Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

NGHỊ SĨ MỸ THUA FACEBOOK TRÊN CHÍNH SÂN NHÀ VÌ KHÔNG HIỂU VỀ CÁCH FACEBOOK HOẠT ĐỘNG!






Mark Zuckerberg vừa trải qua vài phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, và Mark đã vượt qua thành công ở phần lớn các câu hỏi vì các nghị sĩ - những người đặt câu hỏi cho Mark - không hề biết gì về cách Facebook hoạt động, giải pháp cho những vấn đề của công ty là gì, hay cách họ gọi CEO lên điều trần là đã thấy có vấn đề. Ở đây là bài phân tích của CNN, mời các bạn tham khảo.

Ngày đầu tiên của buổi hỏi đáp với Zuckerberg đã cho thấy rõ rằng các nhà làm luật Mỹ không có đủ kiến thức về công nghệ trong thế kỷ 21 (nguyên văn của CNN: illiterate - có thể dịch là mù chữ). Kết quả là trọng tâm của buổi điều trần đã bị dịch chuyển. Đáng ra nó phải xoay quanh tính riêng tư và việc lạm dụng dữ liệu của người dùng, thì giờ đã trở thành một buổi hướng dẫn sử dụng Facebook! Và ngay lúc người dùng cần một cuộc đối thoại thông minh về tính riêng tư thì điều đó đã bị trôi dạt đi.

Tất nhiên cũng có một số ca ngoại lệ. Ví dụ, nghị sĩ Kamala Harris đến từ bang California đã khiến Zuck không biết phải trả lời thế nào khi hỏi Facebook rằng họ ghi nhận dữ liệu nhiều tới đâ và tại sao công ty không thông báo cho người dùng vào năm 2015 rằng dữ liệu của họ đã bị truy cập bởi Cambridge Analytica.

Nhưng trong đa số các trường hợp, có vẻ như các nghị sĩ chỉ đang hỏi Zuckerberg về cách mà Facebook hoạt động. Nhiều câu hỏi cho thấy sự phớt lờ của những vị này với những yếu tố cơ bản nhất của nền tảng và mô hình kinh doanh của Facebook. Ví dụ:

"Làm thế nào anh có thể giữ vững một mô hình kinh doanh mà người dùng không phải trả phí cho anh" - nghị sĩ Orrin Hatch.

Zuckerberg trả lời: "Thưa nghị sĩ, chúng tôi chạy quảng cáo".

"Anh lưu bao nhiêu loại dữ liệu, và bao nhiêu loại được lưu trên tổng số anh thu thập", nghị sĩ Deb Fischer.

"Nghị sĩ, ngài có thể làm rõ ý của ngài về loại dữ liệu là gì không?", CEO Facebook nói. "Tôi không chắc chúng ta đang nói về chuyện gì".


Đang tải Mark_Zuck.jpg…

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất, nghị sĩ John Kennedy nói rằng thỏa thuận của người dùng Facebook "cùi bắp", sau đó liệt kê ra hàng loạt bước mà Facebook nên thực hiện để cải thiện quyền bảo mật về dữ liệu. CEO Facebook chỉ trả lời nhẹ nhàng rằng những cái đó đã được triển khai rồi.

Kennedy: "Liệu anh có đồng ý quay lại và làm một thứ cho tôi xóa dữ liệu của mình?"

Zuckerberg: "Nghị sĩ, hiện tại ông đã có thể xóa bất kì dữ liệu nào mà ông muốn, thậm chí xóa hết mọi thứ".

Kennedy: "Liệu anh có đồng ý để tôi có quyền cấm anh không chia sẻ dữ liệu của tôi?"

Zuckerberg: "Nghị sĩ, lại một lần nữa, tôi tin rằng anh đã có quyền này rồi".

Kennedy: "Anh có sẵn sàng cho tôi quyền lấy dữ liệu của tôi trên Facebook và di chuyển nó sang một mạng xã hội khác không?"

Zuckerberg: "Nghị sĩ, ông đã có thể làm vậy rồi..."

Sự thiếu hiểu biết của nghị sĩ đã cho phép Zuckerberg thoát khỏi những câu hỏi quan trọng hơn (và chưa được trả lời) liên quan đến cách mà Facebook giám sát dữ liệu và vì sao công ty không minh bạch điều đó với người dùng, về cách mà dữ liệu của họ được chia sẻ và nó đã bị lạm dụng ra sao.

Đang tải sei_6789961.jpg…

Câu hỏi của các nghị sĩ cũng không có sự tập trung nào. Chúng trải dài từ việc Nga can thiệp bầu cử hồi năm 2016 cho đến các bài nói bày tỏ sự căm ghét hay các vấn đề quảng cáo liên quan đến bầu cử. Tất cả những vấn đề xoay quanh Facebook trong những tháng gần đây đều đúng, nhưng nó không phải trọng tâm. Ở đây chúng ta đang cần hiểu hơn về vụ Cambridge Analytica mà thôi.

Ngay cả với vấn đề riêng tư của dữ liệu, các nghị sị cũng ép vị CEO giải thích vì sao người dùng nên tin Facebook, thay vì hỏi những bước mà Facebook sẽ làm để người dùng kiểm soát được dữ liệu của mình một cách cụ thể hơn. Những câu hỏi chung chung này làm cho Zuckerberg có cơ hội quay lại vùng an toàn của mình: nhận trách nhiệm và hứa hẹn mọi thứ sẽ tốt hơn. Đa số đều không hỏi Facebook đã làm gì trong những năm qua.

Có lẽ khoảnh khắc mà Zuck thật sự bị áp lực là khi Harris hỏi vì sao Facebook không tiết lộ về sự cố năm 2015, và tại sao hãng lại chờ đến khi báo giới phát hiện ra mới đi thông báo.

"Anh có biết có ai trong ban lãnh đạo Facebook đã bàn về việc có nên thông báo cho người dùng hay không?". Zuck trả lời: "Tôi không chắc là chúng tôi có nói về chuyện đó".

Một số nghị sĩ khác thì đặt ra câu hỏi quan trọng nhưng vì cách dùng từ ngữ không đúng nên Zuck cũng có thể chạy thoát. Zuck trả lời mập mờ về cách Facebook dùng dữ liệu của người dùng để lấy doanh thu quảng cáo khi các nghị sĩ hỏi liệu Facebook có bán những dữ liệu đó hay không. Về lý thuyết, Facebook trao đổi thông tin chứ không bán.

Đang tải ZuckPromises-944799036.jpg…

Chắc chắn trước phiên điều trần, Zuck đã được huấn luyện kĩ càng bởi các luật sư, tư vấn viên, thậm chí là nhiều ngày trước buổi điều trần. Zuck rất bình tĩnh và biết rõ những gì mình nói, trong khi vẫn tỏ thái độ tôn trọng với người hỏi.

Nhưng chẳng có thách thức nào được đặt ra cả. Zuck có nhận trách nhiệm không? Có. Facebook có nhận trách nhiệm khi không bảo vệ dữ liệu người dùng? Có. Liệu những điều này sẽ mở ra các khung pháp lý mới? Không.

Khi có ai đó chỉ ra việc Facebook đang làm không đúng, Zuck trả lời rằng hãng đang làm để sửa chữa điều đó. Khi ông không thể trả lời, ông hứa sẽ phản hồi lại sau. Thậm chí khi được hỏi là có cần nghỉ ngơi không, Zuck trả lời: "Thêm vài câu nữa cũng được".


Nguồn: CNN
 

https://tinhte.vn/threads/nghi-si-my-thua-facebook-tren-chinh-san-nha-vi-khong-hieu-ve-cach-facebook-hoat-dong.2784441/

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

CHIA SẺ TRẢI NGHIỆM ĐẶT XE BẰNG ỨNG DỤNG VATO THAY CHO UBER, ANH EM DÙNG THỬ CHƯA?

Gần đây, sau khi UBER rút khỏi Đông Nam Á, những anh em không "mặn mà" lắm với Grab bắt đầu tìm đến những giải pháp thay thế hoặc quay về với xe "truyền thống". Và một trong những giải pháp được anh em chia sẻ nhiều nhất gần đây là ứng dụng đặt xe VATO thuộc sở hữu của công ty Phương Trang. Ứng dụng này ban đầu có tên là FaceCar, sau đó đổi thành VIVU và cuối cùng là VATO - tức là vận tải thông suốt.



Đáng lẽ, VATO sẽ ra mắt vào tháng 5 nhưng do UBER rút khỏi Đông Nam Á nên ứng dụng này đã ra mắt sớm vào ngày 1/4. Chính vì việc ra mắt sớm cộng thêm chưa sẵn sàng để đón nhiều tài xế và người dùng nhiều hơn dự định (do Uber biến mất mà có nhiều người không muốn dùng Grab) nên VATO vẫn chưa ổn định. Vì vậy, mình sẽ không xét về tốc độ hay tính ổn định mà chỉ chia sẻ trải nghiệm dựa trên những tính năng đang có. Điều thú vị là những bác tài xế hôm nay mình gặp thì mình đều là cuốc xe đầu tiên. (hy vọng mở hàng tốt, không thì nhục lắm!).

Đang tải 2.jpg…
Giao diện của VATO với tính năng tài xế riêng

Đang tải 6.jpg…
Tính năng gọi xe nhanh

Đang tải 8.jpg…
So sánh giá với Grab giờ bình thuờng

Đang tải 9.jpg…
Giờ cao điểm

Đang tải 11.jpg…
Và khi mình muốn huỷ chuyến..
Ưu điểm:
  • Không tăng giá giờ cao điểm hay bất kỳ thời gian nào, thay vào đó sẽ thêm vào tính năng "trả giá". Ban đầu, nhiều anh em hiểu sai về việc trả giá này khi cho rằng muốn "trả bao nhiêu thì trả" như đi xe ôm bên ngoài. Nhưng thật ra, bạn chỉ có thể điều chỉnh giá thấp nhất bằng giá VATO đưa ra, tức là trả giá lên chứ không phải trả giá xuống. Việc thêm 5k-10k vào giờ cao điểm sẽ khuyến khích tài xế nhận cuốc xe. (giống như tiền bo thêm).
  • Tính năng gọi xe nhanh với đồng hồ điện tử, tức là đi đến đâu - tính tiền đến đó nhưng rẻ hơn taxi truyền thống. Điều thú vị là khi đến nơi, ứng dụng cập nhật rất chính xác điểm đến vừa "thả khách".
  • Có thể nạp tiền qua ứng dụng MoMo (hiện tại chưa dùng được) và nạp tiền vào ví qua ZaloPay.
  • Tài xế hiện tại khá lịch sự và xe sạch sẽ (có thể mình hên chăng?), khi huỷ chuyến cũng nhẹ nhàng lịch sự chứ không khó chịu.
  • Có giao diện chat riêng với tài xế với bóng chat tiện dụng, không phải chuyển đổi qua lại khi đang đặt xe. (giống trên Messenger, có hình tròn ava chỉ việc bấm vào để mở và tắt khung chat nhanh.)
  • Tính năng Tài Xế Riêng bằng cách nhập số điện thoại của tài xế. Mình chưa trải nghiệm nhưng có vẻ tính năng này khá hay khi bạn muốn gặp lại bác tài mà mình yêu thích và cảm thấy tốt. Cụ thể khi tìm xe, sẽ có tuỳ chọn tất cả tài xế hoặc tài xế riêng. Như vậy, bạn có thể đi đúng xe của bác tài mà mình muốn.
  • Có cả thời gian dự kiến đến nơi nhưng mình thấy không cần thiết. Bởi, với tình hình lưu thông ở Sài Gòn thì thời gian này không có giá trị lắm.
Khuyết điểm:
  • Hiện không cho thanh toán thẻ, chỉ thấy mỗi hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
  • Không thông báo việc tài xế đang trả khách khác. (may là anh tài xế nhắn tin báo cho mình rằng "em đợi tí, anh đang trả khách). Điều này sẽ làm cho khách rất hoang mang tự hỏi "ủa, đang chạy đi đâu vậy?".
  • Giá giờ bình thường thường xuyên đắt hơn Grab vài ngàn đồng. Mình đã thử rất nhiều lần. Với tình hình này, họ chỉ có thể cạnh tranh với Grab giờ cao điểm.
  • Hoàn toàn không thể huỷ chuyến khi đang tìm tài xế. (Grab khi tìm quá lâu không có thì sẽ cho phép huỷ đi). Bạn chỉ có thể huỷ chuyến khi đã có tài xế nhận cuốc xe.
  • Không thể nhập điểm đến linh động. Nếu bạn đã nhập xong điểm đến hoặc chọn điểm đến Theo yêu cầu (gọi xe nhanh), ô điểm đến sẽ bị khoá lại và không thể tuỳ chỉnh hay cập nhật mới.
  • Đồng hồ điện tử chỉ hiển thị trên máy của bác tài, còn khách hàng chỉ có mỗi hàng chữ "đang trong chuyến đi" và nhận được thông tin số tiền khi đến nơi. (hơi bất công một tẹo đấy).
  • Chưa hiện đầy đủ thông tin xe (Xe Mazda 3 mà app hiện mỗi số 3, Kia Morning thì ghi ngắn gọn là Morning)
  • Do đang "kéo" tài xế về nên giai đoạn đầu có lẽ sẽ không kiểm duyệt kỹ và nghiêm khắc như Uber.

Ngoài ra, chiết khấu của VATO hiện tại đang thấp hơn Grab nên cũng thu hút tài xế, đặc biệt là những bác tài Uber đang không muốn về với Grab. Mình nghĩ trong thời gian tới sẽ có nhiều xe hơn và ứng dụng hoạt động tốt hơn, nhất là khi Phương Trang còn tuyên bố đầu tư 100 triệu USD. Anh em nào đã dùng thử VATO rồi có thể chia sẻ thêm trải nghiệm của anh em nhé.

https://tinhte.vn/threads/chia-se-trai-nghiem-dat-xe-bang-ung-dung-vato-thay-cho-uber-anh-em-dung-thu-chua.2782930/

HƯỚNG DẪN CÀI BỘ GÕ TIẾNG VIỆT TRÊN UBUNTU 16.04 LTS – IBUS-UNIKEY

Để cài đặt unikey trên Ubuntu 16.04 cực kì đơn giản vô cùng. Chỉ cần một số vòng lệnh thì việc cài đặt cực kì đơn giản.
Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Mở terminal đánh dòng sau

cài đặt ibus-unikey trên ubuntu

Bước 2: Khởi động lại ibus

cài đặt ibus-unikey trên ubuntu

Bước 3: Cấu hình bàn phìm đánh tiếng việt

cài đặt ibus-unikey trên ubuntu
cài đặt ibus-unikey trên ubuntu
cài đặt ibus-unikey trên ubuntu
cài đặt ibus-unikey trên ubuntu
Sau khi cài đặt xong thì bạn chỉ cần khởi động lại máy hoặc logout rồi login vào lại và tận hưởng kết quá, để chuyển qua đánh tiếng việt bạn chọn ngay phần mục tại bước 3 và chọn unikey là được.

https://nguyenhuuhoang.com/huong-dan-cai-bo-go-tieng-viet-tren-ubuntu-16-04-lts-ibus-unikey/