Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

MỜI TẢI VỀ ỨNG DỤNG WITALK CHO MẠNG MOBIFONE: GỌI ĐIỆN QUA WI-FI VÀ SMS CƯỚC PHÍ TIẾT KIỆM

Nhà mạng MobiFone vừa chính thức đưa ra ứng dụng gọi điện thoại và nhắn tin thông qua Wi-Fi dành cho hệ điều hành Android. Mặc dù vẫn là dịch vụ có trả phí nhưng người dùng sẽ tiết kiệm được tiền cước khá nhiều so với cách gọi thông thường. Giả sử như khi gọi trên Witalk thì người dùng tiết kiệm được khoảng 45% tiền cước so với gói MobiQ. Thuê bao MobiFone cũng có thể gọi với các số điện thoại khác mạng cũng như ra nước ngoài thông qua WiTalk.

Sau khi cài đặt phần mềm, bạn sẽ nhanh chóng được kích hoạt để sử dụng. Khi ở vị trí Wi-Fi mà phần mềm quản lý, việc gọi điện sẽ thực hiện bằng trình quản lý (dialer) truyền thống và ứng dụng Witalk sẽ tự kích hoạt giao diện gọi khi ở trạng thái sẵn sàng. Riêng với phần tin nhắn SMS thì WiTalk có một ứng dụng riêng là WiTalk Messaging. Như vậy là khi tắt Wi-Fi hoặc ngoài vùng truy cập là lúc bạn sẽ không được hưởng cước phí theo cách tính của Witalk.

Dưới đây là bảng so sánh giá cước của WiTalk với các gói cước đàm thoại thông thường của MobiFone

Witalk_MobiFone_tinhte_1.
Dựa vào đây có thể thấy cước gọi của WiTalk tương đương với MobiGold, trong khi đó cước SMS của WiTalk chỉ khác phần SMS nội mạng. Như vậy nếu dùng trả sau thì bạn không cần quan tâm đến việc gọi bằng WiTalk.


Một vài cảm nhận ban đầu:
- Giao diện quản lý tin nhắn WiTalk Messaging chưa được đẹp
- Việc gọi điện bằng Dialer mặc định của Android khá dễ dàng
- Với Android 5 trở lên thì trạng thái sử dụng (active) luôn hiện trên thanh Notification bar (dạng cardboard) khá là vướng víu. Tất nhiên đây là đặc tính của Android 5 và bạn có thể ẩn thanh thông báo của ứng dụng này được.

Hiện tại trong thời gian khuyến mãi đến 2/2/2016 thì MobiFone đang miễn phí cước thoại nội mạng, chỉ tính cước 550 đồng/phút áp dụng cho cước liên mạng.

Witalk_MobiFone_tinhte_3.
 

https://tinhte.vn/threads/moi-tai-ve-ung-dung-witalk-cho-mang-mobifone-goi-dien-qua-wi-fi-va-sms-cuoc-phi-tiet-kiem.2533238/ 

 

 

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

ĐĂNG XUẤT KHỎI FACEBOOK MESSENGER TRÊN IPAD

Đức Tiến
(PCWorldVN) Thay vì phải tùy chỉnh hàng loạt thông số như trên iPhone, Facebook Messenger trên iPad cho phép người dùng nhanh chóng đăng xuất khỏi dịch vụ tán gẫu một cách đơn giản và thuận tiện.
Chuyên mục Làm Thế Nào đã có bài viết Đăng xuất khỏi Facebook Messenger, qua đó hướng dẫn người dùng ứng dụng Facebook Messenger trên thiết bị Android và iOS tiến hành thao tác đăng xuất (log out) khỏi hệ thống.
Tuy nhiên, một độc giả vừa chia sẻ với chúng tôi một cách khác có phần "dễ xơi" hơn để thực hiện cùng tác vụ này nếu như đang tham gia tán gẫu Messenger từ máy tính bảng iPad.
Theo đó, về cơ bản, iPad dường như được Facebook ưu ái hơn iPhone khi cung cấp cho người dùng khả năng tự kích hoạt lệnh đăng xuất, thay vì phải thực hiện qua các thiết lập mang tính "mánh lới" nếu như không muốn nói là "ngoài sách vở".
Cách thực hiện như sau: Trong giao diện chính của Facebook Messenger, ở thanh trình đơn ở góc trái bên dưới, bạn nhấn vào nút Settings - "Cài đặt".
Tại đây, bạn sẽ hãy nhấn chọn mục Switch Account -"Chuyển đổi tài khoản", rồi nhấn tiếp Log Out -"Đăng xuất".
Thủ thuật Facebook Messenger
Giao diện cài đặt trên iPhone (trái) và giao diện cài đặt trên iPad (phải).
Lúc này, Facebook Messenger sẽ tự động chuyển sang giao diện đăng nhập cho phiên làm việc (tán gẫu) mới.Mặc định, Facebook Messenger sẽ đồng bộ tài khoản Facebook mà bạn đang sử dụng ở ứng dụng Facebook độc lập. Nếu muốn, bạn chỉ cần đơn giản là nhấn vào nút "Tiếp tục dưới tên...." để đăng nhập lại vào dịch vụ Messenger.
Còn nếu muốn đăng nhập tài khoản khác, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Switch Account-"Chuyển qua lại tài khoản" và sau đó nhập vào thông tin đăng nhập của một tài khoản Facebook khác ở giao diện vừa xuất hiện.
Không chỉ dễ dàng đăng xuất khỏi Facebook Messenger, người dùng iPad còn có thể sử dụng hai tài khoản Facebook độc lập cho ứng dụng Facebook và Messenger.
Thủ thuật Facebook Messenger
Dễ dàng đăng nhập Facebook bằng tài khoản này, trong khi đó, Messenger lại sử dụng một tài khoản khác.
Trong khi đó, điều này là không thể trên iPhone với vì ứng dụng Facebook đã đồng nhất hoàn toàn với Messenger

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/12/1245400/dang-xuat-khoi-facebook-messenger-tren-ipad/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+articles%2Fcong-nghe+%28PCWorldVN+-+C%C3%B4ng+ngh%E1%BB%87%29&utm_content=Netvibes

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

THỜI KỲ "HẬU ỨNG DỤNG" VÀ SỰ TRỔI DẬY CỦA CÁC CÔ TRỢ LÝ ẢO: MỘT TƯƠNG LAI MANG TÍNH TỰ ĐỘNG HÓA CAO

Hiện tại, chúng ta đều nghĩ rằng có rất nhiều người dùng smartphone đều tải thêm ứng dụng vào điện thoại của mình để mở rộng thêm những gì mà thiết bị có thể làm được. Tuy nhiên, theo như công ty phân tích Comscore thì có đến 65% người dùng không còn download app nữa mà chỉ sử dụng những cái có sẵn trên điện thoại của mình. Ngoài ra, trong số những người có tải app thì có tới 42% người được hỏi dành phần lớn thời gian của mình cho một phần mềm duy nhất. Và cũng theo một số dự báo được TechRadar trích dẫn thì tới năm 2020, có thể các ứng dụng trợ lý ảo sẽ chiếm đến 40% lượt tương tác trên điện thoại. Đó là thời điểm mà thời kỳ "hậu ứng dụng" bắt đầu.

Mark Armstrong, giám đốc nền tảng phát triển app Progress, cho biết: "Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch từ app sang những hình thức trí tuệ nhân tạo tiên tiến để tạo ra những 'đặc vụ thông minh'. Chúng có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định hay gợi ý theo hướng tích cực". Ông nói thêm: "Việc tự động hóa quá trình ra quyết định sẽ ngày càng trở nên phổ biến, và nó liên quan đến cả một hệ sinh thái dữ liệu phức tạp luôn chuyển động, đặc biệt là sẽ dựa nhiều vào sở thích của từng người dùng."

Sự quan trọng của việc "mở cửa" dữ liệu và kết nối nhiều thiết bị

Nils Lenke, trưởng nhóm nghiên cứu của công ty Nuance nổi tiếng về kĩ thuật nhận diện giọng nói, cho hay: "Thực chất thì mọi thứ không phải là để thay thế cho app. Thứ mà bạn sẽ thấy là những nền tảng phần mềm Internet of Things mới xuất hiện bên cạnh các app, và bạn cũng sẽ thấy thêm nhiều hệ thống đám mây, nhưng vẫn có app. Chừng nào còn có smartphone và tablet thì sẽ có app". Với Lenke, thời kệ hậu ứng dụng là việc việc ghép các thiết bị lại với nhau trong một mạng lưới chặt chẽ.

Nhưng với một số công ty khác thì app không còn quan trọng. James Rosewell, nhà sáng lập kiêm CEO của 51Degrees, một công ty chuyên về nhận biết thiết bị, nói rằng "hiện nay các marketer thường gặp một vấn đề: tạo ra app hay chỉ cần website là đủ? Vì sao phải tạo ra một ứng dụng native cho nhiều nền tảng, trong khi chỉ cần một trang web, một mã nguồn là đủ? Các trang web di động ngày này mang lại tính năng tương đương như app trong khi chi phí rẻ hơn, dễ quản lý nâng cấp hơn, và có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn". Nhà sáng lập này còn chia sẻ rằng việc cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng cũng dễ hơn dựa vào thiết bị mà họ dùng để truy cập trang web. "Đó là một lựa chọn rõ ràng".

native-vs-responsive.

Ngoài ra vẫn còn một vài lý do khác mà app đang dần mất đi vị thế của mình. Mới đây Google đã bắt đầu thử nghiệm việc stream nội dung của một ứng dụng Android thông qua nền web cho người dùng, tất nhiên khi đó bạn cũng chẳng cần phải tải app về mà vẫn có thể xài gần như đủ chức năng ngay từ web." Nick Braund, giám đốc công nghệ của công ty PHA Media chia sẻ rằng "các lập trình viên của app sẽ phải liên tục tiến hóa, cũng như cách mà Google đang làm, để có thể chống lại xu hướng giảm lượt download app".

Đây là một sự thay đổi lớn cho các nhà phát triển. Pete Trainor, giám đốc thiết kế giao diện của Nexus Design nói, nhận định rằng ngày nay bạn buộc phải làm cho nội dung trong app của bạn cũng có thể tìm kiếm được, nếu không bạn sẽ chết. "Nếu nội dung nào mà các bộ máy tìm kiếm không chạy qua được, chúng sẽ không bao giờ có thể được tìm ra".

Vậy tất cả những thứ trên liên quan như thế nào đến các trợ lý ảo? Đó là việc dữ liệu của các app hoặc web sẽ được mở ra để cho các công cụ tìm kiếm đi vào và đánh chỉ mục. Bằng cách này, các trợ lý ảo cũng có thể tiếp cận được dữ liệu của nhiều ứng dụng và dịch vụ khác nhau, từ đó đưa thông tin đến cho người dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tưởng tượng một app đặt khách sạn mà Siri hay Google Now không chạm đến được thì làm sao chúng đề xuất cho người dùng, tức là dịch vụ đó đang mất đi doanh thu rồi.

android_ios_windows_phone_app.

Trong trường hợp dịch vụ đặt khách sạn nói trên mở dữ liệu của mình, lúc đó mọi thao tác book phòng, chọn loại phòng và thanh toán đều sẽ do trợ lý ảo làm hết. Người dùng không cần một giao diện để tự mình thực hiện những chuyện đó nữa, cũng đồng nghĩa với việc một app native không còn quá cần thiết, thậm chí chỉ cần một app thôi cũng đủ đồ chơi. Tất nhiên, đây chỉ là trong tương lai lý tưởng 100%, còn thực tế thì mọi thứ sẽ khác.

Smart agent và trợ lý ảo là gì?

Chúng ta có thể nghĩ hai thứ này như là Siri, có điều nâng cao hơn và đến từ nhiều nhà cung cấp hơn. Nuance hiện cũng đang cung cấp những bộ kit và các nền tảng đám mây giúp nhà phát triển tự làm ra trợ lý ảo của riêng mình bằng cách tích hợp công nghệ nhận dạng giọng nói, chuyển giọng nói thành văn bản, và sắp tới sẽ là kĩ thuật đối thoại tự nhiên. "Những trợ lý đa mục đích như Siri hứa hẹn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho bạn, và hiện nay những lĩnh vực mà các trợ lý ảo có thể chạm đến ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, thách thức với người dùng đó là khi họ yêu cầu thứ gì đó, họ không chắc là Siri có thể làm được và có thật sự mang lại giá trị hay không, hay chỉ lại đưa ra kết quả tìm kiếm gì đó trên web mà thôi", Lenke nói.

Trong tương lai, xu hướng đó là các trợ lý ảo sẽ không còn bị ràng buộc vào một thiết bị hay nhà sản xuất cố định nữa, gần giống Google Now hiện nay có thể chạy trên cả Android và iOS, còn Cortana thì đã chạy được trên cả Android, iOS lẫn Windows 10 Mobile. Cách thức của Microsoft về Cortana cũng khá hay, bởi hãng có thể mang trợ lý của mình đến cho nhiều nền tảng khác nhất có thể, mở rộng tầm ảnh hưởng của Microsoft Account, và biết đâu sau khi trải nghiệm Cortana thì người dùng lại muốn tìm đến Windows 10 Mobile thì sao.

Cortana cũng là một giải pháp tốt cho việc tương tác giữa điện thoại và máy tính. Bạn có thể kết nối chiếc máy tính Windows 10 của mình với điện thoại Windows 10 Mobile, bạn có một cô trợ lý xuất hiện lúc bạn ra đường (mobile) lẫn lúc bạn ở nhà (PC). Khi cô ấy luôn đi theo bạn thì việc ra lệnh hay nhờ vả gì đó sẽ không còn khó khăn hay rào cản nào liên quan đến thiết bị.

[​IMG]

Và một khi người ta đã phụ thuộc vào Cortana trên cả mobile lẫn PC, việc thuyết phục họ trả tiền để sử dụng thêm những chức năng nâng cao của Cortana sẽ không còn là chuyện khó. Lúc đó, biết đâu Microsoft lại có thêm một nguồn doanh thu béo bở khác thì sao? Và xin nhắc lại rằng Cortana có trên cả Windows, Android lẫn iOS nên hầu như người dùng nền tảng nào cũng có thể truy cập tới "cô ấy".

Sắp tới, trợ lý ảo cá nhân thậm chí còn có thể nằm đâu đó trên web chứ không nhất thiết là phải gắn chặt vào thiết bị, một số thì sử dụng cách lai giữa máy và web chẳng hạn. Matt Mould, trưởng nhóm công nghệ ở công ty tư vấn Slalom, nhận định: "Các smart agent sẽ khác biệt so với những thứ như Siri ở chỗ các công ty sản phẩm và dịch vụ sẽ đứng sau những agent này và tinh chỉnh lại dịch vụ khách hàng của mình một cách nhanh chóng. Một trong những chiến trường mới sẽ là việc đánh nhau để giành khách hàng và thuyết phục họ đăng kí trả tiền cho một cô trợ lý ảo cao cấp nào đó".

Các trợ lý ảo và khả năng hoàn thành công việc

Gartner dự đoán rằng tới cuối năm 2016, những quyết định mua bán phức tạp sẽ được tự động hóa bởi các trợ lý ảo, ví dụ như khi cha mẹ cần mua máy móc cho con cái đi học. Kiểu chi tiêu như thế này sẽ chiếm khoảng 2 tỉ USD doanh thu mỗi năm, một con số không nhỏ. "Mức này tương đương với khoảng 2,5% người dùng di động tin tưởng vào các trợ lý ảo và để cho những phần mềm trợ lý đó thực hiện những giao dịch trong khoảng 50$", Armstrong chia sẻ.

[​IMG]

Ông cũng cho rằng việc quan trọng đó là các doanh nghiệp phải bắt tay với nhiều đối tác trong chuỗi cung ứng để đưa ra được một sản phẩm có tính cá nhân hóa thật cao và có thể giao hàng thật nhanh. Bằng cách này các trợ lý ảo mới có thể nhanh chóng chọn ra được một sản phẩm phù hợp và mua giúp cho khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tính đến việc xây dựng trợ lý ảo của riêng mình, hoặc sử dụng các trợ lý có sẵn rồi cho phép chúng truy cập vào cơ sở dữ liệu của công ty.

Trợ lý ảo cũng có tiềm năng đi vào cơ quan, công sở. Thay vì nhân viên phải tự mình nhớ hàng tá cuộc họp, cuộc gặp mặt với khách hàng, mức độ ưu tiên của dự án, trợ lý ảo sẽ giúp họ làm điều đó một cách đơn giản hơn. Ứng dụng Office tích hợp Cortana là một ví dụ dễ thấy nhất, kiểu như bạn đã gõ xong văn bản, giờ kêu Cortana tự hoàn thành trang bìa và mục lục thì chỉ cần nói một lệnh là xong, không phải đi làm thủ công như bây giờ. Các công cụ quản lý dự án khi tích hợp trợ lý ảo cũng chỉ cần biết thông tin về tác vụ, năng lực nhân sự thì có thể lấy từ database, chỉ cần nhiều đó là nó sẽ tự sắp việc cho mọi người.

Các ngân hàng có thể dùng trợ lý ảo như thế nào?

Cần truy vấn số dư tài khoản? Xem danh sách sao kê 5 giao dịch gần nhất hay 3 tháng gần nhất? Lọc ra danh sách lương do công ty gửi cho bạn? Hiện nay bạn có thể đến ngân hàng để làm những thứ này, ngoài ra bạn cũng có thể gọi điện cho tư vấn viên hoặc mở trang web / app của ngân hàng ra để tra cứu. Nhưng tất cả những thao tác này sẽ thay đổi nhờ vào trợ lý cá nhân. "Cortana, xem giúp số dư của tui còn nhiêu vậy?", hoặc "Siri, nói ngân hàng chuẩn bị giúp sao kê 3 tháng gần đây nhé, chiều tui đi làm ra tui ghé ngang lấy sau". Đó, chỉ cần như vậy thôi là bạn đã có thông tin hoặc hoàn thành yêu cầu mà không cần tốn thời gian tự làm.

Tất nhiên, không nhất thiết phải là Cortana hay Siri mà trợ lý ảo đó có thể do chính ngân hàng cung cấp để tăng tính bảo mật và an toàn cho tài khoản người dùng. Mấu chốt ở đây đó là việc sử dụng các dịch vụ tự động hóa để giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh hơn. Và chẳng mất bao lâu nữa cho đến khi trợ lý ảo có thể giúp bạn tự thanh toán cho đối tác khi đến hạn hợp đồng, hoặc tự nộp báo cáo thuế cho nhà nước khi bạn đã hoàn thành bản kê.

Trợ lý ảo và machine learning

WDS, một trợ lý ảo của Xerox hiện có khả năng đọc câu hỏi của khách hàng, phân tích và đưa ra hướng giải quyết tương tự như cách mà một nhân viên chăm sóc khách hàng có thể làm được. WDS thậm chí còn có một avatar ảo trên mạng để tạo sự thân thiện với người dùng, và giọng nói cũng như cách thức nói chuyện có thể được tùy biến để phù hợp với định vị của từng thương hiệu nào muốn sử dụng WDS. Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý nhất đó là WDS có thể truy cập xuống dữ liệu của khách hàng mà công ty đang lưu trữ.

Kết quả? WDS có thể biết được những thông tin mới nhất về khách hàng, về những món hàng mà họ mua, biết về những vấn đề mới hoặc các vấn đề cũ để mà đưa ra hướng giải quyết. Jean-Michel Renders, nhà nghiên cứu trưởng ở Trung tâm nghiên cứu Xerox, chia sẻ: "Các công ty chăm sóc khách hàng điện tử thường đi sau con người vì nó không được cập nhật thường xuyên và không nhận biết được những rắc rối mới. Còn nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của chúng tôi đang thay đổi điều đó. Với kĩ thuật machine learning (một nhánh của trí tuệ nhân tạo, chuyên về học hỏi dữ liệu và đưa ra giải pháp), trợ lý ảo WDS có khả năng học được cách giải quyết vấn đề mới khi chúng xuất hiện".

Nói theo hướng khác, bằng cách liên tục học hỏi thế giới xung quanh, các trợ lý ảo sẽ ngày càng thông minh hơn, biết được cách giải quyết nhiều chuyện mà không cần phải lập trình lại thủ công. Lúc đó chi phí bảo trì trợ lý ảo sẽ giảm xuống, giá bán dịch vụ thấp hơn, và nhiều người dùng sẽ đến với các trợ lý này hơn.

Một thế giới không có app?

Thế giới hậu ứng dụng đang ngày càng gần hơn, nhưng đừng kỳ vọng một thế giới di động mà hoàn toàn không có app nào. "App sẽ tiếp tục tồn tại và tiến hóa theo nhiều hình thái khác nhau, trong khi các trợ lý ảo thì sẽ ngày càng giống các bộ máy tìm kiếm hơn và nhiều người dùng hơn. Trợ lý ảo sẽ giúp tạo ra một thế giới mà các app và dịch vụ được kết nối chặt chẽ hơn chứ không hẳn là sẽ thay thế hoàn toàn cho ứng dụng.

Tham khảo: TechRadar
 

https://tinhte.vn/threads/thoi-ky-hau-ung-dung-va-su-troi-day-cua-cac-co-tro-ly-ao-mot-tuong-lai-mang-tinh-tu-dong-hoa-cao.2531741/

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

PHẦN MỀM CHUYÊN NGHIỆP GIÚP KHÔI PHỤC DỮ LIỆU BỊ XÓA NHẦM TRÊN MÁY TÍNH

Dân trí Trong quá trình sử dụng máy tính, chắc hẳn không ít lần bạn vô tình xóa nhầm dữ liệu quan trọng vẫn còn cần đến, hoặc các dữ liệu bị mất mát ngoài ý muốn do format hay hư hỏng ổ cứng… Công cụ chuyên nghiệp sau sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

iCare Recovery (Mỹ) là một trong những hãng phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm khôi phục dữ liệu bị mất trên máy tính. Phần mềm iCare Data Recovery là một trong số đó.
iCare Data Recovery là phần mềm được ra đời không chỉ giúp người dùng khôi phục những dữ liệu bị xóa nhầm, mà còn những dữ liệu bị mất do quá trình format hay hư hỏng ổ cứng… Phần mềm cung cấp nhiều chế độ quét khác nhau giúp dễ dàng tìm kiếm và khôi phục các dữ liệu bị đã bị mất.
Với sự trợ giúp của phần mềm, bạn sẽ có được một giải pháp đề phòng trong trường hợp vô tình xóa nhầm các dữ liệu quan trọng hoặc các dữ liệu biến mất không rõ lý do.
Lưu ý: khả năng khôi phục dữ liệu bị mất không đảm bảo 100% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng dung lượng dữ liệu, thời gian dữ liệu đã bị xóa... Hiện không có bất kỳ phần mềm khôi phục dữ liệu nào có thể đảm bảo tìm kiếm và khôi phục 100% những dữ liệu đã bị xóa trên máy tính.
Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt bản quyền phần mềm

Mặc định, iCare Data Recovery có giá bản quyền lên đến 69,95 USD, trong khi phiên bản dùng thử của phần mềm lại hạn chế tính năng khôi phục file, chỉ cho phép khôi phục tối đa 20MB dữ liệu đã mất.
Hiện tại, hãng phần mềm iCare đang có chương trình khuyến mãi, cung cấp miễn phí mã bản quyền để kích hoạt phần mềm.

Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để tận dụng chương trình khuyến mãi:
- Download bản dùng thử của phần mềm tại đây.
Phần mềm tương thích với mọi phiên bản của Windows, kể cả phiên bản Windows 10 mới nhất.
Lưu ý: bạn không nên cài đặt phần mềm lên phân vùng ổ đĩa có chứa dữ liệu đã mất cần khôi phục, vì việc cài đặt phần mềm sẽ làm ảnh hưởng đến những dữ liệu cũ đang có trên ổ đĩa đó, khiến việc khôi phục dữ liệu gặp nhiều khó khăn hơn.
- Tiến hành cài đặt phần mềm. Trong lần đầu tiên sử dụng, bạn nhấn vào mục “Register” ở góc trên bên phải giao diện phần mềm.

- Từ hộp thoại hiện ra, bạn điền đoạn mã sau vào khung “License Code”: AVSRF-YWZDM-YPEXX-3J8GN-82PAE-BWVVX-9Z4DK-KHN2D-J5BYA-8HGEA
Nhấn nút “Register” để kích hoạt bản quyền phần mềm. Đây là đoạn mã bản quyền do hãng phần mềm iCare Recovery cung cấp nên hoàn toàn hợp lệ và miễn phí.

Bây giờ, bạn đã có thể sử dụng iCare Data Recovery với đầy đủ bản quyền mà không còn gặp hạn chế nào về tính năng cũng như số ngày sử dụng.
Lưu ý: bạn cần phải kích hoạt bản quyền phần mềm trước ngày 3/12 và bản quyền phần mềm sẽ bị mất nếu bạn cài đặt lại Windows trên máy tính.
Hướng dẫn sử dụng
Phần mềm cung cấp cho người dùng 3 tùy chọn để khôi phục dữ liệu bị mất trên ổ cứng, bao gồm:

- Deleted file recovery: đây là hình thức khôi phục file đơn giản nhất, cho phép người dùng khôi phục lại những file đã bị xóa từ thùng rác của máy tính.
- Deep scan recovery: đây là hình thức khôi phục file hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất trên phần mềm. Công cụ này cung cấp khả năng khôi phục file ở hầu hết các trường hợp, như file bị mất do format nhầm ổ đĩa, bị xóa nhầm hoặc vì nhiều lý do khác nhau.
- Lost partition recovery: đây là chức năng cho phép khôi phục dữ liệu từ những phân vùng ổ đĩa đã bị xóa hoặc những phân vùng ổ đĩa bị lỗi do hệ thống và không thể truy cập được.
Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách thức sử dụng “Deep scan recovery”, là tính năng được sử dụng phổ biến nhất của phần mềm, để khôi phục các dữ liệu bị mất.
Sau khi nhấn vào tùy chọn “Deep scan recovery”, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép người dùng chọn phân vùng ổ đĩa có dữ liệu bị mất cần khôi phục. Nhấn nút “Next” để phần mềm bắt đầu quá trình quét và tìm thông tin về dữ liệu bị mất.
Thời gian để thực hiện quá trình quét lâu hay mau phụ thuộc vào dung lượng của phân vùng ổ đĩa. Với phân vùng ổ đĩa có dung lượng 500GB sẽ phải mất khoảng 1 giờ.
Sau khi quá trình quét kết thúc, phần mềm sẽ liệt kê những định file hệ thống mà trước khi ổ các file đã bị xóa. Dựa vào thông số “Suggestion” (Đề xuất), bạn nên chọn phân vùng nào có thông số Suggestion cao nhất (High) để có khả năng khôi phục được file lớn nhất.

Đánh dấu chọn 1 trong các phân vùng được liệt kê, sau đó nhấn nút “Next”.

Danh sách những file có thể khôi phục được sẽ liệt kê dưới dạng các nhóm theo từng thư mục. Bạn tìm đến thư mục đã từng chứa file bị mất để tìm lại file cần khôi phục. Bạn cũng có thể nhấn “Search files” để tìm kiếm nhanh file cần khôi phục xem phần mềm có thể tìm thấy những file đó hay không.
Bạn có thể kích đôi vào từng file ở danh sách bên phải để xem nội dung trước khi quyết định có khôi phục file đó hay không.
Sau khi đã tìm đúng file cần khôi phục, bạn đánh dấu vào file đó (có thể đánh dấu đồng thời nhiều file hoặc đánh dấu chọn toàn bộ), sau đó nhấn nút “Next”.

Hộp thoại hiện ra cho phép bạn chọn thư mục để lưu lại những file cần khôi phục. Quá trình khôi phục diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào dung lượng và số lượng file cần khôi phục.

Sau khi quá trình hoàn tất, một thư mục hiện ra trong thư mục bạn đã chọn để lưu file, bên trong có chứa những file đã chọn để khôi phục. Bây giờ, bạn đã lại có thể sử dụng những dữ liệu đã bị mất này.
Lưu ý: nếu tiến hành khôi phục càng gần với thời điểm format ổ đĩa, tỉ lệ khôi phục thành công sẽ càng cao.

Trong quá trình sử dụng, hẳn sẽ không ai biết trước được khi nào thì vô tình format phân vùng ổ đĩa khiến cho toàn bộ dữ liệu trên đó bị mất, đặc biệt với trường hợp format nhầm USB hoặc ổ cứng di động. Do vậy, bạn nên tranh thủ cài đặt iCare Data Recovery để có thể sử dụng và khôi phục dữ liệu cần thiết bất cứ lúc nào.
Phạm Thế Quang Huy
(quanghuy@dantri.com.vn