Disk Drill là một phần mềm phục hồi dữ liệu khá nổi tiếng trên Mac OSX và hãng cũng vừa ra mắt phiên bản cho Windows hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tải về tại đây còn bên dưới là trải nghiệm sử dụng của mình và đánh giá sơ bộ phần mềm này.
Disk Drill mang lại giải pháp phục hồi dữ liệu khá toàn diện. Bạn có thể quét tìm và phục hồi dữ liệu từ hầu hết mọi thiết bị lưu trữ bao gồm cả ổ cứng gắn trong máy, ổ cứng gắn ngoài, USB, máy nghe nhạc iPod, thẻ nhớ … và trong nhiều trường hợp phần mềm này vẫn có thể đọc được dữ liệu trên những thiết bị đã hỏng hoặc mất phân vùng.
Về giao diện, Disk Drill phiên bản trên Windows có giao diện rất đơn giản giúp người dùng dễ tiếp cận. Giao diện được thiết kế theo phong cách phẳng rất hợp với thiết kế chung của Windows 8 trở về sau. Ngay khi khởi động ứng dụng lên thì tất cả các thiết bị lưu trữ trong máy đều được liệt kê theo thứ tự dung lượng từ bé đến lớn.
Như hình trên là toàn bộ ổ cứng trên laptop mà mình đang dùng. Tên ổ cứng hiển thị rõ ràng, tiện cho việc kiểm tra cũng như tìm hiểu sâu hơn về chiếc ổ cứng bạn đang có. Dung lượng dữ liệu đang lưu trữ trên các ổ cứng được hiển thị bằng các thanh màu và tùy theo lượng dữ liệu mà thanh này có màu sắc khác nhau. Với những ổ cứng có nhiều phân vùng thì Disk Drill cũng liệt kê luôn từng phân vùng để bạn có thể dễ dàng xác định dữ liệu cần phục hồi trên phân vùng nào.
Bên cạnh mỗi ổ cứng/phân vùng là nút Recover và một nút mũi tên nhỏ hướng xuống. Khi bấm Recover trên ổ cứng/phân vùng nào thì Disk Drill sẽ tự động quét tìm toàn bộ dữ liệu mà bạn đã xóa trên ổ cứng/phân vùng đó. Bạn cũng có thêm các tùy chọn phục hồi khác khi nhấn vào nút mũi tên như chạy tất cả các phương pháp phục hồi dữ liệu; quét nhanh hay quét sâu và tìm các phân vùng đã mất của ổ cứng.
Về hiệu năng, bây giờ mình sẽ thử tìm lại những dữ liệu đã xóa cách đây vài ngày và thử phục hồi những dữ liệu này xem có còn dùng được hay không.
Mình chọn ổ mSATA Lite-On 128 GB để tìm tất cả dữ liệu đã xóa trên ổ cứng này. Disk Drill đầu tiên quét nhanh ổ cứng để tìm ra tổng dung lượng và số lượng tập tin đã xóa. Kết quả là mình đã xóa 16930 tập tin với tổng dung lượng 52,86 GB. Dữ liệu đã xóa được phân chia theo cây thư mục, đúng như vị trí ban đầu của chúng và bạn cũng có thể lọc ra dữ liệu cần được phục hồi bằng bảng phân loại bên trái với các loại dữ liệu như hình ảnh, video, văn bản, âm thanh, file nén hoặc tìm theo độ lớn file, theo ngày và tìm theo tên dữ liệu bằng khung tìm kiếm.
Sau bước này, Disk Drill tiếp tục quét sâu hơn ổ cứng, quy trình mất khoảng vài phút. Mình sẽ không phục hồi toàn bộ dữ liệu mà chỉ chọn 1 tập tin nào đó để phục hồi. Thông thường, những tập tin dạng văn bản hay đa phương tiện sau khi phục hồi thường khó có thể trở lại nguyên trạng. Trước đây mình cũng thường thử qua một số phần mềm để phục hồi văn bản và file nhạc, phim nhưng hầu như văn bản thì lỗi font còn video thì không thể xem được, hoặc mất hình hoặc mất tiếng.
Mình thử phục hồi lại đoạn video "Big Buck Bunny" tải về từ YouTube, định dạng MKV, chỉ việc chọn và nhấn nút Recover. Disk Drill thông báo đã phục hồi thành công, file có dung lượng 75.84 MB, không có lỗi xuất hiện. File được phục hồi sẽ được trả lại theo đường dẫn bạn có thể chọn trên khung màu xanh phía trên. Kết quả khá khả quan, video phục hồi vẫn xem được với đầy đủ tiếng và hình, chất lượng gần như không đổi so với video trước khi bị xóa.
Tuy nhiên, khi mình thử phục hồi 2 file nhạc chuông định dạng M4R và WAV thì cả 2 đều không thể dùng được dù mình đã thử mở bằng nhiều phần mềm khác nhau. Tương tự với 1 file ZIP chứa các file nhạc chuông thì file phục hồi cũng không thể giải nén. Mình thử quét lại bằng thiết lập "Run all recovery methods" nhưng kết quả vẫn không thay đổi với file ZIP này.
Thử phục hồi dữ liệu trên một chiếc USB, lần này Disk Drill cũng quét nhanh để tìm dữ liệu đã xóa trên USB. Dữ liệu này mình vừa mới xóa, tổng dung lượng 5,88 GB, gồm 3 tập tin (trên thực tế mình xóa 4 tập tin). Tuy nhiên, công đoạn quét sâu trở nên lâu hơn mặc dù dữ liệu ít hơn so với lần thử đầu tiên. Chiếc USB mình dùng là loại USB 2.0, dung lượng 8 GB và có vẻ như điều này tác động đến tốc độ xử lý của Disk Drill.
Qua quá trình quét sâu thì Disk Drill phát hiện ra thêm 1 tập tin nữa, cùng với một vài thư mục khác. Mình thử phục hồi lại tập tin có dung lượng nhỏ nhất là 304,05 MB, định dạng ZIP và kết quả là tập tin này không thể dùng được, không đọc được cũng không giải nén được.
Qua trải nghiệm sơ bộ, mình nhận thấy:
Ưu điểm:
- Quy trình quét tìm dữ liệu đã xóa nhìn chung khá nhanh, tốc độ này tùy thuộc vào loại ổ cứng (SSD/HDD) và dung lượng ổ cứng. Hiển nhiên ổ dung lượng càng lớn, dữ liệu bị xóa đi càng nhiều thì tốc độ quét tìm sẽ chậm hơn.
- Tốc độ phục hồi dữ liệu khá nhanh, 1 file 3,1 GB mất khoảng 43 giây theo thử nghiệm của mình trên ổ SSD;
- Giao diện đơn giản, trực quan, dễ dùng;
- Miễn phí.
Nhược điểm:
- Tỉ lệ dữ liệu được phục hồi thành công (trọn vẹn, dùng lại được) vẫn 50/50 và đây cũng là hạn chế chung của nhiều loại phần mềm phục hồi dữ liệu;
- Mặc dù giao diện dễ dùng nhưng Disk Drill có một điểm rối là phần mềm không thiết lập mặc định đường dẫn cho file phục hồi, chẳng hạn như mình muốn tập tin được trải lại đúng vị trí ban đầu của nó trên cùng một ổ đĩa, cùng một cây thư mục để dễ tìm thay vì phải mở ổ đĩa khác, tìm đường dẫn mà phần mềm này tự đẻ ra cho mỗi tập tin phục hồi và lại mất công xóa đi khi không cần dùng nữa.
Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015
SỬ DỤNG TV LÀM MÀN HÌNH MÁY TÍNH
Huy Thắng
|
|
(PCWorldVN) Bạn muốn sử dụng TV để thay thế hoặc thêm vào hệ
thống màn hình máy tính của mình. Hãy cân nhắc các yếu tố như cổng kết
nối, độ phân giải, mật độ điểm ảnh và kích thước trước khi chọn sản phẩm
ưng ý.
- Google với tham vọng Chromebit biến TV thành PC
- Smart TV: Nền tảng TV phong phú & thông minh hơn
- TV tương lai sẽ biết được sở thích của bạn
- Vài điều nên biết khi mua, dùng HDTV
- Màn hình máy tính thông minh kết hợp TV
Hầu hết HDTV đời mới hiện nay đều có ngõ vào HDMI, trong khi một số mẫu cũ chỉ có cổng DVI hoặc VGA để kết nối với máy tính.
Nếu card đồ họa trên máy tính của bạn có đầu ra HDMI thì tốt nhất nên sử dụng cổng đó để xuất hình ảnh ra máy tính. Chỉ cần sử dụng cáp HDMI để kết nối PC với TV.
Nếu card đồ họa chỉ có đầu ra DVI, bạn có thể sử dụng loại cáp chuyển đổi từ HDMI sang DVI và đầu HDMI vào TV. Mặc dù một số TV và card đồ họa có trang bị cổng VGA, nhưng đây không phải là lựa chọn lý tưởng vì VGA thực chất là tín hiệu tương tự vốn chỉ có thể cung cấp hình ảnh độ phân giải thấp hơn nhiều hơn so với HDMI hoặc DVI.
Hầu hết HDTV đời mới hiện nay đều có ngõ vào HDMI. |
Trước khi bắt đầu sử dụng, bạn cần phải tìm hiểu xem card đồ họa trên máy tính của mình có khả năng xuất ra ở độ phân giải nào trên HDTV. Để làm điều này, đầu tiên bạn sẽ cần phải tìm ra độ phân giải tối đa của TV bằng cách tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc trang web của nhà sản xuất. Sau đó, hãy tìm độ phân giải tối đa của card đồ họa máy tính bằng cách vào Control Panel > Display > Change display settings > Advanced settings > List All Modes. Bạn có thể tìm thấy và chọn các mức độ phân giải phù hợp với TV trong danh sách này.
Độ phân giải
Đa số HDTV phổ thông hiện nay đều hỗ trợ độ phân giải Full HD 1080p (tức 1.920 x 1.080 pixel). Tuy nhiên, thực tế thì màn hình hiển thị độ phân giải 1080p trên máy tính xách tay 15,6 inch sẽ trông không khác biệt hơn nhiều so với trên màn hình HDTV 32 inch.
Điều quan trọng ở đây là mật độ điểm ảnh, hay còn gọi là số lượng điểm ảnh đóng gói trong một inch vuông của màn hình (pixel per inch - ppi). Màn hình máy tính xách tay 15,6 inch có cùng số điểm ảnh với màn hình TV 32 inch, nhưng màn hình máy tính có mật độ điểm ảnh cao hơn nhiều (141,21ppi) so với TV (68,84ppi).
Đa số HDTV phổ thông hiện nay đều hỗ trợ độ phân giải Full HD 1080p. |
Nếu định sử dụng màn hình TV để xem video trực tuyến hoặc chơi game từ máy tính, bạn sẽ cần phải tìm những mẫu TV lý tưởng với mật độ điểm ảnh cao hơn (ít nhất là 80ppi, có nghĩa là không lớn hơn 27 inch độ phân giải Full HD 1080p). Để xem một cách thoải mái, bạn cũng chỉ cần treo TV lên tường thay vì đặt trên bàn hay tủ.
Kích thước
So với màn hình chuyên dụng cho máy tính, HDTV không phải là giải pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí. TV kích thước nhỏ và giá rẻ thường có độ phân giải 720p, trong khi màn hình máy tính với giá tương đương hầu như đều hỗ trợ Full HD 1080p. Vì vậy, nếu đang tìm mua màn hình dưới 27 inch để sử dụng với máy tính, TV có lẽ sẽ đắt hơn và có độ phân giải thấp hơn.
Nhà sản xuất thường đề nghị người dùng ngồi xa hơn nếu chọn TV lớn hơn. |
http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/06/1240565/su-dung-tv-lam-man-hinh-may-tinh/
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015
CÁCH DÙNG SKYPE BẰNG TRÌNH DUYỆT
Đô Nguyễn
|
|
(PCWorldVN) Dịch vụ Skype vừa chính thức hỗ trợ Việt Nam, bạn có
thể dùng ngay trên trình duyệt mà không cần cài ứng dụng theo hướng dẫn
ở bài viết sau.
Việc đưa dịch vụ tán gẫu trực
tuyến Skype lên nền web là nước cờ thông minh của Microsoft vì nhiều
người dùng rất ngại việc cài ứng dụng lên desktop, OS X hay các thiết bị
di động.
Dịch vụ Skype nền web được Microsoft cung cấp miễn phí từ hôm nay, hỗ trợ mọi nền tảng dành cho máy tính, trong đó có cả Chrome OS và Linux.
Tuy nhiên, Chrome OS hiện chỉ có thể chat bằng tin nhắn chứ chưa thể thoại bằng video trên hệ điều hành này. Người dùng Windows hay OS X chỉ cần sử dụng các trình duyệt Internet Explorer, Chrome, Safari và Firefox là có thể dùng được.
Hai tuần trước, dịch vụ Skype nền web được thử nghiệm tại Mỹ và Anh, hiện tại tiện ích này đã có thể hỗ trợ mọi quốc gia trên thế giới.
Microsoft cho biết, hiện tại người dùng phải cài plugin để thoại bằng giọng nói và hình ảnh, nhưng trong thời gian tới hãng sẽ sử dụng công nghệ WebRTC giúp người dùng không cần cài bất cứ tiện ích bổ sung nào nữa.
- Để sử dụng Skype dành cho nền web, trước tiên bạn truy cập vào địa chỉ: https://web.skype.com/en/.
- Sau đó, bạn khai báo tài khoản Microsoft ID hoặc Skype để đăng nhập vào Skype. Bạn có thể đăng ký và đăng nhập nhanh bằng tài khoản Facebook bằng cách chọn Sign in with Facebook.
- Trình duyệt sẽ hiện thông báo xin phép hiện thông báo như tin nhắn, cuộc gọi đến, bạn sẽ nhấn Allow (Đồng ý) để chấp nhận.
Tuy nhiên, Chrome OS hiện chỉ có thể chat bằng tin nhắn chứ chưa thể thoại bằng video trên hệ điều hành này. Người dùng Windows hay OS X chỉ cần sử dụng các trình duyệt Internet Explorer, Chrome, Safari và Firefox là có thể dùng được.
Hai tuần trước, dịch vụ Skype nền web được thử nghiệm tại Mỹ và Anh, hiện tại tiện ích này đã có thể hỗ trợ mọi quốc gia trên thế giới.
Microsoft cho biết, hiện tại người dùng phải cài plugin để thoại bằng giọng nói và hình ảnh, nhưng trong thời gian tới hãng sẽ sử dụng công nghệ WebRTC giúp người dùng không cần cài bất cứ tiện ích bổ sung nào nữa.
- Để sử dụng Skype dành cho nền web, trước tiên bạn truy cập vào địa chỉ: https://web.skype.com/en/.
- Sau đó, bạn khai báo tài khoản Microsoft ID hoặc Skype để đăng nhập vào Skype. Bạn có thể đăng ký và đăng nhập nhanh bằng tài khoản Facebook bằng cách chọn Sign in with Facebook.
- Sau khi đăng nhập thành công lần đầu tiên trên nền web, bạn sẽ nhận được cảnh báo cài thêm tiện ích bổ sung (Plugin) để sử dụng các tính năng gọi điện, thoại video. Do đó, hãy nhấn liên kết Get the plugin để tải về. Trình duyệt sẽ tự động cập nhật khi plugin này có phiên bản mới trong tương lai.
-
Sau khi cài đặt plugin, bạn nên tắt và khởi động lại trình duyệt để có
kết quả sử dụng tốt nhất. Việc nhắn tin, thoại audio, video đều thực
hiện bình thường như trên ứng dụng.- Nếu muốn thiết lập tài khoản, bạn nhấn vào biểu tượng Avatar > chọn Account. Sau khi sử dụng xong, bạn nhấn Sign out để thoát.
TÌM HIỂU VỀ GIAO DIỆN BỘ NHỚ HBM: DRAM CHỒNG LÊN NHAU, NHANH HƠN, TIẾT KIỆM ĐIỆN HƠN
High Bandwidth Memory (HBM) là một loại giao tiếp RAM tốc độ cao, trong đó các đế chip DRAM sẽ được chồng lên nhau theo chiều dọc và có một đường kết nối từ trên xuống dưới để truyền dẫn tín hiệu. HBM được phát triển bởi AMD và Hynix, sau đó họ đề xuất chuẩn này lên Hiệp hội công nghệ thể rắn (JEDEC) để tiếp tục biến thành chuẩn chung. So với giao tiếp RAM truyền thống là DDR4 (dùng cho bộ nhớ chính của thiết bị điện tử) hay GDDR5 (dùng cho chip đồ họa), HBM hứa hẹn mang lại hiệu năng cao hơn trong khi mức độ tiêu thụ điện thì giảm đi. Trong bài này mời các bạn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác về HBM nhé.
1. Vì sao HBM ra đời?
Theo tài liệu của SK Hynix hồi năm 2014, hiện nay càng lúc các bộ xử lý càng trở nên mạnh mẽ hơn, dù cho đó là CPU, GPU hay là chip xử lý tín hiệu mạng. Trong tương lai, xu hướng đó sẽ không dừng lại khi mà càng ngày càng có nhiều ứng dụng nặng về đồ họa ra đời, kết nối Ethernet thì sẽ có lúc đạt đến 40Gbps hay thậm chí là 100Gbps chứ chắc chắn không chỉ dừng ở con số 10Gbps hiện tại.
Và để có thể đảm đương được ngần ấy lượng dữ liệu trong một thời gian ngắn, bộ xử lý sẽ cần đến một bộ nhớ đủ nhanh để có thể đưa dữ liệu đầu vào cho CPU/GPU kịp lúc cũng như nhận lại dữ liệu đã được xử lý xong. Nếu bộ nhớ không nhanh thì sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn cổ chai, đó là khi chip đã xử lý xong loạt dữ liệu đầu tiên rồi nhưng không thể làm tiếp mà phải đứng lại chờ dữ liệu được chuyển đến, điều đó làm giảm đi hiệu năng của hệ thống.
Từ trước đến nay người ta đã làm nhiều cách để giải quyết vấn đề nghẽn cổ chai nói trên, từ việc đưa bộ nhớ tốc độ cao register vào trực tiếp trên đế bán dẫn của CPU cho đến các bộ nhớ đệm cache L1, L2, L3. RAM mà chúng ta đang dùng hiện nay cũng là một cách giảm thời gian chờ dữ liệu được lấy từ bộ nhớ vĩnh viễn (chính là HDD/SSD).
Vấn đề là tốc độ của RAM hiện nay không còn đủ đáp ứng cho các bộ xử lý của tương lai, trong khi cải tiến hay triển khai register, cache mới thì sẽ đắt đỏ hơn, tốn thời gian hơn. Thế nên người ta nghĩ đến việc phải làm mới giao tiếp giữa RAM và hệ thống.
Nhưng HBM cũng chưa ra đời ngay lúc này đâu. Trước khi thật sự đưa ra khái niệm về HBM, người ta đã nghĩ đến TSV (Trough silicon via). Đây là công nghệ dùng các kết nối theo chiều dọc để liên kết các đế chip nhớ lại với nhau, và chúng cũng liên kết luôn chip nhớ với bo mạch bên dưới rồi từ đó dẫn sang CPU/GPU thay vì dùng dây hàn như giải pháp truyền thống. TSV chính là nền tảng cơ bản để AMD và SK Hynix làm ra HBM.
Bên trái là cấu trúc sử dụng dây vàng để liên kết các chip nhớ DRAM đang xài trong chuẩn DDR và GDDR, bên phải là đường liên kết TSV (màu vàng) để nối các chip DRAM xài trong chuẩn HBM
Giải pháp HBM thương mại sắp được triển khai vào các sản phẩm thực tế sử dụng 4 con chip DRAM chồng lên nhau theo chiều dọc, mỗi chip có 2 kênh truyền dữ liệu tương tự như giao diện DDR tiêu chuẩn. Như vậy cứ một cụm HBM 4 chip thì sẽ có 8 kênh, mà tuyệt hơn nữa là mỗi kênh này đều độc lập với nhau nên những gì xảy ra ở một kênh sẽ không làm ảnh hưởng đến các kênh còn lại. Dung lượng của chúng có thể từ 1 đến 32GB tùy theo ý định của nhà sản xuất.
Ở thời điểm ban đầu, các chip HBM sẽ được đặt BÊN CẠNH bộ xử lý (CPU/GPU/SoC). Chính vì thế giải pháp này được gọi là 2,5D mà thôi. Trong tương lai, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục phát triển nó thành 3D thực thụ, lúc đó các cụm DRAM có thể nằm bên trên bộ xử lý.
HBM sẽ cạnh tranh trực tiếp với Hybrid Memory Cub (HMC), cũng là một loại bộ nhớ xếp chồng lên nhau, có điều đứng sau nó là Intel và Micron. Samsung cũng có dòng chip nhớ 3D của riêng mình.
Cấu trúc của bộ nhớ HBM 2,5D: 4 con chip DRAM đặt chồng lên nhau, bên dưới nó là lớp nền và các lớp liên kết (Interposer), đặt bên cạnh SoC
2. Lợi ích của HBM
Lợi ích đầu tiên đó là tốc độ. Do chip nhớ DRAM được đặt gần bộ xử lý hơn nên tốc độ truyền tải sẽ nhanh hơn. Giải pháp TSV cũng góp phần tăng cao tốc độ truyền tải so với việc sử dụng các kênh RAM riêng lẻ như truyền thống. Theo số liệu của NVIDIA, một kênh bộ nhớ HBM thì sẽ mang lại băng thông khoảng 16 đến 32GB/s. Với giải pháp 4 chip 8 kênh như đã nói ở trên, chúng ta có tổng băng thông lên đến 128-256GB/s. Và nếu ghép nhiều cụm chip lại thì con số này còn tăng lên nữa.
Để các bạn dễ so sánh thì GPU mạnh nhất của NVIDIA hiện tại dùng cho mục đích chơi game là GeForce GTX TITAN Black, nó sử dụng giao tiếp GDDR5 và có băng thông vào khoảng 336GB/s. Với các GPU trong tương lai sử dụng 4 cụm HBM (4 * 4 = 16 con chip DRAM), băng thông này hoàn toàn có thể đạt đến mức 512GB đến 1TB/s.
Lợi ích thứ hai là về diện tích. Một cụm chip HBM chỉ tốn khoảng 42mm vuông mà thôi, trong khi chip DDR3 thì phải cần đến 117mm vuông. Kết hợp với việc nó có thể được chồng lên trên bộ xử lý (hoặc đặt bên cạnh), người ta có thể làm ra những thiết bị ngày càng nhỏ gọn hơn mà không phải hi sinh hiệu năng.
Lợi ích thứ ba là về năng lượng. HBM có mức độ tiêu thụ điện trên mỗi chân chip thấp hơn nhiều so với GDDR5 lẫn DDR4, dòng điện cần để bộ nhớ hoạt động cũng thấp hơn nên hiệu quả tiêu thụ điện cao hơn. AMD cho biết các GPU xài bộ nhớ HBM của họ sắp ra mắt trong năm sau có tỉ số hiệu năng/watt điện cao gấp 3 lần so với chuẩn GDDR5 hiện nay, còn mức độ tiêu thụ điện thì giảm đi 42% đến 50%.
3. Hai thế hệ HBM
Hiện tại HBM đã được phát triển lên đến thế hệ thứ 2, và đây cũng là thế hệ sẽ được AMD xài cho các GPU của mình vào năm 2016. Hay nói cách khác, khi vừa đến tay người dùng thì HBM đã đạt đến thế hệ 2 rồi. Bên dưới là sự khác biệt cơ bản giữa HBM Gen 1 và Gen 2.
4. Các tính năng khác của HBM
Bộ nhớ máy tính thường được chia thành các "bank", có thể hiểu như các phân nhánh nhỏ của bộ nhớ, để cho phép việc truy cập song song diễn ra dễ dàng hơn, và trong máy tính bình thường của chúng ta thì mỗi khe gắn RAM sẽ có nhiều bank.
Trong quá trình DRAM hoạt động, điện tích của mỗi cell sẽ bị giảm đi theo thời gian. Chính vì thế, chuẩn DDR yêu cầu mỗi cell nhớ phải được "làm mới" sau mỗi 64 micro giây, và khi việc này diễn ra thì tất cả các bank đều phải bị đóng lại khiến băng thông tiềm năng bị giảm đi 5-10%. Còn với chuẩn HBM, mỗi bank có thể được làm mới riêng rẽ nên bus dữ liệu lúc nào cũng trong trạng thái "kích hoạt" cả. Song song đó, nếu bank này đang đóng thì bank khác sẽ chạy những tác vụ như đọc hoặc lấy dữ liệu nhằm tiết kiệm thời gian.
Ngoài ra, HBM còn có thể điều chỉnh tần số làm mới dựa theo nhiệt độ của thiết bị. Bộ điều khiển (memory controller) sẽ lấy thông tin từ một cảm biến nhiệt để điều chỉnh cho phù hợp: nếu máy đang ở chế độ nghỉ và mát mẻ thì tần số sẽ khác, nếu nhiệt độ nóng lên lúc tải nặng thì sẽ khác.
5. Kết
Tóm lại thì HBM có 4 điều cần lưu ý như sau:
Vào năm sau AMD sẽ bắt đầu tung ra những GPU đầu tiên dùng HBM. Và không chỉ riêng AMD, NVIDIA cũng đã lên kế hoạch xài HBM cho thế hệ bộ xử lý đồ họa kế tiếp của họ (tên mã Pascal). Lúc đó, những chiếc card đồ họa hay GPU của laptop sẽ không còn ghi là "GDDR5" nữa mà sẽ chuyển sang chữ HBM, và hãy chờ xem hiệu năng thực thụ của chính sẽ như thế nào nhé.
- Tốc độ cao hơn so với RAM DDR truyền thống, có thể lên tới 256GB/s cho mỗi cụm chip HBM
- Dung lượng mỗi cụm RAM cao hơn, mỗi cụm có thể lên tới 8GB, và có thể ghép nhiều cụm lại với nhau
- Giúp tạo ra những thiết bị nhỏ hơn, gọn hơn
- Hiệu quả tiêu thụ năng lượng tốt hơn
Tầm nhìn của AMD về tương lai của thiết bị điện toán, chúng bao gồm những thành phần sau
https://www.tinhte.vn/threads/tim-hieu-ve-giao-dien-bo-nho-hbm-dram-chong-len-nhau-nhanh-hon-tiet-kiem-dien-hon.2458508/
Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015
HƯỚNG DẪN CÀI GOOGLE PHOTOS CHO MÁY TÍNH
Nếu
có Google Photos trên máy tính, bạn sẽ như có một kho ảnh và video lưu
trữ trên đám mây và có thể được tìm kiếm lại bằng công nghệ nhận dạng
ảnh.
Google
mới cho ra đời dịch vụ Google Photos, một kho lưu trữ đám mây tất cả ảnh
và video của một tài khoản Google, có thể tập hợp từ nhiều nguồn “chính
hãng” khác nhau như YouTube hay Google+.
Không chỉ có 15 GB miễn phí để lưu trữ, hoặc vô hạn dung lượng nhưng với điều kiện các tấm ảnh sẽ phải được chỉnh nhỏ lại, điều thú vị nhất của Google Photos là người dùng có thể tìm lại bức ảnh trong kho bằng công nghệ nhận dạng ảnh.
Ví dụ, bạn có thể tìm lại ảnh chụp ở London mặc dù tiêu đề và miêu tả ảnh không hề có từ khóa London, mà do Google nhận diện được cảnh vật ở London.
Không chỉ là ứng dụng trên iOS và Android, Google Photo cũng có bản dành cho máy tính để tự động sao lưu tất cả ảnh và video trong các thư mục được chỉ định. Sau đây hướng dẫn cài Google Photos cho máy tính.
Bước 1: Vào địa chỉ tải Google Photos rồi bấm DESKTOP UPLOADER.
Bước 2: Bạn sẽ tải về được một file cài đặt. Mở file cài đặt lên rồi bấm I Agree để bắt đầu quá trình cài Google Photos…
Bước 3: Bây giờ đến phần thiết lập, hãy đánh dấu thư mục nào bạn muốn ảnh và video tự động sao lưu lên Google Photos, có thể bấm Add để thêm thư mục nếu muốn.
Bạn cũng có thể đánh dấu cơ chế vô hạn dụng lượng nhưng ảnh được chỉnh nhỏ bớt, hoặc 15 GB dung lượng ảnh nguyên gốc. Bạn cũng có thể bỏ đánh dấu gửi thống kê thói quen sử dụng về Google, rồi mới bấm Start backup.
Bước 4: Bấm OK khi được Google Photos hướng dẫn cơ bản.
Bước 5: Khi Google Photos đã được kích hoạt, bạn có thể bấm vào biểu tượng Google Photos trên thanh Taskbar để tạm dừng hoặc nhiều lựa chọn khác.
Không chỉ có 15 GB miễn phí để lưu trữ, hoặc vô hạn dung lượng nhưng với điều kiện các tấm ảnh sẽ phải được chỉnh nhỏ lại, điều thú vị nhất của Google Photos là người dùng có thể tìm lại bức ảnh trong kho bằng công nghệ nhận dạng ảnh.
Ví dụ, bạn có thể tìm lại ảnh chụp ở London mặc dù tiêu đề và miêu tả ảnh không hề có từ khóa London, mà do Google nhận diện được cảnh vật ở London.
Không chỉ là ứng dụng trên iOS và Android, Google Photo cũng có bản dành cho máy tính để tự động sao lưu tất cả ảnh và video trong các thư mục được chỉ định. Sau đây hướng dẫn cài Google Photos cho máy tính.
Bước 1: Vào địa chỉ tải Google Photos rồi bấm DESKTOP UPLOADER.
Vào địa chỉ tải Google Photos rồi bấm DESKTOP UPLOADER (khoanh đỏ).
|
Mở file cài đặt lên rồi bấm I Agree (mũi tên) để bắt đầu quá trình cài Google Photos…
|
Bấm Continue để đồng ý điều khoản sử dụng.
|
Bước 3: Bây giờ đến phần thiết lập, hãy đánh dấu thư mục nào bạn muốn ảnh và video tự động sao lưu lên Google Photos, có thể bấm Add để thêm thư mục nếu muốn.
Bạn cũng có thể đánh dấu cơ chế vô hạn dụng lượng nhưng ảnh được chỉnh nhỏ bớt, hoặc 15 GB dung lượng ảnh nguyên gốc. Bạn cũng có thể bỏ đánh dấu gửi thống kê thói quen sử dụng về Google, rồi mới bấm Start backup.
Hãy đánh dấu thư mục nào bạn muốn ảnh và
video tự động sao lưu lên Google Photos, có thể bấm Add (khoanh đỏ) để
thêm thư mục nếu muốn.
Bạn cũng có thể đánh dấu cơ chế vô hạn
dụng lượng nhưng ảnh được chỉnh nhỏ bớt (1), hoặc 15 GB dung lượng ảnh
nguyên gốc (2). Bạn cũng có thể bỏ đánh dấu gửi thống kê thói quen sử
dụng về Google (3), rồi mới bấm “Start backup”.
|
Bước 4: Bấm OK khi được Google Photos hướng dẫn cơ bản.
Bấm OK khi được Google Photos hướng dẫn cơ bản.
|
Bước 5: Khi Google Photos đã được kích hoạt, bạn có thể bấm vào biểu tượng Google Photos trên thanh Taskbar để tạm dừng hoặc nhiều lựa chọn khác.
Khi Google Photos đã được kích hoạt, bạn có thể bấm vào biểu tượng Google Photos (khoanh đỏ) trên thanh Taskbar để điều hành.
|
Hướng dẫn cài Google Photos cho máy tính: Bạn có thể tạm dừng việc tự động sao lưu (khoanh đỏ) và nhiều lựa chọn khác.
|
Theo ITC News
DÙNG LẠI PIN ĐIỆN THOẠI CŨ LÀM SẠC DỰ PHÒNG VỚI BETTER RE
Nếu có pin điện thoại không còn dùng đến, bạn có thể tận dụng nó làm pin sạc dự phòng nhờ một thiết bị có tên BETTER RE. Đây là một chiếc hộp có thiết kế giống như pin sạc ngoài nhưng không tích hợp sẵn cell pin mà thay vào đó, chúng ta sẽ gắn cục pin thừa vào chiếc hộp để sạc cho các thiết bị khác.
Hướng đến mục tiêu tái sử dụng tối đa, nhóm phát triển Enlighten đã sử dụng 100% nhôm tái chế, gỗ óc chó và gỗ thích để làm nên lớp vỏ cho thiết bị. Thiết kế của BETTER RE đơn giản và rất hợp thời, vỏ nhôm phay hoặc xử lý nhám với các màu trắng, bạc hoặc đen, gỗ bọc 2 đầu và thiết kế này cũng đã mang lại cho nhóm giải thưởng thiết kế Red Dot Award.
Cách sử dụng BETTER RE rất đơn giản, bạn tháo rời vỏ thiết bị ra, đặt một cục pin điện thoại vào đó, vặn núm để giữ chặt pin, lắp vỏ lại và bắt đầu dùng.
Mỗi loại pin đều có chân tiếp xúc riêng nhưng đều theo quy tắc + - + theo 2 kiểu A và B như hình trên. Bạn có thể kiểm tra kiểu chân pin và trượt pin vào khay sao cho các điện cực nằm đúng vị trí + với + và - với -.
BETTER RE tương thích với hầu hết các loại pin điện thoại với kích thước tối đa 62,5 x 78,8 mm. Để kiểm tra xem cục pin có còn dùng được hay không, bạn có thể dùng cục sạc sạc cho nó sau khi đã gắn vào BETTER RE. Sau 2 giây, đèn LED sẽ thông báo: nếu 4 đèn cùng sáng, pin còn tốt và dùng được; nếu chỉ 1 đèn sáng, bạn cần thử 1 cục pin khác. 4 đèn LED cũng có chức năng báo dung lượng pin, tương ứng 25% mỗi đèn và bạn có thể kiểm tra bằng cách bấm vào nút trên cùng của thiết bị.
Ngoài ra, BETTER RE còn được thiết kế một chân cắm nam châm mở rộng để bạn có thể gắn nhiều chiếc BETTER RE vào nhau để tăng dung lượng pin sạc.
Nhóm phát triển cho rằng các thiết bị di động luôn rất nhanh hết pin và số lượng thiết bị thông minh mà chúng ta dùng có xu hướng nhiều hơn. Do đó nhu cầu về pin sạc dự phòng cũng tăng theo. Vấn đề là các hãng sản xuất tạo ra một lượng lớn pin Li-ion và việc sản xuất cũng như thải hồi chúng cũng gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến môi trường. Nếu sạc pin điện thoại mỗi ngày, chu kỳ thay thế pin vào khoảng 1,3 năm và trên thực tế sau 2 năm dùng, cell pin Li-ion vẫn đạt hiệu quả khoảng 80% so với pin mới. Vì vậy, thay vì bỏ đi thì chúng ta nên tận dụng chúng và BETTER RE là giải pháp cho nhu cầu này.
Hiện tại BETTER RE đã được gây quỹ thành công trên Kickstarter, nếu ủng hộ từ 44 USD, bạn sẽ nhận được một chiếc BETTER RE kèm 1 cục pin điện thoại đã qua sử dụng. Cứ thêm mỗi 10 USD thì bạn sẽ được tặng thêm 1 cục pin, dung lượng từ 2800 đến 3400 mAh. Sản phẩm sẽ được chuyển đến tay bạn vào tháng 11 năm nay.
Theo: Kickstarter
https://www.tinhte.vn/threads/dung-lai-pin-dien-thoai-cu-lam-sac-du-phong-voi-better-re.2470123/
Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015
ĐỂ CHỤP ẢNH ĐẸP HƠN BẰNG ZENFONE 2
Mình có bài chia sẻ đánh giá về cái Camera của Asus Zenfone 2
rồi. Đây là chiếc điện thoại giá vừa phải chụp hình khá tốt. Mình xin
chia sẻ một số lưu ý khi chụp hình bằng điện thoại, cách riêng Zenfone 2
để có được bức ảnh ưng ý hơn. Dĩ nhiên ban đầu thì phải làm chủ điều
khiển thuần thục cái camera, rồi ứng dụng những kiến thức nhiếp ảnh và
những lưu ý cần thiết, và có góc chụp với cảm xúc riêng cá nhân, những
bức ảnh độc đáo riêng mỗi người. Bài viết với mục đích nhỏ mọn như thế,
dành cho các bạn mới.
Các chế độ chụp
Chỉnh sửa hoàn tất ảnh
1. Làm chủ máy bằng cách tìm hiểu giao diện công cụ & Thiết đặt lại các thông số tối ưu
Cần thiết tìm hiểu giao diện công cụ camera để thành thạo sử dụng, thì việc vào thiết đặt (setting) lại các tuỳ chọn phù hợp và tối ưu hơn cho camera là rất cần thiết. Với Zenfone 2 có mấy tuỳ chỉnh cần thay đổi:
2. Bố cục cơ bản cho người bắt đầu
Dẫu là chụp hoàn toàn tự động, khi đưa máy điện thoại lên, bạn sẽ phản xạ chọn khung ảnh theo bố cục phù hợp, để đối tượng cần chụp được nổi bật hoặc ấn tượng. Bắt đầu chơi nên tuân theo "Bố cục theo tỷ lệ vàng 1/3". Khung ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc cắt khung hình với khoảng cách đều. Cũng có những khung ngắm trong máy kỹ thuật số có những đường chia mờ mờ thế này ngay trên máy. Nếu không, ngay khi ngắm và chọn khung ảnh, bạn phải chia trong đầu khung ảnh có 9 phần như vậy để sắp xếp chủ thể chính và tiền cảnh/hậu cảnh phụ như thế nào. Khi quen dần, điều này sẽ gần như trở thành hoạt động vô thức khi mắt bạn đưa vào khung ngắm.
Bắt đầu chụp ảnh, bạn cứ đặt đối tượng cần nhấn mạnh vào 4 điểm mạnh nói trên. Khi quen rồi, sẽ tự nhiên có những sáng tạo phá bố cục nguyên tắc sau. Khởi đầu, đừng nên có suy nghĩ "tôi tự do, tôi không thích gò bó...!", bởi như thế, rất lâu để có bức ảnh tốt và ấn tượng theo cách của bạn.
Bạn thích tấm nào trong 3 tấm ảnh dưới đây?
Cùng một cảnh và tại một vị trí đứng.
Tấm ảnh 1: Oh! mây trời đẹp quá! Thế là dành gần hết khung ảnh cho phần mây trời. Nhìn vào là mây trời đập vào mắt ngay, hút người xem vào đám mây, còn phần đất nhà cửa là phụ trong bối cảnh.
Tấm ảnh 2: Oh! Hồ nước đẹp quá! Dành gần hết khung ảnh tập trung cho hồ nước. Phần mây trời và nhà cửa chỉ chiếm phần nhỏ trong bối cảnh.
Tấm ảnh 3: Hôm nay trời đẹp, dành nhiều phần cho mây trời và giữ phần nước với tỷ lệ 1/3 tại điểm tháp nhà thờ màu đỏ. Bức ảnh có vẻ hài hoà hơn, chuẩn mực kiểu kinh điển.
Hôm ở trên núi cao, buổi sớm mù mịt sương mình thử bố cục này.
Mọi quy tắc chỉ là chiếc xe tập đi cho trẻ trước khi chúng đủ vững vàng để chạy nhảy một mình. Hãy mạnh dạn chọn khung hình sao dễ chụp nhất, phù hợp với mắt nhìn tự nhiên của con người. Chỉ cần áp khung ảnh vào không gian cảnh trí và lựa chọn một trong nhiều khung hình khác nhau để mở rộng sự sáng tạo tự do.
Ngược lại, lấy thêm phần trên để ảnh có chiều sâu hơn:
3. Đo sáng là quan trọng với camera điện thoại
Trên điện thoại nói chung và Zenfone cũng thế, điểm đo sáng và canh nét là 1. Bạn thử chạm tay vào màn hình, chúng ta nói cái hình vuông màu xanh nhấp nháy trên màn hình là điểm canh nét. Đúng! Nhưng trước khi cái dấu vuông màu xanh đó canh nét vật thể cần chụp thì nó là điểm vuông đo sáng cho khung ảnh. Bạn thử để điện thoại sát vào một vật để điện thoại không thể lấy nét, rồi chạm vào nhiều vùng sáng / tối khác nhau, bạn sẽ thấy hình vuông đo sáng đó hoạt động (đo sáng và điều chỉnh ánh sáng toàn khung thay đổi khác nhau) dẫu cho đối tượng nằm ngoài khoảng cách mà ống kính có thể lấy nét. Do vậy, đo sáng vào đâu để kiểm soát được ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ chụp là rất quan trọng.
Hãy xem các tình huống sau:
Mình chạm tay vào toà nhà sáng bên phải, tại đó sẽ được máy đo sáng, đúng nét và đủ sáng, vùng trời vẫn còn chút màu xanh của mây, nhưng các vùng chênh sáng khác thiếu sáng, tối thui.
Mình thay đổi điểm đo sáng là cái nhà màu nâu, vùng trời và dãy nhà góc phải rực sáng hơn, mây trời trắng tinh thừa sáng, nhưng phần đất và cảnh vật sáng rõ hơn. Nếu không có ý đó gì khác, bức ảnh này có ánh sáng hài hoà hơn.
Zenfone 2 có chế độ chụp Manual, bạn có thể chỉnh tay các thông số hoặc nhanh nhất là gia giảm lượng sáng ở thanh trượt EV để có ánh sáng theo ý muốn.
Tấm này đo sáng vào vùng đất, mặt trời cháy sáng mất nhiều chi tiết mây:
Tấm dưới đo sáng vùng mây trời, vùng đất sẽ thiếu sáng:
Tấm này mình vẫn đo sáng vùng mây gần mặt trời, và tăng thêm +1.5EV:
Ánh sáng rất quan trọng cho việc ghi hình, quyết định thành bại một bức ảnh. Điện thoại có những giới hạn nhất định, có những hoàn cảnh khó, dù hiệu chỉnh EV hay đo sáng kiểu gì cũng không thể có ánh sáng ưng ý cho vật thể trong khung, thì mình đành chờ sự thay đổi của ánh sáng.
Trường hợp này: Mình đo sáng và gia giảm EV thì vẫn không cân đối được ánh sáng cánh hoa và xung quanh. Một phần cánh hoa bị cháy trắng mất chi tiết.
Chờ khoảng vài phút thì ánh sáng thay đổi thế này:
4. Chụp hoàn toàn tự động
Nghĩa là chỉ cần biết cách mở chức năng chụp ảnh, biết nút chụp nằm ở đâu, và đưa máy lên chụp. Điện thoại chụp hình hoạt động trên nền một phần mềm thuật toán có sẵn. Rất nhiều bức ảnh chụp tự động được máy cân chỉnh ánh sáng, độ tương phản và màu sắc kiểu "sáng mặt ăn tiền" nên làm người chụp cảm thấy ưng ý.
* Những hoàn cảnh chụp tự động đẹp
Khi nào thì chụp HDR?
Trong một số trường hợp, khung ảnh có các vùng sáng chênh lệch lượng sáng, nếu vùng tối đủ sáng thì vùng sáng thừa và ngược lại. HDR (high dynamic range) nguyên là một kỹ thuật chụp chồng nhiều tấm ảnh với nhiều mức độ sáng khác nhau thành 1 tấm, để có được độ nét và màu sắc ở các vùng chênh sáng. Chế độ HDR trong điện thoại Zenfone 2 tích hợp sẵn.
Chúng ta xem khung ảnh có 2 vùng chênh sáng sau, muốn giữ ráng trời mà vùng đất đủ sáng thể hiện nhiều chi tiết cây cỏ hơn thì dùng chế độ HDR hiệu quả.
5. Đường chân trời
Nếu không có ý đồ gì đặc biệt, người ta khuyên để ý đừng để đường chân trời bị nghiêng ngã, nhất là trong chủ đề ảnh phong cảnh. Đường chân trời là đường ngang trong khung ảnh, thường nằm tại vị trí của hai đường mạnh như đã nói trên phần bố cục. Nếu khi chụp vội bị lỗi này thì có thể điều chỉnh hậu kỳ để đường chân trời ngay ngắn.
Ảnh này có đường chân trời nghiêng:
Tấm sau đường chân trời ngay, nhìn khung hình có kết cấu chặt chẽ và hài hoà dễ xem hơn.
6. Hậu kỳ chỉnh sửa
Trong điện thoại có sẵn các công cụ chỉnh sửa ảnh, hoặc bạn có thể tải các app chỉnh sửa rất nhiều, chọn cái mình thích dùng và thành thạo. Công cụ chỉ là hỗ trợ chứ không phải nó quyết định khung ảnh. Khung ảnh tốt nhất là phải được chăm chút ngay từ khi ngắm, bố cục khung, lựa chọn hướng sáng, bấm máy. Hậu kỳ để cắt cúp phần nào, điều chỉnh thêm phần nào để khung ảnh đẹp hơn, trân trọng tác phẩm của mình hơn. Điều kiện ảnh gốc phải đủ chất lượng để có thể chỉnh sửa được.
Trên HĐH Android, mình thích hai ứng dụng: Snapseed và PS Express.
Trước và sau khi hậu kỳ bằng App Snapseed:
Làm chủ thao tác công cụ chụp
Các chế độ chụp
Chỉnh sửa hoàn tất ảnh
Cần thiết tìm hiểu giao diện công cụ camera để thành thạo sử dụng, thì việc vào thiết đặt (setting) lại các tuỳ chọn phù hợp và tối ưu hơn cho camera là rất cần thiết. Với Zenfone 2 có mấy tuỳ chỉnh cần thay đổi:
- Chọn tỷ lệ khung hình. Nếu cần bức ảnh có độ phân giải cao 13MP thì chụp tỷ lệ 4:3, nếu chụp cần cảnh ngang rộng hoặc khung đứng cao và độ phân giải giảm còn 10MP thì chọn tỷ lệ 16:9. Mình thường để thường xuyên là tỷ lệ 4:3 để có độ phân giải ảnh cao nhất.
- Chọn chất lượng ảnh là Fine thay vì mặc định máy mới là Standard. Chụp ảnh điện thoại có nhiều giới hạn, có được bức ảnh phải trả nhiều công sức tiền của, nên cứ chọn tuỳ chọn tốt nhất cho từng khung ảnh là yên tâm nhất.
- Các tuỳ chỉnh khác để Auto, riêng +-EV sẽ được tăng hoặc giảm tuỳ thuộc hoàn cảnh chụp.
2. Bố cục cơ bản cho người bắt đầu
Dẫu là chụp hoàn toàn tự động, khi đưa máy điện thoại lên, bạn sẽ phản xạ chọn khung ảnh theo bố cục phù hợp, để đối tượng cần chụp được nổi bật hoặc ấn tượng. Bắt đầu chơi nên tuân theo "Bố cục theo tỷ lệ vàng 1/3". Khung ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc cắt khung hình với khoảng cách đều. Cũng có những khung ngắm trong máy kỹ thuật số có những đường chia mờ mờ thế này ngay trên máy. Nếu không, ngay khi ngắm và chọn khung ảnh, bạn phải chia trong đầu khung ảnh có 9 phần như vậy để sắp xếp chủ thể chính và tiền cảnh/hậu cảnh phụ như thế nào. Khi quen dần, điều này sẽ gần như trở thành hoạt động vô thức khi mắt bạn đưa vào khung ngắm.
Bắt đầu chụp ảnh, bạn cứ đặt đối tượng cần nhấn mạnh vào 4 điểm mạnh nói trên. Khi quen rồi, sẽ tự nhiên có những sáng tạo phá bố cục nguyên tắc sau. Khởi đầu, đừng nên có suy nghĩ "tôi tự do, tôi không thích gò bó...!", bởi như thế, rất lâu để có bức ảnh tốt và ấn tượng theo cách của bạn.
Bạn thích tấm nào trong 3 tấm ảnh dưới đây?
Cùng một cảnh và tại một vị trí đứng.
Tấm ảnh 1: Oh! mây trời đẹp quá! Thế là dành gần hết khung ảnh cho phần mây trời. Nhìn vào là mây trời đập vào mắt ngay, hút người xem vào đám mây, còn phần đất nhà cửa là phụ trong bối cảnh.
Tấm ảnh 2: Oh! Hồ nước đẹp quá! Dành gần hết khung ảnh tập trung cho hồ nước. Phần mây trời và nhà cửa chỉ chiếm phần nhỏ trong bối cảnh.
Tấm ảnh 3: Hôm nay trời đẹp, dành nhiều phần cho mây trời và giữ phần nước với tỷ lệ 1/3 tại điểm tháp nhà thờ màu đỏ. Bức ảnh có vẻ hài hoà hơn, chuẩn mực kiểu kinh điển.
Hôm ở trên núi cao, buổi sớm mù mịt sương mình thử bố cục này.
Mọi quy tắc chỉ là chiếc xe tập đi cho trẻ trước khi chúng đủ vững vàng để chạy nhảy một mình. Hãy mạnh dạn chọn khung hình sao dễ chụp nhất, phù hợp với mắt nhìn tự nhiên của con người. Chỉ cần áp khung ảnh vào không gian cảnh trí và lựa chọn một trong nhiều khung hình khác nhau để mở rộng sự sáng tạo tự do.
Ngược lại, lấy thêm phần trên để ảnh có chiều sâu hơn:
3. Đo sáng là quan trọng với camera điện thoại
Trên điện thoại nói chung và Zenfone cũng thế, điểm đo sáng và canh nét là 1. Bạn thử chạm tay vào màn hình, chúng ta nói cái hình vuông màu xanh nhấp nháy trên màn hình là điểm canh nét. Đúng! Nhưng trước khi cái dấu vuông màu xanh đó canh nét vật thể cần chụp thì nó là điểm vuông đo sáng cho khung ảnh. Bạn thử để điện thoại sát vào một vật để điện thoại không thể lấy nét, rồi chạm vào nhiều vùng sáng / tối khác nhau, bạn sẽ thấy hình vuông đo sáng đó hoạt động (đo sáng và điều chỉnh ánh sáng toàn khung thay đổi khác nhau) dẫu cho đối tượng nằm ngoài khoảng cách mà ống kính có thể lấy nét. Do vậy, đo sáng vào đâu để kiểm soát được ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ chụp là rất quan trọng.
Hãy xem các tình huống sau:
Mình chạm tay vào toà nhà sáng bên phải, tại đó sẽ được máy đo sáng, đúng nét và đủ sáng, vùng trời vẫn còn chút màu xanh của mây, nhưng các vùng chênh sáng khác thiếu sáng, tối thui.
Mình thay đổi điểm đo sáng là cái nhà màu nâu, vùng trời và dãy nhà góc phải rực sáng hơn, mây trời trắng tinh thừa sáng, nhưng phần đất và cảnh vật sáng rõ hơn. Nếu không có ý đó gì khác, bức ảnh này có ánh sáng hài hoà hơn.
Zenfone 2 có chế độ chụp Manual, bạn có thể chỉnh tay các thông số hoặc nhanh nhất là gia giảm lượng sáng ở thanh trượt EV để có ánh sáng theo ý muốn.
Tấm này đo sáng vào vùng đất, mặt trời cháy sáng mất nhiều chi tiết mây:
Tấm dưới đo sáng vùng mây trời, vùng đất sẽ thiếu sáng:
Tấm này mình vẫn đo sáng vùng mây gần mặt trời, và tăng thêm +1.5EV:
Ánh sáng rất quan trọng cho việc ghi hình, quyết định thành bại một bức ảnh. Điện thoại có những giới hạn nhất định, có những hoàn cảnh khó, dù hiệu chỉnh EV hay đo sáng kiểu gì cũng không thể có ánh sáng ưng ý cho vật thể trong khung, thì mình đành chờ sự thay đổi của ánh sáng.
Trường hợp này: Mình đo sáng và gia giảm EV thì vẫn không cân đối được ánh sáng cánh hoa và xung quanh. Một phần cánh hoa bị cháy trắng mất chi tiết.
Chờ khoảng vài phút thì ánh sáng thay đổi thế này:
4. Chụp hoàn toàn tự động
Nghĩa là chỉ cần biết cách mở chức năng chụp ảnh, biết nút chụp nằm ở đâu, và đưa máy lên chụp. Điện thoại chụp hình hoạt động trên nền một phần mềm thuật toán có sẵn. Rất nhiều bức ảnh chụp tự động được máy cân chỉnh ánh sáng, độ tương phản và màu sắc kiểu "sáng mặt ăn tiền" nên làm người chụp cảm thấy ưng ý.
* Những hoàn cảnh chụp tự động đẹp
- Ánh sáng đủ sáng đối tượng
- Nguồn sáng thuận (tức là hướng ánh sáng chiếu từ sau lưng người chụp tới đối tượng)
- Chụp phong cảnh ban ngày nắng sáng
- Chụp lưu niệm ngoài trời sáng
- Chụp cận cảnh tĩnh vật
- Chụp văn bản
- Ánh sáng yếu, không đủ sáng đối tượng
- Nhiều mảng/vùng sáng tối chênh lệch nhiều trong cùng khung ảnh
- Nguồn sáng ngược (tức là hướng ánh sáng chiếu trực tiếp thẳng vào ống kính)
- Muốn nhấn mạnh một chủ đề trong vùng ánh sáng phức tạp
Khi nào thì chụp HDR?
Trong một số trường hợp, khung ảnh có các vùng sáng chênh lệch lượng sáng, nếu vùng tối đủ sáng thì vùng sáng thừa và ngược lại. HDR (high dynamic range) nguyên là một kỹ thuật chụp chồng nhiều tấm ảnh với nhiều mức độ sáng khác nhau thành 1 tấm, để có được độ nét và màu sắc ở các vùng chênh sáng. Chế độ HDR trong điện thoại Zenfone 2 tích hợp sẵn.
Chúng ta xem khung ảnh có 2 vùng chênh sáng sau, muốn giữ ráng trời mà vùng đất đủ sáng thể hiện nhiều chi tiết cây cỏ hơn thì dùng chế độ HDR hiệu quả.
5. Đường chân trời
Nếu không có ý đồ gì đặc biệt, người ta khuyên để ý đừng để đường chân trời bị nghiêng ngã, nhất là trong chủ đề ảnh phong cảnh. Đường chân trời là đường ngang trong khung ảnh, thường nằm tại vị trí của hai đường mạnh như đã nói trên phần bố cục. Nếu khi chụp vội bị lỗi này thì có thể điều chỉnh hậu kỳ để đường chân trời ngay ngắn.
Ảnh này có đường chân trời nghiêng:
Tấm sau đường chân trời ngay, nhìn khung hình có kết cấu chặt chẽ và hài hoà dễ xem hơn.
6. Hậu kỳ chỉnh sửa
Trong điện thoại có sẵn các công cụ chỉnh sửa ảnh, hoặc bạn có thể tải các app chỉnh sửa rất nhiều, chọn cái mình thích dùng và thành thạo. Công cụ chỉ là hỗ trợ chứ không phải nó quyết định khung ảnh. Khung ảnh tốt nhất là phải được chăm chút ngay từ khi ngắm, bố cục khung, lựa chọn hướng sáng, bấm máy. Hậu kỳ để cắt cúp phần nào, điều chỉnh thêm phần nào để khung ảnh đẹp hơn, trân trọng tác phẩm của mình hơn. Điều kiện ảnh gốc phải đủ chất lượng để có thể chỉnh sửa được.
Trên HĐH Android, mình thích hai ứng dụng: Snapseed và PS Express.
Trước và sau khi hậu kỳ bằng App Snapseed:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)