Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

16 THÔNG SỐ MÀN HÌNH DỄ GÂY HIỂU NHẦM

Bạn đang muốn tìm mua một chiếc TV độ phân giải cao (HDTV), máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay và phân vân với hàng loạt thông số màn hình được các nhà sản xuất quảng cáo rầm rộ. Bạn cần phải cảnh giác vì rất nhiều các thông số kỹ thuật chỉ là công cụ tiếp thị, rất dễ gây hiểu nhầm cũng như thường bị người tiêu dùng và cả các chuyên gia hiểu sai.
Dưới đây là bài viết của tiến sỹ Raymond Soneira làm việc tại công ty nghiên cứu màn hình DisplayMate Technologies giải thích các thông số kỹ thuật của màn hình giúp bạn có thể hiểu rõ bản chất và chọn mua được sản phẩm phù hợp nhất.
Kích thước màn hình
Thông số này nghe có vẻ đơn giản, chỉ là số đo chiều dài đường chéo của màn hình. Đúng, nhưng nó không giúp bạn hình dung màn hình thực sự lớn cỡ nào. Thông số quan trọng khi quan sát các nội dung là diện tích màn hình (chiều rộng x chiều cao) và thường khác xa so với kích thước đường chéo. Do đó nếu chỉ dựa vào số đo đường chéo thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng ước lượng sai về kích thước màn hình.
Để biết được diện tích màn hình, bạn chỉ cần bình phương kích thước đường chéo để so sánh. Ví dụ, một máy tính bảng 7 inch sẽ nhỏ hơn một nửa diện tích của một máy tính bảng 10 inch (49 so với 100). Diện tích cũng còn phụ thuộc vào hình dáng của màn hình (thông số về tỷ lệ màn hình). Tỷ lệ màn hình càng nhỏ thì diện tích màn hình càng lớn với cùng một kích thước đường chéo. Ví dụ, một màn hình 10 inch có tỷ lệ 4:3 sẽ lớn hơn 12% so với màn hình 10 inch có tỷ lệ 16:9. Bạn có thể dễ dàng tính được diện tích màn hình thực bằng cách nhân chiều rộng với chiều cao của màn hình trong bảng các thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất liệt kê
Tỉ lệ màn hình 16:9 và 4:3
Tỷ lệ màn hình được tính bằng cách lấy chiều rộng chia chiều cao, thường được sử dụng để miêu tả hình dáng của màn hình. Thông số này có thể được biểu thị theo tỷ lệ 16:9 hoặc dưới dạng số 1,78. Đối với bất kỳ màn hình phổ thông nào bạn có thể tính ra được tỷ lệ màn hình bằng cách chia độ phân giải điểm ảnh ngang cho điểm ảnh dọc (các thông số này luôn được các nhà sản xuất liệt kê). Ví dụ, khi bạn chia 1920 cho 1080 sẽ được tỉ lệ 1,78 hoặc 16:9, đây là tỷ lệ tiêu chuẩn cho các nội dung HDTV và vừa khít với màn hình 16:9. Tuy nhiên các phim "màn ảnh rộng" thường có tỷ lệ lớn hơn 16:9, vì thế sẽ xuất hiện các đường viền màu đen ở phía trên và dưới màn hình, làm giảm kích thước và độ phân giải khả thị. Một số tỷ lệ thông dụng khác là 4:3 hay 1,33, giống với tỷ lệ trang tài liệu 8,5x11 inch thông thường. Tỷ lệ này thích hợp để đọc trong chế độ giấy ngang (Landscape) hoặc giấy dọc (Portrait), nhưng không thích hợp để xem các nội dung màn ảnh rộng. Chiếc iPad có tỷ lệ 4:3, iPhone có tỷ lệ 3:2 hay 1,5. Một số tỷ lệ khác cũng được sử dụng rộng rãi như 5:3 hay 1,67 và 16:10 hay 1,6.
Mật độ điểm ảnh trên mỗi inch (PPI)
Thông số này xuất hiện là kết quả của màn hình Retina của Apple, và là một trong những thông số hiển thị "hot" nhất nhưng cũng gây hiểu lầm nhiều nhất hiện nay. Sự thật là PPI càng cao thì hình ảnh hiển thị trên màn hình càng sắc nét. Nhưng thông số này không có nhiều ý nghĩa vì độ sắc nét mà mắt người tiếp nhận được phụ thuộc vào khoảng cách từ mắt tới màn hình (tầm nhìn) cũng như là thị lực của mỗi người. Thông số PPI không thể sử dụng riêng lẻ mà phải đi kèm với tầm nhìn để có thể rút ra kết luận về độ sắc nét của hình ảnh. iPhone 4 có PPI ấn tượng: 326, thường được cầm tương đối gần với tầm nhìn khoảng 12 inch. Các màn hình lớn hơn như máy tính bảng, máy tính xách tay thường được xem ở khoảng cách lớn hơn 16 inch và chỉ cần 215 PPI là đủ độ sắc nét với người có thị lực 12/12. Trên thực tế, với những HDTV có độ phân giải 1920x1080, khi xem từ khoảng cách hợp lý cũng có thể được coi là màn hình Retina theo như cách gọi của Apple.
Gam màu
Gam màu là dải màu sắc mà một màn hình có thể thể hiện. Một quan niệm sai lầm phổ biến và được khai thác triệt để là gam màu càng lớn thì càng tốt. Sự thật có phải như vậy? Nếu bạn muốn thưởng thức màu sắc chính xác trong các bức hình, đoạn video và tất cả các nội dung tiêu dùng khác, thì màn hình hiển thị phải tương thích với gam màu tiêu chuẩn được sử dụng để sản xuất các nội dung nói trên, thường được gọi là sRGB/Rec.709.
Một màn hình có gam màu lớn hơn tiêu chuẩn sẽ không thể hiển thị các màu sắc giống như nội dung nguyên thủy, thường là phóng đại và làm biến dạng màu. Thiết bị có gam màu nhỏ hơn tiêu chuẩn cho hình ảnh dịu hơn, nhưng với gam màu lớn sẽ cho hình ảnh quá bão hòa và thậm chí là lòe loẹt. Đó chính là lý do tại sao gam màu nhỏ thường cho cảm giác màu tốt hơn với gam màu lớn. Phần lớn các màn hình tinh thể lỏng (LCD) có gam màu nhỏ hơn so với tiêu chuẩn, trong khi phần lớn các màn hình phát sáng hữu cơ (OLED) có gam màu lớn hơn tiêu chuẩn.
javascript:void(0)
Gam màu NTSC
Đôi khi bạn bắt gặp thông số gam màu NTSC được liệt kê và đánh giá cho một số màn hình. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất hoặc người thử nghiệm quá "lạc hậu". Gam màu NTSC được sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ trước (cách đây khoảng 60) và đã lỗi thời. Gam màu này chưa từng được coi là gam màu tiêu chuẩn bởi vì các dòng TV thương mại không chính thức hỗ trợ kể từ khi nó ra đời. Vì thế, việc liệt kê thông số NTSC cổ lỗ thay vì gam màu sRGB/Rec.709 hiện hành thực sự nực cười…
16 triệu màu
Hầu hết các nhà sản xuất HDTV, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và màn hình đều liệt kê thông số này. 16 triệu màu hiện đang là tiêu chuẩn cho hầu hết các nội dung tiêu dùng (bao gồm cả các máy ảnh kỹ thuật số). Ý nghĩa của thông số này khác với hình dung của người tiêu dùng vì số lượng màu lớn không có nghĩa là gam màu lớn. Nó chỉ đơn thuần là tổng số các khả năng kết hợp cường độ màu của 3 màu cơ sở: đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Các màu cơ sở có 256 mức cường độ, sẽ tạo ra 256x256x256 = 16,7 triệu khả năng kết hợp cường độ màu, chứ không phải là số màu sắc như trong hình dung của người tiêu dùng. Một màu sẽ có rất nhiều sắc độ, chẳng hạn màu đỏ thuần có mã 256.
Hàng tỷ và hàng nghìn tỷ màu
Một số màn hình được quảng cáo có thể hiển thị hàng tỷ thậm chí hàng nghìn tỷ màu sắc. Như đã giải thích ở trên, điều này không có nghĩa là gam màu lớn hơn, mà là chỉ là tổng số các kết hợp cường độ có thể của màu cơ bản. Thực tế là những màn hình này xử lý hình ảnh sử dụng 1.024 mức cường độ màu hoặc nhiều hơn. Khi bạn nhân số này theo công thức ở trên sẽ có được hàng tỷ, thậm chí nghìn tỷ các kết hợp có thể của cường độ màu. Nghe có vẻ ấn tượng! Nhưng thông số này thường gây hiểu nhầm và vô dụng đối với thị giác vì hai lý do: hầu hết các nội dung tiêu dùng chỉ có 256 mức cường độ (tất cả chỉ có thế) và rất ít các màn hình có thể hiển thị chính xác 256 mức cường độ tiêu chuẩn trên màn hình. Tóm lại, thông số này thực chất chỉ là chiêu quảng cáo mà thôi...
18-bit, 24-bit màu và phương pháp hòa sắc
Như đã đề cập trong phần 16 triệu màu trên, thông số này thực chất là tổng số khả năng kết hợp cường độ của 3 màu cơ sở: đỏ, xanh lá cây và màu dương. Để có 16 triệu màu, mỗi màu cơ sở cần có 256 mức cường độ, tương đương 8-bit trong hệ nhị phân. Vì có 3 màu cơ bản và mỗi màu có 8-bit, nên số lượng màu lên tới đến 24-bit. Đôi khi bạn sẽ thấy thông số này được liệt kê thay cho thông số 16 triệu màu. Một số màn hình hiệu suất thấp chỉ có thể thể hiện 64 mức cường độ (6-bit) cho mỗi màu cơ sở, tổng cộng tạo ra 262.144 màu (18-bit).
Vấn đề là với số lượng nhỏ hơn 64 mức cường độ, nhà sản xuất sử dụng kỹ thuật làm trơn cường độ màu rời rạc để tái tạo các mức cường độ liên tục (24-bit) sử dụng hai phương pháp hòa sắc khác nhau. Phương pháp thứ nhất là hòa sắc không gian: sử dụng sự kết hợp các điểm ảnh để tạo ra các mức cường độ trung gian, nhưng sẽ làm giảm độ sắc nét của hình ảnh. Phương pháp thứ hai là hòa sắc thời gian: nhanh chóng chuyển đổi cường độ để tạo ra mức cường độ trung gian, nhưng sẽ tạo ra hiện tượng nhấp nháy trong một số nội dung. Với kỹ thuật như trên, một số màn hình 18-bit với 262.144 màu có thể sử dụng phương pháp hòa sắc cho kết quả 24-bit (16 triệu) màu đầy đủ. Có thể dễ dàng phát hiện kỹ thuật hòa sắc trên hình ảnh khi kiểm tra trực quan kỹ càng.
Góc nhìn hơn 170o
Nhiều HDTV, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và màn hình máy tính liệt kê thông số góc nhìn nhằm xác định góc đầy đủ lớn hơn 170o (so với 180 độ). Thông số này ngụ ý rằng bạn sẽ quan sát hình ảnh từ bất kỳ góc độ nào trong giới hạn cho phép mà chất lượng hình ảnh không thay đổi. Thông số này là vô nghĩa và rất sai lầm bởi vì chỉ áp dụng với góc nhìn có tỷ lệ tương phản ở mức cực kỳ thấp (10). Nói chung tỷ lệ tương phản sẽ giảm đi 1% khi góc nhìn giảm đi 1 độ so với vị trí đối diện trước màn hình. Ví dụ với những màn hình LCD IPS trong các thiết bị công nghệ cao, độ sáng và tỉ lệ tương phản giảm xấp xỉ 50% khi xem ở góc 30o. Một số màn hình LCD khác màu sắc thay đổi khi xem ở góc 15o. Với những màn hình OLED, độ sáng giảm 30% và màu sắc thay đổi khi xem ở góc 30o. Các bạn có thể tự đánh giá khi quan sát ảnh màu tĩnh và kiểm tra chất lượng hình ảnh khi thay đổi vị trí ngồi xem.
Tỷ lệ tương phản
Tỷ lệ tương phản cho biết màn hình có thể tái tạo trung thực đến mức nào nội dung sẫm màu, đặc biệt là màu đen hoặc gần đen và được đo trong một phòng thí nghiệm đen hoàn toàn. Thông số này rất quan trọng khi bạn xem các nội dung sẫm màu trong môi trường ánh sáng yếu. Bạn sẽ không cần quan tâm nhiều tới thông số này khi xem trong môi trường ánh sáng đầy đủ (khi xem HDTV hoặc phần lớn các thiết bị di động), hoặc xem các chương trình TV thông thường hay các sự kiện thể thao (các nội dung có ít màu tối).
Màn hình của các thiết bị di động ít nhất phải có tỷ lệ tương phản thực 500 và các HDTV rạp hát gia đình 1500 (màn hình LCD chất lượng tốt). Những người nghiện điện ảnh luôn mong muốn tỷ lệ tương phản của HDTV plasma từ 4000 trở lên và ráo riết "săn lùng" tỷ lệ cao hơn trong các HDTV OLED mới.
Tỷ lệ tương phản động và Mega
Bạn thường thấy rất nhiều màn hình được quảng cáo có tỷ lệ tương phản từ 20.000 tới con số hàng triệu. Trừ khi đó là một màn hình hiển thị OLED (có tỷ lệ tương phản rất cao), còn không, đó chỉ là con số về tỷ lệ tương phản động. Tỷ lệ tương phản này được tính bằng cách sử dụng độ sáng cao điểm tối đa từ một hình ảnh so với độ sáng tối thiểu từ một hình ảnh khác có ánh sáng nền tối - vì vậy không áp dụng cho bất kỳ hình ảnh đơn thực tế nào. Thông số này rất dễ gây hiểu lầm, đặc biệt là khi từ "động" bị bỏ đi. Tỷ lệ tương phản thực là những gì bạn thực sự thấy trên bất kỳ hình ảnh đơn nhất nào. Màn hình LCD tốt có tỷ lệ tương phản thực khoảng 2.000 và màn hình Plasma tốt có độ tương phản thực khoảng 5.000. Vì thế khi thấy sản phẩm có giá trị độ tương phản cao "ngất ngưởng", chắc chắn là chiêu quảng cáo rẻ tiền. Tuy nhiên cần chú ý màn hình OLED cho độ tương phản thực từ 50.000 đến gần như vô hạn.
Thời gian đáp ứng
Màn hình LCD đôi khi xuất hiện bóng mờ (Motion Blur) do các tinh thể lỏng (LC) không thể đáp ứng đủ nhanh từ khung hình này sang khung hình khác khi hình ảnh thay đổi nhanh chóng do chuyển động trong nội dung. Nội dung video tiêu chuẩn được cập nhật 60 lần mỗi giây, do đó, khung hình mới được truyền với tốc độ 17 mili-giây/khung. Về nguyên tắc, thời gian đáp ứng thể hiện màn hình đáp ứng một cách nhanh chóng như thế nào theo mili-giây và thông thường con số này phải nhỏ hơn nhiều so với 17 mili-giây. Có rất nhiều công nghệ tiên tiến được nhà sản xuất đưa ra nhằm cải thiện thời gian đáp ứng, nhưng các bạn cũng nên cảnh giác với chiêu tiếp thị khi thổi phồng gian đáp ứng xuống còn 8, 4 và thậm chí là 1 mili-giây. Bằng cách chụp ảnh màn hình tốc độ cao, có thể thấy rằng thời gian đáp ứng thực sự thường lâu hơn 30 mili-giây.
TV và màn hình LED
Thực sự là chẳng có TV LED hoặc màn hình LED nào cả! Hiển thị LED chỉ đúng với các biển quảng cáo lớn ngoài trời mà thôi. Những sản phẩm đang được bán trên thị trường như TV và màn hình LED thực sự là TV và màn hình LCD sử dụng đèn LED làm đèn nền cho LCD...
Độ sáng
Về nguyên tắc, độ sáng tối đa càng cao hơn thì càng tốt. Tuy nhiên mọi người luôn có xu hướng lạm dụng thiết lập độ sáng màn hình quá cao, gây mỏi mắt và lãng phí điện (giảm thời lượng pin). Độ sáng màn hình tối ưu thay đổi tùy theo mức độ ánh sáng môi trường xung quanh. Nhiều màn hình có bộ điều khiển độ sáng tự động giúp điều chỉnh độ sáng màn hình một cách thích hợp. Nhưng điều này đã được kiểm chứng rằng chức năng này không có mấy tác dụng. Độ sáng màn hình cao chỉ hữu dụng khi bạn cần nhìn vào màn hình dưới môi trường ánh sáng cao. Trong những trường hợp này, độ phản xạ của màn hình mới thực sự quan trọng vì nó sẽ làm mờ hình ảnh, khiến bạn chỉ thấy hình ảnh phản chiếu chính khuôn mặt và khu vực phía sau bạn. Kết quả là gây mất tập trung và mỏi mắt do nhìn một cách vô thức vào các hình phản chiếu thay vì các nội dung trên màn hình.
Tỷ lệ tương phản trong môi trường ánh sáng cao
Tỷ lệ tương phản được đo trong bóng tối và chỉ thích hợp cho các màn hình được xem trong môi trường ánh sáng thấp. Khi ánh sáng môi trường tăng, hệ số phản xạ màn hình trở thành một yếu tố ảnh hưởng chính tới chất lượng hiển thị. Chính vì thế, thay vào đó chúng ta sử dụng một thông số mới có tên gọi tỷ lệ tương phản trong môi trường ánh sáng cao. Tỷ lệ này dựa trên các đo lường độ sáng và độ phản chiếu trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá một màn hình hiển thị như thế nào trong môi trường ánh sáng cao.
Biện pháp chống chói và chống phản xạ
Nhiều thiết bị hiển thị quảng cáo về tính năng chống chói hay chống phản xạ, nhưng thật sự đó chỉ là những tuyên bố vô căn cứ. Các thử nghiệm phòng thí nghiệm của tác giả bài viết cho thấy rằng tồn tại hiện tượng phản xạ theo mức độ từ 1 đến 3 trong số các máy tính bảng và điện thoại thông minh phổ biến. Các bạn có thể tham khảo kết quả thí nghiệm tại đây.
Nguyên Khang
 
http://vnreview.vn/tu-van-may-tinh/-/view_content/content/348816/16-thong-so-man-hinh-de-gay-hieu-nham 

CÁCH PHÁT WIFI ĐƠN GIẢN NHẤT TRÊN WINDOWS 8

Windows 8 có nhiều điểm ưu việt như hỗ trợ màn hình cảm ứng, giao diện Modern UI, hiệu suất cao, khởi động nhanh chóng và nhận hầu hết driver. Nhưng khó hiểu ở chỗ, hệ điều hành này lại không trang bị tính năng phát Wifi là ad-hoc như trên Windows 7 và một số phần mềm có chức năng phát Wifi cũng không hoạt động được, chẳng hạn như My Public Wifi.
Giải pháp có lẽ đơn giản nhất để khắc phục sự cố này là sử dùng phần mềm Connectify. Bạn có thể download phần mềm này tại đây. Có hai lựa chọn là bản Lite miễn phí và bản Pro trả phí. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Connectify để phát Wifi:
Bước 1: Sau khi download phần mềm tại trang chủ, cài đặt xong sẽ xuất hiện icon của Connectify trong giao diện Modern UI như hình dưới, chọn vào icon đó:
Bước 2: Máy sẽ chuyển vào giao diện Windows bình thường và xuất hiện cửa sổ của Connectify
Bước 3: Tại tab Settings trong cửa sổ của Connectify, bạn hãy điền những thông tin sau: Hotspot Name (tên mạng Wifi của bạn khi phát), Password (mật khẩu của Wifi, tối thiểu là 8 ký tự). Ở dòng Internet To Share, bạn chọn mạng bạn đang dùng (mạng dây, mạng 3G/4G từ Dcom). Tại Advance Settings thì bạn có thể giữ nguyên lựa chọn ban đầu từ Connectify. Chẳng hạn như ở hình dưới, tôi đặt tên mạng là Lumia 920, mật khẩu là 12345678, Internet to Share chọn Realtek PCIe GBE Family Controller (do tôi đang dùng mạng dây), thông số Advanced Settings giữ nguyên.
Bước 4: Chọn Start Hotspot để bắt đầu phát Wifi. Khi nào chữ Start Hotspot chuyển thành Stop Hotspot thì bạn đã thành công. Dùng máy tính và smartphone kết nối thử vào mạng Wifi đã phát, xem thông tin kết nối bên tap Clients.
Chúc các bạn phát Wifi thành công bằng phần mềm Connectify này.
Quang Sáng
 
http://vnreview.vn/tu-van-may-tinh/-/view_content/content/359953/cach-phat-wifi-don-gian-nhat-tren-windows-8 

'CỨU TINH' VÀ 'KHẮC TINH' CỦA WIKIPEDIA

Điện thoại di động có thể là con đường cho Wikipedia chiếm lĩnh toàn cầu nhưng cũng tạo ra những hiểm họa cho cuốn bách khoa toàn thư trực tuyến này.

Hình minh họa. Nguồn Internet
Theo Giám đốc điều hành của Quỹ phi lợi nhuận Wikipedia, bà Sue Gardner, một mặt điện thoại di động là cách tốt nhất để trang mạng này tiếp xúc với số lượng lớn các độc giả mới ở các nước đang phát triển Nam Bán cầu, nơi người ta phụ thuộc nhiều vào điện thoại cầm tay hơn là máy tính bàn hoặc máy tính cá nhân. Mặt khác, Wikipedia cũng đặc biệt thông dụng và hiệu quả ở các nước giàu hơn bởi họ có hệ thống kết nối Internet nhanh và tốt, mọi người sở hữu rất nhiều thiết bị.

Bà Gardner cho rằng tại các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và các nước nói tiếng Arập, phí truy cập thông tin của các công ty viễn thông vẫn là rào cản lớn cho việc sử dụng mạng. Vì vậy, Wikipedia sẽ phát triển từ điển dạng văn bản thuôn để giảm phí và tăng tốc độ tải về.

Tuy nhiên, Wikipedia là trang từ điển điện tử dựa vào nguồn thông tin cộng đồng, những người đọc cũng chính là những người cùng cộng tác tạo ra nội dung của từ điển. Sự gia tăng nhanh chóng của điện thoại thông minh và sự biến mất dần của các loại máy tính lớn có thể đe dọa "mạch máu" nuôi Wikipedia.

Trong khi nhu cầu của con người muốn có ngay thông tin chỉ bằng cách chạm tay vào màn hình ngày càng tăng, câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ dành thời gian để cung cấp những thông tin đó nếu tất cả đều "dính" với điện thoại di động?

Bà Gardner cho rằng với xu hướng lên mạng bằng các thiết bị di động thay vì máy tính ngày càng thịnh hành, dường như Internet đang chuyển sang phục vụ những người sử dụng thiết bị để tiêu thụ thông tin hơn là để tạo ra thông tin.

Theo baotintuc.vn
http://xahoithongtin.com.vn/20121213023958875p0c206/cuu-tinh-va-khac-tinh-cua-wikipedia.htm 

MẠNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG PHẦN MỀM (SDN). CÔNG TY 2 NGÀY TUỔI TRỊ GIÁ GẦN 180 TRIỆU USD

(Dân trí) - Chỉ sau hai ngày chính thức ra mắt, Contrail Systems, một công ty nhỏ chưa có sản phẩm nào trình làng đã được Juniper Networks, hãng chuyên trong lĩnh vực thiết bị mạng mua lại với giá 176 triệu USD.

Các nhà đồng sáng lập, nhân viên và các nhà đầu tư của Contrail đang chia nhau 57,5 triệu USD và gần 6 triệu cổ phiếu của tập đoàn Juniper Networks sau khi thương vụ mua bán này được kí kết. Được biết Juniper đã để mắt đến Contrail Systems một thời gian khá dài. Tháng 7 vừa qua, Juniper cũng đã đề nghị sẽ mua lại Contrail với cái giá 10 triệu USD.

Theo Jim Duffy tại Network World, sản phẩm đầu tiên của Contrail thậm chí sẽ không được phát hành cho đến tận năm sau. Tuy nhiên, sản phẩm này được biết sẽ dành cho thị trường doanh nghiệp siêu "hot", đó sẽ là một mạng điều khiển bằng phần mềm (SDN). 

Ankur Singla, giám đốc điều hành (CEO) của Contrail
Ankur Singla, giám đốc điều hành (CEO) của Contrail

Từ cuối năm 2011, giới công nghệ đã bắt đầu nhắc đến khái niệm SDN và công nghệ này được dự đoán sẽ trở thành tương lai của công nghệ mạng. Thay vì phải mua các thiết bị định tuyến và chuyển mạch đắt tiền với nhiều tính năng được ưa thích từ các hãng như Cisco, các doanh nghiệp có thể mua phần cứng rẻ tiền, đơn giản hơn. Điều này làm cho các mạng lưới trở nên linh hoạt và ít tốn kém hơn hiện nay.

VMware đã khiến thị trường mới mẻ này trở nên đáng chú ý hơn bao giờ hết khi thâu tóm Nicira, công ty đi đầu trong công nghệ SDN với giá 1,26 tỷ USD trong tháng 7 vừa qua. Kể từ đó, những công ty mới thành lập chuyên về SDN đã trở thành những mục tiêu được săn đón trong thế giới công nghệ. Trong tháng 10, đối thủ lớn nhất của Nicira là Big Switch đã nhận được khoản đầu tư lên đến 25 triệu USD. Năm ngày trước, Plexxi cũng đã nhận được khoản đầu tư lên đến 48 triệu USD, chia làm 2 lần, bao gồm 20 triệu USD trong mua hè này. Hồi tháng 8, công ty SDN mới thành lập là Plumgrid cũng đã nhận được số tiền đầu tư 10,7 triệu USD.

Trong khi đó, Contrail nhận được sự chú ý đặc biệt từ Juniper Networks, một trong những đối thủ lớn nhất của Cisco vì nếu có được Contrail, Jupiter sẽ có trong tay "vũ khí" để giành lấy khách hàng từ Cisco. Sản phẩm của Contrail được thiết kế đặc biệt theo cách cho phép nó kiểm soát các thiết bị mạng của Cisco cũng như của Jupiter.

Các nhà đồng sáng lập của công ty non trẻ Contrail trước đây đã từng làm việc tại Google, Cisco, Juniper và Aruba Networks. Tất cả họ đều rất am hiểu các sản phẩm của Jupiter lẫn Cisco.

Trong khi đó, giám đốc điều hành (CEO) của Contrail từng là trưởng nhóm thiết kế tại Aruba và đã làm việc tại Jupiter trước đây. Còn CTO Kireeti Kompella từng là một nhân viên cao cấp tại Juniper. 

Võ Hiền
Theo Businessinsider

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA CỦA NHỮNG KÝ HIỆU TRÊN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

DSC_9885-411506256.jpg

Thông thường trên các thiết bị điện tử như smartphone hay tablet, chúng ta hay bắt gặp một số các ký hiệu khá lạ nằm ở mặt sau. Chắc hẳn đa phần người dùng sẽ lờ đi và không quan tâm nhiều lắm về ý nghĩa cuả chúng. Tuy nhiên đối với các nhà sản xuất, chuỗi ký hiệu trên thực sự rất quan trọng đối với họ bởi chúng đại diện cho các chứng nhận từ những tổ chức thương mại toàn cầu, cũng như các cơ quan thẩm quyền. Vì vậy, chỉ khi nào có đầy đủ dãy ký hiệu trên, chiếc smartphone/tablet đó mới được phép bán ra ngoài thị trường.

Để hiểu rõ vì sao dãy chữ tượng hình đó đóng một vai trò thiết yếu đối với những thiết bị công nghệ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

xlarge.jpg
UL - viết tắt của chữ Underwriters Laboratories - là ký hiệu cho biết sản phẩm đã được chứng nhận về độ an toàn, được kiểm tra và phân tích chặt chẽ về mức độ nguy hại đến con người. Chứng nhận UL thường xuất hiện trên các thiết bị được bán ra tại Mỹ, Mexico và Canada. Hầu hết những đồ công nghệ được bán ra tại Bắc Mỹ như máy ảnh kỹ thuật số, headphone, màn hình OLED, đàn guitar điện đều phải được kiểm tra và cấp chứng chỉ UL nhằm đảm bảo chúng phù hợp với các quy định bảo vệ người tiêu dùng cũng như những thoả thuận quốc tế. Ký hiệu UL cũng được sử dụng bởi những tập đoàn bảo hiểm, nhằm cho khách hàng biết sản phẩm đó được chứng nhận hoạt động tốt trong điều kiện bình thường.

1.jpg

CSA - ký hiệu đại diện cho chứng chỉ được cấp bởi công ty CSA International, một công ty kiểm tra và chứng nhận độ an toàn của các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp. Tại Mỹ và Canada, những vật dụng như đường ống dẫn nước, hệ thống HVAC (hệ thống điện lạnh), và những đồ điện tử khi có ký hiệu CSA, tức là chúng đã đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn thông thường.

2.jpg

FCC - ký hiệu rất quen thuộc đối với các bạn xài smartphone - đây là chứng chỉ được cấp bởi Uỷ ban Truyền thông Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Communications Commission). Ý nghĩa: cho biết thiết bị của bạn không phát ra mức sóng radio quá cao - có thể gây hại cho cơ thể con người và gây nhiễu loạn những đồ điện tử khác. Để có thể bán ra ngoài thị trường (hay được thương mại hoá), tất cả những thiết bị phát ra sóng vô tuyến phải đáp ứng các yêu cầu từ FCC.

Quy định của FCC phân chia các thiết bị phát sóng thành hai nhóm như sau:
  • Nhóm A bao gồm những máy sử dụng trong công nghiệp, hoạt động kinh doanh được thiết kế để sử dụng tại những vùng ngoài khu vực dân cư.
  • Nhóm B gồm tất cả những máy phổ biến có khả năng phát sóng như máy tính cá nhân, smartphone, tablet, máy in,...
3.jpg

CE - ký hiệu bắt buộc phải có trên những sản phẩm muốn được bán tại Liên minh Châu Âu. Cụ thể hơn, khi một thiết bị có ký hiệu CE trên máy, nó đã đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu quy định để có thể bắt đầu bán tại các nước thành viên EU. Ngoài ra, với chứng chỉ CE, những đồ điện tử sẽ dễ dàng được vận chuyển, trao đổi và buôn bán qua lại giữa các nước trong EU.
*Bốn con số tiếp nối chữ CE cho biết công ty bên thứ ba nào chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận cho sản phẩm (các hãng sản xuất không được phép tự cấp chứng chỉ CE).

4.jpg

Ký hiệu dấu chấm than bên trong hình tròn này được biết đến với cái tên chính thức là CE R&TTE, cho biết sản phẩm đó đã vi phạm những quy định về mạng không dây của một số nước. Ví dụ, iPhone, thiết bị đã vi phạm quy định của Pháp về việc những máy có kết nối không dây khi sử dụng ở bên ngoài phải phát ra tần sóng radio nằm trong khoảng từ 2,4 GHz đến 2,454 GHz. Vì thế, iPhone được liệt vào nhóm 2 (do đó mặt sau của những chiếc iPhone thường có ký hiệu như trên). Các thiết bị có tần số radio nằm trong khoảng từ 2,4 - 2,454 GHz sẽ được liệt vào nhóm I và không có ký hiệu cảnh báo trên.

5.jpg

Ký hiệu này có tên là WEEE (Waste Electric & Electronic Equipment) - cho biết thiết bị công nghệ của chúng ta sẽ không thể vứt vào thùng rác như những đồ vật bình thường. Tất cả chúng đều có thể được tái chế tại những trung tâm tái chế đồ điện tử.

6.jpg

Đây là chứng nhận sản phẩm có đủ điều kiện để bán ra tại thị trường Đức. Chứng chỉ trên được cấp bởi tập đoàn TUV Rheinland (Chi nhánh ở Châu Âu của UL), xác nhận máy đáp ứng đủ những quy định khắt khe ở Đức.
7.jpg

CCC - China Compulsory Certificate - là chứng nhận sản phẩm công nghệ đó đáp ứng tốt hai chứng chỉ về độ an toàn ở Trung Quốc được cấp bởi CCIB (công ty quản lý độ an toàn của sản phẩm tiêu dùng trong nước) và hệ thống CCEE (cho biết thiết bị điện tử đó đủ an toàn để bán ra tại Trung Quốc). Hầu như tất cả vật dụng, hàng hoá (trừ lốp xe ôto và các công cụ nông nghiệp) nhập vào Trung Quốc đều phải có ký hiệu trên nếu như muốn lưu hành trên thị trường.

Theo Gizmodo
http://www.tinhte.vn/threads/1735243/

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Nhận bản quyền Wondershare Photo Collage Studio miễn phí trước 25/12/2012

Wondershare Photo Collage Studio là một công cụ đơn giản dễ sử dụng, linh hoạt, cho phép bạn  cắt dán các bức ảnh kỹ thuật số có trên máy tính của bạn để hình thành nên một  bức ảnh nghệ thuật thật ấn tượng, hoành tráng theo như ý muốn. Sự đa dạng của các mẫu thiết kế chuyên nghiệp cho gia đình, tình yêu, phim hoạt hình, du lịch, đám cưới và các kỳ nghĩ làm cho bạn có thể dễ dàng thực hiện. Chỉ cần chọn mẫu mình muốn, kéo và thả các bức ảnh của bạn, tùy chỉnh văn bản, sau đó trang trí với khung ảnh, hình nền hoặc các hiệu ứng đặc biệt.



Sau khi bạn hoàn thành việc cắt dán, bạn có thể lưu nó như là hình ảnh thông thường hoặc đặt làm hình nền cho máy tính để bàn hay gửi nó qua email để chia sẻ với gia đình và bạn bè. Nếu bạn có một máy in, bạn có thể in trực tiếp ảnh ghép đẹp ở bất kỳ kích cỡ nào bạn muốn hiển thị theo sáng tạo của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ tác phẩm của mình thông qua các thiết bị di động, trang web, blog và bất kỳ mục nào khác mà bạn thích! Thông thường, phần mềm có giá 39.95 USD, tuy nhiên với chương trình khuyến mãi đang diễn ra nhân dịp chào đón giáng sinh, bạn có thể nhận nó hoàn toàn miễn phí !


Đầu tiên, bạn truy cập địa chỉ http://www.wondershare.com/topic/christmas/giveaway.html?src=cj sau đó nhấn vào biểu tượng của Facebook hoặc Twitter để chia sẻ thông này lên mạng xã hội mà bạn đang tham gia, khi cửa sổ mới hiện ra, bạn chỉ cần nhấn nút Share


 

Kế đến nhập các thông tin như tên, địa chỉ email vào các khung tương ứng rồi nhấn vào nút Get it Free ở bên dưới





 

Ngay lập tức trong hộp thư của bạn sẽ nhận được một email mới có tiêu đề Your Registration Information for Wondershare Photo Collage Studio, hãy mở nó, sao chép các thông tin cần thiết về bản quyền


 


Bây giờ, tiến hành tải phần mềm từ địa chỉ  http://download.wondershare.com/photo-collage-studio_full15.exe , sau khi tải xong, tiến hành cài đặt bằng cách kích hoạt file thu được, bạn sẽ nhìn thấy giao diện như hình bên dưới



Lúc này, bạn cần sử dụng thông tin mà mình có thể để kích hoạt bản quyền trong cửa sổ hiện ra là xong ! Lưu ý: chương trình khuyến mãi sẽ kết thúc ngày 25/12/2012, hãy nhanh tay! 


Các tính năng chính

- Chỉnh sửa ảnh với hàng tấn các hiệu ứng chuyên nghiệp, các bộ lọc, khung và nhiều hơn nữa

- Ngay lập tức chia sẻ ảnh của bạn thông qua email, Facebook, Flickr, và nhiều hơn nữa

- Dễ dàng in thiệp chúc mừng, lịch và album ảnh

- Hơn 300 mẫu được xây dựng cho các chủ đề khác nhau.


Châu Quốc Hùng 

Tạo DVD nhạc với Music DVD Creater miễn phí

BlazeVideo là nhà sản xuất các phần mềm đa phương tiện được biết đến thông qua những bộ sản phẩm như BlazeVideo Mac Video Converter, BlazeVideo Mac DVD Ripper, BlazeVideo HDTV Player, BlazePhoto, BlazeVideo DVD Copy, BlazeDVD, Vidoe Magic, VideoFlick, iPhone Flick, iPod Flick v.v... Bài viết chia sẻ thông tin để bạn có thể sở hữu công cụ Music DVD Creater được bán với giá 23.97 USD này hoàn toàn miễn phí với vài động tác đơn giản...

Nhà phát hành : BlazeVideo Inc
Giấy phép : Miễn phí từ BlazeVideo
Dung lượng : 3.56MB/Windows 2000/XP/Vista/7/8

Yêu cầu phần cứng
Bộ vi xử lý Intel Celeron 400Mz hoặc cao hơn
Bộ nhớ RAM tối thiểu 128MB hoặc cao hơn
Ổ đĩa cài đặt còn trống 10GB
Windows Media Player 9.0 hoặc cao hơn
Để sở hữu Music DVD Creater, bạn truy cập tại đây > Get License Code > hộp thoại BlazeVideo 2012 Chirstmas Special Offer hiển thị nhấn vào liên kết để tải công cụ về cài đặt và sao chép mã giấy phép lưu lại và kích hoạt với Music DVD Creater.
Sau khi cài đặt xong và khởi động lại hộp thoại Register hiển thị > Register! > nhập Tên và sao chép mã giấy phép được cung cấp dán vào khung Serial Number > Register! > Hộp thoại Register Successfully hiển thị > OK để kết thúc quá trình kích hoạt.
Music DVD Creater có giao diện đồ hoạ đơn giản, dễ sử dụng bao gồm các tính năng

* Start
_ Creat a new project file : Tạo tên cho tập tin muốn thực hiện trong tính năng Config
_ Open an existing projet file : Mở một tập tin đã được tạo trước đó
_ Review the selected project file : Xem lại tập tin đã chọn
* Config : Khu vực cho phép bạn tạo tên các tập tin, tạo hình nền, chọn chất lượng, độ phân giải và cách hiển thị.
* Edit : Cho phep bạn thực hiện biên tập tác tập tin muốn thực hiện trước khi ghi ra đĩa DVD như chèn tiêu đề, chèn thêm môt đoạn nhạc mới vào tập tin đối tượng hoặc ghi âm thông qua chức năng Record.
* Output : Ghi ra dĩa DVD với các tập tin Video, nhạc, âm thanh, phim đang lưu trữ trên các phân vùng đồng thời giải phóng dung lượng cho ổ dĩa. Công cụ đã được kiểm tra trên hệ thống của Virustotal và kết quả hoàn toàn sạch bạn có thể tham khảo thông tin tại http://goo.gl/6RK7j


Qduc

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

60-SECOND VIRUS SCANNER

(Dân trí) - Thông thường, các phần mềm bảo mật và diệt virus phải mất một khoảng thời gian dài để quét và kiểm tra hệ thống. Tuy nhiên với công cụ mới nhất của hãng bảo mật danh tiếng Bitdefender với tên gọi 60-second Virus Scanner, bạn chỉ cần 60 giây để thực hiện điều này.

Hãng bảo mật danh tiếng Bitdefender nổi tiếng với những công cụ bảo vệ máy tính hàng đầu hiện nay. Mới đây, hãng bảo mật này vừa cho ra mắt một phần mềm mới được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, với tên gọi 60-Second Virus Scanner.

60-Second Virus Scanner là phần mềm cực kỳ nhỏ gọn và hoạt động nhẹ nhàng, sẽ giúp người dùng quét và dễ dàng phát hiện ra những loại virus, mã độc đang hoạt động trên hệ thống của mình.

Đúng như tên gọi của mình, quá trình quét của phần mềm chỉ diễn ra vẻn vẹn trong vòng 60 giây, thay vì nhiều phút thậm chí là nhiều giờ như những phần mềm bảo mật khác.

Sở dĩ 60-Second Virus Scanner đạt được điều này là vì phần mềm được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, với cơ sở dữ liệu và cơ chế hoạt động được chứa trực tiếp trên máy chủ của Bitdefender, trong khi đó người dùng chỉ giao tiếp với máy chủ của Bitdefender thông qua giao diện phần mềm trên Windows.

Do vậy, quá trình hoạt động của phần mềm không hề làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống (do sử dụng tài nguyên máy chủ của Bitdefender để xử lý) và cơ sở dữ liệu của phần mềm cũng không cần phải cập nhật (do cơ sở dữ liệu đã được chứa và cập nhật trực tiếp lên máy chủ).

60-Second Virus Scanner cũng tự động quét âm thầm toàn hệ thống mỗi ngày cũng như tự động quét những khu vực quan trọng trên hệ thống để kịp thời phát hiện ra những vấn đề khả nghi để cảnh báo người dùng.

Bạn có thể download phần mềm miễn phí tại đây (Phần mềm tương thích với cả Windows 8)

Trong quá trình cài đặt, phần mềm sẽ download thêm một vài thành phần cần thiết cho quá trình cài đặt, do vậy máy tính cần phải kết nối Internet để thực hiện quá trình này. Từ hộp thoại cài đặt hiện ra sau đó, nhấn nút “Agree and Install” để bắt đầu quá trình cài đặt phần mềm.

“Tuyệt chiêu” kiểm tra mức độ “sạch” của hệ thống trong 60 giây
Sau khi cài đặt, Bitdefender 60-Second Virus Scanner sẽ được xuất hiện trên Windows dưới dạng gadget hoặc chạy ở bên dưới khay hệ thống. Kích vào biểu tượng của phần mềm trên khay hệ thống để mở giao diện chính của phần mềm.

“Tuyệt chiêu” kiểm tra mức độ “sạch” của hệ thống trong 60 giây
Sử dụng phần mềm rất đơn giản. Những gì bạn cần thực hiện là nhấn vào nút có biểu tượng hình kính lúp ngay chính giữa giao diện chính của phần mềm, Bitdefender 60-Second Virus Scanner sẽ tự thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một đồng hồ đếm ngược khoảng thời gian 60 giây để phần mềm quét và kiểm tra toàn bộ các tiến trình đang chạy trên hệ thống, những file hệ thống và cả những phần mềm khởi động cùng Windows, cách thức thiết lập trên Windows… để từ đó đưa ra kết luận về mức độ “sạch” của hệ thống.

“Tuyệt chiêu” kiểm tra mức độ “sạch” của hệ thống trong 60 giây
Sau khi quá trình quét và kiểm tra kết thúc, phần mềm sẽ đưa ra kết quả, trong đó bao gồm tình trạng của hệ thống (có bị nhiễm virus hay phần mềm độc hại hay không), phần mềm bảo mật trên hệ thống có hoạt động hiệu quả hay không hay Windows đã được thiết lập phù hợp hay chưa (để giúp tăng cường khả năng bảo mật, như kích hoạt chế độ cập nhật Windows, thiết lập tài khoản admin…).

Dựa vào kết quả này, bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng hệ thống của mình để từ đó đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp. Chẳng hạn nếu phần mềm phát hiện ra hệ thống bị nhiễm virus mà phần mềm bảo mật sẵn có trên máy tính của bạn không phát hiện ra, nghĩa là đã đến lúc bạn nên thay một phần mềm khác để bảo vệ cho hệ thống của mình.

Với những vấn đề phát hiện ra, phần mềm sẽ cung cấp giải pháp để khắc phục phù hợp bằng cách đưa ra tùy chọn ‘Fix It’. Chẳng hạn nếu gặp những vấn đề về thiết lập trên hệ thống, khi nhấn vào mụt ‘Fix It’ do phần mềm cung cấp sẽ hiển thị mục tùy chọn để thay đổi lại cách thức thiết lập này.

“Tuyệt chiêu” kiểm tra mức độ “sạch” của hệ thống trong 60 giây
Kết quả báo cáo với một vài vấn đề cần khắc phục, liên quan đến cách thiết lập Windows (có gợi ý Fix It).

Mục ‘Last virus scan’ từ kết quả hiển thị của phần mềm sẽ hiển thị tình trạng trên hệ thống có bị nhiễm virus hay không. Nếu kết quả là ‘no virus found’ nghĩa là hệ thống ở trạng thái “sạch”. Bạn có thể nhấn vào ‘show log’ để xem kết quả quét được chi tiết hơn.

Kết quả quét virus cho thấy hệ thống ở trạng thái “sạch”
Kết quả quét virus cho thấy hệ thống ở trạng thái “sạch”

Như vậy, với sự trợ giúp của Bitdefender 60-Second Virus Scanner, bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi để biết được tình trạng bảo mật trên hệ thống của mình. Đặc biệt phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên quá trình quét hoàn toàn nhẹ nhàng và nhanh chóng, không hề ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.

Lưu ý: Bitdefender 60-Second Virus Scanner không phải là phần mềm diệt virus, mà chỉ hoạt động như một “phụ tá” cho phần mềm diệt virus. Do vậy phần mềm này không được sử dụng để thay thế chức năng của một phần mềm diệt virus. Bitdefender 60-Second Virus Scanner có thể hoạt động ổn định và tương thích với mọi phần mềm diệt virus khác.
Phạm Thế Quang Huy
http://dantri.com.vn/suc-manh-so/tuyet-chieu-kiem-tra-muc-do-sach-cua-he-thong-trong-60-giay-671425.htm