Nik Collection tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng sau Google chính thức ngừng phát triển, bổng dưng được cứu bởi DxO.
Đây là ứng dụng chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ và nổi tiếng, được sử dụng dưới
dạng Plug-in của Photoshop và Lightroom. Thương vụ bất ngờ này không chỉ
giúp Nik Collection tiếp tục được phát triển, mà còn giúp DxO tích hợp
thêm một công cụ chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ vào những phần mềm riêng của họ.
Hiện tại bộ Nik Collection đã dời từ website Google về website của DxO. Tải miễn phí tại đây: DxO.com
Các bạn có thể xem qua bài giới thiệu về Nik Collection cũng như cách dùng cơ bản tại ĐÂY
Giám đốc kỹ thuật Google - ông Aravind Krishnaswamy cho biết hiện giờ
công ty (Google) đang tập trung cho ứng dụng Photos. Nhưng bên cạnh đó,
công ty cũng muốn cộng đồng người dùng Nik Collection được duy trì cũng
nhưng những công cụ trong bộ ứng dụng tiếp tục được phát triển. Thương
vụ này không bao gồm Snapseed - ứng dụng chỉnh ảnh nổi tiếng trên nền
tảng di động, vốn được tạo ra bởi nhóm kỹ sư của Nik.
Về phía DxO, đại diện của công ty cho biết bộ Nik Collection vẫn được
phát hành miễn phí ở thời điểm hiện tại, nhưng trong tương lai thì chưa
chắc. Hiện công ty đã có kế hoạch phát hành một ứng dụng mới tên là
Photolab, là sự kết hợp của OpticsPro và công nghệ U Point của Nik
Collection. Ngoài ra DxO còn cho biết họ sẽ ra mắt Nik Collection 2018
vào giữa năm sau.
Như anh @tuanlionsg đã chia sẻ tại đây, bộ phần mềm Nik Software
miễn phí. Camera Tinh Tế hướng dẫn tổng thể cách cài đặt và cách sử
dụng trọn bộ ứng dụng này. Mỗi loại phần mềm có Video hướng dẫn và hình
ảnh minh hoạ thực tế.
Nik Software bao gồm 7 phần mềm khác nhau:
Analog Efex Pro chuyên dành cho các hiệu ứng màu cổ điển, giả lập màu Film.
Nik Color Efex Pro 4 là bộ lọc ảnh kỹ thuật số hàng đầu gồm
55 giả lập kính lọc chuyên nghiệp phân làm nhiều nhóm theo công năng và
theo thể loại ảnh. Plug-in này được sử dụng nhiều nhất.
Silver Efex Pro chuyên dụng chơi ảnh trắng đen, rất nhiều mức
độ tương phản và hiệu quả khác nhau. Dân chơi thể loại chuyển thể trắng
nên gần như buộc có Plug-in này.
HDR Efex Pro dành cho người thích thể loại ảnh HDR (high dynamic range), tăng chi tiết, khối ảnh, rực rỡ...
Sharpener Pro dành cho việc làm sắc nét, ăn chân gà rung tay ảnh nhoè
Dfine: Là Plug-in chuyên xử lý nhiễu hạt (noise)
Viveza: chuyên chỉnh sửa ảnh theo từng vùng
Ý tưởng về quy trình xử lý ảnh của Nik khi phát triển bộ ứng dụng này là:
Xử lý độ nét của RAW với Raw Presharpener trong Sharpener Pro 3.
Xử lý nhiễu hạt với Define 2
Kiểm soát màu và ánh sáng với Viveza 2 hoặc HDR efex
Áp dụng các hiệu ứng màu với HDR Efex hoặc Color Efex Pro 2 hoặc Analog Efex
Nếu muốn chuyển tiếp sang trắng đen thì dùngSilver Efex Pro 2.
Dùng tính năng Output sharpening của Sharpener Pro 3 để cho ra kết quả cuối cùng
Lưu ý:
Đây là ứng dụng xử lý ảnh được dùng ở dạng Plug-in của Photoshop hoặc Lightrooom. Điều này nghĩa là các ứng dụng này phải hoạt động trên hai ứng dụng chỉnh sửa ảnh này và không thể chạy độc lập (trừ một số tính năng như HDR)
Bản thân ứng dụng này không được thiết kế để chạy độc lập nhưng bạn
có thể "gian lận" một chút bằng cách kéo file thả vào ứng dụng để mở mà
không cần PTS hay Lightroom Ảnh vẫn sẽ được xử lý nhưng khi lưu ảnh, bạn chỉ có 1 tuỳ chọn lưu ảnh duy nhất là ghi đè lên ảnh cũ, không có Save As.
Mở file vừa tải về và cửa số cài đặt sẽ hiện ra. Chọn Install để cài đặt
Chọn các ứng dụng bạn muốn tích hợp Nik Collection vào. Ở đây mình chọn cả Photoshop và Lightroom
Máy sẽ hỏi mật mã của máy, điền vào và nhấn continue cho đến khi thông báo cài đặt thành công
Để khởi động Nik Collection:
Photoshop: Filter => Nik Collection =>
Lightroom: Edit in => Nik Collection =>
1. Viveza 2 và HDR Efex Pro 2
Veviza và HDR Efex Pro là hai ứng dụng có khả năng điều chỉnh ánh sáng
và màu sắc, cân bằng các vùng sáng của ảnh. Trong khi Viveza sử dụng
khả năng điều khiển ánh sáng theo vùng thì HDR dùng các filter HDR có
sẵn, đồng thời được tích hợp tính năng giả lập filter ND
Các dụng Viveza đơn giản: Chọn điểm cần điều chỉnh và kéo các thanh trượt để điều chỉnh thông số.
Ưu điểm của Viveza là cho phép người dùng điều chỉnh rất nhiều thông số
khác nhau, về cả màu sắc và ánh sáng. Ngoài các thanh trượt điều khiển
độ sáng (Brightness) hay độ tương phản (contrast), người dùng có thể
thay đổi màu sắc của điểm được chọn với 3 màu cơ bản ĐỎ (Red), Xanh Lục
(Green) và Xanh da trời (Blue). Ngoài ra Viveza còn cho phép điều chỉnh
độ bão hoà màu, độ nổi khối, nhiệt độ màu cũng như chỉnh màu HUE
Kết quả:
Đối với HDR Efex Pro2, cột bên trái là các filter (Preset) HDR được Nik
làm sẵn. Nếu vẫn chưa vừa ý, bạn có thể can thiệp vào các thông số ở cột
bên phải để có kết quả đẹp hơn.
Trong HDR Efex Pro còn có một tính năng quan trọng là Graduated Neutral
Density, cho phép giả lập Filrer ND. Bạn có thể linh hoạt thay đổi độ
sáng của vùng trời hoặc đất.
Đây là ứng dụng cho phép áp các filter màu phim lên ảnh của bạn. Ứng
dụng này có rất nhiều những tuỳ chỉnh chuyên sâu để tạo ra kết quả giống
như phim thật. Ví dụ như giả lập film bị trầy, giả lập hiện tượng lọt
sáng (light leak), thêm hạt (Grain) và thật chí là có thể làm giả các
hiệu ứng quang học thú vị
Bên trái là các Filter mặc định, bên phải là các mục tuỳ chỉnh bao gồm:
Basic Adjustment với các thông số về độ sáng, tương phản, màu sắc
Scratch là các hiệu ứng giả lập phim bị xước, scan bẩn,...
Lens Vignette cho phép chỉnh hiệu ứng tối góc
Film Type cho chỉnh màu phim
Tuy nhiên đó chỉ là các tuỳ chỉnh cơ bản của loại Classic Camera. Nik
còn cho phép giả lập màu từ nhiều loại máy ảnh khác nhau với nhiều hiệu
ứng quang học khác nhau:
Và kết quả là chúng ta sẽ có những bức ảnh film rất đẹp:
Hoặc những hiệu ứng mạnh hơn như:
Đây là ảnh chụp thử ở chế độ Lens Blur. Đối với ảnh phong cảnh, anh em
có thể tận dụng để tạo nhiều hiệu ứng hình ảnh rất ấn tượng.
Đây là plug-in để cân chỉnh độ sáng, sắc màu tuỳ biến, hiệu ứng ảnh (gọi
chung là color correction hoặc color effect). Trong đó có các filter
rất có giá trị như
Polarization: Giả lập kính lọc Polar giúp chụp mây nổi khối, trời
xanh, tăng saturation, khử tia phản chiếu giúp chụp xuyên gương hay mặt
nước không bị soi bóng...
Pastel: Giả lập hiệu ứng của kính lọc cùng Pastel giảm độ rực chói và làm mịn chi tiết hơn.
Graduated Filter: Giả lập bộ kính lọc Graduated Filter với rất nhiều màu.
Classical Soft Focus: Tạo ra ứng "soft" mềm mại cho ảnh.
Foliage: Bộ kiính lọc đổi màu xanh lá thành vàng tươi.
Brilliance/Warmth: Thay đổi tông sắc màu
Pro Contrast để điều chỉnh đúng độ tương phản, giảm color cast
Dynamic Skin Softener: Làm mịn da.
Glamour Glow để tạo hiệu ứng mờ ảo cho chân dung
Hiệu ứng Sunlight để tạo hiệu ứng ánh sáng
Ngoài những filter màu, Color Efex cũng có control point và nhièu hiệu
ứng liên quan đến ống kinh . Còn rất nhiều filter, các bạn nên tự tay
thử để hiểu về hiệu ứng và áp dụng chính xác hơn
Dfine là ứng dụng khử noise của Nik và có thể phân tích độ nhiễu của các
vùng trong ảnh để đưa ra các thông số khử nhiễu phù hợp. Plug-in này có
thể can thiệp vào từng kênh màu , khử nhiễu cho từng màu riêng biệt
Mặc định Dfine sẽ tự tìm các vùng nhiễu để xử lý
Tuy nhiên nếu ứng dụng không tìm được vùng nhiễu cần xử lý thì bạn có
thể chuyển từ Automatic ở cột trái sang Manual và tự đóng khung vùng
nhiễu để Dfine xử lý
Bạn cũng có thể chọn các vùng màu theo ý thích để xử lý theo từng màu riêng biệt
Đây là Plug-in xử lý ảnh màu thành ảnh trắng đen / đơn sắc. Những preset
màu mà Nik cung cấp rất đẹp và đăc trưng. Khả năng tuỳ chỉnh rất sâu
vào từng kênh màu, từng vùng màu cũng là một ưu điểm của Silver Efex
Pro. ví dụ:
Trong tuỳ chọn chỉnh độ sáng Brightness, Siler Efex Pro còn cho phép tuỳ chỉnh
Độ sáng vùng Hightlight: Điều chỉnh độ sáng ở vùng cực sáng
Độ sáng vùng midtone: Điều chỉnh độ sáng ở vùng ánh sáng trung bình Midtone
Độ sáng vùng shadows: Điều chỉnh độ sáng ở vùng tối shadows
Độ sáng Dynamic Range: ĐIều chỉnh độ sáng tổng thể, tăng hoặc giảm độ tương phản
Người dùng còn có thể tăng độ nổi khối của ảnh với thanh trượt Structure. Thanh trượt này cũng có các tuỳ chọn phụ như:
Thay đổi độ nổi khối cùng Hightlight
Thay đổi độ nổi khối cùng Midtone
Thay đổi độ nổi khối cùng shadows
Làm mịn sau khi tăng độ nổi khối
Vẫn phong cách quen thuộc: Filter màu bên trái và các thông số tuỳ chỉnh bên phải
Khả năng can thiệp từng màu kèm tính năng control point giúp người dùng
linh hoạt hơn trong việc kiểm soát độ sáng tối của từng mảng màu.
Đây là Plug in tăng độ nét cho ảnh trong bộ Nik Collection.
Sharper Pro còn có tuỳ chọn cho phép tăng độ nét của ảnh bị out focus
nhẹ để tạo hiệu ứng thị giác như ảnh đúng nét
Plug-in Sharper Pro 3 chia làm 2 loại:
RAW Presharper để xử lý ảnh RAW trước khi đưa vào PTS hay LR
Output sharper để xử lý độ nét của ảnh trước khi lưu ra thành quả cuối cùng
RAW PreSharpener tập trung vào tăng độ nét toàn khung hình và độ nhiễu hạt
Trong khi đó Output Sharpener chú trọng đến độ nổi khối, chi tiết, độ nét và độ tương phản
Ảnh trước khi xử lý bằng Sharper Pro (bên trái) và sau khi xử lý (bên phải)
Kể
từ Windows 10 Fall Creators thì trình duyệt Edge đã tốt hơn hẳn và mình
cũng đã trở lại dùng làm trình duyệt chính. Mọi thứ đều ổn trừ một thứ …
Internet Download Mananger - phần mềm hỗ trợ download này hầu như không
hỗ trợ các tính năng bắt link trên Edge, trước đây thì có nhưng cũng
hoạt động không ổn định. Mình có lên trang của IDM và đọc được hướng dẫn
cài extension cho Edge, tiện đây hướng dẫn anh em làm luôn.
Như vậy kể từ giờ để sử dụng IDM với Microsoft Edge thì chúng ta cũng
cần cài extension như các trình duyệt Chrome, Firefox, Opera. Vấn đề là
extension giúp IDM hoạt động với Edge vẫn chưa được IDM phát hành trực
tiếp trên Microsoft Store. Tonec, Inc. - cha đẻ của IDM thần thánh cho
biết "một khi extension này được phát hành chính thức, bạn sẽ có thể tải
về từ Store" nên hiện tại chúng ta buộc phải cài thủ công.
Đầu tiên bạn phải đảm bảo đang dùng phiên bản IDM mới nhất là 6.29 build
2 tính đến thời điểm mình viết bài này. Kiểm tra cập nhật IDM bằng cách
vào IDM Help > Check for updates hoặc anh em có thể tải về IDM bản
mới nhất tại đây. Anh em nhớ mua bản quyền IDM nhé .
Cài đặt
1. Mở Edge và gõ about:flags để mở trang thiết lập
nâng cao > Trong mục Developer settings chọn vào ô "Enable extension
developer features" như hình trên > Thoát trình duyệt và mở lại.
2. Trên Menu … của Edge chúng ta chọn Extensions > Load extension.
3. File Explorer sẽ mở ra và chúng ta cần tìm đường
dẫn đến thư mục chứa extension IDM Integration Module. Nó sẽ nằm trong
cùng thư mục cài đặt của IDM theo đường dẫn mặc định dưới đây, anh em có
thể copy đường dẫn trên và dán vào thanh địa chỉ trong Explorer sau đó
nhấn nút Select folder như hình:
Extension cho Edge hiện tại có dạng thư mục thay vì một file đơn lẻ .crx
như của Google Chrome nên anh em lưu ý chỉ cần tìm đến thư mục rồi chọn
cả thư mục.
Sau khi cài đặt, extension IDM Integration Module sẽ xuất hiện ngay trong phần Extensions của Edge và mặc định bật.
4. Mở Internet Download Manager, vào Downloads > Options > trong
thẻ General bạn kiểm tra xem đã chọn vào ô hỗ trợ trình duyệt Microsoft
Edge chưa, nếu chưa thì tick vào > OK.
Thử nghiệm:
Thử nghiệm tải một video từ YouTube, hộp thoại Download this
video quen thuộc đã hiện ra và nhấn vào để tải về như khi sử dụng IDM
trên các trình duyệt khác.
Lưu ý:
Một điều cần lưu ý là các extension được cài thủ công vào Edge
theo chế độ Developer sẽ bị tắt đi sau mỗi lần bạn thoát và bật lại Edge
hoặc khi trình duyệt được đưa về trạng thái nghỉ (không sử dụng trong
khoảng 10 giây) thì bạn sẽ nhận được thông báo như trên. Lúc này chúng
ta phải nhấn nút Turn on anyway hoặc phải tự bật lại IDM Integration
Module trong Extension của Edge. Đây là một tính năng bảo mật đối với
các extension chưa được kiểm duyệt, hơi phiền phức một tí nhưng sẽ được
giải quyết khi extension này được phát hành trên Store, anh em chịu khó
xài tạm nhé .
Lưu hình, hay còn gọi là burn-in, là hiện tượng hình ảnh tĩnh khi chiếu một thời gian dài sẽ in bóng mờ vào màn hình TV.
Ngày xưa khi còn TV CRT và Plasma thì nó khá phổ biến, nhưng dần quên
lãng trong thời đại TV LCD. Mới đây thì hiện tượng này lại trở thành đề
tài bàn luận đối với TV OLED. Vậy thì chuyện lưu hình trên thực tế ảnh hưởng gì đến chúng ta? Mời bạn cùng mình tìm hiểu bên dưới:
Tất cả các loại TV đều có thể bị lưu hình, nhưng LCD có thể xem là không
Trái với lầm tưởng của nhiều người, "tất cả" các loại TV đều có nguy cơ
bị hiện tượng lưu hình nếu chiếu hình tĩnh quá lâu. Tuy nhiên để tạo ra
được hiện tượng này trên TV LCD thì cần thời gian rất lâu, có thể đến
hàng trăm giờ, nên có thể xem như là không ảnh hưởng khi sử dụng thực
tế. TV LED và TV QLED
về bản chất vẫn là TV LCD nên cũng không bị ảnh hưởng. Ngược lại thì
CRT và Plasma lại rất dễ bị hiện tượng này, chỉ cần vài giờ "vô tình" là
bạn sẽ lãnh đủ hậu quả. TV OLED gần đây cũng có thể bị hiện tượng lưu
hình.
TV LCD/LED/QLED không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng lưu hình
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lưu hình và ảnh hưởng của nó đến chất lượng hình ảnh
Cùng là hiện tượng lưu hình, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến nó của mỗi
công nghệ hiển thị đều khác nhau. Gác CRT và Plasma qua một bên vì chúng
đã quá cũ, chúng ta hiện nay chỉ cần quan tâm đến TV OLED mà thôi.
LG OLED EG9100 bị lưu hình sau 20 tiếng hiển thị liên tục 1 menu đĩa Blu-ray
TV OLED hiện nay thực chất là WOLED, tức là mỗi điểm ảnh sẽ là tổ hợp
của 4 đi-ốt hữu cơ màu trắng, trong đó 3 đi-ốt sẽ đi qua bộ lọc để tạo
thành 3 màu cơ bản (xanh lá, xanh dương, đỏ) còn 1 đóng vai trò tăng độ
sáng cho toàn màn hình. Hiện tượng lưu hình của TV OLED thực chất xuất
phát từ việc các đi-ốt phát sáng liên tục nên bị hao mòn và giảm độ sáng
vĩnh viễn so với các đi-ốt xung quanh dẫn đến bóng mờ bị in lên TV. Dĩ
nhiên chuyện màn hình xuất hiện bóng mờ sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của
bạn. Nhẹ thì khó chịu, còn nặng thì chẳng muốn xem luôn.
Mặc dù thực tế gần như không bị, TV LCD vẫn có thể gặp hiện tượng lưu
hình khi bạn chiếu ảnh tĩnh trong thời gian thật dài. Lúc đó thì một số
tinh thể sẽ mất khả năng thay đổi trạng thái, dẫn đến ảnh bị lưu. Nhưng
mà ngay cả khi bị thì nhiều khả năng chỉ là tạm thời chứ không vĩnh
viễn.
Cách phòng tránh hiện tượng lưu hình và cách cứu trong trường hợp gặp phải
Hiện tại các nhà sản xuất TV đều tích hợp các biện pháp phòng tránh hiện
tượng lưu hình trên sản phẩm của mình, vì vậy khả năng bạn gặp phải vấn
đề này là tương đối thấp. Sử dụng thông thường thì hình ảnh thay đổi
liên tục sẽ giúp tránh lưu hình, trong khi nếu bạn để hình tĩnh quá lâu
(chẳng hạn màn hình chủ của Android box) thì hầu hết các đầu phát sẽ tự
động giảm độ sáng (giảm tối thiểu hao mòn) hoặc kích hoạt chế độ màn
hình Screen Saver.
TV OLED đời mới đều được tích hợp tính năng chống lưu hình
Tuy nhiên nếu lỡ chẳng may TV bạn bị lưu hình thì cứ bình
tĩnh vì khả năng bị vĩnh viễn cũng rất thấp. Cách cứu đơn giản nhất là
cứ sử dụng một cách bình thường, việc hiển thị nhiều màu sắc khác nhau
sẽ tự khắc phục hiện tượng lưu hình. Ngoài ra thì tất cả các TV OLED đời
mới đều có chế độ khắc phục lưu hình, chẳng hạn như Pixel Refresher
trên TV OLED LG.
Cho nên về cơ bản thì thì thực tế nếu sử dụng TV OLED một cách bình
thường thì bạn cũng không cần quá lo ngại đến hiện tượng lưu hình. Còn
với TV LCD hay QLED thì lại càng không cần quan tâm.
Tối hôm qua thì Adobe đã cho ra mắt Adobe Creative Cloud 2018, và bất ngờ thay là họ lại tách Lightroom, ứng dụng quản lý và chỉnh sửa ảnh rất được yêu thích ra làm hai phiên bản khác nhau: bản Classic và bản Lightroom CC. Vậy thì sự khác biệt giữa hai bản này ra sao? Mời các bạn xem bảng so sánh phía dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Nói một cách nôm na dễ hiểu, Classic là phiên bản mạnh mẽ dành cho đối
tượng những người dùng Lightroom từ trước đến giờ, tập trung và tối ưu
hóa cho việc sử dụng trên máy tính trong khi CC là phiên bản rút gọn,
loại bỏ khá nhiều tính năng để tập trung hơn cho đám mây, có thể hoạt
động trên nên nhiều nền tảng khác nhau trên cả di động và máy tính.
Để xem chi tiết hơn những khác biệt giữa 2 nền tảng này thì các bạn có thể tham khảo ở liên kết nguồn bài viết.