http://www.tinhte.vn/threads/tim-hieu-ve-cong-nghe-sac-nhanh-quick-charge-2-0-giup-sac-pin-nhanh-hon-75.2032111/
Nếu bạn cảm thấy chiếc smartphone hay tablet của mình sạc nhanh hơn so với các máy cũ trước đây thì có thể máy đã được trang bị một công nghệ có tên là Quick Charge của Qualcomm. Đây là một công nghệ sạc nhanh của hãng được tích hợp trong những máy smartphone dùng chip Snapdragon, nó là một thiết bị phần cứng, mà thật ra là một mạch điện nhỏ được tích hợp ngay bên trong điện thoại, phiên bản mới nhất của Quick Charge là 2.0 có thể tăng tốc độ sạc pin nhanh hơn các máy không có công nghệ này đến 75%, tuy nhiên phải đến đầu năm sau thì nó mới xuất hiện trên thị trường, còn hiện tại thì mới có hơn 70 thiết bị được trang bị công nghệ này nhưng mà là phiên bản 1.0, và nó cũng giúp sạc nhanh hơn bình thường đến 40%, một sự cải thiện khá đáng kể.
Quick Charge 1.0: sạc nhanh hơn 40%
Qualcomm cho biết, những máy cũ trước đây không có Quick Charge (QC) thường mất khoảng 4 tiếng để sạc đầy pin, còn nếu có QC 1.0 thì chỉ tốn từ 3 tiếng trở lại mà thôi. QC 1.0 là một mạch điện nhỏ được tích hợp ngay bên trong điện thoại dùng chip Snapdragon nên người dùng có thể sử dụng bất cứ cục sạc nào bên ngoài để sạc mà vẫn hưởng thụ được thêm 40% hiệu năng, không cần biết cục sạc đó hay sợi cáp có hỗ trợ QC 1.0 không. Đối với các máy không dùng chip Snapdragon thì Qualcomm vẫn đưa ra một giải pháp khác đó là thông qua thêm một cái đầu nối USB khác tích hợp công nghệ này, giúp cho mọi thiết bị đều có thể thụ hưởng được 40% thời gian chênh lệch.
Hiện nay đang có hơn 70 thiết bị đã được trang bị công nghệ sạc nhanh QC 1.0, bao gồm cả những cái tên rất nổi tiếng như Lumia 920, Galaxy S III, Asus Padfone hay Nexus 4… Danh sách chi tiết được đính kèm bên dưới.
Bảng so sánh tốc độ sạc đầy một cục pin 3300 mAhQuick Charge 2.0: sạc nhanh hơn 75%, yêu cầu có cục sạc hỗ trợ
Không lâu sau khi công bố chuẩn QC 1.0, Qualcomm tiếp tục giới thiệu tiếp phiên bản thứ hai của nó, QC 2.0, với hứa hẹn giảm thời gian sạc đến 75% so với khi không có QC. Qualcomm nói QC 2.0 sẽ được tích hợp trong những con chip Snapdragon 800 (mạnh nhất trong dòng Snapdragon ở thời điểm viết bài này) và nó khác QC 1.0 ở chỗ yêu cầu cục sạc ngoài cũng phải hỗ trợ chuẩn QC 2.0 luôn. May mắn là QC 2.0 có thể tương thích ngược với QC 1.0 và ngược lại, giống kiểu USB 3.0 vẫn dùng với cổng 2.0 được. Tức là máy có QC 1.0 có thể sạc chung với cục sạc 2.0 (nhưng chỉ nhanh hơn được 40%), ngược lại, máy có QC 2.0 cũng có thể sạc với những cục sạc thông thường nhưng tốc độ sạc sẽ không nhanh bằng cục sạc 2.0 được. Trong thử nghiệm của Qualcomm, một chiếc tablet thông thường mất 7 tiếng để sạc thì khi có QC 2.0 chỉ mất có chưa tới 3 tiếng mà thôi.
Công nghệ QC 2.0 sẽ sớm được trang bị cho những cục sạc AC/DC dùng cổng micro USB trong thời gian tới, Qualcomm đã và đang làm việc với các hãng sản xuất cục sạc trên thế giới để phổ biến công nghệ sạc nhanh này. Cục sạc QC 2.0 sẽ có ngoại hình và kích thước y hệt các cục sạc đang có hiện nay. Một ưu điểm khác của QC 2.0 so với bản 1.0 đó là dòng điện ra, trong khi QC 1.0 chỉ có thể cung cấp khoảng 10 Watt điện, đủ để sạc smartphone và tablet thì QC 2.0 do ra dòng điện tới 60 Watt nên còn có thể dùng để sạc được những chiếc notebook nhỏ.
Theo Qualcomm, những thiết bị và cục sạc đầu tiên được trang bị công nghệ QC 2.0 sẽ được bán ra từ đầu năm sau (2014), còn những chiếc smartphone hay tablet xài chip Snapdragon 800 thì sẽ mặc định có sẵn QC 2.0 hết, hiện nay chưa có sản phẩm chính thức nào dùng chip Snapdragon 800 cả, cao cấp nhất hiện nay chỉ có Optimus G Pro, HTC One, Galaxy S 4... là dùng chip Snapdragon 600 mà thôi.
Snapdragon 800 là dòng chip cao cấp nhất và mạnh mẽ nhất hiện nay của Qualcomm. Đây là một con chip tất cả trong một (SoC) được tích hợp đầy đủ các thành phần như CPU, GPU, DSP, modem LTE… Một con chip như thế có khả năng xử lý được cả video 4K, chơi game 3D, âm thanh 7.1 và cho phép các nhà sản xuất camera có thể gắn vào máy những chiếc camera lên tới 55 MP...
So sánh cấu hình QC 1.0 và 2.0
Những dòng chip snapdragon nào có Quick Charge?
Mình có liên hệ với công ty Qualcomm ở Việt Nam thì được biết ngoại trừ các chipset ở phân khúc phổ thông như như MSM7225 (Snapdragon S1), MSM7227 (S1) và MSM8225 (Snapdragon S4 Play), thì tất cả các chipset còn lại của Qualcomm đều có thể hỗ trợ Quick Charge. Riêng dòng MSM8225 hiện nay chưa hỗ trợ nhưng tới quý 3 hoặc quý 4 năm nay nó sẽ được Qualcomm nâng cấp để hỗ trợ.
40 năm trước đây vào ngày 3/4 năm 1973, cuộc điện thoại di động đầu tiên đã được thực hiện, đánh dấu bước phát triển mới của ngành viễn thông toàn cầu và một cuộc cách mạng thực sự của thiết bị di động cầm tay. Martin Cooper khi đó làm tại công ty Motorola là người đầu tiên thực hiện cuộc gọi từ thiết bị di động do công ty ông chế tạo ra. 40 năm trước, điện thoại di động là một thiết bị không mấy "di động" cho lắm khi nó nặng tới 1,15kg (nặng hơn cả chiếc MacBook Air 11") và dài hơn 25cm. So sánh với ngày nay, điện thoại thông minh (smartphone) chỉ mỏng dưới 10mm, chip bốn nhân mạnh mẽ và có rất nhiều tính năng hiện đại.
Điện thoại di động ngày nay khi bị hỏng hay trục trặc ta thường gọi nó là cục gạch nhưng điện thoại của 40 năm về trước mới thực sự là cục gạch đúng chất (xét theo nghĩa đen). Nó dài, to, vuông vức và chẳng có chút cuốn hút nào cả. Công nghệ chưa phát triển khi đó còn đòi hỏi điện thoại di động phải gắn thêm ăng-ten thu sóng khá dài và vướng víu. Nhưng bây giờ, ăng-ten chìm đã được sử dụng và dường như chúng ta không biết tới nó là cái gì. Kích thước to là để chứa những thành phần, linh kiện bên trong chứ không phải cho pin dung lượng cao. Vì thế mà điện thoại di động của năm 1973 chỉ có pin cho thời gian thoại là 20 phút trước khi cần sạc lại.
Martin Cooper khi đó làm việc tại Motorola và ông được giao nhiệm vụ phát triển nguyên mẫu điện thoại di động mang tên DynaTAC. Sau đó vào ngày 3/4/1973, cuộc gọi điện đầu tiên từ điện thoại di động đã được thực hiện giữa Cooper và đối thủ của ông là Joel Engel làm tại Bell Labs, đơn vị cũng tham gia phát triển chiếc điện thoại di động đầu tiên. Ông thực hiện cuộc gọi khi đang đi bộ trên đại lộ số 6 thuộc thành phố New York.
10 năm sau, Motorola DynaTAC chính thức được bán ra thị trường. Nó có tổng cộng 20 phím số với kích thước lớn, một ăng-ten dài làm từ cao su và cho thời gian thoại chỉ 30 phút mà thôi. Để sạc đầy cục pin cho 30 phút gọi này, bạn sẽ mất khoảng 10 tiếng. DynaTAC khi đó được gọi là "cục gạch" và có giá khoảng 4 ngàn USD nhưng nó vẫn cho thấy mức độ thành công và đánh dấu sự khởi đầu cho kỷ nguyên di động.
Vào năm 1991, thế hệ thứ hai (2G) của công nghệ di động được trình làng. Một công ty của Phần Lan khi đó là Radiolinja đã có câu khẩu hiệu đầy tính châm biếm: "Người Phần Lan có thể gọi điện lâu hơn". Câu slogan này ám chỉ sự giới hạn về thời gian thoại của thế hệ di động đầu tiên.
Khoảng thời gian từ năm 2001 là khi công nghệ 3G đã thịnh hành. Tới năm 2009, nhu cầu sử dụng di động của người dùng ngày một tăng cao và họ đòi hỏi chất lượng cũng như tốc độ cao, là tiền đề cho công nghệ 4G ra đời. 4G có lợi thế là tốc độ truy cập Internet nhanh hơn cũng như nhiều ứng dụng đa truyền thông tiên tiến.
Vào năm 2008, người ta ước tính rằng cứ hai người thì có một người sở hữu điện thoại di động. Từ năm 1990 tới 2011, lượng thuê bao di động trên phạm vi toàn cầu tăng từ 12,4 triệu lên tới hơn 6 tỉ thuê bao. Không chỉ tăng về lượng người dùng, điện thoại di động cũng chứng kiến sự thay đổi về thiết kế cũng như tính năng, dựa trên sự tiên tiến của công nghệ. Năm 1973 là một chiếc điện thoại giá cao, ít tính năng, to và nặng nhưng tới năm 2013 - sau 40 năm - điện thoại đã rẻ đi rất nhiều, nó là thiết bị cần có của bất cứ ai, nhỏ, nhẹ, mỏng hơn và nhiều tính năng hơn. Xin mời xem lại đoạn video quảng cáo chiếc Motorola DynaTAC của những năm 1980.
Nguồn: Gizmag
http://www.tinhte.vn/threads/nhin-lai-40-nam-lich-su-cua-dien-thoai-di-dong.1878688/
Chân dung Martin CooperMobira Talkman NMT450 - điện thoại cho xe hơi của năm 1984Sự tiến hóa của điện thoại di động (từ trái qua): Motorola 8900X-2, Nokia 2146 orange 5.1, Nokia 3210, Nokia 3510, Nokia 6210, Ericsson T39, HTC TyphoonMotorola DynaTAC 8000X của năm 1984 với màn hình đèn LED đỏMobira Cityman NMT900 năm 1987Một chiếc Motorola MicroTAC 9800X với đèn LED năm 1989Motorola International 3200 và điện thoại 2G của NokiaEricsson R380 được coi là smartphone đầu tiên ra mắt năm 2000Điện thoại BlackBerryQualcomm QCP-2700 của năm 1997 và iPhone 4S của năm 2011Điện thoại của những năm 80Điện thoại của những năm 1990Điện thoại 2G trong khoảng thời gian những năm 1991 - 2006
Nguồn: Gizmag