Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

5 ỨNG DỤNG NGHE NHẠC TÌM TÊN BÀI HÁT, ANH EM ĐANG DÙNG CÁI NÀO?

Có nhiều khi chúng ta đi cà phê, quán bar, nghe một bài nhạc hay mà không biết được tên, hoặc dựa vào một đoạn lyrics để tìm kiếm. Chính vì thế phải cần những ứng dụng "nghe nhạc đoán tên bài hát" để giải quyết được nhu cầu của chúng ta. Mình liệt kê ra 10 ứng dụng tìm nhạc tốt nhất trên cả Android và iOS:

1. Shazam

Đang tải Screen Shot 2019-03-28 at 12.52.01 AM.png…

Ứng dụng tìm nhạc hàng đầu phổ biến, từ khi Apple mua lại Shazam, mình thích sử dụng hơn vì không phải làm phiền bởi quảng cáo. Khi tìm được bài hát, nó sẽ gợi ý cho chúng ta mở trong Apple Music, từ Apple Music sẽ có một playlist riêng tự tạo có tên "My Shazam Tracks" tổng hợp tất cả bài hát mà bạn đã tìm trên Shazam, khi nào muốn nghe thì cứ vào playlist đó.

Ngoài ra, Shazam có thể tìm được lời bài hát, thông tin nghệ sĩ hoặc MV ca nhạc. Vì tương thích với hệ sinh thái Apple nên bạn có thể sử dụng Shazam trên iPhone/ iPad / iMessage / Apple Watch.


2. SoundHound
Đang tải Screen Shot 2019-03-28 at 12.43.53 AM.png…

SoundHound cũng là ứng dụng tìm nhạc phổ biến, khi tìm được bài hát ứng dụng sẽ lưu lại trong phần lịch sử để chúng ta dễ dàng tìm kiếm những lần tới.

Bên trong SoundHound có trợ lí ảo riêng, bạn có thể tìm nhạc bằng cách ra lệnh "Ok Hound", lúc này trợ lí sẽ tự động lắng nghe như cách sử dụng Google Assistance. Hoặc chsung ta có thể nhấn vào phần microphone và nói yêu cầu, ví dụ: "Ok Hound, play a song by Avicii".

SoundHound cũng gợi ý chúng ta nghe nhạc trên Apple Music, ứng dụng luôn tập hợp những bài hát / albums / nghệ sĩ được yêu thích nhất. 

3. Musixmatch

Đang tải Screen Shot 2019-03-28 at 12.54.07 AM.png…
Ứng dụng Musixmatch rất đẹp mắt, lưu ý khi tải về sẽ hỏi bạn sử dụng Apple Music hay Spotify để sync nhạc. Ngoài tính năng nghe đoạn nhạc và tìm tên bài hát ra, Musixmatch cho phép chúng ta tìm bài hát / albums / nghệ sĩ mong muốn, khi play sẽ hiển thị lập tức lời bài hát (Lyrics) khi phát theo thời gian thực (sử dụng nhạc của Apple Music hoặc Spotify tuỳ ban đầu bạn sync), thậm chí có thể dịch ngôn ngữ (sử dụng Google Translate).

Trong ứng dụng có bán gói Premium 109K/tháng, bạn sẽ được thêm tính năng hát theo nền nhạc, hiển thị lyrics offline nhanh hơn và chuẩn hơn theo thời gian thực, gõ bỏ quảng cáo,...

4. Genius

Đang tải Screen_Shot_2019-03-28_at_12_55_19_AM.jpg…

Cũng như các ứng dụng trên, Genius có thêm phần thông tin về bài hát (facts) đã được kiểm duyệt. Điểm cộng của Genius là phần hiển thị rành mạch hơn Shazam hay SoundHound: từ cách hiển thị lyrics, đến đường link dẫn đến MV ca nhạc. Tuy nhiên điểm trừ là giao diện home của Genius quá rối, ban đầu tải về mình phải mất mồi hồi lâu mới biết chỗ để tìm tính năng Indentify. 
5. MusicID 

Đang tải Screen Shot 2019-03-28 at 12.57.30 AM.png…

Mình thích app này vì tính đơn giản, giao diện không rối, nếu bạn chỉ quan tâm nhờ ứng dụng nghe nhạc và tìm tên bài hát thì nên tải MusicID, còn lại nó không có nhiều tiện ích như các ứng dụng trên. 

Thử so sánh

Mình thử so sánh giữa 5 ứng dụng trên xem tốc độ nhận diện bài hát của mỗi ứng dụng ra sao. Tất nhiên mình mở những bài nhạc không phải của US / UK, và tránh mở nguồn nhạc từ Apple Music và Spotify.

Nhạc Nhật Bản:
Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.33.08 PM.png…Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.33.55 PM.png…
Từ trái qua phải và từ trên xuống: Shazam; SoundHound; Musixmatch; Genius; MusicID

Trong lần này Shazam nhận diện nhanh nhất, mình vừa bấm là nó nhận ngay, các ứng dụng còn lại mất khoảng 2 giây, riêng MusicID chậm nhất, mất khoảng 5 giây.

Nhạc Việt Nam:

Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.40.32 PM.png…Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.42.09 PM.png…
Shazam vẫn nhận nhạc nhanh nhất, Musixmatch và Genius mất khoảng 4 giây, SoundHound và MusicID không nhận diện được.

Nhạc Việt cũng tuỳ bài hát, mình thử nhạc Sơn Tùng MTP thì cả 5 ứng dụng chịu thua.

Nhạc Hàn Quốc:

Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.49.21 PM.png…Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.50.33 PM.png…
Shazam, SoundHound, Musixmatch, Genius nhận diện nhạc tộc độ như nhau, riêng MusicID không nhận được.

Nhạc phim:

Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.58.53 PM.png…Đang tải Screen Shot 2019-03-29 at 12.59.40 PM.png…
Mình mở thử nhạc phim "Finding Nemo", Shazam, SoundHound, Musixmatch, Genius nhận tốt. Riêng MusicID không ổn định, ban đầu mình mở nhạc nhưng ứng dụng không nhận diện được, mình cố gắng mở lại nhiều lần mới khả thi.


Tóm lại: Shazam vẫn là ứng dụng ổn định nhất, nhận diện nhạc nhanh nhất và đúng nhất. Nếu bạn sử dụng Apple Music thì Shazam càng có ích hơn khi nó tự động sync nhạc để nghe những lần tới.

https://tinhte.vn/threads/5-ung-dung-nghe-nhac-tim-ten-bai-hat-anh-em-dang-dung-cai-nao.2934413/ 


Shazam thì mạnh về nhạc rõ lời đa dạng thể loại trên trời dưới đất, chứ nhạc bản thân tự ngân nga (hum) vẫn đanh giá SoundHound hơn, và cá nhân thì thấy SoundHound trong môi trường ồn ào thấy tốt hơn Shazam, tuy không biết hiện tại sao, vì lâu lâu mới dùng, nên nếu giữa 2 thằng này tính ra cũng ngang nhau thôi.


Mình sài Sony hay sài cái app tìm nhạc mặc định trong máy, thấy cũng nhận diện nhạc Việt tốt lắm, mà ko biết sao Sony đóng ứng dụng đó ko cho sài nữa, chuyển qua shazam dùng thấy cũng tốt nên sài luôn.


Uhm , trước Sony có cái TrackID ngon quá xá luôn , hãng nhúng thẳng vào luôn app nghe nhạc , mỗi lần muốn tìm kiếm bài hát mà không biết tựa đề tiện lợi nhất , tiếc quá


Mấy bác cho hỏi là nếu mình ngồi hát cho nó nghe thì nó có tìm được đúng bài hát ấy không nhỉ? :D


  1. fandroid
    TÍCH CỰC
    @Hero of Newage Có đấy bạn. Chỉ có Soundhound mới làm được điều đó. Kể cả huýt sáo nó cũng có thể tìm ra. Nên mình chỉ duy nhất xài Soundhound   

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

CÔNG CỤ UPDATE CỦA ASUS BỊ HACK, 57.000 NGƯỜI ĐÃ CÀI NHƯNG HACKER CHỈ QUAN TÂM 600 MÁY NHẤT ĐỊNH

Kaspersky phát hiện ra rằng trên 1 triệu chiếc laptop và desktop Asus đã bị hacker đặt vào tầm ngắm thông qua trình cập nhật hệ thống, mục tiêu là để cài backdoor nhằm "mở cửa hậu" và tiếp tục cài cắm thêm các loại mã độc khác. Hacker đã chỉnh sửa lại công cụ ASUS Live Update Utility vốn được sinh ra để nâng cấp BIOS, UEFI và các bản cập nhật phần mềm nói chung dành cho máy tính của hãng. Kaspersky ước tính có khoảng 57.000 người đã thật sự cài công cụ bị can thiệp này, còn số 1 triệu trên là số lượng người được phân phối bộ cài này (nhưng có nhiều máy chưa thật sự cài đặt).

Điều đáng nói là công cụ bị chỉnh sửa được ký bởi chứng thực hợp lệ từ chính Asus, hacker thậm chí còn làm cho kích cỡ file cài đặt bằng với bộ cài gốc. Nghiêm trọng hơn, bộ update này còn được host trên máy chủ chính thức của Asus, cho thấy đây không chỉ là một vụ hack bình thường.

Chưa hết, hacker có vẻ như không quan tâm đến số lượng máy rất lớn đã bị hack, mã nguồn của công cụ bị chỉnh sửa cho thấy nó chỉ nhắm tới 600 địa chỉ MAC nhất định, tức đây là một vụ tấn công có chủ đích và dường như hacker đang muốn khai thác máy tính của một vài cá nhân nhất định.

Hiện Asus đã được thông báo về lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng này.

Nguồn: MSPowerUser