Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

QUALCOMM “KHAI SINH” THẾ HỆ MÁY TÍNH LUÔN LUÔN KẾT NỐI NHƯ SMARTPHONE

Điện thoại di động vốn là thế mạnh của Qualcomm với các thế hệ vi xử lý Snapdragon được ra mắt từ 10 năm nay. Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới tiếp tục thể hiện tham vọng nhằm chiếm lĩnh thị trường PC với khái niệm “Máy tính luôn kết nối” (Always Connected PC).



Ông Cristiano Amon, Phó Chủ tịch Qualcomm Technologies, nói về những gì Qualcomm đã làm được để kết nối con người trong suốt 30 năm qua, và sẽ tiếp tục chuyển đổi thế giới trong 30 năm tới.
Ông Cristiano Amon, Phó Chủ tịch Qualcomm Technologies, nói về những gì Qualcomm đã làm được để kết nối con người trong suốt 30 năm qua, và sẽ tiếp tục chuyển đổi thế giới trong 30 năm tới.

Tại Hội nghị Snapdragon Technology Summit thường niên lần thứ 2 của Qualcomm tổ chức tại Hawaii, Mỹ, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới đã giới thiệu hàng loạt công nghệ, hệ sinh thái mới nhằm tạo ra những cải tiến lớn, đổi mới về công nghệ di động cùng sự “khai sinh” một khái niệm mới trong thế giới máy tính, đó là Máy tính luôn luôn kết nối (Always Connected PC).
Với điện thoại thông minh, kết nối là khái niệm quen thuộc với các công nghệ chip 3G trước đây và hiện nay là 4G. Tuy nhiên, hiện nay Qualcomm đã đưa tính năng “luôn luôn kết nối” vào laptop bằng bộ vi xử lý Snapdragon dành riêng cho máy tính Windows. Nhờ đó, người dùng có thể bật, mở tắt máy tính một cách nhanh chóng giống như với smartphone. Thế hệ laptop này cũng cho phép người dùng kết nối Internet thông qua mạng di động 4G.


Thế hệ máy tính luôn luôn kết nối sẽ sớm được bán ra thị trường.
Thế hệ máy tính luôn luôn kết nối sẽ sớm được bán ra thị trường.

Tại hội nghị, ông Cristiano Amon, Phó Chủ tịch Qualcomm Technologies, nhấn mạnh: “Laptop luôn luôn kết nối là thế hệ máy tính được tích hợp chip Snapdragon của Qualcomm. Ngoài khả năng kết nối Internet thông qua SIM 4G, laptop này có thời lượng pin ấn tượng, thậm chí là cả ngày 24 tiếng sử dụng liên tục”.
Terry Myerson, Phó chủ tịch Bộ phận Windows và Thiết bị của Microsoft cho biết, đã cùng hợp tác với Qualcomm từ nhiều tháng nay để đưa ra phiên bản Windows 10 tích hợp chip Snapdragon.


Microsoft bắt tay với Qualcomm để đưa chip Snapdragon lên laptop Windows 10 của mình.
Microsoft bắt tay với Qualcomm để đưa chip Snapdragon lên laptop Windows 10 của mình.

Tại sự kiện này, Qualcomm cho biết đã bắt tay với Asus, HP để sản xuất laptop đầu tiên sử dụng chip Snapdragon của hãng. Hãng công nghệ Đài Loan Asus đã trình diễn chiếc máy tính gập Nova Go 2-in-1 vừa là laptop vừa là máy tính bảng. Sản phẩm này được cho biết sẽ bán ra thị trường vào đầu năm 2018. Đại diện của HP có mặt trên sân khấu của Snapdragon Summit với tuyên bố ra mắt chiếc máy tính kiêm tablet ENVYx2 Windows chạy hệ điều hành Snapdragon Mobile PC. Đây là dòng laptop mới có thể kết nối liên tục với tốc độ xử lý ấn tượng Gigabit LTE. Laptop này cũng có thời lượng pin dùng cả một ngày, thiết kế mỏng và nhẹ chỉ khoảng 600gram.


Máy tính Spandragon LTE đầu tiên trên thị trường Asus NovaGo sẽ được bán với giá từ 599 USD-799 USD.
Máy tính Spandragon LTE đầu tiên trên thị trường Asus NovaGo sẽ được bán với giá từ 599 USD-799 USD.


HP cũng chuẩn bị ra mắt laptop dùng chip Snapdragon đầu tiên.
HP cũng chuẩn bị ra mắt laptop dùng chip Snapdragon đầu tiên.

Với tham vọng “khai sinh”thế hệ laptop “luôn luôn kết nối”, Qualcomm đã bắt tay với nhà mạng Sprint tại Mỹ để tích hợp mạng 4G vào bộ vi xử lý của mình. Sprint cho biết đặc biệt ấn tượng và đánh giá cao nỗ lực của Qualcomm. Nhà mạng này cho hay sẽ đưa gói dịch vụ dữ liệu không giới hạn (unlimited) lên các máy tính Windows sử dụng chip Snapdragon.


AMD bắt tay cùng Qualcomm để tăng hiệu năng cho các laptop luôn luôn kết nối.
AMD bắt tay cùng Qualcomm để tăng hiệu năng cho các laptop luôn luôn kết nối.

Một điều thú vị trong hội nghị của Qualcomm là sự xuất hiện của AMD, vốn được xem là một trong những đối thủ của hãng này trên thị trường chip xử lý. Kevin Lensing, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bộ phận doanh nghiệp khách hàng của AMD, tiết lộ đang cùng hợp tác với Qualcomm trong một số hạng mục để đưa công nghệ hiện đại của Qualcomm lên nền tảng vi xử lý Ryzen tốc độ cao của AMD. Hai ông lớn trong lĩnh vực bán dẫn hy vọng sẽ giúp các nhà sản xuất máy tính trên thế giới có thể tạo ra những chiếc máy tính có hiệu năng tốt nhất, với khả năng kết nối thường xuyên, đạt tốc độ Gigabit LTE.


Qualcomm hé lộ về bộ vi xử lý di động thế hệ tiếp theo Snapdragon 845.
Qualcomm hé lộ về bộ vi xử lý di động thế hệ tiếp theo Snapdragon 845.

Tại Hội nghị Snapdragon Technology Summit lần thứ 2, Qualcomm khẳng định tiếp tục nỗ lực để thay đổi cách người dùng sử dụng các thiết bị di động. Qualcomm hé lộ về thế hệ vi xử lý Snapdragon 845 tiếp theo từ thế hệ Snapdragon 835. Tuy nhiên, mọi thông tin về bộ vi xử lý này chưa được công bố. Hãng này cho hay sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin về chip xử lý thế hệ mới nhất của mình trong ngày mai.
Khôi Linh

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

DANH SÁCH 42 ỨNG DỤNG NÊN GỠ BỎ KHỎI SMARTPHONE NGAY BÂY GIỜ

Chính phủ Ấn Độ đã công bố danh sách các ứng dụng trên Android iOS mà các cơ quan tình báo đã thông báo là có chứa Spyware hay quảng cáo độc hại. Tổng cộng có 42 ứng dụng trên Android và iOS được báo cáo là gửi dữ liệu của người dùng đến các máy chủ ở Trung Quốc và đi kèm các ứng dụng độc hại. Ngay cả mình cũng đã từng dùng, hãy cùng xem có những ứng dụng nào nhé!

Danh sách 42 ứng dụng nên gỡ bỏ khỏi Smartphone:

  • Weibo
  • WeChat
  • ShareIt
  • TrueCaller
  • UC News
  • UC Browser
  • BeautyPlus
  • NewsDog
  • Viva Video
  • Parallel Space
  • Apus Browser
  • Perfect Corp
  • Virus Cleaner - Hi Security Lab
  • CM Browser
  • Mi Community
  • DU Recorder
  • Vault Hide - NQ Mobile Security
  • Youcam Makeup
  • Mi Store
  • Cache Cleaner DU Apps Studio
  • DU Battery Saver
  • DU Cleaner
  • DU Privacy
  • 360 Security
  • DU Browser
  • Clean Master - Cheetah Mobile
  • Baidu Translate
  • Baidu Map
  • Wonder Camera - Baidu INC
  • ES File Explorer
  • Photo Wonder
  • QQ International
  • QQ Music
  • QQ Mail
  • QQ Player
  • QQ Newsfeed
  • WeSync
  • QQ Security Centre
  • Selfie City
  • Mail Master
  • Mi Video Call - Xiaomi
  • QQ Launcher
Nếu lo ngại bị rò rỉ các thông tin cá nhân quan trọng (tin nhắn, hình ảnh, nhật ký điện thoại, dữ liệu vị trí, IMEI...), người dùng nên gỡ bỏ các ứng dụng này khỏi smartphone hoặc tiến hành định dạng lại thiết bị.

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

[CHIA SẺ] ICLOUD KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO DROPBOX VÀ GOOGLE PHOTOS, MỖI CÁI VẪN CÓ CÔNG DỤNG RIÊNG

Hôm trước viết bài về chọn dung lượng iCloud, anh em có một thắc mắc mà mình nghĩ là rất hay và xứng đáng được nói trong một topic riêng: Nếu chỉ dùng iCloud không thì có đủ nhu cầu không, và nếu không thì dùng chung với các dịch vụ đám mây khác như thế nào? Đây chính xác là tình huống sử dụng của mình, và mình xin chia sẻ với anh em cách mà mình đang dùng iCloud, DropboxGoogle Photos song song để giải quyết các bài toán khác nhau ra sao.

Ngắn gọn thì như thế này, chi tiết hơn mời anh em đọc bài bên dưới.

  1. Dropbox (hoặc Google Drive, OneDrive): nơi lưu trữ mọi tài liệu quan trọng liên quan đến công việc và cá nhân, tốc độ sync nhanh, ổn định, đa nền tảng, nhưng không dùng lưu ảnh do không muốn mất tiền nhiều vào vụ này
  2. Google Photos: lưu mọi ảnh chụp bằng iPhone, Android, DSLR / mirrorless hay camera nói chung. Không giới hạn dung lượng, ảnh up lên vẫn giữ chất lượng rất tốt, tự động sao lưu hoàn hảo trên Android, nhưng lại không chạy auto backup trên iOS trong đa số các trường hợp. Thường 1 tuần / 1 lần phải chạy Google Photos trên iOS để nó sao lưu ảnh.
  3. iCloud: dùng để giải quyết vấn đề không sao lưu ngay tức thì của Google Photos với iOS. Ngoài ra còn sử dụng để chứa file backup của các thiết bị iOS. Mình không dùng iCloud để chứa tài liệu hay các file cần chia sẻ với người khác. Anh em nào không dùng iOS thì không cần quan tâm iCloud.
Đầu tiên, tại sao lại là Dropbox mà không phải là Google Drive, OneDrive? Theo thử nghiệm của mình, Dropbox có tốc độ nhanh nhất trong số 3 dịch vụ lưu trữ online lớn, cả khi chạy benchmark lẫn khi sử dụng thực tế. Đây cũng là lý do vì sao mình vẫn dùng Dropbox chủ yếu tuy nó chỉ có 33GB, trong khi Google Drive 300GB và OneDrive 1TB mà mình chẳng thèm đụng đến. Nhưng với anh em có thể khác, nói chung xài cái nào trong 3 cái tên kể trên đều được và chúng sẽ giải quyết những bài toán tương tự nhau.

Giờ bắt đầu đi vào phần chính của bài: Dropbox dùng làm gì? Mình dùng Dropbox để lưu TẤT CẢ mọi tài liệu quan trọng liên quan đến công việc và cá nhân, từ một số bản sao giấy tờ, hợp đồng lao động bản số hóa cho đến những file code, file thiết kế, file backup dữ liệu web của một vài dịch vụ mà mình thường truy cập. Dropbox chính là cái "ổ cứng di động" quan trọng nhất của mình dù dung lượng chỉ 33GB.

Đang tải Dropbox.jpg…

Ngoài chuyện có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, bất kể là PC hay di động, Dropbox (hay OneDrive, Google Drive) còn có thể sync nhanh và ngay lập tức khi mình vừa thả file vào trong thư mục của dịch vụ đám mây này. Mình đã hình thành thói quen mọi thứ quan trọng, công việc khi save xuống là phải save vào thư mục của Dropbox ngay. Bằng cách này, nếu lỡ sau đó vài phút máy mình có hỏng thì dữ liệu cũng không bị mất. Ở khoảng này iCloud cũng làm được nhưng tốc độ sync không cao, đôi khi không sync phải khởi động máy lại mới chạy nên rất phiền.

Có một thứ mình không lưu trên Dropbox: ảnh. Lý do chính là vì việc tìm lại một tấm ảnh đã up lên Dropbox rất cực, nó không có một cơ chế search thông minh như Google Photos, cũng không có những chức năng cực kì thông minh liên quan đến tự động chỉnh ảnh, sắp xếp ảnh, tạo video vui nhộn. Do đó, mình chọn Google Photos là kho lưu ảnh chính của mình. Mọi ảnh chụp bằng tất cả mọi máy đều được up lên đây, với những ai vừa dùng iPhone, vừa dùng smartphone Android, lại còn hay chụp ảnh bằng máy ảnh như mình thì không có lựa chọn nào tốt hơn đâu.

Đang tải Google_Photos.jpg…

Vì sao mình chọn Google Photos? Chủ yếu là nhờ khả năng tự động backup của nó là một, và không giới hạn dung lượng là hai. Trên Android, Google Photos chạy tự động hoàn hảo, tấm ảnh nào chụp xong là sẽ được sao lưu ngay khi bạn có kết nối Wi-Fi nên cực kì yên tâm. Trên máy tính, bạn có thể cài app của Google Photos hoặc upload ảnh thủ công tùy thích. Google Photos cũng cho phép bạn up ảnh "độ nét cao" mà không tốn phí, không giới hạn số lượng hay dung lượng gì cả. Tất cả mọi ảnh <= 16MP đều được up theo dạng này, nếu ảnh lớn hơn thì sẽ được resize về 16MP trước khi up. Chất lượng sau khi được Google Photos nén lại có giảm chút ít nhưng chỉ để xem trên web thì bạn chẳng nhận ra đâu. Bạn nào quan tâm nhiều hơn về Google Photos có thể tham khảo trong bài này để biết thêm chi tiết nhé.

Nhược điểm lớn nhất của Google Photos đó là nó không thể tự sao lưu hình chụp trên iPhone, iPad. Nói là nhược điểm của Google Photos thì hơi tội nghiệp cho nó vì hạn chế này thực chất là do cơ chế ngăn chặn chạy nền của iOS. Cơ chế này không cho phép các app truy cập vào kho ảnh và upload liên tục do lo ngại về bảo mật và thời lượng pin, nên trong đa số các trường hợp, ảnh chụp trên iPhone sẽ không được sync lên Google Photos ngay cả khi bạn đã về nhà, cắm điện và kết nối Wi-Fi. Chỉ khi nào bạn chạy app Google Photos lên thì việc backup mới diễn ra, thường 1 tuần mình làm thao tác này 1 lần mà thôi.

Để khắc phục nhược điểm không sync ảnh ngay của Google Photos, mình phải dùng thêm iCloud. iCloud không bị hạn chế như Google Photos do nó được tích hợp sâu trong iOS. Ngay khi có ảnh mới và bạn vào Wi-Fi, ảnh sẽ được sao lưu ngay chứ không cần mở app gì lên cả. Cách này đảm bảo rằng ảnh trên iPhone của bạn sẽ không bao giờ bị mất, bạn mua cái sự an tâm khi sử dụng. Mặc định dung lượng iCloud chỉ 5GB miễn phí, bạn nên mua gói 50GB (giá 19.000 đồng / tháng) hay gói 200GB (59.000 đồng / tháng) dùng cho thoải mái.

Đang tải iCloud_Backup.jpg…

iCloud cũng có chức năng sao lưu file y như Dropbox, tuy nhiên mình quyết tâm không dùng iCloud làm nơi lưu trữ online chính (ngoại trừ ảnh) vì trên Android không có cách nào truy cập được file, phiên bản iCloud nền web thì vẫn còn quá sơ khai để quản lý tài liệu (chưa kể load chậm), khả năng chia sẻ cũng thua Dropbox về cách thao tác. Hơn nữa, iCloud không cho phép đi ngược lại các phiên bản đã lưu trước đó của 1 file, chỉ áp dụng được với các file iWork mà thôi, hạn chế quá lớn.

Đó là chưa kể đến chuyện một số file iCloud đôi khi không sync, phải khởi động lại máy tính. Cách đây 1 năm tình trạng này diễn ra nhiều hơn, giờ đã ít thấy nhưng vẫn xuất hiện nên mình chưa yên tâm hoàn toàn.

Tóm lại, iCloud không phải là giải pháp thay thế cho Dropbox / OneDrive / Google Drive, cũng không thay thế hoàn toàn cho Google Photos trong việc lưu trữ ảnh. Nó chủ yếu chỉ dùng với các máy iOS của mình và dùng cho 2 mục đích chính: auto backup ảnh chụp bằng iPhone và sao lưu các thiết bị iOS mình đang có.

https://tinhte.vn/threads/chia-se-icloud-khong-the-thay-the-cho-dropbox-va-google-photos-moi-cai-van-co-cong-dung-rieng.2749643/

TUYỆT CHIÊU TÌM KIẾM GMAIL, LỤC ĐƯỢC NHỮNG THỨ SIÊU HAY

Với cách tìm kiếm này, bạn sẽ thấy nhiều tin nhắn, các tập tin đính kèm tưởng như đã mất, đồng thời dọn dẹp hộp thư đến và nhiều công việc hữu ích khác.
Gmail vẫn thống trị môi trường công sở với hàng gigabyte dữ liệu, làm việc với tốc độ nhanh trên mọi trình duyệt, tự động lọc thư theo nội dung, mức độ quan trọng… Nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất mà bạn mong chờ ở 1 sản phẩm của Google như thế này, là khả năng tìm kiếm.
Ai cũng biết gõ vài từ khóa hay tên trong danh bạ vào ô tìm kiếm, nhưng còn có cách hay hơn mà có lẽ bạn chưa biết.

1. Tìm thư quan trọng bỏ sót chưa đọc

“is:important is:unread”
Dựa trên email bạn đã mở và gửi trước đây, Google xác định đâu là thư quan trọng và gắn mũi tên màu vàng bên trái, cạnh tên người gửi. Mẫu truy vấn “is:important” sẽ giúp bạn tìm các thư này. Nếu thêm “is:unread”, kết quả sẽ chỉ hiển thị các email chưa đọc.

2. Giải phóng bộ nhớ

“has:attachment larger_than:10mb”
Nếu Gmail hết bộ nhớ, bạn có thể dọn dẹp bằng cách xóa đi các thư dung lượng lớn. Mẫu truy vấn “has:attachment” sẽ giúp tìm ra các email có tập tin đính kèm. Thêm truy vấn “larger_than:10mb” sẽ chọn ra các email có dung lượng từ 10MB trở lên. Bạn có thể thay đổi số dung lượng này tùy ý.
Xem thêm: Cách tìm kiếm file đính kèm trên Gmail bằng Dittach

3. Lục ra các email cực kì cũ

“before:2016/12/31” hoặc “before:2017”
Với những ai muốn giữ hộp thư đến gọn gàng và nhẹ nhàng, truy vấn này giúp lọc ra tất cả email đã gửi và nhận trước một ngày cụ thể. Bạn chỉ cần điền theo mẫu trên, thay bằng thời điểm mình muốn đúng theo mẫu năm/tháng/ngày. Sau đó chỉ cần chọn tất cả mail và xóa hàng loạt. Kết hợp truy vấn này với cách tìm mail có tập tin đính kèm dung lượng lớn kia sẽ giúp giải phóng bộ nhớ mail đáng kể.

4. Tìm email được CC

“cc:me OR bcc:me”
Có thể phần nhiều mail trong hộp thư của bạn là thư được CC hoặc BCC và không quan trọng. Truy vấn này giúp bạn lọc ra chúng và xóa đi. Nếu muốn, có thể thay đổi mẫu, ví dụ như thêm “from:annoyingbob@company.com” vào truy vấn để giới hạn mail từ một người gửi cụ thể.

5. Tổ chức email

“has:nouserlabels”
Nếu bạn thường xuyên kiểm soát thư trong Gmail bằng các nhãn, truy vấn này sẽ giúp tìm ra các thư vẫn còn nằm ở ngoài, chưa được đưa vào nhãn nào. Để tạo, xóa, chỉnh sửa, xem các nhãn email, hãy chọn biểu tượng ở góc phải Gmail > Settings > Labels.
Tìm kiếm, quản lý email hiệu quả với thủ thuật siêu đơn giản
Tìm kiếm, quản lý email hiệu quả với thủ thuật siêu đơn giản

6. Tạo phím tắt Unsubscribe hàng loạt

“label:^unsub”
Từ lâu Google đã dùng công nghệ quét thông minh để tìm ra các link Unsubscribe từ newsletter hoặc mailing-list. Nếu tìm các nhãn “^unsub” này, bạn sẽ thấy tất cả thư và dùng phím tắt để bỏ theo dõi (unsubscribe) hoặc xóa đồng loạt nhiều thư tự động.

7. Xem tất cả hình ảnh

“filename:jpg” (hoặc thay bằng các định dạng khác như jpeg, gif, png)
Thay đổi đuôi tập tin có thể giúp bạn tìm ra nhiều kiểu file khác như Word hay PDF. Truy vấn này rất hữu ích khi bạn cần tìm hình ảnh.

8. Xem tất cả video YouTube

“has:youtube”
Có thể mọi người thường không hay gửi file video qua email vì hơi nặng nhưng bạn sẽ hay nhận được các đường link YouTube. Truy vấn này sẽ cho kết quả là tất cả các video YouTube. Bạn có thể thêm vào truy vấn người gửi hoặc thời gian cụ thể để lọc, như “from:friendo@email.com” hoặc “before:2016/12/31”.

9. Xem lại đoạn chat cũ

“in:chats”
Mặc định Google lưu các đoạn chat trên Hangouts vào Gmail. Truy vấn này giúp hiển thị tất cả theo thứ tự thời gian. Thêm một vài từ khóa cùng mẫu này cũng giúp tìm ra nội dung chat cụ thể nào đó. Ví dụ như cần tìm địa chỉ hay số điện thoại khi chat, bạn gõ “address in:chats”.

https://quantrimang.com/tuyet-chieu-tim-kiem-gmail-luc-duoc-nhung-thu-sieu-hay-143382