Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

MANH NHA HIỂM HỌA HACK PHẦN CỨNG

(PCWorldVN) Không chỉ lo ngại với đủ thể loại malware, người dùng máy tính giờ đây còn bị đe dọa bởi hiểm họa hacker khai thác các kỹ thuật tấn công ‘xuyên thủng’ phần cứng.
Tại sự kiện Security World 2016 diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 3 vừa qua, Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục CNTT của Bộ Công an đã lên tiếng cảnh báo, xu hướng tấn công bằng phần mềm sử dụng các loại mã độc kết hợp với những hình thức lừa đảo tinh vi tiếp tục gia tăng. Đại diện Bộ Công an đồng thời đưa ra nhận định tấn công thông qua phần cứng cũng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới với những mối đe dọa tiềm tàng người dùng thiết bị điện toán, như mã độc được cấy sẵn trong BIOS, firmware, trình điều khiển thiết bị của hãng sản xuất, lưu trữ USB…
Thế nhưng, gần đây các chuyên gia bảo mật trên thế giới nhiều lần cảnh báo về hình thức tấn công mới hiểm độc hơn trước nhiều. Theo đó hacker nhắm vào các thành phần phần cứng, vượt qua mọi lớp phòng thủ truyền thống trước đây thường áp dụng cho hệ điều hành và ứng dụng. Tại hội nghị an ninh Usenix diễn ra hồi giữa tháng 8 tại Austin, Mỹ, hai nhóm nghiên cứu bảo mật đã trình bày về những kiểu tấn công do họ phát triển để minh họa những mối đe dọa mới đối với người dùng.
Hack “đảo bit” bộ nhớ, lộ ra lỗ hổng giả định
Cả hai nhóm đều sử dụng kỹ thuật tấn công gọi là “Rowhammer”, từng được các nhà nghiên cứu Google trình diễn hồi tháng ba năm nay. Thủ thuật được áp dụng ở đây là chạy một chương trình trên máy tính mục tiêu, liên tục ghi đè lên một hàng transitor (bóng bán dẫn) trong bộ nhớ DRAM, và “dập” (hammering) như vậy cho đến khi xảy ra một trục trặc hy hữu: việc nạp điện rò rỉ từ hàng transitor bị “dập” sang hàng bên cạnh, làm đảo giá trị các bit, từ 1 thành 0 hoặc ngược lại (0 thành 1). Theo các nhà nghiên cứu thì thay đổi này cho phép kẻ tấn công “leo thang”, giành được đặc quyền truy cập hệ thống.
Rowhammer và những cuộc tấn công tương tự có thể khiến các nhà sản xuất phần cứng lẫn phần mềm sẽ phải tư duy lại đối với hệ thống phòng thủ dựa hoàn toàn vào các mô hình kỹ thuật số. “Máy tính, cũng như mọi công nghệ điện toán, đang được xây dựng theo từng lớp giả định”, chuyên gia bảo mật Dan Kaminsky, người đã khám phá ra lỗ hổng bảo mật căn bản trong hệ thống tên miền của Internet vào năm 2008, nói.
Thực tế là trong nhiều năm qua chúng ta làm việc với máy tính thông qua những khái niệm “tập tin”, “thư mục”, “ổ cứng”, “bộ nhớ”,… với những giả định, kiểu như, các ô nhớ sẽ không bị thay đổi cho đến khi dữ liệu ghi vào. Các kỹ thuật phòng chống tấn công luôn được xây dựng dựa trên những giả định mặc nhiên như vậy. Nhưng, “điều thú vị về công nghệ kết nối mạng là trên thực tế những giả định này có thể bị tấn công”, Kaminsky khẳng định.
Năm ngoái, Thomas Dullien và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp tại Google lần đầu tiên chỉ ra rằng họ có thể sử dụng kỹ thuật làm rò rỉ điện để đảo giá trị các bit quan trọng trong bộ nhớ DRAM của laptop, chứng tỏ rò rỉ điện có thể dự đoán được và bị lợi dụng. Các nhà nghiên cứu ở Úc và Pháp sau đó vài tháng đã chỉ ra một cuộc tấn công Rowhammer có thể kích hoạt bằng đoạn mã JavaScript giành quyền kiểm soát bộ nhớ của trình duyệt và thoát ra khỏi môi trường cô lập sanbox của nó để phát động cuộc tấn công.
Những biến thể Rowhammer này cùng với những biến thể mới được trình bày tại hội nghị an ninh Usenix năm nay cho thấy, không sớm thì muộn giới hacker sẽ tập trung vào những kỹ thuật xuyên thủng những giả định cơ bản của máy tính. Điều đáng ngại Rowhammer mới chỉ là váng nổi trên bề mặt của một lĩnh vực đầy tiềm năng, theo nhận định của chuyên gia bảo mật Thomas Dullien.
Bằng thiết bị “tự chế” tốn chưa tới 300 USD, các nhà nghiên cứu Israel có thể đánh cắp các khóa mã hóa từ một máy tính mục tiêu gần bên và truyền sang laptop của mình.
Tấn công Rowhammer cả máy ảo và máy trạm
Mới đây đã xuất hiện những cuộc tấn công Rowhammer theo hướng mới, nhắm tới các dịch vụ điện toán đám mây và máy trạm doanh nghiệp thay vì PC của người tiêu dùng. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở bang Ohio, Mỹ đã thực hiện tấn công bằng kỹ thuật hack vào nền tảng ảo hóa Xen thường được dùng để tạo và quản lý máy ảo cho khách hàng thuê trên máy chủ đám mây. Các chuyên gia bảo mật đã phát triển kỹ thuật tấn công mới lạ, đầu tiên tấn công lây nhiễm một máy ảo rồi chạy chương trình “dập” hàng transitor để “đảo bit” bộ nhớ vật lý, và leo thang đặc quyền (privilege escalation) trên nền tảng ảo hóa Xen.  
Một báo cáo khác của các nhà nghiên cứu Hà Lan và Bỉ cũng đạt được hiệu quả tương tự, và cho thấy một phương thức mới trong việc sử dụng Rowhammer hết sức hữu hiệu. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã khai thác tính năng chống trùng lặp bộ nhớ (memory de-duplication) cho phép kết hợp các phần bộ nhớ giống hệt nhau của các máy ảo vào một nơi duy nhất trong bộ nhớ vật lý của máy tính. Thử nghiệm với một máy trạm chuyên dụng của Dell, các nhà nghiên cứu có thể ghi dữ liệu vào bộ nhớ của một máy ảo, sau đó sử dụng dữ liệu này để “dập” các transitor vật lý không chỉ các bit dữ liệu này, mà cả các bit giống hệt trên máy ảo khác đang cùng chạy trên máy trạm thử nghiệm. Theo các nhà nghiên cứu thì thủ thuật này có thể được khai thác để phá và giải các khóa mã hóa trên máy tính.
Tấn công vật lý siêu tàng hình

Rowhammer không phải là kỹ thuật hack mới có khả năng khai thác những tính chất vật lý của máy tính. Chẳng hạn như nghiên cứu được các chuyên gia bảo mật Israel phô diễn trong mùa hè cho thấy, họ có thể ghi âm tiếng động phát ra từ quạt làm mát trong máy tính hay mô tơ quay ổ cứng và chuyển thành dữ liệu. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv và Viện nghiên cứu Technion của Israel chứng minh là có thể trích xuất những khóa mã từ một máy tính bằng cách theo dõi sóng vô tuyến phát ra từ hoạt động của bộ xử lý. Thiết bị cầm tay được sử dụng để nghe lén do chính họ phát triển có giá thành chưa tới 300 USD.

Nhưng như với Rowhammer, việc hack vật lý nói chung đáng sợ ở chỗ nó có thể diễn ra lặng lẽ tới mức “siêu tàng hình”. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan của Mỹ đã có thể tạo ra một cửa hậu (backdoor) bí mật trong một cell, là một bộ các transistor có kích thước nhỏ hơn một phần nghìn sợi tóc. Mỗi chip đời mới tích hợp hàng tỷ cell, nghĩa là cửa hậu dường như vô hình trước mọi kỹ thuật “soi”. Trong khi đó, một hacker nắm được sự tồn tại cửa hậu ẩn sâu trong phần cứng này có thể chạy một chương trình đặc biệt khiến cell chứa backdoor nạp điện từ những transistor kề bên dẫn đến sự đảo bit, như kiểu tấn công Rowhammer, từ đó cho phép hacker toàn quyền điều khiển hệ điều hành. Chiêu thức tấn công vật lý như vậy có thể gọi là siêu tàng hình, bởi không thể nào phát hiện bằng các biện pháp an ninh số.
Dường như đã thấy lấp ló cơn ác mộng về bảo mật máy tính với kiểu khai thác tấn công ở cấp độ vật lý hoàn toàn qua mặt các lớp phòng thủ bằng phần mềm.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một biện pháp đối phó với kiểu tấn công Rowhammer gây rò rỉ nhiễm điện bộ nhớ, dựa trên tính năng mã sửa lỗi DRAM (error-correcting code) để liên tục sửa lỗi nạp điện bất thường trên bất kỳ transitor nào. Việc triển khai tính năng này trên diện rộng cho bộ nhớ máy tính có thể vô hiệu hóa các cuộc tấn công Rowhammer.

Nhưng Dullien cảnh báo rằng không chỉ có DRAM mà còn rất nhiều mục tiêu phần cứng tiềm năng khác như chip, đĩa cứng có thể bị hacker khai thác tấn công theo những cách thức mà hiện các nhà khoa học máy tính chưa thể tưởng tượng ra.

PC World VN 10/2016
http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/an-ninh-mang/2016/12/1250108/manh-nha-hiem-hoa-hack-phan-cung/?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+articles%2Fcong-nghe+%28PCWorldVN+-+C%C3%B4ng+ngh%E1%BB%87%29&utm_content=Netvibes

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

MẸO CHỌN MUA LOA BLUETOOTH CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT

Dân trí 

 Hiện nay, các loại loa Bluetooth đang tràn ngập trên thị trường với nhiều mẫu mã, chủng loại, tính năng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề không hề dễ dàng vì bạn sẽ không biết lựa chọn những tiêu chí nào phù hợp với mình.


Mẹo chọn mua loa bluetooth chất lượng nhất
Theo anh Nguyễn Ngọc Trường, chuyên viên kỹ thuật về âm thanh, người dùng chọn mua loa Bluetooth cần chú trọng một số yếu tố, như sau:

Thứ nhất là không nên chọn mẫu loa có kích thước quá nhỏ. Với các nhà sản xuất khi sản xuất loa sẽ có những model họ thu nhỏ kích thước để người dùng mang đi mang lại dễ hơn. Tuy nhiên, kích thước nhỏ đồng nghĩa với việc âm thanh sẽ bị giảm đi. Loa cỡ nhỏ sẽ không đảm bảo toàn dải cho người nghe nhạc. Do đó, người dùng nên lựa chọn loại loa có kích thước tương đối để đảm bảo chất lượng âm thanh, vừa dễ dàng mang đi mang lại được.

Điều thứ hai là người dùng nên chú ý đến chuẩn giải mã của Bluetooth. Hiện tại chất lượng giải mã chất lượng cao Bluetooth là chuẩn APT X. Do đó, người dùng nên chọn những mẫu loa có chuẩn APT X. Đây là chuẩn giải mã tương đương với chuẩn giải mã của đầu DVD thông thường nên chất lượng âm thanh sạch, chi tiết, mang lại chất lượng âm thanh tương đương với âm thanh có dây.

Thứ ba là người dùng nên chọn loa có nhiều driver. Driver là những thành phần loa nhỏ ở trong loa. Loa có nhiều driver sẽ mang lại chất lượng âm thanh đồng đều và toàn giải nhất, đáp ứng âm thanh chi tiết nhất.
Khôi Linh – Xuân Ngọc

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

GOOGLE HOME LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ Ở VIỆT NAM?

Home là thiết bị đóng vai trò như trợ lý ảo và kết nối ngôi nhà thông minh mới được Google ra mắt nhưng với chừng đó thì nó có hữu ích tại Việt Nam? Và chúng ta làm được những gì với nó?? Những tính năng và khả năng cơ bản của Google Home sẽ được mình trình bày trong bài trên tay này. Nói là khả năng bởi vì Google Home có thể nghe và hiểu được các lệnh mà chúng ta đưa ra cho nó.


Thiết kế

Google Home có thiết kế rất cơ bản và đơn giản. So với Amazon Echo thì nó nhỏ hơn ngắn hơn, cũng đơn giản hơn. Phía trên của Home được làm từ nhựa nhám màu trắng và phần dưới làm từ vật liệu như vải bọc, phần này có thể tùy biến màu sắc, Google có đưa ra một vài lựa chọn cho chúng ta khi mua.

tren_tay_google_home_tinhte.vn-11.jpg
Ở bên trên đỉnh của Home có hai microphone và bề mặt này là cảm ứng. Khi lướt tay trên đó sẽ cho phép chúng ta điều chỉnh âm lượng của Home, tất cả sẽ được báo bằng đèn nhiều màu. Phía sau là một nút để bật/tắt hai microphone bên trên cũng như logo của Google. Còn ở dưới đáy là cổng nguồn, nó dùng điện từ 110-240V. Cả phần bên dưới là loa và âm lượng khá lớn, đảm bảo rằng nó sẽ là một chiếc loa nghe nhạc cho căn phòng.

Google Home sẽ được kết nối và quản lý bằng một app cho iOS và Android có tên Home. Từ đây bạn có thể tìm hiểu về trợ lý, quản lý các dịch vụ kết nối với Home.

Trợ lý trong ngôi nhà

Hãy hình dung như này, Google Home là một cô giúp việc thông thái trong nhà bạn, bạn hỏi cô ta về các thông tin, nhờ nhắc lịch hẹn, nhờ gọi dậy vào buổi sáng, nhờ tắt/bật đèn, nhờ mở nhạc... Chỉ với một cục hình trụ này, cắm vào ổ điện và kết nối tới smartphone là bạn đã có tất cả. Với tính năng là trợ lý, Home có thể tra cứu thông tin trên Internet và trả lời nhanh và chính xác cho bạn, một tính năng rất hay đó là nhờ nó dịch ngôn ngữ cho bạn. Ví dụ bạn không biết xin chào trong tiếng Lào là gì thì Google Home sẽ giúp bạn làm việc đó ;)

tren_tay_google_home_tinhte.vn-10.jpg
Dĩ nhiên bạn phải nói với em ấy bằng tiếng Anh, nói rõ và chính xác thì em ấy sẽ hiểu. Sẽ có hai microphone phía trên Google Home cho phép nó nghe lệnh từ bạn, Google có nói rằng hai mic này đảm bảo bạn ở bất cứ đâu trong phòng thì cũng có thể ra lệnh cho Home. Có một nút ở phía sau để tắt mic này đi, tức là Home sẽ không nghe lệnh từ chúng ta nữa, đảm bảo mục đích riêng tư vì mọi dữ liệu nó nghe được sẽ đi lên máy chủ Google. Tuy nhiên, không phải Home nghe mọi lúc mà bạn phải bắt đầu câu lệnh đó bằng 'OK Google' hoặc 'Hey Google' thì nó mới bắt đầu lắng nghe bạn nói.

Trợ lý này sẽ tìm mọi thông tin mà bạn hỏi nó hoặc nhờ đặt báo thức, lịch hẹn. Do không có giao diện đồ họa mà tất cả chỉ là giọng nói nên các lệnh hoặc tính năng của Home sẽ hạn chế và không đa dạng như Google Assistant trên smartphone Android. Mình thích nhất là hỏi ngôn ngữ các nước rồi Home nói cho mình nghe bằng giọng của nước đó, rất thú vị.

Nếu có Chromecast trong nhà thì bạn cũng có thể kết nối nó với Home để điều khiển TV. Bạn hoàn toàn có thể nhờ Home bật một video trên TV mà không phải động tay động chân.

Kết nối các thiết bị từ hãng thứ 3

Không chỉ làm việc với các dịch vụ Google mà Home còn hỗ trợ kết nối với những sản phẩm của bên thứ 3. Ví dụ nếu bạn dùng bóng đèn LED thông minh của Philips thì có thể kết nối nó với Home, khi đó bạn sẽ ra lệnh cho Home bật/tắt đèn bằng giọng nói. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn khá ít các dịch vụ mà có thể sử dụng với Home. Cũng giống như đèn thì bạn còn có thể kết nối thiết bị quản lý nhiệt độ trong nhà với Home. Dĩ nhiên là bạn sẽ phải ra lệnh bằng tiếng Anh.

Một chiếc loa nghe nhạc

Bạn đừng vội mừng là mua Home về để nghe nhạc như bao loa Bluetooth khác. Nó không thể kết nối Bluetooth tới bất kỳ nguồn phát nào để nghe nhạc mà sẽ phải sử dụng từ các dịch vụ stream nhạc trực tuyến như Google Play Music, Spotify, Pandora, YouTube Music, iHeartRadio... Và một điều đáng buồn là tất cả những dịch vụ đó đều chưa hỗ trợ Việt Nam, mình có thử thì không dịch vụ nào hoạt động cả. Vì vậy việc dùng Home làm loa nghe nhạc ở Việt Nam là không thể!

tren_tay_google_home_tinhte.vn-3.jpg
Nếu bạn có chromecast thì có thể kết nối và nghe nhạc với Home tuy nhiên mình chưa thử nghiệm thực tế được. Có một tính năng khá hay là nếu mỗi phòng trong nhà có một chiếc Home thì bạn hoàn toàn có thể mở một bài nhạc cho các phòng đó từ thiết bị này.

Kết luận

Với những tính năng đó thì việc sử dụng Google Home ở Việt Nam là khá hạn chế. Bạn gần như chẳng thể làm gì với nó cả ngoại trừ vài câu hỏi tiếng Anh vui vẻ. Nếu bạn nào đã có Home và có khám phá ra tính năng hữu ích của nó tại Việt Nam thì chia sẻ trong bài viết này để anh em được biết nhé.

Mình mượn chiếc Home này của Lumi, một đơn vị phát triển nhà thông minh của Việt Nam. Hy vọng họ sẽ làm được gì với Home, biết đâu họ sẽ phát triển một thiết bị giống Home nhưng có thể nghe và hiểu tiếng Việt, có thể điều khiển các thiết bị điện trong ngôi nhà thì sao :D.

tren_tay_google_home_tinhte.vn-14.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-13.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-12.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-9.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-8.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-7.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-6.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-5.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-4.jpg tren_tay_google_home_tinhte.vn-1.jpg
 

https://tinhte.vn/threads/google-home-lam-duoc-nhung-gi-o-viet-nam.2660726/ 



Mod nói sao chứ mình stream nhạc từ iphone, server của mình vô Google Home được mà. Xài app Allcast. Có điều âm thanh của Google Home nghe ko hay thôi. Mình ở VN nha.

Kết hợp app IFTT và Logitech Home Control tạo applet mình dùng giọng nói tắt mở hometheatre ok luôn.

Tính năng khác mình hay xài là hỏi giờ, khi ngủ nướng thì ko cần mở mắt coi đồng hồ. Hay set alarm trực tiếp vô Google Home, vẫn nằm đó kêu nó stop hay bao nhiêu phút nữa nó nhắc lại.

Ngoài ra mình có thể nghe Tin thế giới từ BBC. Buồn nói nó kể truyện cười cũng vui. Mình kêu nó dịch Anh Việt được.

TẢI HÌNH ẢNH TỪ FACEBOOK, LINKEDIN CÓ THỂ "DÍNH" MÃ ĐỘC TỐNG TIỀN

Nếu bạn nhìn thấy một hình ảnh mới hoặc tập tin đồ họa trên máy tính mà không nhớ rằng mình đã tải về lúc nào, bạn không nên mở nó lên vì đó có thể là một biến thể ransomware mới mang tên Locky.



Được biết, Locky là một biến thể Ransomware phổ biến nhất trong Q1/2016. Chúng được phát hiện ra là đã có vô số nỗ lực lây nhiễm người dùng tại 114 quốc gia.
Được biết, Locky là một biến thể Ransomware phổ biến nhất trong Q1/2016. Chúng được phát hiện ra là đã có vô số nỗ lực lây nhiễm người dùng tại 114 quốc gia.
Theo Ars Technica, mã độc đòi tiền chuộc ransomware Locky đã chuyển từ lỗ hổng MS Office Word đến mạng xã hội Facebook và LinkedIn nhằm mục đích xâm nhập vào máy tính người dùng để mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc.
Ars Technica cho biết, đầu năm nay, Locky đã thâm nhập vào máy tính thông qua một tài liệu Word. Tuy nhiên, trong tuần qua, Ars Technica ghi nhận từ công ty an ninh mạng Check Point của Israel cho thấy một cảnh báo mới từ việc lây lan lớn của ransomware Locky thông qua phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook.
Báo cáo của Check Point cho biết, những kẻ chủ mưu đã lợi dụng lỗ hổng của Facebook và LinkedIn để phát tán Locky. Những kẻ tấn công này đã tìm ra một phương pháp mới để nhúng mã độc vào một tập tin hình ảnh và tải nó thành công lên trang web mạng xã hội. Thông qua đó, đối tượng xấu sẽ cố tình ép buộc nạn nhân tải về các tập tin hình ảnh mà họ dường như không lường trước. Điều này dẫn đến việc lây nhiễm mã độc trên thiết bị của người sử dụng ngay sau khi họ nhấp chuột vào tập tin tải về.
Cụ thể, khi người dùng nhấp chuột vào một hình ảnh thu nhỏ trên mạng xã hội, thay vì hiển thị các hình hình ảnh trong một cửa sổ riêng biệt, các tập tin sẽ tự động tải về máy tính.
Hầu hết người dùng sẽ nhấn vào hình ảnh tải về mà không nghi ngờ. Tuy nhiên, đó chính là hành động "mở cửa" để mã độc đòi tiền chuộc Locky thực hiện hành động tấn công máy tính của nạn nhân. Ngay lập tức, tất cả các tập tin trên máy tính sẽ bị mã hóa.

Khi Locky được kích hoạt trên máy tính thì cách duy nhất để lấy dữ liệu của bạn là bằng cách trả một khoản tiền chuộc. TheoArs Technica, tiền chuộc hiện tại để mở khóa máy tính của người dùng là khoảng nửa đồng Bitcoin, hoặc 365 USD.
Check Point đã thông báo với Facebook và LinkedIn về lỗ hổng hiện đang bị các tin tặc khai thác và tấn công. Tuy nhiên, công ty an ninh mạng này cho biết sẽ không thông báo rộng rãi chi tiết về vấn đề này đến các phương tiện truyền thông cho đến khi các mạng xã hội đã sửa chữa lỗ hổng.
Công ty bảo mật này cũng khuyến cáo người dùng nếu đã nhấp vào một hình ảnh trên mạng xã hội Facebook hay LinkedIn và được tải về một tập tin thì tuyệt đối không mở nó. Bất kỳ trang web truyền thông xã hội nào cũng sẽ hiển thị các hình ảnh mà không cần tải bất kỳ tập tin nào về.
"Điểm mấu chốt để tránh gặp phải cuộc tấn công bằng Locky là nếu bạn bấm vào một hình ảnh và nó sẽ bắt đầu tải về, bất cứ điều gì bạn làm, không mở các tập tin hình ảnh trên máy tính của bạn." Công ty Check Point nhấn mạnh.

Gia Hưng

TRÊN TAY BỘ THẺ HỌC TIẾNG ANH TƯƠNG TÁC TAPKIDS: ĐƠN GIẢN, DỄ THƯƠNG, DỄ XÀI, APP CHƯA CÓ TIẾNG VIỆT

Tapkid là bộ công cụ học chữ cái, động vật và tiếng Anh bằng những chiếc thẻ tương tác dành cho trẻ em. Chỉ cần chạy ứng dụng trên diện thoại hoặc máy tính bảng lên, sau đó đưa camera vào vị trí đặt tấm bìa là hình ảnh 3D có nội dung tương ứng sẽ hiện ra trên màn hình, cho phép trẻ em có thể tương tác với nhân vật trong đó qua các cử chỉ vuốt, xoay, chạm,... Qua đó, trẻ sẽ có thể vừa vui chơi, vừa học được hình dáng của thú, chữ cái hoặc thậm chí là các từ tiếng Anh đơn giản. Giá của mỗi bộ sản phẩm là 395 ngàn đồng.



Bộ công cụ học tiếng Anh này hoạt động dựa trên công nghệ tăng cường thực tế. Trước đây mình đã từng tự phát triển một ứng dụng tương tự nhưng khá thô sơ, giờ thì bộ công cụ này được làm hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn và cũng chuyên nghiệp hơn. (xem lại "Tự tạo ứng dụng tăng cường thực tế ảo trên Android bằng Unity và Qualcomm Vuforia)

the_AR_Tinhte_04.jpg
Gói sản phẩm khá đơn giản, chúng ta có một sách hướng dẫn sử dụng nhanh, 1 giá kẹp điện thoại và bộ 24 tấm thẻ với 2 mặt, 1 mặt là chữ cái và mặt còn lại là hình ảnh hoạt hình những loài thú.

the_AR_Tinhte_06.jpg
Thành phần quan trọng của bộ công cụ là những tấm bìa vuông vức. Những hình ảnh này đã được lưu vào cơ sở dữ liệu của ứng dụng và khi camera nhận thấy được bức ảnh này, một hình ảnh tương ứng sẽ hiện ra trên màn hình.

the_AR_Tinhte_07.jpg
Nội dung của các tấm thẻ được đưa chia thành 2 phần, 26 mặt là hình ảnh những con thú được vẽ theo phong cách hoạt hình khá dễ thương.

the_AR_Tinhte_05.jpg
Mặt còn lại là những chữ cái được vẽ cách điệu, khá là phù hợp với trẻ em.

the_AR_Tinhte_10.jpg
Khi soi tấm ảnh dưới camera và phần mềm nhận thấy thì ngay lập tức hình ảnh 3D của con vật sẽ hiện trên màn hình và chúng ta có thể kéo, xoay, chạm để "chơi" với những hình ảnh này.


the_AR_Tinhte_09.jpg
Bộ đồ chơi này đi kèm với một ứng dụng trên Android hoặc iOS có tên là TapKids Animal. Ứng dụng này không chỉ trình chiếu những con thú hay chữ cái mà ngoài ra còn có những game mini dành cho trẻ em như tìm con vật hoặc chữ cái cho đúng với yêu cầu đặt ra. Ứng dụng có thể chơi bằng 1 người hoặc 2 người, khá là vui vẻ. Tuy nhiên, nhược điểm khá lớn của bộ công cụ này chính là phần mềm chưa hỗ trợ tiếng Việt. Tất cả từ menu, tùy chỉnh cho tới yêu cầu của các game đều là tiếng Anh, do đó trẻ em khi chơi game thì có lẽ phải có cha mẹ chơi cùng.

https://tinhte.vn/threads/tren-tay-bo-the-hoc-tieng-anh-tuong-tac-tapkids-don-gian-de-thuong-de-xai-app-chua-co-tieng-viet.2660723/