Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

NHÌN NHẬN LẠI ĐI: FACEBOOK SINH RA KHÔNG PHẢI ĐỂ PHỤC VỤ BẠN ĐÂU

Rất nhiều người đang sử dụng Facebook, nhưng liệu mục tiêu của mạng xã hội này có phải là vì người dùng không?

Facebook gần đây gặp rất nhiều vấn đề trong việc bảo vệ thông tin của người dùng như lỗi khiến các ứng dụng bên thứ ba có thể truy cập hình ảnh của hàng triệu người dùng, hay chia sẻ các thông tin cho những ứng dụng khác, cũng như lấy thông tin người dùng để quảng cáo.
Có một thực tế không thể phủ nhận, tuy bạn sử dụng Facebook, nhưng mạng xã hội này không phải phát triển dành cho bạn. Facebook không phải là một phương tiện để kết nối mọi người, không phải chiếc cầu đưa mọi nền văn hoá đến với nhau, như những gì mà mạng xã hội này tuyên bố.
 Facebook hiện tại là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên nguồn “năng lượng dữ liệu", thường được cung cấp một cách miễn cưỡng và ở quy mô công nghiệp bởi người sử dụng và thậm chí là những người không trực tiếp sử dụng nhưng vô tình đứng trong guồng quay của nó.

Nhìn nhận lại đi: Facebook sinh ra không phải để phục vụ bạn đâu - Ảnh 1.

Theo thông tin đăng tải tên báo The New York Times, Facebook đã cung cấp dữ liệu riêng tư của người dùng cho các đối tác. Netflix và Spotify có khả năng đọc được cả tin nhắn cá nhân người dùng, hay Bing xem được danh sách bạn bè của mọi người dùng. “Không có sự đồng ý của người dùng" là cụm từ xuất hiện nhiều nhất khi mô tả Facebook trong thời gian qua sau nhiều  vụ rò rỉ dữ liệu.
Nếu có thứ gì đó quan trọng với Facebook thì đó chính là con người - 2.2 tỷ người dùng liên kết với nhau đang hoạt động trong lòng bàn tay của Facebook - quan trọng không phải vì họ là khách hàng, mà vì đó là nguồn nguyên liệu của Facebook. Khách hàng thật sự của Facebook là những nhà quảng cáo, bạn là nguyên liệu giúp Facebook sản xuất ra sản phẩm, chính là dữ liệu mà Facebook mời gọi các đối tác mua.

Nhìn nhận lại đi: Facebook sinh ra không phải để phục vụ bạn đâu - Ảnh 2.

Mặc dù Facebook luôn nói rằng tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, nhất là sau vụ rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica, nhưng rõ ràng nền móng kinh doanh của mạng xã hội này khiến Facebook dù có muốn cũng không thể giữ quyền riêng tư của người dùng.

Và Facebook có rất nhiều sản phẩm để mời gọi khách hàng, không chỉ là thói quen duyệt web mà còn là số điện thoại và danh sách những người thân, bạn bè, đối tác hay thậm chí là bạn của các đối tượng nói trên, dù cho người dùng có tự ý cung cấp hay không. Facebook muốn dùng AI để nhận diện thành viên trong gia đình dựa trên hình ảnh nhằm dễ dàng tìm được đối tượng quảng cáo. Rõ ràng là tình hình kinh doanh quảng cáo của Facebook rất khả quan khi tổng doanh thu từ quảng cáo lên đến 33 tỉ USD trong năm 2018 nhờ dữ liệu của người dùng.

Nhìn nhận lại đi: Facebook sinh ra không phải để phục vụ bạn đâu - Ảnh 3.

Phong trào #DeleteFacebook (xoá Facebook) cũng do đó mà rộ lên, nhưng thật sự, nếu có xoá Facebook cũng không giải quyết được vấn đề vì công ty Facebook không chỉ có mỗi dịch vụ mạng xã hội Facebook mà còn sở hữu cả Instagram và Whatsapp, hai trong những dịch vụ mạng xã hội cực lớn trên thế giới và tất nhiên là dữ liệu của hai mạng xã hội này cũng được Facebook nắm giữ.

Có lẽ việc muốn Facebook không chia sẻ dữ liệu của người dùng cho công ty khác là không thể khả thi. Do đó người dùng chỉ còn lựa chọn, một là tiếp tục sử dụng và coi dữ liệu như “lệ phí" hoặc bỏ hẳn Facebook và các dịch vụ có liên quan, nhưng trong thời đại hiện nay, dù không có Facebook thì vẫn có những  “vòi bạch tuộc” khác len lỏi vào cuộc sống số của bạn.

Tham khảo: Popularmechanic
http://genk.vn/nhin-nhan-lai-di-facebook-sinh-ra-khong-phai-de-phuc-vu-ban-dau-20181221195804746.chn

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

LÝ THUYẾT CỦA MQA VÀ NHỮNG BẤT CẬP CHƯA ĐƯỢC NÓI ĐẾN


Đang tải Monospace_MQA_logo.jpg…
Làn sóng nhạc MQA rồi phần mềm giải mã MQA, DAC giải mã MQA đang xuất hiện ngày càng nhiều với việc MQA đang làm việc với những trang web stream nhạc lớn như Tidal, Deezer … và những hãng thu âm lớn như Warner Music. Nhưng liệu MQA có phải một phép thuật thần kỳ, một chiếc origami của nhạc Hi-Res giúp người nghe được chất lượng âm thanh cao cấp như nguyên bản phòng thu trong khuôn khổ một gói dữ liệu bị nén hay không chúng ta hãy cùng chờ xem dưới phương diện khoa học nhé

Mình biết những bài như thế này có thể gây những cuộc tranh cãi về phương diện âm thanh đơn giản thú chơi âm thanh là một điều chủ quan dành cho mỗi người. Nhưng công nghệ gì cũng phải đựa dựa trên phương diện khoa học và khách quan. MQA là một codec âm thanh độc quyền của Meridian được bảo vệ bởi DRM và cần đến cả phần mềm và phần cứng DAC hỗ trợ giải mã toàn bộ với chi phí không hề rẻ, tất cả chì một codec lossy chứ không phải lossless liệu có đáng không?

Chúng ta hãy bắt đầu với những định dạng nhạc Hi-res 24/192 theo nhiều ý kiến từ những mastering engineer và dưới góc độ nghiên cứu đồng ý là có khả năng truyền tải hoàn toàn nội dung của ca khúc, âm thanh mà não người có thể nhận diện được ( Tất nhiên các bạn có thể tranh cãi với tôi về vấn đề này, và thực sự thì tai người cũng không thể nghe được những âm thanh với tần số trên 20kHz mà tần số lấy mãu 44.1kHz tái tạo. Ngoài ra cũng có rất ít ca khúc thật sự được thu và master ở định dạng 24/192). Và theo Tidal đang muốn stream trực tuyến nhạc có chất lượng Hi-res này trong một gói phương thức phù hợp (1 file có dung lượng tương đương với nhạc 24/48kHz) với tốc độ và khả năng truyền tải của mạng internet.

Bây giờ chúng ta có 2 cách để chúng ta làm được việc này:

1. Đơn giản các bạn chỉ cần downsample xuống 48kHz mà vẫn giữ 24-bit depth resolution (tương đương 144dB output) nhưng sẽ phải mất đi độ chính xác của dải tần số sóng siêu âm trên 24kHz = Một cách downsampling tiêu chuẩn, bình thường)

2. Chúng ta hi sinh 24-bit depth giảm độ sâu số xuống còn “15.85 Bits thông thường” ( theo lời của Bob Stuart, Cha đẻ của MQA) và giải mã tần số siêu âm từ 24kHz đến 48kHz theo phương thức thêm gia vị và lossy = MQA encoding và decoding (Tất nhiên các bạn có thể thêm những chi tiết và làm rõ tín hiệu ‘de-blurring’ và kèm theo lời giới thiệu các bạn khôi phục hoàn với những điều sẵn có để khôi phục về “nguyên trạng” bản thu 192kHz. Mở đèn LED và các đèn báo hiệu rằng giải mã MQA đang hoạt động, stream nhạc bình thường rồi báo tần số lấy mẫu nguyên trạng 192kHz (vô nghĩa, nhưng nếu bạn thích thì ‘Ok, fine’))

Giữa 2 lựa chọn này bạn sẽ chọn phương thức nào? Và giữa 2 lựa chọn các bạn có nghĩ rằng sẽ có những khác biệt lớn trong chất lượng âm thanh không?

Cá nhân thì tôi nghĩ phương án đầu tiên hoàn toàn ổn và nhạc Lossless 24/48 có chất lượng âm thanh cũng cực kỳ ổn định và trong nhiều trường hợp cũng đơn giản để việc truyền tải hơn so với định dạng MQA. Thật ra các bạn còn có thể điều chỉnh 4 bit cuối cùng hoàn toàn về 0 và nén nhạc xuống còn 20 bit/48kHz để giảm dung lượng truyền tải mà cũng không cần phải lo ai nói về chất lượng, nội dung âm thanh có thể nghe được. Nhưng theo lý thuyết về miền thời gian trong âm thanh được gắn với chiều sâu bit thu được vì thế, sẽ có ý kiến cho rằng độ phân giải 24-bit sẽ có khả năng truyền tải âm thanh trong miền thời gian tốt hơn so với 20 bit (thuyết lấy mẫu tần số Nyquist). Cách này là một phương pháp mở không hề tính phí bản quyền cho nhà sản xuất và cũng rất đơn giản để áp dụng.

Tuy nhiên TIDAL và MQA lại mang đến lựa chọn thứ 2. Và dưới đây là những điều bất cập hiện rõ ngay trước mặt.

Đang tải Monospace_MQA_Origami.jpg…

1. Nó tăng thêm độ phức tạp và chi phí (mà không hề cần thiết):

a. Tại sao chúng ta đã có khá nhiều DAC có khả năng giải mã Hi-Res với bitdepth giải mã trên phần mềm hoàn toàn 24-bit và 32bit và tần số lấy mẫu lên đến hơn 384, 768kHz. Vậy chúng ta có thật sự cần format, codec mới này không và khả năng tương thích ngược hoàn toàn bằng không?

b. Chỉ có những phần mềm và phần cứng được chứng nhận MQA mới có thể giải mã được hoàn toàn. Điều này làm giảm đi khá nhiều sự lựa chọn cho người dùng và những nhà sản xuất nhỏ cũng khó có thể mua được phí bản quyền của MQA. Ngoài ra với những người viết phần mềm, thì cũng không thể viết những phần mềm mã nguồn mở để giải mã MQA trừ khi đã có bản quyền và sự cho phép của Meridian. Đây là một hạn chế lớn trong sự phát triển của MQA.

c. Nhạc MQA mà các bạn có thể download ở các trang như 2L sẽ có mức giá đắt hơn so với nhạc đã downsample chất lượng rất cao 24/192 (24/96: 19USD; 24/192: 23 USD; MQA: 24$ và cuối cùng DXD studio master 30USD). Liệu định dạng MQA có tăng chất lượng âm thanh một chút nào so với Hi-res hay không, hay là đơn giản các bạn đang thấy phí bản quyền đang được gán trực tiếp lên người mua nhạc. Và có lý do gì để các file MQA offline và download MQA tồn tại khi không bị giới hạn về dung lượng truyền tải thông qua internet.

2. Vấn đề về kỹ thuật:

a. Định dạng MQA này làm giảm bitdepth thực tế xuống còn mức “thông thường 15.85 bit” và lên đến tối đa “17 bits” khi được giải mã hoàn toàn. Những con số này được giới thiệu từ Bob Stuart. Tôi biết họ muốn các bạn đơn giản bỏ qua phần này và chú trọng đến phần analog output thay vì quan tâm đến những thông số kỹ thuật. Chúng ta cũng có thể tranh luận thêm về vấn đề này, tuy nhiên điểm mấu chốt là việc giảm chiều chiều sâu số xuống thấp hơn 24bit digital audio và chỉ tương đối ngang ngửa so với nhạc Redbook 16 bit.

b. Với việc MQA tái tạo dải tần số từ 24kHz đến 48kHz được thực hiện theo kiểu thay đổi gia vị dẫn đến việc định dạng này trở nên lossy, khác đi so với nguyên bản. Mặc dù họ cho rằng đây sẽ không gây ảnh hưởng gì đến âm thanh. Tuy nhiên giới hạn này không hề có trong các định dạng khác như 24/96 và thậm chí 16/44.1 chứ chưa nói đến 24/192.

c. MQA upsampling được thực hiện với các filter đã được nói đến khá nhiều và kết quả việc lấy mẫu các tần số siêu âm cao bị lệch so với nguyên bản nhiều. Các bạn cũng cần lưu ý rằng các nhà sản xuất hoàn toàn có thể cài đặt các filter này một cách đơn giản nếu họ thấy cần thiết và phù hợp với nguyên lý thiết kế của DAC. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng các phần mềm upsampling nếu các bạn thích và nghĩ rằng nó sẽ nghe hay hơn ( ví dụ như HQPlayer hoặc thậm chí SoX)

d. Dành cho những ai muốn sử dụng các DSP nâng cao như room correction filter, âm thanh surround, ambisonic thì các bạn cũng không thể sử dụng với MQA vì lý do các bạn không thể truy cập vào tất cả các chi tiết kỹ thuật số của file MQA này và cả quá trình giải mã kỹ thuật số của nhạc MQA. (Đây là một vấn đề khá lớn dành cho những người thích sự tiện dụng linh hoạt và cả những người yêu hifi muốn tìm tòi chất âm tối ưu)

e. Thực sự nếu đi sâu vào những chi tiết cụ thể trong filter được sử dụng và cả thuật toán upsampling của MQA. Thì các bạn có thể hiểu được nguyên lý của MQA và điều MQA đang cố gắng thực hiện đó là xử lý post-ringing. Tuy nhiên điều này có thể hoàn toàn được thay thế bởi những phần mềm upsampling với filter minimum phase có chất lượng cao với những phần mềm upsample đã được nêu trên như (SoX, HQPlayer, Audacity ...)

[Vì vậy mà lý do hãng đưa ra sẽ thay đổi cách chúng ta tận hưởng âm nhạc với de-blurring, giới thiệu những chi tiết mà các bạn chưa từng được nghe có lẽ cũng đúng bởi vì bạn đang nghe những gì khác với nguyên bản. Và đặc biệt những bạn theo trường phái ‘purist’ mình nghĩ các bạn cũng đã có những câu trả lời của mình dành cho MQA]

3. Khác biệt trong âm thanh với ý kiến chủ quan:

a. Tách biệt các file đã giải mã MQA full decode so với file Hi-Res trên các phần mềm kỹ thuật số cũng cho thấy sự khác biệt rất ít.

b. Blind test với việc nghe với 83 người nghe cho thấy không có sự yêu thích cụ thể giữa cả hai định dạng MQA và Hi-Res (Cũng có khá nhiều trường hợp thật sự thích file hi-res bình thường hơn).

c. Việc so sánh giữa các DAC giải mã MQA và những DAC không giải mã đều cho thấy sự khác biệt quá lớn trong việc giải mã giữa MQA và Hi-Res bình thường ngoài những khác biệt đã được dự tính và đo từ trước của các DAC.

Đang tải Monospace_MQA_Ecosystem.jpg…

4. Quản lý bản quyền Digital Rights Management (DRM) còn khá nhập nhằng:

a. Như đã nêu từ đầu bài các sản phẩm được chứng nhận MQA đều phải chịu một chi phí bản quyền và ngoài ra còn có khá ít những phần mềm xử lý quá trình giải mã MQA. Điều này khiến cho chúng ta gần như bị khóa vào một cơ chế độc quyền, và phải có chi phí phát sinh từ lúc bắt đầu cho đến khi có thể giải mã ra analog. Đây là một bước lùi so với những codec hoàn toàn miễn phí và mở dành cho người dùng, đó là còn chưa nói đến MQA là một codec lossy nếu so với những codec lossless mà chúng ta đang có WAV, FLAC, ALAC, WV, APE, TTA, TAK etc...

b. Với việc đã được đăng ký quyền sở hữu kỹ thuật số thì khả năng sẽ có những cơ chế bảo mật cao hơn sẽ được áp dụng để áp đặt người dùng phải mua những sản phẩm có giải mã MQA nếu các bạn muốn dùng. Đây không phải là vấn đề nếu như các bạn thấy MQA trong dạng gói truyền tải 15.85 bit/ 48kHz hay như chuẩn Redbook CD thông thường. Tuy nhiên chắc có lẽ không khó để các bạn nhận ra những chiêu của Meridian Audio, khi có khả năng lớn hãng này sẽ tiếp tục vắt sữa MQA để có thêm những DRM chặt chẽ hơn và digital watermark (độc quyền sở hữu) buộc người dùng phải theo xu hướng này.

Đang tải Monospace_MQA_BS.jpg…

Tôi nghĩ chắc chắn có những ý kiến ủng hộ cho việc sử dụng định dạng MQA để tiết kiệm dung lượng truyền tải trực tuyến và chất lượng âm thanh chủ quan tuy nhiên nếu không có những có chứng cứ cụ thể và xác đáng của Bob Stuart và đội ngũ MQA đến từ Meridian đưa ra có lẽ tôi vẫn sẽ giữ quan điểm cá nhân như thế này.

Cũng giống như các cuộc tranh cãi trên các forum khác thì thay vì những chứng cứ khoa học và thí nghiệm thực tế được kiểm chứng thì những câu nói kiểu như ‘tôi nghe thấy như vậy’, ‘bạn nghe có thấy hay không?’ ‘Mọi người nghe thấy hay, mà sao bạn nói dở’ tất cả những câu nói ấy thật sự vô nghĩa, chẳng có ai nghe giống nhau. Và còn có một số những người comment kiểu mình đo thấy vậy, đọc trên graph mấy web khác đo tai mình nghe tiếng reference quen rồi nên biết cũng chả có nổi một máy đo oscilloscope tử tế, đọc kỹ thuật còn chưa được. Có người còn lấy mic đi đo tai nghe cá nhân mình cũng thấy những câu comment bất hủ như tai nghe lệch 13dB (LMFAO), con này nhìn Frequency graph, spectral decay tệ quá… Cho mình hỏi các bạn đo trong điều kiện nào, môi trường đo, dụng cụ đo như thế nào cách đo ra sao và căn cứ để đánh giá. Nên thật sự mình cũng nghĩ rằng cách các bạn trả lời, nói chuyện như thế nào, thì những người khác đánh giá bạn sẽ cũng đánh giá bạn như vậy dù cho đây chỉ là một thú chơi, một hobby. Nên nếu bạn nghĩ bạn chắc chắn đúng thì hãy nói còn không để lấy tự trọng, để thể hiện thì với những người không biết, mới chơi có thể nhìn bạn dưới con mắt dành cho một idol, còn những người khác đánh giá bạn ra sao thì chắc mình hi vọng các bạn tự hiểu.

Nếu thật sự đúng như những gì mà MQA đã thể hiện tại AES đến những người trong giới kỹ thụât âm thanh thì có lẽ cực kỳ thất vọng, trong số đó có người mà mình rất ngưỡng mộ một trong những cha đẻ của Ampli class D và đã có nhiều thiết các sản phẩm digital cực kỳ độc đáo “Bruno Putzeys” tại buổi thuyết trình của MQA tại AES 2017. Khi hỏi ngược về những câu hỏi về impulse response của Filter, upsampling và việc số hóa tín hiệu mà MQA đang sử dụng và câu trả lời của Bob Stuart đơn giản là dạng sóng của các kênh giải được làm mượt, smooth hơn so với nguyên bản, nên nếu những DAC có giải mã MQA nghe MQA mượt và dễ nghe hơn so với bản gốc và Hi-res thì có lẽ đây là điều dễ hiểu. Và thậm chí khi đi sâu hơn Bob Stuart còn chia sẻ những thử nghiệm để xây dựng MQA như hiện nay chỉ được trên những kinh nghiệm với các kỹ sư trong studio, chứ chưa hề có một nghiên cứu khoa học chứng minh cho MQA. Và thậm chí có rất nhiều hãng âm thanh đã nêu rõ quan điểm cho rằng MQA không hề mang thêm một giá trị tăng thêm và thậm chí là đến mức có thể gọi là anti-MQA bao gồm (Bryston, Auralic, PS Audio, AK Designs & Playback Design (Andrea Koch), Ayre (Charles Hansen), Benchmark, Klinktbetter, Linn, Schiit, Xivero, MBL, Exogal, Naim, Chord Electronic (Rob Watts))

Chúng ta có thể hiểu được việc một công ty lớn muốn tạo nên một sản phẩm mới và có doanh thu tuy nhiên gì cũng phải có kiểm chứng chứ không thể bán dựa trên một niềm tin. Và với cộng đồng audiophile thì niềm tim lại được đặt lên khá lớn, tin người nè, tin review nè vì thế mình hi vọng với bài viết này các bạn có thêm nhiều thời gian để suy nghĩ về MQA và thú chơi âm thanh này nhé. Nếu các nghe được MQA và thích với những DAC có hỗ trợ MQA thì không còn gì để nói, còn với những bạn đang chơi và nghĩ thật sự MQA là định dạng cao cấp đến từ tương lại, thì cũng khá giống với DSD bạn nghĩ bạn cần nhưng thật sự thì không.
Nguồn: archimago và Gearslutz​
 


 https://tinhte.vn/threads/ly-thuyet-cua-mqa-va-nhung-bat-cap-chua-duoc-noi-den.2834359/