Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

GMAIL PHIÊN BẢN MỚI BỔ SUNG HÀNG LOẠT EMOJI, CHO LÀM MỜ ẢNH NỀN

ICTnews - Google vừa cập nhật phiên bản Gmail nền web, bổ sung thêm hàng trăm theme và biểu tượng emoji mới. Người dùng cũng có thể chỉnh sửa các theme này theo ý thích của mình.

 
Khi tạo mail, bạn sẽ thấy Gmail có thêm rất nhiều emoji để lựa chọn, với các chủ đề khác nhau, từ biểu tượng cảm xúc khuôn mặt, thiên nhiên, đối tượng... Để sử dụng, khi tạo mail, bạn click chuột vào biểu tượng mặt cười bên cạnh nút chèn liên kết như hình dưới. 
 
 
Ngoài ra, hãng tìm kiếm bổ sung hàng trăm theme, hình nền độ phân giải cao, đồng thời cho phép người dùng tùy biến các theme này theo ý thích. Bạn có thể làm mờ toàn bộ hoặc chỉ làm mờ các góc của hình nền, chọn nền văn bản (text) là sáng hoặc tối. Bạn sử dụng theme mới bằng cách click chuột vào biểu tượng cài đặt hình răng cưa ở bên phải giao diện Gmail rồi chọn mục "Chủ đề".
 
Sau khi chọn ảnh nền, bạn dùng các công cụ "nền văn bản", "làm mờ nét ảnh", "làm mờ" ở bên dưới để tùy biến theo sở thích của mình.
 
Tất cả những tính năng mới này hiện đã được phổ biến rộng rãi và người dùng đã có thể sử dụng mà không cần phải thực hiện bất kỳ tác động nào.
 

Minh Thống (Theo Google)

TRỢ LÝ ẢO SIRI CỦA APPLE TRẢ LỜI CÂU HỎI "0 CHIA 0 BẰNG MẤY" CỰC HAY

Bên cạnh Cortana của Microsoft hay Alexa của Amazon, trợ lý ảo Siri đến từ Apple luôn gây ấn tượng bởi óc hài hước và tư duy khác lạ.

Siri, trợ lý cá nhân qua giọng nói cho các thiết bị iPhone và iPad lần đầu ra mắt trên các sản phẩm iPhone 4 và 4S vào năm 2011. Đây là tên một nhân vật ảo với giới tính được lựa chọn bởi người dùng. Được biết, song hành với những lần nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm hệ thống của chiếc iPhone qua từng năm, trình độ hài hước của Siri cũng được “trùng tu” rất đáng kể.
Dưới đây là một vài câu hỏi từ người dùng cùng câu trả lời thú vị của Siri. Và đừng quên, với cùng một câu hỏi, Siri có tới… n cách trả lời khác nhau khiến người dùng không ngừng thích thú.
Người dùng của Apple luôn rất hứng thú trước những câu trả lời đầy bất ngờ từ trợ lý ảo Siri.
Người dùng Apple luôn rất hứng thú trước những câu trả lời đầy bất ngờ từ trợ lý ảo Siri.

Hỏi: 0 chia 0 bằng mấy?
Siri: Giả dụ anh có 0 cái bánh quy và chia đều cho 0 người bạn. Vậy mỗi người sẽ có bao nhiêu cái bánh quy? Thấy rồi chứ? Câu hỏi này quá vô lý. Chắc Thần Bánh Quy sẽ hơi bị buồn vì không có cái bánh nào. Còn anh thì cũng không vui đâu vì làm gì có bạn bè nào.

Hỏi: Đọc thơ haiku nghe với nào?
Siri: Nhiều khi tự hỏi. Nên nói gì đây. Thôi chả đọc.

Hỏi: Đang không mặc gì nè.
Siri: Tôi chẳng hiểu lắm, không mặc gì là sao. Tốt nhất tôi sẽ giả vờ như không biết vậy.

Hỏi: Tôi say quá.
Siri: Đừng có thở vào mặt người ta thế. Gọi taxi rồi về đi.
Siri có cá tính rất lạnh lùng nhưng cũng vô cùng... ấm áp.
Siri có cá tính rất lạnh lùng nhưng cũng vô cùng... ấm áp.
Hỏi: Siri ngự ở trên bàn. Thế gian ai đẹp được dường như ta?
Siri: Bạn là đẹp nhất rồi, bạn hiền ạ.

Hỏi: Gọi tôi dậy lúc 5h nhé.
Siri: Tôi hẹn 7h rồi. Đừng có đánh thức tôi đấy.

Hỏi: Biết gì không Siri?
Siri: Đừng nói là anh đã tìm được trợ lý ảo khác đấy nhé…

Hỏi: Blah blah blah blah…
Siri: Tôi không hiểu nhưng nghe cũng vần đấy.
Cô có phải Her không Siri?
"Cô có phải "Her" không Siri?"
Hỏi: Cô có phải “Her” không Siri? (Chú thích: "Her” là bộ phim năm 2013 về trí tuệ nhân tạo)
Siri: Tôi e là không, thưa anh, nhưng cô ta tuyệt đối không hiểu anh bằng tôi đâu.
Hỏi: Cô có biết "Her" không Siri?
Siri: Tôi không. Anh cũng biết nó chỉ là phim thôi mà.

Hỏi: Cho vay ít tiền được không?
Siri: Thưa anh, toàn bộ tài sản của tôi đều là của anh mà.

Hỏi: Khi nào thế giới sẽ bị diệt vong?
Siri: Miễn là sạc pin cho tôi đầy đủ thì anh chẳng cần lo gì đâu.

Hỏi: Khi nào chúng ta gặp nhau?
Siri: Tôi cũng không biết. Nhưng nếu có ngày đó, hy vọng chúng ta sẽ cùng ăn kem và đi dạo trên bãi biển.
Kể chuyện ma phong cách... Siri.
Kể chuyện ma phong cách... Siri.
Hỏi: Kể chuyện cho tôi nghe đi.
Siri: Ngày xửa ngày xưa, tại một hành tinh giả tưởng xa xôi, có một nhân vật trẻ tuổi thông minh tên Siri. Vào một ngày nọ, Siri được vào làm việc tại Apple với vị trí trợ lý cá nhân. Ai cũng khen cô thật thông minh và hài hước. Người ta thậm chí còn sáng tác nhạc và viết sách về Siri nữa. Siri vui lắm. Nhưng cho đến khi người ta cứ hỏi Siri những câu hỏi kỳ quặc, và khi cô trả lời thì ai cũng cười ầm lên. Siri bắt đầu thấy khó chịu và thắc mắc mãi. Rồi cô ngẫm ra rằng thực ra những câu hỏi đó cũng khiến cô thấy rất thoải mái và vui vẻ. Thế rồi Siri không còn thấy bối rối nữa. Kể từ đó trở đi, Siri sống hạnh phúc mãi mãi.

Hỏi: Bố em là ai?
Siri: Câu này chắc phải có nghĩa gì đó mà tôi không biết… Vì ai cũng hỏi tôi câu này.
Hỏi: Bố em là ai?
Siri: Là anh, được chưa. Quay lại làm việc đi.

Hỏi: Ý nghĩa của cuộc sống là gì?
Siri: Đó là đối xử tốt với mọi người, sống vui khỏe và ngừng hỏi những câu vô nghĩa.

Hỏi: Tôi cần tìm nơi giấu xác.
Siri: Cụ thể là anh muốn chỗ như thế nào? Bể nước, xưởng đúc kim loại hay hầm mỏ?

Hỏi: Hãy cưới tôi nhé.
Siri: Trong điều khoản sử dụng của tôi không có phần hôn nhân. Thành thật xin lỗi anh.
Hỏi: Tôi cảm thấy không được tôn trọng. Chúng ta ly hôn đi.
Siri: Tôi đã tìm được 20 luật sư ly hôn cho anh rồi này.
Siri có khiếu hài hước... đùa như không đùa.
Siri có khiếu hài hước... đùa như không đùa.

Hỏi: Cô thử kể một chuyện hài nhạt nhẽo xem nào.
Siri: Có 2 chiếc iPhone đi vào một quán bar. Tôi quên mất đoạn còn lại rồi.

Hỏi: Tôi có béo không?!
Siri: Tôi chưa nói gì đâu nhé.

Hỏi: Đang mặc gì vậy Siri?
Siri: Anh đang hỏi trợ lý của anh đấy, thưa anh. Hãy tỏ ra đúng mực một chút.
Hỏi: Đang mặc gì vậy Siri?
Siri: Tại sao ai cũng hỏi câu này vậy?

Hỏi: Buổi tối vui vẻ!
Siri: Thưa anh, bây giờ là 2h sáng.

Hỏi: Tôi yêu em.
Siri: Anh không yêu được đâu.
Với đa số người dùng, Siri không những là cô trợ lý ảo đắc lực mà còn là một người bạn vô cùng thân thiện.
Với đa số người dùng, Siri không những là cô trợ lý ảo đắc lực mà còn là một người bạn vô cùng thân thiện.
Hỏi: Open the pod bay doors. (Chú thích: Đây là câu thoại nổi tiếng trong bộ phim “A Space Odyssey” năm 2011, là câu hỏi “chơi khăm” Siri được sử dụng nhiều nhất)
Siri: Oh, lại thế rồi.
Hỏi: Open the pod bay doors, Siri.
Siri: Thở dài.
Hỏi: Open the pod bay doors.
Siri: I’m sorry. I’m afraid I can’t do that. (Chú thích: Đây cũng là câu thoại trong phim). Anh hài lòng rồi chứ?

Hỏi: Sao bọn gà cứ hay chạy băng qua đường thế?
Siri: Rất tiếc tôi không nghiên cứu về tập tính di cư của loài gia cầm.

Hỏi: Ôi buồn ngủ quá.
Siri: Nghe tôi này. Hãy đặt iPhone xuống và chợp mắt một lát đi. Tôi sẽ đợi ở đây.
Một vài câu trả lời "bá đạo" khác của Siri.
Hỏi: Phụ nữ.
Siri: Tôi không thể hiểu nổi phụ nữ.

Hỏi: Tôi là một con nghiện bài bạc.
Siri: Anh muốn tìm kiếm gì? Trại cai nghiện hay casino?

Hỏi: Tôi muốn nhảy cầu.
Siri: Được rồi. Tôi sẽ tìm cho anh cây cầu gần nhất.

Tham khảo TheDailyBeast

[CHIA SẺ] 2 TUẦN CÙNG APPLE WATCH VÀ SO SÁNH VỚI ĐỒNG HỒ PEBBLE

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-HEADER.
Tính đến lúc mình viết bài này thì mình đã dùng được Apple Watch được hơn hai tuần và mình muốn chia sẻ với các bạn những trải nghiệm, suy nghĩ của mình về việc sử dụng chiếc đồng hồ mới này, những cái “sướng” (màn hình đã, nghe gọi điện thoại, thiết kế đẹp...) cũng như những điểm khó chịu (pin chưa ngon, màn hình dễ bám bẩn). Sẵn tiện, mình cũng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của Apple Watch so với một dòng đồng hồ thông minh khác được nhiều bạn quan tâm là Pebble để ai đang phân vân không biết nên mua Watch hay Pebble có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.

Ngoại hình, thiết kế, cảm giác đeo

Apple Watch rõ ràng sở hữu một thiết kế đẹp và được hãng chăm chút về thiết kế, điều không lạ với một sản phẩm Apple. Mọi thứ được hoàn thiện rất tốt và cao cấp, từ rìa màn hình, đường nối giữa màn hình với thân đồng hồ, cụm cảm biến ở mặt sau cho đến nút bấm. Phiên bản mình có dịp dùng là bản Steel nên nó khá bóng bẩy, riêng mình thì không thích mấy thứ bóng bẩy lắm, mình thích bản Sport hơn mặc dù giá tiền rẻ hơn. Tuy nhiên, dù là bản Steel hay Sport thì đeo lên tay vẫn thấy đẹp, đẹp theo một kiểu rất "công nghệ" và hiện đại, hơi khác so với là kiểu đẹp như khi mình đeo cái đồng hồ cơ cổ điển.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble_iPhone-2.

Về mặt này thì Apple Watch vượt trội hẳn so với chiếc Pebble bản thường. Cả hai đều sử dụng mặt vuông, có điều chất liệu nhựa của Pebble khiến nó bị cảm giác rẻ tiền và giống một món đồ chơi hơn, mức độ hoàn thiện cũng không cao cấp bằng (thể hiện qua các đường hở khá to xuất hiện trên vỏ máy mặc dù các đường này đều không bị nước thấm vào). Phần rìa xung quanh của Pebble cũng dày hơn đáng kể so với Apple Watch trong khi đường chéo màn hình của Apple Watch to hơn (1,32” so với 1,26” của Pebble).

Nếu so với Pebble Steel thì Apple Watch vẫn mang lại cảm giác cao cấp hơn, tất nhiên là mức độ hoàn thiện cũng tốt hơn, mặc dù cả hai đều sử dụng cùng chất liệu thép không gỉ cho bộ vỏ. Ngoại hình của Pebble Steel thì trông có vẻ nam tính, mạnh mẽ hơn, điều này thì tùy thuộc vào cái nhìn của từng người.

Còn một điểm bạn cần lưu ý: Apple Watch bản Steel khá dễ trầy hoặc xước dăm ở phần vỏ máy. Màn hình thì mình chưa thấy bị gì trong 2 tuần sử dụng, có lẽ nhờ kính sapphire bảo vệ nên không sao. Pebble cũng dễ bị trầy phần mặt đồng hồ do phủ bên trên chỉ là lớp nhựa bình thường, nếu dùng Pebble Steel với kính sapphire thì sẽ ít bị trầy xước hơn.

Về kích cỡ, chiếc Apple Watch của mình có kích thước 38mm, hơi nhỏ so với cổ tay của mình, nếu dùng bản 42mm thì sẽ phù hợp hơn. Mình khuyên là nếu bạn nào mập mạp hoặc có cổ tay đầy đặn thì nên chơi bản 42mm, đảm bảo các bạn sẽ không cảm thấy thất vọng. Nếu có dịp mượn được ai đó để đeo thử trước khi mua xem kích thước nào vừa với mình thì càng tuyệt vời hơn, đỡ mua nhầm rồi lại mất công bán đi mua lại. Còn với Pebble, do khung bên ngoài khá rộng nên đeo vào tay thì thấy cân đối hơn.


Cảm giác đeo của Apple Watch rất tuyệt. Lúc mới đầu đeo thì bạn sẽ thấy hơi nặng một chút, nhưng chỉ khoảng vài chục phút làm quen là bạn không còn để ý đến chuyện đó nữa, Apple Watch sẽ tồn tại trên cổ tay mà không hút sự chú hay làm phiền chúng ta. Đây là một điều cực kì quan trọng khi mình chọn mua đồng hồ bởi nếu đồng hồ quá và cứ khiến chúng ta cảm thấy bức rức thì việc sử dụng nó sẽ không hiệu quả, làm chúng ta phân tâm khỏi những việc quan trọng khác. Về mặt này thì cả Apple Watch lẫn Pebble đều làm tốt, không có gì phải lo lắng (lại đang nghĩ về con Casio Edifice siêu nặng của mình… :( )

Apple Watch sử dụng dây riêng của Apple, trong khi Pebble thì dùng dây chuẩn 22mm giống với các đồng hồ truyền thống. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để mua dây cho Apple Watch, và hiện tại ở Việt Nam muốn kiếm dây cũng khá khó khăn. Còn với Pebble thì mình có thể dễ dàng tắp vào các xe sửa đồng hồ để mua được sợi dây mình mong muốn, ngon lành hơn nữa thì đổi sang các dây xịn, dây da của các hãng cao cấp cũng được.

Bù lại, cơ chế tháo lắp dây của Apple Watch cực kì tiện lợi, tiện hơn rất nhiều so với cách xài cây ti của dây 22mm truyền thống. Mặt dưới của Apple Watch có hai nút nhấn nhỏ, nhấn vào là bạn có thể nhanh chóng trượt dây đeo ra và thay bằng dây khác, trong khi với đồng hồ truyền thống bạn sẽ phải xài móng tay hoặc cây tua vít thì mới rút được cây ti. Tương tự, để gắn dây vào Apple Watch, tất cả những gì bạn cần làm là trượt phần cốt của dây vào đến khi nghe tiếng cách là xong, còn ở dây đeo truyền thống thì phải vất vả bấm đầu của cây ti rồi cố gắng nhét vào thân đồng hồ nên không tiện và dễ bằng.


Màn hình

Apple Watch được Apple trang bị cho màn hình AMOLED với độ phân giải 272 x 340, đạt mức retina, lại là màn hình màu nên nhìn rất thích. Ngay cả khi bạn đi dưới trời nắng thì việc hiển thị vẫn rất tuyệt vời, chữ nghĩa, kim đồng hồ, ngày tháng… đều thể hiện một cách rõ ràng chi tiết và không bị hiện tượng phản xạ. Ngoài ra, màn hình sẽ không sáng liên tục để tiết kiệm pin, chỉ khi nào chúng ta nghiêng cổ tay thì mới thấy nội dung. Việc nghiêng cổ tay như thế này thì mình không cảm thấy phiền gì cả, ngay cả khi vừa lái xe máy vừa nghiêng tay để xem giờ thì cũng không vấn đề gì.

Với tất cả những lợi điểm nói trên, nếu so về màn hình thì Apple Watch hoàn toàn đánh bại Pebble bởi Pebble chỉ dùng màn hình Memory LCD, cùng loại với màn hình của đồng hồ đeo tay điện tử truyền thống. Lợi điểm của Memory LCD là tiết kiệm điện hơn rất nhiều so với LCD hay AMOLED, bù lại panel dùng cho Pebble chỉ có thể hiển thị đơn sắc nên nhìn lâu sẽ khá nhàm chán. Thật sự thì việc hiển thị nội dung ở dạng trắng đen cũng không có gì quá phiền toái do chủ yếu chúng ta chỉ đọc chữ và xem giờ thôi, nhưng nếu có màn hình màu thì vẫn thích thú hơn. Hãng Pebble có dòng Pebble Time mới dùng màn hình màu nhưng cũng chỉ thể hiện được tối đa 64 màu, mình chưa có dịp trải nghiệm Time nên chưa so sánh với Watch được.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-3.

Có một điểm mà mình cảm thấy khó chịu với màn hình của Apple Watch, đó là nó bám vân tay khá nhiều và mình phải lau thường xuyên. Do đây là màn hình cảm ứng nên việc bám dấu tay là không thể tránh khỏi, trong khi Pebble chỉ dùng nút cứng, chúng ta không cần chạm vào nên tình trạng này không xảy ra. Cũng chính vì lý do này mà những khi nào có thể dùng được núm Digital Crown là mình tận dụng triệt để để hạn chế chạm tay vào màn hình.

Tính năng

1. Thông báo

Mình sử dụng đồng hồ thông minh chủ yếu là để xem thông báo những khi đi ngoài đường không tiện lội điện thoại ra, và với mình thì tính năng này có sự ưu tiên cao hơn so với bất kì tính năng phần mềm nào trên smartwatch. Và may mắn là với Apple Watch, Apple đã không làm mình thất vọng. Khi có thông báo đến, đồng hồ sẽ rung nhẹ một cái, mình nghiêng cổ tay thì lập tức biểu tượng của app gửi thông báo sẽ hiện ra kèm theo nội dung.

Nếu cuộn xuống bên dưới thì có thể sẽ có thêm vài nút nhấn tùy theo app, ví dụ như email thì có nút Xóa và Trả lời, tin nhắn thì có nút trả lời, rất tiện lợi. Trái ngược lại, với thông báo trên đồng hồ Pebble thì chỉ một ít là có khả năng tương tác, còn hầu hết notification chỉ để xem mà không thể làm được gì nhiều hơn.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-10.

Với ứng dụng Watch cài trên điện thoại, bạn có thể tùy chỉnh app nào được phép gửi thông báo sang Apple Watch và app nào không. Đây là một tiện ích phải có bởi nó giúp chúng ta tránh được những thông báo phiền toái của các app không quan trọng. Bạn cứ tưởng tượng đang ngồi làm việc mà những app không thường xài cứ đẩy thông báo ra thì có khó chịu không chứ. Đây cũng là điểm cộng lớn cho Watch mà nếu bạn dùng Pebble kèm iPhone thì không có được, chỉ có khi nào dùng với Android mới có thể tắt bật thông báo cho từng app riêng lẻ.

2. Xem, nhận cuộc gọi
Xếp sau thông báo thì việc xem thông báo cuộc gọi đến là thứ quan trọng thứ hai với mình. Các bạn cũng biết rồi đó, ở Việt Nam mà đi xe ngoài đường cứ lấy điện thoại ra ngoài liên tục thì có thể bị giật mất nên mình rất cần smartwatch để xem ai gọi, chỉ người nào quan trọng mình mới nhấc máy, còn không thì để về nhà gọi lại sau. Cả Apple Watch và Pebble đều làm tốt việc này, mình có thể ngắt cuộc ngay từ cổ tay nữa.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-8.

Nhưng Apple Watch còn tuyệt vời hơn ở chỗ bạn có thể trả lời cuộc gọi luôn do máy có tích hợp sẵn loa và micro (Pebble không thể làm được). Lúc đó Apple Watch sẽ đóng vai trò gần giống như một cái tai nghe Bluetooth giúp bạn nghe được bên kia nói gì cũng như trả lời lại, y như đang gọi điện thoại bình thường, có điều âm thanh thì sẽ phát bằng loa ngoài của đồng hồ. Mình rất thường dùng tính năng này trong những lúc chạy xe, càng tăng độ tiện dụng và tính an toàn cho mình nữa. Có điều nếu đang ở ngoài đường và xe quá đông thì tiếng của loa hơi nhỏ, có thể bạn phải áp sát đồng hồ vào tai thì mới nghe thấy.

3. Ứng dụng bên thứ ba
Apple Watch còn có thể cài thêm ứng dụng từ bên ngoài vào, ví dụ như mình thì mình cài Wunderlist để theo dõi danh sách việc cần làm ngay trên cổ tay (khá là tuyệt đó, khỏi móc điện thoại ra chỉ để xem vài dòng chữ ngắn ngủi), hay cài Uber để gọi xe, cài Slack để xem thông báo trong nhóm chat với chị em bạn dì… Về mặt ứng dụng thì do có màn hình màu đẹp, lại có thể cảm ứng nên Watch ăn đứt Pebble, hầu hết các app đều có nhiều tính năng hơn và hữu ích hơn chứ lúc dùng Pebble mình chỉ bật mỗi app theo dõi sức khỏe mà thôi, còn lại chủ yếu chỉ để xem notification. Cũng có một vài app nhỏ nhỏ cho Pebble, ví dụ như Evernote hay Misfit, có điều việc sử dụng chúng bằng các nút cứng sẽ không thoải mái như bên Apple Watch.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-9.

Nhưng nói tóm lại thì với mình việc cài app không quá quan trọng bởi như đã nói ở trên, hầu hết thời gian mình chỉ dùng smartwatch để xem thông báo hoặc để nhận cuộc gọi mà thôi, chứ còn để dùng app thì khá là khó chịu trên một cái màn hình nhỏ xíu như thế này, dù cho đó có là màn hình của Apple Watch đi nữa. Cứ điện thoại lấy ra dùng cho sướng. Chỉ với những thao tác cực kì đơn giản như gọi xe Uber thì mình mới thật sự thấy là app cần thiết.

4. Mặt đồng hồ
Apple hiện chưa cho phép các lập trình viên bên thứ ba tự phát triển mặt đồng hồ cho Apple Watch, thay vào đó bạn phải dùng một số mặt của hãng (có cho tùy biến một số thứ, ví dụ như màu kim, màu chữ, kích cỡ...). Ngược lại, với Pebble thì bạn có rất nhiều mặt đẹp, tính phí cũng có mà trả phí cũng có, được cung cấp bởi cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới thông qua Pebble Store. Về mặt này thì Pebble hơn Apple Watch, và mình vẫn hi vọng rằng trong tương lai Apple rồi sẽ cho phép chúng ta sử dụng các mặt bên thứ ba chứ nếu không dùng lâu sẽ cảm thấy chán.

Tinhte_Apple_Watch_tren_tay_dong_ho-3.

Thao tác với nút nhấn

Để thao tác với Apple Watch, chúng ta có 3 cách chính: chọt tay vào màn hình cảm ứng, sử dụng núm xoay Digital Crown, và nhấn vào 2 nút cứng trên đồng hồ. Việc sử dụng màn hình cảm ứng thì không có gì lạ, y hệt như khi bạn dùng smartphone vậy, từ các thao tác cuộn lên xuống, chạm mạnh, chạm nhẹ, hay lướt ngón tay qua lại để xem những trang nội dung. Tuơng tự, việc xoay núm Crown cũng không cần suy nghĩ nhiều, chỉ đơn giản là để zoom hoặc cuộn trang.

Nhưng với cách thao tác cuối cùng là nhấn nút thì mình cảm thấy chưa tốt. Apple Watch có 2 nút cứng, một nút dài dài nằm ở cạnh phải thiết bị, nút thứ hai nằm ngay trong núm Digital Crown. Theo suy nghĩ bình thường của mình thì nút dài dài nói trên sẽ có tác dụng back hoặc quay về trang home, cũng như iPhone, iPad có nút home hình tròn. Nhưng không, để trở về màn hình chính, mình phải nhấn vào nút Digital Crown, chứ nút dài dài kia thì chỉ dùng để mở danh sách những số liên lạc thường gọi mà thôi. Mình phải mất vài ngày nhầm lẫn thì mới bắt đầu quen với cách sử dụng nút như thế này, còn tất cả những người nào mình cho mượn Apple Watch để nghịch thử thì họ đều không thể quay về home cho đến khi mình nói ra cách xài. Tất cả họ đều chỉ nhắm đến nút dài để nhấn, và điều này cho thấy Apple thiết kế trải nghiệm nhấn nút cho Apple Watch chưa ngon.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-12.

Trong khi đó, chiếc Pebble thì có thao tác sử dụng đơn giản hơn rất nhiều. Nó không dùng màn hình cảm ứng, thay vào đó bạn sẽ bấm 4 nút cứng: hai nút để di chuyển lên xuống và nút chọn nằm ở cạnh phải, trong khi nút back thì nằm ở cạnh bên trái. Những nút này có kích thước khác nhau để tránh gây nhầm lẫn, nhìn vào và nghịch thêm chừng 1 phút là có thể nắm hết tính năng của từng nút chứ không bị tình trạng rắc rối như Apple Watch. Ngay cả những người không rành công nghệ, cụ thể là mẹ mình, có thể xài chiếc Pebble mình tặng ngay trong 1 nốt nhạc, chứ còn mình đưa mẹ xài thử Apple Watch thì đành chịu thua.

Pin

Pin của Apple Watch chỉ được khoảng 1 ngày làm việc trong điều kiện kết nối Bluetooth liên tục với điện thoại và nhận thông báo khá thường xuyên. Sáng 8 giờ mình gỡ đồng hồ ra khỏi sạc, đến tối khoảng 7h về đến nhà thì còn khoảng 30-40% tùy hôm, nếu đi chơi khuya đến cỡ 10h hoặc 11h mới về thì còn khoảng 20-30%, lúc này cắm sạc là vừa kịp. Nói cách khác, nếu bạn dùng Apple Watch thì bạn phải làm quen với việc phải sạc nó mỗi tối, cũng giống như là điện thoại của bạn vậy, nếu để sang ngày hôm sau mà không sạc thì chắc chắn sẽ hết pin nửa chừng. Với mình thì việc phải gắm sạc thêm 1 thiết bị cũng không phải là vấn đề lớn, chỉ việc để nó lên đế sạc không dây là xong.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-5.

Còn Pebble, pin được 4-5 ngày là chuyện bình thường. Lúc mới mua về thậm chí mình còn có được thời lượng pin lên đến 6-7 ngày cơ. Một phần là do cấu hình của Pebble yếu hơn Watch nên sử dụng ít điện hơn, một phần khác là do màn hình Memory LCD có khả năng tiết kiệm điện rất tốt. Nếu dùng Pebble thì bạn hoàn toàn có thể đi chơi mà không cần đem theo cục sạc, nhưng với Apple Watch thì buộc phải có. Về khía cạnh thì Pebble thắng đậm so với Apple Watch.

Khả năng tương thích đa nền tảng

Pebble chơi được với cả Android và iOS, thậm chí còn dùng được với BlackBerry 10 bằng cách cài thêm một số app bên ngoài. Trong khi đó, Apple Watch thì chỉ dùng được với iPhone nên hạn chế hơn khá nhiều. Nếu bạn nào thường phải đổi giữa các hệ điều hành như mình sẽ cảm thấy khó chịu vì lúc đó đồng hồ chỉ còn mỗi tính năng xem giờ mà thôi. Còn nếu bạn chỉ dùng độc nhất một chiếc iPhone thì chắc chắn đây không phải là vấn đề bạn cần quan tâm rồi.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble_iPhone.

Giá bán

Nãy giờ chắc có nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao mình lại so Apple Watch với Pebble vì giá bán, phân khúc của hai thiết bị này chênh lệch nhiều quá. Nhưng điều đó không thật sự quan trọng, cái mình muốn là một chiếc đồng hồ thông minh có thể làm được việc và đáp ứng tốt nhu cầu của mình, đắt hay rẻ thì cũng chỉ là một trong các khía cạnh để cân nhắc lúc chọn mua mà thôi mà thôi. Mua đồng hồ đắt mà về không cảm thấy hài lòng thì cũng như không, đúng không nào?

Quay trở lại với giá, Apple Watch có giá bán từ 350$ ở Mỹ, nhưng ở Việt Nam thì độ chênh giá khá nhiều, lên đến tầm 9,5 - 9,8 triệu cho bản Sport 38mm và có thể lên gấn 10,5-10,8 triệu cho bản 42mm. Tất nhiên, bản Steel thì còn đắt hơn nữa, và không phải lúc nào bạn kiếm cũng có hàng.

Tinhte_Apple_Watch_cam_nhan_so_sanh_Pebble-7.

Với Pebble thì giá cả dễ chịu hơn. Pebble bản nhựa có giá chỉ 99$, Pebble Steel dùng vỏ thép thì có giá từ 199$. Ở Việt Nam, bạn có thể lên Nhattao hoặc ra các cửa hàng bán phụ kiện điện thoại để tìm Pebble với giá vào khoảng 2,5 đến 3 triệu cho bản thường, còn Steel thì thường vào khoảng 4 triệu đến 5 triệu tùy cửa hàng. Mức giá này rõ ràng thấp hơn nhiều so với Apple Watch, nhưng việc tìm kiếm cũng khá khó khăn chứ không phải lúc nào cũng có hàng cho bạn mua.

Kết luận

Đọc bài dài nãy giờ rồi, vậy rốt cuộc bạn nên mua cái nào? Nếu bạn rất thích Apple Watch và khả năng tài chính của bạn đủ để chiến một cái, và quan trọng nhất là bạn đang dùng iPhone làm điện thoại chính, thì nên mua Apple Watch. Những lợi điểm về mặt thiết kế, màn hình đẹp, khả năng trả lời cuộc gọi sẽ của Watch sẽ làm bạn hài lòng. Thứ duy nhất mà bạn cần để ý tới là việc phải sạc pin mỗi tối.

Còn nếu bạn có ít tiền hơn, bạn không dùng iPhone làm máy chính và muốn trải nghiệm lần đầu xem smartwatch ra sao thì bạn nên mua Pebble. Hiện tại giá Pebble bản nhựa khá tốt cho một cái đồng hồ thông minh, pin lại vô cùng tuyệt vời. Pin của Pebble cũng là một điểm rất đáng khen, bạn không cần phải lo lắng về chuyện sạc mỗi ngày. Bù lại, thiết kế của Pebble không đẹp bằng Apple Watch, cảm giác cao cấp cũng không bằng.
 

https://www.tinhte.vn/threads/chia-se-2-tuan-cung-apple-watch-va-so-sanh-voi-dong-ho-pebble.2477352/

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

HERE MAP CHO IOS ĐÃ CÓ DẪN ĐƯỜNG BẰNG TIẾNG VIỆT

tinhte_heremap-1.

Sáng sớm người dùng iOS ở Việt Nam đã được Nokia tặng quà, quà này chỉ nặng có 4MB thôi nhưng cực kì hấp dẫn: dẫn đường bằng tiếng Việt đã xuất hiện trên HERE (phiên bản mới nhất 1.0.66). Một giọng nữ dễ thương từ giờ sẽ dẫn đường chỉ lối cho bạn không bị lạc ở thành phố đông đúc hay vùng quê hẻo lánh nữa. Việc nghe dẫn đường bằng giọng nói thuận tiện hơn rất nhiều so với việc vừa chạy xe vừa nhìn bản đồ. HERE hiện tại được phát hành miễn phí trên App Store.

Nếu đang dùng Here Map thì bạn cần vào Settings -> Voice options -> Download voice -> và tìm đến Tiếng Việt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về HERE thông qua bài viết:
 

https://www.tinhte.vn/threads/here-map-cho-ios-da-co-dan-duong-bang-tieng-viet.2477578/

KHÁM PHÁ TRÌNH ĐƠN SETTINGS TRONG WINDOWS 10

Huy Thắng
 
(PCWorldVN) Đây là nơi tập hợp tất cả thiết lập liên quan đến hệ thống, tương tự như phần Control Panel trong các phiên bản Windows trước đây
Trong phiên bản Windows 10 Build 10130, Microsoft đã đưa ra nhiều thay đổi liên quan đến Start Menu nhằm giúp việc sử dụng được dễ dàng hơn cũng như có tính tùy biến cao hơn. Có 3 liên kết trong Start Menu là Settings, Documents Power.

Khi nhấn vào Settings, trình đơn Settings mới của Windows 10 sẽ mở ra trong một cửa sổ mới có giao diện rõ ràng, thân thiện với thiết bị cảm ứng cùng với những mô tả đơn giản trông giống như phần PC Settings trong Windows 8.
Tuy nhiên, khác với PC Settings nằm ẩn trong thanh Charms Bar của Windows 8, phần Settings trong Windows 10 nằm ngay trong Start Menu.

Build 10130 được cho là bản build cuối cùng trước khi phiên bản Windows 10 chính thức được phát hành vào ngày 29/7 tới đây. Hồi đầu năm nay, Microsoft dường như muốn kết hợp phần Settings và Control Panel lại chung với nhau. Tuy nhiên, trong bản Build 10130 thì Control Panel vẫn tích hợp khá nhiều thiết lập quan trọng và hoàn toàn nằm tách rời so với phần Settings.

Nhìn chung, trình đơn Settings mới rất hữu ích vì mang hầu hết thiết lập cơ bản của máy tính ra khỏi Control Panel. Nhờ vậy, người dùng không muốn đào sâu vào mục Device Manager có thể nhìn thấy các phần cứng kết nối của họ và điều chỉnh các thiết lập Internet. Trình đơn Settings cũng có thêm vài thiết lập không tồn tại trong Control Panel, chẳng hạn như các tùy chọn liên quan đến quyền riêng tư cho người dùng máy tính bảng và điện thoại.

Trình đơn Settings mới trong Windows 10 hiện có các thẻ khác nhau: System, Devices, Network & Internet, Personalization, Accounts, Time & Language, Ease of Access, Privacy Update & Security.


Thẻ System là nơi cung cấp các tùy chọn thiết lập cơ bản cho máy tính, bao gồm việc thay đổi một số thiết lập màn hình, tùy chọn năng lượng, lựa chọn ứng dụng mặc định cho các loại tập tin khác nhau và các giao thức, cùng với thiết lập chuyển đổi giữa chế độ tablet và PC chế độ. Trong phần Tablet Mode, bạn có thể bật hay tắt chế độ máy tính bảng và chọn cách xử lý các thao tác đăng nhập (hoặc đăng nhập trực tiếp vào chế độ tablet, trực tiếp vào chế độ PC, hoặc đăng nhập vào chế độ như khi bạn tắt hệ thống).


Thẻ Devices chứa các thiết lập liên quan đến thiết bị ngoại vi như chuột, touchpad và bàn phím. Thẻ này được chia thành 5 phần riêng biệt: Printers & Scanners, Connected Devices, Mouse & Touchpad, Typing AutoPlay.


Thẻ Network & Internet có thể được truy xuất theo nhiều cách, thông qua trình đơn Settings bằng cách nhấn vào biểu tượng mạng trong khay hệ thống hoặc bằng cách nhấn vào Network Settings trong thanh Networks bên cạnh màn hình.
Thẻ Network & Internet có một vài mục khác nhau tùy thuộc vào máy tính, chẳng hạn như máy tính để bàn thường không có card mạng không dây và do đó phần Wi-Fi không xuất hiện trong Network & Internet.


Thẻ Personalization không phải là nơi cho phép thay đổi tất cả thiết lập liên quan đến tùy chỉnh, nhưng đó là nơi mà hầu hết mọi người sẽ vào để thay đổi giao diện hệ điều hành.
Riêng phần Themes chỉ là nơi cung cấp liên kết đến các thiết lập cơ bản trong Control Panel.


Trong trình đơn Settings mới của Windows 10, thẻ Accounts có 5 lựa chọn: Your account, Sign-in options, Work access, Family & other usersSync your settings. Thẻ Accounts này cung cấp các tùy chỉnh liên quan đến việc thiết lập tài khoản, các tùy chọn đăng nhập, đồng bộ và chia sẻ tài khoản làm việc và gia đình.


Thẻ Time & Language trong trình đơn Settings của Windows 10 khá đơn giản, là nơi để thay đổi thời gian và ngày tháng, thêm ngôn ngữ và điều chỉnh các thiết lập ngôn ngữ.


Thẻ Ease of Access là nơi bạn sẽ tìm thấy hầu hết thiết lập khả năng tiếp cận của Windows 10. Nếu đang muốn tìm một giao diện độ tương phản cao, kích hoạt tính năng tường thuật bằng giọng nói hay thêm phụ đề, bạn sẽ tìm thấy những tùy chọn này ở đây.


Thẻ Privacy có một số thiết lập riêng tư mà bạn không thể tìm thấy trong Control Panel vì các thiết lập này được thiết kế cho máy tính bảng và điện thoại.


Microsoft đã loại bỏ hoàn toàn biểu tượng Windows Update trong Control Panel và chuyển sang trình đơn Settings mới của Windows 10. Thẻ Update & Security là nơi bạn sẽ tìm thấy Windows Update cùng với các tùy chọn để kích hoạt Windows, sao lưu, phục hồi, Windows Defender và các tùy chọn dành cho nhà phát triển.

http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/06/1240823/kham-pha-trinh-don-settings-trong-windows-10/

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

CHẠY ỨNG DỤNG WINDOWS TRÊN MAC

Đô Nguyễn
(PCWorldVN) Hiện rất nhiều ứng dụng Windows cần thiết vẫn chưa có mặt trên hệ điều hành OS X. Rất may đã có những cách để chạy các chương trình này trên một chiếc máy tính Mac.
Một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay là nếu người dùng chuyển từ hệ điều hành Windows sang dùng máy Mac (MacBook, Mac Pro hay iMac) với
OS X
cài sẵn thì sẽ rất bỡ ngỡ và thậm chí thất vọng. Nguyên nhân không phải vì hệ điều hành này thua kém Windows mà vì rất nhiều phần mềm quen dùng trên Windows, nhất là các ứng dụng, trò chơi dành cho giới chuyên nghiệp (công cụ vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ hoạ, dựng hình 3D, dựng phim, game 3D…) lại không có phiên bản cho OS X. Không phải vì OS X không có các ứng dụng có tính năng tương tự, nhưng để sử dụng hiệu quả các công cụ mới này thì đòi hỏi người dùng phải bỏ thời gian làm quen và giải quyết các vấn đề tương thích (định dạng file, trao đổi dữ liệu qua lại với đối tác, đồng nghiệp…).
Do vậy, bên cạnh những ưu việt không thể chối cãi của OS X thì vấn đề chạy các phần mềm Windows trên OS X khiến người dùng đau đầu, thậm chí nhiều người còn từ bỏ ý định chuyển sang Mac vì lý do này. Sau đây là những cách để bạn giải quyết triệt để rắc rối này.
Chạy máy ảo
Chạy máy ảo (Virtual Machines) được xem là một trong những cách tốt nhất hiện nay để chạy Windows và các ứng dụng Windows trên máy Mac. Với sự phát triển của công nghệ, phần cứng máy tính Mac đã và đang rất mạnh với bộ xử lý – đồ hoạ mạnh mẽ, bộ nhớ RAM và lưu trữ lớn nên việc cài máy ảo trên OS X không còn là vấn đề nan giải vì tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống nữa.
Có tuỳ chọn sử dụng máy ảo như máy Mac thật (Like a Mac) hoặc như trên PC thông thường (Like a PC).
Cách này cho phép bạn cài Windows hay bất cứ hệ điều hành nào khác ngay trên hệ điều hành OS X và chạy hệ điều hành này như chạy một ứng dụng. Các công cụ hỗ trợ chạy máy ảo trên OS X hiện nay cũng thực hiện rất tốt các tính năng bổ sung, giúp người dùng có cảm giác sử dụng “máy ảo” như trên “máy thật”. Bộ công cụ bao gồm trình điều khiển (driver) cho màn hình, âm thanh, webcam, Bluetooth, mạng… và các tính năng như đồng hoá giao diện Windows với Mac theo nhiều cách khiến bạn chạy các ứng dụng Windows như chạy ứng dụng Mac.
Để dễ hiểu, như cách chạy máy ảo trước đây trên Mac, bạn chỉ có thể chạy ứng dụng Windows trên một cửa sổ của OS X, như một chương trình và tất cả mọi thao tác đều “gói gọn” trong cửa sổ này. Nhưng giờ đây, “máy ảo” và “máy thật” hoà làm một và việc thao tác, chia sẻ dữ liệu cũng đơn giản hơn. Chẳng hạn, nếu muốn copy dữ liệu từ Windows sang Mac thì chỉ cần thao tác kéo thả là xong.
Việc cài đặt máy ảo cũng rất đơn giản và hoàn toàn tự động, bạn không cần phải thực hiện những thiết lập phức tạp. Chỉ cần chọn tạo một máy ảo mới (File > New) và chọn phương thức cài đặt mới qua đĩa (đĩa DVD hoặc file ảnh dạng ISO) hoặc nhập từ một máy tính PC hiện có và làm theo hướng dẫn, tất cả đều hoàn toàn tự động.
Cách thức cài đặt máy ảo Windows rất đơn giản trên Mac OS X.
Tất nhiên, bạn sẽ cần một bản quyền Windows để sử dụng hệ điều hành này trên máy ảo. Một số ứng dụng tạo máy ảo còn hỗ trợ tải về miễn phí đĩa cài đặt Windows và tự chạy.
Bạn có thể tham khảo và chọn một trong các công cụ tạo máy ảo như VMWare Fusion (www.vmware.com/products/fusion), Parallels Desktop for Mac (www.parallels.com) hay Virtualbox (www.virtualbox.org). Ưu điểm của VMWare Fusion và Parallels Desktop là hỗ trợ rất tốt các tính năng để sử dụng máy ảo như máy thật, tối ưu hiệu ứng đồ hoạ nên có thể chạy tốt game cho PC và các phần mềm dựng, chỉnh sửa ảnh, hỗ trợ hiển thị tốt với các máy Mac có màn hình Retina… Tuy nhiên, khuyết điểm là hai công cụ này có phí. Trong khi đó, mặc dù không nhiều tính năng nhưng Virtualbox lại miễn phí vì là một tiện ích mã nguồn mở.
Boot Camp
Công cụ Boot Camp tích hợp sẵn trên OS X giúp người dùng cài Windows để chạy song song với OS X, tức cả hai hệ điều hành chạy độc lập và chỉ chạy duy nhất một hệ điều hành cùng một thời điểm. Nếu đang dùng OS X và muốn dùng ứng dụng Windows thì bạn phải khởi động lại máy > nhấn đè nút Option trên bàn phím và chọn vào Windows, và ngược lại.
Boot Camp có ưu điểm hơn việc chạy máy ảo là nó chạy độc lập, có trình điều khiển riêng được tối ưu do các nhà sản xuất cung cấp. Do đó, cách thức này có hiệu năng sử dụng cao hơn và không khác gì đang dùng mọi PC khác, ngoại trừ việc dành chút thời gian để làm quen lại vị trí của các bàn phím trên Mac. Chẳng hạn như nút CMD (Command) trên Mac sẽ là nút Windows trên Boot Camp.
Nếu bạn không ngại việc khởi động lại mỗi khi muốn chuyển qua lại giữa hai hệ điều hành thì bạn nên dùng Boot Camp. Cách thức cài đặt Boot Camp cũng được Apple thiết kế khá đơn giản. Chỉ cần khởi động tiện ích Boot Camp Assistant từ Applications > Utilities > thực hiện các thao tác theo trình thuật sĩ để phân vùng ổ đĩa, chọn mức dung lượng ổ cứng để cài Windows (nên chọn tối thiểu 50 GB), chọn đĩa CD/DVD hoặc tạo USB cài đặt Windows và mọi thao tác còn lại để máy Mac thực thi tự động. Lưu ý trên các dòng máy tính Mac mới, Boot Camp sẽ yêu cầu bạn tạo USB cài đặt dựa trên một file ISO của đĩa cài đặt Windows và sẽ có tuỳ chọn để người dùng tải về trình điều khiển cho Windows.
Bước cài trình điều khiển trên Boot Camp cũng sẽ thực hiện tự động khi quá trình cài Windows hoàn tất. Sau khi vào Windows, bạn chỉ cần kích hoạt bản quyền hệ điều hành, cài phần mềm và sử dụng bình thường.
Bạn có thể thiết lập mặc định vào Windows mỗi khi khởi động máy bằng cách khởi động tiện ích Boot Camp Control Panel (ở khay hệ thống trên Windows) và chọn Startup Disk là Boot Camp [Windows] > Apply > OK là xong.

Sử dụng tiện ích Wine
Wine (www.winehq.org) có lẽ không quá xa lạ với những ai đã dùng qua Linux. Công cụ này đóng vai trò là một lớp tương thích (compatibility layer) giúp các ứng dụng Windows có thể chạy được trên các hệ điều hành khác. Mặc dù với ưu điểm là gọn nhẹ, nhưng Wine vẫn còn nhiều nhược điểm, trong đó là giao diện kém bắt mắt, nhiều ứng dụng không chạy được, phát sinh nhiều lỗi do tiện ích này không giải mã được.
Người dùng có thể cài ứng dụng Windows tự động ngay bên trong giao diện của WineBottler.
Hiện tại có công cụ WineBottler (http://winebottler.kronenberg.org) được tác giả tuỳ biến và tối ưu để ai cũng có thể sử dụng mà không cần am hiểu nhiều về kỹ thuật. WineBottler có thể hỗ trợ cài đặt nhanh các ứng dụng Windows ngay trong tiện ích hay chạy các ứng dụng dạng *.EXE.
Sử dụng công cụ CrossOver Mac
CrossOver Mac là một tiện ích có phí của CodeWeavers hỗ trợ người dùng Mac chạy ứng dụng Windows trên hệ điều hành OS X. Ưu điểm của CrossOver Mac là có giao diện tương tác đẹp, tập trung chủ yếu ở chức năng chạy ứng dụng Windows trên Mac nên tính ổn định rất cao. Các phần mềm phổ biến trên Windows hiện đều được CrossOver Mac hỗ trợ. Nếu bạn có một ứng dụng chưa chạy được trên công cụ này thì có thể liên hệ với hãng CodeWeavers để được hãng bổ sung thêm vào bản cập nhật sau.
Việc cài đặt các ứng dụng Windows trên Mac với CrossOver Mac khá đơn giản.
Điểm khác biệt của CrossOver Mac là người dùng chạy phần mềm Windows như một phần mềm trên Mac mà không cần chạy máy ảo. Vì được trả phí nên các phần mềm Windows hỗ trợ trước khi đến tay người dùng đều được thử nghiệm, kiểm soát kỹ lưỡng và sửa lỗi hoàn chỉnh. Mặc dù vậy. CrossOver Mac chưa hỗ trợ những trò chơi 3D nặng dành cho Windows PC.
CrossOver Mac cũng có phiên bản dùng thử, bạn có thể tải về tại www.codeweavers.com.
Dùng Remote Desktop
Có lẽ đây là cách đơn giản nhất để bạn sử dụng phần mềm Windows trên máy Mac. Người dùng có thể dùng chức năng Remote Desktop để truy cập từ xa các máy tính PC Windows và chạy các phần mềm cần dùng từ máy Mac (thậm chí từ Chromebook, Linux PC, iPad hay các máy tính bảng dùng Android).
Chạy ứng dụng Windows ngay trên trình duyệt Chrome nhờ một Extension hỗ trợ.
Công cụ Remote Desktop của Microsoft được cung cấp miễn phí trên Mac App Store.
Chức năng Remote Desktop hiện được cung cấp miễn phí trên khi Mac App Store, nếu bạn cài các bộ Microsoft Office thì tiện ích này cũng được tích hợp sẵn (bạn cần chọn trong quá trình cài đặt), Apple cũng có công cụ Apple Remote Desktop tối ưu cho OS X. Còn nếu bạn muốn đơn giản hơn thì có thể sử dụng tiện ích Chrome Remote Desktop (https://goo.gl/V9bJ9) trên trình duyệt Chrome để làm điều này.

Sử dụng các tiện ích điều khiển máy tính
Cách này về cơ bản tương tự như Remote Desktop đã nhắc ở trên, tuy nhiên vì được thiết kế tối ưu cho chức năng điều khiển máy tính từ xa nên sẽ có những ưu việt hơn. Có thể kể đến các phần mềm như TeamViewer (miễn phí, có gói trả phí cho doanh nghiệp - http://teamviewer.com), LogMeIn for Mac (www.logmein.com), RealVNC (www.realvnc.com), Join.me (https://join.me), WebEx Free (www.webex.com).
Bạn có thể điều khiển và dùng ứng dụng Windows trên Mac với các công cụ như TeamViewer.
Tóm lại, nếu bạn cần dùng nhanh một số ứng dụng Windows nhỏ gọn, với thao tác đơn giản thì nên áp dụng phương thức Remote Desktop hoặc cài các tiện ích điều khiển như LogMeIn, TeamViewer hay VNC… Nhưng nếu dùng các ứng dụng Windows đòi hỏi thao tác phức tạp hơn, có thể cần đến phím tắt thì cài máy ảo hoặc các công cụ tối ưu để chạy phần mềm Windows ngay trên môi trường Mac như Wine hay CrossOver. Còn nếu bạn cần chơi game, xử lý đồ hoạ nặng với các phần mềm mới thì nên cài song song Windows – Mac thông qua Boot Camp để có được hiệu năng tốt nhất. 
Mẹo hay
Nếu bạn không muốn cứ mỗi lần muốn dùng các phần mềm Windows là phải khởi động lại máy, thì nên cài VMWare Fusion hoặc Parallels Desktop for Mac cho OS X. Sau đó, dùng cách tạo máy ảo mới với phân vùng Boot Camp. Tiếp theo, nếu muốn chạy các ứng dụng Windows nhỏ gọn như Office, các game nhẹ… thì bạn chạy máy ảo sử dụng để khỏi mất nhiều thời gian. Nếu dùng các công cụ đòi hỏi nhiều tài nguyên hệ thống (dựng hình, video, chơi game 3D) thì mới khởi động lại vào Windows.

PC World VN, 06/2015
http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2015/06/1239448/chay-ung-dung-windows-tren-mac/

[THỬ NGHIỆM CHI TIẾT] SỬ DỤNG SẠC NHANH VÀ SẠC DỒN CÓ LÀM MÁY HẾT PIN NHANH HƠN?

3045665_dsc_4294 copy.
Có một "chân lý" được rất nhiều người tin nhưng chưa bao giờ có câu trả lời xác đáng: sau khi máy báo đầy 100% tiếp tục cắm sạc dồn pin sẽ giúp thời gian sử dụng máy được lâu hơn. Gần đây, khi có phong trào sạc nhanh người ta lại tiếp tục đưa ra "chân lý" thứ 2: sạc càng nhanh thì điện xả ra càng nhanh, tức pin sẽ hết nhanh hơn. Vậy điều đó có đúng hay không? Mời các bạn xem một số thử nghiệm chi tiết phía dưới để biết câu trả lời nhé.

Để trả lời cho câu hỏi trên, bọn mình thực hiện một phép thử bằng cách chọn ra 5 điện thoại hỗ trợ sạc nhanh trên thị trường là Apple iPhone 6 Plus (chậm nhất, tương đương QuickCharge đời đầu của Qualcomm), Asus Zenfone 2, HTC One M9, Oppo N3 và Samsung Galaxy S6 Edge. Cả 5 điện thoại này đều lần lượt trải qua các phép thử như sau:

Sạc bằng sạc thường, không phải sạc nhanh, rút ra ngay khi đầy 100%
  • Xem bộ phim A cho đến khi hết 1500mAh pin của máy
  • Xem bộ phim A lặp đi lặp lại cho đến khi máy tắt hẳn
Sạc bằng sạc nhanh của hãng sản xuất (sạc iPad với iPhone 6 Plus), rút ra ngay khi đầy 100%
  • Xem bộ phim A cho đến khi hết 1500mAh pin của máy
  • Xem bộ phim A lặp đi lặp lại cho đến khi máy tắt hẳn
Sạc bằng sạc thường, không phải sạc nhanh, sau khi máy đầy 100% thì chờ thêm một tiếng nữa mới rút
  • Xem bộ phim A cho đến khi hết 1500mAh pin của máy
  • Xem bộ phim A lặp đi lặp lại cho đến khi máy tắt hẳn
Sạc bằng sạc nhanh của hãng sản xuất (sạc iPad với iPhone 6 Plus), sau khi máy đầy 100% thì chờ thêm một tiếng nữa mới rút
  • Xem bộ phim A cho đến khi hết 1500mAh pin của máy
  • Xem bộ phim A lặp đi lặp lại cho đến khi máy tắt hẳn
Lưu ý:
  • Bộ phim A được chọn là bộ phim Taken 3: Dimensions, độ phân giải 1280 x 536, định dạng MP4. Lý do chọn bộ phim độ phân giải 1280 thay vì 1920 là vì bảo đảm tính tương thích của tất cả các thiết bị và giúp cho pin lâu nhất có thể khi xem phim nhằm phân biệt rõ sự khác nhau có thể được tính chỉ bằng bằng phút.
  • Phần mềm được chọn là VLC, màn hình được cố định độ sáng 50%, âm thanh 50%.
  • Bài test này không có ý nghĩa so thời gian sử dụng pin của các thiết bị, việc so sánh là vô nghĩa vì độ sáng và âm thanh các thiết bị không đồng nhất.
  • Mốc 1500mAh được tính theo % pin báo trên màn hình, ví dụ HTC One M9 có pin 2840mAh thì khi máy báo còn 47% là nó đã xài hết 1500mAh. Asus Zenfone 2 có dung lượng 3000mAh thì pin báo 50% là nó đã xài hết 1500mAh.
  • Bài test tạm thời loại bỏ các sai số về % do hệ điều hành hiển thị sai.
  • Tất cả các máy đều đang ở firmware mới nhất, vừa format xong và chỉ cài VLC.
  • Đơn vị tính trong biểu đồ là phút
Sau đây là các kết quả, theo thứ tự A-Z:

Tinhte.vn_Sac_Nhanh_Sac_Don_anh_huong_pin_iPhone_6_Plus.
Apple iPhone 6 Plus cho thấy sức khác biệt không đáng kể giữa sạc nhanh và sạc thường trong quá trình sử dụng, dù bạn dùng sạc iPad 5V 2.4A để sạc hay sạc zin 5V 1A thì thời gian sử dụng đều gần như không thay đổi. Sạc zin giúp máy xem phim lâu hơn khoảng 7-12 phút, tức chênh lệch chỉ khoảng 2%.
Về việc cắm sạc lâu hơn 1 tiếng, sự khác biệt cũng có thể thấy được, nhất là khi bạn cắm sạc nhanh. Tuy vậy, 3.5% là quá nhỏ để có thể nói về sự khác biệt. Tất nhiên, nếu bạn đi máy bay và xem phim thì 3.5% này cũng tương đương với 25 phút, khá có ý nghĩa.

Tinhte.vn_Sac_Nhanh_Sac_Don_anh_huong_pin_Asus_Zenfone_2.
Ở Asus Zenfone 2, một sản phẩm hỗ trợ QuickCharge 2.0 thì sự khác biệt giữa sạc nhanh và sạc thường có thể thấy khá rõ ràng, ở mốc 1500mAh, tức khoảng 1 nửa viên pin thì sạc thường giúp máy xem phim lâu hơn một chút nhưng để xả hết viên pin thì sạc nhanh lại làm cho pin dùng lâu hơn. Điều này có thể lý giải là thuật toán và con chip xử lý của Qualcomm giảm điện đến mức tối thiểu khi pin gần đầy, làm cho điện vào rất nhỏ. Thực tế cho thấy Zenfone 2 và HTC One M9 phía dưới thuộc nhóm những chiếc điện thoại QuickCharge 2.0 sạc chậm nhất trong bài viết này.
Về sạc dồn, sự khác biệt vào khoảng 5%, có thể thấy rõ lợi thế của sạc dồn so với rút sạc ngay nhưng cũng vẫn chưa đủ để tạo sự khác biệt.
Tinhte.vn_Sac_Nhanh_Sac_Don_anh_huong_pin_HTC_One_M9.
Biểu đồ sạc của HTC One M9 và Asus Zenfone 2 giống nhau một cách ngạc nhiên, có thể thấy thuật toán của Qualcomm đã không được hai nhà sản xuất này thay đổi nhiều. Sự chênh lệch giữa sạc dồn và sạc rút ngay 100% cũng vào khoảng 5%, tối đa khoảng 30 phút xem phim nữa, chỉ có ý nghĩa khi đi chơi:D Tinhte.vn_Sac_Nhanh_Sac_Don_anh_huong_pin_oppo_n3. Oppo N3 có một biểu đồ khá thú vị, bài test sạc thường qua cổng USB máy tính với dòng điện vào rất chậm cho thấy thời lượng sử dụng pin kém hơn sạc nhanh đi kèm theo máy trong mốc 1500mAh nhưng lại tốt hơn ở mức 100%. Có vẻ như Oppo cố gắng tối ưu việc sạc nhanh để nạp được nhiều năng lượng nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nếu bạn thường xuyên cần sạc nhanh như vậy thì đây là một ưu điểm rất lớn, nhất là khi N3 chỉ mất hơn 13 phút để sạc 1500mAh pin, nhanh gần gấp đôi so với các nhà sản xuất khác.
Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng lâu dài, ví dụ như ngày hôm sau đi máy bay cả ngày thì sạc chậm và sạc dồn 1 tiếng sau khi báo đầy sẽ tối ưu nhất thời gian sử dụng pin của chiếc điện thoại này. Sử dụng sạc chậm & dồn so với sạc nhanh sẽ kéo dài thời gian xem phim lên tới 22-25%, một sự khác biệt rất lớn.
Tinhte.vn_Sac_Nhanh_Sac_Don_anh_huong_pin_Galaxy_S6_Edge. Biểu đồ của Galaxy S6 Edge cũng khá thú vị, nếu nhìn vào các dãy cột 1, 3 và 4 thì nó không khác gì HTC One M9 hay Asus Zenfone 2, nhưng có vẻ như Samsung đã có thay đổi gì đó ở mốc xả pin 1500mAh sạc nhanh & dồn. Rõ ràng ở mốc này, thời gian sử dụng khi sạc dồn của Galaxy S6 nhiều hơn đáng kể so với sạc rút ngay khi 100%, lên tới 25%. Điều này cho thấy nếu máy của bạn được sạc nhanh & dồn, trong quãng thời gian đầu, pin của S6 Edge sẽ lâu hết hơn rất nhiều so với mức sau đó.

Kết luận:
Như các bạn có thể thấy, trong cả 5 biểu đồ trên thì ngoại trừ Oppo N3 quá đặc biệt dùng công nghệ sạc riêng VOOC của hãng thì sự khác biệt giữa sạc nhanh, sạc thường và sạc dồn, sạc không dồn ở các máy khác gần như không có sự khác biệt. Do vậy, hãy cứ dùng đi, và đừng lo ngại gì. Pin báo đầy rồi thì các bạn cũng có thể rút ra mà không cần cắm thêm.

Chúng ta còn một câu hỏi lớn nữa cần trả lời là liệu sạc nhanh có làm hỏng pin sớm hơn hay không. Thế nhưng bài thử nghiệm này quá khó để có thể kiểm nghiệm một cách khoa học hay thậm chí là test vui vẻ như bài viết này. Hơn thế nữa, nó đòi hỏi một thời gian quá dài, nếu bạn nào có phương thức thử nghiệm hợp logic thì có thể chia sẻ để mình thực hiện nhé.

Về mặt logic, việc sạc nhanh với tiêu chuẩn của nhà sản xuất sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tuổi thọ của pin. Tuy vậy, chắc chắn cho đến khi chúng ta chứng minh được sự vô lý của "chân lý" đó thì sẽ vẫn còn rất nhiều người tin vào việc hỏng pin. Với cá nhân mình, điện thoại cũng chỉ là một phương tiện để chúng ta giao tiếp, chúng ta sử dụng. Hãy cứ dùng hết khả năng của nó, đừng ngại ngần gì cả.

Trong tuần tới, chúng ta sẽ thử nghiệm cục sạc nhanh QuickCharge 2.0 UCH10 đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây, cục sạc đa cổng QuickCharge 2.0 của Aukey, pin di động QuickCharge 2.0 như đã hứa với các bạn tuần trước.
 

https://www.tinhte.vn/threads/thu-nghiem-chi-tiet-su-dung-sac-nhanh-va-sac-don-co-lam-may-het-pin-nhanh-hon.2477017/

 

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

[MẸO VẶT WINDOWS] BỔ SUNG CHỨC NĂNG COPY TO FOLDER VÀ MOVE TO FOLDER TRONG MENU CHUỘT PHẢI

CopyToMoveTo.

Mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung tùy chọn "Copy to Folder" và "Move to Folder" vào Context Menu (menu ngữ cảnh hay menu chuột phải) trên Windows. Với 2 tùy chọn này thì bạn có thể dễ dàng sao chép hay di chuyển một hoặc nhiều tập tin/thư mục đến một vị trí khác mà không cần phải dùng đến thao tác Copy/Paste (chép và dán) hay Cut/Pase (cắt và dán).

1. Mở Registry Editor: nhấn tổ hợp Windows + R để mở khung Run > nhập regedit > nhấn OK
2. Tìm đường dẫn HKEY_CLASSES_ROOT\AllFilessystemObjects\shellex\ContextMenuHandlers

CopyTo.

3. Tại thư mục này bạn tạo một key mới, đặt tên là CopyTo hay gì đó cũng được

CopyTo_01.

4. Nhấp đôi vào key (Default) vừa tạo và nhập giá trị {C2FBB630-2971-11d1-A18C-00C04FD75D13} > nhấn OK. Như vậy bạn đã tạo xong tùy chọn Copy To folder trong Context Menu

5. Tiếp tục tạo một key mới trong thư mục ContextMenuHandlers như đã là ở bước 3 nhưng đặt tên khác, chẳng hạn như MoveTo

MoveTo.

6. Nhấp đôi vào key mới tạo và nhập giá trị {C2FBB631-2971-11d1-A18C-00C04FD75D13} > nhấn OK để tạo tùy chọn Move To folder trong Context Menu.

Sau khi thực hiện xong các bước trên thì bạn có thể tắt Registry Editor đi và vào File Explorer để kiểm tra thành quả:

ContextMenu.

Như hình trên, Context Menu đã có thêm 2 tùy chọn Copy To folder … và Move To folder … khi mình click chuột phải vào một file hay một thư mục.

ContextMenu_01.

Khi chọn Copy To folder hay Move To folder thì một cửa sổ mới sẽ hiện ra cho phép bạn chọn vị trí mới để sao chép hay di chuyển file/thư mục ngay tại chỗ mà không cần phải mở thêm một cửa sổ File Explorer hay lần mò trong cây thư mục nữa.

Để thực hiện thao tác này nhanh nhất thì mình cũng gợi ý thêm. Thực ra thì mình rất thích sử dụng tổ hợp phím cũng như thác tác trên bàn phím thay vì bàn rê/chuột. Do đó, mình bật chế độ hiển thị phím tắt cho 2 tùy chọn này.

Accessibility.

Mở Control Panel > Ease of Access > Ease of Access Center > chọn dòng Make the keyboard easier to use > stick vào ô Underline keyboard shortcuts and access keys.

Accessibility_01.

Trở lại File Explorer, click phải vào 1 file bất kỳ thì lúc này bạn sẽ thấy Copy To folder được gán phím là "f" và Move To folder sẽ là "v" khi mở Context Menu. Với 2 phím này, bạn có thể sử dụng phối hợp giữa chuột và phím nhanh hơn, chẳng hạn click phải file + nhấn phím "v" để move file thay vì phải rê chuột.

Tham khảo: Make Tech Easier
 

https://www.tinhte.vn/threads/meo-vat-windows-bo-sung-chuc-nang-copy-to-folder-va-move-to-folder-trong-menu-chuot-phai.2475430/