hệ điều hành nhẹ và ngốn ít tài nguyên hệ thống, còn Windows 7 là hệ điều hành cồng kềnh, lãng phí nhiều bộ nhớ.
 
Và mặc dù việc HĐH sử dụng nhiều RAM chưa gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới hiệu năng của máy, nhưng nhiều người vẫn cố gắng tìm cách để giảm thiểu lượng RAM mà hệ thống sử dụng, với tâm lý rằng nó sẽ giúp cho máy ổn định hơn, hay sẽ giúp cho máy tiêu tốn ít điện năng hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này có đúng hay không?
 
Tại sao RAM trống nhiều lại là một sự lãng phí? 1
HĐH sử dụng RAM như thế nào?
 
Như chúng ta đã biết, bộ nhớ RAM là tài nguyên làm việc chính của máy tính. Về tính chất vật lý thì bộ nhớ máy tính là một tập hợp các chip nhớ. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. 
 
Các hệ điều hành như Windows, Linux, Android sử dụng rất nhiều bộ nhớ RAM như một file cache để tăng tốc độ làm việc mà cụ thể là chúng dùng RAM làm bộ nhớ cache cho các tập tin mà bạn thường xuyên truy cập (trong Windows, tính năng này được biết đến như SuperFetch, được giới thiệu trong Windows Vista). SuperFetch phát huy được những điểm mạnh trong công nghệ ưu tiên vào/ra, các ứng dụng được đánh mức ưu tiên cao hoặc thấp, cải thiện một cách đáng kể hiệu suất cho các ứng dụng có mức ưu tiên cao.
 
 
Trình duyệt và các phần mềm khác dùng RAM ra sao?
 
Các trình duyệt và ứng dụng phần mềm cũng đều sử dụng bộ nhớ đệm riêng. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một trình duyệt web như Mozilla Firefox sử dụng một lượng lớn bộ nhớ RAM, điều đó không có nghĩa là trình duyệt này nặng nề, cồng kềnh. Nếu bạn có rất nhiều bộ nhớ RAM trong máy tính, Firefox sẽ dùng tới nhiều RAM của máy hơn để tăng tốc độ duyệt web cho bạn. Firefox sẽ đặt bộ nhớ đệm các trang web bạn đã truy cập vào bộ nhớ RAM, giúp trình duyệt có thể giảm bớt thời gian tải trang web. Kết quả là bạn có thể Back hoặc Forward nhanh hơn nhiều. Bên cạnh đó, Firefox còn có thể tự động xác định kích thước bộ nhớ cache lý tưởng dựa trên số lượng RAM trong máy tính của bạn. Hầu hết các phần mềm hiện nay cũng có cơ chế tương tự. Những chương trình sử dụng bộ nhớ RAM lớn ở mức cho phép có thể giúp chúng vận hành tốt hơn.
 
Tại sao RAM trống nhiều lại là một sự lãng phí? 2
 
Tại sao RAM trống nhiều là sự lãng phí?
 
Có những trường hợp một thiết bị có mức độ sử dụng RAM cao không phải luôn luôn là một điều tốt. Vai trò của RAM trong quá trình chạy là lưu các thông tin hiện hành để hệ thống truy cập và sử dụng nên không thể phủ nhận nó quyết định một phần tốc độ của máy vi tính. Thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục. 
 
Tại sao RAM trống nhiều lại là một sự lãng phí? 3
 
Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều RAM trống và nhận thấy HĐH sử dụng rất nhiều RAM, như trường hợp Windows 7, hoặc Firefox làm ngốn RAM, thì cũng không nên lấy đó làm lo lắng để rồi tìm cách giải phóng bộ nhớ này. Bởi điều này có thể sẽ khiến cho hiệu năng của các ứng dụng bạn thường xuyên truy cập bị giảm xuống. Web duyệt lâu hơn, ứng dụng mở cũng lâu hơn...trong khi nó không làm hiệu năng tổng thể tăng lên.
 
Đối với bộ nhớ RAM, số lượng RAM chỉ cần đúng vừa đủ so với nhu cầu của hệ thống đã là tốt nhất, tăng dung lượng thêm hoàn toàn không có hiệu quả. Hãy tưởng tượng RAM tương tư như kho chứa hàng. Bạn cần nó "chứa" 1 GB thì việc RAM bạn là 1 GB hay là 1000 GB hoàn toàn không khác nhau (vì nó chỉ sử dụng hết 1 GB). Giải phóng RAM hay tăng dung lượng RAM chỉ làm tăng tốc độ hệ thống khi mà bạn cần 2 GB RAM trong khi hệ thống chỉ có 1 GB.
 
Bên cạnh đó, RAM luôn tiêu thụ cùng một lượng điện năng như nhau vào mọi thời điểm, bất kể nó trống hay đầy. Chẳng hạn hệ điều hành Android được thiết kế để chứa nhiều tác vụ trong RAM cùng một lúc, bởi việc đó cho phép máy chạy nhanh hơn. RAM còn trống ít nhưng máy chạy nhanh và ổn định thì tốt hơn rất nhiều so với RAM trống nhiều nhưng không tận dụng được để máy chạy thiếu ổn định. Thực tế thì Android rất ít khi để RAM trống quá nhiều, nó sẽ cố gắng lấp đầy bằng các tiến trình khác giúp cho máy hoạt động nhanh và phản hồi tốt hơn.
 
Bộ nhớ cache
 
Mỗi phiên bản Windows có khả năng nhận RAM khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, một hệ điều hành 32 bit sẽ chỉ nhận tối đa 4 GB RAM (còn phụ thuộc vào mainboard và phiên bản của Windows). Dưới đây là khả năng nhận RAM của một số phiên bản Windows mà bạn cần lưu tâm.
 
- Windows XP (all versions) 4 GB RAM
- Windows Server 2003 (and SP1), 4 GB RAM
- Windows 7 Starter 2GB RAM
- Windows 7, các phiên bản khác: 4GB RAM (x86-32bits)
- Windows 7, x64-64bits: 8 GB (bản Basic), 16 GB (Bản Home Premium)
- Windows Vista, Starter 1GB RAM
- Windows Vista, các phiên bản khác: 4GB RAM (x86-32bits)
- Windows Vista, x64-64bits: 8GB (Bản Home Basic), 16GB (Home Premium)
 

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BỘ NHỚ RAM CỦA KINGSTON

Quá trình sản xuất RAM chúng ta nói tới dưới đây sử dụng dây chuyền SMT.

Bộ nhớ RAM là thành phần quan trọng của máy tính và một phần giúp tăng tốc hệ thống. Thế nhưng bạn đã tự hỏi chúng được sản xuất như thế nào hay chưa? Trang Gamernexus mới đây đã có cơ hội tham quan nhà máy sản xuất RAM của Kingston - một trong những hãng sản xuất bộ nhớ lớn nhất trên thế giới - và cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về quá trình tạo ra một thanh RAM ra sao.
Quá trình sản xuất RAM chúng ta nói tới dưới đây sử dụng dây chuyền SMT. Đây là dây chuyền bao gồm một chuỗi máy lắp ráp được kết nối với nhau bằng các băng chuyền. Đầu tiên người ta sẽ sử dụng các khuôn in để tạo hình cho các hợp kim (xem video), sau khi lớp hợp kim đầu tiên được ốp lên các tấm PCB (bảng mạch in), chúng sẽ được các băng chuyền đưa tới một máy quét quang học để kiểm tra chất lượng ốp bằng tia laser.
Tất cả các hãng sản xuất phần cứng sử dụng bảng mạch (bộ nhớ, mainboard, VGA) đều sử dụng dây chuyền SMT cho một khâu nào đó. Dây chuyền sản xuất SMT chủ yếu sử dụng các máy móc công nghiệp cỡ lớn đã được chuẩn hóa để thực hiện mọi thao tác từ lắp ráp các thành phần đến kiểm thử. Thành phẩm được đưa ra cuối dây chuyền thường có thể được đưa ngay vào phân phối, hoặc trải qua thêm một số bài test bổ sung nếu cần.
Do đây là một dây chuyền đã được chuẩn hóa, các kỹ sư có thể thiết lập lại các máy móc này để sản xuất nhiều loại thành phẩm khác nhau trên cùng một dây chuyền – cùng một nhà máy sản xuất RAM có thể được thiết lập lại để sử dụng sản xuất mainboard. Kỹ sư công nghệ Mark Tekunoff của Kingston chịu trách nhiệm giới thiệu cho các phóng viên của Gamernexus về dây chuyền SMT và các thiết bị liên quan trong nhà máy đặt tại Foutain Valley, California của hãng này. Đáng tiếc là khi họ đến nơi, dây chuyền sản xuất đang trong trạng thái nghỉ, nhưng Mark Tekunoff sẽ giải thích cụ thể cơ chế vận hành của từng thiết bị trong dây chuyền.
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston
Sau khi vượt qua bước kiểm tra đầu tiên, các tấm PCB được đưa đến các máy Pick & Place, nơi các module như điện trở, tụ…sẽ được gắn lên đó. Khi các module DRAM được gắn lên bản mạch, sản phẩm đã bắt đầu có hình dạng mà chúng ta thường thấy. Để đảm bảo độ chính xác trong quá trình lắp đặt, các bảng mạch sẽ được giữ cố định bằng các vòi chân không. Sau khi các thành phần cần thiết đã được gắn lên bảng mạch, thành phẩm tiếp tục được đưa đến các máy hàn, nơi lớp hợp kim sẽ được nung chảy từng phần để cố định hoàn toàn các các thành phần được gắn trước đó.
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston

Các máy Pick & Place sử dụng lực hút chân không để cố định và gắn module lên bảng mạch
Các máy Pick & Place sử dụng lực hút chân không để cố định và gắn module lên bảng mạch.

Sau khi các module được gắn đầy đủ lên bảng mạch, ta đã có thể dần nhận ra chủng loại thiết bị.
Sau khi các module được gắn đầy đủ lên bảng mạch, ta đã có thể dần nhận ra chủng loại thiết bị.
Các thành phẩm sẽ trải qua thêm một lần rà soát bằng thiết bị quang học nữa trước khi được đưa đến các máy in nhãn. Các thiết bị đạt chuẩn công nghiệp AOI (Automated Optical Inspection) của Kingston có thể thực hiện 3000-5000 tác vụ mỗi phút, đảm bảo tốc độ và độ chính xác của quá trình kiểm lỗi. Các sản phẩm được xác nhận không có khiếm khuyết sẽ được đưa tới cụm máy tiếp theo để in các thông tin cần thiết lên từng module trên bảng mạch, và thành phẩm cuối cùng sẽ được gỡ ra khỏi khuôn bằng một thiết bị đặt ở cuối dây chuyền. Tùy theo yêu cầu cho từng loại sản phẩm, thành phẩm này sẽ được đưa tới một dây chuyền kiểm thử nữa hoặc lập tức đưa vào đóng gói và phân phối.
Mất bao lâu để tạo ra một thanh RAM?
Khi được đặt câu hỏi về thời gian ước tính để tạo ra một thanh RAM hoàn chỉnh, kỹ sư Danny Ordway của Kingston cho biết:
Nếu đạt các điều kiện sản xuất lí tưởng, các thanh có chip nhớ gắn trên một mặt sẽ mất khoảng 15-30 phút để đi qua toàn bộ dây chuyền SMT. Các mẫu có chip nhớ gắn trên cả hai mặt sẽ tốn gấp đôi khoảng thời gian này. Tính cả công đoạn kiểm tra chất lượng và đóng gói, thời gian tối thiểu để một thanh RAM có thể được đưa ra khỏi nhà máy là 4 tiếng. Và đó là chỉ trong trường hợp gỉa sử tất cả nhân viên của nhà máy dừng mọi việc mà họ đang làm để tập trung vào việc cho xuất xưởng MỘT thanh đó càng nhanh càng tốt. Nhưng dĩ nhiên là trên thực tế, các nhà máy của Kingston làm việc với từng lô 5000 đến 10000 sản phẩm một lượt.
Ngoài việc kiểm tra giữa và sau quá trình lắp ráp, còn có cả một công đoạn kiểm tra chất lượng từng module riêng lẻ trước khi đưa vào dây chuyền SMT. Nhìn chung để đảm bảo các sản phẩm của mình hoạt động đúng mong đợi khi đã xuất xưởng, Kingston rất chú trọng các thao tác rà soát, thử lỗi. Toàn bộ quá trình này tiêu tốn khoảng 4-6 ngày, từ lúc nhập nguyên liệu/linh kiện đến khi xuất xưởng thành phẩm.
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston
Đây mà một cụm máy thử nghiệm nhiệt của Kingston, nơi các linh kiện sẽ được kiểm tra khả năng hoạt động ổn định dưới áp lực nhiệt độ cao (chủ yếu là các linh kiện cho server). Các kỹ sư Kingston còn cho biết thêm, thực ra đến khi vận hành máy họ mới nhận ra rằng các quạt sưởi mà ta có thể thấy trên nóc máy thực ra hoàn toàn…. không cần thiết. Nhiệt độ sinh ra từ hàng trăm thanh bộ nhớ bị ép hoạt động với cường độ cao trong lò đã là quá đủ cho các phân tích về khả năng chịu nhiệt.
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston
Trưởng nhóm kỹ sư phụ trách việc giám sát chất lượng của Kingston đã tự tay thiết kế các cụm máy KT2501 này, nơi các thanh RAM sẽ được kiểm tra khả năng lắp đặt vừa khít trên mainboard. Các mainboard mẫu được chuyển dọc theo cụm máy trên các băng chuyền, nơi các cánh tay may chờ sẵn để lắp đặt thử các mẫu RAM đang cần được kiểm tra lên khe cắm trên đó. Dây chuyền trên cụm máy KT2501 có khả năng kiểm tra tính tương thích với 60 mẫu mainboard cùng lúc.
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston
Còn đây là thiết bị đóng gói sản phẩm, thiết bị tự động cuối cùng trong nhà máy thực hiện thao tác trên các thành phẩm trước khi chúng được chuyển tới tay các nhân viên để xuất xưởng (Bạn có thể thấy máy này làm việc vào khoảng phút thứ 5 trong clip). Dù có rất nhiều công nghệ tự động hiện đại, Kingston vẫn thuê một số lượng nhất định nhân công để đóng gói một số đơn hàng đặc biệt (số lượng nhỏ). Ví dụ, nếu một khách hàng đặt làm riêng 25 module bộ nhớ, việc đóng gói bằng tay sẽ nhanh gọn và đơn giản hơn là yêu cầu các kỹ sư thiết lập lại hệ thống tự động.
Trả lời một số thắc mắc về việc tiêu thụ nhựa, các kỹ sư của Kingston cho biết hãng luôn chủ động thỏa thuận với các kênh phân phối để giảm mức tiêu thụ và tác động tới môi trường. Một số kênh phân phối – chẳng hạn như Amazon – sẽ không trưng bày sản phẩm trên các tủ kính tại gian hàng mà sẽ gửi trực tiếp đến nhà khách hàng; vì vậy các gói hàng sẽ được làm nhỏ gọn, đồng thời lược bỏ các chi tiết không cần thiết phục vụ việc treo, móc, trưng bày.
Tìm hiểu dây chuyền sản xuất SMT của Kingston
Đây là hình ảnh một khu kiểm thử khác của Kingston, ta có thể thấy rất nhiều tổ hợp cấu hình đa dạng đã được chuẩn bị sẵn. Chúng sẽ phục vụ việc kiểm tra độ ổn định, tính tương thích…. của các linh kiện với các tổ hợp khác nhau. Tùy theo phân khúc sản phẩm - người dùng phổ thông, cao cấp hay doanh nghiệp mà số lượng và chủng loại linh kiện trong các tổ hợp cũng thay đổi.
Tham khảo: Gamernexus.net
 

PHẦN MỀM TỐI ƯU SSD: CHỈ LÀ VÔ DỤNG

Bản thân SSD và các HĐH máy tính hiện nay đều đã tích hợp sẵn công nghệ giúp tối ưu SSD.

Khi mà ổ cứng thể rắn SSD bắt đầu phổ biến, một số nhà sản xuất phần mềm cũng tung ra những ứng dụng mà họ cho biết có thể "tối ưu" loại ổ cứng này. Họ quảng cáo rằng ứng dụng của mình có khả năng chống phân mảnh SSD, giống như các phần mềm chống phân mảnh HDD trước đây; một số phần mềm .Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra là bạn không nên sử dụng bất kì một ứng dụng tối ưu SSD nào bởi sự thực là chúng hoàn toàn vô dụng mà thôi. Vì sao?
SSD không cần chống phân mảnh
Phần mềm tối ưu SSD: Chỉ là vô dụng
SSD có sự khác biệt hoàn toàn về công nghệ so với HDD truyền thống. HDD được cấu tạo từ những phiến đĩa chứa dữ liệu xếp chồng lên nhau theo trục đứng. Một đầu đọc sẽ di chuyển bên trên các phiến đĩa này để đọc dữ liệu. Khi bạn thực hiện quá nhiều lượt ghi chép, dữ liệu sẽ bị phân tán vào nhiều vị trí khác nhau trên phiến đĩa và lúc này đầu đọc phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc truy xuất. Do đó, chúng ta cần tới các giải pháp chống phân mảnh trên HDD nhằm giúp đầu đọc không phải tốn thời gian cho việc truy xuất, nâng cao hiệu năng cho ổ cứng.
SSD lại khác. Chúng không dùng phiến đĩa mà được cấu tạo từ chip flash, do đó trên SSD không có khái niệm phân mảnh ổ đĩa. Vì không có đầu đọc, không có các thành phần chuyển động nên dữ liệu đều có thể được truy cập như nhau dù nằm ở vị trí nào đi chăng nữa. Bên cạnh đó, việc chống phân mảnh cho SSD thậm chí còn làm giảm tuổi thọ của chúng. Do SSD có số chu kì ghi xóa nhất định trước khi "từ trần", việc chống phân mảnh cho SSD vô tình đã tạo ra các chu kì ghi dữ liệu "vô dụng" khiến cho SSD bị giảm sút vòng đời.
HĐH đã hỗ trợ lệnh TRIM
Phần mềm tối ưu SSD: Chỉ là vô dụng
Một số phần mềm tối ưu SSD được nhà sản xuất quảng cáo rằng có khả năng gửi lệnh TRIM tới SSD theo định kì, giúp ổ cứng cho hiệu năng cao hơn. Tuy nhiên đây là một tính năng mà bạn cũng không cần tới bởi các HĐH hiện nay đều đã được hỗ trợ tính năng TRIM này.
Để hiểu rõ hơn có lẽ chúng ta nên tìm hiểu từ khái niệm lệnh TRIM trên SSD. Trên ổ cứng thể rắn, khi bạn muốn ghi dữ liệu vào một ô nhớ nào đó, dữ liệu cũ chứa trên ô đó phải được xóa trước. Nếu không dùng lệnh TRIM, khi bạn thực hiện thao tác xóa file, dữ liệu vẫn nằm quanh quẩn ở đâu đó và chưa được xóa hẳn khỏi ổ cứng. Do vậy, SSD phải mất công xóa dữ liệu cũ trước rồi mới ghi dữ liệu mới vào, làm giảm hiệu năng hoạt động.
Việc sử dụng lệnh TRIM đồng nghĩa với việc khi bạn thực hiện thao tác xóa 1 file nào đó, HĐH máy tính bạn đang sử dụng, đã thông báo cho SSD biết rằng mình không cần dữ liệu đó nữa và SSD sẽ xóa các ô nhớ chứa dữ liệu đó, giúp cho việc ghi dữ liệu mới vào ô nhớ sau này nhanh hơn.
TRIM đã được bổ sung trong cả Windows 7 và Windows 8. Ngoài ra, phiên bản OS X và Linux mới nhất cũng đã hỗ trợ TRIM. Bởi thế, tác dụng gửi lệnh TRIM của các phần mềm "tối ưu" SSD chỉ còn có tác dụng với các HĐH cũ như Windows Vista hay XP. Tuy nhiên, có lẽ ít ai sử dụng SSD mà vẫn còn dùng các HĐH cũ này.
Củng cố không gian trống
Nguyên nhân tại sao ổ cứng SSD càng đầy lại càng chậm
Trong một bài viết trước đây, chúng ta biết được rằng ổ SSD sẽ bị suy giảm hiệu năng nếu như bạn sử dụng hết dung lượng của nó. Cụ thể, khi SSD đã gần đầy (hoặc đầy hẳn), để lưu dữ liệu mới, bạn sẽ phải xóa bớt dữ liệu cũ bằng cách chuyển toàn bộ dữ liệu lưu trên block vào bộ nhớ đệm. Trong khi dữ liệu có thể được đọc và ghi ở cấp độ trang riêng lẻ, dữ liệu chỉ có thể được xoá hoàn toàn ở cấp độ khối. Nếu SSD ở trong tình trạng đầy, những khối trống rỗng sẵn có ngày một ít đi, hiệu suất đọc/ghi sẽ giảm đáng kể khi mà ổ sẽ phải liên tục thực hiện chu trình “đọc – chuyển dữ liệu lên cache – xóa trang – copy dữ liệu từ cache – ghi dữ liệu mới vào trang trống”. Công việc này “nặng nhọc” hơn nhiều so với giai đoạn dùng mới chỉ việc ghi dữ liệu vào các block trống.
Một số phần mềm tối ưu SSD được quảng cáo rằng chúng có thể củng cố phần dung lượng trống bằng cách di chuyển dữ liệu trên SSD nhờ 1 thuật toán thông minh. Tuy nhiên, việc củng cố phần dung lượng này đã được bộ điều khiến của SSD đảm nhận và đây chỉ là một chiêu thức quảng cáo của nhà phát triển ứng dụng mà thôi. Đó là chưa kể tới những rủi ro mà phần mềm này để lại làm cho hiệu năng, vòng đời của ổ cứng bị giảm xuống.
Tạm kết
Khái niệm tối ưu SSD có thể nói là không cần thiết trừ khi bạn đang sử dụng các phiên bản HĐH quá cũ như Windows XP hay Vista. Các HĐH mới như Windows 7 và Windows 8, hay OS X và Linux mới nhất, đều đã được tích hợp công cụ tối ưu SSD. Đồng thời, nhà sản xuất SSD cũng đã trang bị cho sản phẩm của họ những công cụ tối ưu hiệu năng. Chăm sóc cho chiếc ổ cứng đắt tiền của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà chúng ta đã bàn trước đây: Không tạo ra các chu trình ghi xóa dữ liệu không cần thiết, không vô hiệu hóa tính năng TRIM, và không lưu trữ ổ SSD quá đầy.
Tham khảo: Howtogeek.com
 

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

MICROSOFT TÍCH HỢP SKYPE VÀO OUTLOOK


Thứ Tư, 21/08/2013, 05:58 AM (GMT+7)
Outlook vừa có thêm tính năng gọi điện có hình nhờ Skype tích hợp bên trong nền tảng web của hệ thống quản lý email này.
MỜI CÁC BẠN ĐÓN ĐỌC NHỮNG BÀI VIẾT CHỌN LỌC VỀ VI TÍNH INTERNET, THỦ THUẬT VÀO LÚC 7H30, 13H, VÀ 16H CÁC NGÀY TRONG TUẦN, TẠI 24H.COM.VN
Microsoft vừa cho biết, hãng đã hoàn thành tích hợp Skype vào Outlook cho người dùng tại Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada và Brazil. Điều này có nghĩa là người dùng tại các quốc gia trên có thể thực hiện các cuộc gọi video call và nhắn tin trực tiếp từ nền tảng web của Outlook. Kế hoạch này từng được Microsoft công bố vào hồi tháng 4 năm nay.
Microsoft tích hợp Skype vào Outlook, Công nghệ thông tin, Skype tich hop trong Outlook, quan ly email, goi dien co hinh, video call, gui email, nhan email, cong nghe thong tin, cntt, thong tin cong nghe, ttcn, bao, tin tuc, vn
Skype được tích hợp vào nền tảng web của trình quản lý email Outlook.
“Email là một dịch vụ quan trọng và riêng tư đối với hầu hết người dùng, nhưng sẽ có những khoảnh khắc bạn muốn trò chuyện trực tiếp hoặc nhìn thấy mặt nhau”, Dawn Martynuik, quản lý đội ngũ phát triển Outlook viết trên trang cá nhân của mình. Ngoài ra, Martynuik còn tiết lộ thêm rằng, theo một khảo sát gần đây, có đến 76% số người được hỏi cho biết những cuộc trao đổi qua email của họ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng dẫn đến một cuộc gọi điện tiếp sau đó hoặc phải sử dụng các phương tiện truyền thông khác.
Tính năng này không còn xa lạ với người dùng Gmail và Facebook. Vì vậy, việc tích hợp Skype vào Outlook được xem là một sự tiến triển tự nhiên, chứ không quá bất ngờ. Tuy nhiên, thực tế không có mấy ai tận dụng tính năng gọi điện có hình bằng Gmail và Facebook vì tính năng này vẫn chưa thật sự ổn định và còn khá bất cập khi sử dụng trên nền web. Song với Skype cho Outlook thì có thể khác, Skype được biết đến là dịch vụ gọi điện có hình chất lượng cao, hoạt động mượt mà. Phiên bản desktop của Skype đã và đang có một lượng lớn người dùng thường xuyên, hi vọng tính năng này trên nền tảng web cũng sẽ được người dùng chú ý.
Microsoft cho biết hãng sẽ sớm cập nhật tính năng này cho các quốc gia khác trong thời gian tới.
Ngọc Phạm (Khampha.vn) 
http://www21.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/microsoft-tich-hop-skype-vao-outlook-c55a566062.html

BO MẠCH CHỦ ĐẦU TIÊN CÓ THUNDERBOLT 2

(TNO) Nhà sản xuất Asus vừa công bố dòng bo mạch chủ (mainboard) mới, được trang bị kết nối Thunderbolt 2 vừa được Intel giới thiệu vào tháng 6 qua. Đây được xem là dòng mainboard đầu tiên trên thế giới hỗ trợ chuẩn kết nối này.

Theo Engadget hôm 20.8, dòng mainboard mới vừa được Asus công bố có tên gọi là Asus Z87-Deluxe/Quad ATX, được tích hợp sẵn chuẩn kết nối Thunderbolt 2 với tốc độ truyền tải 20 Gb/giây và nhiều cải tiến hơn so với thế hệ đầu tiên.
 
Asus Z87-Deluxe/Quad ATX là mainboard đầu tiên trên thế giới có cổng kết nối Thunderbolt 2 - Ảnh: Asus 
Cụ thể, Thunderbolt 2 có khả năng truyền dữ liệu 20 Gb/giây trên mỗi kênh thay vì chỉ truyền 10 Gb/giây mỗi kênh như chuẩn Thunderbolt đầu tiên.
Với tốc độ này, Thunderbolt 2 có khả năng truyền dữ liệu nhanh gấp 4 lần so với chuẩn kết nối USB 3.0 hiện nay hoặc gấp 6 lần so với chuẩn SATA 6 trên ổ cứng SSD và đủ khả năng kết nối với hai màn hình độ phân giải 4K cùng lúc.
Bên cạnh hỗ trợ chuẩn kết nối Thunderbolt 2, bo mạch chủ Asus Z87-Deluxe/Quad ATX còn được tích hợp khả năng tương thích với bộ vi xử lý Intel Haswell, 10 cổng SATA 6, 8 cổng USB 3.0 và 3 khe PCIe 3.0/2.0 x 16.
Thành Luân

USB 3.0 "so găng" tốc độ cùng Thunderbolt

(TNO) Hiệp hội phát triển chuẩn kết nối USB (USB Promoter Group) vừa cho biết, họ đang phát triển chuẩn kết nối USB 3.0, để tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu từ 5 Gbps lên thành 10 Gbps.

Theo Cnet ngày 7.1, điều đặc biệt là đợt cải tiến USB 3.0 này vẫn tương thích với các loại đầu cắm USB cũ, tức là người dùng vẫn có thể sử dụng các thiết bị USB 2.0 để dùng trên 3.0 (tuy nhiên tốc độ truyền dữ liệu thì vẫn chỉ là 2.0).
Việc cải tiến USB 3.0 sẽ là một bước phát triển đột phá cho ngành công nghệ, bởi nếu kết hợp với các ổ SSD thì việc truyền tải dữ liệu là cực kỳ nhanh.
Ngoài ra, nó cũng sẽ là một đối thủ "khó chịu" cho chuẩn kết nối Thunderbolt đang được Apple ủng hộ, bởi nó sẽ có tốc độ bằng với Thunderbolt hiện nay, tức cùng bằng 10 Gbps cho mỗi kênh dữ liệu (kênh vào và kênh ra với tổng cộng là 20 Gbps).
Điều này cũng sẽ làm cho Thunderbolt ít người dùng hơn, vì hiện tại Thunderbolt chỉ xuất hiện trên một số dòng máy mới của Apple. Trong khi đó, chuẩn kết nối USB thì đã được phổ biến trên mọi loại máy tính cá nhân hiện nay.
Hiệp hội phát triển chuẩn kết nối USB cho biết, USB 3.0 với tốc độ 10 Gbps sẽ được hoàn thiện vào giữa năm 2013, đến đầu năm 2014 sẽ có một số sản phẩm sử dụng chuẩn mới này và đến năm 2015 thì nó sẽ trở nên phổ biến.
Thành Luân


 

Sắp có chuẩn USB 3.1: băng thông 10Gbps, tương thích ngược với USB 3.0 và 2.0

usb-3.1.

Thật trùng hợp là mình vừa có suy nghĩ tại sao chưa có chuẩn USB 4.0 ngày hôm qua, thì hôm nay Tổ chức sáng lập chuẩn USB 3.0 (The USB 3.0 Promoter Group) công bố đã hoàn tất thông số cho chuẩn kết nối mới, USB 3.1 với băng thông 10Gbps, tức gấp đôi con số 5GbpsUSB 3.0 đang có hiện nay. Điểm lại lịch sử một chút thì USB 1.0 ra đời tháng 11/1995, đến tháng 8/1998 người ta nâng cấp lên USB 1.1 và phiên bản 2.0 ra đời 4/2000. Mãi đến 11/2008 tức 13 năm sau chuẩn đầu tiên thì USB 3.0 mới ra đời, tuy nhiên những thiết bị dùng chuẩn này chỉ bắt đầu phổ biến từ 2011 sau khi được AMD và Intel kích cầu bằng cách bổ sung chip kết nối vào các sản phẩm của họ.

Bản USB 3.1 là một chuẩn nâng cấp từ 3.0 nên người ta không đặt tên cho nó là USB 4.0, với băng thông 10Gbps thì nó gấp đôi của USB 3.0 hiện nay, chuẩn này vẫn sẽ tương thích ngược tốt với USB 2.0 và làm việc tốt với các thiết bị cũ dùng chuẩn USB mà không gặp vấn đề nào. Hiện vẫn chưa có thông số cụ thể của USB 3.1, hội nghị phát triển về chuẩn này sẽ được khai mạc ngày 21/8 tới đây và chúng ta sẽ có những thông tin cụ thể hơn.