Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGUỒN ĐIỆN CỦA BOX Ổ CỨNG DI ĐỘNG

ssd (2).jpg
Ổ SSD dùng với cáp SATA to USB.

Khi có một cái ổ cứng 2.5" dư không xài, để tận dụng thì nhiều người chọn cách mua thêm một cái box ổ cứng, gắn ổ đó vô và sử dụng như một ổ cứng di động. Tuy nhiên, có nhiều người gặp trường hợp là khi cắm chiếc ổ di động đó với máy tính này thì nhận và xài bình thường, nhưng máy khác thì lại không (trong trường hợp ổ 2.5" hoàn toàn khỏe mạnh)i, hoặc nếu nhận được thì bị chập chờn, ổ chạy chậm thất thường. Do đó, họ nghĩ rằng cái ổ cứng 2.5" bị lỗi, bị "hư cơ", nhưng sự thật không phải thế, vậy thì nguyên nhân do đâu?

Câu trả lời chính là do cường độ dòng điện mà chiếc ổ yêu cầu (vì điện áp thì lúc nào cũng là 5V rồi), một điều mà rất nhiều người không quan tâm tới. Cụ thể, một thiết bị điện cần phải được cấp điện thì nó mới hoạt động được, trường hợp này là ổ cứng. Thông số về điện áp chuẩn để nó hoạt động được ghi rất rõ trên tem của sản phẩm, ví dụ ở cái ổ bên dưới là hiệu điện thế 5V và cường độ dòng diện 700mA, đem nhân 2 thông số này với nhau, ta có công suất tiêu thụ của nó là P = U x I = 5 x 0,7 = 3,5W. Có nhiều ổ cứng 2.5" thậm chí chỉ cần 500mA, tức là tiêu thụ chỉ 2,5W mà thôi.

o-cung-laptop.jpg Ổ cứng 320GB này cần nguồn điện 5V và 0,7A

ssd (3).jpg
Với cái SSD 512GB này thì công suất tiêu thụ cao hơn gần 3 lần, P = 5 x 2 = 10W.

Theo lý thuyết, cổng USB 2.0 trên máy tính cho cường độ 0,5A (500mA), hiện nay thì rất nhiều máy tính có thể cấp nguồn điện cổng này là 5V và 1A, tức là công suất 5W (Cá biệt vẫn có những máy tính có cổng USB 2.0 cho ra cường độ dòng điện 1,5A ví dụ Macbook Pro). Như vậy trên lí thuyết thì nó sẽ đủ điện để cấp cho cái ổ cứng bên trên, nhưng chỉ đáp ứng được 1/2 cho cái SSD.

Với cổng USB 3.0 hiện nay, nó có thể cho ra dòng điện 1A - 2A, tương đương công suất 5 - 10W, đủ đáp ứng nguồn cho cái HDD lẫn SSD bên trên.

ssd.jpg

Như vậy, tình trạng phổ biến mà chúng ta gặp phải khi sử dụng ổ cứng di động (khi dùng với những cái box tự mua ngoài của hãng thứ 3) là có khi máy tính nhận được ổ, có khi lại không, thì hầu hết xuất phát do nguồn điện không đủ. Do đó, để hạn chế tình trạng này, các bạn nên lưu ý hơn về điện áp của ổ cứng đó, rằng nó có công suất tiêu thụ bao nhiêu Watt.

Việc thứ 2, cái box ổ cứng mà chúng ta mua có khả năng tải được dòng điện bao nhiêu A, nhằm cung cấp đủ công suất tiêu thụ cho cái ổ cứng sẽ được gắn vô. Nên chọn những box ổ cứng có thương hiệu một chút. Một số box để giải quyết tình trạng yếu điện, nó có thêm dây USB phụ để bổ sung điện nạo vô (ví dụ cái cáp màu đen trong hình bên dưới). Những thông số về điện áp của box đều được ghi rõ bên trong thông số của sản phẩm.

Vì vậy, cách khắc phục đơn giản nhất cho những chiếc ổ có công suất tiêu thụ cao, là chúng ta nên chọn những box, cáp SATA to USB nào có thêm dây nguồn phụ, nhằm giúp nó tăng gấp đôi cường độ dòng điện cung cấp cho ổ cứng.

ssd (1).jpg
Từ trái qua: cáp SATA to USB 2.0; SATA to USB 3.0 và box ổ cứng di động

Chúc các bạn sử dụng box ổ cứng di động hiệu quả hơn.
https://tinhte.vn/threads/vai-dieu-can-biet-ve-nguon-dien-cua-box-o-cung-di-dong.2300101/

CÁCH ĐỌC MÃ VẠCH UPC ĐỂ NHẬN BIẾT HÀNG MỸ, NHẬT HAY TRUNG QUỐC

UPC hay còn gọi là Mã sản phẩm luôn luôn được in trên bao bì, dùng để nhận biết xuất xứ của các mặt hàng. Trong bài viết này, Quản trị mạng sẽ cung cấp đến bạn đọc danh sách các mã vạch ứng với từng quốc gia, để người đọc biết cách đọc mã vạch sản phẩm, mã vạch UPC để từ đó phân biệt hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc với các mặt hàng đến từ các nước khác trên thế giới
Nguyên tắc chung để xác định đó là ba con số đầu tiên của mã vạch UPC. Nó sẽ cho biết nhà máy hay quốc gia xuất khẩu sản phẩm đó. Chẳng hạn với mã vạch của Việt Nam sẽ là 893, của Hàn Quốc sẽ là 880 và Trung Quốc sẽ từ 690 đến 695,...
Cách đọc mã vạch để nhận biết hàng
Một số trường hợp đặc biệt khó xác định xuất xứ như một công ty ở Ấn Độ nhập khẩu hoa quả từ Trung Quốc, sau đó lại xuất khẩu sang các nước khác nên mã vạch hiển thị xuất xứ hoa quả sẽ ở Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc.
Cách đọc mã vạch để nhận biết hàng
Cách đọc mã vạch để nhận biết hàng
Trên đây là bảng mã vạch theo quy chuẩn quốc tế, giúp bạn nhận biết xuất xứ hàng hóa. Trước khi mua hàng, người tiêu dùng không chỉ nên kiểm tra bảng mã vạch mà còn tìm hiểu thông tin của công ty sản xuất, cũng như công ty nhập khẩu hàng. 

Tham khảo thêm các bài viết sau đây:

 Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn đọc!
Cập nhật: 11/11/2016 Nguyễn Trang (Tham khảo) 

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ THÊM HOẶC XÓA TÀI KHOẢN ĐÃ LƯU TRÊN ĐIỆN THOẠI CỦA TÔI?

Tìm hiểu cách thực hiện:
Cách thiết lập tính năng đăng nhập bằng một lần nhấn trên điện thoại hoặc máy tính bảng:

Khi đăng nhập vào ứng dụng Facebook lần đầu tiên trên thiết bị, bạn sẽ nhìn thấy lời nhắc sử dụng tính năng đăng nhập bằng một lần nhấn thay vì nhập email hoặc số điện thoại và mật khẩu trong tương lai.
Sau khi thiết lập tính năng đăng nhập bằng một lần nhấn, chỉ cần nhấn vào ảnh đại diện để đăng nhập. Để tăng cường bảo mật, bạn cũng có thể thêm mã khóa gồm 4 chữ số.
Lưu ý: nếu đã loại bỏ lời nhắc hoặc xóa tài khoản đã lưu khỏi điện thoại của mình trước đây, bạn sẽ không nhìn thấy tùy chọn đăng nhập bằng một lần nhấn.
Cách đăng nhập hoặc lưu tài khoản khác trên điện thoại hoặc máy tính bảng:

  1. Nhấn vào Đăng nhập vào tài khoản khác ở cuối màn hình đăng nhập
  2. Nhập email hoặc số điện thoại được kết nối với tài khoản
  3. Nhập mật khẩu của bạn và nhấn vào Đăng nhập
  4. Nếu bạn đang đăng nhập vào ứng dụng Facebook lần đầu tiên trên thiết bị này, hãy nhấn vào OK trên trang Mới! Đăng nhập nhanh hơn để lưu tài khoản
Cách xóa tài khoản khỏi điện thoại hoặc máy tính bảng:

  1. Nhấn vào Cài đặt đăng nhập ở cuối màn hình đăng nhập
  2. Nhấn vào [Tên của bạn]
  3. Nhấn vào Xóa tài khoản khỏi điện thoại 
  4.  
  5. https://www.facebook.com/help/iphone-app/670304209712363?helpref=faq_content 

ĐÂY LÀ TẤM BẢN ĐỒ THẾ GIỚI VỚI TỶ LỆ KÍCH THƯỚC CHÍNH XÁC NHẤT TÍNH TỚI HIỆN TẠI


Với tấm bản đồ thế giới phiên bản mới, chúng ta sẽ được quan sát các lục địa trên thế giới với tỷ lệ gần với thực tế nhất, không còn tình trạng Bắc Mỹ bị phình to ra lớn hơn cả Châu Phi, Greenland không còn bằng cả Trung Quốc hay Nga không còn là "gấu mẹ vĩ đại" về kích thước nữa. Tấm bản đồ mới được đánh giá là một cuộc cách mạng, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng rãi thay cho những tấm bản đồ dựa trên phép chiếu chiếu Mercator vốn được dùng trước đây.

Phát triển bởi nghệ sĩ, kiến trúc sư người Nhật Hajime Narukawa, tấm bản đồ thế giới phiên bản mới mang tên AuthaGraph đã giành được nhiều giải thưởng về thiết kế, bao gồm cả giải thưởng danh giá Good Design Award. Kỳ thực thoạt nhìn, tấm bản đồ thế giới mới của Hajime trông hơi quái do các lục địa không còn được bố trí "thẳng lối" như phiên bản mà chúng ta hay nhìn mà thay vào đó, châu Á và Bắc Mỹ nằm sít lại gần nhau trên một đường cong. Tuy nhiên, đây mới chính là tấm bản đồ đúng tỷ lệ nhất so với thực tế.

ban_do_the_gioi_Tinhte_1.jpg
Trái Đất chúng ta hình cầu, bởi thế nên việc lập nên một tấm bản đồ phẳng thể hiện được mọi thứ một cách chính xác là việc làm cực kỳ khó khăn. Cho tới hiện tại thì phần lớn những tấm bản đồ thế giới mà cô giáo dạy Địa dạy bạn học, dán trên tường nhà bạn hay in trong Atlas,... có 99,99% là được vẽ theo phép chiếu Mercator. Phép chiếu bản đồ này được trình bày lần đầu tiên bởi nhà địa lý người Bỉ Gerardus Mercator vào năm 1569.

ban_do_the_gioi_Tinhte_5.jpeg
Bản đồ thế giới "truyền thống"

Cách làm của phép chiếu này không gì hơn là đưa tất cả các quốc gia trên quả địa cầu thể hiện trên một tờ giấy 2 chiều. Mặc dù đây được cho là tấm bản đồ ưu việt tính tới hiện tại nhưng nó có một nhược điểm rất lớn là những vùng ở càng gần cực thì kích thước trên bản đồ càng to hơn kích thước thật. Thí dụ như đảo Greenland trên bản đồ trông gần bằng như châu Phi trong khi trên thực tế, châu Phi lớn gấp 14 lần.

ban_do_the_gioi_Tinhte_2.jpg
Tuy nhiên, nghịch lý đó sẽ được giải quyết bởi tấm bản đồ AuthaGraph. Bằng cách chia quả địa cầu ra thành 96 phần bằng nhau, sau đó chuyển các phần này từ hình cầu sang hình tứ diện trước khi chuyển thành dạng phẳng của tấm bản đồ 2D. Với cách làm này, Narukawa đã giảm được sự sai khác về tỷ lệ giữa kích thước thật với kích thước trên bản đồ.

ban_do_the_gioi_Tinhte_3.jpg
Ông cho biết: "Cách làm này có thể chuyển một bề mặt cầu thành một tấm bản đồ hình chữ nhật trong khi vẫn giữ lại được tỷ lệ giữa các khu vực. AuthaGraph cũng diễn tả chính xác tất cả các đại dương và lục địa, bao gồm cả khu vực Nam Cực, cung cấp một cái nhìn cực kỳ chính xác về hành tinh của chúng ta."

ban_do_the_gioi_Tinhte_4.jpg
Tất nhiên, mặc dù sai lệch về tỷ lệ có thể được giảm thiểu nhưng AuthaGraph cũng không phải là hoàn hảo bởi không thể định hướng được theo kiểu bên trên là hướng bắc như bản đồ cũ. Narukawa cho biết: "Tấm bản đồ này vẫn cần phải được cải thiện ở những phiên bản tới bằng ách chia thành nhiều phần hơn nữa nhằm tăng cường độ chính xác tới mức tạo nên một tấm bản đồ đúng với thực tế nhất." Hiện tấm bản đồ này đang được bán trên trang chủ của dự án AuthaGraph, nếu mua một tấm, bạn sẽ có thể gấp giấy bảng đồ phẳng thành hình dạng tứ diện hoặc hình cầu ban đầu.

Mình tìm được file mẫu của tấm bản đồ, mời anh em tải về xem thử. Đây là bản to, in ra được và cũng có thể gấp lại thành dạng khối tứ diện giống như bản đầy đủ.
Tham khảo Gmark

https://tinhte.vn/threads/day-la-tam-ban-do-the-gioi-voi-ty-le-kich-thuoc-chinh-xac-nhat-tinh-toi-hien-tai.2656479/

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

PHÁT HIỆN LỖI BẢO MẬT NGHIÊM TRỌNG TRÊN GMAIL

Mai Hoa

(PCWorldVN) Theo đánh giá, lỗ hổng bảo mật được xếp vào hạng cực kỳ nghiêm trọng này có thể giúp hacker chiếm toàn bộ quyền sử dụng hộp thư Gmail của người dùng.
Theo phát hiện mới nhất, nhóm các chuyên gia nghiên cứu về bảo mật tại Pakistan đã tìm ra một lỗ hổng bảo mật mới trong Gmail qua đó có thể giúp hacker dễ dàng tấn công và chiếm toàn bộ quyền sử dụng hộp thư của người dùng.
Lỗi bảo mật vừa được phát hiện này liên quan đến cách mà Google kết nối địa chỉ Gmail chính với một địa chỉ email khác mà người dùng chỉ định và dùng vào mục đích chuyển tiếp thư điện tử.
Theo giải thích từ Ahmed Mehtab, cậu học sinh đã phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nói trên, nếu biết được địa chỉ email thứ 2 mà người dùng liên kết với địa chỉ Gmail dự định là đích ngắm, hacker có thể đánh lừa Gmail bằng cách để dịch vụ này gửi thư xác nhận đến một địa chỉ bất kỳ.
Lỗi bảo mật nghiêm trọng này có thể khiến hacker chiếm toàn bộ quyền sử dụng hộp thư Gmail của bất kỳ người dùng nào.
Cụ thể hơn, khi kẻ tấn công cố gắng xác nhận quyền sở hữu một địa chỉ email, Google khi đó sẽ phản hồi bằng cách gửi mail cho địa chỉ này. Tuy nhiên, nếu như địa chỉ này không tồn tại, hoặc không thể nhận email từ Google, phản hồi đương nhiên sẽ được hồi chuyển về Google và kẻ tấn công đương nhiên cũng nhận được email thông báo từ Google. Đáng nói là chính thông tin mà Google gửi ngược lại cho hacker đã vô tình để lộ ra mã xác thực của người dùng và kẻ xấu có thể lợi dụng chứng nhận quyền sở hữu địa chỉ email và có thể dùng chính email này để gửi thư như bình thường.
Qua lỗ hổng bảo mật này, kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin người dùng Gmail bằng cách chuyển tiếp email từ tài khoản nạn nhân tới tài khoản không được chứng thực. Chưa dừng lại ở đây, nạn nhân còn có nguy cơ bị mất trắng nếu máy chủ SMTP offline, email không tồn tại, không thể tìm thấy, hoặc người nhận có tồn tại nhưng đã chặn người gửi.

 http://www.pcworld.com.vn/articles/1250339/phat-hien-loi-bao-mat-nghiem-trong-tren-gmail/?utm_source=ar-detail&utm_medium=referral&utm_campaign=latestnews

[ANDROID] CÙNG CHIA SẺ CÁC APP NÊN CÀI KHI MỚI MUA MÁY VỀ

Mời anh em chia sẻ danh sách các ứng dụng mà anh em sẽ cài khi mua điện thoại Android mới hoặc khi cần reset máy về mặc định. Anh em chỉ cần giới thiệu ngắn gọn về app và kèm link download (ưu tiên link trên Play Store). Nếu anh em muốn chia sẻ trải nghiệm với app kiểu như thấy thích / không thích chỗ này, hay dở ra sao, nếu có luôn app cùng chức năng để mọi người tham khảo thì càng tốt. Mình sẽ bắt đầu trước bằng một cái mindmap để anh liếc qua cho nhanh, còn chi tiết trải nghiệm của mình thì mời đọc bên dưới.


Noi_dung_chinh.png
Ghi chú: Link mình nhúng vào các đề mục nhé

Bộ gõ Google Keyboard

Với mình thì đây là bộ gõ ngon nhất từ trước đến nay vì những thứ sau: cho chỉnh kích thước (mình thích phím nhỏ), hỗ trợ đổi theme (nhiều theme nhưng vẫn sang), có tiếng Việt (TELEX thôi, không hỗ trợ VNI), thiết kế phím tối ưu. Lúc trước hay xài Laban Key nhưng từ ngày Google Keyboard có tiếng Việt thì đã chia tay Laban rồi.

App_nen_cai_Android_moi_2.jpg

Trình duyệt Chrome

Lý do mình chọn Chrome thay vì trình duyệt mặc định của các nhà sản xuất là vì nó đồng bộ tốt với máy tính của mình, giao diện cũng đơn giản dễ xài. Bù lại Chrome không có những chức năng đặc trưng riêng cho từng máy, ví dụ như không có vụ đăng nhập bằng vân tay như Galaxy Note và Galaxy S chẳng hạn. Chrome không phải máy nào cũng cài sẵn nên có thể bạn sẽ phải download từ Play Store.

FacebookFacebook Messenger

Chắc khỏi giới thiệu nữa ha :D Hai app này nằm trong số những ứng dụng đầu tiên mình cài khi đổi sang điện thoại Android mới hoặc mới mua máy về.

Feedly

Ứng dụng đọc tin tức ngon nhất mình từng xài qua và đã xài nó được 5 năm nay. Feedly cho phép bạn tổng hợp tin tức từ rất nhiều nguồn khác nhau vào chung một chỗ xem cho tiện, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo bạn sẽ không bỏ lỡ tin quan trọng nào đó so với việc phải truy cập vào từng link web riêng lẻ. Điểm cộng của Feedly so với các app đọc tin tức khác đó là nó rất đơn giản, chỉ một list các tin kèm hình ảnh và chữ xem trước, cứ cuộn xuống để đọc, đọc hết thì có dấu hiệu để biết. Feedly cũng có chế độ hiển thị tạp chí đẹp lắm nhưng do không nắm bắt được nhiều thông tin cùng lúc nên mình không sử dụng.

Foody

Một app do Việt Nam phát triển, nó thực chất là một mạng xã hội chuyên về địa điểm ăn uống (có cả du lịch, nghỉ dưỡng và ăn chơi nữa nhưng không nhiều bằng ăn uống). Mình hay xài Foody để tìm kiếm các quán ăn ngon gần địa điểm mình đang ở hoặc gần vị trí mà mình sắp đi tới, rất tiện cho anh em mỗi cuối tuần và giải quyết được câu hỏi "hôm nay ăn gì" khi cần đi chơi với bạn bè. Foody cũng sẽ cho bạn biết một số thông tin về khuyến mãi, có cả thẻ điện tử để giảm giá gì đó nhưng mình không xài nên không rành lắm.

DeliveryNowVietnammm

DeliveryNow cũng là một app thuộc Foody, chuyên dùng để đặt đồ ăn tới tận nhà. Bạn dùng phiên bản web cũng được, nhưng phiên bản app thì nhanh và đẹp hơn nên mình thích xài hơn. Trên DeliveryNow có khá nhiều món ngon từ các quán mình thích.

Vietnammm cũng là một dịch vụ giao đồ ăn gần giống như DeliveryNow. Mình cài app này song song với DeliveryNow để khi quán ăn nào không có trên DeliveryNow thì sang Vietnammm xem thử coi có hay không. Cả DeliveryNow và Vietnammm đều tính phí ship khá hợp lý nên mình thích xài.

App_nen_cai_Android_moi_3.jpg

EvernoteWunderlist

Evernote là ứng dụng ghi chú quá tuyệt tới nỗi tăng giá mà mình cũng không thể bỏ được :D Evernote ngon vì đơn giản trong khi vẫn có công cụ quản lý theo từng notebook rất tiện, hỗ trợ tag, tính năng tìm kiếm cực mạnh, có thể đính kèm file và đọc luôn ngay trong app. Cho phép sync nhiều thiết bị với nhau, dung lượng free đã đủ dùng cho hầu hết nhu cầu. Wunderlist thì tập trung nhiều vào việc ghi nhớ việc cần làm kèm thông báo khi gần tới hạn chót. Wunderlist của Microsoft, khá ngon, miễn phí.

Uber, Grab, VinaSun

Bộ ba ứng dụng gọi xe yêu thích của mình. Giờ thì Uber và Grab có giang ngang ngửa như nhau nên tiện cái nào thì gọi cái đó, cái nào có giá surge (tăng giá trong giai đoạn ngắn vì nhu cầu cao) thì chuyển sang app còn lại. Lâu lâu quăng con xe máy ra sửa thì cũng có gọi xe ôm UberMoto hoặc GrabBike đi cũng ngon. Mình cũng hay phải ship mấy món đồ nhỏ nhỏ đi vòng vòng trong thành phố, những lần đó thì dùng Grab gọi Grab Giao Hàng là ngon. VinaSun là ít dùng nhất vì có Uber và Grab rồi, khi nào không có xe thì mới dùng tới app này.

App_nen_cai_Android_moi_4.jpg

Booking.com

Mình khoái đi du lịch, và trong số các app đặt phòng mình từng xài qua thì mình thích Booking.com nhất vì nhiều giảm giá, giao diện thân thiện, có nhiều nơi giá rẻ mà chất lượng rất xịn. Booking.com hỗ trợ sync các booking phòng của bạn giữa nhiều thiết bị nên bạn có thể đặt trên máy tính rồi xem lại trên điện thoại cũng được. Booking.com có nhiều phòng không đòi trả tiền trước, cho hủy miễn phí, và đặc biệt nếu bạn ở nhiều thì sẽ có giảm giá riêng cho mình bạn (Genius Deal).

Bộ công cụ Google

Bộ này thường các máy có đủ hết, anh em không cần cài thêm, nhưng một vài thiết bị mà mình từng trải nghiệm qua bị thiếu một số app cơ bản mà bạn phải cài từ Play Store mới có, danh sách chi tiết như sau:
  • Google Maps: bản đồ, có hỗ trợ lưu offline rất ngon, là bạn đường kể cả khi đi chơi xa
  • Hangouts: do công việc cần chat hangouts với đồng nghiệp nhiều
  • Google Docs, Sheets và Slides: bộ ứng dụng văn phòng cơ bản của Google, hỗ trợ chỉnh sửa thời gian thực
  • Google Photos: ảnh upload ảnh free, chất lượng cao, chỉnh sửa ngon
  • Google Messenger: app nhắn tin SMS của Google làm, đẹp, đơn giản, Material Design ấn tượng. Mình lúc nào cũng xài Google Messenger thay cho app SMS mặc định của hãng.
Snapseed

Chỉnh sửa ảnh rất mạnh trong khi vẫn đơn giản dễ xài và miễn phí. Snapseed làm mình thích nhất ở tính năng chỉnh HDR cực kì ấn tượng, rất phù hợp cho ảnh phong cách hoặc kiến trúc. Lúc đó độ nổi khối của các ảnh nhìn rất đẹp. Anh em có thể tham khảo thêm cách sử dụng Snapseed trong topic của bạn Gia Tường ở đây: [Ảnh điện thoại] Xoá chi tiết thừa, sửa méo góc, chỉnh màu từng vùng... nhanh lẹ bằng Snapseed.

Amaze

Ứng dụng quản lý file theo thiết kế Material Design, cực đẹp, chạy nhanh, không phức tạp. Anh em cũng có thể dùng thêm Astro File Manager hoặc ES File Explorer nhưng với mình thì hay app này vẫn còn quá cầu kì và không tập trung vào việc quản lý file nên không ưng lắm.

App_nen_cai_Android_moi_5.jpg

Word, Excel, PowerPoint

Ba ứng dụng văn phòng này đã quá quen thuộc, và bản Mobile của chúng đủ mạnh để bạn có thể dễ dàng xem tài liệu của mình ở định dạng gần như giống hệt trên máy tính, vì cùng là Microsoft làm ra mà. Bạn có thể gọi các app này mở file đính kèm trong email, sửa rồi gửi lại cũng rất tiện. PowerPoint cũng có tính năng thuyết trình nên bạn có thể cast màn hình của điện thoại ra TV hoặc máy chiếu rồi làm thuyết trình luôn cũng được. Word, Excel, PowerPoint đều miễn phí cả việc xem và chỉnh sửa với điện thoại Android, chỉ tính phí với thiết bị màn hình từ 10" trở lên.


 https://tinhte.vn/threads/android-cung-chia-se-cac-app-nen-cai-khi-moi-mua-may-ve.2656087/