Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

PHÂN BIỆT QUICK FORMAT VÀ FULL FORMAT

Trên máy tính Windows, bạn có hai lựa chọn để định dạng bộ nhớ: Quick Format (định dạng nhanh) và Full Format. Vậy hai kiểu định dạng dữ liệu này khác nhau như thế nào? Khi nào thì nên chọn Quick Format và Full Format?
Quick Format khác Full Format như thế nào?
Theo How To Geek, thực chất định dạng bộ lưu trữ có hai dạng: Thứ nhất là định dạng ở mức độ thấp (low level format) là quá trình chia nhỏ ổ đĩa ra thành nhiều phần (gọi là sector hay ô nhớ) mà hệ điều hành có thể truy xuất. Thường thì ổ đĩa đã được định dạng mức độ thấp sẵn từ nhà sản xuất, với dung lượng một sector là 512 byte hoặc 4096 byte. Người dùng thông thường không thể định dạng ổ đĩa ở mức độ thấp.
Quick Format
Quick Format là hình thức định dạng nhanh cho thiết bị lưu trữ
Định dạng ở mức độ cao (high level format) là quá trình hệ điều hành ghi một cấu trúc tập tin hệ thống lên đĩa. Có rất nhiều cấu trúc tập tin, phố biến trên Windows có FAT (File Allocation Table), FAT32 hay NTFS, còn ở Mac OS thì có HFS+. Khi thực hiện định dạng mức độ cao, đầu tiên hệ thống sẽ ghi một sector có chức năng khởi động (boot sector) vào sector đầu tiên của ổ đĩa, sau đó các sector tiếp theo sẽ được ghi theo định dạng FAT. Ngoài ra, việc định dạng mức độ cao còn có thể bao gồm việc quét ổ đĩa để tìm ra sector bị lỗi (bad sector), hay ghi giá trị 0 lên tất cả sector trong ổ.
Khi bạn lựa chọn Quick Format, những gì hệ điều hành thực sự làm là xóa các thông tin về cấu trúc tập tin ở các sector đã có dữ liệu, giúp cho sau này hệ thống có thể ghi đè lên các sector đó. Như vậy, dữ liệu ở các ô này chưa thực sự bị xóa. Điều này có nghĩa là nếu như bạn chọn quick format thì dữ liệu bạn tưởng rằng đã xóa vẫn có thể được khôi phục.
Trong khi đó nếu chọn Full Format, hệ điều hành sẽ thực hiện thêm thao tác kiểm tra sector lỗi. Từ hệ điều hành Windows Vista, Full Format còn thực hiện thêm việc ghi giá trị 0 lên tất cả sector, và đây mới đúng là thao tác xóa dữ liệu thực sự. Việc truy cập tất cả sector trên ổ đĩa tốn rất nhiều thời gian, nên full format thường lâu hơn hẳn so với quick format.
Vậy trong những trường hợp nào thì bạn nên chọn Full Format?
Bạn nên chọn Full Format nếu trong ổ có những dữ liệu nhất định phải tiêu hủy. Như đã nói ở trên, một lệnh Quick Format sẽ không xóa hoàn toàn dữ liệu trên ổ, và những phần mềm đặc biệt có thể khôi phục những dữ liệu này.
Một trường hợp khác nên chọn Full Format là khi bạn muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của ổ đĩa. Với lệnh Full Format, mọi sector đều sẽ được truy xuất, và nếu như có một sector bị lỗi thì hệ thống sẽ nhận ra. Với lệnh Quick Format, không phải sector nào cũng được rà soát, và kể cả khi bạn đã định dạng nhanh thành công thì vẫn có khả năng tồn tại sector lỗi.
Anh Minh
Theo How To Geek
 
http://vnreview.vn/tu-van-may-tinh/-/view_content/content/919800/phan-biet-quick-format-va-full-format 

BỘ VI XỬ LÝ MỚI AMD: ĐỐI THỦ NGANG TẦM VỚI CORE I-SERIES?

Để rút ngắn khoảng cách về sức mạnh với bộ vi xử lý thế hệ thứ 3 Core i-series (còn được gọi là Ivy Bridge) của Intel, hãng chế tạo AMD đã chính thức giới thiệu bộ vi xử lý APU thế hệ thứ 2 dành riêng cho máy tính xách tay mang tên A-Series.


Ảnh: Softpedia

Khác với thế hệ thứ nhất được biết đến với tên mã Trinity, bộ vi xử lý APU (Accelated Processing Unit) thế hệ thứ hai của AMD được đặt tên A-Series với các dòng cụ thể: A4, A6, A8A10.
Về cấu tạo, bộ vi xử lý A-Series có thiết kế khá tương tự với thế hệ thứ nhất gồm: bộ xử lý tính toán (CPU), bộ xử lý đồ họa (GPU) và bộ điều khiển cầu bắc (North Bridge) nhưng có công suất vượt trội.
A-Series xây dựng APU có thể kết hợp hai cách xử lý nối tiếp và song song giữa vi xử lý và bộ xử lý đồ họa. Nhờ vậy, khả năng xử lý tính toán và đồ họa của APU thực sự vượt trội và có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu của người sử dụng, đồng thời sự giao tiếp giữa CPU và GPU cũng được tăng tốc đáng kể.
Khác biệt lớn nhất của A-Series với thế hệ thứ nhất nằm ở công suất điện. Các A-Series được AMD chia làm hai loại, chip lõi kép dual-core có công suất 17-watt, chip lõi tứ quad-core có công suất 25-watt và 35-watt. Việc thiết kế A-Series với nhiều công suất khác nhau giúp người sử dụng có thể lựa chọn bộ vi xử lý phù hợp nhất với nhu cầu công việc hay giải trí.
Để đáp ứng những đòi hỏi ngày một cao về khả năng xử lý đồ họa, AMD đã tích hợp cho GPU các card đồ họa rời lõi kép Series AMD Radeon HD 7000 có khả năng hỗ trợ DirectX 11. Không chỉ tăng khả năng xử lý hình ảnh, Series AMD Radeon HD 7000 còn giúp tiết kiệm pin cho laptop. Công nghệ này tương tự với Optimus của Nvidia.

Bên cạnh việc tăng sức mạnh và tốc độ, AMD còn nâng cao khả năng tương thích của A-Series với nhiều phần mềm khác nhau. AMD cam kết các ứng dụng cơ bản như Google Chrome, Firefox, Internet Explorer 9, VLC Media Player hay Photoshop CS6 đều có thể tương thích với A-Series. Ngoài ra AMD còn cung cấp cho A-Series thêm những nền tảng mới để có thể mã hóa, chỉnh sửa và phát lại video...
AMD cho biết tiềm năng phát triển của A-Series là rất lạc quan khi hàng loạt thương hiệu máy tính nổi tiếng như Acer, Asus, HP, Lenovo, Samsung, Sony và Toshiba đều khẳng định có kế hoạch trang bị A-Series vào các mẫu laptop của mình trong tương lai gần. Mới đây HP đã chính chức công bố mẫu ultrabook Sleekbooks trang bị bộ vi xử lý APU thế hệ thứ 2 của AMD
Danh sách các bộ vi xử lý A-Series
Loại công suất 35W
- 2.3GHz A10-4600M, HD 7660G
- 1.9GHz A8-4500M, HD 7640G
- 2.7GHz A6-4400M, HD 7520G

Loại công suất 25W
- 2.0GHz A10-4655M, HD 7620G
Loại công suất 17W
- 2.1GHz A6-4455M, HD 7500G
Clip giới chip mới của AMD


Tác giả : Vũ Thược
http://www.baomoi.com/Bo-vi-xu-ly-moi-AMD-Doi-thu-ngang-tam-voi-Core-iseries/136/8477489.epi