Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

6 LƯU Ý ĐỂ SẠC PIN DI ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN

(PCWorldVN) Những thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn có được thời gian sử dụng tốt nhất có thể có từ các loại pin sạc Li-ion bên trong smartphone, tablet hoặc laptop.
Đa số người dùng đều cảm thấy không hài lòng về thời gian dùng pin của các thiết bị di động như smartphone, tablet và laptop. Và hầu hết thiết bị hiện nay đều được trang bị loại pin tích hợp bên trong khiến cho thao tác thay pin rất khó, chưa kể đến việc những loại pin này thường đắt tiền. Chúng ta đều muốn pin thiết bị của mình có tuổi thọ pin tốt nhất và sau đây là 6 yếu tố cần lưu ý để có thể sử dụng pin được lâu nhất sau mỗi lần sạc.
1. Hiểu về chu kỳ sạc
Pin của bất kỳ thiết bị nào đều có tuổi thọ hữu hạn và điều này được cho là bị ảnh hưởng bởi "chu kỳ sạc", hay còn gọi là "chu kỳ pin". Đây là số chu kỳ sạc vào/xả ra mà pin thiết bị dự kiến sẽ chịu được trước khi không còn sử dụng được nữa. Nói đơn giản, mỗi lần pin bị dùng đến mức cạn kiệt sẽ được tính là hết một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới khi được sạc đầy lại.
Pin của iPhone được thiết kế để giữ lên đến 80% công suất ban đầu sau khi trải qua 500 chu kỳ sạc đầy và xả.
Một số nhà sản xuất phần cứng thường công bố chu kỳ sạc pin thiết bị của họ, trong khi đó những hãng khác thì lại không cho biết thông số này. Ví dụ, Apple cho biết rằng pin iPhone được thiết kế để giữ lên đến 80% công suất ban đầu sau khi trải qua 500 chu kỳ sạc đầy và xả, trong khi pin MacBook Pro hay MacBook Air được thiết kế để cung cấp lên đến 1.000 chu kỳ sạc đầy và xả trước khi đạt đến 80% công suất ban đầu.Một số người nghĩ rằng có thể né quá trình sạc/xả này bằng cách thường xuyên sạc đầy và không bao giờ để pin bị cạn hoàn toàn. Tuy nhiên, quan điểm này được xem là không chính xác. Về mặt kỹ thuật, chu kỳ pin được tính bằng tổng lượng pin đã sạc, một chu kỳ tương ứng 100% pin. Chính xác là chúng ta có thể sạc pin bất kỳ lúc nào với bất kỳ lượng pin nào, dù sạc tới pin đầy hay không đầy. Pin sẽ tự động tính tỷ lệ % đã sạc rồi quy thành một chu kỳ.
Những gì bạn có thể làm là tránh những chu kỳ không cần thiết bằng cách cắm sạc thiết bị bất kỳ khi nào có thể. Tuy nhiên, chỉ cắm sạc những thiết bị khi cần sử dụng và không thường xuyên sạc chúng vì có thể gây ra quá nhiệt dẫn đến sẽ làm hỏng pin.
2. Sạc đầy và sạc một phần
Một số người cho rằng không nên để pin Li-ion hoàn toàn cạn kiệt trước khi sạc lại, trong khi một số người khác cho rằng điều đó không quan trọng. Thật ra thì công nghệ pin Li-ion hiện nay hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì khi bị cạn kiệt vì tình trạng xả hết điện năng của pin được mạch điện tích hợp quy định chặt chẽ.
Điều này từng là vấn đề đối với pin công nghệ NiCd trước đây. Phải sử dụng cho cạn hết trước khi sạc lại vì pin NiCd mắc phải “hiệu ứng nhớ”, tức là nếu chưa xả hết điện mà sạc lại thì pin sẽ xem mốc cắm sạc là mốc cạn pin và lần sau sử dụng cứ đến mức đó là pin sẽ báo hết điện mặc dù thực tế nó vẫn còn. Pin NiCd cũng không nên sạc quá thường xuyên và đều rất nhạy cảm với nhiệt độ.
3. Sử dụng đúng loại sạc
Hầu hết người dung di động ngày nay đều muốn có một loại sạc đa năng có thể sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, hãy lưu ý là mỗi bộ sạc được thiết kế riêng biệt để có thể cung cấp đủ lượng điện năng cho pin mỗi loại thiết bị. Việc thường xuyên sử dụng bộ sạc cung cấp quá nhiều hay quá ít điện năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của pin.
Sử dụng đúng loại sạc sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ pin thiết bị.
Nếu bạn muốn sắm một bộ sạc của hãng thứ ba thì hãy chọn mua loại sạc có thương hiệu. Những bộ sạc không tên tuổi thường có ngoại hình trông rất giống hàng chính hãng nhưng chúng thường có chất lượng không đáng tin tưởng, thậm chí có thể gây cháy nổ như hầu hết những tai nạn gây thương vong được công bố gần đây. Mặc dù mạch bảo vệ tích hợp trong pin thiết bị có thể quản lý tốt việc ngắt điện tránh làm hỏng pin, nhưng việc sử dụng bộ sạc kém chất lượng vẫn có thể gây thiệt hại rất nhiều.4. Tránh những va chạm vật lý
Việc làm rơi rớt cũng sẽ làm hỏng pin, có thể làm rò rỉ những hóa chất và là những nguyên nhân ảnh hưởng đến các mạch điện tử bên trong thiết bị. Những chất này cũng có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn nếu có dịp tiếp xúc.
5. Chú ý đến nhiệt độ khi sạc
Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất để sạc pin là khoảng 20 độ C. Tuy nhiên, không phải gia đình nào trong chúng ta cũng được trang bị máy điều hòa nên có thể quy định mức nhiệt độ hợp lý cho việc sạc pin là từ 5-45 độ C.
Nhiệt độ khi sạc quá cao có thể gây cháy nổ.
Bất kỳ mức nào trên hoặc dưới dải nhiệt độ này đều có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, đặc biệt là mức nhiệt độ dưới 0 độ C sẽ làm hỏng vĩnh viễn pin. Ngoài ra, pin Li-ion nếu bị quá nhiệt cũng có thể gây tổn hại về vật lý, làm cho nó cong hoặc nứt, dẫn đến có thể làm hỏng thiết bị chứa pin.6. Lưu trữ dài hạn
Bạn nên làm gì nếu không sử dung điện thoại trong thời gian dài? Mọi người thường có thói quen sạc đầy điện thoại nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên sạc khoảng 50% là tốt nhất. Lưu trữ pin trong tình trạng hoàn toàn cạn có thể khiến nó sẽ không thể nạp lại, trong khi lưu trữ pin sạc đầy sẽ có thể khiến nó giảm tuổi thọ.
Việc lưu trữ pin trong một thời gian dài nên được thực hiện càng gần với nhiệt độ phòng càng tốt. Vì vậy, tránh để pin trong phòng lạnh hoặc đặt thiết bị bên cạnh các vật tản nhiệt.

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/02/1238109/6-luu-y-de-sac-pin-di-dong-hieu-qua-hon/

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT TRONG SETTINGS IOS 8 ĐỂ TIẾT KIỆM PIN CHO IPHONE/IPAD

2599087_tinhte_6plus-1.
iOS 8 đúng là hệ điều hành cho điện thoại thông minh chính hiệu, nhưng khôn quá sẽ ngốn pin máy các bạn tợn! Bởi thế bài này giúp ta cho nó bớt thông minh đi một chút nhưng không quá nhiều để biến nó thành điện thoại thường. Có rất nhiều thiết lập mà khi làm theo sẽ giúp điện thoại của bạn xài được lâu hơn, tốt hơn nhưng chắc chắn nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của chúng ta nên các bạn cần cân nhắc kỹ cái gì cần làm theo hoặc cái gì vẫn giữ nguyên.

Cài Settings theo kiểu "bần tiện" ý quên hà tiện như sau áp dụng cho các đời iPhone/iPad nếu muốn tiết kiệm pin tối đa.

Vào Settings, xử lý lần lượt từ trên xuống...
Nếu bản 8.1.2 đã jailbroken, có cài Rubik và FlipControlCenter thì có thể vuốt CC lên để OFF: 3G, WiFi trước khi đi ngủ và Sleep máy.

Notifications:
Thằng này nhai pin kha khá đây! Ở INCLUDE nhấn Edit kéo hết mấy thằng không quan trọng xuống DO NOT INCLUDE, chỉ giữ lại Phone, Messages, FaceTime, Mail và Facebook nếu không cần cũng biến luôn! Nhớ là mấy apps kéo xuống Do Not Include rồi thì nhấn vào > chọn Allow Notifications: OFF luôn cho rảnh nợ!
Notification.PNG

Do Not Disturb:
Scheduled: ON, chỉnh giờ từ 12:00PM đến 11:59PM, để khỏi bị mấy số lạ làm phiền, tin nhắn rác...
Allow Call From: All Contacts, Repeated Calls: OFF luôn. Silence: Only while iPhone í locked √.

Do Not Disturb.PNG

General>
Spotlight Search bỏ đừng √ chọn gì hết, có thể √ Contacts thoai.
Handoff: OFF, nếu không cần iPhone đang làm việc gì đó dở dang có thể qua iPad hay MacBook làm tiếp...
Accessibility> Reduce Motion: ON để wallpaper đứng im đừng nhúc nhích...

Led Flash for Alert: OFF, để mỗi lần có phone, SMS, hay Mail, Facebook có thông báo bị chớp Flash.

Background App Refresh: ON nhưng chỉ giữ Facebook & Messenger nếu muốn.

Background.PNG

Auto-Lock> 1 minute. Cùng lắm là 2 minutes.
Date & Time: 24-Hour Time: ON, Set Automatically: OFF sẽ đỡ hao pin vì iPhone khỏi dò tìm location. Time Zone: Asia/ HCM...
Keyboards> Auto-Correction: OFF, Check Spelling: OFF luôn để giáo sư English khỏi mất công tốn pin canh văn phạm và đánh vần!

Language & Region> Region> Vietnam để iTunes hiện đúng giờ VN.
Callendar: Gregorian √, đừng thấy mình đạo Phật mà chọn Buddhist √ thì lịch sẽ nhẩy tới năm 2558... Sẽ không restore, update hay sync gì được vì iTunes lúc đó chắc... chit rồi!

Display & Brightness:
Kéo thanh trượt về trái khoảng 30~40%. Nếu đã để % này thì sáng tối gì cũng đủ sáng nên Auto-Brightness: OFF luôn cho đỡ tôn pin!
Wallpaper nên chọn hình nền có nền đen hay xậm, tránh hình có nền sáng, trắng sẽ tốn pin chưa nói ảnh hưởng ít nhiều đến tuổi thọ màn hình...

Ringtone> chỉ nên chọn các loại chuông có sẵn của iOS, tránh dùng chuông "lạ" vì iPhone phải vận hành UnlimTones hay ToneEnabler...
Lock Sounds và Keyboard Clicks OFF luôn cho đỡ hao pin!

Privacy>
Location Services> ON nhưng các app Camera chọn √ While Using để chỉ dò tìm location khi đang sử dụng. Weather> √ Always
Location Services.PNG

System Services> OFF hết chỉ ON: Call Network Search, Compass Calibration, Find My iPhone, Setting Time Zone, Share My Location (nếu có dùng Find My Friends) và WiFi Networking.
System Services.PNG

Diagnostics & Usage: OFF vì đâu cần gì báo cáo với Apple!
Popular Near Me: OFF, Rounting & Traffic: ON để dùng bản đồ khi cần. Improve Maps: OFF. Status Bar Icon: ON.
Diagnostics & Usage> Don't Send.
Advertising> Limit Ad Tracking: ON để giới hạn phần nào quảng cáo.

iCloud>
ON hết chỉ OFF Passbook vì không sử dụng ở VN.
Keychain: ON nếu sử dụng để iDevices nhớ các paswords và tự động đăng nhập khi có chung một account iCloud.

iTunes & AppStore:
OFF tắt hết Music, Apps, Books
Update và Use Cellular Data: OFF luôn để khỏi tự download và update khi có update!
iTunes & AppStore.PNG

Mail, Contacts, Calendars:
Add Account> chỉ add những account nào thường dùng giup tránh bắt Notifications làm viêc.
Fetch New Data> Push: ON.
Các hộp mails không thường dùng nên chọn Fetch đỡ tốn pin, mail nào quan trọng chon √ Push để nhận thông báo ngay khi có mail.
Fetch> chọn √ Manually để khi cần vuốt ngược xuống trong tab Inbox lúc đó iPhone mới dò tìm, rất đỡ hao pin.
Load Remote Images: OFF, chỉ khi cần thì nhấn download mới load hình trong mail.
Nhân tiện, trong phần Contacts nên chọn Sort Order và Display Order: First, Last để danh bạ có thứ tự theo Alphabet A, B, C, D...

Messages> nếu không cần giữ Mesages lâu nên chọn trong
Keep Messages > 30 ngày cũng đỡ hao pin lắm!
FaceTime> iPhone Cellular Calls: OFF không cho phép iPad và MacBook nghe và đọc SMS cũng đỡ bắt iPhone làm việc thêm khi có cuộc gọi hay tin nhắn đến.

Music> EQ: OFF, không chọn các kiểu âm thanh khác ngoài mặc định sẽ rất ít hao pin.
Video> Start Playing> √ From Beginning, sẽ đỡ hao pin vì iPhone không phải nhớ video đã chơi đến đâu để khi mở lại sẽ xem tiếp.

Photo & Camera>
Upload Burst Photos: OFF vì không cần tải lên Photo Stream cá file ảnh chụp liên tiếp ( khi nhấn giữ nút chụp).
iCloud Photo Sharing: OFF nếu không cần chia sẻ ảnh với các iDevices khác có chung iCloud.
Keep Normal Photo: OFF để iPhone chỉ lưu 1 ảnh HDR mà không phải lưu ảnh thường.

Nếu bạn cài đặt nhiêu đây sẽ tiết kiệm được khá nhiều pin cho iPhone/iPad. iDevice thời đại này rất Smartphone, cài đặt như trên cũng không làm nó ngu đi... mấy, bởi thế đừng ai lèm bèm gì SmartPhone vs StupidPhone nhé!

Cuối cùng nếu có sử dụng Apple TV cho iPad hay iPhone, MacBook có chung một iCloud, nên kiểm tra xem thiết bị nào không chơi Apple TV thì vuốt ControlCenter lên xem AirPlap có √ không? Nếu có thì vào Apple TV> Settings> tắt thiết bị không chơi Apple TV đi.

https://www.tinhte.vn/threads/huong-dan-cai-dat-trong-settings-ios-8-de-tiet-kiem-pin-cho-iphone-ipad.2425958/

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

iPhone 6 xách tay từ Mỹ về VN có thể được unlock miễn phí

Chính sách mới áp dụng từ 11/2 sẽ hỗ trợ người dùng tại Mỹ được mở khóa iPhone miễn phí bất kể đang là thuê bao của nhà mạng nào.

Theo Android Police, bắt đầu từ cuối tuần này, các nhà mạng lớn tại Mỹ gồm Verizon, AT&T, Sprint, T-Mobile và US Cellular sẽ mở khóa miễn phí nếu người dùng yêu cầu. Tuy nhiên, chính sách này được áp dụng kèm theo một số điều khoản nhất định. Mỗi nhà mạng đều có quy định riêng về chính sách này. Người dùng phải đọc qua các điều khoản trước khi yêu cầu mở khóa iPhone.   
iPhone 6 xách tay từ Mỹ về VN có thể được unlock miễn phí
iPhone 6 hàng xách tay có thể sẽ tiếp tục gây sốt tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Ảnh: BGR.
Để được mở khóa miễn phí, người dùng phải hoàn tất thanh toán các khoản phí liên quan đến hợp đồng thuê bao đã ký kết trước đó với nhà mạng. Vì vậy, với các khách hàng còn đang trong quá trình trả góp hoặc còn vài tháng nữa mới thanh toán xong hợp đồng 2 năm, chính sách hấp dẫn này sẽ không được áp dụng.
Đặc biệt, nhà mạng Sprint chỉ thực hiện mở khóa đối với các thiết bị di động bản quốc tế. Các phiên bản còn lại đều không được hướng chế độ này cũng như không thể sử dụng với các nhà mạng nội địa tại bất kỳ quốc gia nào ngoài Mỹ.
Verizon có lẽ là nhà mạng "rộng rãi" nhất tại Mỹ. Hầu hết các thiết bị di động của nhà mạng này đều đi kèm với SIM đã mở khóa, có thể sử dụng với thuê bao chuẩn mạng GSM của các nhà mạng khác.
Vào mùa hè năm ngoái, tổng thống Obama đã thông qua dự luật Unlocking Consumer Choice and Wireless Competition Act cho phép người dùng mở khóa hợp pháp các thiết bị di động của bất kỳ nhà mạng nào tại Mỹ. Đây là tin vui đối với người dùng nước này khi họ có thể chuyển đổi nhà mạng một cách hợp pháp. Ngay sau khi được phê duyệt, nhiều người đã tỏ ra lo ngại về số phận của dự luật này và khẳng định các nhà mạng sẽ không đồng ý.
iPhone 6 khoá mạng từ Mỹ là một trong những nguồn hàng chính của thị trường xách tay tại Việt Nam. Phần lớn người dùng thường ghép SIM để gọi điện. Chính sách mới có thể giúp các model không vướng hợp đồng có thể mở khoá miễn phí.

Theo Minh Huy / Zing.vn


Cài đặt ứng dụng bằng Titanium Backup trên Android

Xin hướng dẫn tôi cách cài ứng dụng bằng Titanium Backup vì người ta đưa tôi 3 file có định dạng .gz (2 file) và .properties chứ không phải file cài đặt định dạng .apk?


Titanium Backup là ứng dụng sao lưu và phục hồi toàn diện cho Android, đặc biệt là sao lưu và phục hồi ứng dụng với các xác lập của người dùng. Đặc biệt, có thể dùng Titanium Backup để cài đặt lại ứng dụng từ máy này sang máy khác.
Ba file mà bạn nhận được chính là các file sao lưu của ứng dụng được tạo bằng Titanium Backup trên máy khác, để cài lên máy bạn thì làm như sau:
- Máy bạn đã được root và có cài Titanium Backup.
- Chép 3 file đó vào thư mục TitaniumBackup ở thư mục gốc của bộ nhớ máy. Thư mục TitaniumBackup này được tạo tự động khi cài Titanium Backup.
- Chạy Titanium Backup, chuyển qua mục Backup/Restore, nhấn vào hình kính lúp rồi nhập tên ứng dụng cần cài đặt.
- Titanium Backup sẽ liệt kê tên ứng dụng, vì ứng dụng này đã sao lưu và có file nên bạn sẽ thấy có nút Restore. Nhấn vào nút Restore này để tiến hành phục hồi.
- Xuất hiện tùy chọn với 3 nút:
a. App only: Chỉ phục hồi ứng dụng, ứng dụng sẽ như mới cài đặt chưa hề được xác lập.
b. Data only: Chỉ phục hồi dữ liệu, chỉ chọn khi đã cài ứng dụng này vì nó sẽ phục hồi các thông số được xác lập.
c. App + Data: Phục hồi toàn diên từ ứng dụng cho đến các thông số xác lập, ứng dụng sau khi phục hồi xong sẽ giống y như trên máy cung cấp bản phục hồi này.

Sau khi hoàn tất, vào Ứng dụng trên máy sẽ thấy xuất hiện ứng dụng mới này.

NHT
http://echip.com.vn/cai-dat-ung-dung-bang-titanium-backup-tren-android-a20130404133239216-c1036.html  


Tải tập tin APK của ứng dụng trên Google Play

(e-CHÍP Online) - ApkLeecher giúp bạn tải tập tin cài đặt apk của Android trên điện thoại hay máy tính để lưu trữ, cài đặt thủ công khi gặp lỗi với Google Play.

Tại hộp trống giữa trang web http://apkleecher.com, bạn nhập tên để tìm kiếm, URL hoặc ID ứng dụng trên Google Play muốn tải > nhấn Generate Download Link. Với ID ứng dụng, bạn sao chép dòng chữ phía sau dòng id= trên thanh địa chỉ. Ví dụ: URL ứng dụng có địa chỉ https://play.google.com/store/apps/details?id=com.udpusa.animelyrics thì phần bạn lấy sẽ là com.udpusa.animelyrics.


Sau đó, bạn sẽ thấy nút tải ứng dụng (Download <tên ứng dụng> apk), nhấn vào để tải về. Lưu ý là dịch vụ không thể lấy link tải ứng dụng trả phí.

HA
 http://echip.com.vn/tai-tap-tin-apk-cua-ung-dung-tren-google-play-a20150131171343366-c1077.html 


Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Có thêm 2GB Google Drive vĩnh viễn chỉ bằng cách kiểm tra lại thiết lập bảo mật của tài khoản

GoogleDrive.

Để hưởng ứng Ngày An Toàn Internet (10/2), Google sẽ tặng bạn 2GB lưu trữ vĩnh viễn trên Google Drive nếu bạn chịu kiểm tra thiết lập bảo mật cho tài khoản của mình. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn hãy truy cập vào Google Account, sau đó nhấn chữ "Get Started" ở mục "Security checkup". Trong đó, bạn hãy đảm bảo cập nhật hết mọi thông tin tài khoản, xem lại danh sách login gần đây và xác nhận danh sách các app có quyền truy cập vào Drive. Nếu thấy dấu tick màu xanh như ảnh bên dưới tức là bạn đã thành công.

Đợt khuyến mãi này chỉ kéo dài đến ngày 17/2 mà thôi nên bạn phải nhanh tay lên nhé. Lưu ý rằng 2GB miễn phí nói trên chỉ dành cho tài khoản cá nhân, không áp dụng cho tài khoản Google Apps (công ty, tổ chức, trường học). Dung lượng của tài khoản không được cộng thêm 2GB ngay mà đến khoảng ngày 28/2 Google sẽ đồng loạt cập nhật và gửi email thông báo cho bạn.

checkup.

Nguồn: Google​ 

WINDOWS 10 BẢN HOÀN CHỈNH SẼ RA MẮT VÀO THÁNG 6 NĂM NAY ĐỂ KỊP MÙA KHAI TRƯỜNG?

WINDOWS_10_RTM_THANG_SAU.

Theo trang tin Neowin, Microsoft đang lên kế hoạch hoàn thiện Windows 10 vào tháng 6 năm nay (giai đoạn Release to Manufacturing - RTM) để họ có thể bán một lượng lớn bản quyền cho các máy tính sắp được tung ra vào dịp khai trường. Trước đây Microsoft thường phát hành bản RTM trong tháng 8 nên các đối tác phần cứng không kịp đưa thế hệ Windows mới lên những thiết bị phục vụ cho dịp mua sắm này. Thế hệ Surface Pro thứ 4 cũng được cho là sẽ ra mắt vào khoảng tháng 6 để có thể bắt kịp cả mùa khai trường lẫn mùa lễ hội cuối năm, hai khoảng thời gian có doanh thu lớn đối với ngành công nghiệp máy tính. Đó là chưa kể đến việc máy sẽ được cài sẵn Windows 10, một điểm nhấn có thể dùng để thu hút khách hàng.

Nguồn: Neowin​ 

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

GOOGLE MAPS: CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM LÀM THAY ĐỔI LĨNH VỰC BẢN ĐỒ SỐ

Tinhte_Google_Maps_10_nam.

10 năm về trước, để tìm cách đi từ chỗ này đến chỗ kia thì chúng ta sẽ cần phải hỏi một người nào đó rành đường, hoặc phải cặm cụi tìm kiếm trên bản đồ bằng giấy. Có những dịch vụ tiên tiến như Multimap thì lại không hỗ trợ Việt Nam, ngay cả ở Mỹ người ta cũng phải vất vả tìm điểm xuất phát và đích đến rồi in ra một bản chỉ dẫn cách đi từng bước một. Rồi một thập kỷ qua đi, giờ đây người ta chỉ cần vài chục giây là đã biết đường đi, người ta có thể vừa lái xe vừa nghe chỉ dẫn giọng nói từ chiếc smartphone của mình. Tất cả là nhờ có sự đóng góp của công nghệ di động, định vị vệ tính và những ứng dụng như Google Maps.

Google Maps và sự phổ cập bản đồ số

Các dịch vụ bản đồ như Google Maps chính là yếu tố cực kì quan trọng với vai trò "cầu nối" giữa thế giới số và thế giới thực. Nhờ có nó, người ta sẽ không bao giờ bị lạc đường nữa nay cả khi khả năng định hướng của họ cực kì tệ hại. Thực chất thì bản đồ trên web đã có từ tận những năm 1993, nhưng mãi đến khi Google Maps ra mắt 10 năm về trước thì bản đồ số mới thật sự đi vào cuộc sống hằng ngày.

Multimap_2005.
Trang web bản đồ trực tuyến MultiMap vào năm 2005

Năm 2004, hai anh em người Đan Mạch Lars và Jens Eilstrup Rasmussen tiếp cận Google với ý tưởng về một ứng dụng web không chỉ có khả năng hiển thị bản đồ tĩnh mà còn cung cấp thêm tính năng tìm kiếm, cuộn và phóng to, thu nhỏ. Bị hấp dẫn bởi ý tưởng trên, Google đã mua lại công ty Where 2 Technologies của hai người họ, đồng thời mua thêm hãng Keyhole chuyên phát triển phần mềm mô hình hóa dữ liệu địa lý (sau này trở thành Google Earth). Thế là một nhóm 50 người đã được thiết lập để xây dựng nên Google Maps.

Đến ngày 8/2/2005, Google Maps lần đầu tiên ra mắt ở Mỹ dưới dạng beta và hai tháng sau thì nó có mặt tại Anh. Nhưng Google không phải là người đầu tiên gia nhập cuộc đua bản đồ online, trước đó Yahoo đã ra mắt dịch vụ Yahoo Maps từ năm 2004. Hay như tính năng chỉ đường turn-by-turn, Google cũng không phải là người đầu tiên mà công ty MapQuest đã đi trước hãng một bước. Tuy nhiên, vai trò của Google Maps trong việc chuyển hóa, phổ cập bản đồ online từ một thứ chỉ dành cho những người sành công nghệ thành một dịch vụ có thể được sử dụng bởi mọi người lại là một chuyện khác và không nên bị xem nhẹ.

Google_Maps_2005.
Giao diện Google Maps năm 2005

Sự ra đời của tính năng Street View

Google Maps không hề bị nao núng về vị trí của mình trong những ngày đầu ra mắt. Đến cuối năm 2005, Google đã bổ sung thêm tính năng chỉ đường đi bằng phương tiện giao thông công cộng và rồi sau đó là hệ thống hình ảnh chụp từ vệ tinh.

John Hanke, người đồng sáng lập hãng Keyhole và cũng là phó chủ tịch mảng dữ liệu địa lý của Google từ năm 2011 về trước, cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một bản đồ đồng nhất và có thể tra cứu trên cả thế giới - một Trái Đất bạn có thể duyệt vòng vòng trên đó". Hanke nói thêm hai người đồng sáng lập ra Google - Sergey Brin và Larry Page - nghĩ rằng dữ liệu địa lý và dịch vụ bản đồ - chính là một mấu chốt để Google sắp xếp lại thông tin của toàn thế giới.

Hanke nhớ lại rằng vào thời điểm Google Maps mới ra mắt, dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh rất đắt đỏ mà lại hiếm bởi vì không có nhiều vệ tinh được triển khai. "Tôi đi gặp Sergey và chỉ cho ông ấy một số thành phố lớn mà chúng tôi muốn mua dữ liệu hình ảnh". Sergey nhìn và chỉ đơn giản nói: "Tại sao không mua hết tất cả?"

Thế rồi vào năm 2006, Google ra mắt tính năng Street View - một tính năng gây tranh cãi nhất của Google Maps nhưng cũng rất được nhiều người ưa chuộng. Ban đầu Street View chỉ hiện hữu ở một vài thành phố tại Mỹ, sau đó nó được mở rộng sang Châu Âu, Nhật và Úc vào năm 2008. Hình ảnh của Street View, như các bạn đã biết, được ghi nhận bằng một hệ thống camera đặc biệt gắn trên chiếc xe hơi có GPS, dựa vào đây Google có thể đưa ra ảnh thật của từng con đường, từng tòa nhà dọc đường và thậm chí còn cho phép người dùng đi tới lui trên con đường đó. Google cũng không phải dựa vào bên thứ ba để có được những dữ liệu này.

Street_View_car.

Vậy ý tưởng này ở đâu ra? Chính là từ hai nhà sáng lập Larry và Sergey. Phó chủ tịch Hanke kể lại rằng "Larry và Sergey đã lái xe quanh cơ sở của đại học Stanford, khi đó Larry chụp ảnh môi trường xung quanh bằng một chiếc dSLR để thử nghiệm việc ghép chúng lại với nhau. Đó là ý tưởng của họ, nhưng Google đã phải hợp tác với đại học Standford và Sebastian Blune để biến ý tưởng thành hiện thực".

Chiếc camera trên xe Street View còn ghi nhận lại bảng chỉ dẫn giao thông, số nhà và một số dữ liệu khác mà ảnh vệ tinh không thể thu thập được, nhờ đó mà Google Maps mới nói cho người dùng biết được chỗ nào thì cấm rẽ, giới hạn tốc độ ở từng chặng đường là bao nhiêu. Tất cả đều là một phần nhỏ của một cụm từ mà Google gọi là "Ground Truth" (tạm dịch: sự thật trên mặt đất) - tức nhắm đến việc tạo ra một bản đồ chi tiết và chính xác nhất có thể.

[​IMG]

Nhưng Street View không phải là thứ mà ai cũng ủng hộ. Trong quá trình thu thập dữ liệu, những chiếc xe Street View đã ghi nhận thông tin về các mạng Wi-Fi cá nhân và điều đó đã khiến Google bị phạt 7 triệu USD. Khi dịch vụ này mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là ở Đức, nhiều người dân cảm thấy không hài lòng khi nhà của họ bị chụp ảnh và đăng lên mạng khi chưa có sự cho phép của họ.

Google, bản đồ và iPhone

Google Maps lần đầu tiên xuất hiện trên smartphone vào năm 2007, nhưng không phải trên một thiết bị Android mà là iPhone. Ngay từ thế hệ đầu tiên Apple đã tích hợp Google Maps như một ứng dụng riêng biệt cho chiếc điện thoại của mình - và thời đó mối quan hệ giữa hai công ty vẫn còn tốt chứ không đối nghịch như hiện nay. Smartphone chính là chiếc chìa khóa để khiến mọi người yêu lại bản đồ số, và ngày nay thì nhiều khả năng bạn sẽ không mua một cái điện thoại mà không hỗ trợ bản đồ.

iPhone-Google-Maps.

Hanke nhớ lại: "Steve Jobs gọi cho tôi lúc tôi đang ngồi ở bàn làm việc để nhờ giúp đỡ về một dự án của Apple - ông không nói đó là gì, nhưng tất nhiên là tôi biết chứ. Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Apple để đảm bảo rằng bản đồ trên iPhone sẵn sàng đi vào hoạt động, và điều đó đã mở ra rất nhiều cơ hội mới".

Và những đối thủ cạnh tranh?

Google Maps càng lúc càng có nhiều đối thủ hơn. Một số đối thủ sử dụng chính dữ liệu bản đồ của Google, ví dụ như app du lịch Citymapper chẳng hạn, trong khi một số khác thì sử dụng dữ liệu của riêng họ.

Apple cũng chuyển từ đối tác sang đối thủ của Google Maps vào năm 2012 khi hãng ra mắt Apple Maps, đồng thời gỡ bỏ hoàn toàn ứng dụng Google Maps ra khỏi iOS 6. Sau đó Google phải phát triển riêng một app mới dành cho nền tảng này. Nhưng Apple Maps lúc đầu cũng không hoàn thiện kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến việc chỉ đường sai và hình ảnh không thực tế. Ngay cả CEO Tim Cook cũng phải đứng ra xin lỗi vì sản phẩm này.

Apple_Maps.
Giao diện Apple Maps trên máy tính

Bing Maps của Microsoft cũng là một trong những đối thủ mạnh của Google khi họ liên tục cập nhật không ảnh cho bản đồ của mình, giới thiệu tính năng bird eye cho phép người dùng xem các con đường và tòa nhà ở góc xéo 45 độ.

Song song đó, Nokia cũng mua lại Navteq - công ty lớn nhất trong lĩnh vực dữ liệu bản đồ dùng cho xe hơi - vào năm 2007 để rồi xây dựng nên Nokia Maps và sau này là Here Maps. Hiện tại độ chính xác của Here Maps rất cao và Nokia đã có thể bán sản phẩm của mình cho những công ty khác như Garmin, BMW, Amazon.

HERE_Maps.

Ngoài những tên tuổi lớn và mang tính thương mại, vẫn có những dự án mở như Open Street Map được sử dụng miễn phí và dữ liệu là do cộng đồng góp lên. Đây là một bản đồ có khả năng chỉnh sửa các sai sót giống như cách mà Wikipedia hoạt động.

Cuộc chiến giữa các bản đồ số vẫn chưa kết thúc, và nó sẽ không bao giờ kết thúc. Sẽ luôn có một cuộc cạnh tranh giữa các công ty để làm cho bản đồ của họ trở nên chính xác hơn và hữu ích hơn. Một bản đồ cũng không bao giờ được hoàn thiện, sẽ luôn có những thứ mới phát sinh để thực hiện. Bất kì ai đưa cho người dùng và doanh nghiệp thứ họ muốn, làm cho những dữ liệu đó trở nên có giá trị với họ thì sẽ trở thành người chiến thắng.

Tương lai của bản đồ số

Trong vòng 5 năm tới, bản đồ sẽ phát triển theo hướng sử dụng các công nghệ, cảm biến mới để định vị thay vì GPS và hệ thống tín hiệu di động truyền thống. Vào lúc này, nếu chúng ta bị mất tín hiệu GPS thì bản đồ hầu như trở nên vô dụng. Chúng ta cần một thứ gì đó để lắp vào khoảng trống này thì bản đồ mới có thể xài được trong nhà, nơi mà việc định vị chính xác trở nên khó khăn hơn.

Chúng ta vẫn chưa rõ công nghệ mới đó có thể là gì, nhưng trong thời gian gần đây Bluetooth beacon đang dần trở nên phổ biến để giúp các cửa hàng nhận biết vị trí của khách rồi gửi thông báo tương ứng. Đó cũng có thể là một giải pháp thay thế cho GPS khi đi vào trong nhà.

iBeacon.

Ngoài ra, tương lai của bản đồ kĩ thuật lại không phải là về chính bản đồ đó, mà về cách sử dụng bản đồ ra sao. Những dịch vụ, ứng dụng nào khai thác được tốt bản đồ để mang lại thông tin hữu ích cho người dùng mới là những tên tuổi được nhớ đến. Hiện đã có một số app như thế, như GrabTaxi và Uber dùng để gọi taxi, Field Trip để đề xuất danh lam thắng cảnh, hay Google Ingress - một trò chơi dựa trên vị trí địa lý.

Và giờ đây, chúng ta đã bước vào kỉ nguyên tiến hóa mới của bản đồ số, một kỉ nguyên mà bản đồ không chỉ là về dữ liệu địa lý mà còn là về con người và cách mà bản đồ có thể giúp chúng ta tương tác với thế giới.

Đọc thêm: Google đã tăng độ chính xác cho bản đồ trên Google Maps như thế nào?

Nguồn: The Guardian​ 

CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG: TÀI KHOẢN, THẺ, SỐ TÀI KHOẢN


tinhte_the-ngan-hang_tai-khoan_.
Khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng, bạn sẽ nghe nhắc đến khá nhiều các thuật ngữ về tài khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng… Trên thực tế, nhiều bạn không để ý có thể tưởng nhầm số thẻ là số tài khoản, cũng như thắc mắc một vài các thuật ngữ có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản rất thông dụng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Số tài khoản thanh toán khác với số thẻ ATM

Khi bắt đầu đi học hoặc đi làm, nhiều bạn sẽ ra ngân hàng làm một cái thẻ ATM để nhận và rút tiền. Tuy nhiên khi nhận thẻ về, nhiều bạn có thể bỏ qua một tờ giấy ghi số tài khoản, chi nhánh ngân hàng nơi mở tài khoản. Trong khi số thẻ trên ATM lại không đại diện hoàn toàn cho tài khoản mà bạn mở.

Đa phần các thẻ ATM để rút tiền tại Việt Nam đều liên kết qua một tài khoản thanh toán. Đây là tài khoản thường không tính lãi suất hàng tháng, hoặc lãi suất không kỳ hạn ở mức thấp nhất của ngân hàng.

Nếu có ai hỏi bạn số tài khoản để chuyển tiền, trong khi bạn chỉ có thẻ ATM trong tay thì có thẻ ra ngân hàng hoặc gọi lên tổng đài để hỏi rõ về số tài khoản và chi nhánh ngân hàng.

tinhte_the-ngan-hang_tai-khoan_1.
Thẻ của VIB in cả số thẻ lẫn số tài khoản, rất là tiện lợi để sử dụng thông tin.

tinhte_the-ngan-hang_tai-khoan_3.
Ví dụ về 3 chiếc thẻ ATM nhưng chỉ liên kết vào trong 1 tài khoản của ngân hàng Eximbank.​

Phụ lục:
Số tài khoản ngân hàng có cấu trúc ra sao?
Hiện tại các ngân hàng của Việt Nam đều có quy tắc riêng cho chính mình trong việc đưa ra một con số tài khoản nhất định. Có lẽ chúng ta không cần quan tâm vấn đề này lắm nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể tham khảo thông tin được chia sẻ dưới đây.
  • Vietcombank: số tài khoản gồm 13 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng: VD 007 là chi nhánh Tp.HCM, 044 là chi nhánh Tân Bình. VD: 007 100 1234567
  • Vietinbank: số tài khoản với cấu trúc bao gồm 711A ở đầu và 8 số phía sau. VD 711A 123456789
  • Techcombank: số tài khoản gồm 14 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng: VD 102 là chi nhánh Tp.HCM, 196 là chi nhánh Ba Đình - Hà Nội... 3 số cuối là một dãy số ngẫu nhiên từ 001 đến 999 nhằm phân biệt các tài khoản của một mã số khách hàng. VD 102 12345678 001
  • Lưu ý đây là những nhận định mang tính cá nhân và dự đoán, vì không ngân hàng cho chúng ta biết điều này, trừ mấy bạn làm trong đó thì chắc chắn biết quy tắc.
Quy tắc số thẻ ATM mở đầu bằng số BIN 9704
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều áp dụng số ấn định của mình (BIN - Bank Identification Numbers) mở đầu bằng 9704. Hẳn các bạn còn nhớ Vietcombank đã phải đổi cho khách hàng cả triệu chiếc thẻ ATM nhằm tiên phong thống nhất chuẩn mã BIN của Việt Nam là 9704. Theo cấu trúc thì số thẻ ATM của Việt Nam sẽ có 2 loại 12 số và 19 số. Trong đó các ngân hàng có thẻ ATM với 19 số là Vietcombank và VIB. Giả sử thẻ Vietcombank có cấu trúc bao gồm 9704 36 68 12345678 123: trong đó số 36 là mã ngân hàng VCB, 12345678 là số CIF của khách hàng, 123 là dãy số ngẫu nhiên phân biệt các tài khoản của một khách hàng.

Dưới đây là một vài số BIN của ngân hàng Việt Nam:
  • Vietcombank: 9704 36
  • Techcombank: 9704 07
  • BIDV: 9704 18
  • Đông Á: 9704 06
  • Maritime Bank: 9704 26
  • NH Quân Đội Military Bank (MB): 9704 22
  • TPBank: 9704 23
  • VIB: 9704 41
  • VPBank: 9704 32
  • Eximbank: 9704 31
Riêng với trường hợp của Vietinbank thì họ vẫn dùng dãy BIN là 6201 60, mặc dù vậy khi dùng dịch vụ chuyển tiền qua thẻ thì vẫn kết nối bình thường.

Việc thống nhất một dãy BIN theo số 9704 giúp các ngân hàng có thể liên thông với nhau qua hệ thống giao dịch liên ngân hàng. Từ đó chúng ta có thể chuyển khoản cho nhau 24/7 nhận tiền liền mà không phải chờ đợi giao dịch liên ngân hàng theo cách truyền thống. Dịch vụ này sẽ được chia sẻ trong một bài viết khác.


Khi số thẻ cũng là số tài khoản

Những loại thẻ trả trước thì số thẻ cũng là số tài khoản. Loại thẻ này thường không chính chủ, bạn có thể mua nó dễ dàng ở một vài ngân hàng và tặng cho người khác một cách lịch sự, hiện đại. Người được tặng có thể cà thẻ để chi tiêu, rút tiền hoặc thậm chí có thể thanh toán online (gắn thẻ vào tài khoản Apple iTunes, Google… để mua phần mềm có bản quyền)

Loại thẻ VISA/MasterCard trả trước (prepaid) của ACB có số thẻ dùng chung với số tài khoản. Trong khi ngân hàng này cũng đưa ra một lựa chọn truyền thống là thẻ ghi nợ (debit): bao gồm số tài khoản và số thẻ riêng.


Có thẻ mở nhiều tài khoản ngân hàng

Giống như việc bạn mua nhiều căn hộ trong một chung cư, thì ngân hàng cũng cho phép bạn mở nhiều tài khoản dưới 1 mã số khách hàng (CIF). Mã số này thường quản lý dựa trên 1 số trên giấy tờ cá nhân (CMND, hộ chiếu…). Nhờ đó một ngân hàng có thể biết khách hàng của mình đang có bao nhiêu tài khoản thanh toán, bao nhiêu thẻ tín dụng, bao nhiêu tài khoản gửi tiết kiệm… Bạn cũng có thể mở thêm tài khoản thanh toán ngoại tệ như USD, EUR khi có nhu cầu.

tinhte_the-ngan-hang_tai-khoan_2. Giao diện quản lý của ngân hàng trực tuyến luôn liệt kê toàn bộ các dịch vụ của 1 người dùng tại ngân hàng đó.​

Tuỳ vào mục đích sử dụng mà một cá nhân có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng. Giả sử bạn từng mở một tài khoản ở Hà Nội, nhưng sau đó lại vào TP Hồ Chí Minh làm việc. Khi rút một số tiền lớn (trên 100 triệu chẳng hạn) từ tài khoản có chi nhánh ở Hà Nội thì có thể bị tốn phí nhiều hơn là một tài khoản đang mở tại TP Hồ Chí Minh.

Hoặc bạn có đứa em đang đi học và hàng tháng phải cấp tiền cho nó xài. Tuy nhiên lại muốn quản lý chi tiêu việc nó rút tiền. Lúc này bạn chỉ cần ra ngân hàng mở một tài khoản thứ 2 (nếu đã có tài khoản thứ 1). Cách này theo mình thấy tiện hơn việc mở thẻ phụ, khi cần in sao kê tài khoản cũng dễ quản lý và kiểm soát hơn nhiều. Tất nhiên vì thẻ mang tên bạn nên những vấn đề về pháp lý sẽ do bạn chịu trách nhiệm.


Thẻ phụ

Thẻ phụ như tên gọi, là thẻ được mở ra để cho người thân của bạn dùng. Nó sẽ liên kết vào tài khoản thanh toán (hoặc thẻ tín dụng của bạn). Mọi giao dịch trên thẻ phụ thì chủ tài khoản thanh toán đều có thể kiểm soát được. Thẻ phụ chỉ được cấp khi có sự đồng ý của chủ tài khoản (cũng là chủ thẻ chính). Thẻ phụ rất dễ cấp với giấy tờ và thủ tục đơn giản. Tuy nhiên để dễ dàng theo dõi chi tiêu riêng biệt, mình vẫn thích hình thức mở tài khoản thứ 2 như cách đã giới thiệu.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bất kỳ ai đi giao dịch với ngân hàng sẽ gặp hàng ngày. Hy vọng với một vài chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

https://www.tinhte.vn/threads/co-ban-ve-dich-vu-ngan-hang-tai-khoan-the-so-tai-khoan.2424893/

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

6 VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỚI SKYPE VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Skype_sua_loi.

Skype là một trong những công cụ rất hiệu quả để giao tiếp không chỉ giữa bạn bè với nhau mà còn có thể dùng phục vụ công việc. Nhưng cũng như bao phần mềm khác, Skype vẫn có khả năng bị một số vấn đề khiến việc liên lạc của chúng ta bị gián đoạn và điều đó rất khó chịu. Bên dưới là 5 vấn đề như thế kèm theo cách khắc phục, hi vọng nó sẽ giúp bạn những khi cần thiết.

Ghi chú: hình minh họa bên dưới mình dùng Skype for Desktop trên Windows 8. Nếu bạn dùng bản cho Mac thì làm tương tự nhé, chỉ khác là những phần nào ghi là Tools > Options thì bạn đổi thành menu Skype > Preferences.

1. Skype không tìm thấy webcam, loa hay microphone

Đây là một trong những lời phàn nàn thường gặp nhất với Skype, và việc mất kết nối đến một trong 3 thiết bị trên khiến chúng ta không thể sử dụng voice chat hoặc video chat mà chỉ có thể gõ văn bản bình thường. Trong một số trường hợp thì lỗi do chính phần cứng hoặc driver của bạn, hoặc chỉ cần khởi động lại máy là hết, nhưng cũng có những lúc vấn đề xuất phát từ chính Skype nên chúng ta hãy thử chỉnh lại Skype trước. À, nghe thì có vẻ ngớ ngẩn nhưng bạn nhớ kiểm tra xem mình đã gắn dây của micro, loa, tai nghe vào máy tính hay chưa nhé, nhiều bạn hay quên lắm đấy!

Cách làm như sau:

  1. Vào Tools > Options > nhấn dòng Audio Settings
  2. Chọn "Show advanced options"
  3. Tại đây bạn sẽ thấy một danh sách các thiết bị audio của mình, những thiết bị đã từng kết nối vào máy tính
  4. Những thiết bị nào màu xám tức là nó đang không được kết nối, và vấn đề nằm ở chỗi đôi lúc Skype cố gắng sử dụng những thiết bị này.
  5. Cách khắc phục đó là bạn hãy xóa đi những thiết bị hiện không kết nối bằng nút "Remove", và đảm bảo rằng dấu tick màu xanh xuất hiện đúng thiết bị âm thanh mong muốn.
  6. Nhấn Save khi hoàn tất
Bạn cũng sẽ thấy một tùy chọn tương tự trong phần Video Settings, hãy thực hiện tương tự nếu như bạn gặp vấn đề với webcam nhé.

Check_micro_speaker.

2. Không dùng được webcam trong Skype Modern

Skype trên Windows có hai phiên bản: một cho desktop và một cho môi trường Modern mới của Windows 8. Nếu khi xài Skype Modern mà gặp vấn đề với webcam thì bạn hãy kiểm tra những thiết lập có liên quan bằng cách:
  1. Chạy Skype Modern, di chuyển chuột xuống góc dưới bên phải màn hình (hoặc vuốt ngón tay từ cạnh phải vào trong) để thấy thanh Charm Bar
  2. Nhấn vào Settings > Permissions
  3. Đảm bảo rằng dòng Microphone và Webcam đã được bật lên

    Webcam.
  4. Kế tiếp chúng ta sẽ kiểm tra xem liệu Skype có dùng đúng webcam hay không. Lại mở thanh Charm Bar > Settings > Options.
  5. Trong hộp thoại có ghi chữ "Camera", bạn chọn đúng webcam mà bạn muốn sử dụng. Trong trường hợp bạn xài webcam tích hợp sẵn trên máy tính thì hãy chọn "Integrated camera". Nếu chọn đúng thì ngay bên dưới sẽ có hình ảnh mà webcam đang ghi lại.

    Video_camera_selection.
3. Chất lượng cuộc gọi quá tệ

Nhiều khả năng đây không phải là lỗi của Skype, mà là do mạng của bạn không tốt. Có thể kết nối Internet của bạn quá chậm (anh em nhớ vụ đứt cáp không?), bạn đang ở quá xa router, hoặc đang có quá nhiều người truy cập vào cùng mạng với bạn. Giả sử như bạn đang dùng Wi-Fi thì hãy cố gắng đến càng gần router càng tốt, nếu được thì thử chuyển sang dùng dây LAN để tăng tốc độ và độ ổn định.

Trong trường hợp bạn nói nhưng người kia không nghe / không thấy hoặc ngược lại, hãy thử kiểm tra lại micro, loa và webcam của mình theo cách ở bài viết số 1. Nếu mọi thứ đều bình thường ngon lành hết thì khả năng vấn đề nằm ở mạng là rất cao. Ngoài ra bạn cũng nên tắt hết tất cả những ứng dụng torrent, tạm ngưng việc download các tập tin, dừng xem phim online bởi những tác vụ này sẽ chiếm băng thông rất nhiều và Skype không có chỗ để truyền tín hiệu.

4. Skype thay số điện thoại trong trình duyệt bằng nút "Click to Call"

Đây là một tính năng mặc định của Skype, và tình trạng xảy ra sẽ tương tự như hình bên dưới. Nếu bạn thường xuyên dùng Skype để gọi đến các máy bàn thì không vấn đề gì, nhưng nhu cầu này không nhiều bởi bạn đã có sẵn điện thoại của mình rồi, tội gì phải dùng Skype cho tốn tiền?

Skype_call_web.

May mắn là chúng ta có thể dễ dàng khác phục tình trạng này bằng cách:
  1. Vào Control Panel, gỡ phần mềm có tên "Skype Click to Call"
  2. Kế tiếp, vào trình duyệt của bạn, kiểm tra phần add-on (Chrome gọi là extension)
  3. Nếu bạn thấy add-on Skype Click to Call xuất hiện, hãu vô hiệu hóa hoặc an toàn hơn nữa thì gỡ nó ra khỏi máy tính luôn.
  4. Cuối cùng, chạy Skype lên, vào Tools > Options > Advanced và bỏ chọn hai ô checkbox đầu tiên
Skype_Call_Phone.

5. Tiền trong tài khoản Skype tự nhiên biến mất sau một thời gian không sử dụng

Nếu bạn sử dụng Skype để gọi cho số điện thoại bàn hoặc di động, chắc hẳn bạn phải nạp tiền vào tài khoản để có thể thực hiện cuộc gọi. Nhưng nếu bạn không sử dụng đến tính năng này trong ít nhất 180 ngày, Skype sẽ "vô hiệu hóa" số tiền của bạn. Không, Skype không vô duyên đến mức xóa tiền của chúng ta đâu, ứng dụng này chỉ đơn giản là ẩn nó đi vì lý do an ninh mà thôi.

Skype_Credit.

Để lấy lại Skype Credit, bạn hãy nhấn vào nút "Reactivate credit" xuất hiện trên thanh số dư tài khoản (thường nằm ở cạnh trên của cửa sổ Skype). Còn nếu không được nữa thì bạn hãy vào trang web này và đăng nhập tài khoản Skype hoặc Microsoft Account của mình vào. Bạn sẽ được phép kích hoạt cũng như xem thời hạn mà số tiền của mình còn khả dụng.

6. Tắt bớt thông báo

Mặc định Skype hơi ồn ào khi mà app cứ liên tục thông báo cho chúng ta về những ai online, những ai offline, khi có tin nhắn, khi có cuộc gọi... Nói chung là cứ thông báo liên tục. Để điều chỉnh lại những tùy chọn này, bạn hãy mở Skype lên, vào Tools > Options > Notifications > Notification settings. Ở đây bạn có thể vô hiệu hóa bớt những thông báo không cần thiết, ví dụ như notification khi có ai đó lên mạng chẳng hạn. Bạn cũng nên chuyển qua thẻ "Sounds" để tắt đi những thứ không cần.

Notification.

Tham khảo: PCWorld​  

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

CEO SATYA NADELLA - NGƯỜI MANG HƠI THỞ MỚI ĐẾN MICROSOFT TRONG CHỈ MỘT NĂM

CEO_Microsoft_Satya_Nadella.

Việc Satya Nadella lên làm CEO của Microsoft hồi năm ngoái quả thật là một điều bất ngờ. Trước đó chúng ta biết được rằng Microsoft đang tích cực tìm kiếm một người thay thế cho Steve Ballmer và nhiều thông tin cho rằng công ty sẽ kiếm người bên ngoài để dẫn dắt tương lai của tập đoàn phần mềm nổi tiếng này. Microsoft thậm chí là "tung hỏa mù" khi nói rằng Bill Gates đang dành nhiều thời gian hơn cho công ty mà ông sáng lập và thời lượng đó lên đến 30%. Thế rồi bỗng nhiên Nadella, một nhân viên đã làm cho Microsoft trong vòng 22 năm, được chỉ định lên chiếc ghế quan trọng. Ngay sau đó ông nhanh chóng đề ra mục tiêu tập trung vào mảng di động cũng như đám mây, và đến bây giờ có vẻ như ông đang lái con tàu Microsoft đi đúng hướng.

Giờ thì đã một năm kể từ ngày đó, Microsoft đang mang lại cho người ta một cảm giác tươi mới hơn bao giờ hết và cũng ít phải đắn đo về gia sản đồ sộ mang tên Windows. Một số nhà phân tích từng bình luận rằng Nadella thực chất chỉ đang điều hành những kế hoạch do Ballmer đặt ra mà thôi, nhưng ông vẫn rất xứng đáng để nhận những lời khen sau 12 tháng nằm quyền.

Nadella đã làm được gì?

Dưới thời Ballmer, Microsoft tập trung bảo vệ Windows bằng mọi giá. Thứ mà cựu CEO này hối tiếc nhất, theo lời ông chia sẻ, đó chính là Windows Vista, một hệ điều hành quá tham vọng nhưng mất quá nhiều thời gian để phát hành và cũng không nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Windows Vista cũng là một trong những nguyên nhân khiến Microsoft không chú ý đến thị trường mobile đăng tăng trưởng nhanh và dẫn đến hậu quả công ty bị bỏ xa bởi iPhone cũng như Google Android. Và "đau" hơn nữa, chính Ballmer từng chê cười iPhone ở những ngày đầu sản phẩm này ra mắt, để rồi giờ đây Apple bán được 75 triệu chiếc iPhone trong vòng 3 tháng, con số cao gấp 7 lần so với những chiếc Lumia mà Microsoft bán được.

Nói cho đúng thì Nadella cũng đã chạy một số kế hoạch do Ballmer đề ra, ví dụ như bộ Office cho iPad chẳng hạn, nhưng cách ông thực hiện thì đi theo một hướng khác. Bộ ứng dụng văn phòng này đã được đồn đại hằng năm trời nhưng mãi nó không được ra mắt vì Ballmer lo ngại nó sẽ khiến tablet Windows mất đi lợi thế cạnh tranh. Thế rồi khi Nadella lên làm CEO, ông đã nhanh chóng tung sản phẩm này ra thị trường. Đây là một bộ ứng dụng thật sự tốt và nó đã được người dùng iPad đón nhận nồng nhiệt, ngay cả Apple cũng mang Microsoft Office for iPad lên quảng cáo cho những ứng dụng và tiện ích mà iPad có thể mang đến cho người dùng cuối.

[​IMG]

Hay như bộ Office cho iPhone cũng thế. Vào tháng 6/2013, app này ra mắt và yêu cầu người dùng phải đăng kí gói cước Office 365 để có thể sử dụng. Bộ Office for iPad ban đầu cũng đòi hỏi phải có Office 365, nhưng chỉ vài tháng sau CEO Nadella đã đi một bước rất táo bạo: miễn phí hoàn toàn hai bộ phần mềm này. Quyết định miễn phí nói trên không phải là của Ballmer, nó rõ ràng là của Nadella.

Chúng ta cũng có thể nhìn vào mảng Xbox để biết được ảnh hưởng mà vị tân CEO mang lại. Chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, Nadella đã chỉ định người lãnh đạo mới cho bộ phận này. Phil Spencer nhanh chóng bỏ đi yêu cầu Xbox One phải bán kèm với cảm biến Kinect, đồng thời hứa hẹn sản phẩm của công ty sẽ tập trung nhiều hôn vào game thủ.

Sau đó, Microsoft lại làm người ta bất ngờ với việc mua lại Minecraft với số tiền lên tới 2,5 tỉ USD. Đây là thương vụ mua bán sáp nhập lớn đầu tiên dưới thời Nadella. Việc mua lại này thoạt nhìn thì khá bất thường, nhưng đó lại là một động thái rất thông minh. Minecraft lúc đó đang tạo doanh thu rất lớn và Microsoft kỳ vọng sẽ hòa vốn vào tháng 6 năm nay, rất nhanh. Thương vụ này rõ ràng là tốt hơn rất nhiều so với động thái mua lại aQuantive của Ballmer hồi năm 2007 với giá lên tới 6,2 tỉ USD. Trong dài hạn, Minecraft sẽ bổ sung cho các dịch vụ đám mây của công ty, và mới đây hãng còn xài game này để trình diễn chiếc kính thực tế ảo HoloLens nữa.

Song song đó, CEO Nadella còn có những động thái nhằm khiến người dùng "yêu" Microsoft lại một lần nữa. Việc mua lại ứng dụng quản lý email Acompli đã dẫn đến kết quả là ứng dụng Outlook hoàn toàn mới dành cho iOS và Android với nhiều lời khen ngợi. Mới đầu tuần này hãng còn mua lại Sunrise, một công ty chuyên về app lịch đa nền tảng, có lẽ cũng để thực hiện kế hoạch tương tự như Acompli.

Microsoft sở hữu một dịch vụ đám mây của riêng mình là OneDrive, nhưng hãng lại bất ngờ bắt tay cùng Dropbox để tích hợp dịch vụ lưu trữ online này vào trong phiên bản Office dành cho iOS, Android và cả Windows. Đây là một cách tiếp cận mới, rất mới của Microsoft nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn chứ không chỉ khăn khăn giữ lợi thế cho sản phẩm của chính mình. Thông qua đó, rõ ràng người dùng sẽ cảm thấy thích Microsoft và các dịch vụ, ứng dụng của hãng hơn. Thực chất thì nếu nhìn dài hạn thì việc kết hợp này cũng là một cách thuyết phục người dùng sử dụng Microsoft thay vì Google hay Apple ID.

onedrive_devices.

Những thương vụ mua lại như thế này chính là điểm mấu chốt cho hướng đi của Microsoft trong tương lai và đó cũng là lý do vì sao Nadella đang cố gắng định vị lại công ty. Ông đã thực hiện một số thay đổi mà người tiêu dùng có thể không nhận ra được, ví dụ như miễn phí bản quyền Windows cho các thiết bị với màn hình nhỏ hơn 9", hay như hỗ trợ cho cộng đồng lập trình viên với nền tảng .NET mở (trước đây đóng kín). Điều đó cho phép các công ty đối tác như Dell, Acer, Asus, Samsung... tạo ra những thiết bị di động nhỏ với giá cực kì rẻ.

Chính vì thế mà vào khoảng cuối năm ngoái chúng ta thấy rất nhiều tablet Windows giá chỉ 150$ đến 200$ xuất hiện, cũng là một động thái mang tính chiến lược nhằm tăng thị phần Windows, giảm nguy cơ từ Chrome OS, song song đó gia tăng số lượng người dùng tham gia vào hệ sinh thái Microsoft.

Nadella mới đây cũng phát biểu rằng "Chúng tôi muốn mọi người từ việc cần Windows sang chọn Windows và rồi yêu Windows. Đó là mục tiêu táo bạo của chúng tôi". Microsoft nói chung và Nadella nói riêng rõ ràng nhận thấy rằng họ đang bị thiếu tình yêu từ người dùng, và trong quá trình chuyển đổi Windows từ một phần mềm đơn thuần thành một dịch vụ, hãng muốn làm cho hệ điều hành này càng ít liên quan càng tốt. Liên quan ở đây không có nghĩa là Windows bị mất đi vai trò chủ đạo của mình trong các dịch vụ và sản phẩm Microsoft, mà có nghĩa là người dùng không cần phải quá quan tâm đến cái tên Windows nữa. Họ chỉ cần một thứ gì đó và bắt đầu sử dụng mà thôi.

image.

Chưa hết, Microsoft còn đang mở rộng những ứng dụng, dịch vụ của mình ra nhiều nền tảng khác nhau và cho nhiều loại thiết bị khác nhau chứ không còn bị giới hạn trong khuôn khổ Windows. Đây là cách duy nhất để giúp Microsoft trở nên cạnh tranh hơn so với những hãng cung cấp dịch vụ đám mây khác như Google chẳng hạn. Và có vẻ như kinh nghiệm về mảng đám mây của Nadella đã giúp nhiều cho công cuộc này.

Bên trong công ty

Ngay cả trong công việc thường ngày, CEO Nadella cũng thực hiện nhiều thay đổi ở chỗ này chỗ kia để việc giám sát và vận hành trở nên tốt hơn. Cụ thể hơn, ông cho xây dựng một ứng dụng nhỏ gọi là dashboard, trên đó chứa rất nhiều biểu đồ và số liệu thay đổi theo thời gian thực liên quan đến tình hình tài chính cũng như mức độ sử dụng của các sản phẩm Microsoft. Mỗi quan chức cấp thấp hơn Nadella cũng có một dashboard tương tự và họ mang nó ra thảo luận mỗi thứ 6 hàng tuần trong một cuộc họp nhằm đưa ra những hướng đi, những thay đổi cần thực hiện.

powerbidashlarge.
Một màn hình Dashboard tương tự loại mà Nadella sử dụng

Việc thay đổi này là một biểu tượng cho những thay đổi mà Nadella đang làm để giúp Microsoft trở nên mới mẻ, nhanh nhạy hơn trong kỉ nguyên của điện toán di động, đồng thời tập trung vào các sản phẩm được sử dụng bởi bất kì ai, ở bất kì đâu. Như lời Mark Penn, giám đốc chiến lược của công ty, thì "Satya đã khiến mọi người trong công ty chú ý hơn đến các số liệu quan trọng".

Trong nội bộ công ty, Nadella và các quan chức cũng nhận rõ rằng giới trẻ hiện nay không còn sử dụng nhiều sản phẩm của Microsoft. Trong một cuộc họp cuối năm ngoái, Terry Myerson từng đưa ra một bức hình chụp sinh viên đang xài máy tính Mac hay iPad của Apple, và đây là một thứ dùng để nhắc nhở Microsoft rằng họ đang mất đi một lượng lớn những khách hàng tiềm năng. Và trong nỗ lực giành lại nhóm khách hàng này, Nadella năm ngoái đã đồng ý mua lại Mojang AB, chính là đơn vị xây dựng nên trò Minecraft.

Chưa hết, Nadella còn đang trong quá trình đơn giản hóa cách làm việc của Microsoft, vốn là một bộ máy quá to và cồng kềnh, nơi mà các ý kiến, đề xuất phải đi qua nhiều lớp quản trị mới đến được những người đứng đầu. Trong một buổi họp nhân viên hồi năm ngoái, Nadella nói với nhân viên của mình rằng họ không cần tham dự những buổi họp nếu họ thật sự không cần phải có mặt tại đó. Nadella thậm chí còn gợi ý cho nhân viên của mình nói chuyện trực tiếp với ông nếu họ cảm thấy bộ máy của Microsoft có thể ngăn cản vấn đề đó đến được tai ông.

Vị tân CEO còn nói chuyện với chủ tịch John Thompson hằng tuần để bàn về những vấn đề chiến lược và dài hạn. Trong khi đó, ông liên tục gặp gỡ các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn hoặc mời họ đến nói chuyện tại Microsoft để giúp những người lãnh đạo biết được những gì đang diễn ra bên ngoài trụ sở Microsoft.

2015 - một năm đầy thử thách

Vẫn còn rất nhiều thứ ở Microsoft cần được Nadella thay đổi, và bản thân ông cũng không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Trước đây ông có lỡ lời nói về việc phân biệt nữ giới nên phải nhanh chóng xin lỗi. Đây là khoảng thời gian "thử thách" đối với vị CEO mới, nhưng năm 2015 có lẽ thử thách sẽ còn dữ dội hơn.

Nadella giờ đây đang đối mặt với việc ra mắt Windows 10, một thứ đủ lớn và quan trọng với tương lai của Microsoft trong thời gian tới. Hãng cũng cần phải làm gì đó để đưa Windows Phone đi lên, và mảng phần cứng Lumia có thể là một nhân tố gây "phân tâm" cho chính công ty. Doanh số của Lumia đang đi đúng hướng, nhưng mức tăng trưởng quá chậm chạp và công ty cũng đang bị thiếu đi những sản phẩm chủ lực có khả năng đại diện cho cả hệ sinh thái Windows di động.

HoloLens.

Và có lẽ khó khăn nhất chính là việc Nadella phải chứng minh rằng động thái cung cấp bản quyền Windows miễn phí, cũng như mang các dịch vụ của công ty lên iOS và Android, sẽ thật sự tạo ra doanh thu. Trong báo cáo tài chính mới đây Microsoft ghi nhận rằng doanh thu của cả Windows và Windows Phone đang giảm mạnh, thứ mà nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích đang theo dõi sát sao. Câu trả lời có thể đến từ quảng cáo và doanh thu từ việc đăng kí gói cước, tương tự như cách hoạt động của Google hiện tại.

Nếu Microsoft có thể tiếp tục làm mọi người ngạc nhiên với những tầm nhìn mới (ví dụ: HoloLens), đồng thời tăng cường việc hỗ trợ đa nền tảng thì năm thứ hai của Nadella ở cương vị CEO sẽ còn thú vị hơn. Còn hiện tại, ông đã tác động đến Microsoft và cho thấy một hướng đi để cạnh tranh với những đối thủ mạnh khác. Và Nadella đã gây được ấn tượng mạnh trong chỉ một năm lên nắm quyền.

Tham khảo: The Verge, ABCNews, Bloomberg
 

https://www.tinhte.vn/threads/ceo-satya-nadella-nguoi-mang-hoi-tho-moi-den-microsoft-trong-chi-mot-nam.2423717/