Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

NEW TIMELINE FEATURE FOR THE WINDOWS 10 PHOTOS APP SEEMS TO BE ROLLING OUT TO EVERYONE

New Timeline feature for the Windows 10 Photos app seems to be rolling out to everyone


A couple of weeks ago, Microsoft started testing a new Timeline feature inside the Windows 10 Photos app with select Insiders. This new feature introduces a much more useful scroll bar that you can use to quickly get to certain photos in chronological order by month and by year.

After doing some A/B testing with Insiders, Microsoft has apparently started to roll out this feature to everyone this week. As of this writing, we’re seeing it on all of our production machines running the April 2018 update. You should also see it if you’re running the latest Redstone 5 Insider builds.

This is really great addition that makes it much easier to navigate a massive photo collection. This is probably something that Microsoft should have added a long time ago, and we’re glad to see the company finally covering the basics. What are the other improvements you would like to see in the Windows 10 Photos app? Let us know below.

https://www.onmsft.com/news/new-timeline-feature-for-the-windows-10-photos-app-seems-to-be-rolling-out-to-everyone

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

POP!_OS LÀ GÌ? NÓ CÓ GIỐNG UBUNTU KHÔNG?

System76 là một trong những công ty phần cứng rất nổi tiếng trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Công ty này đã bán những chiếc máy tính chạy Ubuntu trong hơn một thập kỷ và gây được sự chú ý khi thông báo sẽ tạo ra một hệ điều hành dựa trên Linux của chính mình, mang tên Pop!_OS.
Vài tuần trước, Pop!_OS đã chính thức được phát hành lần đầu tiên và có sẵn để tải về. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem hệ điều hành Pop!_OS có gì hay ho và so với Ubuntu thì khác gì nhé.

Pop!_OS là gì?

Pop!_OS là hệ điều hành Linux, dựa trên Ubuntu, phiên bản Linux dành cho máy tính để bàn nổi tiếng nhất. Về cơ bản Pop!_OS khá giống với những gì bạn thấy trên Ubuntu.
Nếu chưa biết nhiều về Linux, thì bạn cần biết đôi điều như thế này: System76 không xây dựng hệ điều hành Pop!_OS từ đầu, đây thực chất là một bản distro Linux, một cách để phân phối kernel Linux và tất cả các phần mềm miễn phí cần thiết để mang đến trải nghiệm máy tính hoàn chỉnh cho người dùng.
Cài đặt Pop!_OS
Dù Pop!_OS có vẻ giống Ubuntu, nhưng điều đó không có nghĩa là bản distro Linux này không có gì đặc biệt. System76 không đơn giản chỉ dán cái tên Pop!_OS lên Ubuntu. Bằng cách tạo ra hệ điều hành của riêng mình System76 đã có thể sở hữu trải nghiệm phần mềm. Họ đã tạo ra một giao diện người dùng tốt hơn, khả năng sửa lỗi ấn tượng hơn. Điều này tương tự như cách mà Apple cung cấp cả phần cứng và phần mềm cho những người dùng mua MacBook, dù System76 vẫn bị phụ thuộc vào các nhà phát triển và tổ chức bên ngoài cho hầu hết code có trong Pop!_OS.

Đối với người mới dùng Linux

Pop!_OS sử dụng môi trường máy tính để bàn GNOME. Trải nghiệm người dùng có vẻ không quen thuộc nếu bạn vừa chuyển từ Windows, macOS, ChromeOS sang Linux, nhưng đừng hoang mang quá, GNOME không phức tạp và cũng không mất nhiều thời gian tìm hiểu đâu.
Activities trên Pop!_OS
Phía trên cùng màn hình là bảng điều khiển, giống taskbar trên Windows, hiển thị thời gian và các yếu tố khác của hệ thống. Nhấp vào nút Activities trên cùng bên trái sẽ mở ra màn hình Overview. Ở đó bạn có thể mở ứng dụng từ dock ở bên trái, xem các cửa sổ đang mở ở giữa hoặc tương tác với các màn hình ảo ở bên phải. Biểu tượng dưới cùng của dock mở ra một ngăn chứa tất cả các ứng dụng được cài trên máy tính.

Pop!_OS khác gì Ubuntu?

Nếu bạn đã dùng Linux lâu năm thì đây sẽ là phần thú vị. Tại sao nên thử Pop!_OS nếu nó giống Ubuntu khá nhiều? Nào hãy nhìn những khác biệt dưới đây để xem xem nó có hấp dẫn bạn không nhé.
Theme
System76 muốn Pop!_OS có một chiếc áo mới và cảm nhận riêng bằng cách tinh chỉnh 2 theme Adapta GTK theme và Papirus icon set để tạo ra theme Pop và icon cho Pop!_OS. Kết quả là một giao diện màu nâu, xanh và cam, khá phù hợp với màu sắc đặc trưng trong thương hiệu của công ty. Nhiều người thích 2 theme này nên việc sử dụng luôn Pop!_OS sẽ tiện hơn chẳng cần phải cài đặt, tùy chỉnh quá nhiều.
Theme Pop trên Pop!_OS
Dock ở đâu?
Ubuntu 17.10 đã "chào tạm biệt" Unity để trở về với GNOME. Nhưng để làm cho sự chuyển đổi dễ dàng hơn, Canonical để một dock ở bên trái màn hình và luôn hiển thị ở đó.
Pop!_OS không có dock hiển thị sẵn
Pop!_OS không có dock hiển thị sẵn kiểu vậy.
Ít ứng dụng cài sẵn hơn
Ubuntu đi kèm với một số phần mềm cài sẵn. Pop!_OS thì ít hơn, có vài cái tên để kể như Firefox, LibreOffice, công cụ viết code, terminal, lịch và ứng dụng thời tiết. Không có game, ít tiện ích hệ thống hơn, không có Rhythmbox, tuy nhiên bạn có thể lấy chúng từ Pop!_Shop.
Pop!_Shop nơi bạn có thể lấy thêm ứng dụng
AppCenter thay cho GNOME Software
System76 thay GNOME Software của Ubuntu bằng AppCenter, với các ứng dụng được tạo riêng cho hệ điều hành của mình. 
Ứng dụng được cài sẵn trên Pop!_OS
Nhiều phím tắt hơn
Bạn đừng để cái tên của hệ điều hành này đánh lừa, nghe có vẻ cute, nhưng Pop!_OS nhắm đến những người dùng chuyên sâu như developer, maker hay các chuyên gia khoa học máy tính. Vì thế, Pop!_OS cũng được trang bị nhiều loại phím tắt bàn phím khác nhau giúp người dùng thao tác nhanh hơn.
Phiên bản NVIDIA riêng biệt
Pop!_OS cung câp một phiên bản riêng cho các máy tính đang dùng card đồ họa NVIDIA, bạn không cần tìm driver hay tìm hiểu cách tải và cài đặt chúng.
Hỗ trợ tốt hơn
System76 là một công ty phần cứng. Máy tính của công ty được tạo ra với bản Linux được cài sẵn. Điều này có nghĩa là mô hình kinh doanh của họ tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm Linux trên máy tính để bàn với chất lượng cao, những vấn đề về giao diện hay trải nghiệm tổng thể đều được khắc phục nhanh chóng. Bạn không cần phải chờ cộng đồng Ubuntu hay Canonical fix nữa.
Những hạt sạn nhỏ
Không có điều gì quá tệ hại để nói về Pop!_OS. Một vài ứng dụng như LibreOffice trông không được tự nhiên lắm, thanh menu không cùng màu sắc với thanh tiêu đề nữa. Ngoài ra, những thay đổi được thực hiện cho icon ứng dụng không được đồng nhất, bạn sẽ nhận thấy những icon nằm trong theme Pop hiển thị khác với những cái không có trong theme này. Những hạt sạn này không đáng kể, nó có thể được giải quyết với một bản cập nhật trong thời gian tới.
Chút nhược điểm nhỏ trên Pop!_OS

Ai nên sử dụng Pop!_OS?

Dù có sở hữu một chiếc máy tính của System76 hay không thì bạn vẫn có thể cài Pop!_OS. Nếu thích Ubuntu, lại tò mò về hệ điều hành mới này thì bạn nên thử.
Link tải Pop!_OS: https://system76.com/pop

Xem thêm: Những lệnh Linux cơ bản ai cũng cần biết



https://quantrimang.com/popos-la-gi-no-co-giong-ubuntu-khong-142908 

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

[BẠN CÓ BIẾT] DÉJÀ VU LÀ GÌ?

Déjà vu là cảm giác bạn thấy một tình huống dường như đã trải qua rồi, nhưng thực chất, nó chưa từng diễn ra bao giờ. Bạn vào nhà sách, cầm một quyển truyện mới phát hành và đột nhiên bạn lại cảm thấy mình đã đọc quyển truyện này rồi. Đơn nhiên, điều đó là không thể trừ khi bạn đã lên cỗ máy thời gian để đi tới tương lai trong một giấc mơ nào đó.

Vậy điều gì đã xảy ra khiến bạn có những cảm giác kì lạ đó? Tiếc là cho đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa có một lời giải thích chắc chắn nào cho déjà vu cả. Trải nghiệm này xảy ra rất nhanh và không hề có dấu hiệu báo trước, chính vì lẽ đó, rất khó để các nhà khoa học có thể kịp theo dõi và nghiên cứu xem thật sự những gì đã xảy ra bên trong não bộ.

Déjà vu xảy ra mà không hề cho biểu hiện vật lý nào và trong các nghiên cứu, nó được diễn tả như một cảm giác hay cảm nhận. Do không có nhiều bằng chứng nên đã có không ít các suy đoán nhằm giải thích cho hiện tượng này được nêu lên trong nhiều năm qua.

Kể từ khi được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1876 bởi nhà triết học Emile Boirac, đến nay đã có hơn 40 học thuyết khác nhau ra đời nhằm giải thích cho khái niệm Déjà vu (trong tiếng Pháp nghĩa là "đã nhìn thấy”). Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây trong công nghệ chẩn đoán hình ảnh thần kinh và sự hiểu biết ngày càng gia tăng của con người về tâm lý học đã thắp lên hy vọng về sự ra đời của một lý thuyết chính xác nhằm giải thích cho hiện tượng này. Tại thời điểm hiện tại, có 3 lý thuyết phổ biến nhất để lý giải Déjà vu và chúng ta hãy thử tìm hiểu về chúng xem.


Lý thuyết 1: Quy trình xử lý kép.

Bây giờ, hãy hình dung về cảnh bạn đang đi vào một nhà hàng và ngồi chờ anh phục vụ mang món ăn ra cho mình. Nhưng không may, anh chàng này bị trượt chân, các dĩa thức ăn từ khay rơi xuống đất.

Khi cảnh tượng này xảy ra, bán cầu não của bạn đang xử lý một loạt các thông tin: cánh tay đang vẫy của anh phục vụ, vẻ mặt đáng thương đang cầu cứu sự giúp đỡ và mùi bít tết thì sộc thẳng vào mũi. Chỉ trong vài mili giây, hàng loạt thông tin này được tiếp nhận và tạo thành một khoảnh khắc.

Đa phần, mọi thứ trình bày nãy giờ được ghi lại một cách đồng bộ. Tuy nhiên, lý thuyết quy trình xử lý kép khẳng định déjà vu xảy ra khi có sự chậm trễ của một thông tin trong chuỗi các thông tin kia, khiến cho não bộ phân tích thông tin đó thành một sự kiện riêng biệt. Và khi thông tin đến sau này tiếp tục được xử lý, nó sẽ mô tả lại những gì đã được ghi nhận trước đó và tạo cho chúng ta cảm giác như việc này đã xảy ra rồi.

Một giả thuyết khác giải thích cho Déjà vu cho rằng nó có liên quan đến những nhầm lẫn trong quá khứ chứ không phải ở hiện tại. Nó được gọi là Thuyết ảnh 3 chiều và chúng ta hãy thử tìm hiểu về lý thuyết này qua ví dụ về chiếc khăn trải bàn.

Khi bạn nhìn lần lượt vào từng ô vuông của chiếc khăn, một ký ức nằm sâu bên trong não bộ sẽ được đánh thức. Theo lý thuyết này, sở dĩ quá trình đó có thể xảy ra là nhờ ký ức đã được lưu trữ ở dạng ảnh 3 chiều, và trong không gian đó, bạn chỉ cần nhìn được 1 phần cũng có thể hiểu được cả bức tranh.

Não bộ có thể xác định được chiếc khăn trải bàn này có gì đó giống với cái mà bạn từng gặp trong quá khứ, có thể là ở nhà bà ngoại của bạn. Tuy nhiên, thay vì giúp cho bạn nhớ ra là bạn đã nhìn thấy cái khăn trải bàn đó ở nhà ngoại, não bộ lúc bấy giờ lại triệu hồi phần ký ức ấy lên nhưng không nhận dạng đúng thông tin đó.

Điều này khiến bạn có cảm giác quen thuộc với thứ đó, nhưng lại chẳng có tí hồi ức nào. Bạn có thể chưa từng đi đến nhà hàng này, nhưng bạn đã nhìn thấy chiếc khăn trải bàn đó trước kia, và thất bại trong việc xác định xem đã nhìn thấy nó ở đâu. Thế là Déjà vu xảy ra.

Đang tải deja_vu_tinhte.jpg…

Lý thuyết cuối cùng để giải thích cho Déjà vu cho rằng nó liên quan đến việc khả năng chú ý bị phân chia, đồng thời giả định hiện tượng này xảy ra khi não của chúng ta tiếp nhận thông tin từ môi trường trong tiềm thức nhưng lại bị phân tâm bởi một đối tượng cụ thể. Khi sự chú ý quay về, chúng ta sẽ cảm thấy có vẻ như mình đã đến đây trước đó rồi.

Ví dụ về tình huống bên trong nhà hàng lúc nãy, khi anh bồi bàn làm rơi đĩa thức ăn, chiếc nĩa từ đó văng ra ngoài, bạn chỉ tập trung vào chi tiết đó mà quên lãng đi những thứ xung quanh. Mặc dù não của bạn khi đó thật ra vẫn đang ghi nhận mọi thứ, nhưng thông tin được tiếp nhận không phải ở trạng thái nhận thức tốt nhất. Khi sự chú ý của bạn không còn nằm ở riêng chiếc nĩa kia nữa, bạn sẽ cảm thấy bạn đã đến đây trước đó và tình huống này cũng đã xảy ra rồi, bởi thật ra bạn đã có mặt ở đó nhưng chỉ là bạn không chú ý đến hoàn cảnh tổng thể lúc đó thôi.

Mặc dù cả 3 lý thuyết mà mình đề cập nãy giờ là những giả thuyết phổ biến nhất để giải thích cho Déjà vu nhưng thật sự không có một lời đáp nào thật sự thuyết phục. Vì Déjà vu xảy ra hoàn toàn bất ngờ và không có dấu hiệu gì báo trước nên nó không phải là chủ đề dễ dàng để các nhà khoa học có thể nghiên cứu.

Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy thử cố lý giải xem vì sao chúng ta lại có cảm giác đó. Nếu Déjà vu xảy ra với bạn trong thời gian gần nhất ở tương lai, hãy thử suy nghĩ xem lúc đó bạn cảm thấy thế nào, bạn đã nhìn thấy vật mà bạn đã gặp trong quá khứ chưa hay cơ thể có điều gì bất thường không. Những báo cáo của bạn chắc chắn sẽ là nguồn thông tin quý giá để giúp các nhà khoa học đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho hiện tưởng kỳ lạ này.

Nguồn: TED-Ed
 

https://tinhte.vn/threads/ban-co-biet-deja-vu-la-gi.2797674/