Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

RAU HỮU CƠ THÌ PHẢI CẦN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT HỮU CƠ!

Ý thức được việc trồng và tự cung cấp rau hữu cơ cho gia đình mình, nhưng để có 1 vườn rau khỏe mạnh xanh tươi mơn mởn mà không thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), quả…cũng không hề đơn giản. Từ lượt bài bác họa sỹ già Nguyễn Văn Phúc biết tận dụng sự hòa hợp của tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh, thaprauxanh.com rất thích thú tìm hiểu thêm nhiều bài viết “thuốc BVTV hữu cơ” rất hữu ích cho vườn rau sạch của bạn nè!
Vậy thì còn chờ gì nữa, cùng học và làm ngay để có vườn rau xanh tươi tốt thôi, bạn có thể áp dụng loại “thuốc BVTV hữu cơ” nào tùy thuộc vấn đề cây vườn nhà mình đang gặp nhe!
Dù là hệ thống trồng rau sạch nào (thổ canh tháp rau, thủy canh, aquaponics, hay khí canh) thì vì môi trường trồng rau không khép kín (như trồng rau trong nhà kính là hệ thống khép kín) nên khó tránh khỏi sự phá hoại của các loại sâu bệnh. Để diệt trừ được sâu bệnh mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng rau, bạn cần dùng những phương pháp diệt sâu bệnh an toàn.
Trong các phương pháp phòng trừ sâu hại cây trồng tại nhà bạn cần quan tâm đến biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên hay thảo dược, vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người. Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành gừng… có chứa hàm lượng a-xít có tác động đến bộ phận cơ thể như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.


1. Thuốc trừ sâu sản xuất từ cây hành tăm
– Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhe.
– Đối tượng: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, chuột nhắt và chuột chũi.
– Cách pha chế: 10-100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4-7 ngày trước khi phun.
hanhtam
2. Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi
– Tác dụng: Chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ, giun tròn và xua đuổi côn trùng.
– Cách pha chế: Giã 1 củ tỏi trộn với 1 lít nước, bỏ vào một ít xà phòng và sử dụng ngay. Hỗn hợp 3 củ tỏi đập nát với 100 ml dầu hỏa ngâm trong lọ thủy tinh để 2 ngày, lọc rồi cho thêm 10 lít nước xà phòng diệt được hầu hết các loại côn trùng.
– Chú ý: Tỏi là chất trừ sâu có phạm vi rộng nên cũng diệt cả côn trùng có ích và côn trùng có hại. Không dùng với các cây họ đậu.

3. Thuốc trừ sâu sản xuất từ ớt 
– Tác dụng: Xua đuổi côn trùng, phòng nấm, vi khuẩn.
– Cách pha chế: Xay 100 g ớt với 1 lít nước ngâm trong 1 ngày, lọc, cho thêm 5 lít nước và một ít xà phòng.
120926afamilyskot-c78a7-fileminimizer

4. Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua
– Tác dụng: Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch vv…
– Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đem phun vào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị.
– Chú ý: Lá cà chua rất độc, gia súc không ăn. Bà con nên trồng xen canh một vài cây cà chua trong vườn để xua đuổi một vài loài sâu bọ.

5. Thuốc diệt sâu bọ làm từ ớt, tỏi, gừng
– Tác dụng: Ớt, tỏi, hành, gừng…  chứa hàm lượng a-xit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng.
– Cách pha chế: Để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc, bà con cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu. Bà con giã tỏi, ớt, gừng. Sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong qua trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.
– Bà con có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun.
– Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.
6 . Chế thuốc trừ sâu từ thuốc lá
– Tác dụng: Thuốc làm từ thuốc lá có khả năng diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ… các loại rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, sâu khoang ở cây táo, nhện đỏ ở cam chanh…
– Cách pha chế: Để chế thuốc người ta lấy lá thuốc cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20 – 40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc đem đi phun.


Nguồn: Sưu Tầm
http://thaprauxanh.com/rau-huu-co-thi-phai-can-thuoc-bao-ve-thuc-vat-huu-co/

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

TĂNG TỐC Ổ SSD BẰNG CÁCH SẮP XẾP LẠI PARTITION

Huy Thắng

(PCWorldVN) Nếu bạn vừa nâng cấp lên ổ SSD và chuyển hệ điều hành từ HDD sang, hãy thực hiện ngay việc sắp xếp lại phân vùng nhằm tăng hiệu suất cho máy tính.
Hầu hết người dùng ngày nay khi chọn mua máy tính đều muốn trang bị ổ lưu trữ thể rắn SSD (solid-state drive) thay vì ổ cứng truyền thống HDD (hard-disk drive). Về cơ bản, SSD cũng như HDD đều có cùng chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu cho máy tính. Điểm khác biệt là ổ SSD sử dụng bộ nhớ flash NAND để lưu trữ dữ liệu thay vì các phiến đĩa bằng kim loại quay bằng motor cơ học trong ổ cứng HDD.
Tuy nhiên, bộ nhớ dạng flash NAND không có đường dẫn trực tiếp cho phép truy cập ngẫu nhiên mà phải truy cập theo trang và xóa/ghi theo block (tương tự như sector của HDD). Về mặt kỹ thuật, ổ HDD thường bắt đầu phân vùng đầu tiên sau 63 khối rỗng, trong khi ổ SSD bắt đầu sau 64 khối trống rỗng.
Thông thường, quá trình cài đặt mới Windows sẽ biết cách để xử lý điều này và tự động làm tất cả mọi thứ. Vì vậy nếu bạn vừa nâng cấp máy tính lên ổ SSD và cài đặt mới Windows thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển một bản cài đặt Windows hiện có từ ổ cứng HDD sang ổ SSD thì hệ thống có thể không xử lý được vấn đề về định vị phân vùng như đã đề cập. Nếu các phân vùng không được đặt đúng vị trí (có nghĩa là chúng không được liên kết đúng cách), hệ thống có thể bị giảm hiệu suất đáng kể.
Để kiểm tra các phân vùng trong máy tính hiện được đặt đúng hay chưa, bạn có thể sử dụng công cụ System Information tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Để mở nó, hãy vào trình đơn Start Menu, gõ vào cụm từ “msinfo32” để tìm kiếm rồi chọn ứng dụng System Information ở đầu danh sách kết quả.
Kiểm tra vị trí bắt đầu của các phân vùng trong ổ SSD.
Tiếp đến, hãy chọn các mục tuần tự Components > Storage > Disks trong danh sách bên trái rồi tìm đến mục “Partitions Starting Offset” ở khung bên phải. Hãy lấy giá trị hiện có trong mục đó chia cho con số 4.096 xem kết quả có phải là số chẵn hay không. Nếu đúng thì phân vùng đầu tiên ổ SSD máy tính của bạn đã được đặt đúng vị trí, còn nếu không thì các phân vùng có thể đã bị định vị sai.Chẳng hạn, ổ SSD Apacer AS710 trong thử nghiệm của Test Lab có thông số vị trí bắt đầu của phân vùng “Partitions Starting Offset” là 1.048.576 bytes, chia cho 4.096 được kết quả 256 là một con số chẵn. Điều đó cho thấy các khối trong ổ SSD này đã được sắp xếp đúng vị trí.
Công cụ MiniTool Partition Wizard giúp sắp xếp lại các phân vùng ổ SSD.
Trong trường hợp nếu bạn thấy kết quả trên không phải là một con số chẵn, tức là các phân vùng bị sai vị trí, hãy sử dụng các phần mềm quản lý phân vùng để khắc phục vấn đề. Một trong những công cụ mà bạn có thể lựa chọn là MiniTool Partition Wizard. Đây là một phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí.Sau khi tải và cài đặt, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào ổ SSD trong máy tính của mình rồi chọn “Align All Partitions” và công cụ này sẽ hoàn thành tất cả những việc còn lại. Khi quá trình sắp xếp thực hiện xong, hy vọng rằng bạn sẽ thấy tốc độ hệ thống được cải thiện đáng kể.

 http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2016/11/1250391/tang-toc-o-ssd-bang-cach-sap-xep-lai-partition/#at_pco=smlwn-1.0&at_si=58e4f6ea84ed7bd4&at_ab=per-2&at_pos=0&at_tot=1