Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

CHUYỂN ĐỔI ĐỊNH DẠNG VÀ DOWNLOAD VIDEO CHẤT LƯỢNG CAO TỪ YOUTUBE

Không chỉ giúp chuyển đổi giữa các định dạng file video, phần mềm dưới đây còn cho phép người dùng thêm hiệu ứng, xử lý nội dung file video và download video chất lượng cao từ Youtube.

Hiện có rất nhiều phần mềm có chức năng chuyển đổi định dạng file video trên thị trường, tuy nhiên vừa có chức năng chuyển đổi định dạng file, vừa có chức năng download file video độ nét cao từ Youtube thì không nhiều. WonderFox DVD Video Converter là một trong số đó.
Với giao diện thân thiện và cách thức sử dụng đơn giản, WonderFox DVD Video Converter cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi file video để tương thích với các thiết bị di động mà họ sử dụng. Điều này cho phép ngay cả những người không có các kiến thức chuyên sâu về máy tính cũng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm này.
Ngoài ra phần mềm còn cho phép download video chất lượng cao từ Youtube hay cho phép thêm các hiệu ứng, cắt nhỏ hoặc xoay nội dung một file video nếu muốn.
Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt bản quyền phần mềm
Mặc định WonderFox DVD Video Converter có giá bản quyền 39USD, trong khi đó phiên bản sử dụng thử chỉ cho phép chuyển đổi và xử lý file video có độ dài tối đa 5 phút. Hiện tại hãng phần mềm WonderFox đang có chương trình khuyến mãi cho phép người dùng tải và sử dụng DVD Video Converter hoàn toàn miễn phí.
Thực hiện theo các bước sau để tận dụng chương trình khuyến mãi này:
- Download bản dùng thử của phần mềm tại đây.
- Sau khi cài đặt phần mềm, từ giao diện chính, bạn nhấn nút “Register” ở góc trên bên phải.

- Nhấn nút “Enter License” ở hộp thoại hiện ra sau đó, sau đó điền đoạn mã bản quyền sau vào khung trống rồi nhấn nút “Register Now”: VC-DVCB-C04A700781-00EE169013-E906D9FFD7
Đây là đoạn mã bản quyền do hãng phần mềm WonderFox cung cấp, do vậy hoàn toàn hợp lệ và miễn phí.

Như vậy bạn đã có thể sử dụng WonderFox DVD Video Converter với đầy đủ bản quyền mà không còn gặp hạn chế nào về tính năng cũng như số ngày sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng
Mặc dù có tên gọi DVD Video Converter, tuy nhiên phần mềm trang bị hầu như đầy đủ các chức năng, bao gồm chuyển đổi định dạng file video, xử lý file video, download video từ Internet...
Sử dụng WonderFox DVD Video Converter khá đơn giản, từ giao diện chính của phần mềm, bạn nhấn “Add Files” từ menu để thêm file video cần xử lý vào phần mềm. Bạn có thể chọn đồng thời nhiều file để xử lý cùng lúc trên phần mềm.
Danh sách những file đã chọn sẽ được xuất hiện trên giao diện chính của phần mềm.

Tại mục “Output Format” ở bên phải, bạn chọn kiểu định dạng file video mới mà mình muốn chuyển đổi thành. Phần mềm cung cấp hầu như đầy đủ mọi định dạng file video, đặc biệt còn cho phép người dùng chuyển đổi file video sang các định dạng để phù hợp với các loại thiết bị di động khác nhau, như smartphone của Samsung, Apple, HTC hay BlackBerry... nghĩa là sau khi chuyển đổi định dạng, file video kết quả có thể chơi trên các thiết bị này mà không gặp vấn đề gì.
Tính năng này của phần mềm thực sự hữu dụng cho những người dùng không quá rành về công nghệ và thiết bị của mình. Họ chỉ việc chọn thiết bị mình đang có, phần mềm sẽ tự động đưa ra danh sách những định dạng file tương ứng mà thiết bị hỗ trợ để người dùng lựa chọn.

Trong trường hợp bạn muốn ghép những file video có trong danh sách đã chọn thành một file duy nhất, đánh dấu vào tùy chọn “Merge all videos into one file” ở bên dưới.
Tại mục “Out put Folder” cho phép bạn chọn thư mục để lưu lại file video sau khi chuyển đổi định dạng. Cuối cùng nhấn nút “Run” để quá trình chuyển đổi định dạng file video được diễn ra.
Thêm hiệu ứng và chỉnh sửa nội dung file video
Ngoài tính chuyển đổi định dạng file video, phần mềm WonderFox DVD Video Converter còn cho phép người dùng cắt, xoay hình hoặc thêm hiệu ứng hình ảnh trên các đoạn video. Để sử dụng tính năng này, bạn thêm file video vào phần mềm (như đã đề cập ở trên), sau đó chọn nút “Edit” từ giao diện phần mềm.
Tại hộp thoại “Edit” hiện ra sau đó, bạn có thể chọn một trong các hiệu ứng cho file video gốc, hoặc điền thời gian vào mục “Start Time” và “End Time” để cắt ra một đoạn video trong file video gốc. Ngoài ra, tại đây bạn cũng có thể xoay nội dung video nếu muốn.

Cuối cùng nhấn “OK” để quay trở lại giao diện chính, sau đó nhấn nút “Run” để phần mềm xử lý file video theo tùy chọn của người dùng
Download video từ các trang web trực tuyến
Một tính năng cũng rất hữu ích của WonderFox DVD Video Converter đó là cho phép người dùng download file video từ các trang web chia sẻ video, như Youtube, Vimeo, LiveLeak...
Để sử dụng tính năng này, bạn kích vào nút “Download Video” từ giao diện chính của phần mềm, dán đường link chứa đoạn video cần download vào khung “Add URL” từ hộp thoại hiện ra, sau đó nhấn nút “Analyze”.

Phần mềm sẽ tiến hành phần tích file video có trong đường link mà bạn cung cấp. Sau khi quá trình phân tích kết thúc sẽ cho phép người dùng lựa chọn chất lượng file video tải về máy. Chẳng hạn với video trên Youtube, người dùng có thể download video chất lượng Full HD hay video chất lượng thấp hơn...

Mục “Save to” bên dưới cho phép bạn chọn thư mục để lưu lại file video tải về từ Internet. Cuối cùng nhấn nút “Download” để bắt đầu quá trình tải file.
Sau khi quá trình tải file kết thúc, bạn có thể sử dụng phần mềm để chỉnh sửa hoặc chuyển đổi định dạng file video vừa tải được nếu muốn.
Phạm Thế Quang Huy
(quanghuy@dantri.com.vn)

EGPU: KHI LAPTOP CŨNG CÓ THỂ GẮN CARD ĐỒ HỌA CỦA DESKTOP!

Chúng ta đã từng nghe về bộ xử lý đồ họa tích hợp (iGPU - integrated GPU), bộ xử lý đồ họa rời (dGPU - dedicated GPU), và trong những năm gần đây thì xuất hiện thêm eGPU (external GPU). Như cái tên đã gợi ý, external có nghĩa là bên ngoài, vậy thì bộ xử lý đồ họa này nằm bên ngoài chiếc máy tính của chúng ta chứ không nằm trong như iGPU hay dGPU. Ý tưởng này không quá mới mẻ, tuy nhiên phải đến gần đây thì người ta mới có thể hiện thực hóa nó nhờ vào những cải tiến trong công nghệ truyền dẫn dữ liệu. Mời các bạn tìm hiểu thêm về eGPU cũng như hướng đi của nó trong tương lai có thể ra sao nhé.

eGPU là gì?

Như đã nói ở trên, eGPU là GPU gắn rời bên ngoài, và thường người ta hay xài nó chung với laptop. Các bạn đều biết rằng laptop thì cần mỏng, nhẹ và hoạt động mát mẻ nhất có thể, trong khi những bộ xử lý đồ họa mạnh mẽ thì đều to, nặng và tỏa rất nhiều nhiệt khi chạy. Đó là chưa kể đến việc các GPU này thường hút điện rất nhiều khiến laptop mau hết pin. Chính vì thế, hiện nay những GPU mạnh mẽ nhất cũng chỉ có mặt trên máy để bàn mà thôi, còn GPU cho laptop, ngay cả dGPU, cũng chỉ đạt gần đến hoặc thậm chí là thua khoảng cách khá xa.

Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Người ta nghĩ đến eGPU như một giải pháp trung hòa giữa sức mạnh và tính linh hoạt cho laptop. Khi bạn cần linh động, ừ thì cứ cầm laptop của bạn đi ra ngoài như bình thường, vẫn là thân hình mỏng nhẹ đó, pin lâu đó. Còn khi về nhà và cần giải trí bằng cách bắn game với độ phân giải cực cao, chi tiết cực nét, thì chỉ việc gắn eGPU vào máy để chiến mà thôi. Khi đó thì máy để trên bàn, đâu cần di động gì, lại có cục sạc kế bên nên không lo bị hết pin.

eGPU_card_do_hoa_desktop_2.

Ý tưởng này đã xuất hiện không chỉ trong phòng thí nghiệm của các hãng đồ họa, hãng laptop mà còn trong cả những người thích nghịch máy tính. Nếu bạn Google một phát về eGPU thì có thể thấy rằng hiện có rất nhiều cửa hàng ở Việt Nam đang bán phụ kiện dùng cho eGPU, bao gồm bo mạch để gắn card đồ họa vào, dây cáp, dây nguồn và một số phụ tùng hỗ trợ.

Nhưng vấn đề của việc tự mua eGPU đó là linh kiện khá thô sơ, không được hỗ trợ chính thức từ nhà sản xuất, có khả năng mua về rồi mà không chạy, và quan trọng nhất là phải nối dây cáp từ bo mạch rời vào cổng PCIe hoặc mSATA trong laptop nên rất mất mỹ quan. Khi cần gỡ ra gắn vào cũng mất thời gian hơn.

Thế tại sao không dùng USB cho gọn? Vấn đề chính nằm ở chỗ này: tốc độ của kết nối không đủ nhanh. Để bạn dễ so sánh thì USB 3.0 hiện nay hỗ trợ băng thông tối đa là 5Gbps, Thunderbolt 2.0 là 20Gbps, trong khi giao tiếp PCIe 3.0 x16 (loại dùng cho máy bàn để gắn card đồ họa) thì có băng thông lên tới 128Gbps. Nếu xài card đồ họa eGPU bằng USB 3.0 hay Thunderbolt 2.0, tình trạng nghẽn cổ chai là rất có thể xảy ra, lúc đó thì liệu có còn sướng hay không khi hình ảnh giật liên tục làm bạn chẳng thể chơi game được gì cả. Đặc biệt, khi cần đụng đến những game nặng hoặc các phần mềm đồ họa, làm phim, dựng 3D thì càng đuối hơn nữa.

Trước đây, Sony đã từng làm GPU rời kiểu này cho dòng VAIO Z của công ty. Họ đặt GPU trong một cái dock riêng tích hợp đầu đọc đĩa Blu-ray, dock này gắn bằng kết nối Light Peak (tiền thân của Thunderbolt) vào laptop để truyền sức mạnh. Thế nhưng, GPU trong dock là AMD Radeon HD 6650M, tức vẫn thuộc loại GPU dành cho thiết bị di động chứ chưa phải là card đồ họa như desktop.

eGPU_card_do_hoa_desktop_VAIO.

Sau đó, đến lượt MSI và Alienware cung cấp phụ kiện tương tự cho các dòng laptop chơi game của hãng. Dock GPU rời của MSI và Alieware đã chuyển sang dùng card như desktop, thế nhưng chúng lại xài kết nối PCIe. Hầu hết laptop hiện nay gắn cổng PCIe ở trong trên mainboard cho nên việc tháo gỡ không hề dễ dàng, trừ một số máy của chính MSI và Alienware mà thôi. Có lẽ cũng chính vì vậy mà các bộ dock của hai hãng trên chỉ tương thích với laptop của công ty.

eGPU_card_do_hoa_desktop_4.

Thunderbolt 3.0 - anh hùng cứu mỹ nhân

Rồi đến năm 2015, cổng Thunderbolt 3.0 được giới thiệu chính thức. Kết nối này hỗ trợ băng thông lên đến 40Gbps, gấp đôi Thunderbolt 2.0, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với PCIe. Bù lại, chúng ta có được sự linh động, kích thước nhỏ gọn, dễ gắn, dễ tháo. Thunderbolt 3.0 còn chuyển cổng kết nối từ mini DisplayPort sang dùng USB-C, vốn là một chuẩn sẽ rất phổ biến trong những năm tới đây và hỗ trợ gắn cáp mặt nào cũng được nên lại càng tiện lợi hơn, giúp các sản phẩm eGPU Thunderbolt 3.0 tiếp cận được nhiều loại laptop hơn và không bị trói buộc vào một hãng nhất định nào. Thunderbolt 3.0 cũng có khả năng truyền tải tối đa 100W điện, thế nhưng ít có khả năng eGPU sẽ lấy điện trực tiếp từ laptop, thay vào đó bạn vẫn phải gắn nguồn riêng cho nó.

Thunderbolt_3.

Tính đến thời điểm hiện tại, một số nguyên mẫu eGPU dùng Thunderbolt 3.0 đã bắt đầu được phát triển, một số thì đã có mặt trong các kì triển lãm, tuy nhiên chưa có sản phẩm nào thật sự được bán ra thị trường do cổng mới này chưa phổ biến. Có thể là trong năm 2016 trở đi chúng ta sẽ thấy có chuyển biến.

Quay trở lại về mặt tốc độ, như đã nói ở trên, Thunderbolt 3.0 chỉ có băng thông tối đa 40Gbps, chỉ bằng 1/3 so với PCIe 3.0, vậy thì liệu nó có đáp ứng đủ để card đồ họa chạy hay không? Một số thử nghiệm ban đầu cho thấy rằng card Nvidia GTX 750Ti vẫn có thể đạt 80-90% hiệu năng khi xài qua TB3 mặc dù nó vẫn bị hiện tượng nghẽn cổ chai. Tất nhiên, khi đó bạn sẽ phải điều chỉnh lại thiết lập đồ họa trong game hoặc phần mềm đang dùng của mình xuốn thấp hơn một chút so với việc xài cùng GPU đó cho desktop, nếu không thì phần mềm sẽ liên tục bị crash và không thể xài được gì.

MSI cho biết hãng đang bắt đầu phát triển dock đồ họa dùng Thunderbolt 3 và nó sẽ sẽ hoạt động với bất kì card đồ họa desktop nào bạn gắn vào trừ Titan X. Tuy nhiên khi nào có sản phẩm chính thức thì lại là chuyện khác, và liệu nó có chạy mượt, chạy ngon những tựa game nặng thuộc dạng AAA với thiết lập cấu hình cao hay không lại là chuyện khác.

eGPU và hướng đi tương lai

Hiện tại, eGPU chỉ là một thị trường nút chứ chưa thể phổ biến được. Có nhiều lý do. Thứ nhất, số tiền để mua eGPU không hề rẻ, có thể lên đến cả trăm hay thậm chí là cả nghìn đô la tùy dòng. Thứ hai, có rất rất ít eGPU chính hãng, chủ yếu những tay chơi máy thích vọc, thích nghịch sẽ tự đi sắm linh kiện về làm eGPU mà thôi. Thứ ba, các cổng kết nối tốc độ cao như PCIe, Thunderbolt 2.0 thì không phổ biến trên nhiều laptop nên cũng không nhiều công ty mặn mà làm dock đồ họa rời. Do đó, nếu bây giờ bạn cần chơi game cực mạnh thì có lẽ nên đầu tư desktop sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, trải nghiệm tốt hơn.

Còn trong tương lai, khi mà Thunderbolt 3.0 trở nên phổ biến hơn thì mọi chuyện có thể thay đổi. Chúng ta có thể tưởng tượng đến viễn cảnh mà các laptop giá rẻ cũng có Thunderbolt 3.0 (do xài chung cổng USB-C, giảm chi phí sản xuất và triển khai sản phẩm cho các nhà sản xuất). Khi đó, eGPU sẽ dần trở nên sôi động hơn, có thể là AMD, NVIDIA và các công ty làm card sẽ bắt đầu nhảy vào làm những bộ dock đồ họa chính hãng với hỗ trợ đầy đủ cho người dùng và đảm bảo tính tương thích cao với nhiều mẫu laptop khác nhau.

msi_external_graphics_thunderbolt.

Nếu nhìn xa hơn, chúng ta cũng có thể nhìn thấy tiềm năng sử dụng eGPU cho các thiết bị di động, ví dụ như tablet hay smartphone. Trong tương lai sẽ ngày càng có nhiều hơn những thiết bị sử dụng USB-C nên việc đưa Thunderbolt 3.0 hoặc mới hơn lên máy sẽ không gặp nhiều trở ngại về mặt kích thước. Lấy ví dụ như chiếc Lumia 950 XL chẳng hạn, nó có cổng USB-C mới, có cơ chế tản nhiệt bằng chất lỏng cho CPU, lại có khả năng chạy các ứng dụng universal khi được kết nối với màn hình ngoài. Nếu chúng ta có thêm một eGPU nào đó tương thích nữa gắn vào 950 XL thì sức mạnh đồ họa lại càng tăng lên cao hơn, lúc này bạn hoàn toàn có thể chơi game hay làm một vài tác vụ đồ họa khác.

Công nghệ tản nhiệt bằng chất lỏng như loại dùng cho Lumia 950 XL cũng là điều thú vị vì nó cho phép chúng ta tích hợp những con chip mạnh hơn vào thiết bị di động và bớt lo ngại về vấn đề tản nhiệt. Nói cách khác, chúng ta có eGPU mạnh, có CPU mạnh rồi, thế nên chuyện dùng smartphone / tablet để chơi các game nặng là hoàn toàn khả thi.

Tương lai xài eGPU với di động vẫn còn rất xa, trước mắt thì cứ lo eGPU với laptop trước đã. Hi vọng trong năm 2016 chúng ta sẽ được thấy những eGPU xịn, chính hãng được cung cấp rộng rãi hơn.

Tham khảo: HowToGeek, MSI, PC Expert
 

https://tinhte.vn/threads/egpu-khi-laptop-cung-co-the-gan-card-do-hoa-cua-desktop.2524327/

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

TRANSFER WINDOWS 10 SYSTEM FILES TO NEW HDD OR SSD

How can I transfer Windows 10 system files to new HDD or SSD? 

When Windows 10 is available, I upgraded my laptop the new system. It is really amazing. But later, I bought a new SSD on Amazon and planned to use it as the boot drive. So I can use the old hard drive as a storage device for data backup or data transfer. Obviously, I need migrate os from HDD to SSD to achieve this goal. Otherwise, I have to reinstall Windows 10. But I have never tried to transfer Windows 10 system files to new HDD or SSD. And I completely have no idea about how to do it. Is there any program can help? Please give me some suggestion!
Many users tried to move Windows 10 to new HDD or SSD for different reasons such as hard drive upgrade, setting up a new computer, etc. But most of them encountered difficulties when they doing the migration job. So in this page, we would like to introduce how to transfer Windows 10 system files to new HDD or SSD in simple steps. You can try it when you facing a Windows 10 transfer job.  

Steps to transfer Windows 10 system files to new HDD or SSD

First we want to introduce you a Windows 10 migration tool that you need to use, EaseUS partition software. The program is usually used by people for hard disk partition management. But with a feature of "Migrate OS to HDD/SSD", it also allows you to transfer system between HDD and SSD without losing any data. Now you can try it!
Download Partition Manager Software

How to Transfer Windows 10 from HDD to SSD with EaseUS Partition Master

1.Launch EaseUS partition software and click “Migrate OS to HDD/SSD”.
2.Select the SSD or HDD as destination disk.
Select the destination disk to transfer Windows 10 system files to new HDD or SSD
3.Delete partitions on the destination disk. If you have some data on the disk, do remember to backup them before the operation.
Prepare the destination disk to transfer Windows 10 system files to new HDD or SSD
4.Resize or adjust partition size. If you do not adjust the partition size, the system will keep the original partition size by default.
5. Click Finish when the destination disk information is displayed.
You can even preview the result on the left panel “Pending Operations” and if it is right, then click "Apply". Tick the "Shut down the computer after changes are applied."
Download Partition Manager Software

http://www.partition-tool.com/resource/windows-10-partition-manager/transfer-windows-10-system-files-to-new-hdd-or-ssd.html

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

MICROSOFT ĐANG THỬ NGHIỆM NỘI BỘ PHIÊN BẢN HOÀN CHỈNH THRESHOLD 2 CỦA W10M, PHÁT HÀNH TUẦN NÀY

Bên cạnh bản cập nhật mùa thu mang tên mã Threshold 2 cho Windows 10 trên máy tính thì Microsoft cũng đang hoàn thiện bản build tương tự dành cho điện thoại. Đây sẽ là bản build hoàn chỉnh (final) đầu tiên dành cho Windows 10 Mobile hứa hẹn sẽ được phát hành cho người dùng cuối trong tháng này.

Theo nguồn tin từ WinBeta thì bản Threshold 2 sẽ có mã build 10586 và người dùng Insiders khả năng sẽ được trải nghiệm trước khi được phát hành cho toàn bộ người dùng 1 tuần. Bản build này cũng chính là phiên bản Release to Manufacturer (RTM) được chuyển đến tay nhà sản xuất phần cứng để thử nghiệm vài cài đặt sẵn trên máy khi được bán ra thị trường.

Threshold_2.
Threshold 2 sẽ tích hợp rất nhiều tính năng mới và những cải tiến về hiệu năng như giao diện, Messaging tích hợp Skype, Microsoft Edge duyệt ngon hơn ... Threshold 2 được phát hành cho cả máy tính lẫn điện thoại dưới dạng một bản build, do đó người dùng có thể không nhận ra những khác biệt khi nâng cấp, chỉ đơn giản là một bản build tổng hợp nên thời gian cài đặt có thể lâu hơn bình thường.

Hiện tại bản build 10586 đang được Microsoft thử nghiệm nội bộ và nếu mọi thứ hoạt động tốt, nó sẽ được tung ra cho người dùng Insiders vào cuối tuần này. Microsoft có thể sẽ có công bố chính thức khi Threshold 2 được phát hành.

Theo: WinBeta
 

https://tinhte.vn/threads/microsoft-dang-thu-nghiem-noi-bo-phien-ban-hoan-chinh-threshold-2-cua-w10m-phat-hanh-tuan-nay.2524179/

9 CHỨC NĂNG NHỎ NHƯNG HỮU ÍCH CỦA FILE EXPLORER CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Windows Explorer hay File Explorer là chỗ duyệt tập tin, cái này thì ai cũng biết, nhưng để sử dụng hiệu quả hơn File Explorer thì mời bạn xem qua 9 tính năng nhỏ dưới đây. Chúng bao gồm một vài phím tắt hữu ích, khả năng mở file ISO mà không cần cài thêm app, chia sẻ nhanh hình ảnh lên Facebook cho đến việc thiết lập truy cập nhanh vào các thư mục thường dùng. Hi vọng những chức năng nhỏ nhỏ như thế này sẽ giúp bạn dùng máy tính của mình nhanh và dễ hơn, và nếu bạn có thêm chức năng gì muốn chia sẻ thì hãy comment vào topic này luôn nhé.

1. Phím tắt

Đầu tiên xin chia sẻ với các bạn một số phím tắt hữu dụng khi dùng Explorer:
  • Windows + E: mở File Explorer
  • Alt + mũi tên lên: quay về thư mục cha
  • Alt + P: tắt mở khung xem trước (Preview Pane)
  • Alt + Enter: mở cửa sổ Properties nhanh để xem thông tin file
  • F2: đổi tên nhanh file đang chọn
  • Shift + Del: xóa vĩnh viễn file hoặc folder mà không đưa vô thùng rác. Dùng cẩn thận!
2. Mở file ISO

Đến tận Windows 7, nếu bạn cần mở một file ISO để xem hay cài đặt gì đó thì bạn buộc phải cài thêm các phần mềm từ bên ngoài. Nhưng kể từ Windows 8 trở đi, tính năng này đã được Microsoft tích hợp sẵn vào hệ điều hành rồi. Bạn chỉ việc nhấn đúp vào một file ISO là có thể xem toàn bộ dữ liệu bên trong, copy ra ngoài hoặc tiến hành cài đặt phần mềm như bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể click chuột phải vào file ISO, sau đó chọn "Mount" để có tác dụng tương tự.

ISO_file_mo_Windows.

3. Di chuyển file bằng thanh địa chỉ

Nếu bạn cần di chuyển file từ chỗ này sang chỗ khác, thường bạn sẽ làm gì? Control + X và Control + V chứ làm gì nữa. Nhưng nếu bạn cần di chuyển một file từ thư mục con ra thư mục cha, bạn có thể tận dụng ngay thanh địa chỉ của File Explorer để làm. Bạn chỉ việc chọn các file cần thiết, sau đó kéo nó bỏ lên thư mục trên thanh địa chỉ như trong hình minh họa bên dưới là xong. Lưu ý, nếu chỉ kéo thả thì đó là Cut, còn muốn Copy thì bạn nhấn thêm phím Ctrl trong lúc kéo thả.

Move_file_thanh_dia_chi.

4. Hiển thị đường dẫn đầy đủ trên thanh tiêu đề

Mình thích hiển thị đường dẫn đầy đủ đến file hoặc folder đang xem trên thanh tiêu đề của File Explorer, nhờ vậy mình chỉ cần liếc mắt lên một cái là biết chính xác mình đang ở đâu, khu vực nào, không cần làm thêm bất kì thao tác nào nữa. Thế nhưng, mặc định thì chức năng này đã không còn trên Windows 8 và Windows 10. Nhưng không sao, bạn vẫn có thể bật lại nó bằng cách:
  1. Mở File Explorer
  2. Vào View > Options
  3. Trong hộp thoại mới mở ra, chuyển sang tab View rồi chọn "Display full path in the title bar".
  4. Nhấn OK để thay đổi có hiệu lực
Full_path_title.

5. Chia sẻ nhanh với tính năng Share của Windows 10

Bạn có một tấm hình đẹp muốn chia sẻ nhanh lên Facebook? Bình thường bạn sẽ phải chạy app Facebook lên, chọn hình ảnh để up. Tương tự, nếu bạn cần gửi mail, bạn phải mở Mail lên rồi đính kèm ảnh vào. Tương tự cho việc sao lưu ảnh lên Dropbox, OneDrive và nhiều dịch vụ khác. Quá mất thời gian, lại phải chờ app chạy lên nữa, thay vào đó bạn có thể dùng chức năng có sẵn của File Explorer. Chỉ hai click thôi là ảnh của bạn đã sẵn sàng để up lên Facebook và những ứng dụng khác rồi, miễn là app đó có hỗ trợ chức năng Share trong Windows 10 là được.

Cách sử dụng: chọn file cần chia sẻ > chuyển qua tab Share trên File Explorer > Share > chọn ứng dụng để chia sẻ. Xong.

Share_nhanh_Windows_10.

6. Dùng Quick Access để tiết kiệm thời gian

Quick Access là khu vực cho phép bạn truy cập nhanh đến những thư mục thường sử dụng. Nó luôn luôn xuất hiện ở cạnh trái cửa sổ File Explorer dù cho bạn đang mở folder nào đi chăng nữa. Những folder mà bạn có thể ghim vào Quick Access có thể là folder chứa tài liệu công việc, folder chứa hình hay xem, folder Dropbox hoặc bất kì thứ gì tùy theo thói quen và sở thích của bạn.

Cách ghim folder vào Quick Access:
  1. Chọn folder muốn ghim trong File Explorer
  2. Vào tab "Home", chọn "Pin to Quick Access"
  3. Để gỡ một folder, nhấn phải chuột vào nó trong Quick Access, sau đó chọn "Unpin"
Quick_Access.

7. Hiện thêm vị trí trong mục "Send to"

"Send to" là chức năng khá hữu dụng nhưng lại ít người xài vì những địa điểm có thể gửi file đến quá hạn chế. Nhưng khoan, bạn hãy thử nhấn phím Shift, sau đó click chuột phải lên một file bất kì rồi vào lại mục "Send to" mà xem. Lúc này sẽ xuất hiện thêm một loạt những địa điểm cho phép gửi file, bao gồm các folder thường xài như Desktop, Documents, thậm chí có cả Google Drive, Dropbox hay OneDrive cho bạn tiện thao tác luôn.

Nếu Send To không hiển thị thư mục bạn thường dùng thì hãy làm như sau:
  1. Chạy File Explorer, trên thanh địa chỉ gõ lệnh shell:sendto rồi nhấn Enter
  2. Tạo shortcut cho folder muốn thêm vào
  3. Kéo thả shortcut đó vào cửa sổ Send to
  4. Shift + chuột phải để kiểm tra kết quả
Lưu ý là khi di chuyển file theo kiểu này thì lúc send xong File Explorer không báo gì cho bạn hết, nhưng thực chất file đã được bắn qua rồi.

8. Thao tác nhanh với file hình

Khi bạn đang chọn một hoặc một số file hình nào đó trong File Explorer, hãy chuyển sang thẻ "Picture" và bạn có một số tùy chọn để thao tác nhanh với file đó, chẳng hạn như:
  • Rotate: lật ảnh qua trái hoặc qua phải, rất tiện lợi, không cần phải mở app chỉnh ảnh
  • Slide Show: trình chiếu hàng loạt file đã chọn
  • Set as Background: đặt làm hình nền
  • Cast to Device: nếu máy tính của bạn hỗ trợ truyền nội dung không dây sang TV hoặc thiết bị rời bên ngoài, bạn có thể bắn hình sang đó để xem. PC lẫn TV của bạn cần hỗ trợ Wi-Fi Direct để tính năng này có thể chạy được
Picture_modification.

9. Invert selection

Giả sử như bạn cần chọn hết tất cả các file trong thư mục nhưng trừ 5 file nằm rải rải. Khi đó, bạn phải nhấn Control + A để chọn, sau đó tiếp tục nhấn phím Control để lần lượt bỏ 5 file nói trên. Thay vì dùng cách thủ công này, bạn có thể dùng Invert Selection. Chức năng Invert Selection cho phép bạn chọn lại những file ngược với cái đang chọn. Như trong trường hợp mình đặt ra, bây giờ bạn hãy chọn 5 file muốn loại bỏ, sau đó nhấn nút Invert Selection mà xem. Ngay lập tức vùng được chọn chuyển thành các file còn lại trong folder, trừ 5 file này ra. Khá tiện đúng không nào?

Invert_Selection.
 

 

https://tinhte.vn/threads/9-chuc-nang-nho-nhung-huu-ich-cua-file-explorer-co-the-ban-chua-biet.2522409/ 

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Vài ứng app universal cho Win 10 PC + Mobile: Facebook, lưu web offline, dịch, hình nền, VLC...

Những ứng dụng mình nói đến trong bài này là các app được làm theo dạng universal, tức là phong cách mơi của Windows 10. Đặc điểm của chúng là sử dụng thiết kế phẳng, các icon mảnh, bố cục rõ ràng. Hầu hết các app đều chạy được trên cả Windows 10 PC lẫn Mobile, có một số ít thì chỉ hoạt động trên PC mà thôi (mình sẽ nói rõ, anh em khỏi lo). Mời anh em xem qua và download về nghịch thử vì hầu hết chúng đều miễn phí cả.

Nội dung chính
Noi_dung.

Facebook Beta

Facebook Beta dành cho Windows 10 Mobile mới đây đã được cập nhật lên phiên bản 10.0, một bước nhảy vọt khá xa so với phiên bản 5.x hiện tại. Trong build này, app đã được thiết kế lại rất ngon theo kiểu universal với kích cỡ chữ và các đối tượng đồ họa cân đối hơn, không còn to khổng lồ đến mức kì cục như các bản beta trước. Tất cả icon cũng được thay mới theo kiểu thanh mảnh hơn và không còn vòng tròn bao bên ngoài nữa. Dùng sơ qua thì hiệu năng của app khá tốt, mọi thứ load nhanh hơn trước nhiều, ít bị giật lag, vẫn có nút chuyển nhanh sang app Messenger. Tuy nhiên chức năng trả lời vào trong comment vẫn chưa có, mọi comment đều được hiện ngang hàng nhau.



Latermark

Latermark là ứng dụng client cho dịch vụ Pocket. Dịch vụ này cho phép bạn lưu lại các trang web mình chưa có thời gian xem để rồi khi nào rảnh lôi ra coi sao. Latermark (và Pocket nói chung) hữu ích nhờ khả năng lưu web offline, tức là bạn có thể lưu trang ở nhà rồi sau đó đi ra đường, lên xe buýt hay lên máy bay coi lại vẫn được. Đây là một sự bổ sung đánh giá trong bối cảnh trình duyệt Microsoft Edge có sẵn trên Windows 10 không hỗ trợ lưu web offline. Tất nhiên, mọi thay đổi, tạo mới trong Latermark đều sẽ được đồng bộ với tài khoản Pocket của bạn.


VLC

VLC thì nổi tiếng rồi, chắc không cần nói nhiều. Đây là một ứng dụng dùng để chơi hầu hết mọi loại định dạng nhạc và phim phổ biến, hỗ trợ xem phim với phụ đề, và bản cho Windows 10 và Windows 10 Mobile thì có thiết kế rất đẹp mắt và hiện đại.


WiFi Commander

Đây là ứng dụng dùng để quét và hiển thị thông tin về các mạng Wi-Fi xung quanh bạn. Bạn có thể xem, sắp xếp và tìm xem access point nào có sóng mạng nhất thì kết nối vào, tiện khi dùng ở quán cà phê hay đi học, đi làm. Bạn cũng có thể coi được nhà sản xuất router mạng là ai, thời gian chạy là bao lâu, có hỗ trợ kết nối Wi-Fi Direct hay không. Một cái hay nữa của WiFi Commander đó là bạn có thể xem channel nào ít được hàng xóm sử dụng nhất thì thiết lập cho mạng nhà mình để hạn chế nhiễu tín hiệu.


Yahoo Mail

App này do chính chủ Yahoo thiết kế riêng cho Windows 10. Nhìn qua thì có vẻ giao diện khá giống web nhưng app Yahoo Mail hay ở chỗ tích hợp sẵn thông báo với hệ thống, nên khi có mail mới hay có thông tin gì thì bạn sẽ thấy ngay notification. Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép bạn truy cập nhanh vào danh bạ, lịch, ghi chú và thậm chí cả Messenger (nếu bạn còn xài).


Instabullet

Instabullet là ứng dụng client bên thứ ba dành cho Pushbullet, một dịch vụ cho phép bạn gửi tin nhắn và nhiều loại nội dung khác nhau giữa điện thoại với máy tính, hoặc giữa điện thoại với điện thoại cũng được. Instabullet là một ứng dụng chạy độc lập, rõ ràng là tiện hơn so với cách dùng plugin trình duyệt của Pushbullet, lại còn được thấy app đẹp theo phong cách universal nữa. Instabullet tất nhiên có hỗ trợ đẩy thông báo khi bạn nhận được dữ liệu từ máy khác gửi sang, và nó làm được hầu hết những gì mà Pushbullet có thể thực hiện.


Bing Translator

Đây là một trong những ứng dụng đầu tiên mà mình cài đặt sau khi reset máy, cả kể PC hay di động cũng thế. Ứng dụng này có giao diện được thiết kế theo kiểu universal mới nên trông khá hiện đại mà lại dễ dùng, hỗ trợ trên 50 ngôn ngữ (có Anh - Việt, Việt - Anh) và thậm chí còn tích hợp chế độ dịch nhanh bằng camera. Thứ mình thích nhất ở Bing Translator đó là nó cho phép tải gói ngôn ngữ về máy để dùng khi đi du lịch nước ngoài, rất tiện vì không phải lúc nào cũng có 3G hay Wi-Fi.

Cách tải gói ngôn ngữ, mình lấy ví dụ với Anh - Việt, thực hiện tương tự cho Việt - Anh và các gói khác:
  1. Chạy ứng dụng Bing Translator Beta
  2. Nhấn nút menu hamburger > Offline translation
  3. Tìm gói ngôn ngữ bạn muốn, ví dụng English <-> Vietnamese
  4. Nhấn nút tải về ở cạnh dưới cùng của màn hình, có dấu mũi tên chĩa xuống
  5. Chờ app tải về hoàn tất là xong.

[​IMG]

Notepad Next

Notepad thì chắc anh em nào cũng biết, nó là trình chỉnh sửa file text cực kì nhanh gọn nhẹ của Windows. Nhưng vấn đề là app mặc định thì ít chức năng quá, nhiều khi cần chỉnh nhiều file cùng lúc cũng hơi bất tiện do không hỗ trợ tab. Notepad Next sẽ giải quyết được những vấn đề đó, đây vừa là một app universal nhưng cũng có giao diện rất thân quen và đơn giản. Một số chức năng nổi bật của Notepad Next bao gồm:
  • Mở nhiều tab để làm việc cùng lúc
  • Có thể đóng app mà không lo mất dữ liệu
  • Hỗ trợ tốt cho màn hình cảm ứng
  • Hỗ trợ kí tự hết dòng cho cả file Windows lẫn file Linux (anh em dev có thể cần)
Notepad Next vẫn còn tiếp tục được phát triển, hi vọng sắp tới sẽ hỗ trợ thêm một số ngôn ngữ lập trình để có thể thay cho Notepad++ hay Sublime ở mức cơ bản.


Oh Clock

Công cụ này sẽ có hầu hết những thứ bạn cần để xem thông tin về thời gian, ví dụ như xem giờ của nhà bà con bên nước ngoài, đặt báo thức (dùng tốt với điện thoại), đồng hồ đếm lùi hoặc bấm giờ. Nó có nhiều chức năng nâng cao mà app mặc định không có, ngoài ra còn sở hữu giao diện trông ngầu hơn nữa.


Brilli Wallpaper Changer

Đây là một ứng dụng cho phép bạn đổi hình nền tự động, và không chỉ áp dụng cho desktop mà còn xài với cả màn hình Start và cả màn hình khóa tùy ý thích của bạn. Với mỗi khu vực trong hệ thống, Brilli cho phép bạn chọn một tấm hình khác nhau hoặc dùng chung một hình cũng được. Bạn cũng được quyền thiết lập thời gian tự đổi hình, từ 15 phút cho đến 1 ngày, và gom hình chung vào các collection cho dễ quản lý. Nếu chán không muốn xài hình trong máy, Brilli cũng có thể tự lấy hình từ Bing Image và thiết lập hình nền cho bạn, đỡ nhàm hẳn so với bình thường.


Perfect Tube

Đây là một ứng dụng YouTube do một nhóm lập trình viên Việt Nam phát triển, và họ đã làm rất tốt khi có thể thiết kế app theo phong cách universal mới của Windows 10 Mobile trong giai đoạn khá sớm. Ngoài tính năng tìm kiếm và xem video cơ bản, Perfect Tube còn hỗ trợ đồng bộ playlist với tài khoản Google, tự thu nhỏ video thành một cửa sổ khi duyệt qua menu khác (giống YouTube chính chủ bên Android / iOS), có chức năng lưu lại lịch sử đã xem và cũng cho phép điều chỉnh độ phân giải từ thấp đến cao. Nếu bạn di chuyển ngón tay lên xuống trên video đang xem thì app tự tăng giảm âm lượng, còn kéo ngón tay qua trái phải thì tua nhanh hoặc quay trở lại, khá tiện.

 

https://tinhte.vn/threads/vai-ung-app-universal-cho-win-10-pc-mobile-facebook-luu-web-offline-dich-hinh-nen-vlc.2523588/

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

VBULLETIN.COM BỊ HACK SẠCH CƠ SỞ DỮ LIỆU

Cuộc tấn công chớp nhoáng của một hacker "mũ đen" (blackhat) vào vBulletin.com rạng sáng 1/11, đánh cắp cơ sở dữ liệu, dữ liệu bản quyền và để lại "của sau" (shell) trên máy chủ.
Thông điệp hacker để lại sau khi tấn công diễn đàn vBulletin.com rạng sáng ngày 1-11 - Ảnh: vBulletin.org/shimei
Thông điệp hacker để lại sau khi tấn công diễn đàn vBulletin.com rạng sáng ngày 1/11 - Ảnh: vBulletin.org/shimei
Rạng sáng ngày 1/11, một hacker "mũ đen" (blackhat) bí danh Coldzer0 đã tấn công vào website vBulletin.com, công ty bán phần mềm diễn đàn vBulletin có lượng website sử dụng rất lớn trên Internet. Theo W3Techs, hiện có 2,6% trong Tốp 1000 website hàng đầu đang dùng vBulletin
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Coldzer0 đã dùng phương thức tấn công SQL Injection khai thác lỗi dạng 0-day (chưa có bản vá) do một hacker Thụy Điển bí danh Exidous khám phá để "hạ gục" trang vBulletin.com, thâm nhập vào dữ liệu và đánh cắp cơ sở dữ liệu (database) vào khoảng 3-4g sáng ngày 1/11.
vBulletin là phần mềm thương mại bán bản quyền sử dụng, cho phép người dùng tạo nhanh một diễn đàn trực tuyến (forum). Tính đến ngày 1/11/2015, 0,8% trong tổng số website trên Internet có sử dụng vBulletin, và 1,7% website nằm trong nhóm một triệu website hàng đầu trên mạng (Nguồn: W3Techs).
Sau khi tấn công, thâm nhập và đánh cắp dữ liệu, hacker để lại lời nhắn "Hacked by Coldzer0" tại diễn đàn vBulletin.com/forum/ đồng thời không quên để lại một "cửa sau" (shell).
Thông tin mới nhất đến thời điểm hiện tại, Coldzer0 không chỉ lấy được cơ sở dữ liệu của diễn đàn (forum) vBulletin mà còn chạm tay đến dữ liệu bản quyền chứa thông tin những khách hàng mua bản quyền sử dụng phần mềm vBulletin cho website của mình.
Sau khi tấn công diễn đàn vBulletin.com, hacker tiếp tục tấn công vào diễn đàn người dùng phần mềm Foxit cũng đang dùng mã nguồn vBulletin vào chiều ngày 1/11. Foxit Software là nhà cung cấp nhiều phần mềm miễn phí và thương mại liên quan đến tài liệu PDF cho người dùng cá nhân hay công ty.
Hacker Coldzer0 để lại
Hacker Coldzer0 để lại "cửa sau" trên vBulletin.com - Ảnh: Facebook/L.N.Khang
Danh sách dữ liệu bản quyền vBulletin bán cho khách hàng cũng bị hacker đánh cắp - Ảnh: prnt.sc
Danh sách dữ liệu bản quyền vBulletin bán cho khách hàng cũng bị hacker đánh cắp - Ảnh: prnt.sc
Cộng đồng sử dụng hoang mang
Người dùng phần mềm diễn đàn vBulletin bày tỏ sự lo lắng khi "website công ty chủ quản" bị tấn công cũng là một nguy cơ to lớn đối với website của họ. Không mất quá nhiều thời gian để hacker viết ra một công cụ tấn công tự động, tự quét lỗi 0-day tồn tại trong các website dùng vBulletin và tấn công.
Trên diễn đàn vBulletin.com, đại diện vBulletin chưa xác nhận thông tin trên, cho biết không bàn thảo công khai về các lỗi bảo mật của phần mềm.
Liên kết dẫn đến "cửa sau" do hacker để lại đã được gỡ bỏ.
Theo Tuổi Trẻ Online

OCKEL SIRIUS B: MÁY TÍNH WINDOWS 10 BỎ TÚI NHỎ NHƯ ĐIỆN THOẠI, MẠNH NHƯ DESKTOP, GIÁ 199 USD

Chiếc máy tính Ockel Sirius B chỉ nhỏ như một cái iPhone 6 nhưng lại chạy được Windows 10, dùng chip Intel Atom, 2 GB RAM, card đồ họa Intel HD Graphics tích hợp và có giá bán chỉ 199 USD. Quan trọng nhất là nó đủ nhỏ để bạn nhét túi quần mang đi làm hoặc đi du lịch, đảm bảo lúc nào cũng có máy tính bên người để làm việc, chỉ cần chỗ đó có màn hình và ổ điện mà thôi.

Ockel Sirius B-6.
Chắc chắn bạn sẽ quan tâm cấu hình, nó đây: tương thích với Windows 10, có bản cài sẵn, có bản không cài để giá rẻ hơn, chip Intel Atom 4 nhân, 2 GB RAM, dùng cổng HDMI để kết nối với màn hình, có Wi-Fi dual-band, 2 cổng USB, khe cắm thẻ microSD để bổ sung dung lượng, cổng âm thanh 3.5mm, microphone, sử dụng bộ nhớ Flash 32GB và không dùng quạt tản nhiệt nên gần như không có tiếng ồn khi chạy. Ngoài ra máy còn có Bluetooth 4.0 có thể dùng để kết nối chuột và bàn phím, để dành hai cổng USB kia dùng cho việc khác ví dụ như ổ cứng gắn ngoài, máy in...

Ockel Sirius B--3.
Cách sử dụng Ockel Sirius B rất đơn giản, bạn chỉ việc cắm nguồn cho nó từ ổ điện, cắm cáp HDMI vào màn hình rồi nhấn nút nguồn lên là xong. Chuột và bàn phím có thể gắn vào cổng USB hoặc qua Bluetooth, máy tính chạy Windows 10 phiên bản hoàn chỉnh và có mọi chức năng như một chiếc laptop phổ thông.
  • Hệ điều hành: Windows 10
  • CPU: Intel Atom Bay-trail Z3735F, bốn nhân 1.33 GHz, Turbo lên 1.83 GHz
  • VGA: Intel HD Graphics
  • RAM: 2 GB DDR3
  • Bộ nhớ trong: 32 GB eMMC Flash
  • Thẻ nhớ: microSD
  • Kết nối: 2 x USB, Wi-Fi a/b/g/n dual-band, BT 4.0, HDMI 1.4a hỗ trợ tối đa Full-HD 60Hz, microphone, 3.5mm
  • Kích thước: 123 x 79 x 11 mm
  • Nặng: 120 gram
Hiện tại Ockel Sirius B đã hoàn tất công đoạn góp vốn trên website Indiegogo và thậm chí vượt xa mức kế hoạch ban đầu (cần 10.000 USD nhưng góp được hơn 126.000 USD). Bây giờ vẫn còn nhiều gói rẻ hơn giá bán lẻ mà bạn có thể mua, ví dụ như gói cơ bản không có hệ điều hành giá 139 USD, có Windows 10 giá 169 USD...

Xem chi tiết tại đây: https://www.indiegogo.com/projects/ockel-sirius-b-the-powerful-windows-10-pocket-pc#

Ockel Sirius B: the powerful Windows 10 pocket PC

Sirius B fits right in your pocket, is as powerful as a desktop, and as light as your smartphone.
indiegogo.com


Ockel Sirius B--2.

Ockel Sirius B--1.

Ockel Sirius B-2.

Ockel Sirius B-1.

Ockel Sirius B-3.

Ockel Sirius B-5.

Ockel Sirius B-4.
 

https://tinhte.vn/threads/ockel-sirius-b-may-tinh-windows-10-bo-tui-nho-nhu-dien-thoai-manh-nhu-desktop-gia-199-usd.2523395/