Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

[INFOGRAPHIC] MÓN ĂN KHOÁI KHẨU CỦA CON BẠN LÀ GÌ?

Đang tải header.jpg…

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất đối với các bậc cha mẹ là khoảnh khắc nhìn thấy con mình bắt đầu ăn dặm. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng chỉ nên cho trẻ ăn dặm kể từ khi bước qua tháng thứ 6. Từ tháng thứ sáu trở đi, sữa mẹ hoặc sữa bột không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ . Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Và đây cũng là lúc mẹ cần quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của con, giúp trẻ phát triển hoàn thiện giai đoạn đầu đời.

Trong infographic dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thực phẩm cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của trẻ, và mang đến vài bí mật thú vị về thiên thần nhỏ đáng yêu của bạn.

Đang tải mon-an-khoai-khau-cua-con-ban.jpg…

Nguồn: Visual.ly
 
https://tinhte.vn/threads/infographic-mon-an-khoai-khau-cua-con-ban-la-gi.2162665/?utm_campaign=related_threads&utm_medium=tags&utm_source=internal

TẠI SAO KHÔNG NÊN CHO TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI UỐNG NƯỚC?

Nhiều bà mẹ có thói quen cho con uống chút nước lọc tráng miệng sau khi uống sữa, hay cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước, nhưng điều này không hề có lợi chút nào cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước, kể cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô.

Ngoài nguy cơ uống nước có thể gây tiêu chảy, nếu như nước uống không đảm bảo vệ sinh. Uống nước còn làm cho trẻ uống sữa ít đi, và làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa, không tốt cho sự phát triển của bé. Nước chiếm đến hơn 80% trong sữa mẹ nên nếu trẻ khát, hãy cho bú mẹ hoặc pha sữa theo đúng tỷ lệ cho trẻ uống.

Đang tải baby water 2.PNG…
Nước chiếm đến 75% khối lượng cơ thể của trẻ sơ sinh
Nước chiếm đến khoảng 75% khối lượng cơ thể của trẻ dưới 6 tháng tuổi, chính vì vậy mà không cần bổ sung nước cho trẻ. Trong một số ít trường hợp, cho trẻ uống nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước (water intoxication) và hạ Natri máu (hyponatremia), do các chất điện giải trong cơ thể trẻ bị pha loãng, làm chênh lệch áp suất thẩm thấu. Cơ thể sẽ cố gắng điều tiết bằng cách hút nước vào trong các mô, tế bào để cân bằng các chất điện giải, nhưng sẽ làm các mô, tế bào bị ứ nước. Trường hợp nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Đang tải baby water 3.PNG…
Hạ Natri máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong
Để tránh các nguy cơ trên chúng ta cần cho trẻ bú hoàn toàn, hoặc uống sữa pha theo đúng tỷ lệ trong 6 tháng đầu tiên, không nên cho ăn dặm sớm từ 4,5 tháng. Tuyệt đối không cho trẻ uống thêm nước. Cần đọc kỹ hướng dẫn để pha sữa theo đúng tỷ lệ, không pha đặc hoặc làm loãng sữa của trẻ.
Tham khảo WHO, NHS, Babycenter
Ảnh Tech Insider
 

https://tinhte.vn/threads/tai-sao-khong-nen-cho-tre-duoi-6-thang-tuoi-uong-nuoc.2868622/