Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

50 KEYBOARD SHORTCUTS THAT WORK ACROSS ALL WEB BROWSERS

Most web browser developers today understand what users expect to see and do when they use a browser. This is true for Firefox, Chrome, Internet Explorer, Opera, and Safari. Nearly every web browser out there shares a common set of keyboard shortcuts, and as a result, it’s easy for users to switch over and between browsers. There’s plenty of keyboard shortcuts unique to each browser, but here I’ll show you the shortcuts that can be used in all of them.
Note: If you’re using Linux or Mac the modifier keys may be slightly different, though still generally universal.

Basic Navigation Hotkeys

the basics
Keyboard ShortcutAction
F5Refresh
Ctrl + F5Refresh and reset the browser cache for the current page.
Alt + Left ArrowBack
Alt + Right ArrowForward
Alt + HomeReturn to Homepage
EscapeStop
F6Select the address bar (Alt+D and Ctrl+L also works here)
F11Fullscreen mode, exit fullscreen mode
HomeScroll to top of page
EndScroll to bottom of page
SpacebarScroll down
Shift+ SpacebarScroll up
Page Down / UpScroll down / up
Ctrl + CCopy selected text
Ctrl + XCut (copy and delete original) text
Ctrl + VPaste copied text

Advanced Navigation Shortcut Keys

the next level up in hotkeys
Keyboard ShortcutAction
Ctrl + DBookmark current page
F1Open a mostly useless help page
F3Perform a text search on the current page, find next text result
Shift + F3Find previous text search results
Ctrl + FPerform a text search on the current page
Ctrl + GFind next text result
Ctrl + Shift + GFind previous text result
Ctrl + HOpen browsing history
Ctrl + JOpen downloads folder and/or history
Ctrl + OOpen a local file in the browser
Ctrl + SDownload and save current page
Ctrl + PPrint current page
Ctrl + ESelect the search box or omnibar. (Ctrl + K also works)
Ctrl + Shift + DelOpens up the clear browser history dialog or settings
Alt + EnterOpen search in a new tab
Ctrl + EnterOpen search term as a website
F12Open developer tools or Firebug
Ctrl + UView source
Alt + FMakes the menu bar appear (if hidden)

All About Tabs

tabular shortcuts
Keyboard ShortcutAction
Ctrl + NOpens a new window (this works in Windows too)
Ctrl + TabCycle forward to the next tab
Ctrl + Shift + TabCycle backward to the previous tab
Ctrl + F4Closes the current tab.
Ctrl + TOpens a new tab.
Ctrl + Shift + TOpens a recently closed tab.
Alt + F4Close the entire window (truly universal for every app)
Ctrl + # key (1 to 8)Changes view to the tab number chosen
Ctrl + 9Changes view to the last tab

Mouse and Keyboard Combos

keyboard and mouse combo meals
Keyboard ShortcutAction
Ctrl + MousewheelZoom in our out
Ctrl + 0Reset to 100% (default) zoom
Mousewheel PressCloses tabs if clicked on a tab, opens links in new tab, scroll
Ctrl + Left ClickOpen link in a new tab
Shift + Left clickOpen link in a new window
Shift + Ctrl + Left clickOpen link in a new background tab
I hope you find all of these shortcut keys useful, and please let us know if we missed any in the comments below!

4 COMMENTS

  1. sid 
    A great list!! thanks
  2. Sathya 
    Good list ……Thanks a lot
  3. It’s always cool to have a reference for universal keyboard shortcuts…and with Windows 8, Keyboard shortcuts will be a necessity.
    https://www.groovypost.com/groovytip/windows-8-metro-keyboard-shortcuts/
  4. israel 
    Ctrl + R = refresh
    Ctrl + J = shows downloads 


KHÔNG AI NGỜ PHẦN MỀM "LỖI THỜI" TỪ NĂM 1983 NÀY VẪN ĐƯỢC HÀNG TRIỆU NGƯỜI THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG


Không ai ngờ phần mềm "lỗi thời" từ năm 1983 này vẫn được hàng triệu người thường xuyên sử dụng

Khởi động nhanh, dễ sử dụng và có nhiều tiện ích khác ngoài mục đích ban đầu được tạo ra, phần mềm này "vẫn chạy tốt từ năm 1983".

Notepad.exe được phát hành lần đầu dưới dạng chương trình MS-DOS dựa trên chuột vào năm 1983 và đã được đưa vào tất cả các phiên bản Microsoft Windows kể từ Windows 1.0 năm 1985. Hiện nay, hàng triệu người trên thế giới vẫn dùng phần mềm này mỗi ngày.
Lý do đơn giản bởi đây là một chương trình có thể khởi động rất nhanh và vô cùng dễ sử dụng. Nó rất đáng tin cậy khi bạn muốn chuyển tất cả các định dạng thành một khối văn bản. Hầu hết mọi người đều dùng nó khi muốn bỏ qua các liên kết hoặc thẻ HTML trong các khối nội dung muốn sao chép hay chỉnh sửa.
Ngoài ra đối với các lập trình viên và người dùng thông thường, các file như Readme.txt vẫn luôn được sử dụng như một cách đơn giản và trực quan nhất để trao đổi và chia sẻ thông tin, hướng dẫn. Và Notepad là chương trình hoàn hảo để xem chúng.
Ngoài ra, Notepad cũng rất giỏi trong việc không diễn giải lại dữ liệu. Ví dụ như bạn cần phải xem qua một khối lượng lớn các file dữ liệu thống kê với nhiều định dạng khác nhau như text, CSV, hay các đoạn văn bản được phân tách bằng nhiều tab hay có độ rộng cố định. Chỉ cần dán tất cả chúng vào Notepad, thứ hiển thị duy nhất chỉ còn là các ký tự văn bản. Sau đó chỉ việc dán mọi thứ vào một phần mềm có khả năng hiển thị thông tin đầy đủ, phép màu sẽ quay trở lại.
Không ai ngờ phần mềm lỗi thời từ năm 1983 này vẫn được hàng triệu người thường xuyên sử dụng - Ảnh 1.
Notepad vẫn hiện hữu trên hệ điều hành Windows từ năm 1953.
Có thể ví Notepad như một "lưỡi rìu điện tử cầm tay". Người dùng sẽ còn sử dụng nó trong một thời gian rất dài. Tất nhiên đã xuất hiện nhiều trình biên soạn ký tự có nhiều tính năng và mạnh mẽ hơn, được sinh ra để làm lựa chọn thay thế cho các lập trình viên hay người dùng thông thường, đơn như như phiên bản nâng cấp Notepad ++. Nhưng Notepad vẫn luôn hiện hữu trên mỗi chiếc máy tính và luôn chờ đợi cơ hội để chứng minh cho người dùng thấy là nó nhanh nhẹn và hữu ích tới mức nào.
Ngoài ra còn một phần mềm khá thú vị khác là Paint, ra đời năm 1985, cũng được nhiều người sử dụng như một công cụ để nhanh chóng thay đổi kích thước hoặc cắt hình ảnh, hoặc thêm văn bản.
Tham khảo Quora

TẠI SAO SMARTPHONE SẠC PIN CHẬM

Sau một thời gian sử dụng, nhiều người thấy sạc pin không nhanh như trước, nguyên nhân có thể do máy, cũng có thể do tác động bên ngoài.
Khi mới mua về, điện thoại có thời gian sạc đầy từ 0 lên 100% chỉ khoảng 1-3 tiếng đồng hồ tùy dung lượng pin và thông số của sạc. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng, nhiều người phát hiện ra thời gian sạc đầy pin ngày càng tăng, thậm chí có những ngày cắm qua đêm mà pin không nổi 100%.
Nhiều người dùng cắm sạc qua đêm nhưng pin vẫn không đầy. Ảnh: NewsTech24h
Nhiều người dùng cắm sạc qua đêm nhưng pin vẫn không đầy. Ảnh: NewsTech24h.
Dưới đây là 5 nguyên nhân khiến pin sạc lâu, trong đó có những nguyên nhân mà ít người nghĩ tới nhưng lại thường xuyên xảy ra.
Chất lượng của phụ kiện
Đây là điều nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi thấy điện thoại sạc chậm. Phụ kiện sạc hiện nay hầu hết gồm phần dây cáp và củ sạc (adapter). Cả 2 bộ phận này đều rất dễ gặp sự cố sau quá trình sử dụng. Với dây cáp, các vấn đề thường gặp là bị gãy, bị xoắn dẫn đến đứt ngầm bên trong. Các đầu cắm cũng có thể bị bám bụi bẩn dẫn đến tiếp xúc và truyền điện kém. Với phần củ sạc, nếu hoạt động trong môi trường điện áp không ổn định hoặc dùng một thời gian dài rất dễ dẫn đến chập cháy bên trong, linh kiện xuống cấp.
Theo các chuyên gia, người dùng nên thử đổi dây hoặc củ sạc với người thân để kiểm chứng xem đâu là bộ phận cần thay thế. Tình huống xấu nhất - một thành phần hỏng, hãy thay thế bằng phụ kiện chính hãng.
Cổng sạc
Nhiều người dùng iPhone từng "tá hỏa" khi phát hiện trong cổng sạc Lightning của mình là cả một đống bụi bẩn. Trong quá trình sử dụng, vụn vải từ túi quần áo cùng với bụi rất dễ tích tụ vào bên trong dẫn đến tiếp xúc sạc kém.
Không chỉ Lightning, các loại cổng USB Type-C hoặc Micro USB hiện nay cũng đều rất dễ bám bẩn sâu bên trong. Chính vì vậy, khi thấy pin sạc chậm, hoặc theo định kỳ 2-3 tháng, người dùng nên vệ sinh khu vực này bằng một chiếc tăm nhỏ, bàn chải hoặc các món đồ chuyên dụng.
Các ứng dụng chạy ngầm
Nhiều ứng dụng chạy ngầm không chỉ khiến pin sạc chậm, mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ pin khi phải vừa sạc, vừa xả liên tục. Biểu hiện dễ thấy là máy bị nóng khi cắm sạc.
Để tránh điều này, người dùng nên tắt hết ứng dụng trong phần quản lý đa nhiệm. Với smartphone của Apple, hãy thêm bước kiểm tra lại các ứng dụng tự động làm mới trong nền (Cài đặt > Cài đặt chung > Làm mới ứng dụng trong nền). Với Android, người dùng có thể vào phần Cài đặt > Tìm đến mục Pin và theo dõi xem đâu là ứng dụng đang ngốn pin nhiều nhất.
Tuổi thọ của viên pin
Pin Li-Ion trên các smartphone hiện nay chỉ có tuổi thọ nhất định. Sau một thời gian sử dụng, pin này dần bị chai, dẫn đến dung lượng giảm dần. Ngoài ra, các thành phần hóa học bị biến đổi cũng dẫn đến việc lưu điện kém, khiến pin sạc chậm.
Theo các chuyên gia, nếu thử kiểm tra hết các yếu tố ở trên mà vẫn không tìm ra nguyên nhân gây sạc chậm, hãy mang điện thoại đến trung tâm sửa chữa để được kiểm tra về chất lượng pin.
Cách sử dụng
Việc vừa dùng máy, vừa sạc pin sẽ kéo dài đáng kể thời gian sạc, đặc biệt là các ứng dụng "ngốn" pin như Facebook hoặc các game có đồ họa nặng. Người dùng cần giảm bớt các kết nối như Bluetooth, 4G, Wi-Fi, đồng thời đóng hết ứng dụng đang chạy để sạc pin được nhanh nhất.
Lưu Quý

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Cảnh báo: Mã độc Trickbot có thể đánh sập ứng dụng bảo mật Windows Defender trên Windows 10

Trojan Trickbot không phải là một mối đe dọa mới nhưng nó đã tiến hóa để có thể đánh sập ứng dụng bảo mật Windows Defender trên hệ điều hành Windows 10.
Theo báo cáo ngày 14/7 của Forbes, kể từ khi xuất hiện (năm 2016) đến nay loại mã độc ngân hàng Trickbot này đã xâm phạm không dưới 250 triệu tài khoản email. Tin tặc đã lợi dụng và sử dụng công cụ này để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng online và ví tiền điện tử của người dùng.
Trojan Trickbot
Hệ điều hành của Microsoft luôn là đích đến để tin tặc phát tán mã độc Trickbot. Chiến dịch mới nhất hiện nay của tin tặc đang nhắm tới những người dùng Windows 10. Tin tặc “giấu” mã độc TrickBot trong một thông báo trên trang miền Office 365 được thiết kế tinh vi và chi tiết để nhắc nhở người dùng cập nhật qua đó cài loại Trojan này lên thiết bị cá nhân của họ.
Tuy nhiên, điều khiến Trickbot được xem như một trong số những loại Trojan nguy hiểm nhất hiện nay là nó nhắm tới các đối tượng người dùng Windows 10 có thói quen chỉ sử dụng Windows Defender - hệ thống bảo mật mặc định của hệ điều hành Windows để ngăn chặn hiểm họa từ mã độc.

Mã độc TrickBot xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2016. Ảnh: Bleeping Computer.
Mã độc TrickBot xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2016. Ảnh: Bleeping Computer.

Trickbot đã tiến hóa để không chỉ có thể “tránh né” để không bị phát hiện và còn sử dụng không dưới 17 bước để vô hiệu hóa phần mềm bảo mật này. Theo báo cáo của Bleeping Computer, khi đã xâm nhập được vào máy tính, mã độc này sẽ tìm mọi cách để thâm nhập vào mục Windows Group Policy, vô hiệu hóa hoàn toàn Windows Defender và tắt các thông báo bảo mật.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

CẢM BIẾN TIỆM CẬN, CẢM BIẾN TỪ – PROXIMITY.

Cảm biến tiệm cận proximity, cảm biến tiệm cậncảm biến từ, cảm biến tiệm cậncảm biến tiệm cận Italy, cảm biến proximity, cuộn cảm tiệm cận
Là một bộ cảm biến có thể phát hiện sự hiện diện của các đối tượng gần đó.
Cảm biến tiệm cận, cảm biến – proximity thường phát ra một trường điện từ hoặc một chùm bức xạ điện từ (ví dụ hồng ngoại), và tìm kiếm các thay đổi trong từ trường này hoặc tín hiệu quay trở lại. Tùy thuộc vào vật khác nhau thì đòi hỏi các cảm biến cũng khác nhau. Ví dụ, một bộ cảm biếnđiện dung hay quang điện thì phù hợp cho phát hiện các vật nhựa; một cảm biến Inductivity Proximity  luôn luôn đòi hỏi phải có một mục tiêu là kim loại.
Khoảng cách tối đa mà bộ cảm biến này có thể phát hiện được xác định là “phạm vi danh nghĩa”. Một số cảm biến có thể điều chỉnh phạm vi danh nghĩa.
Cảm biến tiệm cận có độ tin cậy cao và tuổi thọ dài vì sự vắng mặt của các bộ phận cơ khí và không cần tiếp xúc vật lý giữa cảm biến và đối tượng cảm nhận.
Cảm biến tiệm cận thường được sử dụng trong các ngành cơ khí, chế tạo, may mặt, làm công tắc giới hạn, công tắc hành trình cho các thiết bị, cơ cấu chuyển động. Sử dụng trong phát hiện các vật kim loại, đếm số vòng quay, tốc độ động cơ, đếm nhông bánh răng…
Cảm biến tiệm cận có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có loại thân hình trụ, có đường kích khác nhau, 5mm, 8mm, 12mm, 18mm, 30mm. Ngoài ra cảm biến tiệm cận còn có thân hình vuông, hình chữ nhật. Tùy vào ứng dụng, vị trí, không gian lắp đặt mà chọn loại cho phù hợp.

Cảm biến tiệm cận, cảm biến proximity.

Cảm biến được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu 
Sản phẩm được thiết kế với đa dạng các chủng loại từ kích thước, hình dáng, khoảng cách, tần số đọc và môi trường hoạt động. Với nhiều loại ngõ ra từ NPN, PNP, SCR, analog, Mosfet. Các loại hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao.
– Hoạt động không cần tiếp xúc với vật.
– Tần số hoạt động cao.
– Tổi thọ độc lập với tần số hoạt đông.
– Không nhạy cảm với rung động hoặc bụi
– Chống thấm nước cao.

Cảm biến tiệm cận, cảm biến tiệm cận - proximity
Cảm biến dạng thân hình chữ nhật.

Cung cấp các dạng cảm biến đặc biệt trong các ngành công nghiệp gần một nữa thế kỷ qua.
Những cảm biến chất lượng và độ tin cậy cao, với xếp hạng EMC thuộc hạng cao nhất trong ngành công nghiệp. Đáp ứng tất cả các yêu cầu về cáp, về vật liệu làm cảm biến, không có yêu cầu nàoquá khó khăn để chúng tôi đạt được.

1. Cảm biến tiệm cận với thân thiết kế dạng trụ.


Cảm biến tiệm cận, cảm biến tiệm cận - proximity
Cảm biến dạng thân trụ M12, M18, M30.

– Kích thước thân: M5, M8, M12, M18, M30.
– Vật liệu thân bên ngoài: inox, nickel-plated brass, and nhựa.
– Kiểu điện áp: 2 hoặc 3 dây DC và 2 dây AC (20-250VAC).
– Phạm vi cảm biến lên đến 22mm.
– Kết nối cáp có sẵn hoặc jack cắm M8, M12.
– Tần số hoạt động: 1.5 đến 3 kHz.
– Nhiệt độ hoạt động: -25 đến 70 độ C.

2. Cảm biến tiệm cận với thiết kế dạng thân vuông.


Cảm biến tiệm cận, cảm biến tiệm cận - proximity
Các loại cảm biến có thân dạng vuông.

Cảm biến tiệm cận được thiết kế dưới dạng kích thước nhỏ gọn (compact size). Thân được thiết kế bằng kim loại hoặc bằng nhựa, mặt cảm biến dạng rồi, hoặc dạng phẳng.
– Sử dụng điện áp DC 2 dây 20-250VAC/DC, 3 hay 4 dây .
– Khoảng cách hoạt động: 30mm.
– Khả năng chống nước với IP67.
– Tần số hoạt động từ 25 – 40 Hz.

3. Cảm biến tiệm cận, cảm biến từ – proximity với thiết kế chịu nhiệt cao.


Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận chịu nhiệt M5.

Cảm biến tiệm cận được thiết kế có khả năng làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, với kích thước nhỏ gọn, hoạt động với tần số cao có thể đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của môi trường cũng như các ứng dụng.
– Tần số hoạt động: 3000 Hz.
– Nhiệt độ hoạt động: -25 – 120 độ C.
– IP: 67
– Điện áp: 10 – 30 VDC.
– Cáp kết nối: Silicon 2 mét.
– Ngõ ra: NPN hoặc PNP.

4. Cảm biến tiệm cận với ngõ ra analog 4-20mA hoặc 0-10VDC.



Cảm biến tiệm cận, cảm biến tiệm cận - proximity
Cảm biến dạng analog.

Cảm biến tiệm cận được thiết kế sử dụng trong việc đo khoảng cách tiếp xúc các cơ cấu máy móc với khoảng cách gần và tần số thay đổi khoảng cách cao.

Được sử dụng nhiều trong các ứng dụng như sau:
– Kiểm soát biến dạng hoặc theo dõi dịch chuyển.
– Giám sát rung động biên độ và giám sát tần số.
– Kiểm soát dung sai.
– Kiểm soát vị trí.
– Giám sát lệch tâm.

Thông số kỹ thuật cảm biến tiệm cận ngõ ra analog.
– Ngõ ra 3 dây đối với 0-10VDC, 2 dây đối với 4-20mA.
– Nguồn cấp: 12-24VDC.
– Kích thước đường kính: M18, M30.
– Ngõ ra: 0-10mA, 4-20mA, 0-10VDC.
– Khoảng cách hoạt động: 0.8-8mm đối với M18, 1.5-15mm đối với M30.

5. Cảm biến tiệm cận điện dung.

Cảm biến tiệm cận điện dung là loại cảm biến có khả năng phát hiện được các vật phi kim, nước, kim loại.
Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, đo mức nước, mức keo, báo mức các vật liệu dạng rắng như muối, bột, là loại báo mức không tiếp xúc… Đặc biệt là báo mức nước trong chai, trong đường ống, có khả năng chọn lựa vật nào cần phát hiện.
Với thiết kế thân bằng nhựa và chuẩn IP67, nên có thể hoạt động trong môi trường kiềm, axit, muối, nước. Ngoài ra còn có các loại cảm biến có khả năng chịu nhiệt cao lên đến -196~150 độ C.
Tích hợp chức năng Teach-in, cài đặt độ nhạy, khoảng cách nhận, ngõ ra NO hoặc NC. Ngoài ra còn có các loại cảm biến điện dung ngõ ra relay, điện áp 220VAC hai dây.
Các loại cảm biến tiệm cận nam châm, loại này chỉ phát hiện duy nhất là nam châm, được sử dụng nhiều trong báo hành trình các xilanh.

Cảm biến tiệm cận, cảm biến tiệm cận - proximity
Các loại cảm biến cùng loại.