Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

10 LOẠI GỖ QUÝ HIẾM VÀ ĐẮT NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

Dưới đây là danh sách 10 loại gỗ quý và đắt đỏ nhất thế giới. Trong đó có những loại gỗ không bao giờ bị mọt, chịu được nước, tỏa ra hương thơm dễ chịu và chịu va đập cực tốt. Những loài cây tạo ra chúng đều sinh trưởng chậm, kén đất và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Purple Heart
Gỗ purple heart
Gỗ Purple Heart còn được gọi là gỗ trái tim màu tím bởi khi cắt màu sắc của gỗ sẽ chuyển từ màu nâu sang màu tím rất lạ và đẹp. 
Purple Heart là loại gỗ rất dày, chịu nước tốt, thuộc top đầu thế giới về độ cứng và độ bền.
Bubinga - Cẩm lai hồng
Gỗ bubinga
Loài cây này có tốc độ sinh trưởng chậm, được trồng nhiều ở khu vực châu Phi. Gỗ cẩm lai hồng có màu nâu đỏ với sọc tím hoặc đen, thớ gỗ mịn, dễ đánh bóng. Gỗ Bubinga thường được dùng để chế tạo nhạc cụ, đồ thủ công mỹ nghệ.
African Black Wood - Gỗ đen Châu Phi
Gỗ đen châu Phi
Loại gỗ này vô cùng quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng vì cây African Black Wood bị khai thác quá nhiều. Gỗ này thường được dùng để làm các loại nhạc cụ đặc biệt là ghi-ta.
Gỗ Agar - Gỗ trầm hương
Gỗ trầm hương
Gỗ trầm hương có mùi thơm độc đáo, được lấy từ gỗ thân già mục của cây trầm gió.
Gỗ Bocote
Gỗ Bocote
Gỗ Bocote rất thơm nên ngoài việc được sử dụng để sản xuất nhạc và đồ dùng nội thất, loại gỗ này còn thường được tinh chế thành hương liệu tinh dầu.
Gỗ Dalbergia
Gỗ dalbergia
Cây Dalbergia rất quý hiếm do rất kén đất sống, kéo theo giá thành của loại gỗ này rất đắt đỏ.
Gỗ Ebony - Gỗ mun
Gỗ mun
Gỗ Ebony có màu đen tuyền, có thể chìm trong nước, bề mặt gỗ nhẵn và mịn. Loại gỗ này thường được dùng để chế tạo nội thất sang trọng và các loại nhạc cụ như đàn ghi-ta, piano, violin… Các loài cây cho gỗ này hiện đều đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Gỗ Lignum Vitae
Gỗ lignum vitae
Loại gỗ này rất cứng, có độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Cây Lignum Vitae sinh trưởng rất chậm nên loại gỗ này rất quý hiếm.
Sandalwood - Gỗ đàn hương
Gỗ đàn hương
Gỗ đàn hương tỏa ra mùi hương thơm ngát, có thể giúp giảm căng thẳng. Chính vì vậy, loại gỗ này thường được sử dụng để tinh chế tinh dầu hoặc nguyên liệu chế tạo nước hoa.
Pink Ivory - Gỗ hồng ngà
Gỗ hồng ngà
Loại gỗ này có màu đỏ hồng rất đẹp, khi đánh lên sáng bóng và được cho là quý giá như kim cương. Loại gỗ quý này thường được sử dụng để sản xuất gậy bi-a, đồ mỹ nghệ…
HT (theo khoahoc.tv)

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

CÁCH TẮT TRỢ LÝ GOOGLE ASSISTANT TRÊN ANDROID

Trợ lí Google Assistant rất thú vị và hữu ích với nhiều người nhưng với số khác nó cũng gây phiền toái không ít.
Cách tắt Trợ lý Google Assistant trên Android
Đừng quá lo lắng nếu không thích Google Assistant, trong bài viết dưới đây, VnReview sẽ chia sẻ cách giúp bạn tắt tính năng này trên các thiết bị Android.
Đối với điện thoại thông minh Android
Cách tắt Trợ lý Google Assistant trên Android
Đầu tiên, bạn bấm và giữ nút Home trên điện thoại để kích hoạt Google Assistant.
Cách tắt Trợ lý Google Assistant trên Android
Tiếp theo, bạn nhấn vào nút có hình biểu tượng "hộp thư" ở phía dưới, bên trái màn hình (xem ảnh minh họa).
Cách tắt Trợ lý Google Assistant trên Android
Hành động này sẽ mở trang chủ của Google Assistant. Bây giờ bạn hãy nhấn vào Avatar đại diện cho tài khoản Google của mình và một menu sẽ xổ xuống. Nhấp vào Settings (Cài đặt).
Cách tắt Trợ lý Google Assistant trên Android
Kế đến, chọn thẻ Assistant (Trợ lý), sau đó di chuyển xuống gần dưới cùng của danh sách và chọn Phone (Điện thoại).
Bây giờ bạn chỉ việc kéo thanh trạng thái để tắt Google Assistant (Trợ lý Google). Trợ lí Google sẽ không làm phiền bạn nữa, sau này nếu muốn sử dụng lại bạn có thể vào đây để kích hoạt.
Đối với loa Google Home
Cách tắt Trợ lý Google Assistant trên Android
Thực tế thì bạn không thể tắt Google Assistant trên loa Google Home. Thế nên, có một mẹo là bạn hãy tắt micro để nó không thể lắng nghe bạn nữa.
Bạn có thể tìm thấy nút này ở mặt lưng của Google Home, Google Home Hub hoặc bên cạnh dây nguồn trên Google Home Mini.
Mời các bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.
Bạch Đằng

[CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT] VÌ SAO CHÚNG TA LẠI BỊ SÂU RĂNG?

Một nhóm các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương người 15000 năm tuổi và phát hiện một điều khá thú vị là răng của những người cổ đại này có nhiều lỗ hổng. Những lỗ sâu răng này có cùng nguyên nhân sâu răng như ngày nay đó là do những vi sinh vật bé nhỏ sống trong miệng chúng ta.

Đang tải giphy (1).gif… ​

Những vi sinh vật này tồn tại cùng với chúng ta từ khi sinh ra. Khi răng chúng ta mọc, tuỳ vào loại thực phẩm ta ăn hằng ngày mà một số loại vi khuẩn nhất định sẽ chiếm đa số và nguyên nhân gây ra sâu răng cũng bắt nguồn từ đây.

Đang tải giphy (2).gif… ​

Chế độ ăn nhiều đường tạo ra một sự gia tăng chủng vi khuẩn Streptococci Mutans trong miệng. Những vi sinh vật này ưa chuộng đường và xem đường là thức ăn. Khi vi khuẩn tiêu thụ đường, chúng tạo ra sản phẩm phụ là Axit Lactic. Vi khuẩn Streptococci Mutans có sức đề kháng đối với Axit Lactic nhưng răng chúng ta thì không.

Đang tải giphy (3).gif… ​

Mỗi chiếc răng con người được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ chắc chắn nhưng men răng không thể chống lại sự tấn công của axit. Điều này làm thoái hoá lớp bảo vệ, mất dần lượng canxi.

Đang tải giphy (5).gif… ​

Dần dần, axit ăn mòn tạo ra con đường giúp vi khuẩn tấn công vào lớp thứ hai gọi là ngà răng. Bởi vì mạch máu và dây thần kinh nằm sâu trong răng nên ở giai đoạn này, sâu răng không gây đau đớn.

Đang tải giphy (4).gif… ​

Nhưng nếu sự cứ để tình trạng này tiếp diễn và lan qua lớp ngà răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục tiến sâu vào trong răng, chạm đến các dây thần kinh và gây ra đau đớn. Nếu không được chữa trị, răng sẽ bị hư hại và phải nhổ bỏ.

Đang tải giphy.gif… ​

Lượng đường trong thức ăn càng cao, răng chúng ta càng dễ gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên những người tiền sử không tiêu thụ nhiều thức ăn có đường vậy điều gì gây ra sâu răng cho họ?

Đang tải giphy (13).gif… ​

Tuy với chế độ ăn nhiều thịt chứa rất ít đường nhưng kèm theo đó, tổ tiên chúng ta còn ăn rễ cây, hạt, và ngũ cốc, những thứ này chứa nhiều Cacbon Hydrat và khi gặp các enzyme trong nước bọt, Cacbon Hydrate được chuyển hóa thành các loại đường đơn giản nên người cổ đại vẫn có thể bị sâu răng.

Đang tải giphy (8).gif… ​

Vậy người cổ đại làm gì khi bị sâu răng? Các hài cốt cổ đại 14000 năm trước cho thấy, con người đã dùng vật cứng để loại đi các phần răng hỏng. Người cổ đại còn tạo ra những mũi khoan thô sơ để làm phẳng những lỗ gồ ghề còn sót lại và dùng sáp ong để bịt lỗ sâu, khá giống những gì ta làm ngày nay.

Đang tải giphy (6).gif… ​

Ngày nay, chúng ta cũng có nhiều nguy cơ sâu răng hơn bởi các thức ăn chứa nhiều đường. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, tỉ lệ sâu răng tăng cao bởi vì chúng ta đã phát triển nhiều công nghệ tiên tiến làm cho đường trở nên rẻ và thông dụng hơn.

Đang tải giphy (7).gif… ​

Hiện nay, đại đa số loài người đều bị sâu răng. Trong đó, một số người dễ bị sâu răng hơn phần còn lại vì gen di truyền có nhiều điểm yếu như men răng mềm hơn, nhưng nguyên nhân chủ yếu của sâu răng vẫn là do ăn quá nhiều đường.

Đang tải giphy (9).gif… ​

Thật may, chúng ta có các phương pháp và công cụ phức tạp để phòng ngừa và điều trị sâu răng hơn so với thời cổ đại. Chúng ta chế tạo ra kem đánh răng và nước xúc miệng chứa một lượng nhỏ flouride. Nó giúp răng khoẻ mạnh và đẩy mạnh sự phát triển của men giúp xây dựng cơ chế chống lại axit.

Đang tải giphy (10).gif… ​

Ngoài ra, khi gặp vấn đề về sâu răng, ta sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy những nơi bị ảnh hưởng và ngăn chúng trở nên tệ hơn.

Đang tải giphy (11).gif… ​

Tuy nhiên, Cách tốt nhất để chống sâu răng là giảm lượng đường tiêu thụ và thực hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn và nguồn thức ăn của chúng. Việc này bao gồm thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và tránh những thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột dễ dính vào răng. Dần dần, số lượng vi khuẩn thích ngọt trong miệng bạn sẽ giảm xuống.

Đang tải giphy (12).gif… ​

Không như người tiền sử của nhiều năm về trước, ngày nay chúng ta có kiến thức cần thiết để ngăn chặn sâu răng, việc cần làm là áp dụng nó mà thôi.

Nguồn: TED-Ed