Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

LỢI DỤNG CAMERA AN NINH GHI HÌNH ẢNH NHẠY CẢM TẠI VN

Tưởng chừng việc lắp camera sẽ giúp người dùng tự bảo vệ mình, nhưng trong một số trường hợp, họ lại bị chính thợ lắp đặt theo dõi.

Mới đây trong một nhóm kín Facebook, tài khoản B.T. Nhi đã đăng tải hai đoạn video riêng tư của người khác trong tình trạng khoả thân. Người đăng bài viết tự nhận mình làm nghề lắp đặt camera an ninh.
Đoạn video nhạy cảm được lấy từ camera của khách hàng từng sử dụng dịch vụ mà người này cung cấp. "Tao làm bên mạng và camera cho nên cứ nhà nào có chị đẹp là tao add (thêm) tên đăng nhập và mật khẩu về xem chơi"; "đi lắp camera phòng ngủ nhiều nhà rồi nhưng toàn già nên không thích xem", người này bình luận.
Hai video được đăng tải kèm lời lẽ khiếm nhã đã bị xoá sau hơn một giờ đăng tải
Bài viết thu hút nhiều bình luận khiếm nhã từ người xem, nhưng sau một giờ đăng tải, đoạn video đã bị xoá. Tuy nhiên, ảnh chụp màn hình bài đăng được nhiều người lưu lại, chia sẻ rộng rãi, tạo nên chuông cảnh tỉnh về mối nguy hiểm đang rình rập từ chính các thiết bị an ninh đang bảo vệ bạn hàng ngày.
"Vấn đề ở đây nằm ở đạo đức nghề nghiệp chứ không phải bảo mật camera. Việc giữ thông tin đăng nhập bản thân tôi cũng thường làm", anh Nguyễn Sỹ Hoàng Long, kinh doanh dịch vụ camera an ninh tại Đồng Nai cho biết.
Theo anh Long, lưu trữ mật khẩu camera giúp bên cung cấp dịch vụ dễ dàng bảo trì từ xa nếu khách cần gấp. Thêm nữa, người làm dịch vụ có thể đề phòng rủi ro quên mật khẩu của khách hàng. "Mật khẩu này chỉ có hãng mới lưu trữ, nếu quên phải mất rất nhiều thời gian và thủ tục mới có thể khôi phục được", anh Long nói thêm.
Có hai trường hợp khiến khách hàng để lộ thông tin đăng nhập. Trường hợp đầu tiên, người dùng giữ nguyên mật khẩu mặc định từ nhà sản xuất. "Một số thợ mới vào nghề chưa am hiểu, chỉ ráp camera mà không biết cách thay đổi mật khẩu. Đôi khi thợ quá tắc trách, lười thay đổi thông tin đăng nhập", anh Long nói về việc khách hàng thường để mật khẩu mặc định.
Ngoài video, trang web còn cung cấp tên thiết bị, tỉnh thành, múi giờ và toạ độ địa lý của camera bị theo dõi.
Năm 2014, Internet từng xôn xao về trang web Insecam, nơi tập hợp hơn 700.000 video từ những camera để nguyên mật khẩu mặc định. Theo giới thiệu từ trang web này, người dùng có thể theo dõi hình ảnh ghi được từ camera của rất nhiều hãng sản xuất như Panasonic, TPLink, Linksys, Sony... Nguy hiểm hơn các video này ghi rõ tỉnh thành, quốc gia, toạ độ địa lý của nơi lắp đặt camera.
Hiện có hơn 120 camera tại Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi công khai của trang web này.
Ở trường hợp thứ hai, khách hàng có yêu cầu đổi mật khẩu, nhưng thợ là người hỗ trợ việc này. Sau đó khách không tự đổi lại mật khẩu mới, thợ cố tình nhớ để đăng nhập.
Camera an ninh dùng để bảo vệ gia đình nhưng cũng có thể trở thành công cụ để kẻ xấu lợi dụng. Ảnh: MailChimpi.
"Cả hai trường hợp đều có thể dẫn tới việc dữ liệu video của chủ nhà bị lộ. Tuy nhiên mối nguy hiểm từ trường hợp một cao hơn và thường đến từ hacker, bằng cách quét thiết bị theo tên hãng, IP và mật khẩu mặc định", anh Long chia sẻ.
Theo anh Long, người dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách yêu cầu người lắp đặt hướng dẫn cách tự thay đổi thông tin đăng nhập. "Mật khẩu cần kết hợp chữ, số, ký tự đặc biệt. Tuy nhiên để tránh rắc rối khi quên mật khẩu, người dùng nên lưu trữ chuỗi đăng nhập ở nơi an toàn. Nếu có vấn đề bảo hành từ xa thì cung cấp thông tin. Xong việc đổi lại ngay", anh Long chia sẻ cách tự bảo vệ thiết bị an ninh của gia đình.
Ngày nay người dùng chỉ cần bỏ ra từ 6-8 triệu đồng là có thể trang bị cho căn nhà của mình hệ thống 4 camera kết nối với smartphone.
Đa phần các thương hiệu uy tín từ các nước Âu Mỹ có giá khá cao. "Những loại này thường được khách hàng là cơ quan, công ty lắp đặt do có độ phân giải cao. Với hộ gia đình chỉ cần quan sát trong cự ly ngắn, họ thường chọn các sản phẩm giá rẻ", anh Long cho biết.
Độ phân giải chỉ là một phần quyết định giá thiết bị. Phần còn lại nằm ở dịch vụ hậu mãi và máy chủ lưu trữ dữ liệu. Theo anh Long, các thương hiệu có tên tuổi thường đặt máy chủ tại Việt Nam, đảm bảo tốc độ đường truyền. Ngoài ra họ đầu tư nhân sự để điều hành và bảo vệ máy chủ này. Các loại hàng trôi nổi, người dùng sẽ không thể biết video của mình đang nằm trong tay ai và có được bảo vệ hay không.
Theo Zing
 http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/2451597/loi-dung-camera-an-ninh-ghi-hinh-anh-nhay-cam-tai-vn

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

SUÝT NỮA TÔI ĐÃ BỎ QUA SPOTIFY CHO ĐẾN KHI BIẾT TỚI TÍNH NĂNG THÚ VỊ NÀY

Chỉ một tính năng nhỏ thôi nhưng cũng đủ để tôi thay đổi quyết định từ bỏ Spotify mà quay về với các ứng dụng nghe nhạc Offline truyền thống.

Ngay sau khi có tin Spotify chính thức về Việt Nam, tôi đã tải nó về dùng thử ngay lập tức dù trước đây chưa từng mặn mà với các dịch vụ nghe nhạc Offline. Trải nghiệm ban đầu là khá tốt vì tôi đăng kí luôn gói Premium giá 59.000 đồng/tháng (miễn phí 1 tháng đầu). Hầu hết các bản nhạc US-UK và K-Pop quen thuộc của tôi đều đã có trên kho dữ liệu quả Spotify và chỉ cần bấm thêm vào playlist là nghe được ngay.
Tuy nhiên, một điểm trừ cực lớn của Spotify mà với tôi là khó mà chấp nhận được: không thể nghe nhạc Offline có sẵn trong bộ nhớ máy.
Suýt nữa tôi đã bỏ qua Spotify cho đến khi biết tới tính năng thú vị này - Ảnh 1.
Spotify đúng là "thiên đường" cho những ai mê nhạc US-UK hay K-Pop.
Tìm kiếm trong menu cài đặt của Spotify một hồi trong vô vọng, tôi nghĩ chắc sẽ sớm bỏ Spotify để quay lại với trình nghe nhạc gốc trong máy. Tôi thà mất thêm thời gian mua/tải nhạc từ iTunes và các nguồn khác về còn hơn là không được nghe những bản nhạc ưa thích... cho tới khi, tôi được một cậu bạn chia sẻ cho cách để chuyển những bản nhạc đó vào Spotify trên PC và smartphone.
Thực tế thì đây không phải là một dạng hack ứng dụng hay gì cả. Tính năng này được Spotify hỗ trợ chính thức từ lâu, chỉ là chưa có nhiều người biết tới mà thôi.
Tính năng này được Spotify gọi là Local Files và các hướng dẫn sử dụng đã có sẵn trên website hỗ trợ của họ. Về cơ bản, Spotify sẽ tự động đồng bộ các bản nhạc Offline trong Spotify PC và Spotify Mobile thông qua Wifi.
Hướng dẫn của Spotify cho tính năng này cũng rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
- Tải về Spotify cho PC và smartphone, đăng nhập bằng cùng một tài khoản (Premium).
- Trên Spotify cho PC, mở menu Cài đặt, tìm tới mục Local Files/Tập tin Cục bộ.
- Click vào Add Source/Thêm Nguồn, tìm tới thư mục chứa các bản nhạc mong muốn và chọn OK.
- Quay trở lại màn hình chính của Spotify PC, chọn mục Local Files/Tập Trên máy ở menu dọc bên trái.
- Tại đây, các bản nhạc Offline trong máy tính sẽ hiển thị đầy đủ, bạn chỉ cần thêm chúng vào một Playlist mới bất kì.
- Kết nối điện thoại tới cùng mạng Wifi với PC. Lưu ý rằng tính năng này chỉ hoạt động qua mạng Wifi, các máy PC dùng mạng dây sẽ không có tác dụng.
- Mở Spotify trên Mobile, tìm tới Playslist chứa các bản nhạc Offline đó và bật chế độ Download/Tải về.(*)
Suýt nữa tôi đã bỏ qua Spotify cho đến khi biết tới tính năng thú vị này - Ảnh 2.
Bước đầu tiên để nghe những bản nhạc không có trong kho dữ liệu của Spotify là thêm thư mục chứa nhạc vào ứng dụng.
Suýt nữa tôi đã bỏ qua Spotify cho đến khi biết tới tính năng thú vị này - Ảnh 3.
Sau đó, chỉ cần click vào mục Tập Trên máy này là thấy.
Suýt nữa tôi đã bỏ qua Spotify cho đến khi biết tới tính năng thú vị này - Ảnh 4.
Để nghe được trên smartphone, bạn phải thêm các bản nhạc vào một Danh sách phát mới.
Suýt nữa tôi đã bỏ qua Spotify cho đến khi biết tới tính năng thú vị này - Ảnh 5.
Sau đó, mở Danh sách Phát đó trên smartphone và gạt công tắc Tải về thành màu xanh lá rồi chờ đợi thôi.
Tùy vào tốc độ mạng Wifi mà các bản nhạc sẽ được Sync nhanh hay chậm. Sau khi đã Sync thành công, bạn có thể thêm chúng vào bất kì Playlist cá nhân nào. Lưu ý rằng chúng sẽ không thể được chia sẻ cho người khác nghe Online.
Bạn của tôi sử dụng Macbook và iPhone thì không hề gặp vấn đề gì trong quá trình Sync, mọi công đoạn đều diễn ra trong nháy mắt, có lẽ là bởi Spotify đã tối ưu tính năng này cho các máy sử dụng MacOS và iOS rồi. Tuy nhiên, khi tôi thử nghiệm trên một chiếc máy tính chạy Windows 10 thì lại có khá nhiều lỗi xảy ra. Các bản nhạc dù đã xuất hiện thông tin trên smartphone nhưng bị đánh dấu màu xám, không thể tải về nghe được.
Sau vài giờ tìm kiếm thông tin trên mạng, cuối cùng tôi cũng phát hiện ra vấn đề: Wifi.
Có rất nhiều người dùng trên thế giới gặp tình trạng này, và dưới đây là tổng hợp các cách xử lý của họ cùng như một vài tips nhỏ để tối ưu quá trình Sync nhạc:
- Truy cập vào mạng Wifi với tốc độ càng cao càng tốt, sóng phải đủ mạnh, không chập chờn.
- Đưa mạng Wifi sang chế độ Private, tạm thời tắt Firewall trong quá trình chuyển dữ liệu.
- Bật Network Sharing.
- Lúc này, điện thoại sẽ xuất hiện thông báo đang tải về các bản nhạc. Hãy chịu khó chờ đợi thêm một chút.
Suýt nữa tôi đã bỏ qua Spotify cho đến khi biết tới tính năng thú vị này - Ảnh 6.
Bỏ qua một vài vấn đề nhỏ nhặt, cá nhân tôi thấy Spotify vẫn rất đáng sử dụng, nhất là khi đã có thể nghe các bản nhạc ngoài kho dữ liệu của họ.
Nếu đã làm đủ các bước này mà vẫn không chuyển được nhạc qua smartphone, hãy restart máy tính rồi thử lại hoặc chuyển sang mạng Wifi khác. Nếu chưa được nữa, tôi e rằng bạn lại phải liên lạc trực tiếp với Spotify để được hỗ trợ.