Tính
năng tương tự DRM vốn dùng trong ngành công nghiệp giải trí này một
ngày nào đó có thể sẽ xuất hiện trên những tấm ảnh JPEG mà máy ảnh của
bạn vừa chụp ra.
Thoạt nghe qua, bạn có thể nghĩ những người sáng lập ra chuẩn JPEG đang "bày vẽ" ra những thứ vô ích hoặc bất lợi cho người dùng. Trên thực tế thì ngược lại. Tuy tính năng gần giống DRM nhưng nó được tạo ra với mục tiêu bảo vệ người dùng.
Một sự thật hiện nay là những công cụ có thể tạo ra hình ảnh có rất
nhiều. Hàng ngày có hàng trăm triệu bức ảnh ra đời nhờ số lượng lớn các
smartphone được tiêu thụ. Đấy là chưa kể đến những thiết bị tạo hình
khác như máy ảnh chuyên dụng, máy tính, camera... Chúng có thể xuất ra
nhiều định dạng ảnh khác nhau nhưng JPEG vẫn là định dạng phổ biến nhất.
Lý do chính là định dạng JPEG cho chất lượng nén khá tốt, phù hợp với nhu cầu trung chuyển hàng ZB dữ liệu mỗi ngày. Lý do thứ hai là sự hỗ trợ rộng rãi của giới công nghệ. Ngày nay gần như mọi thiết bị có liên quan tới hình ảnh đều cho phép xem JPEG. Bạn có thể tạo ra một định dạnh ảnh có chất lượng tốt hơn song nếu thiết bị khác không có khả năng thể hiện nó, định dạng của bạn không có giá trị sử dụng. Vì vậy, JPEG gần như là "vua" trong lĩnh vực định dạng ảnh.
Nhưng vì tính phổ biến quá lớn của JPEG, nó cũng có nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên là dễ chia sẻ từ đó dẫn tới dễ sao chép (copy), gần như ai cũng có thể sử dụng lại công sức của người khác. Dễ hình dung nhất là việc các nhiếp ảnh gia bị những cá nhân hay tổ chức khác sử dụng lại hình ảnh của mình mà thường không xin phép. Nhược điểm tiếp theo là với tính năng metadata (dữ liệu ngoài), JPEG có thể tiết lộ những thông tin riêng tư của người chụp ảnh mà kẻ khác có thể lợi dụng để làm hại họ. Ví dụ vị trí chụp (geotag), thời điểm chụp, thiết bị dùng để chụp. Thử tưởng tượng bạn đang đi du lịch và có kẻ xấu muốn lấy cắp hoặc theo dõi bạn, metadata có thể giúp chúng.
Lẽ dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các metadata này, cơ chế up
ảnh của Facebook cũng tự loại bỏ chúng (nhằm giảm kích thước ảnh). Song
thường không có nhiều người dùng biết làm việc đó. Và cũng có nhiều dịch
vụ chia sẻ ảnh khác không loại bỏ chúng. Một số nhiếp ảnh gia chuyên
nghiệp cũng muốn giữ chúng như một cách "đóng dấu bản quyền" sản phẩm
của mình. Do đó, vẫn không thiếu các dịch vụ lưu ảnh cho phép "giữ
nguyên hiện trạng".
Nhưng về cơ bản, nếu loại bỏ toàn bộ metadata của ảnh đi thì việc cho ra đời chúng không có ý nghĩa. Metadata được sinh ra với mục đích cung cấp thêm thông tin cho ảnh. Người ta có thể biết được nguồn gốc, tác giả, phần mềm đã được dùng để chỉnh sửa, các thông số chụp, khẩu độ, ISO... Chúng rất hữu ích để so sánh chất lượng camera của 2 smartphone. Hoặc để biết liệu tấm ảnh này vốn thuộc về ai, ai là người đã ăn cắp bản quyền...
Nhưng như đã nói, những người lạ mặt cũng có thể đọc được các metadata trên. Điều này gây ra những quan ngại về tính riêng tư, đặc biệt sau những scandal nghe lén hoặc theo dõi của chính phủ với người dân. Hẳn nhiên bạn sẽ không thích cảnh sát biết cuối tuần qua bạn đã du lịch ở đâu, chỉ vì bức ảnh mà bạn đăng trên mạng có kèm cả địa chỉ. Hoặc biết đâu trong tương lai, Facebook có thể cải tiến tính năng của mình và tự động bổ sung các thông tin trên mà bạn hoàn toàn không ngờ tới.
Với sự xuất hiện của mạng xã hội, rất nhiều vấn đề đã nảy sinh và tổ
chức sáng lập JPEG rất băn khoăn về điều đó. Làm sao để cân bằng giữa
tính hữu ích của metadata cũng như tính riêng tư của người dùng? Trong
bản thảo đề xuất chuẩn hoá các tiêu chuẩn mới của JPEG, Uỷ ban JPEG có
đoạn:
Bảo mật & An ninh JPEG - Uỷ ban JPEG đang điều tra các giải pháp nhằm đảm bảo tính bảo mật và an ninh khi (người dùng) chia sẻ ảnh trên các mạng xã hội, các cơ sở dữ liệu ảnh (gốc)... Bảo mật & An ninh JPEG sẽ cung cấp những chức năng mới nhằm mã hoá hình ảnh để đảm bảo sự riêng tư, duy trì tính nguyên vẹn của dữ liệu và bảo vệ tác quyền của sản phẩm; trong khi vẫn giữ được tính tương thích ngược với các giải pháp JPEG hiện hành.
Tuy vậy, đây chỉ mới là bản thảo mà Uỷ ban JPEG vừa đề xuất. Hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết vì cơ chế tương tự DRM này sẽ hoạt động như thế nào và người dùng sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu gặp một ảnh có DRM, cũng như làm sao để ngăn người dùng chụp lại ảnh màn hình khi họ đã mở được nội dung ảnh gốc.
Do đó, còn khá sớm để nói liệu tính năng mới này sẽ như thế nào và nó có ích tới đâu với người dùng. Song hy vọng với sự "quan tâm" của Uỷ ban JPEG, ít nhất sự riêng tư của chúng ta sẽ được đảm bảo hơn trước con mắt soi mói của những kẻ lạ.
Thoạt nghe qua, bạn có thể nghĩ những người sáng lập ra chuẩn JPEG đang "bày vẽ" ra những thứ vô ích hoặc bất lợi cho người dùng. Trên thực tế thì ngược lại. Tuy tính năng gần giống DRM nhưng nó được tạo ra với mục tiêu bảo vệ người dùng.
Lý do chính là định dạng JPEG cho chất lượng nén khá tốt, phù hợp với nhu cầu trung chuyển hàng ZB dữ liệu mỗi ngày. Lý do thứ hai là sự hỗ trợ rộng rãi của giới công nghệ. Ngày nay gần như mọi thiết bị có liên quan tới hình ảnh đều cho phép xem JPEG. Bạn có thể tạo ra một định dạnh ảnh có chất lượng tốt hơn song nếu thiết bị khác không có khả năng thể hiện nó, định dạng của bạn không có giá trị sử dụng. Vì vậy, JPEG gần như là "vua" trong lĩnh vực định dạng ảnh.
Nhưng vì tính phổ biến quá lớn của JPEG, nó cũng có nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên là dễ chia sẻ từ đó dẫn tới dễ sao chép (copy), gần như ai cũng có thể sử dụng lại công sức của người khác. Dễ hình dung nhất là việc các nhiếp ảnh gia bị những cá nhân hay tổ chức khác sử dụng lại hình ảnh của mình mà thường không xin phép. Nhược điểm tiếp theo là với tính năng metadata (dữ liệu ngoài), JPEG có thể tiết lộ những thông tin riêng tư của người chụp ảnh mà kẻ khác có thể lợi dụng để làm hại họ. Ví dụ vị trí chụp (geotag), thời điểm chụp, thiết bị dùng để chụp. Thử tưởng tượng bạn đang đi du lịch và có kẻ xấu muốn lấy cắp hoặc theo dõi bạn, metadata có thể giúp chúng.
Nhưng về cơ bản, nếu loại bỏ toàn bộ metadata của ảnh đi thì việc cho ra đời chúng không có ý nghĩa. Metadata được sinh ra với mục đích cung cấp thêm thông tin cho ảnh. Người ta có thể biết được nguồn gốc, tác giả, phần mềm đã được dùng để chỉnh sửa, các thông số chụp, khẩu độ, ISO... Chúng rất hữu ích để so sánh chất lượng camera của 2 smartphone. Hoặc để biết liệu tấm ảnh này vốn thuộc về ai, ai là người đã ăn cắp bản quyền...
Nhưng như đã nói, những người lạ mặt cũng có thể đọc được các metadata trên. Điều này gây ra những quan ngại về tính riêng tư, đặc biệt sau những scandal nghe lén hoặc theo dõi của chính phủ với người dân. Hẳn nhiên bạn sẽ không thích cảnh sát biết cuối tuần qua bạn đã du lịch ở đâu, chỉ vì bức ảnh mà bạn đăng trên mạng có kèm cả địa chỉ. Hoặc biết đâu trong tương lai, Facebook có thể cải tiến tính năng của mình và tự động bổ sung các thông tin trên mà bạn hoàn toàn không ngờ tới.
Bảo mật & An ninh JPEG - Uỷ ban JPEG đang điều tra các giải pháp nhằm đảm bảo tính bảo mật và an ninh khi (người dùng) chia sẻ ảnh trên các mạng xã hội, các cơ sở dữ liệu ảnh (gốc)... Bảo mật & An ninh JPEG sẽ cung cấp những chức năng mới nhằm mã hoá hình ảnh để đảm bảo sự riêng tư, duy trì tính nguyên vẹn của dữ liệu và bảo vệ tác quyền của sản phẩm; trong khi vẫn giữ được tính tương thích ngược với các giải pháp JPEG hiện hành.
Tuy vậy, đây chỉ mới là bản thảo mà Uỷ ban JPEG vừa đề xuất. Hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết vì cơ chế tương tự DRM này sẽ hoạt động như thế nào và người dùng sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu gặp một ảnh có DRM, cũng như làm sao để ngăn người dùng chụp lại ảnh màn hình khi họ đã mở được nội dung ảnh gốc.
Do đó, còn khá sớm để nói liệu tính năng mới này sẽ như thế nào và nó có ích tới đâu với người dùng. Song hy vọng với sự "quan tâm" của Uỷ ban JPEG, ít nhất sự riêng tư của chúng ta sẽ được đảm bảo hơn trước con mắt soi mói của những kẻ lạ.
Huyền Thế
Tham khảo JPEG.org và Tech Dirt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét