ĐÂY LÀ TẤM BẢN ĐỒ THẾ GIỚI VỚI TỶ LỆ KÍCH THƯỚC CHÍNH XÁC NHẤT TÍNH TỚI HIỆN TẠI
Với tấm bản đồ thế giới
phiên bản mới, chúng ta sẽ được quan sát các lục địa trên thế giới với
tỷ lệ gần với thực tế nhất, không còn tình trạng Bắc Mỹ bị phình to ra
lớn hơn cả Châu Phi, Greenland không còn bằng cả Trung Quốc hay Nga
không còn là "gấu mẹ vĩ đại" về kích thước nữa. Tấm bản đồ
mới được đánh giá là một cuộc cách mạng, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng
rãi thay cho những tấm bản đồ dựa trên phép chiếu chiếu Mercator vốn
được dùng trước đây.
Phát triển bởi nghệ sĩ, kiến trúc sư người Nhật Hajime Narukawa, tấm bản đồ thế giới phiên bản mới mang tên AuthaGraph
đã giành được nhiều giải thưởng về thiết kế, bao gồm cả giải thưởng
danh giá Good Design Award. Kỳ thực thoạt nhìn, tấm bản đồ thế giới mới
của Hajime trông hơi quái do các lục địa không còn được bố trí "thẳng
lối" như phiên bản mà chúng ta hay nhìn mà thay vào đó, châu Á và Bắc Mỹ
nằm sít lại gần nhau trên một đường cong. Tuy nhiên, đây mới chính là
tấm bản đồ đúng tỷ lệ nhất so với thực tế.
Trái Đất chúng ta hình cầu, bởi thế nên việc lập nên một tấm bản
đồ phẳng thể hiện được mọi thứ một cách chính xác là việc làm cực kỳ khó
khăn. Cho tới hiện tại thì phần lớn những tấm bản đồ thế giới mà cô
giáo dạy Địa dạy bạn học, dán trên tường nhà bạn hay in trong Atlas,...
có 99,99% là được vẽ theo phép chiếu Mercator. Phép chiếu bản đồ này được trình bày lần đầu tiên bởi nhà địa lý người Bỉ Gerardus Mercator vào năm 1569.
Bản đồ thế giới "truyền thống"
Cách làm của phép chiếu này không gì hơn là đưa tất cả các quốc gia trên
quả địa cầu thể hiện trên một tờ giấy 2 chiều. Mặc dù đây được cho là
tấm bản đồ ưu việt tính tới hiện tại nhưng nó có một nhược điểm rất lớn
là những vùng ở càng gần cực thì kích thước trên bản đồ càng to hơn kích
thước thật. Thí dụ như đảo Greenland trên bản đồ trông gần bằng như
châu Phi trong khi trên thực tế, châu Phi lớn gấp 14 lần.
Tuy nhiên, nghịch lý đó sẽ được giải quyết bởi tấm bản đồ
AuthaGraph. Bằng cách chia quả địa cầu ra thành 96 phần bằng nhau, sau
đó chuyển các phần này từ hình cầu sang hình tứ diện trước khi chuyển
thành dạng phẳng của tấm bản đồ 2D. Với cách làm này, Narukawa đã giảm
được sự sai khác về tỷ lệ giữa kích thước thật với kích thước trên bản
đồ.
Ông cho biết: "Cách làm này có thể chuyển một bề mặt cầu thành
một tấm bản đồ hình chữ nhật trong khi vẫn giữ lại được tỷ lệ giữa các
khu vực. AuthaGraph cũng diễn tả chính xác tất cả các đại dương và lục
địa, bao gồm cả khu vực Nam Cực, cung cấp một cái nhìn cực kỳ chính xác
về hành tinh của chúng ta."
Tất nhiên, mặc dù sai lệch về tỷ lệ có thể được giảm thiểu nhưng
AuthaGraph cũng không phải là hoàn hảo bởi không thể định hướng được
theo kiểu bên trên là hướng bắc như bản đồ cũ. Narukawa cho biết: "Tấm
bản đồ này vẫn cần phải được cải thiện ở những phiên bản tới bằng ách
chia thành nhiều phần hơn nữa nhằm tăng cường độ chính xác tới mức tạo
nên một tấm bản đồ đúng với thực tế nhất." Hiện tấm bản đồ này đang được
bán trên trang chủ của dự án AuthaGraph, nếu mua một tấm, bạn sẽ có thể
gấp giấy bảng đồ phẳng thành hình dạng tứ diện hoặc hình cầu ban đầu.
Mình tìm được file mẫu của tấm bản đồ, mời anh em tải về xem thử. Đây là
bản to, in ra được và cũng có thể gấp lại thành dạng khối tứ diện giống
như bản đầy đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét